Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo ngoại khóa Qũy hóa đổi danh mục ETF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.83 KB, 33 trang )

MỤC LỤC


Lời mở đầu
Thời gian gần đây, các quỹ đầu tư ETF (Exchange-Traded Fund) liên tục được
nhắc đến như một sức mạnh mới của các nhà đầu tư nước ngoài. Là một loại hình quỹ
mở, tuy nhiên quỹ ETF thừa hưởng những đặc tính tốt nhất của cả quỹ mở và quỹ
đóng, đồng thời loại bỏ những hạn chế của hai quỹ này.
Qũy ETF không những đem lại lợi ích đến các nhà đầu tư vì những đặc điểm
của quỹ mà còn đem lại những thuận lợi cho nền kinh tế bởi quỹ ETF là một công cụ
hiệu quả để xử lý nợ xấu và sỡ hữu chéo; công cụ phòng chống khủng hoảng, thay đổi
hành vi và văn hóa đầu tư cũng như thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài… Bên
cạnh đó, quỹ ETF cũng chứa đựng nhiều rủi ro như rủi ro khác biệt giá trước khi niêm
yết, rủi ro hệ thống đối với chỉ số mục tiêu, sai số trong mô phỏng hay tình trạng chênh
lệch giá…
Trên thế giới, quỹ ETF đã không còn xa lạ với nhiều quốc gia, khu vực nhưng
vẫn còn là một “ẩn số” mới đối với Việt Nam để có thể sử dụng quỹ ETF một cách
hiệu quả, giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra.
Và chứng chỉ quỹ ETF đầu tiên của Việt Nam VFMVN30 được VFM công bố
đã giao dịch vào tháng 09/2014. Đây là “bước ngoặt” cho thị trường chứng khoán ở
Việt Nam. Qũy ETF đặt ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.
Trên đây là những lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài “QUỸ HOÁN ĐỔI
DANH MỤC ETF” để làm Bài báo cáo ngoại khóa 2014.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, quý diễn giả đã đem đến những
buổi sinh hoạt bổ ích và chia sẻ tài liệu để chúng tôi hoàn thành bài báo cáo này!

Trang 2


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỸ HOÁN ĐỔI DANH MỤC ETF
1. Lịch sử hình thành và phát triển


Quỹ ETF manh nha ra đời vào năm 1989 khi một quỹ có tên là Index
Participation Shares, mô phỏng theo chỉ số S&P 500 được ra đời và giao dịch trên sàn
chứng khoán Mỹ và sàn Philadelphia. Tuy nhiên, quỹ này đã dừng hoạt động khi bị
kiện bởi một sàn giao dịch khác là sàn Chicago vì sai luật.
Một sản phẩm tương tự khác, có tên Toronto Index Participation Shares, ra đời
ngay sau đó vào năm 1990, giao dịch trên sàn Toronto. Quỹ này mô phỏng chỉ số TSE
100 và ngày càng có thanh khoản. Do sự phổ biến của loại hình sản phẩm này, các sàn
giao dịch chứng khoán, trong đó có sàn chứng khoán Mỹ đã xây dựng một sản phẩm
không vi phậm luật của Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ SEC.
Năm 1993, một sản phẩm thỏa mãn luật của SEC được ra đời dưới hình thức
chứng chỉ lưu ký mô phỏng theo chỉ số S&P500 được đặt tên là SPDR. Sản phẩm này
là sản phẩm quỹ ETF lớn nhất trên thế giới sau đó. Năm 1995, một sản phẩm khác
được thiết kế cho các cổ phiếu có vốn hóa trung bình Midcap SPDR được chào bán ra
công chúng và giao dịch.
Năm 1998, State Street Global Advisors giới thiệu và chào bán ra công chúng
một tổ hợp các quỹ ETF mô phỏng 9 ngành nghề của S&P 500. Cùng năm đó, một quỹ
ETF khác mô phỏng chỉ số Dow Jones cũng được giới thiệu.
Năm 1999, ở Hồng Kông cũng xuất hiện Tracker Fund- một quỹ ETF.
Từ năm 2000 trở đi, một loạt các công ty quản lý quỹ lớn trên thế giới như
Europe’s Euro STOXX 50- Châu Âu, Barclays Global investors, Blackrock, và
Vanguard đã tung ra một loạt các sản phẩm quỹ ETF để tham gia vào thị trường quỹ
ETF mới mẻ và đầy tiềm năng.

Trang 3


Source: Deutsche Bank AG
Số lượng Quỹ ETF niêm yết và tài sản không ngừng tăng trưởng
2. Khái niệm ETF
Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Fund), gọi tắt là quỹ ETF, là quỹ

mở được hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy
chứng chỉ quỹ. Trong đó, danh mục chứng khoán cơ cấu là danh mục bao gồm các
chứng khoán được thiết kế nhằm mô phỏng biến động của chỉ số tham chiếu và được
công ty quản lý quỹ chấp nhận trong giao dịch hoán đổi lấy lô chứng chỉ quỹ ETF.
Quỹ ETF không chỉ mô phỏng chỉ số chứng khoán mà có thể là hàng hóa hay
một rổ cổ phiếu. Việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ
hoặc ngược lại thường được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức, sau đó các lô chứng
chỉ quỹ có thể được chia nhỏ ra và bán lại cho các nhà đầu tư khác trên sàn giao dịch.

