Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tập bài giảng nghiệp vụ lý lịch tư pháp phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 123 trang )

Bài 10
Kỹ năng cập nhật Thông tin lý lịch tư pháp tron g trư ò n g hợp
chấp hành xong bản án, đư ọc đặc xá, đại xá; trư ờng h ọp trục xuất
khi tội phạm được xóa bỏ; cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ su n g 1

1.
Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp chấp
hành xong bản án, đưọc đặc xá, đại xá
1.1. K hái niệm về chấp hành xong bản án
Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự thì “ Không ai bị coi là
có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” . Theo đó,
khi một người bị Tòa án kết án. thì người bị kết án đó phải chấp hành những hình
phạt mà bản án đã tuyên (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung). (1)
Hình phạt chính bao gồm:Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục
xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình. (2) Hình phạt bổ sung gồm: cẩm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú;
Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp
dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính
và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, trong bản án
có thể tuyên một người phạm nhiều tội danh khác nhau, theo đó sẽ có nhiều hình
phạt chính khác nhau được tuyên và thi hành. Ngoài ra nhiều trường hợp Tòa án
xét xử trước hành vi phạm tội sau. và xét xử sau đối với hành vi phạm tội trước.
Do vậy, có những bản án không thể tổng hợp hình phạt được (có bản án tuyên
phạt tù, có bản án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo) thì việc chấp hành
xong những bản án này sẽ như thế nào? Đâv cùng là những vẩn đề đang đặt ra
nghiên cứu.
Như vậy, người được coi là đã chấp hành xong bản án khi đã chấp hành
đầy đủ các quyết định của Tòa án về hình phạt đã tuyên trong bản án đã có hiệu

1 Bài 8 . 1.3 trong C hiíơng trình Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm cô n g tác lý lịch tu



pháp

187


lực pháp luật, trong đó có hình phạt chính và những hình phạt bổ sung và những
quyết định khác trong bản án (bồi thường thiệt hại) và án phí theo quy dịnh của
pháp luật. Theo đó, những trường hợp được miễn hình phạt sẽ không xem xét vè
việc đã chấp hành xong bản án, tuy nhiên theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Hình
sự thì trường hợp miễn hình phạt được xem là trường hợp đương nhiên được xóa
án tích. Người bị kết án chì được xem xét miễn hình phạt theo Điều 54 Bộ luật
Hình sự khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ qui định tại Khoản 1 Điều
46 Bộ luật Hình sự và đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong quá trình chấp hành bản án, người phạm tội
có thể sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; được giảm hình phạt đã
tuyên hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt; được
miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đổi với khoản thu nộp Ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên, đối với trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù hay tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt tù thì không được coi là đã chấp hành xong bản án. Vì lẽ hết thời
gian hoãn người bị kết án tiếp tục phải chấp hành bản án.
Như vậy, việc chấp hành xong bản án phải được hiểu là việc người bị kết
án chấp hành đúng và đầy đủ những hình phạt mà bản án đã tuyên, những quyết
định khác, án phí những thay đổi trong quá trình chấp hành bản án của người bị
kết án. Trên cơ sở đó mới có căn cứ để thu thập tài liệu, thông tin cập nhật trong
hồ sơ lý lịch tư pháp.

1.2.
Những vẩn đề cần chú ý trong cập nhật thông tin trong trường hợp
chấp hành xong bản án

Cán bộ làm công tác lập và cấp phiếu lý lịch tư pháp cần chú ý về một số
quy định về các trường hợp người bị kết án đã chấp hành xong bản án phạt tù
như sau:
(1)

Đúng ngày hết hạn chấp hành hình phạt tù, người chấp hành xong hình

phạt tù được trả tự do. Giám thị trại giam, trại tạm giam cấp giấy chứng nhận đã
chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về U B N D xã, phường, thị trấn, đom
vị nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc; đồng thời phải sao gửi
giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù cho cơ quan quản lý trại giam,

188


Tòa án dã ra quyết định thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với
Tòa án đã ra quyết định thi hành án (trong trường hợp người đó phải chấp hành
hình phạt tiền, nghĩa vụ dân sự trong bàn án, quyết định của Tòa án về hình sự).
Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù, giám thị trại
giam, trại tạm giam thông báo trước hằng văn bản kết quả thi hành án và những
thông tin cần thiết khác (hình phạt bổ sung phải chấp hành...) về phạm nhân cho
chính quyền địa phương hoặc cho cơ quan, tổ chức, đom vị nơi phạm nhân trở về
sinh sống để có điều kiện sẳp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường. Đổi với phạm
nhân là người nước ngoài. Giám thị trại giam phải gửi thông báo các nội dung
nói trên bằng văn bản cho cơ quan lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo
cho cơ quan đại diện mà phạm nhân mang quốc tịch.
Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không rõ quê quán, nơi
thường trú. không còn người thân thích hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ không
tiếp nhận và bản thân họ cũng không có nơi ở khác thì Giám thị trại giam, trại
tạm giam liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

hoặc trại cỏ thể tiếp nhận họ sinh sống, lao động theo nguyện vọng.
(2)

Đối với trường hợp người đà chấp hành xong hình phạt cải tạo không

giam giữ; châp hành xong thời gian thử thách của nhừng bản án bị phạt tù nhưng
cho hưởng án treo; hoặc người đó theo đề nghị của cơ quan và người có thẩm
quyền được Tòa án ra quyết định đình chì thi hành án cũng như các hình phạt bổ
sung...ngoài những thủ tục cần có để các cơ quan và người có thẩm quyền xem
xét, quyẻt định như: Người chấp hành hình phạt phải có các hình thức kiểm điểm
về quá trình cải tạo, chấp hành hình phạt, các vi phạm (nếu cỏ); Nhận xét của cơ
quan có thẩm quyền như UBND xã. phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, tổ chức
người đó cư trú, sinh hoạt; Văn bản cùa cơ quan thi hành án về việc người bị kết
án đã chấp hành xong bản án (hình sự và các nội dung dân sự...); Văn bản của
Tòa án, các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Thì người đó phải thỏa
mãn những điều kiện cần có khác theo quy định của pháp luật mới được đặt ra
xem xét.

