Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢPKẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 CỦATHỊ XÃ PHƯỚC LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.72 MB, 117 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 CỦA
THỊ XÃ PHƯỚC LONG

Phước Long, tháng 5 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 CỦA
THỊ XÃ PHƯỚC LONG

Ngày…..tháng …..năm 2019
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Ngày….tháng….. năm 2019
UBND THỊ XÃ PHƯỚC LONG


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
MỤC LỤC
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết lập kế hoạch sử dụng đất


2. Mục tiêu lập kế hoạch sử dụng đất
3. Những căn cứ pháp lý
4. Tài liệu kế thừa
5 Tình hình quản lý sử dụng đất
6. Tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất
7. Sản phẩm lập kế hoạch sử dụng đất
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1 Vị trí địa lý
1.2 Điều kiện tự nhiên
1.3 Thực trạng môi trường
1.4 Điều kiện kinh tế, xã hội
1.4.1 Về kinh tế
1.4.2 Về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018
2.1. Đánh giá kết quả đạt được
2.2. Đánh giá những tồn tại
2.3. Đánh giá nguyên nhân dẫn đến tồn tại
III. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
3.1 Hiện trạng sử dụng đất
3.2 Chỉ tiêu sử dụng đất
3.3 Nhu cầu sử dụng đất
3.3.1 Nhu cầu từ 2018 chuyển sang năm 2019
3.3.2 Nhu cầu đăng ký mới trong năm 2019
3.3.3 Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất năm 2019
3.4 Cân đối, phân bổ chỉ tiêu và kế hoạch sử dụng đất
3.5 Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích
3.6 Diện tích đất cần thu hồi
3.7 Diện tích đất thu hồi để đấu giá quyền sử dụng đất
3.8 Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

3.9 Danh mục các công trình, dự án
3.10 Dự kiến các khoản thu, chi
IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT
4.1 Các giải pháp bảo vệ đất và môi trường
4.2 Các giải pháp tổ chức thực hiện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
i

Trang
1
1
2
2
3
4
4
5
5
5
6
10
11
11
15
17
18
18
26

27
28
28
29
35
35
37
40
42
46
50
53
53
53
55
58
58
60
61
61


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
2. Kiến nghị
PHỤ LỤC
Biểu 01/CH: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của thị xã Phước Long
Biểu 02/CH: Kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thị xã
Phước Long
Biểu 06/CH: Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Biểu 07/CH: Kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2019 của thị

xã Phước Long
Biểu 08/CH: Kế hoạch thu hồi đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Phụ biểu KHTH: Kế hoạch thu hồi đất năm 2019 của thị xã Phước Long
(theo chỉ tiêu sử dụng đất)
Biểu 10/CH: Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong năm 2019
của thị xã Phước Long
Phụ biểu CTDA: Thống kê công trình, dự án thực hiện năm 2019 theo xã
Phụ biểu HGĐ: Hộ gia đình đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.
Phụ biểu HGĐ: Hộ gia đình đăng ký hiến đất cây lâu năm làm đường giao
thông phải rà soát lại quy hoạch.
Biểu 13/CH: Chu chuyển đất đai trong kế hoạch sử dụng đất năm 2019
của thị xã Phước Long
TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
DTTN
CSSX
VLXD
DTLS
TCSN
HĐKS
TMDV
VCGT
BCVT
DNTN
CSHT
DVTM
KDT
KCN
TDTT

THCS
THPT
TMDV

Diễn giải
Diện tích tự nhiên
Cơ sở sản xuất
Vật liệu xây dựng
Di tích lịch sử
Tổ chức sự nghiệp
Hoạt động khoáng sản
Thương mại, dịch vụ
Vui chơi, giải trí
Bưu chính, viễn thông
Doanh nghiệp tư nhân
Cơ sở hạ tầng
Dịch vụ, thương mại
Khu đô thị
Khu công nghiệp
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thương mại - Dịch vụ

ii

63
64
65
67

69
71
72
74
76
79
82
105
106
107


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long
Bảng 1.2: Thống kê diện tích theo địa hình thị xã Phước Long
Bảng 1.3: Một yếu tố khí hậu đo ở trạm Phước Long
Bảng 1.4: Các loại đất trên địa bàn thị xã Phước Long
Bảng 1.5: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chủ yếu
Bảng 1.6: Số lượng một số loại gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã
Bảng 1.7: Phân bố dân số ở các xã trên địa bàn thị xã Phước Long
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2018
Bảng 2.2: Đánh giá kết quả thực hiện theo công trình, dự án
Bảng 2.3: Tổng hợp diện tích đã thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2018
Bảng 3.0: Những cụm dân cư hình thành từ những năm 2017 trở về trước
Bảng 3.1: Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất năm 2019
Bảng 3.2: Chỉ tiêu sử dụng đất thuộc nhóm công trình, dự án phải thu hồi đất
Bảng 3.3: Chỉ tiêu sử dụng đất thuộc nhóm công trình, dự án chuyển đổi MĐ
Bảng 3.4: Những chỉ tiêu sử dụng đất năm 2018 chuyển sang năm 2019
Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng đất đăng ký mới trong năm 2019

Bảng 3.6: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất năm 2019 theo xã
Bảng 3.7: Cân đối chỉ tiêu và nhu cầu sử dụng đất năm 2019
Bảng 3.8: Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực năm 2019
Bảng 3.9: Tổng hợp diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến cấp xã
Bảng 3.10: Tổng hợp diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo MĐSD
Bảng 3.11: Danh mục công trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Bảng 3.12: Tổng hợp diện tích đất thu hồi theo hiện trạng sử dụng đất trong
năm 2019 đến từng xã, phường
Bảng 3.13: Tổng hợp diện tích đất thu hồi để đấu giá quyền sử dụng đất
Bảng 3.14: Tổng hợp danh mục công trình, dự án năm 2019
Bảng 3.15: Dự kiến các khoản chi hỗ trợ, bồi thường thu hồi đất
Bảng 3.16: Tổng hợp chu chuyển đất đai trong năm kế hoạch
Bảng 3.17: Dự kiến các khoản thu từ giao, cho thu, chuyển MĐSD đất
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc địa hình thị xã Phước Long
Hình 1.2: Đồ thị nhiệt độ bình quân tháng ở trạm Phước Long
Hình 1.3: Lượng mưa trung bình năm tỉnh Bình Phước
Hình 1.4: Nhiệt độ trung bình tháng tỉnh Bình Phước
Hình 1.5: Đồ thị diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Phước Long
Hình 1.6: Đồ thị diện tích một số loại cây trồng thị xã Phước Long
Hình 2.1: Biểu đồ kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2018
Hình 3.1: Cơ cấu nhu cầu sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Hình 3.2: Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến các xã, phường
Hình 3.3: Diện tích các loại đất chuyển đổi mục đích sử dụng
Hình 3.4: Diện tích các loại đất thu hồi
iii

5
6
7

9
12
13
16
18
21
24
29
31
33
34
36
39
41
42
45
48
49
0
52
53
54
56
57
58
6
7
8
8
9