Trang 4


Qũy chỉ số

ETF

Cổ phiếu

3. Một số khái niệm khác
 Chỉ số tham chiếu: là chỉ số chứng khoán do SGDCK tại Việt Nam xây dựng.
 Danh mục chứng khoán cơ cấu (PDF): là danh mục bao gồm các chứng
khoán cơ cấu được công ty quản lý quỹ chấp nhận trong giao dịch hoán đổi.
 Lô chứng chỉ quỹ ETF: đơn vị dùng để giao dịch hoán đổi tại thị trường sơ
cấp. Một lô ETF phải có tối thiểu phải bằng 100.000 chứng chỉ quỹ ETF.
 iNAV: là giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ ETF được xác định trong
phiên giao dịch và được cập nhật 15 giây một lần.
 Tracking Errors: Chênh lệch giữa biến động giá trị TS ròng của Quỹ so với
biến động của chỉ số tham chiếu.
 Giá trị tài sản ròng của quỹ: tổng tài sản của quỹ - (tổng nợ + các chi phí liên
quan).

 Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ: giá trị tài sản ròng / (chia) số lượng
ETF đã phát hành.
 Giá của ETF
+ TT sơ cấp: giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ.
+ TT thứ cấp: cung cầu trên thị trường.

Trang 5


Ví dụ minh họa về CU, PDF.

4. So sánh ETF, quỹ đóng và quỹ mở
Trang 6


II. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỸ ETF
1. Ưu điểm:
1.1 Đối với nhà đầu tư
Quỹ ETF có tính minh bạch cao hơn cả quỹ đóng và quỹ mở. Cụ thể danh
mục cơ cấu của quỹ ETF được công bố hàng ngày. Danh mục này về cơ bản cũng
chính là danh mục đầu tư của quỹ; giá trị tài sản ròng tham chiếu iNAV được công bố

Trang 7


theo thời gian thực, giúp nhà đầu tư dễ ra các quyết định đầu tư; giá trị tài sản
ròng NAV được công bố hàng ngày; số lượng chứng chỉ quỹ phát hành/mua lại;
Dễ tiếp cận, phù hợp với nhiều loại hình nhà đầu tư (ưu điểm giống như quỹ
đóng, quỹ mở): Với cơ chế giao dịch của quỹ đóng, đơn vị giao dịch nhỏ phù hợp với
nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong khi đó, với cơ chế giao dịch lô lớn của quỹ mở, sản phẩm này

phù hợp với nhà đầu tư lớn;
Cơ chế giao dịch linh hoạt, tiện ích (ưu điểm giống như quỹ đóng): Chứng chỉ
quỹ ETF niêm yết, vì vậy có thể áp dụng nhiều loại lệnh giao dịch khác nhau như khi
giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể sử dụng hệ thống giao dịch trực tuyến, hoặc sử
dụng các dịch vụ tài chính khác như giao dịch ký quỹ... đối với chứng chỉ quỹ ETF;
Tính thanh khoản (ưu điểm của cả quỹ đóng, quỹ mở): Chứng chỉ quỹ ETF
được niêm yết, vì vậy được giao dịch hàng ngày với mức giá không quá chênh lệch so
với giá trị tài sản ròng;
Danh mục đầu tư được đa dạng hóa. Là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả;
Chi phí quản lý thấp. Quỹ ETF là loại hình quỹ thụ động, quản lý theo danh
mục chỉ số đã được xác định sẵn, tiết giảm chi phí phân tích, chi phí đầu tư, chi phí
giao dịch. Nhìn chung, tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ thấp hơn nhiều so với quỹ
đóng, quỹ mở truyền thống.
1.2 Đối với nền kinh tế.
Thứ nhất, quỹ ETF chứng khoán có thể là một công cụ hiệu quả để xử lý nợ xấu
và sỡ hữu chéo. Cụ thể, quỹ ETF và quỹ bất động sản đã từng được Chính phủ Nhật
Bản chú trọng sử dụng trong giai đoạn 2001-2006 nhằm mục đích xử lý nợ xấu và sở
hữu chéo tại các tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản.

Trang 8


Trong giai đoạn phát triển nóng thập kỷ 70-80, nhiều tập đoàn công nghiệp của
Nhật Bản thành lập ngân hàng. Các ngân hàng này nắm giữ cổ phiếu của các công ty
con trực thuộc tập đoàn (sở hữu chéo). Nhiều ngân hàng cũng cấp tín dụng với tài sản
bảo đảm là cổ phiếu niêm yết, hoặc bất động sản.
Thập kỷ 90, nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, TTCK sụt giảm, dẫn tới
giá trị các cổ phiếu nằm trong danh mục đầu tư của các Ngân hàng hoặc các cổ phiếu,
bất động sản là tài sản bảo đảm cũng giảm mạnh. Điều này làm ảnh hưởng tới bảng
cân đối của hệ thống ngân hàng, làm giảm tỷ lệ an toàn vốn, giảm năng lực cung tín