1.3. Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịc h tư pháp trong trường hợp đặc xả,
189


đại xả
- K hái niệm đặc xả
Chế định đặc xá thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta
cũng như thể hiện rõ nét tính nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người
phạm tội. Ngoài ra, đặc xá còn có tác dụng khuyến khích người phạm tội tập
trung giáo dục cải tạo tốt, ăn năn hổi cải. tự mình tu dường, rèn luyện trở thành
người có ích cho xã hội. Việc quyết định cho một người được đặc xá chính là sự
ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của phạm nhân và

cũng là kết quả của quá trình cải tạo giáo dục phạm nhân, thể hiện sự kết hợp
chặt chẽ giữa trại giam, trại tạm giam, gia đình, các cơ quan có liên quan và xã
hội. Theo quy định tại Điều 103 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 thì Chủ tịch
nước là người được trao quyền quyết định việc đặc xá tha tù trước thời hạn. Đe
Chủ tịch nước quvết định đúng, chính xác đoi với từng đối tượng, tránh hiện
tượng không thỏa đáng, nên trước khi Chủ tịch nước ký quyết định luôn có Hội
đồng tư vấn đặc xá Trung ương giúp Chủ tịch nước xem xét.
Đối tượng phổ biến được xét đặc xá là các phạm nhân đang chấp hành
hình phạt tù ở trại giam (hoặc nhà tạm giữ, trại tạm giam) nhưng phải thỏa mãn
những điều kiện nhất định mới được hưởng chính sách này. Như điều kiện về
thời gian tối thiểu đã thi hành hình phạt tù giam, quá trình Jao động cải tạo trong
trại giam như thể nào, đặc điểm nhân thân... K hi đã cỏ đủ những điều kiện theo
quy định của pháp luật, Ban giám thị trại giam sẽ lập hồ sơ, hồ sơ của họ sẽ được
một hội đồng xét duyệt. Việc xét duyệt sẽ tiến hành công khai để đi đến quyết
định cuối cùng rằng người đó có đáng được hưởng đặc xá hay không.
Từ sự phân tích trên, đi đến khái niệm đặc xá như sau:
Đặc xả là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước (người
đứng đầu nhà nước) quyết định tha tù trước th ờ i hạn cho người bị kết án phạt tù
cỏ thờ i hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc
trong trường hợp đặc biệt.
- K hái niệm đại xá:

190


Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: "Đ ạ i xá là việc cơ quan nhà nước
có tham quyền công bố hoặc vô tội hoặc cho miễn một phần hoặc toàn bộ hình
phạt đố i vớ i một lo ạ i hoặc một so can phạm nhất định” . Theo đó: Đại xá là sự
tha miễn hoàn toàn đổi với một số loại tội nhất định trong một thời điểm nhất
định, không liên quan đến việc người bị tha đã bị kết án hay chưa, đã chấp hành

bản án chưa và cũng không phụ thuộc vào yếu tố nhân thân hoặc thái độ cải tạo
của người bị kết án đó. V ì lẽ: (1) Dại xá dược áp dụng không chỉ đối với người
đang bị giam giữ để điều tra hoặc thi hành án. mà còn với bất cứ ai đã phạm vào
một trong những loại tội được hưởng đại xá (có thể họ đã bị kết án hoặc đang bị
giam cứu để điều tra hoặc bị khởi tổ nhưng đang được cơ quan có thẩm quyền
cho tại ngoại...). (2) Đại xá thuộc quyền quyết định của Quốc hội (đặc xá thuộc
quyền của Chủ tịch nước). (3) Người được đại xá được trả tự do ngay, được phục
hồi toàn bộ quyền công dân và coi như không phạm tội (tương tự như xóa án tích
hiện nay).
Có thể nói, đại xá là sự tha miễn, khoan hồng ở mức cao hơn nhiều so với
đặc xá; do đó thẩm quyền quyết định cũng cao hơn và việc áp dụng hình thức tha
miễn này cũng ít phổ biến hơn (Từ năm 1945 đến nay mới có 2 lần nhà nước
quyết định đại xá. Lần thứ nhất, ngày 20/10/1945, bằng sắ c lệnh số 52/SL do
Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký, nhân sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chù
cộng hòa. Lần thứ 2, ngày 9/11/1954, bàng Thông tư số 413-TTg của Thủ tướng
Chính phủ và được sự thoả thuận của Ban thường trực Quốc hội đã thực hiện
quyết định đặc xá nhân dịp giải phỏng thủ đô Hà Nội.

1.4.
N ộ i dung cần cập nhật thông tin trong trư ờng hợp chấp hành xong
bản án, được đặc xá, đại xả
Theo quy định của pháp luật, khi đối tượng bị kết án được cơ quan và người
có thẩm quyền quyết định đặc xá, đại xá hoặc chứng nhận đã chấp hành xong bản
án. Theo đó, cơ quan ra quyết định phải gửi ngay một bản tới Trung tâm lý lịch tư
pháp và Sở tư pháp nơi Tòa án đóng trụ sở. sau khi nhận được giấy chửng nhận đã
chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ. phạt tù cho hưởng án treo và các
hình phạt bổ sung; quvết định đình chì thi hành án: văn bản thông báo kết thúc thi
191



hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ, Cán bộ làm
công tác Lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo
nội dung của giấy chứng nhận, quyết định, văn bản thông báo. Việc cập nhật thông
tin trên vào lý lịch tư pháp của đối tượng cho thấy: (1) với quyết định đã chấp hành
xong bản án, đối tượng bắt đầu xem xét và tính thời gian xóa án đổi với họ. c ỏ
nhiều trường hợp xảy ra như: chỉ có một bàn án đã chấp hành xong; có nhiều bản
án đã chấp hành xong nhưng thời điểm xỏa án đặt ra đổi với từng bản án là khác
nhau; trường hợp nhiều bản án khác loại đều chấp hành xong (bản án cho hưởng
án treo, bản án phạt tù) thì cán bộ làm công tác lập và cấp phiếu lý lịch tư pháp cần
chủ ý tính thời điểm xóa án đối với từng loại cho chính xác.
Khi nhận được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù thì Trung
tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo nội dung
giấy chứng nhận; (2)trường hợp được đặc xá thì ghi “ đã chấp hành xong hình
phạt tù theo quyết định đặc xá” ; (3)trường hợp được đại xá thì ghi “ được miễn
trách nhiệm hình sự trong quyết định đại xá” .

1.5. Kỹ năng cập nhật
Cán bộ làm công tác lập và cấp phiếu lý lịch tư pháp, cần xác định những
văn bản chửa đựng thông tin. Cụ thể:
+ Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt cài tạo

không giam

giữ.

+ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù cho hưởngán treo và
các hình phạt bổ sung.
+ Quyết định đình chì thi hành án.
+ Văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án
đã thực hiện xong nghĩa vụ.

+ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;
+ Quyết định được đặc xá.
+ Quyết định được đại xá.
Việc cập nhật thông tin do các cơ quan có thẩm quyền chuyển đến theo
quy định cùa Luật Lý lịch tư pháp. Do vậy, cần xác định nguồn cung cấp văn bản

192


trên là do:
+ Tòa án.