12
20
40
44
48
52


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết lập kế hoạch sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn nội lực, là nguồn
vốn to lớn của quốc gia; là điều kiện để sản xuất ra của cải vật chất, là tư liệu
sản xuất đặc biệt và quý báu nhất đối với sản xuất nông nghiệp. Đất đai là thành
phần quan trọng hàng đầu của sự sống, có quan hệ chặt chẽ với con người, có ý
nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai
có ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với vai trò của đất đai như vậy, nên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013 đã quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. “Đất
đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước, được quản lý theo pháp luật”. Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2013 cũng
quy định: Nhà nước đại diện chủ sơ hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản
lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để thực hiện được việc quản lý đất đai thì Nhà nước không thể thiếu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hay nói cách khác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất là công cụ, là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu để các cơ quan Nhà nước
thực hiện trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về quản lý đất đai một cách

thống nhất trên toàn quốc, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả, góp
phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo Luật Đất đai 2013 thì:
(1) Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bố và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội
và đơn vị hành chính trong một trong một khoảng thời gian xác định. (2) Kế
hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để
thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Thực hiện Luật Đất đai 2013 của Quốc hội, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ, chỉ đạo của các Bộ, ngành và của UBND tỉnh
Bình Phước thì thị xã Phước Long đã lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) và kế hoạch sử dụng đất hàng
năm. Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhằm: (1) Cụ thể và chi tiết hóa
Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 theo từng nằm đến từng hạng mục
sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và phân bổ theo từng đơn vị hành chính
cấp xã. (2) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm
trước. (3) Làm căn cứ cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất. (4) Quản lý và sử dụng quỹ đất chặt chẽ, hiệu quả, tiềt kiệm,
hợp lý và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Từ những nội dung nêu trên, việc UBND thị xã Phước Long lập Kế hoạch
sử dụng đất năm 2019 là nhiệm vụ phải thực hiện theo quy định hiện hành về
1


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
quản lý đất đai, phù hợp với nhu cầu sử dụng đất thiết thực ở địa phương, là một
trong những nội dung cơ bản để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội
của thị xã. Hay nói cách khác, việc lập "Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị
xã Phước Long" là rất cần thiết.

2. Mục tiêu lập kế hoạch sử dụng đất
Lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long có những
mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã.
- Đánh giá được kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2018.
- Tổng hợp, cân đối được nhu cầu với chỉ tiêu sử dụng đất, đồng thời xác
định chỉ tiêu sử dụng đất năm 2019 cho các ngành, lĩnh vực và phân bổ đến từng
đơn vị hành chính cấp xã.
- Xác định được các giải pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch sử dụng đất
năm 2019.
3. Những căn cứ pháp lý
Những căn cứ pháp lý để lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã
Phước Long, gồm:
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/ 2013.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 /5/ 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử
dụng đất.
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011 - 2015) tỉnh Bình Phước;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh
bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
- Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
2


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
- Quyết định số 2823/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh Bình
Phước phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thị xã Phước
Long thời kỳ đến năm 2020;
- Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân
tỉnh Bình Phước thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất và các trường
hợp chuyển mục đích sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 131/QĐ-UBND ngày 16/01/2013 của UBND tỉnh Bình
Phước phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011 - 2015) thị xã Phước Long.
- Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 của UBND tỉnh Bình
Phước về việc ban hành Quy định giá các loại đất giai đoạn từ năm 2015 đến
năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 06/02/2018 của UBND tỉnh Bình
Phước phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thị xã Phước Long;
- Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Bình
Phước phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bình Phước năm 2016;
- Công văn số 1177/UBND-KT ngày 14/4/2017 của UBND tỉnh Bình
Phước về việc hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 và triển khai thực hiện

kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Công văn số 457/UBND-SX ngày 22/5/2018 của UBND thị xã Phước
Long về việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất, lập danh mục các dự án cần thực
hiện trong năm 2019 và lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 thị xã Phước Long;
- Công văn số 545/UBND-SX ngày 12/6/2018 của UBND thị xã Phước
Long về về việc chấp thuận chủ trương lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019;
- Các văn bản của UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các công trình, dự án liên
quan đến sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phước Long.
- Các văn bản công bố số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
Thị ủy, UBND thị xã Phước Long.
4. Tài liệu kế thừa
Tài liệu kế thừa để phục vụ cho việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019
của thị xã Phước Long, gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2015) tỉnh Bình Phước.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2015) thị xã Phước Long.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng thị xã Phước Long đến năm 2025.
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thị xã Phước Long.
- Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước.
- Quy hoạch Ba loại rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 - 2020.
- Kiểm kê rừng năm 2016 tỉnh Bình Phước.
- Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2017.
- Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Bình Phước.
3


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
- Bản đồ phân vùng lập địa tỉnh Bình Phước.
- Các lớp bản đồ hiện trạng, tài nguyên đất đai, địa giới hành chính, địa

hình, khoán sản, thủy văn, giao thông, dịch vụ thương mại … từ các sở, ngành
trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học cấp tỉnh có liên quan,
như: phân vùng lập địa, mô hình số độ cao, xói mòn đất.
- Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Phước Long nhiệm kỳ
2016 - 2020.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2011 - 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020 thị xã Phước Long.
- Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2017 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2018 thị xã Phước Long.
- Niên giám thống kê thị xã Phước Long năm 2017.
- Kết quả thống kê đất đai thị xã Phước Long năm 2017.
5. Tình hình quản lý sử dụng đất
Để lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long, tỉnh Bình
Phước thì cũng cần xem xét một số nội dung về tình hình quản lý, sử dụng đất
trong thực tiễn như sau:
- Đánh giá tổng quát về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã
trong những năm qua.
- Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thị xã.
- Hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thị xã.
- Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến kinh tế, văn
hóa, xã hội và môi trường trên địa bàn thị xã.
- Ý kiến bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây
dựng kế hoạch sử dụng đất.
6. Tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long được tổ chức
thực hiện như sau:
(1) UBND thị xã Phước Long với tư cách là cơ quan quản lý đã chỉ đạo
Phòng Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, UBND các xã, phường rà soát các
chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử
dụng đất năm 2018; đồng thời đăng ký nhu cầu sử dụng đất và lập danh mục
công trình, dự án cần phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong năm
2019.
- Ký hợp đồng với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH nông lâm Bình Phước
để lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, UBND các xã, phường hỗ trợ,
giám sát đơn vị tư vấn lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019.
(2) Đơn vị tư vấn, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban, UBND các xã, phường để thu
4


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
thập số liệu và lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 đúng nội dung, quy trình,
tiến độ, phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và đáp ứng được
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thị xã Phước Long.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các phòng, ban, UBND
các xã tham mưu UBND huyện công bố Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị
xã theo đúng quy định.
7. Sản phẩm lập kế hoạch sử dụng đất
Sản phẩm lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long,
gồm:
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
- Hệ thống biểu số liệu.
- Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000.
- Hệ thống trích lục bản đồ.
Sản phẩm bao gồm cả dạng bản in trên giấy và dạng file để lưu trữ và khai
thác sử dụng trên máy tính.