dụng của cả hệ thống ngân hàng nói chung.
Để tháo gỡ tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản cho phép hình thành các quỹ
ETF và các quỹ đầu tư bất động sản, thực chất là việc chứng khoán hóa các tài sản (nợ
xấu, sở hữu chéo) trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đưa cổ phiếu trong danh
mục đầu tư vào các quỹ ETF, đưa các hạng mục bất động sản vào các quỹ đầu tư bất
động sản (REITS). Đổi lại, các ngân hàng nhận các chứng chỉ quỹ ETF và chứng chỉ
quỹ đầu tư bất động sản (REITS), đều là các sản phẩm niêm yết, thanh khoản cao và
không nằm trong danh mục các tài sản bị loại trừ khi tính chỉ tiêu an toàn vốn theo
chuẩn Basel.
Điều này cải thiện đáng kể chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng, làm sạch
bảng cân đối kế toán của các tổ chức này; tăng tỷ lệ an toàn tài chính, làm giảm nợ
xấu, giảm dự phòng trích lập, từ đó làm tăng khả năng cung tín dụng của cả hệ thống
ngân hàng.
Những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản đã đạt được những thành tựu quan
trọng, giá trị tài sản của các quỹ ETF tăng mạnh qua các năm, góp phần xử lý một khối
lượng lớn tài sản đọng trong hệ thống ngân hàng. Cụ thể 11,528 tỷ USD (năm 2001);
32,517 tỷ USD (2002); 38,378 tỷ USD (2003); 40,335 tỷ USD (2004); 47,987 tỷ USD
(2005) và 53,340 tỷ USD (2006).
Trang 9


Thứ hai, quỹ ETF còn là công cụ phòng chống khủng hoảng. Điển hình là sự ra
đời và can thiệp của Chính quyền Hồng Kông nhằm chống đầu cơ tiền tệ trong giai
đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á. Nhà đầu cơ nước ngoài giữ vị thế bán hợp đồng
tương lai chỉ số trong giai đoạn 1997-1998, gây áp lực khiến TTCK Hồng
Kông HSI sụt giảm mạnh, dẫn tới Chính quyền Hồng Kông phải mua danh mục chứng
khoán cấu thành chỉ số HSI nhằm chặn đà giảm của chỉ số, hạn chế đầu cơ phái sinh
và đầu cơ tỷ giá của giới đầu cơ nước ngoài. Tới tháng 12/1998, trên cơ sở danh mục
chứng khoán nắm giữ, Chính quyền Hồng Kông thành lập quỹ ETF TraHK (Tracker
fund) quản lý bởi State Street Global Advisors Asia (chi tiết tại Phụ lục 2). Mặc dù

việc can thiệp của Hồng Kông vào TTCK vẫn đang là một chủ đề gây nhiều tranh cãi,
tuy nhiên, hiệu quả của quỹ ETF TraHK trong việc ngăn ngừa khủng hoảng ở Hồng
Kông là một sự thành công không thể phủ nhận.
Thứ ba, tăng tính hấp dẫn cho TTCK, đặc biệt là thị trường thứ cấp. Tạo ra
sản phẩm đầu tư minh bạch, cơ chế giao dịch linh hoạt, đa dạng hóa rủi ro và được
quản lý chuyên nghiệp; giúp TTCK thu hút thêm nhà đầu tư mới, dòng vốn mới trên
thị trường thứ cấp, tạo sự lan tỏa dễ thu hút thêm nguồn vốn cho nền kinh tế qua thị
trường sơ cấp.
Thứ tư, thay đổi hành vi và văn hóa đầu tư. Thay vì thực hiện đầu tư vào từng
mã chứng khoán riêng biệt, đòi hỏi nhiều thời gian để phân tích thị trường và thời
điểm giao dịch. Điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi số lượng cổ phiếu niêm
yết ngày một nhiều hơn, thậm chí lên tới hàng nghìn mã cổ phiếu. Với sản phẩm quỹ
ETF, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào một rổ chỉ số, dễ theo dõi và phù hợp với các nhà đầu tư
nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tổ chức
(quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm). Ngoài ra, việc đầu tư vào rổ chứng khoán (đầu tư theo chỉ
sổ) cũng hạn chế hiện tượng thị trường bị lạm dụng, thao túng.
Thứ năm, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc biệt do cơ chế quỹ mở,
nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế sở hữu số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ. Tuy
Trang 10


nhiên, việc nhà đầu tư nước ngoài khi nhận lại danh mục cơ cấu, thì sẽ phải bán ra nếu
vượt tỷ lệ sở hữu, sẽ vẫn giúp duy trì việc quản lý tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức phát
hành.
2. Rủi ro
Rủi ro thị trường. Rủi ro này phát sinh khi giá trị các tài sản của quỹ suy giảm
từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian do tác động bởi nền kinh tế hoặc
những yếu tố không lường trước được. Điều này sẽ tác động đến hiệu quả của các
khoản đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của quỹ. Rủi ro này mang tính
hệ thống, nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty quản lý quỹ.