+ Trại giam.
+ Cơ quan thi hành án dân sự.
+ U BN D xã, phường, thị trấn.
+ Cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan (Vãn phòng Chủ tịch nước. Quốc
hội, Viện kiểm sát...).
-

Để công tác phối h(Tp giữa các bộ phận được nhịp nhàng, để việc cập

nhật thông tin cá nhân một đối tượng được nhanh chóng, đầy đủ và chính xác cần
tuân thủ đúng, chặt chẽ Thông tư liên tịch sổ 04 ngày 10 tháng 5 năm 2012 của
Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bộ Công
an. Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thù tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung
cấp thông tin lý lịch tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp; cung cấp thông tin lý
lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; phổi hợp cung cấp, xác
minh, rà soái thông tin lý lịch tư pháp.
+ Để xây dựng quy chế phối hợp trong quàn lý lý lịch tư pháp phải dựa
vào căn cứ pháp lý là Điều 6, Luật Lý lịch tư pháp. Theo đó, Tòa án, Viện kiểm

sát, Cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Cơ
quan thi hành án của Bộ Ọuổc phòng và cơ quan, tổ chức cỏ liên quan có trách
nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục
cho cơ quan quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp theo qui định của Luật này và các qui
định khác của pháp luật.
+ Nội dung cung cấp thông tin về các trường hợp đã chấp hành xong bản
án. được đặc xá, đại xá: Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp qui định nguồn thông tin lư
lịch tư pháp về án tích. Điều 16 qui định nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung
cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích; Điều 17. qui định nhiệm vụ của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao: Điều 18 qui định nhiệm vụ của cơ quan công an; Điều
19 qui định nhiệm vụ cùa cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; Điều 20 qui
định nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự; Điều 21 qui định nhiệm vụ của
193


các cơ quan khác trong việc cung cap thông tin lý lịch tư pháp về án tích.
Căn cứ vào nội dung những qui định trên, cán bộ làm công tác lập và cấp
phiếu lý lịch tư pháp sẽ tiến hành phân loại những thông tin. Theo đó. những
thông tin nào cần cập nhật, nguồn cung cấp liên quan đến lý lịch tư pháp của
người đã chấp hành xong bản án, người được đặc xá, đại xá.
Sau khi tiếp nhận những văn bản liên quan do cơ quan có thẩm quyền
chuyển đến theo quy định của pháp luật thì việc cập nhật và xử lý thông tin được
tiến hành theo các bước sau: (1) Tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin do các cơ
quan, tổ chức có liên quan cung cấp. (2) Ghi chép vào sổ và các mẫu văn bản
theo qui định. (3) Xác định những trường hợp chưa rõ ràng, khó xác định chính
xác thông tin về việc chấp hành xong bản án, đặc xá, đại xá; về nơi cư trú và các
thông tin cá nhân khác để trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền xác minh cụ
thể.
Các hình thức cập nhật thông tin: nhận trực tiếp, qua bưu điện, internet,
mạng máy tính nội bộ (mạng LA N ), lưu trữ qua hệ thống biểu mẫu, các file trên

hệ máy tính...
Sau đó, cần tập hợp, đổi chiểu, so sánh các số liệu từ nguồn đầu vào, các
thông tin bổ sung, các thông tin đính chính và các thông tin bị loại bỏ để đảm bảo
tính chính xác.

2. Kỹ năng cập nhật thông tin lỷ lịch tư pháp trong trưòng họp trục

xuất
2.1. M ột sổ vẩn đề về hình phạt trục xu ấ t liê n quan đến lỷ lịc h tư pháp
- Trục xuất là một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt được qui định
ữong Bộ luật Hình sự, gồm trục xuất là hình phạt chính và trục xuất là hình phạt bổ
sung khi không áp dụng là hình phạt chính.
- Trục xuất là buộc một người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là
hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Bộ luật
Hình sự không quy định hình phạt trục xuất trong các điều luật cụ thể mà chỉ quy
định một điều chung tại Điều 32 Bộ luật Hình sự.
194


- Trục xuất là hình phạt chỉ áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội
trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài, theo Luật quốc tịch là người không
mang quốc tịch Việt Nam bao hàm người mang quốc tịch nước ngoài và cả người
không quốc tịch nhưng không thường trú tại Việt Nam. Neu người không quốc
tịch nhưng thường trú tại Việt Nam thì không áp dụng hình phạt này. Ngoài ra,
neười nước ngoài còn là người gốc Việt nhưng đã thôi quốc tịch Việt Nam và
nhập quốc tịch nước ngoài.

2.2. Trường hợp trụ c xuất và kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp
Tuy hình phạt trục xuất chi áp dụng với người mang quốc tịch nước ngoài

nhưng cơ quan tư pháp của Việt Nam vẫn có trách nhiệm lập và quản lý lý lịch tư
pháp của đổi tượng này. Theo Luật Lý lịch tư pháp thì người nước ngoài phạm
tội ở V iệt Nam sẽ được Sở tư pháp nơi người đỏ thường trú lập và cấp phiếu lý
lịch. Tuy nhiên nếu người đó đà rời khỏi Việt Nam thì Trung tâm lý lịch quốc gia
sẽ cấp phiếu lý lịch tư pháp nếu có yêu cầu.
Khi nhận được thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến hình phạt trục xuất,
cán bộ lý lịch tư pháp cần tra cứu họ tên, sổ hộ chiếu để lấy các thông tin đà có
trong hồ sơ lý lịch tư pháp. Sau đó sử dụng thông tin tìm được, so sánh tên, họ,
số hộ chiéu, quốc tịch, họ tên bố mẹ và ngày tháng năm sinh để xác định đổi
tượng phải thi hành hình phạt trục xuất và người bị kết án đã được lập hồ sơ lý
lịch tư pháp là một hay không. Lưu ý khi đối chiểu người cán bộ làm công tác lý
lịch tư pháp cần phải cẩn thận, thận trọng để tránh tình trạng nhầm lẫn.
*

Neu thông tin liên quan đến việc kéo dài thờ i hạn rờ i khỏi lãnh thổ Việt

Nam thì cản bộ lý lịch tư pháp cần nghiên cim 1kiểm tra văn bản xác định:
- Thẩm quyền ban hành văn bản có phải là tòa án đã ra quyết định thi hành
án hay không?
- Tòa án quyết định kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam là bao
láu?
Cán bộ lý lịch tư pháp phải ghi phần quyết định của quyết định kéo dài thời
g:an rời khỏi lãnh thổ Việt Nam mà Tòa án đã ban hành. Đồng thời phải ghi rõ thời