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1 Vị trí địa lý
Phước Long là một trong ba thị xã của tỉnh Bình Phước, nằm ở trung tâm
tỉnh Bình Phước, cách thị xã Đồng Xoài khoảng 40 km và thành phố Hồ Chí
Minh khoảng 150 km về phía Nam; có vị trí thuận lợi, nằm trên tỉnh lộ 741 là
tuyến đường huyết mạch nối liền với Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Thị xã Phước Long có tổng diện tích tự nhiên 11.938 ha (chiếm 1,74 % DTTN
của tỉnh). Phước Long có vị trí đị lý, địa giới và các đơn vị hành chính cấp xã
như sau:
- Vị trí địa lý, từ:
* 106055’3’’ đến 107004’32’’ kinh độ Đông.
* 11046’3’’ đến 11052’55’’ vĩ độ Bắc.
- Địa giới hành chính:
* Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Bù Gia Mập.
* Phía Nam giáp huyện Phú Riềng.
* Phía Đông giáp huyện Bù Đăng.
Bảng 1.1: Các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long
STT

1
2
3
4
5
6
7

Xã, phường

Phường Thác Mơ

Phường Long Thủy
Phường Phước Binh
Phường Long Phước
Phường Sơn Giang
Xã Long Giang
Xã Phước Tín
Tổng

Diện tích (ha)

2.107
419
1.301
1.248
1.653
2.185
3.025
11.938

5


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
(Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, 2017).
- Đơn vị hành chính cấp xã: Thị xã Phước Long có 7 đơn vị hành chính
cấp xã, gồm 5 phường và 2 xã với diện tích biến động từ 419 ha ở phường Long
Thủy đến 3.025 ha ở xã Phước Tín như ở Bảng 1.1.
Với những đặc điểm về vị trí địa lý nêu trên đã ảnh hưởng nhất định đến
việc bố trí sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phước Long. Bên cạnh thuận lợi là có
kinh tế, văn hóa và xã hội phát triển, có giao thông thuận lợi thì vẫn còn những

khó khăn như tổng diện tích tự nhiên nhỏ, ít đơn vị hành chính cấp xã, nhu cầu
sử dụng đất và mật độ dân số lớn hơn những địa phương khác trên địa bàn tỉnh.
1.2 Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
Nằm ở độ cao trung bình là 213 m so với mặt nước biển, có địa hình dạng
đồi núi thấp, lượn sóng, tương đối phẳng, thoải dần theo hướng từ Đông Bắc
sang Tây Nam. Phước Long có ba dạng địa hình chủ yếu là: (1) Dạng địa hình
đồi thấp lượn sóng, phân bố hầu hết trên địa bàn thị xã, chủ yếu là đất đỏ phát
triển trên đất đá bazan. (2) Dạng địa hình sông hồ thấp trũng, nằm xen kẽ với
dạng địa hình đồi thấp lượn sóng, thổ nhưỡng thường gặp trên dạng địa hình này
là đất dốc tụ, mùn giày. (3) Dạng địa hình núi thấp chỉ có núi Bà Rá, cao 720 m.

Hình 1.1: Cấu trúc địa hình thị xã Phước Long
Bảng 1.2: Thống kê diện tích theo địa hình thị xã Phước Long
Cấp độ dốc
I (<30)
II (3 - 80)
III (8 - 150)
IV (15 - 200)
V (20 - 250)
VI (> 250)
Tổng

Phước Long
ha
(%)

30 3.581
25 2.985
20 2.388

10 1.194
10 1.194
5
597
100 11.938

Bình Phước
ha
(%)
171.820 25,89
166.508 25,09
126.168 19,01
90.051 13,57
34.226
5,16
74.775 11,27
685.734
100

6

Ghi chú
Mức độ thuậ lợi cho SXNN
Rất thuận lợi cho SXNN
Rất thuận lợi cho SXNN
Thuận lợi SXNN
Ít thuận lợi SXNN
Ít thuận lợi SXNN
Không thuận lợi SXNN



Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2017, Bản đồ độ dốc tỉnh
Bình Phước.

Cấu trúc ngoại mạo địa hình thị xã Phước Long như Hình 1.1 và Bảng 1.2
cho thấy: Toàn thị xã có 30 % diện tích tự nhiên (DTTN) có độ dốc < 3 0. 25 %
DTTN có độ dốc từ 3 - 8 0. 20 % DTTN có độ dốc từ 8 - 15 0. 10 % DTTN có độ
dốc từ 15 - 200. 15 % DTTN có độ dốc trên 200.
Với phân bố diện tích theo các cấp độ dốc như trên cho thấy, địa hình thị
xã Phước Long rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ
tầng cũng như phát triển các khu công nghiệp.
b) Khí hậu
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo nên Bình
Phước có nền nhiệt cao quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Khí
hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Bảng 1.3: Một yếu tố khí hậu đo ở trạm Phước Long
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11

Tháng 12
Trung bình, hoặc tổng

Nhiệt độ 0 C
27,5
27,0
28,4
30,1
29,5
27,5
27,7
27,4
27,1
26,6
27,2
25,9
27,7

Giờ nắng Lượng mưa mm
270,0
274,0
291,0
291,0
27,2
243,0
124,2
180,0
418,7
215,0
277,8

203,0
414,8
173,0
230,6
156,0
650,3
215,0
229,5
130,0
213,0
2.641,0
2.586,1

(Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, 2017)

7


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Hình 1.2: Đồ thị nhiệt độ bình quân tháng ở trạm Phước Long
Một số yếu tố khi hậu được trình bày ở Bảng 1.3 và Hình 1.2, trong đó:
Lượng mưa bình quân năm tương đối cao, khoảng 2.586 mm/năm. Nhiệt độ bình
quân năm khoảng 27,7 oC. Mùa mưa có lượng mưa chiếm 85 - 90 % tổng lượng
mưa cả năm. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình
quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ.
Phước Long mang những đặc điểm khí hậu chung của Bình Phước.
Nhưng có lượng mưa bình quân năm thì trên mức bình quân chung toàn tỉnh còn
nhiệt độ bình quân năm thì thấp hơn mức bình quân chung toàn tỉnh như Hình
1.3 và Hình 1.4.