Rủi ro mô phỏng chỉ số. Sai số mô phỏng là độ lệch chuẩn giữa tỷ suất sinh lợi
của quỹ ETF và tỷ suất sinh lợi của chỉ số cơ sở. Quỹ ETF có sai số mô phỏng càng
nhỏ thì càng thu hút được nhà đầu tư. Đối với công ty quản lý quỹ ETF, chức năng
chính và quan trọng nhất là duy trì sai số mô phỏng ở mức thấp nhất có thể bằng cách
cơ cấu lại danh mục của quỹ.
Trong thực tế, do biến động của thị trường và nhiều yếu tố khác như các hoạt
động chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp hay phát hành cổ phiếu thưởng làm cho nhiệm
vụ giảm thiểu sai số mô phỏng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong điều kiện thị
trường thiếu thanh khoản. Hơn nữa, quỹ phải chi trả các chi phí hoạt động hoặc các chi
phí liên quan đến việc mua bán chứng khoán để cân chỉnh danh mục trong quá trình
hoạt động. Đây là những nguyên nhân chính làm phát sinh mức sai lệnh giữa quỹ và
chỉ số.
Rủi ro quản lý danh mục mô phỏng. Hầu hết các quỹ ETF là quỹ thụ động.
Nghĩa là, trừ khi một cổ phiếu cụ thể bị đưa ra khỏi chỉ số tham chiếu, quỹ nói chung
trong điều kiện bình thường sẽ không bán bất kỳ một chứng khoán trong danh mục của
quỹ cho dù cổ phiếu đó gặp bất lợi về tài chính hay một sự kiện doanh nghiệp nào đó.
Tuy nhiên, nếu một cổ phiếu nào đó bị đưa ra khỏi chỉ số tham chiếu, quỹ sẽ thực hiện
bán chứng khoán đó bất kể chứng khoán đó đang có xu hướng tăng hay giảm giá trên
Trang 11


thị trường. Vì vậy, kết quả hoạt động của quỹ ETF có thể thấp hơn so với các quỹ chủ
động thay đổi danh mục đầu tư tài sản để tận dụng cơ hội thị trường hoặc để giảm bớt
tác động của sự suy giảm của thị trường.
Rủi ro chênh lệch giá chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng
(Premium/Discount risk). Giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ trên sàn giao dịch chứng
khoán (giao dịch thứ cấp) có thể phát sinh chênh lệch giữa giá giao dịch và giá trị tài
sản ròng (NAV) của quỹ. Nguyên nhân có thể là do sự biến động của giá trị tài sản
ròng của quỹ và/hoặc từ cung cầu chứng chỉ quỹ trên thị trường. Do đó, nhà đầu tư có
thể bị thiệt hại nếu mua chứng chỉ quỹ tại một thời điểm khi giá thị trường cao hơn

NAV hoặc bán chứng chỉ quỹ tại một thời điểm khi giá thị trường thấp hơn NAV.
Rủi ro tỷ giá đối với các quỹ ETF nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất của rủi
ro này là trong trường hợp quỹ ETF được niêm yết ở thị trường nước ngoài, còn rổ
chứng khoán cơ cấu được niêm yết ở thị trường trong nước. Nếu đồng nội tệ bị mất giá
so với ngoại tệ, NAV của quỹ ETF cũng giảm theo và nhà đầu tư phải gánh chịu mức
lỗ này.
Rủi ro thanh khoản. Chứng chỉ quỹ ETF được niêm yết và giao dịch thứ cấp
trên sàn giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư có thể chịu rủi ro thanh khoản chứng chỉ
quỹ ETF phát sinh do một hoặc nhiều yếu tố: quy mô của quỹ ETF, cơ cấu cổ đông của
quỹ ETF và các chiến lược nắm giữ của các cổ đông, nhu cầu giao dịch của các nhà
đầu tư.
Rủi ro hủy niêm yết. Trong trường hợp mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu
(tracking error) liên tục vượt quá mức sai lệch tối đa quy định hoặc không thể xác định
được chỉ số tham chiếu thì quỹ có khả năng bị hủy niêm yết và bị giải thể. Khi đó nhà
đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ ETF sẽ không thể thực hiện việc mua bán trên sàn. Trong
thời gian đó nhà đầu từ có thể bị thiệt hại khi nắm giữ chứng chỉ quỹ ETF.
Rủi ro pháp lý. Mỗi quỹ ETF sẽ chịu ràng buộc về pháp lý của các quốc gia mà
tại đó nó niêm yết hay triển khai các hoạt động đầu tư. Đối với thị trường chứng khoán
Trang 12


Việt Nam (thị trường khá mới), Chính Phủ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và điều
chỉnh khung pháp lý cho các hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Những điều chỉnh này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ ETF hoạt động tại Việt
Nam trong tương lai.
3. Các chủ thể tham gia thị trường ETF
Công ty quản lý quỹ: xây dựng danh mục đầu tư mô phỏng theo chỉ số cơ sở,
phát hành và mua lại ETF
Thành viên lập quỹ (AP): tham gia giao dịch tại thị trường sơ cấp và thứ cấp
cho chính mình, môi giới giao dịch (sơ cấp và thứ cấp) cho các nhà đầu tư khác.

Tổ chức tạo lập thị trường (LP): cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng cách
yết các mức giá chào mua và chào bán theo quy định.
Ngân hàng giám sát: lưu ký các danh mục đầu tư của quỹ, chuyển giao và tiếp
nhận danh mục chứng khoán cơ cấu (CKCC) vào quỹ trong giao dịch hoạt động hoán
đổi, cung cấp dịch vụ quản trị quỹ (tính giá trị NAV, …)
Thị trường liên kết chứng khoán (TTLKCK): đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ
ETF, tổ chức và quản lý hệ thống vay và cho vay chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK): niêm yết/ hủy niêm yết, tính toán iNAV,
công bố thông tin của công ty quản lý quỹ, giám sát các giao dịch.
4. Cơ chế phát hành – mua lại ETF (thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp).

