Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

30 đề HSG văn 9(2010 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.35 KB, 31 trang )

/>UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG 1
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2điểm)
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng Ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.
QUANG HUY
(Trích theo: Tiếng Việt 4, tập hai, NXBGD1999, trang 45,46)
Em hóy cảm thụ đoạn thơ trên?
Câu 2 (2 điểm):
Hãy trình bày


a) Cảm nhận của em về tình yêu thương con người trong truyện ngắn”Chiếc lá cuối
cùng”của nhà văn O Hen – ri.
b) Ý kiến của em về lời nhận xét của nhân vật Xiu đối với bức tranh vẽ chiếc lá của cụ
Bơ- men:
“Đó chính là tác phẩm kiệt tác của cụ Bơ - men đấy”.
Câu 3 (6 điểm)
Với hiểu biết về”Truyện Kiều”(qua các đoạn trích đã học và đọc thêm), em hãy trình
bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của: Thuý Vân, Thuý Kiều, Kim Trọng và nhận xét nghệ
thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
--------------------o0o-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
SBD:………………………..Họ và tên thí sinh:…………………………….

1


/>UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2010-2011
PHÒNG GD&ĐT
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút.
Đề thi này gồm 01 trang.
Câu 1: (2 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ sau:
Giâu gia hoa nở bao giờ
Sớm nay bỗng thấy bất ngờ hương bay
Bấy giờ mới ngước lên cây
Từng chùm hoa nhỏ thơ ngây dịu dàng
Mới đầu hoa lấm tấm vàng

Đến khi trắng muốt là tàn mất hoa
Có gì muốn nói với ta
Nhưng chưa nói được thì hoa lìa cành
Bước đi chậm nhé chứ anh
Vùng than đen, trắng những nhành hoa rơi …
(Hoa trắng – Trần Nhuận Minh)

Câu 2: (1,5 điểm)
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng
giống như những con đường trên mặt đất: Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.
Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
(Cố hương – Lỗ Tấn)
Suy nghĩ của em về hình ảnh con đường trong đoạn văn trên?
Câu 3: (6,5 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại?
====HẾT====
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................

2


/>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 180 phút)

Đề bài:

Câu 1 (3 điểm): Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp trong câu ca dao sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc áng trăng vàng đổ đi
Câu 2 (7 điểm): Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương trong truyện
“Người con gái Nam Xương”(Nguyễn Dữ)
Câu 3 (10 điểm):
Trong bài Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã khẳng định:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Em hiểu như thế nào về hai câu thơ trên? Lấy hình tượng người phụ nữ trong một số tác
phẩm văn học cổ đã học để làm sáng tỏ.
==== Hết ====

3


/>PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012
VĨNH TƯỜNG
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1(2 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du - NXB Văn hóa 2002)

Câu 2 (1 điểm):
Viết một đoạn văn trình bày về vai trò, ý nghĩa của chi tiết chiếc lược ngà trong
truyện”Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 3 (7 điểm):
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý
địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa
học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định:”Cháu sống thật hạnh phúc”.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng
hát. Họ”Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm
thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
Họ và tên thí sinh:..........................................................SBD:......................

4


/>PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG I
BÌNH GIANG
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (2 điểm).
Cho đoạn trích sau:
“ … Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc
sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào,
không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi

tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như
đối với cha mẹ đẻ mình.”
(Nguyễn Dữ – Chuyện người con gái Nam Xương)
So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” thì “Chuyện người con gái Nam Xương” có
thêm nhân vật bà mẹ Trương Sinh. Qua chi tiết trên, em hãy trình bày ý nghĩa của việc sáng
tạo thêm nhân vật này. file word đề-đáp án Zalo 0946095198
Câu 2 (3 điểm).
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Hãy trình bày những hiểu biết của em về vấn đề trên.
Câu 3 (5 điểm).
“Lặng lẽ Sa Pa”- Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng
lẽ quên mình, cống hiến cho Tổ quốc.
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
--- HẾT---

5


/>UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 28 tháng 3 năm 2014
================