195


gian, người ban hành văn bản.
Sau khi hết thời gian được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam
theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền, Tòa án có thẩm quyền có thể ra quyết

định tiếp tục thi hành án hoặc không nhưng việc thi hành hình phạt trục xuất vẫn
được tiến hành. V ì vậy, sau khi đã cập nhật các thông tin về việc kéo dài thời hạn
rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, nếu nhận được quyết định tiếp tục thi hành hình phạt
trục xuất thì cán bộ lý lịch tư pháp tiếp tục cập nhật thông tin, ghi rõ nội dung
quyết định vào trong hồ sơ lý lịch tư pháp và thời gian, người ban hành quvết
định.
*

Nếu thông tin liên quan đến việc th i hành xong hình phạt trục xuất ĩhì

phải nghiên cứu, kiểm tra xác định:
+ Văn bản thông báo việc thi hành xong hình phạt trục xuất có phải do Cơ
quan quản lý xuất nhập cảnh của Bộ công an ban hành hay không; A i là người ký
văn bản đó;
+ Việc trục xuất người mang quốc tịch nước ngoài được thực hiện vào
thời gian nào và tại đâu;
Cán bộ lý lịch tư pháp cần ghi vào trong hồ sơ lý lịch tu pháp các thông
tin về thời gian thực hiện việc trục xuất và kèm theo đó là sổ văn bản, người <ý
vãn bản thông báo việc thi hành xong hình phạt trục xuất.
Ngoài ra, khi cập nhật về thông tin thi hành hình phạt trục xuất, cán bộ lý
lịch tư pháp phải kiểm tra trong hồ sơ lý lịch tư pháp xem ngoài hình phạt tiục
xuất người bị kết án còn bị tòa án ณyên phạt hình phạt hay thực hiện nghĩa vỌi
khác hay không. Đe từ đó kiểm tra xem đã có các quyết định, thông báo về vệc
thực hiện xong các hình phạt và nghĩa vụ đó chưa để đề xuất với lãnh đạo có
công văn đề nghị cơ quan thi hành án cung cấp quyết định theo đúng quy đnh
pháp luật.

3.
bỏ


Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tir pháp khi tội phạm được J0a


3.1. M ột sổ vẩn đề về trường hợp tộ i phạm b ị xóa bỏ
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ liậ t
196


Hỉnh sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý. Neu hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không được ghi nhận trong Bộ luật
Hình sự thì cũng không coi là tội phạm.
Tội phạm bị xóa bỏ là những hành vi cụ thể được Bộ luật Hình sự qui định
là tội phạm nhưng do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội, cơ chế, chính
sách nên những hành vi đỏ được không còn nguv hiểm cho xã hội nữa nên Bộ
luật Hình sự không xác định là tội phạm. Bộ luật Hình sự không còn qui định
thành tội danh kèm theo đó là những hình phạt tương ứng. Do những biến đổi về
tình hình nên nhiều hành vi trước đây bị coi là phạm tội nhưng hiện nay người
thực hiện hành vi đó không bị coi là tội phạm như tội buôn bán tem phiếu... hoặc
những hành vi qui định trong một tội danh này đã được pháp luật qui định, điều
chỉnh ở một tội danh khác phù hợp hơn. Ví dụ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua tháng 6/2009 đã bãi bô 4 điều qui
định tội danh. Cụ thể: Điều 131 (tội xâm phạm quyền tác giả), Điều 183 (tội eây
ô nhiễm nguồn nước), Điều 184 (tội gâv ô nhiễm đất). Đây là những tội danh đã
được thay thế bằng những tội danh khác tương ứng. Riêng Điều 199 (tội sử dụng
trái phép chất ma túv) dược bãi bỏ nhằm phù hợp với quy định mới của Luật
phòng, chổng ma tuý sửa đổi năm 2008 khi coi người sử dụng m a tuý là người
bệnh, là nạn nhân cần giúp đỡ chứ không phải là người phạm tội.
M ột số điều cùa Bộ luật Hình sự được bổ sung, thay đổi, theo đó có những
hành vi trước đó được coi là cân cứ khởi tổ bị can, truy tổ trước pháp luật (xác
định người thực hiện hành vi đó là có tội) nhưng nay không còn xác định là có

tội, nên người thực hiện hành vi đó có thể không bị coi là tội phạm. Chẳng hạn
như Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, được
thông qua năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. đã có sự thay đổi nâng mức
định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm ở 12 điều luật. V ì sao lại có sự sửa
đổi như vậy? Theo qui định của Bộ luật Hình sự thì nhiều hành vi (nhất là hành
vi chiếm đoạt tài sản hoặc phạm tội về kinh tế) phải bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, trong khi số tiền chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại không lớn. Thực tế thực thi
pháp luật cho thấy, hoặc là rất nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc gây thiệt hại
197


đã xảy ra nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do “ vụn vặt, không đáng
kể, diễn ra phổ biển” hoặc nếu thụ lý điều tra theo tố tụng thì số lượng án quá
lớn, dẫn đến quá tải trong công tác điều tra. truy tố, xét xử, thi hành án, dẫn đến
việc thực thi pháp luật không nghiêm. Chẳng hạn, với qui định một người trộm
cắp 500 ngàn đồng là bị xử lý hình sự, tính ra chỉ cần ăn cắp vài con gà là phải bị
truy tổ trước pháp luật. Tương tự, các hành vi như huỷ hoại tài sản, tham ô, đưa
hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hổi lộ, lợi dụng ảnh hường đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi... cũng chỉ cần chiếm hưởng 500 ngàn đồng cũng sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Rõ ràng, những qui định này đã không còn phù hợp với
tình hình mới. Việc nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình
sự là nhàm để hiệu lực của luật được cao hơn. hạn chế người bị xử lý về hình sự,
trong khi người vi phạm vẫn có thể bị xử lý bằng các hình thức khác phù hợp hơn
như xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, đưa vào cơ sờ giáo dục...
Theo qui định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Bộ luật
Hình sự thì, nâng mức định lượng toi thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự từ
“ năm trăm nghìn đồng’’ lên “ hai triệu đòng” tại khoản 1 các Điều 137 (tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản), Điều 138 (tội trộm cap tài sản), Điều 139 (tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản), Điều 143 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), Điều
278 (tội tham ô tài sản), Điều 279 (tội nhận hối lộ), Điều 280 (tội lạm dụng chức

vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản), Điều 283 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi), Điều 289 (tội đưa hổi lộ), Điều 290
(tội làm môi giới hối lộ) và Điều 291 (tội lợi dụng ảnh hưởng đổi với người có
chức vụ, quyền hạn để trục lợi). Nâng mức định lượng chiếm đoạt tài sản từ “ một
triệu đồng" lên “ bốn triệu đồng” tại khoản 1 Điều 140 (tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản) và bỏ từ “ trên” tại điểm d, khoản 2, Điều 140 (chiếm đoạt tài
sản có giá trị từ trên 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng). Nâng mức định
lượng chiếm giữ trái phép tài sản từ “ năm triệu đồ ng” lên “ m ười triệu đồng” tại
khoản 1, Điều 141 (tội chiếm giữ trái phép tài sản). Nâng mức định lượng trốn
thuế tại khoản 1, Điều 161 (tội trốn thuế) ẩ‘từ năm m ươi triệu đằng đến dưới một
trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã b ị xử phạt hành chính ve hành v i tron thu ế'’
198


lên “ trôn thuê từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đông hoặc dưới một
trăm triệu đồng nhung đã bị xử phạt hành chính về hành vì tron thuế”. Tương
ứng nâng định lượng tại khoản 2. Diều 161 “ tron thuế với sổ tiền từ một trăm
năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng ” lên mức “ tron thuế với số
tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng ” và nâng mức định
lượng tại khoản 3, Điều 161 “ tron thuế với sô tiền từ năm trăm triệu đồng trở
lên " lên mức “ trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là. luật cũng qui định số tiền định lượng này chỉ
áp dụng cho người phạm tội lần đầu. Người chiếm đoạt tài sản dưới hai triệu
đồng nhưng thuộc các trường hcjp "gâv hậu quả nghiêm trọng” hoặc “ đã bị xử
phạt hành chính’* hoặc “ đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án
tích” thì vẫn có thể bị xử lý hình sự. Vì vậy, sự thay đổi này, người thực hiện
hành vi trái pháp luật có thể bị kết án, cũng có thể không phạm tội (nếu gây thiệt
hại chưa đến mức theo qui định mới thi coi như không phạm tội) dưới góc độ nào
đó có thể xem như tội phạm bị xỏa bỏ.


3.2. Kỹ năng cập nhật thông tin
* Trường hợp xóa bỏ tội danh
Là trường hợp, Bộ luật Hình sự không quy định hành v i mà người bị kết
án đã thực hiện là tội phạm và điều luật đã áp dụng cho người bị kết án đã bị xóa

Khi có sự thay đổi của chính sách hình sự và sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật
Hình sự, cán bộ lý lịch tư pháp cần phải nấm bẳt kịp thời để hiểu và cập nhật
những điểm mới của Bộ luật Hình sự, những trường hợp nào tội phạm được xóa

Tra cứu, kiểm tra các thông tin trong hồ sơ lý lịch tư pháp để phát hiện các
trường hợp bị xử phạt về tội danh mà Bộ luật Hình sự sửa đổi đã loại bỏ để lưu ý
cập nhật, bổ sung các thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp của họ.
Sau khi nhận được các quvết định từ Tòa án như quyết định miễn chấp
hành hình phạt thì cán bộ lý lịch tư pháp cần nghiên cứu xác định:

199


+ Neu người bị kết án đang chấp hành hình phạt thì Tòa án ra quyết định
cỏ phải là Tòa án nơi người bị kết án chẩp hành hình phạt ban hành hay không?
+ Neu người bị kết án chưa thi hành án hoặc đang hoãn thi hành án thì
Tòa án ra quyết định là Tòa án nơi người bị kết án cư trú hay Tòa án nơi người bị
kết án làm việc ban hành?
Cản bộ lý lịch tu pháp phải rõ nội dung của quyết định vào trong bản lý lịch
tư pháp, cũng như ngày tháng và thẩm quyền của người ban hành quyết định.
Đồng thời phải ghi luôn xuống dưới là đã được xóa án tích cũng như lý do mà án
tích được xóa. Bởi vì, theo quy định của pháp luật hình sự (nghị quyết 33 của
Quốc hội) đối với tội danh đã được xóa bỏ thì không được coi là án tích.
Ncu người bị kết án đã thi hành án xong, thì cán bộ lý lịch tư pháp cũng
phải ghi ở bên cạnh của dòng ghi án tích là đã được xóa án tích. Theo quy định

của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 thì không xử lý hình sự đối với người thực
hiện các hành vi sau:
- Sử dụng trái phép chất ma tủy quy định tại Điều 199 Bộ luật Hình sự
năm 1999;
- Ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 274 Bộ luật Hình sự;
- Các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 131 Bộ luật Hình

- Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy dịnh tại Điều 171
Bộ luật Hình sự trừ hành v i xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Đối với hành v i xâm phạm quyền sơ hữu công nghiệp quy định tại Điều
171 Bộ luật Hình sự, khi lập lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin trong hồ sơ lý
lịch tu pháp không hề có bản án và không có thông tin về việc người bị kết án đã
thực hiện hành vi phạm tội là hành v i gì? Có phải là hành xâm hại quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý hay là hành v i khác nên cán bộ lý
lịch tư pháp cần phải soạn thảo công văn yêu cầu tòa án đã ra quyết định thi hành
án cung cấp thêm thông tin (cụ thể là đề nghị tòa án cấp cho Sở tư pháp một bản
200


sao của bản án đà có hiệu lực pháp luật) để xác định. Neu hành vi của người bị
kết án không phải là hành vi xâm hại quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu và chi dần địa lý thì cán bộ tư pháp phải ghi bên cạnh là đã xóa án tích vì lý
do gì.
* Trường hợp có sự thay đổi về cấu thành
Là những trường hợp. cấu thành cơ bản của tội danh đã được sửa đổi nên
người bị kết án đã thực hiện tội phạm theo cấu thành quy định trong Bộ luật Hình
sự cũ thì không còn bị coi là tội phạm. Ví dụ như các tội chiếm đoạt tài sản chỉ
cấu thành tội phạm nếu tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu trở lên nếu không thuộc
trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Neu việc chấp hành hình phạt đã xong: Trong trường hợp có sự thay đổi
về cấu thành của tội danh, cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp cần rà soát hồ sơ lý
lịch tư pháp để thong kê các trường hợp đã phạm tội theo khoản 1 Điều 137, 138,
139, 278, 280, 279, 283. 289. 290, 291, 140 , 141, 143, 161, 248, 171, 182,
183,184, 185, 191, 248, 224. 225, 226 Bộ luật Hình sự để yêu cầu Tòa án đã ra
quyết định thi hành án cung cấp thêm thông tin làm rõ hành vi phạm tội của
người bị kết án là gì và yêu cầu cung cấp một bản sao của bản án đã có hiệu lực
pháp luật. Neu hành vi của người bị kết án không câu thành tội phạm theo quy
định của Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung thì cán bộ lý lịch tư pháp phải ghi là đã
xóa án tích vì hành không cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều ...
Bộ luật Hình sự sửa đổi. bổ sung năm 2009.
Neu chưa chấp hành hình phạt hoặc hoãn thi hành án: Tòa án gửi các
quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình
phạt thì cán bộ lý lịch tư pháp cũng phải cập nhật và ghi rõ đã được xóa án tích V
hành vi không cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản, Điều Bộ luật Hình sự.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, không xử
lý về hình sự đối với người thực hiện các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yểu
tố định tội khác:
+ Các hành vi theo khoản 1 Điều 137, 138, 139, 278, 280 của Bộ luật