Trang 13


Hoạt động của quỹ ETF được thực hiện thông qua hai thị trường với cơ chế cơ
bản như sau:

4.1. Trên Thị Trường Sơ Cấp
Bước 1: Thành viên lập quỹ thông qua việc huy động tiền và danh mục chứng
khoán từ các nhà đầu tư cũng như danh mục tự doanh của mình để thực hiện việc mua
đủ danh mục chứng khoán cơ cấu nhằm mục đích hoán đổi lấy chứng chỉ quỹ ETF.
Danh mục chứng khoán cơ cấu là danh mục bao gồm những loại chứng khoán tạo nên
danh mục chứng khoán của chỉ số tham chiếu.
Ngược lại, khi thành viên lập quỹ hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF để lấy danh mục
chứng khoán cơ cấu thì thành viên lập quỹ có thể mang danh mục chứng khoán đó ra
thị trường chứng khoán bán hoặc trả lại danh mục cho nhà đầu tư cũng như bên tự
doanh của thành viên lập quỹ.
Bước 2: Sau khi có danh mục chứng khoán cơ cấu, thành viên lập quỹ thực hiện
hoán đổi danh mục lấy chứng chỉ quỹ ETF. Ngược lại, khi thành viên lập quỹ muốn
lấy danh mục chứng khoán cơ cấu về để bán hoặc trả lại cho nhà đầu tư hay bên tự


Trang 14


Thanhdoanh
toáncủa
bùmình,
trừ thành viên lập quỹ thực hiện hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF lấy danh
mục chứng khoán cơ cấu với công ty quản lý quỹ ETF.
4.2. Trên Thị Trường Thứ Cấp - Giao Dịch Qua Sàn

Lệnh bán ETF

Lệnh mua ETF
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Lệnh mua ETF

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Thanh toán bù trừ

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Lệnh bán ETF

TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
NHÀ ĐẦU TƯ
(VSD)
Bước 3: Sau khi thành viên lập quỹ thực

hiện hoán đổi danh mục lấy chứng chỉ

NHÀ ĐẦU TƯ

quỹ ETF, thành viên lập quỹ có thể bán các chứng chỉ quỹ ETF trên sàn giao dịch khi
Quỹ ETF niêm yết. Ngược lại, thành viên lập quỹ có thể mua chứng chỉ quỹ ETF trên
sàn giao dịch nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá hoặc hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF
lấy danh mục chứng khoán với công ty quản lý quỹ ETF.
Bước 4: Trên sàn giao dịch, các nhà đầu tư thứ cấp (không mua chứng chỉ quỹ
ETF qua thành viên lập quỹ) có thể mua bán chứng chỉ quỹ ETF nhằm hưởng lợi từ
việc tăng giá trị của danh mục chứng khoán cơ cấu hoặc từ chênh lệch của giá chứng
chỉ quỹ ETF.
Ngoài cơ chế hoạt động của quỹ ETF như trên, các thành viên lập quỹ có thể
được phép trở thành tổ chức tạo lập thị trường quỹ ETF nhằm tăng cường tính thanh
khoản của quỹ và đáp ứng nhu cầu mua bán của các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp
(sàn giao dịch chứng khoán).

Trang 15


5. Chu kỳ thanh toán
5.1. Thanh toán đối với Giao Dịch Sơ Cấp

Bước 1: Nhà đầu tư có đủ danh mục chứng khoán cơ cấu/lô chứng chỉ quỹ ETF
đặt lệnh thông qua Thành viên lập quỹ/Đại lý phân phối đồng thời nộp tiền chênh lệch
(nếu có) vào tài khoản phong tỏa của quỹ ETF tại ngân hàng giám sát.
Bước 2: Đại lý phân phối gửi lệnh đến Thành viên lập quỹ (trường hợp đại lý
phân phối không phải là thành viên lập quỹ).
Bước 3: Thành viên lập quỹ gửi lệnh giao dịch hoán đổi đến đại lý chuyển
nhượng

Bước 4: Đối với những lệnh giao dịch hợp lệ Đại lý chuyển nhượng sẽ phân
bổ/rút chứng chỉ ETF vào/từ tài khoản lưu ký của nhà đầu tư.
5.2. Thanh toán đối với giao dịch thứ cấp-Sở giao dịch Chứng khoán
Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF tại Sở giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện
tương tự như việc mua bán các cổ phiếu thông thường.
6.
G
iao dịch Arbitrage.

