Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Cơ sở văn hóa Việt Nam_ Cây sáo trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ……………………….…………..
KHOA ……………
--------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: CÂY SÁO TRÚC VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................1

Chương 1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỰ PHÁT TRIỂN .........................................2
1.1.

1.2.

Nguồn gốc....................................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm về sáo ............................................................................................2
1.1.2. Cây sáo ra đời như thế nào .............................................................................2
1.1.3. Sự lâu đời và đa dạng của sáo ........................................................................2
1.1.4. Tại sao cây sáo lại có thể phát ra âm thanh ....................................................3
Lịch sử phát triển .......................................................................................................4


1.2.1. Quá trình du nhập vào Việt Nam ..................................................................4
1.2.2. Cải tiến cây sáo trúc .....................................................................................4
1.3 Sơ kết .....................................................................................................................4
CHƯƠNG 2 . CẤU TẠO, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI, PHƯƠNG THỨC SẢN
XUẤT SÁO TRÚC.........................................................................................................5
2.1 Cấu tạo,đặc điểm của sáo ..................................................................................5
2.1.1 Cấu tạo………………………………………………………………………….5
2.1.2 Cách sử dụng và đặc điểm âm thanh của sáo trúc……………………………..5
2.2 Phân loại và phương thức sản xuất cây sáo trúc .............................................9
2.2.1. Phân loại .........................................................................................................9
2.2.2. Phương thức sản xuất ...................................................................................12
2.3 Sơ kết …………………………………………………………………………...
…13
CHƯƠNG 3. SÁO VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON
NGƯỜI VIỆT NAM ...................................................................................................15
3.1Trong hội họa ........................................................................................................15
3.2 Tiếng sáo gắn liền với tuổi thơ ...........................................................................16
3.3 Trong các điệu chèo .............................................................................................18
3.4 Nghệ thuật Chầu Văn .........................................................................................19
3.5 Độc tấu sáo trúc ...................................................................................................20
KẾT LUẬN.................................................................................................................22

2


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay , những bản nhạc dân tộc đặc sắc, những khúc
dân ca ngọt ngào của các vùng miền có lẽ đã dần được thay thế bởi các bản nhạc trẻ, các
bản nhạc sôi động từ nền văn hóa các nước trên thế giới. Bên cạnh sự phát triển âm
nhạc mạnh mẽ đó, với công nghệ hiện đại người ta đã tạo ra rất nhiều các loại nhạc cụ
với tính năng đa dạng, phát ra nhiều âm thanh số khác nhau để bản nhạc trở nên hay
hơn. Một phần không thể thiếu trong âm nhạc, nhạc cụ không những thể hiện đời sống
tinh thần phong phú và đa dạng của các dân tộc mà qua đó còn thấy được những nét văn
hóa riêng, những quan niệm và cách nghĩ, phong tục và tập quán riêng của họ. Đặc biệt,
mỗi nhạc cụ đều có những âm thanh thú vị, độc đáo, thể hiện những sắc thái riêng ẩn
chứa trong đó là một nền văn hóa đa dạng đã được hình thành trong suốt một chặng
đường dài của lịch sử. Vì vậy, các nhạc cụ dân tộc nước ta cũng rất cần được bảo tồn,
phát huy để duy trì và làm đậm đà thêm bản sắc dân tộc của nước ta.
Đó là lý do nhóm em quyết định chọn đề tài : “ Cây sáo trúc Việt Nam” nhằm giới
thiệu đến các bạn một nhạc cụ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cũng như góp phần
gìn giữ vẻ đẹp, và tôn vinh văn hóa nước nhà
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ thực trạng bảo quản và phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền
thống của các dân tộc Việt Nam nhằm củng cố kiến thức về nhạc cụ “sáo trúc” mang
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trước sự du nhập của nhiều loại nhạc nước
ngoài, thì yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị của nhạc cụ dân tộc truyền thống, là một
việc làm hết sức cấp thiết và cần được quan tâm.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận
xét, đánh giá.
Liên hệ thực tiễn dựa trên những kiến thức nền tảng, đi sâu vào phân tích vai trò
của sáo trúc đối với nền văn hóa của Việt Nam.