201


Hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng;
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 279, 283, 289, 290, 291 Bộ luật Hình
sự mà tài sản phạm tội có giá trị dưới 2 triệu đồng;
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự mà tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị dưới 4 triệu đồng;
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự mà tài sản bị
chiếm giữ trái phiếu có giá trị dưới 10 triệu đồng;

+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự mà thiệt hại có
giá trị dưới 2 triệu đồng;
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật Hình sự mà số tiền trốn
thuế dưới 100 triệu đồng;
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự mà số tiền hoặc
hiện vật đánh bạc có giá trị dưới 2 triệu đồng;
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 171, 182, 183,184, 185, 191, 248 Bộ
luật Hình sự theo tình tiết “ đà bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm’';
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 224, 225, 226 Bộ luật Hình sự theo
tình tiết “ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm” .

4. Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung
4.1.Các trường hợp p h ả i cập nhật thông tin lý lịc h tư pháp bỗ sung
Trường hợp lý lịch tư pháp của một người đã được lập, sau đó có quyết
định của Tòa án về miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình
phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Sở Tư
pháp cập nhật những thông tin này vào Lý lịch tư pháp của người đó.
Đối với quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không chấp nhận kháng
nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư
pháp ghi nội dung quyết định đó vào Lý lịch tư pháp.
Đổi với quyết định giám đổc thẩm hoặc tái thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp cập nhật thông tin lý lịch tư pháp như sau:
Trường hợp Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định bị huỷ thì
202


Lý lịch tư pháp được xóa bỏ trong trong cơ sở dừ liệu lý lịch tư pháp; Trường hợp
lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều hàn án, quyết định thì thông tin về bàn án,
quyết định bị huỷ trong Lý lịch tư pháp bị xóa bỏ.
Trường hợp lý lịch tư pháp của một người đã được lập mà sau đó bị kết án

bàng một bản án khác thì Sở Tư pháp bổ sung những thông tin của bản án tiếp theo
vào Lý lịch tư pháp của người đó.
Khi nhận được giấy chứng nhận đà chấp hành xong hình phạt cải tạo không
giam giữ. phạt tù cho hường án treo và các hình phạt bô sung; quyết định đình chỉ
thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết
án thực hiện xong nghĩa vụ, Sở Tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo
nội dung của giấy chứng nhận, quyết định, vãn bản thông báo.
Trường hợp người bị kết án đương nhiên được xóa án tích thì Sở Tư pháp
thực hiện việc cập nhật thông tin như sau: Khi nhận được giấy chứng nhận xóa
án tích của Tòa án thì ghi “ đã được xóa án tích'” vào Lý lịch tư pháp. Khi xác
định người bị kết án có đủ diều kiện đương nhiên được xỏa án tích theo qui định
cùa Bộ luật Hình sự thì ghi “ đã được xóa án tích" vào Lý lịch tư pháp của người

Trường hợp người bị kết án đưực Tòa án quyết định xỏa án tích theo qui
định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tổ tụng hình sự thì Sở Tư pháp ghi “ đã được
xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp cùa người đó.

4.2. Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bồ sung
- Hoàn thiện qui trình cập nhật, tiếp nhận, gửi và nhận thông tin giữa Sở
Tư pháp và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Thiết lập quan hệ với các cơ quan tòa án để cập nhật thông tin bổ sung
đối với từng trường hợp cụ thể.
- Thống nhất qui trình cập nhật thông tin và các biểu mẫu để tránh những
trường hợp sai sót.
- Thực hiện đúng qui định về thời gian cập nhật và gửi thông tin bổ sung
lý lịch tư pháp: Sở Tư pháp phải eửi thông tin cập nhật bổ sung cho Trung tâm lý
203


lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc

cập nhật thông tin. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cập nhật vào cơ sở dừ liệu
lý lịch tư pháp ngay sau khi nhận được thông tin bổ sung.

204


Bài 11
K ỹ năng cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp
trong trường họp người bị kết án được xỏa án tíc h 1

1. Kỹ năng xác định việc xóa án tích trong một sổ trường cụ thể
Đe có kỹ năng cập nhật, xử lý được đầy đủ. chính xác thông tin lý lịch tư
pháp, xác định đối tượne xin cấp phiếu đã được xóa án tích hay chưa, cán bộ làm
công tác lý lịch tư pháp phải nắm rõ những quy định pháp luật về án tích, xóa án
tích, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xóa án. Đặc biệt, khi cần sự hỗ trợ của các
cơ quan chức năng để nắm bắt rõ thông tin về đối tượng thì cần có hoạt động
phối hợp trong công tác. trên cơ sở đỏ, sau khi nhận được các kết quả do cơ quan
hữu quan cung cấp. thực hiện các hoạt động xử lý thông tin tiếp theo.
Theo khoản 5 Điều 13 Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BTP-TANDTCVKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối
cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Công an- Bộ quốc phòng về Hướng dẫn
trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
quy định: Tòa án đã ra quyết định xóa án tích hoặc cấp giấy chửng nhận xóa án
tích có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy chứng nhận đó cho Sở T ư pháp nơi Tòa án
có tm sở.
Việc ghi thông tin về án tích trong lý lịch tư pháp cần thực hiện theo đúng
quy định tại Điều 7 Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 201 lcủa
Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch
tư pháp
Cán bộ lý lịch tư pháp cần chú ý một sổ trường hợp cụ thể sau đây:
Thứ nhât, xỏa án tích trong trường hợp không có khả năng châp hành

phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí: Trong thực tế. người bị kết án đã chấp
hành xong hình phạt chính trong bản án (đã chấp hành xong hình phạt tù, cải tạo