Trang 16


Do quỹ ETF có thể được mua bán trên cả hai thị trường như trên, giá thị trường
của chứng chỉ quỹ ETF hầu như ngang bằng với giá trị tài sản ròng của quỹ ETF
(NAV) tại một thời điểm bất kỳ. Ví dụ, khi giá thị trường đang cao hơn giá trị tài sản
ròng, thành viên lập quỹ lập tức bán chứng chỉ quỹ trên thị trường thứ cấp và mua lại
chứng chỉ quỹ thông qua việc mua danh mục chứng khoán cơ cấu và hoán đổi với
công ty quản lý quỹ. Như vậy, thành viên lập quỹ đã kiếm được lợi nhuận chênh lệch
giá mà không chịu rủi ro (arbitrage), cơ chế như sau:
• Nếu giá ETF cao hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có
thể mua các chứng khoán cơ cấu để đổi lấy đơn vị quỹ ETF và bán nó trên thị trường
chứng khoán để kiếm lợi nhuận.
• Nếu giá ETF thấp hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có
thể mua các đơn vị quỹ ETF trên thị trường chứng khoán để đổi lấy chứng khoán cơ
cấu, và sau đó bán những cổ phiếu riêng lẻ trên thị trường để kiếm lợi nhuận.
Hoạt động arbitrage giữa các thành viên lập quỹ và tổ chức tạo lập thị trường sẽ đảm
bảo giá chứng chỉ quỹ ETF liên hệ chặt chẽ với giá của các chứng khoán cơ cấu.
III. QUY ĐỊNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1. Quy định giao dịch trên HOSE
 Thời gian, đơn vị, loại lệnh, đơn vị yết giá giao dịch: tương tự cổ phiếu.

 Biên độ dao động giá ngày giao dịch đầu tiên: +/- 20%
 Biên độ dao động giá hàng ngày: +/- 7%
 Giá tham chiếu hàng ngày: giá đóng cửa ngày giao dịch gần nhất trước đó.
 Giá tham chiếu ngày đầu niêm yết: tương tự cổ phiếu

Trang 17


 Điều chỉnh giá: tương tự cổ phiếu
 Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: 100%
 Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: 100%

2. Thông tin về iNAV và iINDEX
iNAV:


Cơ sở tính toán: danh mục đầu tư của quỹ bao gồm cả tiền và các khoảng tương
đương tiền.



Được tính toán real-time, cập nhật 15 giây/lần trong suốt thời gian giao dịch.



Được công bố trên Website của Sở, Công ty QLQ và CTCK.
iINDEX:




Cơ sở tính toán: chỉ số tham chiếu của Quỹ.



Được tính toán real-time, cập nhật 1 phút/lần trong suốt thời gian giao dịch.



Được công bố trên Website của Sở, Công ty QLQ và CTCK.

Trang 18


Thông tin hiển thị giao dịch:

3. Quy định về luật pháp:
3.1.


Điều kiện để trở thành tổ chức tạo lập thị trường:
Là thành viên của HOSE và được UBCK cấp phép nghiệp vụ tự doanh hoặc NH

lưu ký.


Là AP được Công ty QLQ chỉ định làm LP.



Có nhân viên thực hiện hoạt động tạo lập thị trường, chứng chỉ hành nghề chứng

khoán và 02 năm kinh nghiệm.
Trang 19


Điều kiện khác theo quy định của HOSE.



3.2.

Quyền:
Được vay CKCC, lô chứng chỉ quỹ ETF để thực hiện các giao dịch hoán đổi

theo hướng dẫn của VSD.
Được thực hiện các giao dịch ETF, CK cơ cấu khi đã có lệnh đối ứng được
khớp, bảo đảm có đủ tài sản tại thời điểm để thanh toán giao dịch theo quy định.
Được miễn (giảm) phí giao dịch.
3.3.


Nghĩa vụ:
Phải tham gia đặt lệnh khi:



Chỉ có lệnh bên mua hoặc bên bán.



Không có lệnh bên mua và bên bán.




Chênh lệch giữa giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất vượt mứt quy định (wide
spread).



Khi đặt lệnh phải tuân thủ: số lượng ETF, giá đặt lệnh, thời gian lệnh tồn tại trên
hệ thống.



Báo cáo về tình hình thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường và công bố thông tin.

IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP ETF.
1. Quy trình thành lập quỹ:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu về quỹ và mở tài khoản giao dịch
Nhà đầu tư có thể tham khảo các tài liệu như sau để tìm hiểu thêm về Quỹ ETF:
- Bản cáo bạch.
- Điều lệ Quỹ ETF.
- Cách thức giao dịch và hướng dẫn đầu tư Quỹ ETF.
Trang 20


- Thông báo phát hành lần đầu.
- Các tờ thông tin giới thiệu của Quỹ ETF.
Nhà đầu tư có thể tham khảo các tài liệu trên thông qua website của Công ty
quản lý quỹ hoặc tại các Thành viên lập Quỹ /Đại lý phân phối chỉ định của Công ty.
Để thực hiện đăng ký góp vốn mua chứng chỉ quỹ ETF lần đầu, nhà đầu tư cần