Hình 1.3: Lượng mưa trung bình năm tỉnh Bình Phước

Hình 1.4: Nhiệt độ trung bình tháng tỉnh Bình Phước
Lượng mưa có ảnh hưởng lớn đến bố trí cây trồng và tổ chức sản xuất
nông lâm nghiệp trên địa bàn thị xã, đặc biệt là thời vụ trồng cây ngắn ngày.
Mỗi năm có hai mùa với lượng mưa và nhiệt độ như trên cũng ảnh hưởng lớn
đến chăn nuôi, đặc biệt dịch bệnh trong mùa mưa và thức ăn trong mùa khô.
c) Thổ nhưỡng
Từ kết quả điều tra, khảo sát lập địa và phân tích bản đồ đất thị xã Phước
Long, tỷ lệ 1/25.000 cho thấy 11.938 ha diện tích tự nhiên (DTTN) thị xã Phước
Long có 5 loại đất thuộc hai nhóm đất như ở Bảng 1.4 và Hình 1.5.
8


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Từ Bảng 1.4 cho thấy: Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk chiếm 74,74 %
DTTN. Đất nâu vàng trên đá bazan Fu chiếm 10,3 % DTTN. Đất đỏ vàng trên
đá phiến Fs chiếm 2,02 % DTTN. Đất vàng đỏ trên granit Fa chiếm 8,90 %
DTTN. Đất dốc tụ chiếm 1,44 % DTTN. Mặt nước chiếm 2,55 % DTTN. Tương
ứng với những loại đất nêu trên thì thì đá mẹ tạo đất ở Phước Long có ba loại
chủ yếu là đá bazan, đá phiến sét và đá granit.
Bảng 1.4: Các loại đất trên địa bàn thị xã Phước Long
KH
Fk
Fu
Fs
Fa
D
MN


Loại đất
Diện tích ha
Tỷ lệ %
Đất nâu đỏ trên đá bazan
8.918
74,70
Đất nâu vàng trên đá bazan
1.240
10,39
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
241
2,02
Đất vàng đỏ trên granit
1.062
8,90
Đất dốc tụ
172
1,44
Đất mặt nước
305
2,55
Tổng
11.938
100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2017; Bản đồ đất tỉnh Bình
Phước.

Hình 1.5: Đồ thị diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Phước Long
Thổ nhưỡng trên địa bàn thị xã Phước Long là rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, trong đó: (1) 8.918 ha đất đỏ trên đá bazan Fk và 1.240 ha Đất nâu

vàng trên đá bazan Fu và 172 ha Đất dốc tụ D là những loại đất có độ phì cao,
rất phù hợp cho phát triển các loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, như:
Cao su, Tiêu, Điều, Cà phê và cây ăn quả. (2) 1.062 ha Đất vàng đỏ trên granit Fa
tuy độ phì ở mức trung bình nhưng có địa hình và thành phần cơ giới thuận lợi
cho sản xuất nông lâm nghiệp.
d) Tài nguyên nước
Nhìn chung hệ thống sông, suối, hồ đập trên địa bàn thị xã Phước Long là
khá phong phú, có nước chảy và lưu trữ quanh năm. Trên địa bàn thị xã Phước
9


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Long có Sông Bé chảy qua, dọc theo hướng Bắc - Nam. Sông Bé có lưu vực
rộng khoảng 400.000 ha gồm ba phụ lưu là phụ lưu Đắk Huýt (suối Đắk Huýt
dài 80 km), phụ lưu Đắc Lum (suối Đắc Lum dài 50 km) và phụ lưu Đắk Lap
(suối Đắk Lap dài 9km). Lưu lượng dòng chảy trung bình trung bình đạt khoảng
10 m3/s. Trên dòng Sông Bé có 4 công trình thuỷ điện, thuỷ lợi lớn theo 4 bậc
thang, gồm thủy điện: Thác Mơ, Cần Đơn, Sróc Phu Miêng và Phước Hoà.
Bên cạnh nguồn nước mặt từ hệ thống sông, suối, hồ, đập thì thị xã Phước
Long còn có nguồn nước ngầm tập trung tương đối khá. Nguồn nước ngầm này
có 02 tầng nước với chất lượng tốt. Độ sâu trung bình của nguồn nước ngầm từ
15 - 30 m, chiều dày từ 5-10m. Lưu lượng nước ngầm khoảng 4 lít/giây (Theo
bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Sông Bé năm 1995 của Liên đoàn Địa chất 6). Như
vậy, có thể nói tài nguyên nước ở thị xã Phước Long là khá thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp.
e) Tài nguyên và khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản cũng là yếu tố có tác động đến kế hoạch sử dụng
đất hàng năm trên địa bàn thị xã Phước Long. Theo Bản đồ khoán sản tỉnh Bình
Phước thì Phước Long có những tài nguyên khoáng sản như sau:
- Khoáng sản kim loại: Chưa có số liệu khảo sát cụ thể về khoáng sản kim

loại trên địa bàn thị xã. Nhưng đã phát hiện có một số kim loại như Vàng,
Bauxit, Chì, Titan với hàm lượng rất thấp.
- Khoáng sản phi kim loại: Chủ yếu là đá, sỏi xây dựng, Phước Long có:
Mỏ đá núi Bà Rá với trữ lượng rất lớn khoảng 1.177 triệu m 3. Nhưng núi Bà Rá
là khu di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh du lịch, nên không được phép khai
thác. Các mỏ sỏi phún phân tán với trữ lượng khá lớn.
Những khoáng sản nêu trên là nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho ngành
công nghiệp, xây dựng và giao thông trên địa bàn thị xã.
f) Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
2586/QĐ-UBND ngày ngày 17/10/2016, báo cáo diễn biến rừng năm 2017 và
thống kê đất đai năm 2017 thì thị xã Phước Long 1.091,80 ha rừng trong quy
hoạch đất lâm nghiệp và 51,2 ha rừng ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp. Rừng ở
Phước Long chủ yếu là rừng tự nhiên thứ sinh với kiểu rừng lá rộng thường
xanh trên núi đất chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có mộ số diện tích rừng trồng có
nguồn gốc từ Chương trình trồng rừng 327, chủ yếu là rừng Sao đen, Dầu rái,
Tếch. Nhìn chung, rừng trồng trên địa bàn thị xã được chăm sóc, bảo vệ rất tốt.
Nên rừng không những sinh trưởng tốt tạo ra nguồn lâm sản có giá trị mà còn
tạo nên những cảnh quan đẹp để phục vụ cho du lịch sinh thái.
Mặc dù, diện tích rừng trên địa bàn thị xã là không lớn nhưng nó cũng
góp phần phát triển kinh tế xã, hội của địa phương. Rừng cũng có những tác
động nhất định đến việc bố trí sử dụng đất, đặc biệt là bố trí loại hình dịch vụ du
lịch sinh thái, tâm linh.
1.3 Thực trạng môi trường
10