1 Bài 8.1.4 trong ChươTìi; trinh Đ ào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác lý lịch tu
pháp

205


không giam giữ, qua thời gian thử thách của án treo mà không phạm tội mới...)
nhưng không có khả năng chấp hành hình phạt tiền (khi phạt tiền là hình phạt bổ
sung), không có khả năng bồi thường thiệt hại, đóng án phí mà bản án đã tuyên;
hoặc không phải thi hành án do đã hết thời hiệu thi hành bản ản theo quv định
của pháp luật. Có một sổ người chỉ có khả năng chấp hành một phần hoặc hoàn
toàn không có khả năng chấp hành án về phạt tiền, về bồi thường thiệt hại gây ra,
về án phí theo bản án tuyên. V ì vậy nếu họ đã không phạm tội mới trong thời hạn
pháp luật quy định thì tòa án có thể xem xét xóa án tích cho họ. Neu họ đã được
tạm hoãn thi hành những nội dung trên mà nay họ cũng không có khả năng thi
hành án, trong những trường hợp này người xin xóa án tích phải xin giấy chứng
nhận của U BND xà, phường, thị trấn hoặc cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã nơi
người đỏ đang cư trú, làm việc xác nhận họ không có khả năng về kinh tế để thi
hành được những quyết định khác trong bản án và việc xóa án tích đối với họ
được giải quyết như sau ะ
- Neu người bị hại đồng ý không yêu cầu đổi tượng phải bồi thường thiệt
hại, thì tòa án ra quyết định xóa án tích cho người bị kết án. tuy nhiên trong quyết
định xóa án này cần xác nhận ý kiến của người bị hại không đòi bồi thường, việc
người bị hại không yêu cầu bồi thường phải được lập thành biên bản và lưu vào
hồ sơ vụ án; nếu người bị hại vẫn đòi bồi thường thì chưa được xóa án tích.
- Neu là phạt tiền, bồi thường hoặc án phí nộp cho Nhà nước thì trước khi
quyết định xóa án tích, tòa án phải xem xét và quyết định việc miễn chấp hành

tiền phạt, tiền bồi thường hoặc án phí cho người bị kết án, nếu bản án đã có hiệu
lực pháp luật được mười năm. Sau đó mới xem xét và quyết định việc xóa án
tích. Nếu chưa hết hạn đó thì chưa được xỏa án tích.

Thứ hai, xóa án tích trong trường hợp hết thời hiệu thi hành án: Neu
người bị kết án chưa chấp hành án mà hết thời hiệu thi hành án (quy định tại
Điều 46 Bộ luật Hình sự) mà họ không phạm tội mới trong thời hạn quy định (tại
các điều 64, 65, 66 Bộ luật Hình sự) thì cũng được đương nhiên xóa án tích hoặc
xóa án tích do tòa án quyết định. Tuy nhiên, nếu họ chì được tạm hoãn thi hành
án hoặc đã trốn tránh việc thi hành án thì không được hường thời hiệu về thi hành
206


2. Tiếp nhận và xử lý thông tin về án tích
Một người đã chấp hành xong hình phạt chính của bản án cũng như những
quyết định khác được đề cập trong bản án như: bồi thường thiệt hại, án phí... thì
sẽ tính thời gian để xóa án tích đối với người đó. cần lưu ý về thời điểm thi hành
hết những nội dung trong quyết định có liên quan chặt chẽ đen thời điểm tính xóa
án tích.
Ví dụ:
Ngày 12.1.2007 Trân V bị Tòa án nhân dân quận K tuvên phạt 2 năm tù
về tộ i "trộm cắp tà i sàn ” theo khoản 2 Điểu 138 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra V
phải bồi thường thiệt hại là 3 triệu đòng, nộp án ph í hình sự là 50.000 đồng. Sau
khi chắp hành xong 2 năm tù, ngày 12.1.2009 V được trả tự do. VI hoàn cảnh
kinh tê khó khăn1 V chưa có điều kiện đê nộp tiền án p h í cũng như bồi thường
thiệt hại. 1 năm sau khi ra tù, V m ới cỏ đủ điêu kiện đê nộp những khoản nêu
trên. Ngày 15.2.2010 V đên cơ quan có thâm quvên nộp những khoản tiền nêu
trên. Từ th ờ i điếm V chắp hành xong toàn bộ nhừng nội dung trong quyết định
của bàn án (15.2.2010), mới bắt đầu tính thờ i gian xỏa án theo quy định cùa
pháp luật.

Trong trường hợp một người đang trong thời gian xóa án mà lại phạm tội
mới và có bản án mới thì việc xóa án tích đối với người đó sẽ được thực hiện như
sau: thứ nhất, việc xác định thời gian xóa án tích đối với bản án cũ được tính lại
kể từ ngày đối tượng chấp hành xong bản án mới (toàn bộ hình phạt chỉnh cũng
như những quyết định khác trong bản án m ới); thứ hai, thời điểm xóa án đối với
bản án mới cũng được tính từ thời điểm người bị kết án chấp hành xong toàn bộ
nội dung trong quyết định cùa bản án mới đó.
Trường hợp người bị kết án có nhiều bản án khác nhau (tội phạm thực
hiện trước nhung bị phát hiện sau và đưa ra xử sau, tội phạm thực hiện sau nhưng
bị phát hiện trước và đưa ra xử trước), việc xóa án tích được tính đối với từng
bản án độc lập vì đối tượna không phạm tội trong thời gian xỏa án.

207


Trường hợp xóa án tích đối với những bản án khác loại cũng cần chú ý
trường hợp: một người đang thi hành thời gian thử thách của một bản án cho
hưởng án treo, thì phát hiện trước khi thực hiện hành vi phạm tội và bị kểt án cho
hường án treo này, người bị kết án còn thực hiện hành vi phạm tội khác nguy
hiểm và nghiêm trọng hom rất nhiều. Hành vi phạm tội bị phát hiện sau đã bị khởi
tố, điều tra, truy tổ và xét xử. Tòa án tuyên phạt hành vi phạm tội mà đối tượng
thực hiện trước nhưng bị phát hiện và đưa ra xét xử sau là 2 năm tù. Trong
trường hợp này, người bị kết án phải thi hành đồng thời hai bản án (bản án cho
hưởng án treo và bản án tuyên phạt tù). Do họ không phạm tội trong thời gian thử
thách của án treo, cũng như không phạm tội trong thời gian xóa án tích. V ì vậy,
việc tính thời gian xóa án đối với người này cũng thực hiện độc lập đối với từng
bản án.
Đổi với người được hường án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử
thách, thì trong mọi trường hợp Tòa án quyết định buộc họ phải chấp hành hình
phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại

Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội chấp hành
chung mức hình phạt của hai bản án và thời điểm xóa án được tính khi người bị
kết án ra tù cũng như phải chấp hành xong toàn hộ những quyết định khác trong
bản án (những quyết định về bồi thường và án phí trong cả hai bản án).
V í dụ:
Vào năm 2005, Tran T b ị tạm g iữ tạ i công an huyện về hành vi “ đánh
bạc ”, sau đó vụ án đã bị khởi tố theo quy định của pháp luật. T b ị tạm giam để
tiến hành điều tra, truy tố và xét xử. Thời gian tạm giam là 18 tháng, khi Tòa án
đưa ra xét xử T b ị tòa tuyên cho hưởng án treo, thờ i gian thử thách là 21 thảng
được tính từ ngày tuyên án. Vậy th ờ i gian xóa án được tính từ th ờ i điếm nào? Có
được quy đổi th ờ i gian tạm giam để trừ vào th ờ i gian thử thách của án treo hay
không? Việc xóa án tích do cơ quan nào có tham quyển quyết định?
V ới tình huống trên cần lưu ý một số điểm sau: “ K hi xử phạt tù không quá
ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu
xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởne án treo
208


và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm... Đối với người được hưởng án
treo mà phạm tội mới trone thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải
chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án m ới’*
(Điều 60 Bộ luật Hình sự).
Trường hợp Trần T nêu trên đã bị tạm giam trước đây là 18 tháng và khi
tuyên án. tòa án cho hưởng án treo; thời gian tạm giam trước đây của T sẽ được
ghi nhớ để Tòa án tổng hợp hình phạt nếu như T có phạm tội mới, trường hợp
này sẽ không qui đổi thời gian tạm giam sang thời gian thử thách của ản treo. T
sẽ được đương nhiên xóa án tích sau một năm kể từ khi hết thời hạn thử thách.
Tuy nhiên theo hướng dần tại Nghị quyết sổ 01/2007/NQ-HĐTPTANDTC của
Hội đồng thẩm phán TA N D Tối cao thì thời gian bị tạm giam có ý nghĩa đối với
việc xác định thời gian thử thách của án treo. Cụ thể: khi cho người bị xử phạt tù

hưởng án treo, trong mọi trường hợp Tòa án phải ấn định thời gian thử thách từ
một năm đến năm năm và phân biệt như sau:
a) Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử
thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới một năm và không
được quá năm năm.
b) Trường hợp người bị xư phạt tù đã bị tạm giam thì lẩy mức hình phạt tù
trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp
hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù
còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới một năm và không được quá
năm nẫm .v í dụ: Tòa án xử phạt A ba năm tù cho hưởng án treo. Do A đã bị tạm
giam 1 năm, như vậy mức hình phạt tù còn lạ i A ph ái chấp hành là 2 năm (3 năm
- 1 năm = 2 năm). Tòa án ấn định thờ i gian thử thách đoi với A là 4 năm (2 năm
+ 2 = 4 năm).
c) Trong trường hcrp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian ngấn hơn
mức được hướng dẫn tại các điểm a và b tiểu mục 6.4 này, nhung phải ghi rõ lý
do trong bản án.
Ngoài ra. nếu có nhu cầu. sau một năm khi hết thời gian thử thách, T có
thể đến Tòa án đã xử án sơ thâm đê đề nghị Chánh án cấp giấy chứng nhận xóa
209


án tích.
Thông tin Lý lịch tư pháp được cập nhật từ Tòa án đã xét xử sơ thâm cụ
thể như sau:
(1) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày bản án sơ thẩm có hiệu lực
pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án phúc thẩm, Chánh Văn phòng của
Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án có trách nhiệm gửi trích lục bản án cho Trung tâm lý
lịch tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của người bị kết án.
N ội dung của trích lục bản án phải có đầy đủ các thông tin sau: Thông tin
lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều

khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự
trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Tòa án đã tuyên bản án,
số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.
(2) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của
Chủ tịch nước về ân giảm hình phạt tử hình, Chánh văn phòng của Tòa án đã xử
sơ thẩm vụ án có trách nhiệm gửi một bản sao quyết định đó cho Trung tâm lý
lịch tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của người được ân giảm hình phạt tử hình.
Theo đó, Trung tâm lý lịch tư pháp cần nhanh chóng và khẩn trương cập nhật
thông tin vê đôi tượng vào hô sơ lý lịch tư pháp của họ.
(3) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định quy định tại
các khoản từ khoản 2 đến khoản 8 và khoản 13; cấp giấy chứng nhận quy định tại
khoản 14 Điều 15 của Luật Lý lịch tư pháp, Chánh Văn phòng của Tòa án đã ra
quyết định, cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi một bản quyết định, giấy
chứng nhận đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của người
bị kết án.
(4) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tiếp nhận
chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù quy định tại khoản 16 Điều 15
của Luật này, Chánh Văn phòng của Tòa án đã ra quyết định đó gửi một bàn
quyết định và trích lục bản án cho Trung tâm lư lịch tư pháp cấp tỉnh nơi cư trú
cuối cùng trước khi xuất cảnh của người được chuyển giao.

210


Việc nhanh chóng, kịp thời chuyển giao thông tin của Tòa án đến Trung
tâm lý lịch tư pháp giúp Trung tâm nẳm bắt đầy đủ mọi thông tin cá nhân, nhờ
đó. khi cỏ yêu cầu của người cần cung cấp phiếu lý lịch tư pháp cũng như yêu
cầu của các cơ quan có thẩm quyền, Trung tâm lý lịch tư pháp có thể đáp ứng kịp
thời, đầy đủ, chính xác. bảo đảm quyền và lợi ích tối ưu cho người xin được cấp
phiếu lý lịch tư pháp.

Thông tin Lý lịch tư pháp được cập nhật từ Viện kiêm sát nhân dân Tôi

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trích lục bản án
hoặc trích lục án tích quy định tại khoản 15 Điều 15 của Luật Lý lịch tư pháp, cơ
quan có thẩm quyền cùa Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi một bản sao trích lục
bản án hoặc trích lục án tích đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Thông tin Lý lịch tư pháp được cập nhật từ Bộ Công an
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận dược quyết định đặc xá,
đại xá. quyết định miễn, giảm hình phạt quy định tại các khoản 12 và 16 Điều 15
cua Luật Lý lịch tư pháp, ca quan cỏ thâm quyền của Bộ Công an có trách nhiệm
gửi một bản sao quyết định đố cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

211


×