Bài giảng: kiểu dữ liệu xâu
Giảng viên hướng dẫn: Trần Doãn Vinh.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Đảm.
Lớp: K56A_CNTT
Một số khái niệm:
Xâu là một dãy kí tự trong bảng mã ASCII .
Mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu .
Số lượng kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu .
Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng.
Tham chiếu tới phần tử trong xâu được xác định thông qua
chỉ số của phần tử trong xâu .
Chỉ số phần tử trong xâu thường được đánh số là 1 .
Trong ngôn ngữ Pacal, tham chiếu tới phần tử thường được
viết :
<Tên biến xâu>[chỉ số]
1.Khai báo kiểu dữ liệu xâu
Để khai báo kiểu dữ liệu xâu, Pascal dùng tên riêng
STRING. Độ dài tối đa của xâu được viết trong [ ] sau từ
khóa STRING . Khai báo như sau :
VAR <Tên biến > : STRING [độ dài lớn nhất của
xâu];
Ví dụ: Var hoten : string [25];
Ta cũng có thể khai báo
var hoten : string [];
Khi đó độ dài lớn nhất của xâu được ngầm định là 255.
Chú ý: Hằng xâu kí tự được đặt trong cặp nháy đơn‘ ’.
2. Các thao tác xử lí xâu
Tham chiếu tới phần tử của xâu được xác định bởi tên
xâu và chỉ số đặt trong [].
Các kí tự được đánh số bắt đầu từ 1.Có thể xem xâu là
mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự.
Với dữ liệu kiểu xâu có thế thực hiện phép toán ghép
xâu và phép toán quan hệ
Phép ghép xâu (kí hiệu là +): ‘lớp’ + ’k56a’ cho xâu
kết quả là: ‘lớp k56a’.
Các phép so sánh =, <>, <, >, <=, >= Pascal tự động so
sánh lần lượt từ kí tự từ trái sang phải.Ví dụ : ‘AB’ <
‘AC’, ‘ABC’ > ‘ABB’, ‘ABC’ <’ABCD’.
Một số thủ tục chuẩn dùng để xử lí xâu :
Delete(st, vt, n) : xoá n kí tự của xâu st từ vị trí vt
Inser(s1, s2, vt) : chèn xâu s1 vào xâu s2 bắt đầu ở
vị trí vt.
Val(St,x,m) Đổi giá trị xâu St thành số ghi giá trị
vào biến X, nếu không đổi được thì vị trí gây lỗi
ghi trong m, nếu đổi thành công thì m = 0
Str(X,St) chuyển số X thành xâu kí tự lưu trong St