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Thị xã Phước Long là trung tâm kinh tế của tỉnh Bình Phước, trong cơ cấu
kinh tế thì công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối lớn, là địa phương

có mật độ dân số ở mức trung bình. Trên địa bàn thị xã đã hình thành một khu
công nghiệp với quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu là công nghiệp gia công và chế
biến. Nông nghiệp hình thành các trang trại nhỏ và vừa. Do đó, có thể nói môi
trường trên địa bàn thị xã nói chung là tốt. Theo kết quả đánh giá tác động môi
trường đối với một số dự án trong thời gian qua thì có thể khái quát một số nét
chính về thực trạng môi trường thị xã Phước Long như sau:
- Chất lượng nguồn nước mặt nhìn chung còn tốt, đạt Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2009/BTNMT cột A1 và A2),
nhưng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt và chất thải từ sản xuất
nông nghiệp. Chất lượng nước ngầm trên địa bàn thị xã còn tương đối tốt.
- Các công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn thị xã đạt
tiêu chuẩn. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trên toàn thị xã gần như đạt 100 %.
- Chất lượng không khí nhìn chung tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều
đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ một số khu vực gần đường giao thông ô nhiễm
tiếng ồn cục bộ. Tại các cơ sở sản xuất, chất lượng không khí nhìn chung đạt
tiêu chuẩn vệ sinh 3733/2002/QĐ-BYT. Chỉ một số khu vực ở gần các cơ sở chế
biến nông sản, chợ thì không khí có mùi hôi.
- Công tác thu gom, xử lý và tái chế rác thải trên địa bàn thị xã là khá tốt,
môi trường được bảo đảm. Rác thải được thu gom, xử lý và tái chế hàng ngày,
không để tồn dư ở các bãi rác.
Thực trạng môi trường trên địa bàn thị xã Phước Long nhìn chung là
thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
1.4 Điều kiện kinh tế, xã hội
Theo Niên giám thống kê năm 2017 tỉnh Bình Phước; Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020, Nghị quyết của Thị ủy, Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân và Báo cáo của UBND thị xã Phước Long về tình hình kinh
tế, xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
năm 2018 thì điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã có những nội dung cơ bản sau:
1.4.1 Về kinh tế
Phước Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Phước. Nền

kinh tế của thị xã phát triển khá đa dạng, có nhiều chuyển biến tích cực, đà phát
triển khá nhanh và bền vững với những đặc trưng cơ bản, cụ thể như sau:
a) Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế
Theo định hướng phát triển đến năm 2020 và kết quả phát triển kinh tế
năm 2017 thì thị xã Phước Long có cơ cấu và tăng trưởng kinh tế như sau:
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
14,60 %.
* Nông lâm thủy sản:
4,83 %.
* Công nghiệp - xây dựng:
13,37 %.
* Thương mai - dịch vụ:
18,59 %.
- Về cơ cấu kinh tế:
11


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
* Nông lâm thủy sản chiếm:
14,10 %.
* Công nghiệp, xây dựng chiếm:
44,91 %.
* Thương mại, dịch vụ:
40,99 %.
- Thu nhập bình quân đầu người: 60,8 triệu đồng/người/năm.
- Giá trị sản xuất nông lâm thủy năm 2017 sản ước đạt 295 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp: 10.680 tỷ đồng tăng 8,23 % so với năm
2016.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa: 3.600 tỷ đồng tăng 16,5 % so với năm 2016.
- Thu ngân sách: 686 tỷ đồng.

- Chi ngân sách: 610 tỷ đồng.
Như vậy, có thể nói công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cơ
bản trong cơ cấu kinh tế của thị xã Phước Long.
c) Thực trạng phát triển ở các lĩnh vực kinh tế
(1) Nông lâm nghiệp, thủy sản: Nông lâm nghiệp là thế mạnh của thị xã.
Những năm qua, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp luôn được thị xã chú trọng. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản
luôn có sự tăng trưởng đều. Năm 2017 tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản
của thị xã ước đạt 295,648 tỷ đồng, trong đó:
* Trồng trọt: Theo niên giám thống kê và báo cáo kinh tế xã hội năm
2017 thì thị xã Phước Long, có 7.714 ha cây lâu năm và 198 ha cây hàng năm.
Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm của một số loại cây trồng
như ở Bảng 1.5 và Hình 1.6.
Bảng 1.5: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chủ yếu
Cây trồng

Diện tích (ha)

Cà phê
Cao su
Tiêu
Điều
Cây ăn trái
Lương thực có hạt

326
1.911
79
5.192
197

0,149

Sản lượng (tấn)

635
3.387
182
4.066
0,556

(Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, 2017)

12


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long

Hình 1.6: Đồ thị diện tích một số loại cây trồng thị xã Phước Long
Từ Bảng 1.5 cho thấy thị xã Phước Long có: 326 ha Cà phê với sản lượng
635 tấn. 1.911 ha Cao su với sản lượng 3.387 tấn. 79 ha Tiêu với sản lượng 182
tấn. 5.192 ha Điều với sản lượng 4066 tấn. 197 ha cây ăn quả như Cam, Quýt,
Xoài, Sầu riêng… 0,149 ha cây lương thực có hạt với năng suất với sản lượng
0,556 tấn.
* Chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh,
kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm nên trong chăn nuôi đã khống
chế được dịch bệnh, sản phẩm chăn nuôi lưu thông thuận lợi. Phước Long có 1
trang trại chăn nuôi, đàn gia súc năm 2017 như ở Bảng 1.6, trong đó: Trâu 240
con. Bò 713 con. Lợn 5.200 con. Gia cầm 43.040 con.
Bảng 1.6: Số lượng một số loại gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã
Gia súc, gia cầm

Trâu

Lợn
Gia cầm

Con
240
713
5.200
43.040

(Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, 2017)
* Lâm nghiệp: Theo kết quả kiểm kê rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày ngày 17/10/2016, báo cáo diễn biến rừng
năm 2017 và thống kê đất đai năm 2017 thì thì thị xã Phước Long 1.091,80 ha
rừng trong quy hoạch đất lâm nghiệp và 51,2 ha rừng ngoài quy hoạch đất lâm
nghiệp. Rừng ở Phước Long chủ yếu là rừng tự nhiên thứ sinh với kiểu rừng lá
rộng thường xanh trên núi đất chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có mộ số diện tích
rừng trồng có nguồn gốc từ Chương trình trồng rừng 327, chủ yếu là rừng Sao
đen, Dầu rái, Tếch.
Thực hiện tốt các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên tình
trạng tác động xấu đến rừng gần như không xảy ra. Nhìn chung rừng sinh trưởng
và phát triển tốt, đáp ứng được mục đích sử dụng.
13


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Phước Long có vị trí địa lý là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.
Nên rừng trên địa bàn thị xã không những có giá trị kinh tế từ lâm sản mang lại
mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay, rừng ở núi