có tài khoản giao dịch chứng khoán tại các thành viên lưu ký, tài khoản giao dịch
chứng khoán này là tài khoản giao dịch các chứng khoán niêm yết. Nhà đầu tư phải
thực hiện đăng ký mua lô chứng chỉ quỹ ETF tại Thành viên lập quỹ (APs) được chỉ
định.
Bước 2: Đăng ký góp vốn
Nhà đầu tư (cá nhân, pháp nhân)/Thành viên lập quỹ có sở hữu chứng khoán cơ
cấu và đáp ứng yêu cầu về tỷ trọng, số lượng chứng khoán trong danh mục cơ cấu theo
thông báo của Công ty quản lý quỹ tại ngày thực hiện giao dịch hoán đổi lấy lô chứng
chỉ Quỹ ETF.
Trong thời gian Đăng ký góp vốn, Công ty quản lý quỹ sẽ công bố danh mục
chứng khoán cơ cấu dự kiến cho 01 (một) lô chứng chỉ quỹ cho đợt chào bán lần đầu
ra công chúng. Danh mục chứng khoán cơ cấu dự kiến này sẽ được cập nhật hàng tuần
trong thời gian đăng ký góp vốn.
Nhà đầu tư gửi Phiếu đăng ký góp vốn thành lập quỹ đến các thành viên lập quỹ
hoặc đại lý phân phối trước ngày kết thúc đăng ký góp vốn (ngày T) theo thông báo
của Công ty quản lý quỹ.
Danh mục chứng khoán cơ cấu chính thức này sẽ được cập nhật vào trước ngày
làm việc kế tiếp kể từ ngày kết thúc đăng ký góp vốn.
Bước 3: Thực hiện góp vốn
Sau khi danh mục chứng khoán cơ cấu chính thức được công bố, nhà đầu tư
hoàn tất thủ tục thực hiện góp vốn mua chứng chỉ quỹ ETF với các hồ sơ như sau:
Trang 21


- Giấy đề nghị phong toả và chuyển quyền sở hữu chứng khoán cơ cấu góp vốn.
- Bảng kê chứng khoán cơ cấu góp vốn và văn bản xác nhận số dư của thành
viên lưu ký nơi nhà đầu tư mở có tài khoản sử dụng chứng khoán cơ cấu để góp vốn.
Những trường hợp góp vốn bằng tiền do:
- Phát sinh chênh lệch giữa giá trị danh mục chứng khoán cơ cấu và giá phát
hành của lô chứng chỉ quỹ ETF.

- Những mã chứng khoán nằm trong danh mục chứng khoán cơ cấu mà thành
viên lập quỹ bị hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật, hoặc thành viên lập quỹ
chưa thực hiện thủ tục giao dịch cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật liên quan.
Những khoản góp vốn bằng tiền nêu trên sẽ được Quỹ ETF thực hiện việc mua
đủ số lượng các mã chứng khoán mà Thành viên lập quỹ được góp bằng tiền. Quy
trình và thời gian thực hiện mua các khoản góp vốn bằng tiền nêu trên được nêu chi
tiết trong mục “Giai đoạn thực hiện góp vốn” của Bản cáo bạch của Quỹ ETF.
Nhà đầu tư/thành viên lập quỹ thực hiện gửi các hồ sơ thực hiện góp vốn nêu
trên tới APs và đảm báo các khoản góp vốn bằng tiền được chuyển bằng hình thức
chuyển khoản trực tiếp đến tài khoản của Quỹ tại Ngân hàng Giám sát bằng tiền Đồng
Việt Nam vào ngày thực hiện góp vốn cuối cùng của đợt chào bán.
Thành viên lập quỹ/Đại lý phân phối sẽ tiến hành kiểm tra nhằm bảo đảm hồ sơ
đăng ký góp vốn đã được cung cấp đầy đủ thông tin yêu cầu và ký hợp lệ.
Bước 4: Chuyển hồ sơ đăng ký góp vốn thành lập Quỹ đến đại lý chuyển
nhượng
Thành viên lập Quỹ/Đại lý phân phối sẽ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, chính
xác các thông tin ghi trên Phiếu đăng ký góp vốn và các hồ sơ liên quan mà nhà đầu tư
đã cung cấp đồng thời:
- Thành viên lập Quỹ/Đại lý phân phối kiểm tra số lượng chứng khoán cơ cấu
góp của nhà đầu tư đã đăng ký hoán đổi chứng chỉ Quỹ ETF trùng khớp với danh mục
chứng khoán cơ cấu mà Công ty quản lý quỹ đã công bố trước đó.
Trang 22


- Thành viên lập Quỹ/Đại lý phân phối đối chiếu với ngân hàng giám sát số tiền
nhà đầu tư thanh toán khoản góp vốn bằng tiền đã được chuyển vào tài khoản phong
tỏa của Quỹ trước thời hạn kết thúc thời gian góp vốn.
- Thành viên lập Quỹ/Đại lý phân phối có thể yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hoặc
điều chỉnh hồ sơ/thông tin cần thiết theo đúng quy định.
Sau khi kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các hồ sơ đăng ký góp vốn từ nhà