4



CHƯƠNG 1 : NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
1.1 Nguồn Gốc
1.1.1 Khái niệm về sáo
Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng
sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông
dụng và có nhiều loại. Sáo ngang lúc đầu có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng về sau
không còn được sử dụng. Loại sáo ngang ngày nay có các lỗ bấm theo hệ thống thất
cung (Do Re Mi Fa Sol La Si) với tên gọi khác nhau căn cứ vào âm trầm nhất mà sáo có
thể phát ra.
1.1.2 Cây sáo được ra đời như thế nào

Bắt nguồn từ tiếng kêu của cây lau sậy khi có gió thổi qua, từ đó qua nhiều cảm
hứng sáng tạo của các “nghệ sỹ xưa” mà cây lau sậy tầm thường đã trở thành một nhạc
cụ âm nhạc có thể dùng để diễn tấu. Và qua thời gian, những nhạc cụ như vậy được làm
với nhiều nguyên liệu khác nữa như xương động vật, tre, trúc và được gọi là sáo.
1.1.3 Sự lâu đời và đa dạng của sáo

5


Trong những dấu tích cổ xưa, cây sáo được ghi nhận từ rất sớm. Kinh Thánh có
trích dẫn người Jubal là cha đẻ của cây sáo đầu tiên. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể
xác thực.
Cây sáo có lịch sử lâu dài khoảng 7000 năm, các sách cũ thường ghi rằng sáo có
nguồn gốc từ Nam Mỹ, còn trong sách “Khảo cứu nhạc cụ Đông Á” của Nhật cho rằng:
sáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Còn trong các tài liệu cổ của TQ chép rằng : bắt nguồn từ
Trương Khiên đời Tây Hán đi sứ núi Tây Vực truyền vào Trung nguyên. Vậy rốt cuộc
cây sáo trúc có nguồn gốc bản địa hay ngoại lai.
Ở Ấn Độ, 1500 năm trước công nguyên đã có những tài liệu nói về sáo. Bộ môn
sáo cũng là một phần thiết yếu trong văn hóa và tôn giáo Ấn Độ. Tiếng sáo là giao kết

của nhiều thế giới với nhau. Người ta tin rằng tiếng sáo có khả năng dẫn dắt linh hồn
con người về nơi cực lạc vĩnh hằng. Tiếng sáo réo rắt đã làm nên một nét độc đáo của
nền văn hóa vĩ đại .
Ở vùng Địa Trung Hải, người ta cũng tìm thấy dấu hiệu của cây sáo. Nhưng những
dữ kiện này chỉ là các hình ảnh trên đền thờ.
Những bức tranh thời kỳ La Mã, ngay từ những năm đầu thế kỷ thứ 10, đã phác
họa những cây sáo thường được chơi về phía bên tay trái thay vì chơi bên phải như ngày
nay. Những bức tượng đồng và những bức tranh tường ở thời kỳ này cũng cho thấy dấu
vết, bằng chứng tồn tại của cây sáo ngang
 Như vậy, sáo là nhạc cụ đã có từ thời cổ đại. Rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo

với những hình thức khác nhau để tạo ra những âm thanh đặc trưng phù hợp với cuộc
sống. Tiếng sáo đi vào đời sống văn hóa, tâm linh, nghệ thuật tạo nên những bản sắc
riêng biệt không thể hòa lẫn ở mỗi quốc gia.

1.1.4 Tại Sao Cây Sáo lại có thể phát ra âm thanh
Bên trong cây sáo tuy chỉ là không khí, nhưng lại là một cột không khí không nhìn
thấy được. Khi nó bị ngoại lực kích động, sẽ phát ra âm thanh theo một tần số nhất định.
Cột không khí càng dài, tần số càng thấp, âm điệu của âm thanh phát ra thấp; cột không
khí càng ngắn, tần số càng cao, âm điệu của âm thanh phát ra cũng càng cao. Khi bạn
đặt môi lên lỗ thổi, thổi ra một luồng hơi vừa dẹt vừa hẹp để kích động cột không khí
trong cây sáo, nó liền phát ra âm thanh. Nếu bịt hết tất cả sáu cái lỗ, bên trong cây sáo
6


liền hình thành một cột không khí dài nhất, âm điệu của âm thanh phát ra thấp nhất; nếu
bạn lần lượt buông rời các lỗ cách lỗ thổi từ xa đến gần, cột không khí sẽ cái sau ngắn
hơn cái trước và âm thanh phát ra cũng tiếng sau cao hơn tiếng trước. Người thổi sáo
dựa vào kí hiệu của bản nhạc, buông ra hoặc bịt lại các lỗ khác nhau, làm cho cột không
khí chợt dài chợt ngắn, sẽ thổi ra bản nhạc êm tai.