Bà Rá là môi trường để địa phương phát triển mô hình du lịch sinh thái.
* Thủy sản: Phước Long có diện tích mặt nước chuyên dùng khoảng
305 ha, chủ yếu là các hồ đập thủy điện, sông suối. Nuôi trồng thủy sản đang
mang tính tự phát, chưa phát triển thành một lĩnh vực kinh tế rõ nét.
Nhìn chung Phước Long là địa phương rất có tiềm năng phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. Tiềm năng này, đang từng bước được khai thác,
sử dụng hợp lý, hiệu quả để làm nền tảng bền vững cho phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
(2) Công nghiệp, xây dựng: Ngành công nghiệp phát triển nhanh về số
lượng và tăng dần về quy mô sản xuất. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp
năm 2017 ước đạt 10.680 tỷ đồng, tăng 8,23 % so với năm 2016. Những ngành
công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản, khai thác và chế biến vật liệu xây
dựng, trong đó: Đá xây dựng đạt 4.950 m 3 tăng 11 %. Hạt Điều đạt 60.736 tấn
tăng 10,4 % so với năm 2016.
Về xây dựng cơ bản, thị xã đã giao kế hoạch vốn đầu tư, chỉ đạo, đôn đốc
các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục và khởi công xây dựng các công trình. Bên
cạnh đó là thường xuyên kiểm tra tình hình xây dựng nên quy hoạch, kế hoạch,
thủ tục pháp lý, tiến độ và chất lượng các công trình xây dựng cơ bản được đảm
bảo. Trong năm 2017, thị xã đã: (1) Cấp 510 giấy phép xây dựng theo thẩm
quyền với tổng diện tích xây dựng 64.724 m2, trong đó tổng diện tích sàn
117.337 m2. (2) Hoàn thành quy hoạch xây dựng Khu vui chơi giải trí Hồ Long
Thủy để thực hiện kêu gọi đầu tư trong năm 2018. (3) Công bố đồ án quy hoạch
phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 quần thể văn hóa - Cứu sinh Bà Rá. (4) Đã triển
khai thi công 21/22 công trình xây dựng cơ bản, đến nay đã nghiệm thu hoàn
thành đưa vào sử dụng 16 công trình. Nhìn chung, bộ mặt cơ sở hạ tầng được cải
thiện nhanh, liên tục, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân
(3) Thương mai, dịch vụ: Thương mại, dịch vụ, du lịch liên tục phát triển
trong những năm qua. Công tác quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ được
tăng cường nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng,
từng bước phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tổng

mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 ước đạt 3.310 tỷ đồng, tăng 16,5 % so với cùng
kỳ năm 2016. Dịch vụ bưu chính viễn thông, điện lực phát triển, góp phần thúc
đẩy sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
Lĩnh vực du lịch, bảo tồn các di tích lịch sử trên địa bàn thị xã đang hoàn
chỉnh thủ tục để đầu tư trong năm 2018 như: Nhà truyền thống, quy hoạch khu
di tích lịch sử nhà tù Bà Rá và tưởng niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định. Đặc biệt
là dự án du lịch quần thể văn hóa cứu sinh Bà Rá đang được tỉnh triển khai đầu
tư. Bên cạnh đó, thị xã đang Tiếp tục hoàn thiện Dự án xã hội hóa đầu tư nâng
cấp Trung tâm Thương mại Phước Long, lập quy hoạch chi tiết để kêu gọi đầu
tư xây dựng và khai thác Khu vui chơi giải trí Hồ Long Thủy.
14


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
(4) Quản lý tài nguyên, môi trường: Thường xuyên chỉ đạo các ngành
chức năng tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ tài
nguyên và môi trường, khoáng sản trên địa bàn thị xã. Do đó, việc quản lý tài
nguyên và môi trường trên đia bàn thị xã nhìn chung đúng quy định, phù hợp
với tình hình thực tế. Năm 2017, thị xã đã: (1) Tổ chức giải quyết nhanh nhu cầu
về đo đạc, chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ
chức, cá nhân. (2) Cấp kế hoạch bảo vệ môi trường cho các cơ sở, hộ gia đình
trên địa bàn. (3) Tổ chức công bố kế hoạch sử dụng đất năm 2017. (4) Tổ chức
Lễ phát động Tuần lễ Quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, kỷ niệm ngày môi
trường thế giới và phát động phong trào trồng cây nhân dân. (5) Thành lập đoàn
kiểm tra việc chấp hành các quy định theo Luật Khoáng sản và Luật bảo vệ môi
trường.
1.4.2 Về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
a) Giáo dục và đào tao
Nhìn chung chất lượng giáo dục trên địa bàn được đảm bảo, cơ sở vật chất
được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hiện tại, trên địa

bàn thị xã có 4 cấp bậc giáo dục và đào tạo, gồm: mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở và trung học phổ thông. Kết thúc năm học 2016 - 2017 thị xã: (1) Đạt tỷ lệ
học sinh học lực khá, giỏi, tốt nghiệp ở các bậc học tăng so với năm học trước.
(2) Có 7/7 xã, phường đạt chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ
lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100 %, tăng 4,36 %. Tỷ lệ học sinh THCS đi
học đúng độ tuổi đạt 100 %, tăng 9 %. (3) Có 26 trường học trực thuộc, trong đó
có 8 trường đạt chuẩn quốc gia (gồm: 07 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1,
01 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). (4) Việc dạy thêm, học thêm,
hoạt động của các nhóm trẻ gia đình trên địa bàn cơ bản theo đúng quy định.
Tuy nhiên, tình trạng dạy thêm, học thêm, hoạt động của nhóm trẻ gia đình trái
với quy định vẫn còn. (5) Công tác thu, chi các khoản đóng góp phụ huynh học
sinh ở một số trường vẫn còn vi phạm các quy định hiện hành.
b) Y tế
Bên cạnh đầu tư cho giáo dục và đào tạo thì Y tế cũng được quan tâm
đúng mức, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm qua. Hiện nay,
trên địa bàn thị xã có bệnh viện đa khoa và các trạm xá đạt chuẩn. Đội ngũ y,
bác sĩ ngày càng được phát triển sâu về chuyên môn, đủ về số lượng. Năm 2017,
thị xã đã: (1) Khám chữa bệnh cho 129.119 lượt người giảm 1.931 so với năm
2016. (2) Tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nên không để xảy ra
dịch bệnh trên địa bàn. (3) Tỷ lệ bảo hiểm y tế liên tục tăng trong những năm
qua. Với thực trạng y tế nêu trên, nên trong những năm qua sức khỏe của nhân
dân cơ bản được chăm sóc tốt, qua đó cũng có tác động đến bố trí sử dụng đất
trên địa bàn thị xã.
c) Văn hóa thể thao
15


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của
Nhà nước được chú trọng; đặc biệt là đối với chương trình xây dựng nông thôn

mới, an toàn giao thông, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Về cơ sở vật chất, hiện nay Phước Long có các thư viện, nhà văn hóa và trung
tâm văn hóa - thể thao được đầu tư xây dựng khá hiện đại. Năm 2017, thị xã: (1)
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các sự kiện diễn ra trong những tháng đầu
năm. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng kỷ niệm các ngày lễ
theo kế hoạch. Thường xuyên mở cửa nhà truyền thống đón 5.668 lượt khách
tham quan. Hoàn thành hồ sơ đặt tên đường trình HĐND tỉnh thông qua. Hoàn
thành việc sưu tầm và tiếp nhận máy bay F5E trưng bày. Phối hợp nhà máy A42
hoàn thành phục chế máy bay C123 tại Nhà truyền thống. (2) Duy trì hoạt động
thường xuyên các câu lạc bộ, như: bóng bàn, bầu lông, tennis, võ cổ truyền,
bóng chuyền. Tổ chức thành công các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 20 năm
tái lập tỉnh, 42 năm ngày Giải phóng Phước Long. (3) Tỷ lệ khu dân cư văn hóa
đạt 97,62 % (41/42 khu dân cư) và tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 96,68
Văn hóa, thể thao trên địa bàn thị xã liên tục được phát triển, cũng là một
trong những yếu tố có tác động trực tiếp, gián tiếp đến nhu cầu sử dụng đất trên
địa bàn thị xã.
d) Dân số, lao động, chính sách xã hội
Dân số Phước Long có 50.782 người, gồm 41.136 người dân số thành thị
và 9.646 người dân số nông thôn, phân bố trên 7 đơn vị hành chính cấp xã với
mật độ dân số bình quân 425 người/km2 như ở Bảng 1.7.
Bảng 1.7: Phân bố dân số ở các xã trên địa bàn thị xã Phước Long
STT Đơn vị hành chính
1
2
3
4
5
6
7