đầu tư, Thành viên lập quỹ/Đại lý phân phối tiến hành xử lý và lưu hồ sơ của nhà đầu
tư đồng thời tổng hợp các lệnh và chuyển thông tin/ chỉ thị điện tử vào Hệ thống xử lý
giao dịch của tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng – Trung Tâm lưu ký
chứng khoán (VSD).
Bước 5: Thực hiện phong toả chứng khoán cơ cấu và thực hiện phân bổ
giao dịch
Sau khi nhận được tổng hợp lệnh đăng ký góp vốn mua chứng chỉ quỹ ETF từ
Thành viên lập quỹ/Đại lý phân phối, VSD sẽ thực hiện kiểm tra số lượng chứng
khoán cơ cấu đăng ký góp vốn và số tiền góp vốn (nếu có) có phù hợp với số lượng lô
ETF mà nhà đầu tư, thành viên lập quỹ đăng ký đặt mua.
Trong trường hợp đầy đủ số lượng chứng khoán cơ cấu và số tiền góp vốn phù
hợp với số lượng lô chứng chỉ quỹ ETF đăng ký đặt mua, VSD và ngân hàng giám sát
phong tỏa chứng khoán cơ cấu và tiền góp vốn, và thông báo cho Công ty quản lý quỹ
để hoàn tất các thủ tục thành lập quỹ.
Trong trường hợp số lượng chứng khoán cơ cấu và số tiền góp vốn không đủ so
với số lượng lô chứng chỉ quỹ ETF đăng ký đặt mua:
- Thành viên lập quỹ, nhà đầu tư chỉ mua được số lượng lô chứng chỉ quỹ ETF
tương ứng với số lượng chứng khoán cơ cấu góp vốn và tiền góp vốn thực tế.
- Sô lượng lô chứng chỉ quỹ ETF mà thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đặt mua sẽ
được Đại lý chuyển nhượng điều chỉnh xuống sao cho tròn lô chứng chỉ quỹ ETF (làm
tròn xuống) tương ứng với số lượng chứng khoán cơ cấu góp vốn và tiền có trên thực
Trang 23


Đề nghị phong tỏa CKCC

tế. VSD sẽ thực hiện phong tỏa trên số lượng chứng khoán cơ cấu thực tế tương ứng
với số lô chứng chỉ quỹ(8)ETF đã điều chỉnh và thông báo cho Công ty quản lý quỹ để
hoàn tất các thủ tục thành lập quỹ.
(9)


Các giao dịch đăng ký góp vốn không đủ chứng khoán cơ cấu theo danh mục
tương ứng với một lô chứng chỉ quỹ ETF hoặc không nộp đủ tiền (nếu có) hoặc không
có hồ sơ đề nghị phong tỏa sẽ coi là giao dịch không hợp lệ và không được thực hiện.
Sau khi tổ chức cung cấp dịch vụ Đại lý chuyển nhượng VSD thực hiện xong
việc kiếm tra/đối chiếu các giao dịch đăng ký góp vốn và danh mục chứng khoán cơ
(7) ĐKcấu
niêm
yết tiền góp vốn chính xác và đúng thời hạn, VSD sẽ thực hiện việc phong toả
và phần
chứng khoán cơ cấu tại tài khoản lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư trong vòng hai
ngày làm việc kể từ này kết thúc thời hạn thực hiện góp vốn.
Bước 6: Xác nhận quyền sở hữu, đăng ký, lưu ký chứng chỉ quỹ ETF
Trong vòng năm ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ, Đại
lý chuyển nhượng VSD sẽ thực hiện việc đăng ký lưu ký chứng chỉ quỹ ETF. Số lô
(6) Cấp phép thành lập quỹ
chứng chỉ quỹ ETF mà thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đã đăng ký góp vốn hợp lệ sẽ
được tự động lưu ký và phân bổ vào tài khoản lưu ký của thành viên lập quỹ, nhà đầu
tư. Quyền sở hữu của thành viên lập quỹ và nhà đầu tư đối với số chứng chỉ quỹ ETF
nêu trên được xác lập từ thời điểm VSD lưu ký, phân bổ chứng chỉ quỹ vào tài khoản
lưu ký.
Chuyển quyền sở hữu chứng khoán cơ cấu góp vốn: Số lượng chứng khoán cơ
cấu của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư dùng để góp vốn lập quỹ đang bị phong tỏa sẽ
được chuyển từ tài khoản lưu ký của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư sang tài khoản lưu
ký của Quỹ ETF tại Ngân hàng giám sát.
Sau đó, Thành viên lập Quỹ/Đại lý phân phối dựa trên kết quả giao dịch được
thông báo từ đại lý chuyển nhượng sẽ gởi kết quả đăng ký mua góp vốn đến Nhà đầu
(5) Đăng ký lập quỹ
tư.


Trang 24


(4)

(3)

2. Phát hành/Mua lại sơ cấp:

SGDCK

Bên cạnh cơ chế giao dịch mua, bán CCQ ETF như đối với một cổ phiếu niêm

VSD

yết trên Sở GDCK, trong suốt thời gian lưu hành CCQ ETF, NĐT, AP còn có thể thực
hiện mua hoặc bán CCQ ETF trực tiếp với công ty quản lý quỹ (CTQLQ) tại thị

UBCKNN

trường sơ cấp thông qua cơ chế giao dịch phát hành hoặc mua lại CCQ ETF. Cơ chế
này có thể hiểu khái quát như sau:
Đối với giao dịch phát hành (mua CCQ ETF): NĐT, AP gửi yêu cầu mua CCQ
ETF cho CTQLQ khi có đủ CKCC. CTQLQ phát hành thêm CCQ ETF để giao cho
AP, NĐT sau khi nhận đủ CKCC.
Đối với giao dịch mua lại (bán CCQ ETF): NĐT, AP đề nghị CTQLQ mua lại
CCQ ETF mà mình đang sở hữu. CTQLQ nhận lại CCQ ETF và giao CKCC cho AP,
NĐT.

(2)


Để thực(1)hiện cơ chế giao dịch phát hành/mua lại, CTQLQ sẽ phải công bố
thông tin (về tần suất, ngày giao dịch hoán đổi và các thông tin cụ thể về điều kiện

Trang 25


×