1.2 Lịch Sử Phát Triển
1.2.1 Quá trình du nhập vào Việt Nam
Chưa có tài liệu nào ghi chính xác thời gian xuất hiện nhạc cụ sáo trúc ở Việt
Nam, nhưng cây sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kì cổ đại, được nhiều nước sử dụng
với rất nhiều hình dạng, cấu tạo khác nhau. Thêm vào đó, từ xưa Việt Nam ta có diện
tích trồng tre nứa rất lớn vì thế mà ắt hẳn cây sáo được người Việt Nam sử dụng từ rất
lâu đời. Hình chạm nổi trên phiến đá chân cột chùa Phật Tích (Hà Bắc) xây dựng vào
thời Lý (khoảng thế kỉ thứ XI) đã miêu tả một dàn bát âm cổ, trong đó có người đang
biểu diễn thổi sáo trúc.. Từ bao đời nay, sáo trúc đã gắn với đời sống văn hóa tinh thần
của người Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến trung du. Có thể nói rằng sáo
trúc là hình ảnh tượng trưng cho đồng quê Việt Nam bốn mùa yên ả. Nhắc tới sáo trúc
Việt Nam người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh những cậu bé mục đồng ngồi trên lưng
trâu, thổi khúc nhạc đồng quê ngọt ngào, hình ảnh này ta thấy nhiều trong các tác phẩm
nghệ thuật như tranh dân gian Đông Hồ, đĩa sứ Bát Tràng.
1.2.2 Cải tiến sáo trúc việt nam
Khoảng cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX, các nghệ sĩ – nghệ nhân sáo trúc tiêu biểu như
Ngô Nam và Đinh Thìn đã cải tiến cây sáo trúc 6 lỗ thành sáo có 10 lỗ để mở rộng âm
vực. Bản chất của cây sáo 10 lỗ không khác sáo 6 lỗ là mấy, điều đặc biệt ở đây đó là nó
được cải tiến thêm 4 lỗ phụ được bấm bằng 2 ngón út và 2 ngón cái. Ưu điểm của cây
sáo cải tiến này chính là sự chính xác và dễ dàng khi mở thăng giáng ở các bản nhạc
phức tạp như “Tiếng sáo bản Mèo” của Ngọc Phan, “Tiếng gọi mùa xuân” của Đinh
Thìn, “Tình quê” của Hoàng Đạm,… Bên cạnh đó, cây sáo này cũng có một nhược
điểm nằm ở cách cầm sáo không được tùy tiện mà phải luôn giữ đúng tư thế kèm theo
việc đặt ngón sao cho thật chuẩn.
7


1.3 Sơ Kết
 Từ khi xuất hiện đến nay, sáo trúc Việt Nam luôn là một nhạc cụ gần gũi với cuộc sống


con người. Cây sáo trúc như một loại nhạc cụ đơn giản nhưng mang công dụng vô cùng
lớn và được ví như “ quốc hồn của âm nhạc dân tộc Việt Nam”.

CHƯƠNG 2 : CẤU TẠO, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI
2.1 Cấu tạo, đặc điểm của sáo
2.1.1 Cấu tạo
Sáo được làm bằng một đoạn ống nứa có chiều dài 40 – 55cm, đường kính 1,5 –
2cm. Ở phía đầu ống có một lỗ hình bầu dục đó là lỗ thổi. Trong lòng ngay gần phía
trên lỗ thổi được chặn bằng một mẩu xốp hoặc gỗ mềm để điều chỉnh độ cao thấp khi
cần thiết. Lỗ thổi thẳng hàng với 6 lỗ bấm . Mở dần các ngón ở 6 lỗ bấm ta sẽ có các âm
(Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si).. Phía sau cuối ống sáo có một lỗ không bấm gọi là lỗ định
âm dùng để định âm cho cây sáo.
2.1.2 Cách sử dụng và đặc điểm âm thanh của sáo trúc
2.1.2.1 Cách sử dụng
Đối với bất cứ loại nhạc cụ nào đi chăng nữa, việc đầu tiên để có thể sử dụng
thành thạo chúng là nắm rõ những nốt nhạc để sử dụng dễ dàng nhất. 7 nốt nhạc đó là
Đô (C) – Rê (D) – Mi (E) – Fa (F) – Sol (G) – La (A) – Si (B) và được kí hiệu bằng
những chữ cái tương ứng.