Câu 1. (4,0 điểm)
Điểm gặp gỡ của các nhà thơ trong cách thể hiện vẻ đẹp của”người ra đi”trong
những câu thơ sau:
-”Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
-”Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
(Đồng chí - Chính Hữu)
Câu 2. (6,0 điểm)
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm
hoa thật đẹp.
Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết khoảng 350 đến 400 từ).
Câu 3. (10 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh,
tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém.
Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai, tên Vương Quan, học tập
nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều, em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân.
Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thuý Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính
chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thuý Vân dáng yêu kiều, hiền dịu,
thấy Thuý Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:
- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không
được nhã!
Thuý Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh,
phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ”.
(Kim Vân Kiều truyện - Thanh Tâm Tài Nhân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999)
Phân tích đoạn trích”Chị em Thuý Kiều”(Trích”Truyện Kiều”- Nguyễn Du; Ngữ Văn

9, Tập một) và so sánh với đoạn văn trên để làm rõ sự sáng tạo của Nguyễn Du trong tác
phẩm”Truyện Kiều”.
======= Hết =======
(Đề thi có 01 trang)
Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh.............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 2:........................................................................................

6


/>PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
LẬP THẠCH
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều –
Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự
biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật”thi
trung hữu họa”.
Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên?
Câu 2: (2,0 điểm)
Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.
(Quê hương)
Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Từ đó hãy bày tỏ suy nghĩ của em về

quê hương?
Câu 3: (6,0 điểm)
Nhận xét về truyện”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:
“Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người
lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian
khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên
cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về
nghệ thuật”.
Qua truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:..........................................................SBD:......................

7


/>PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (VÒNG 2)
Năm học: 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi này gồm 01 trang
Câu 1. (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn”Lão Hạc", có đoạn:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

(Lão Hạc, Nam Cao)
Đoạn văn trên gợi cho em những suy nghĩ gì về cuộc sống?
Câu 2. (6,0 điểm)
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”
(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy nói về”ánh sáng riêng”mà truyện ngắn”Lặng
lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long đã”rọi vào”tâm hồn em.
----------------HẾT-------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:............Phòng.........

8


/>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

Câu 1 (3,0 điểm).
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Euripides đã từng tâm niệm:
“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số
phận”.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (7,0 điểm).
Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường chủ nhân - nhà bình luận
văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người”có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có
tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua đoạn trích Kiều ở lầu

Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du - SGK Ngữ văn 9 - Tập một - NXB Giáo dục
Việt Nam 2010 tr 93 – 94).
----------------HẾT---------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………………..SBD:……………………..

9


/>PHÒNG GD & ĐT
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 – NĂM HỌC 2013 - 2014
TP VĨNH YÊN
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (3.0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau đây:
CHIẾC BÌNH NỨT
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi
gánh từ giếng về nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn
hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn
xin lỗi ông. Ngươi xấu hổ vì chuyện gì? - người chủ hỏi. Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận
được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông bỏ ra - chiếc bình nứt nói. Không
đâu - ông chủ trả lời - Khi đi về ngươi có chú ý thấy luống hoa bên đường hay không?
Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã biết được
vết nứt của ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy. Trong những năm qua ta đã vun
tưới cho chúng và hái về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta có ấm cúng và
duyên dáng được thế này không?
Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái bình nứt…
Câu 2 (7.0 điểm)
Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (SGK Ngữ Văn 9) để làm rõ ý

kiến sau:
Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn,
chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh,
nó lắng sâu và dường như đọng lại. (Hoài Thanh - Báo văn nghệ 14/04/1972).
………………….HẾT…………………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh………………………………Số báo danh……………

10


/>UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014- 2015
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 2 tháng 4 năm 2015
=====================
Câu 1 (4,0 điểm)
1. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ và các hình ảnh được sử dụng
trong đoạn thơ sau:
...”Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”.
(Lê Cảnh Nhạc- Xin làm hạt phù sa- 2005).
2. Tìm điểm chung trong cảm hứng sáng tác của các tác giả: Lê Cảnh Nhạc
trong bài thơ Xin làm hạt phù sa, Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ và Viễn

Phương trong bài Viếng lăng Bác.
Câu 2 (6,0 điểm)
Nguyễn Đức Vĩnh, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh đã tự luyện tập để tham gia chương trình Tìm kiếm tài năng Vietnam’s Got
Talent 2014. Với trích đoạn chèo truyền thống Thị Màu lên chùa ở vòng thử sức, bài
hát chầu văn Cô Đôi thượng ngàn ở vòng bán kết, Nguyễn Đức Vĩnh đã chinh phục
ban giám khảo và khán giả để bước vào vòng chung kết. Ban giám khảo hỏi”Vì sao
tham gia chương trình”, cậu bé 8 tuổi vô tư trả lời”Vì con thích được nổi tiếng”.
Qua hiện tượng”gây sốt”trên mạng của Nguyễn Đức Vĩnh, em hãy viết một văn
bản nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về ước mơ trong sáng, ngây
thơ của cậu bé quê hương quan họ”Thích trở thành người nổi tiếng”.
Câu 3 (10,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương, đất
nước qua hai tác phẩm Quê hương của Tế Hanh (Ngữ văn lớp 8, tập 2) và Nói với
con của Y Phương (Ngữ văn lớp 9, tập 2).
=====Hết=====