Toàn thị xã
Phường Thác Mơ
Phường Long Thủy
Phường Phước Binh
Phường Long Phước
Phường Sơn Giang
Xã Long Giang
Xã Phước Tín

Diện tích
Dân số
MĐDS
2
(Km )
(người)
(người/Km2)
119,38
50.782
425
21,07
5.769
274
4,19
7.691
1836
13,01
8.489
652
12,48
14.088

1129
16,53
4.520
273
21,85
3.485
159
30,25
6.740
223
(Niên giám thống kê thị xã Phước Long, 2017).

Mật độ dân số ở mức trung bình, có sự biến động lớn, từ 159 người ở xã
Long Giang đến 1.836 người ở phường Long Thủy. Về chính sách xã hội thì
năm 2017, thị xã đã:
- Giới thiệu và giải quyết việc làm cho 2.799 lao động, tăng 3,3 %. Tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo nghề đạt 33,6 %, tăng 0,6 % so với năm 2016. Có số trẻ
sơ sinh 742 em đạt tỷ suất sinh 13,89 %o giảm 0,26 %o so với chỉ tiêu được
giao. Có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,09 %, giảm 0,06 % so với 2016.
16


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
- Trao tặng 20 nhà tình thương cho 20 hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với
tổng số tiền 1.200.000.000 đồng. Thực hiện kịp thời vốn vay xóa đói giảm
nghèo, cấp thẻ bảo hiểm ý tế cho người nghèo, tiền trợ cấp đột xuất, tạo điều
kiện giúp người nghèo ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.
- Xóa được 56 hộ nghèo đạt 233,3% kế hoạch, đã đưa số hộ nghèo từ 183
hộ xuống còn 127 hộ.
- Thực hiện tốt việc quản lý Nghĩa trang Liệt sỹ, xây dựng đề án cải tạo

nâng cấp Nghĩa trang Liệt sỹ thị xã trình UBND tỉnh xem xét để để thực hiện.
Dân số thị xã cũng là một yếu tố quan trọng có tác động ảnh hưởng lớn
đến bố trí sử dụng đất trên địa bàn thị xã.
e) Công tác quốc phòng, an ninh
Tình hình quốc phòng, an ninh, chính trị và trật tự xã hội trong những
năm qua luôn được ổn định. Các lực lượng vũ trang luôn làm tốt nhiệm vụ tham
mưu và trực tiếp giữ gìn quốc phòng, an ninh. Năm 2017, đã tổ chức: Lễ giao
nhận quân đạt 100 % chỉ tiêu. Huấn luyện và bắn đạn thật cho dân quân tự vệ.
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 4. Hội nghị tổng kết công tác
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Nhìn chung, công tác quốc phòng, an ninh
trên địa bàn thị xã luôn được các cấp, các ngành thực hiện nghiêm. Do đó, tình
hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội được ổn định và đây cũng là tiền đề vững
chắc để phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
1.5 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
a) Đánh giá chung
* Về kinh tế, xã hội: Có những thuận lợi, khó khăn nhất định; nhưng
trong những năm qua kinh tế, xã hội thị xã Phước Long có nhiều chuyển biến
tích cực, liên tục tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều đạt và
vượt với tốc độ tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Nền kinh tế phù hợp với giai
đoạn hiện nay, đang từng bước chuyển mình vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Các lĩnh vực kinh tế đã và đang có những đột phá để phát triển
theo chiều sâu, giá trị sản xuất tăng lên đáng kể. An ninh, chính trị ổn định. Đời
sống văn hóa, vật chất và tinh thần của nhân dân luôn được cải thiện. Thu nhập
bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm, năm 2018 ước đạt mức 60,8
triệu đồng/năm, ở mức khá trong cả nước.
* Về điều kiện tự nhiên: Nhìn chung điều kiện tự nhiên của thị xã là rất
thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp cũng như công nghiệp, thương mại,
dịch vụ và du lịch sinh thái.
b) Những thuận lợi, khó khăn trong bố trí sử dụng đất
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã có những thuận lợi, khó khăn

trong việc bố trí sử dụng đất như sau:
(1) Thuận lợi: Thị xã có nhiều lợi trong quản lý, sử dụng đất, như:
- Với khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa, địa hình tương đối bằng
phẳng, chất lượng thổ nhưỡng khá tốt và phân bố tập trung. Nên rất thuận lợi để
hình thành những vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung, công nghệ cao.
17


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
- Các ngành kinh tế của thị xã có mức tăng trưởng khá cao, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hợp lý đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
Đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thương mại liên tục tăng
trưởng mạnh trong những năm qua.
- Sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền kịp thời đã góp phần không nhỏ
trong quản lý, sử dụng hợp lý đất đai.
- An ninh, chính trị và trật tự xã hội luôn ổn định cũng là cơ sở để phát
triển kinh tế xã hội bền vững.
- Mặc dù có mật độ dân số bình quân chung cao hơn những địa phương
khác trong tỉnh nhưng vẫn ở mức trung bình so với cả nước. Do đó, dân số chưa
thực sự tạo sức ép mạnh mẽ đến bố trí sử dụng đất như những địa phương khác.
- Có môi trường không khí, đất, nước khá trong lành chưa bị tác động
nhiều bởi những hoạt động công nghiệp.
- Có danh lam, thắng cảnh đẹp, có nhiều di tích lịch sử để phát triển du
lịch sinh thái.
(2) Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì thị xã cũng có những khó
khăn nhất định trong quản lý, sử dụng đất như:
- So với những địa phương khác ở khu vực miền Đông Nam Bộ thì Phước
Long là địa phương cách xa trung tâm kinh tế và các thành phố lớn nên có
những hạn chế trong việc tiếp cận khoa học và công nghệ.
- Là thị xã mới được tái lập, hệ thống hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng

nhưng chưa thỏa mãn được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Địa phương cần
đầu tư phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng.
- Thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ có tốc độ phát triển cao, đòi hỏi thị
xã Phước Long phải có những chiến lược đặc biệt cho phát triển kinh tế, xã hội
để làm mô hình điểm cho tỉnh.
- Mặc dù là một trong những trung tâm kinh tế của tỉnh nhưng nhìn chung
tình hình thu ngân sách của thị xã vẫn còn hạn chế, vẫn còn thiếu vốn để đầu tư
cho các công trình cơ sở hạ tầng.
- Công nghiệp trên địa bàn thị xã tuy có phát triển mạnh nhưng đang ở
mức công nghiệp gia công, sơ chế nông lâm sản, chưa có công nghiệp chế tạo và
công nghiệp chế biến chuyên sâu để gia tăng giá trị sản xuất.
- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng vẫn còn thiếu lực lượng lao động
có kỹ thuật và tay nghề cao.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018