8


 Cách bấm những nốt nhạc quãng 1 trên sáo trúc 6 lỗ:

Là bài tập cơ bản nhất mà bất cứ ai muốn thổi thành thạo sáo trúc dọc 6 lỗ đều
phải làm được, thổi từ nốt Đô (C) – Rê (D) – Mi (E) – Fa (F) – Sol (G) – La (A) – Si
(B) rồi ngược lại nhiều lần để cảm nhận được các âm của nốt nhạc và ghi nhớ các vị trí
bấm trên ngón tay.

9



 Cách bấm những nốt nhạc quãng 2 trên sáo trúc 6 lỗ:

Tương tự như với quãng 1 nhưng điều chỉnh hơi thổi mạnh hơn. Xem hình mô tả ở
dưới để rõ hơn.

 Cách bấm những nốt nhạc quãng 3 trên sáo trúc 6 lỗ :

Khi đã thông thạo cách thổi quãng 1 và quãng 2 thì việc bấm và thổi các nốt nhạc
quãng 3 của sáo trúc trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

10


2.1.2.2 Đặc điểm âm thanh
 Sáo ngang

Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo âm thấp hay cao
đều có âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên người ta có
thể sử dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.
Sáo ngang dùng trong dàn nhạc hiện nay có 3 loại: sáo ngang tông Đô (loại tiêu
chuẩn), sáo ngang tông Rê giáng (âm thanh cao hơn nốt viết ½ cung) và sáo ngang tông
Mi giáng (âm thanh cao hơn nốt viết 1 cung ½). Sáo ngang tông Đô được dùng trong
dàn nhạc giao hưởng, hai loại sau thường dùng trong dàn kèn quân nhạc.
 Sáo bầu

Xét về tổng quan, sáo bầu không vang như sáo trúc, nhưng âm sắc êm. Bởi vậy
mới có tên khác là “hồ lô ti” tức là “tơ hồ lô”
Âm thanh sáo bầu nhẹ nhàng, thướt tha và du dương thích hợp thể hiện những bài

hát tình cảm sâu lắng
11


 Sáo mèo

Sáo mèo kép gồm một cây sáo mèo nam và một cây sáo mèo nữ, dùng để song tấu
cùng một bài hát giống như người nam và người nữ hát song ca rất hay và hòa quyện.
Chất âm sáo mèo nữ trong, vang vọng. Sáo mèo nam trầm ấm, du dương.
2.2 Phân loại và phương thức sản xuất cây sáo trúc:
2.2.1 Phân loại
 Sáo Mèo ( sáo H’mông):

Nhạc cụ của người H’mông ở miền Bắc Việt Nam, làm từ ống tre nứa có lam làm
bằng đồng, bên dưới gần lỗ thổi có thêm một lỗ bấm. Cách thổi khác so với sáo thông
thường và phân biệt rõ sáo Mèo nam và sáo Mèo nữ (sáo nam có đường kính ống sáo
lớn hơn hẳn). Đây còn là phương tiện giao duyên hữu hiệu của các chàng trai dành cho
các cô gái trong bản làng.
 2.1.2 Sáo Flute :

12


Sáo Flute là một loại nhạc cụ có từ cổ xưa, nó được chơi trong suốt đế chế La Mã.
Ống sáo Flute thường có độ dài chỉ 2 feet, cây sáo thường được làm bằng kim loại. Với
âm thanh sáng và trong của cây sáo thường dễ nghe khi nó được chơi cùng nốt với cây
đàn violin thứ nhất. Sáo có thể tháo ra làm 3 mảnh để có thể dễ dàng vận chuyển và cất
giữ. Sáo Flute được thiết kế gồm 3 phần chính đó là : Phần đầu, thân và chân.Trên phần
đầu của sáo có thể tìm thấy môi bạc, bộ phận này để đặt môi dưới trên ống thổi. Phần
đầu sáo người chơi có thể sử dụng để chỉnh tông qua về độ cao thấp (lấy chuẩn) của cây

sáo. Phần thân là phần giữa của cây sáo, hầu hết các cây sáo Flute đều có 13 phím. Mỗi
phím bịt lên một lỗ và người thổi sáo sẽ đóng mở phím trên các lỗ để tạo nên các nốt
nhạc khác nhau. Và cuối cùng là phần chân cây sáo, chúng ta thường gọi phần này là
phần đối ngược của phần đầu cây sáo.

