Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chuyên đề TNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.57 KB, 2 trang )

LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 3
1.Lý do chọn chuyên đề:
Môn TN - XH là một môn học có nội dung kiến thức gần gũi với học sinh, có
liên quan đén kỹ năng sống của bản thân với môi trường.
2.Mục tiêu chung của môn TN- XH:
* Kiến thức: Giúp học sinh có một số kiến thức co bản ban đầu về:
- Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh
tật, tai nạn)
- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
* Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành cho các em kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ bản thân; ứng xử
hợp lý trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn.
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của
mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
* Thái độ và hành vi:
- Các em có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình
và cộng đồng.
- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
3. Nội dung môn TN – XH lớp 3: Chương trình môn Tn – XH lớp 3 gồm 3 chủ đề có
nội dung gần gũi với học sinh.
- Con người và sức khoẻ
- Xã hội
- Tự nhiên.
4. Phương pháp và hình thức dạy học môn TN – XH:
Do phần lớn các hình ảnh trong bài đóng vai trò là nguồn tri thức. Muốn khai
thác được các nguồn tri thức này, HS phải quan sát, thực hành, liên hệ thực tế và động
não suy nghĩ để rút ra nhận xét, kết luận.
Vì vậy dạy TN – XH có thể sử dụng các phương pháp và hình thức sau: quan
sát, động não, đóng vai, thảo luận, giảng giải, hợp tác nhóm nhỏ, trình bày, trò chơi,
hỏi đáp, thực hành, vẽ......
Để đạt được mục tiêu từng bài học thì trong mỗi tiết học cần phối hợp một số


phương pháp khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo, tăng cường sự chủ động tìm tòi,
phát hiện kiến thức mới của học sinh.
Tuy vậy trong khi dạy giáo viên cũng cần chú ý:
- Do đối tượng quan sát của các em là tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình...;là khung
cảnh gia đình, lớp học, cuộc sống ở địa phương; là cây cối, con vật và một số sự vật,
hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội nên giáo viên cần hướng dẫn
học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới
về tự nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động khám phá, tìm tòi, phát hiện ra tri thức
mới, từ đó biết vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống.
- Tổ chức hoạt động vẽ hoặc trò chơi để củng cố, khắc sâu kiến thức và phát triển trí
tưởng tượng của hoc sinh đồng thời làm cho tiết học hấp dẫn và nhẹ nhàng hơn.
- Tổ chức những hoạt động thực hành để học sinh biết cách thực hiện những hành vi
có lợi cho sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
* Các bước dạy một tiết TN – XH:
- Kiểm tra bàicũ
- Dạy bài mới:
+ Giới thiệu bài: Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc thông qua hoạt động khởi động có
nội dung liên quan để giới thiệu)
+ Sau mỗi hoạt động, GV nhận xét, chốt ý.
- Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét, liên hệ....
Cụ thể bài: VỆ SINH THẦN KINH
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:- Biết một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
*Kỹ năng:- Biết tự chăm sóc bản thân để phòng một số bệnh về thần kinh
* Thái độ:- Hs có ý thức giữ vệ sinh cơ thể tốt.
2. Đồ dùng: Thông tin và các hình ảnh trong SGK trang 32,33
3. Hoạt động dạy học:
a.Bài cũ:
b. Bài mới:

- Giới thiệu bài
- Chia làm 3 hoạt động, trong đó hoạt động 1 đã được khối thống nhất sử dụng
phương pháp mới đó là kỹ thuật “khăn trải bàn”.
*Mục tiêu của hoạt động là:
- Giúp hs nhận biết những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Có ý thức giữ vệ sinh cơ thể.
Thông qua hoạt động này, học sinh độc lập suy nghĩ và cùng trao đổi ý kiến, tăng
cường hợp tác giữa cá nhân và nhóm để thống nhất câu trả lời.
4. Củng cố, dặn dò:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×