2.1 Đánh giá kết quả đạt được
Trên cơ sở đối chiếu những chỉ tiêu Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 với
nhu cầu sử dụng đất năm 2019 và kết quả khảo sát thực địa đã tổng hợp được kết
quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thị xã Phước Long như ở
Bảng 2.1, Bảng 2.2, Bảng 2.3, Bảng 2.4 và Hình 2.1.
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch
sử dụng đất năm 2018
18


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
STT

Chỉ tiêu sử dụng đất


1 Đất nông nghiệp
1.1 Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên lúa nước
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
1.3 Đất trồng cây lâu năm
1.4 Đất rừng phòng hộ
1.5 Đất rừng đặc dụng
1.6 Đất rừng sản xuất
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản
1.8 Đất làm muối
1.9 Đất nông nghiệp khác
2 Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất quốc phòng
2.2 Đất an ninh
2.3 Đất khu công nghiệp
2.4 Đất khu chế xuất
2.5 Đất cụm công nghiệp
2.6 Đất thương mại, dịch vụ
2.7 Đất CSSX phi nông nghiệp
2.8 Đất sử dụng cho HĐKS
2.9 Đất phát triển cơ sở hạ tầng
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
Đất y tế
Đất giáo dục và đào tạo
Đất thể dục thể thao
Đất khoa học và công nghệ
Đất dịch vụ xã hội
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất công trình năng lượng

Đất công trình BCVT
Đất chợ
2.10 Đất di tích lịch sử - văn hóa
2.11 Đất danh lam thắng cảnh
2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải
2.13 Đất ở tại nông thôn
2.14 Đất ở tại đô thị
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan
2.16 Đất xây dựng trụ của TCSN
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
2.18 Đất cơ sở tôn giáo
2.19 Đất làm nghĩa trang
2.20 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm
2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng
2.22 Đất khu VCGT công cộng
2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng
2.24 Đất sông suối, kênh, rạch
2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng
2.26 Đất phi nông nghiệp khác
Tổng


NNP
LUA
LUC
HNK
CLN
RPH
RDD
RSX

NTS
LMU
NKH
PNN
CQP
CAN
SKK
SKT
SKN
TMD
SKC
SKS
DHT
DVH
DYT
DGD
DTT
DKH
DXH
DGT
DTL
DNL
DBV
DCH
DDT
DDL
DRA
ONT
ODT
TSC

DTS
DNG
TON
NTD
SKX
DSH
DKV
TIN
SON
MNC
PNK

19

DT kế
hoạch
(ha)
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
420,772
93,417

0,757
0
0
0
3,615
1,891
0
20,612
3,270
0
3,433
0
0
0
12,066
1,050
0
0
0,793
76,500
0
10,680
0,110
196,440
0,727
0
0
0,700
1,000
0

0,355
13,968
0
0
0
0
420,772

Kết quả thực hiện
So sánh
Diện tích Tăng (+),
(ha)
giảm (-)
Tỷ lệ %
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
56,294
-364,478
13,38
1,007
-92,411
1,08
0,200
-0,557
26,43
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0,000
-3,615
0,00
0,841
-1,050
44,47
0
0
0
4,516
-16,096
21,91
0,000
-3,270
0,00
0
0
0
0,000
-3,433
0,00
0
0
0
0

0
0
0
0
0
4,506
-7,560
37,34
0,010
-1,040
0,95
0
0
0
0
0
0
0,000
-0,793
0,00
19,500
-57,000
25,49
0
0
0
0,000
-10,680
0,00
0,110

0
100,00
29,071
-167,370
14,80
0,000
-0,727
0,00
0
0
0
0
0
0
0,000
-0,700
0,00
1,000
0,000
100,00
0
0
0
0,050
-0,305
14,09
0,000
-13,968
0,00
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
56,294
-364,478
13,38


Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phước Long
Mã đất tham chiếu theo: Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 và Thông tư số
29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Từ Bảng 2.1 và Hình 1.5 cho thấy:
(1) Tổng diện tích của 14 chỉ tiêu sử dụng đất năm 2018 là 420,772 ha; đã
triển khai 9 chỉ tiêu với tổng diện tích đã thực hiện được là 56,294 ha. Tương
ứng với tỷ lệ chỉ tiêu đã triển khai là 64 % và tỷ lệ diện tích diện tích đã thực
hiện đạt 13,38 %, trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp không có chỉ tiêu nào.
- Nhóm đất phi nông nghiệp có 14 chỉ tiêu với tổng diện tích kế hoạch là
420,772 ha. Trong số 14 chỉ tiêu này, đã triển khai 9 chỉ tiêu với tổng diện tích
đã thực hiện là 56,294 ha đạt 13,38 % kế hoạch.
- Nếu tính theo tiến độ thực tế và loại trừ diện tích của quốc phòng, an

ninh (Quần thể văn hóa – cứu sinh Bà Rá đã thực hiện được khoảng 25 ha,
94,060 đất quốc phòng, an ninh) thì đạt 24,88 % kế hoạch.
(2) Kết quả thực hiện 14 chỉ tiêu sử dụng đất có sự biến động từ 0 - 100
%, trong đó:
- 5 chỉ tiêu đạt kết quả 0 % là những chưa triên khai thực hiện, gồm: Đất
thương mại, dịch vụ. Đất bãi thải, xử lý chất thải. Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
Đất cơ sở tôn giáo. Đất khu vui chơi, giải trí công cộng.
- 6 chỉ tiêu đạt kết quả dươi 40 %, gồm: Đất quốc phòng. Đất an ninh. Đất
phát triển cơ sở hạ tầng. Đất di tích lịch sử văn hóa. Đất ở đô thị. Đất sinh hoạt
cộng đồng.
- 3 chỉ tiêu đạt kết quả từ 40 - 100 %, gồm: Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp. Đất ở tại nông thôn. Đất làm nghĩa trang.

Hình 2.1: Biểu đồ kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2018
Từ Bảng 2.2, Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy:
(1) Năm 2018 có 104 công trình, dự án, đã triển khai 39 dự án đạt 37,50
% kế hoạch, trong đó: Nhóm phải thu hồi đất có 55 công trình đã triển khai 13
công trình, dự án (23,64 %). Nhóm chuyển mục đích sử dụng đất có 49 công
trình đã triển khai 26 công trình, dự án (53,06 %).
20


×