 Sáo bầu:

13


Hình bên ngoài và kết cấu của Sáo Bầu rất đặc biệt, nó hoàn toàn là một quả bầu
nguyên vẹn, cắm ba ống sáo và ba lưỡi gà kim loại lên quả bầu là thành Sáo Bầu. Đoạn
cán quả bầu cắm ống sáo để thổi, thân bầu trở thành hộp âm của sáo, phần đáy quả bầu
được cắm ba ống sáo to nhỏ khác nhau, 3 ống sáo này được gắn lưỡi gà bằng bạc hoặc
bằng đồng.Ống sáo ở giữa là to hơn cả, trên ống sáo này khoét 7 lỗ nhỏ, có thể thổi các
giai điệu khác nhau, hai ống sáo phụ 2 bên chỉ có thể thổi hòa âm với cây sáo chính ở
giữa.Cũng như các loại nhạc cụ sáo, âm lượng của sáo bầu tương đối nhỏ, song âm
thanh của cây sáo chính lại rất êm dịu, dưới âm nền của hai cây sáo phụ, giúp người
nghe có một cảm giác mang vẻ đẹp kín đáo, mông lung. Bởi vì âm thanh láy nền của nó
mượt mà thướt tha như nghe tiếng tơ lụa bay theo chiều gió, vì thế người ta còn gọi Sáo
Bầu là “Sáo Bầu tơ”. Sáo Bầu thường dùng để thổi các bài sơn ca, đặc biệt là sành về

14


thổi những bản nhạc trôi chảy, có giai điệu thường ngân dài, hợp âm phong phú. Với âm
thanh du dương hài hòa nó có thể bày tỏ tư tưởng tình cảm của người thổi.

 2.1.4 Sáo dọc :


Sáo dọc hay còn gọi tiếng Đức là “Blockfloete” là loại sáo thuộc bộ nhạc cụ Gỗ.
Loại sáo này được chơi rất thịnh hành ở Tây Âu từ thời xa xưa. Đặc điểm của sáo này là
khá dễ thổi và không tốn quá nhiều hơi. Sáo có 4 loại Sopranino ( nhỏ nhất, dài tầm
30cm ), Soprano, Tenor và Bass. Chúng đều gồm có 7 lỗ, trong đó có 1 lỗ cho ngón cái
tay trái và hai lỗ kép dành cho ngón áp út và ngón út tay phải. Tầm âm của sáo dọc
không nhiều, đối với sáo Sopranino thì được tối đa hơn 2 quãng 8.

2.2.2 Phương thức sản xuất
 Nguyên liệu

Trúc và nứa là hai nguyên liệu phổ biến nhất để làm sáo và đều thuộc họ tre trúc.
Đây là loại cây có nhiều đốt, ở chính giữa thân trống rỗng. Thân tre trúc được cấu tạo
bởi các thớ dài, xuyên suốt.
15


Đối với trúc thì có thớ nhỏ và mịn, có độ dẻo cao, nhiều nhựa, thường dày, có đốt
ngắn nên khi làm trúc phải thông lòng bỏ cái mắt trúc đi. Ngược lại, nứa thì đốt dài hơn
trúc. Thông thường, ta chọn những cây nứa có đốt đủ dài để không phải thông lòng. Thớ
nứa to hơn, đàn hồi hơn, phản xạ âm tốt hơn, ít nhựa, và mỏng hơn.
Đối với trúc thì âm thường bí, nặng do dày và nhiều nhựa. Do thông lòng không
tối đa thường khó chuẩn âm. Việc thông lòng trúc làm mất đi lớp màng trong lòng nó
cũng làm âm khác đi khá nhiều. Âm trúc thường êm do thớ trúc bé, mịn (khi khoét đã
nghe rất êm tay), trúc thường có âm ấm, sâu do dày.
Nên chọn những ống trúc già và khô tối đa thì âm trong và đanh lắm, nó lại êm
chứ không chói chang như nứa già. Các loại trúc điển hình là: trúc Đà Lạt, trúc Củ Chi,
trúc Gia Bình (chủ yếu là lấy từ Bắc Cạn), trúc tím và trúc Cao Bằng.
 Nguyên lý thiết kế

Thân sáo ngang: Sáo ngang được cấu tạo từ một ống trụ rỗng với đường kính

thường trong khoảng 0,7 cm đến 1,8 cm và độ dày từ 1,5 mm đến 4 mm. Thân sáo
thường được làm bằng trúc nứa. Một số được làm bằng gỗ, nhựa hoặc kim loại.
Lỗ thổi, các lỗ bấm và lỗ định âm: Trên thân sáo ngang được đục 1 lỗ thổi, các lỗ
bấm và hệ lỗ định âm.
Các lỗ thường được đục hình tròn, elip hoặc bầu dục, mỗi kiểu lỗ sẽ cho 1 âm sắc
và hợp với 1 kiểu mím môi khác nhau
Nút chặn: nút chặn được đặt trong lòng ống sáo cách lỗ thổi 3-5mm về phía đầu
sáo (khác phía với các lỗ bấm). Nút chặn có tác dụng ngăn cản và phản xạ không khí về
một phía (về phía các lỗ bấm). Nếu không có nút chặn khi ta thổi vào sáo, không khí sẽ
chia làm 2 hướng và phát ra 2 âm thanh với tần số khác nhau tùy theo sự thoát hơi của
từng hướng.
2.3 Sơ Kết :
 Nhìn chung sáo ngang thường làm bằng ống trúc, ống nứa hoặc ống lồ ô, thỉnh thoảng

người ta tạo ra loại sáo bằng kim loại hoặc bằng gỗ đều sử dụng tốt. Về cơ bản, sáo
ngang có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn 1 lỗ dán màng, lỗ âm cơ
bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí.
16


 Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo âm thấp hay cao đều có

âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên người ta có thể sử
dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.

17


CHƯƠNG 3 : SÁO VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM

Từ lâu, sáo đã nằm trong bộ nhạc cụ của dân tộc. Trong các ban nhạc, đều chọn
cây sáo làm âm đệm hoặc âm chính. Sáo có thể đọc tấu hay hòa tấu một cách dễ dàng.
Người ta thường sử dụng tiếng sáo để giao lưu trong các cuộc chơi, hoặc thể hiện tâm
tư, hoặc bày tỏ tình cảm,… Tiếng sáo vắt vẻo trên đỉnh núi cao, hòa lẫn với gió mây, vi
vút tận trời xanh từ lâu đã làm mê hoặc lòng người. Tiếng sáo trúc chiều réo rắt dẫn đàn
trâu về bản làng hay tiếng sáo diều trên những cánh đồng rộn gió gợi lên nét bình dị âm
ả của đời sống nông thôn Việt Nam từ bao đời nay.
3.1Trong hội họa
Ngày nay, những loại nhạc cụ chạy bằng điện với âm thanh sống động ra đời đầy
đủ đa dạng chủng loại, giữa thành phố tấp nập chẳng mấy khi nghe được tiếng sao, chỉ
là văng vẳng đâu đó trong bóng tối lâu lâu cất lên tiếng sáo của một anh chàng sinh viên
nào đó, nhưng đối với những đứa trẻ sinh và lớn lên trên vùng quê nông thôn là hình
ảnh con diều,cánh đồng, những cậu bé chăn trâu thổi sáo, điển hình như bức tranh “
Chăn Trâu Thổi Sáo “ của làng tranh Đông Hồ :

18


Về tổng quan tranh miêu tả một chú bé thổi sáo ngồi trên lưng trâu. Trên đầu chú
là một lá sen tỏa rộng. Hình vẽ và màu sắc chỉ đơn giản với đen, xanh, hồng, đỏ, nâu,
trắng có tính cách điệu cao vì đã đơn giản được các hình ảnh trâu, người, sáo, lá sen, cỏ.
Triết lý âm dương được biểu hiện rõ đó là: thấp - cao; đất - trời; cỏ - sen; tối - sáng; mầu
đen - mầu đỏ. Bức tranh có tính biểu cảm cao, nó mang đến cho người xem tính tư duy
và sự thích thú.Từ đó mang đến người thưởng thức một thông điệp, lời nhắn nhủ: văn
hóa trong tranh(sáo trúc ) cần được phát huy và bảo tồn để nó sống mãi về sau.

3.2 Tiếng sáo gắn liền với tuổi thơ.

Tiếng sao chẳng còn xa lạ, cây sao gắn liền với kí ức tuổi thơ, cây sáo cũng những
đứa trẻ lớn lên, cùng vui chơi, rồi việc thổi sáo chẳng phải dễ dàng gì thế mà những đứa

trẻ đó chẳng biết từ đầu thuần thục những giai điệu, những đôi tay thoăn thoắt bấm lỗ
sáo thật điêu luyện, cũng chẳng có trường lớp, chẳng có ai dạy, chỉ truyền từ người này
19


sang người kia mà đã một phần nào lưu giữ được tiếng sáo trong bao đời nay trên mảnh
đất nông thôn, hình ảnh những đứa trẻ ngồi trên lưng trâu, hay ngồi trên cánh đồng cất
cao tiếng sao nghe mới thật thiết tha, sâu lắng, yên bình. Dù có hiện đại nhưng hình ảnh
tiếng sáo vẫn là nét đẹp văn hóa của dân tộc, thường xuất hiện trong các bài văn, bài thơ
những ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng, xuất hiện trong những tác phẩm có sự kết hợp giữa
tiếng sao với những nhạc cụ hiện đại khác để tạo ra phong cách mới vô cùng cuốn hút,
ngoài ra cây sáo còn mang ý nghĩa cho những con người chịu thương, chịu khó, tẩn tảo
trong cuộc sống.

Chăn trâu.Nguồn internet

Bức Tranh Tuổi Thơ (sưu tầm)
Đường về ngập lá me bay
Lang thang tìm lại những ngày tuổi thơ

20


Dòng sông sóng nhẹ ven bờ
Con thuyền cô lái lững lờ nước trôi
Chiều xuân nhạt nắng cuối trời
Con diều ai thả chơi vơi mây ngàn
Lẫn trong tiếng sáo ngân vang
Như tiếng ai gọi ta đang Trở về
Trở về thơ ấu miền quê

Với bao ký ức tràn trề hiện ra
Tuổi thơ dẫu biết đã xa
Vẫn hằn in đậm như là bức tranh
(Hồng Hà)
3.3 Trong các Điệu Chèo

Trong dàn nhạc Chèo xưa, các nhạc công thường dùng Sáo ngang 6 lỗ và Tiêu là
phương tiện biểu diễn chủ yếu. Việc sử dụng Sáo 6 lỗ để xử lý đúng sắc thái về hơi
Chèo, ngón Chèo là hết sức quan trọng. Ngày nay, tuy đã có Sáo 10 lỗ rất thuận tiện cho
việc diễn tấu nhưng hầu hết các nhạc công Chèo vẫn sử dụng cây Sáo ngang 6 lỗ và
Tiêu để trình diễn các làn điệu Chèo.
21


Khi thể hiện một làn điệu Chèo theo phương thức hòa tấu, không có phần diễn
xướng của diễn viên thì vai trò của Sáo trúc lúc này được thể hiện linh hoạt hơn. Có lúc
giữ vị trí giai điệu nhưng cũng có lúc giữ vai trò là cây đệm cho giai điệu. Với lợi thế đa
dạng về màu sắc (tiêu, sáo trầm, trung, cao) Sáo có thể hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác
nhau như Tranh, Bầu, Nhị, Gõ, Tam thập lục…một cách dễ dàng, điều này khiến cho
Sáo trúc là một nhạc cụ không thể thiếu trong dàn nhạc Chèo truyền thống.
Khi hòa tấu tốp nhạc nhỏ chỉ với 3 cây nhạc cụ ví dụ như Sáo, Nhị, Trống ngoài
những câu Sáo chơi giai điệu thì nó còn đảm thật tốt bè tòng. Tiếng Sáo tòng bám sát
giai điệu sẽ tạo cho bè giai điệu thêm dày, thêm chắc.
Khi hòa tấu tốp nhạc với nhiều nhạc cụ hơn ví dụ như 5 cây Trống, Nguyệt, Tranh,
Bầu, Sáo. Lúc này đàn Bầu và Sáo trúc là hai cây nhạc cụ thay phiên nhau đi bè giai
điệu, Tranh và Nguyệt chuyên việc tòng theo, kê theo. Ngoài việc tòng bám sát giai điệu
cùng với Tranh và Nguyệt, Sáo còn có thể ngẫu hứng một số nét giai điệu mới, đan xen
hoặc đối đáp với bè giai điệu, vừa tôn lên vẻ đẹp của bè giai điệu, vừa tạo cảm giác đỡ
nhàm chán, một màu của bài nhạc.
Khi hòa tấu với một dàn nhạc lớn, có thể là 10 nhạc cụ hoặc hơn, bè giai điệu gồm

Nhị, Sáo, Bầu… bè đệm gồm Tranh, Nguyệt, Tam thập lục, Tam con, Trống… Lúc này
ngoài việc cùng với Nhị, Bầu thay nhau dẫn giai điệu, Sáo có thể thoải mái ứng tác,
thoải mái trổ ngón ngẫu hứng chứ không bị gò bó như khi hòa tấu cùng tốp nhạc 3 cây
hoặc 5 cây. Lúc nương theo bè tòng, lúc đối đáp với bè giai điệu hoặc Sáo cũng có thể
nghỉ hẳn một câu nhạc để tạo cảm giác lắng đọng rồi vào câu nhạc sau hoặc trổ sau.
3.4 Nghệ thuật Chầu Văn

22


Chầu văn là một loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam, xuất xứ ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Từ lâu việc sử dụng sáo bầu hát văn trong loại hình nghệ thuật này cũng
rất phổ biến. Loại sáo bầu này được chế riêng theo hệ bấm và thang âm cho giới chầu
văn với độ chuẩn và âm sắc được chú trọng đặc biệt.

Đặc điểm sáo bầu chầu văn (sáo hát văn):
 Sáo bầu chầu văn có thể chế thành nhiều tone: 2 tone, 3 tone, 4 tone với những

yêu cầu khác nhau.
 Các tone khác nhau được gắn trên những thanh nút bấm khác nhau và nối với

quả bầu bằng khớp nối
 Lam đồng sáo bầu có thể được thay so với lam gốc.
3.5 Độc tấu Sáo trúc
Với các kỹ thuật phong phú của mình, Sáo trúc hoàn toàn có thể chơi tốt các làn
điệu một cách độc lập và hiệu quả. Nó có khả năng diễn tả được đầy đủ các tính chất,
hình tượng,cảm xúc của một bản nhạc . Sự khéo léo của người nhạc công ở đây là khi
tấu lên một làn điệu với rất nhiều nốt và kỹ thuật được thêm vào giúp cho bản nhạc sinh
động hơn nhưng vẫn không làm nhòe đi hình ảnh , bản chất vốn có của nó.
23



 Ví dụ như một số bài độc tấu sáo trúc khá hay như :
- Thương về cố đô – sáng tác Thanh Sơn
- Huế xưa – sáng tác Châu Kỳ
- Ca dao em và tôi – sáng tác An Thuyên
- Thương về miền trung - sáng tác Châu Kỳ
- Lối về đất mẹ - sáng tác Duy Khánh
- Trên đường chiến thắng (1968) NSƯT Đinh Thìn
- Đường về quê Bác - NSƯT Đinh Thìn

Hiện nay, tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp như Học viên Âm nhạc
quốc gia Việt Nam, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu
Điện ảnh Hà Nội… đều có chương trình đào tạo Sáo trúc với làn điệu cổ truyền, các đợt
kiểm tra đánh giá cuối kỳ đều là thi độc tấu trên lòng bản, điều này cho thấy tầm quan
trọng của Sáo trúc đối với nghệ thuật là không nhỏ.

KẾT LUẬN
24


Đối với học sinh, sinh viên chúng ta hãy tham gia, tìm hiểu, nghiên cứu các loại
hình nghệ thuật truyền thống nói chung cũng như bộ môn sáo trúc nói riêng khi còn
ngồi trên ghế nhà trường,tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm văn nghệ của trường . Mặc
khác, nhà nước,các cơ quan giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các loại hình
nghệ thuật truyền thống, xây dựng những quyển sách giáo khoa, giáo trình phù hợp, đưa
các loại hình nghệ thuật ấy vào trong giảng dạy, một phần đã thay đổi tư duy, tạo cảm
hứng, giảm áp lực trong học tập cũng như đã một phần gìn giữ nghệ thuật truyền thống
dân tộc.
Tóm lại: Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử truyền lại, được các thế hệ

sau kế thừa gìn giữ và phát huy trong thời đại của mình, tạo nên dòng chảy liên tục của
lịch sử văn hóa. Cây sáo trúc Việt Nam lại là một phần cuộc sống của người Việt Nam.
Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Cây
sáo, tiếng sáo xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của dân tộc, gắn
liền với đời sống tinh thần người Việt từ xa xưa đến nay. Không chỉ sáo trúc mà còn có
các nhạc cụ truyền thống khác đã mang lại âm thanh gợi hồn, véo von. Chính con người
Việt Nam chúng ta mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt
văn hóa bản sắc dân tộc trong kho tàng văn hóa thế giới. Đồng thời là một minh chứng
sống động về sức sống, sức lan tỏa của nhạc cụ truyền thống Việt Nam trong dòng chảy
hội nhập của văn hóa thế giới. Chính vì vậy, xu hướng ngày nay ngày càng phát triển và
hội nhập đã kéo theo những thay đổi rất lớn, chúng ta cần phải bảo tồn và giữ gìn giá trị
âm nhạc đặc sắc văn hóa bản sắc dân tộc.

25


×