11


/>UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
=====================
Câu 1. (4,0 điểm) Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn
thơ sau:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Hữu Thỉnh- Sang thu,1977)
nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông.
(Hữu Thỉnh - Chiều sông Thương, 1992)
Câu 2. (6,0 điểm)
Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn.
(Marilin Vos Savant)
Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 3. (10,0 điểm)
“Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi
mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.”
(Ngữ văn 9, tập 2, trang 200, NXB GD, 2004)
Anh (chị) hãy làm sáng rõ nhận định trên qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.
=====Hết=====
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

12


/>
ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm).
Trong truyện”Chiếc lược ngà”của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, qua lời kể của nhân
vật ông Ba, tác giả có viết:
“… Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như
chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi
và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây
giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.”
(Ngữ văn 9, tập 1)
Tại sao nhân vật ông Ba lại nghĩ”chỉ có tình cha con là không thể chết được”và
ông”không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy”?
Câu 2 (3 điểm).
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các
trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 3 (5 điểm).
Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng:”Bài thơ biểu hiện một
triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng,
nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ
nhận định trên.
-------------- HẾT--------------

13


/>UBND HUYỆN HÒN ĐẤT

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG HUIYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ngày thi: 29/11/2015
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Em hãy cho biết trong hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích nét độc
đáo của biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
(Trích”Ngắm trăng”– Hồ Chí Minh)
Câu 2: (2 điểm)
Nghĩa của cụm từ”ta với ta”trong hai câu thơ dưới đây có khác nhau không? Vì
sao?
“Một mảnh tình riêng ta với ta”.
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
“Bác đến chơi đây ta với ta”.
(Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến)
Câu 3: (4,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 câu), nêu lên suy nghĩ của em từ ý
nghĩa câu văn sau:”Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở
những chùm hoa thật đẹp”.
Câu 4: (12 điểm)
Trong đoạn trích”Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga’’, tác giả đã để cho Lục Vân
Tiên trả lời Kiều Nguyệt Nga khi nàng muốn mời chàng về nhà trả ơn cứu nạn:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
Câu trả lời trên đã nêu lên một lẽ sống ở đời. Theo em lẽ sống tốt đẹp đó như thế nào?
Từ đó hãy trình bày ý kiến của em về lẽ sống tốt đẹp của thế hệ trẻ ngày nay./.

----Hết---Chúc các em hoàn thành tốt bài thi!
(Giám thị không giải thích gì thêm)

14


/>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
PHÚ THỌ
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi có 01 trang
Câu 1 (8,0 điểm)
Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người,
nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì lên rồi ném xuống.
Tiến lại gần hơn, tôi thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên
bờ và ném trở lại với đại dương.
Tôi làm quen, hỏi:
- Cháu đang làm gì vậy?
Cậu bé trả lời:
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu giúp chúng.
- Cháu có thấy mình đang mất thì giờ không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy.
Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng, rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác ném xuống biển và nhìn tôi vui vẻ trả
lời:
- Cháu cũng biết như vậy, nhưng chú nghĩ xem, cháu có thể làm được điều gì đó,
ít nhất cháu cũng cứu được những con sao biển này!
(Theo Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. HCM)

Từ câu chuyện trên, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của
mình về hành động của cậu bé.
Câu 2 (12,0 điểm)
Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.
(Tố Hữu)
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh (Ngữ văn 8, tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 16-17).
.............. HẾT..............
Họ và tên thí sinh:……………………………………………….SBD:……….……….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

15


/>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm)
Em hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.70).
Câu 2 (3 điểm)
Báo Dân trí, ngày 24/12/2013 đăng tin:
Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả xuống

đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động rơi lệ.
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự việc
trên.
Câu 3 (5 điểm)
Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày
09/01/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:
Mỗi tác ph m văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công chúng,
độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ…Mỗi văn nghệ sĩ cần bám
sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác ph m của mình phản ánh chân thực
cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách
đóng như mạch máu đập dưới làn da.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác phNm Chiếc lược ngà của
nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------------HẾT---------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:…………………………SBD:……………….Phòng thi:………….
1

16


/>PHÒNG GD& ĐT KẾ SÁCH
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề).
Câu 1: (4 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để cảm nhận được cái hay của việc dùng từ
trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
(Trích Truyện kiều - Nguyễn Du)
Câu 2: (4 điểm)
Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.
Câu 3: (12 điểm)
Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ”Đồng chí”của Chính
Hữu.
==== HẾT==

17


/>ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1(2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy
một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường.Và ánh đèn buổi chèo, những
nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi
được cười hả dạ hay rỏ dấu một giọt nược mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự
được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
(Trích Tiếng nói của văn nghệ- Nguyễn Đình Thi)
“Lời gửi của văn nghệ là sự sống”. Em hiểu”sự sống”ấy là gì?
Câu 2 (3 điểm)
Từ truyện sau:
“Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất

về”sự bình yên”. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ
thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.
Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những
ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn
màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức trang bình yên
thật hoàn hảo.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và
lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ
xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên
chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ
mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó,
giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của
mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự bình yên.
Câu 3 (5 điểm)
Bàn vế bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) có ý kiễn cho rằng:”Bài thơ biểu hiện một triết lý
thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng
đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
--------------------Hết------------------------

18


/>UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016- 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn: Ngữ văn - Lớp 9

ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
=====================
Câu 1 (4,0 điểm)
Hãy chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn thơ sau? Giá trị ý nghĩa của
những biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng?
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời...
(Trăng ơi...từ đâu đến, Trần Đăng Khoa)
Câu 2 (6,0 điểm)

“Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương…”
(Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)
Hãy phát biểu những suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.
Câu 3 (10,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình yêu thương của người cha trong tác phẩm Lão Hạc (Nam
Cao) Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

=== Hết ===

19


/>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÌNH DƯƠNG

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: NGỮ VĂN LỚP 9 THCS
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: (4.0 điểm)
Cảm nhận sự độc đáo trong việc sử dụng màu”xanh”ở hai đoạn thơ sau:
a. “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Trích Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm)
b.”Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng quanh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
(Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính)
Câu 2 (6.0 điểm)

Đọc câu chuyện sau:
Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau
đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân làng đưa ra một hình
phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự”ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống bằng cách chôn
chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý
nghĩa hai chữ”ST”đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình:”Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của người xung quanh
và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho
mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm của một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người
khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự”ST”vẫn còn in
dấu trên vầng trán anh.
Ngày kia, một người lạ mặt hỏi cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ
một hồi rồi trả lời:”Tôi không biết lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của
anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện(saint)”.
(Theo”Những mẩu chuyện cuộc sống”- Hạt giống tâm hồn)
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học
cuộc sống được gợi ra qua câu chuyện trên.
Câu 3: (10.0 điểm)
Trong văn bản”Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ
không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một
lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
(Ngữ văn 9, tập II, Tr 12,13 - NXB GD 2005)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng kiến thức văn học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
20



/>ĐỀ CHÍNH THỨC

Năm học 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4 điểm)
Hãy phân tích biện pháp tu từ trong đoạn trích sau?
“Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người”
(Tố Hữu - Việt Bắc)
Câu 2: (4 điểm)
Viết bài văn ngắn bàn về lời bài hát sau của nhạc sĩ Trần Lập:”Đừng sống giống
như hòn đá,...sống không một tình yêu, sống chỉ biết riêng mình. Tâm hồn luôn luôn băng
giá. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng".
Câu 3 (12 điểm)
Chân dung Hồ Chí Minh qua:”Tức cảnh Pác Bó”,”Ngắm trăng”,”Đi đường”- (Ngữ
văn 8-tập 2)
-----------------------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

21



/>
CHIÊM HÓA
Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):
..................................................................

LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)

ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Ghi bằng số

Chữ ký xác nhận của giám khảo

Ghi bằng chữ

Giám khảo số 1
Giám khảo số 2
Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này.
Câu 1: (2 điểm)
Ví dụ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì? Trình bày rõ cách cấu tạo của chúng.
“Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.”
Câu 2: (3 điểm)
Đọc mẩu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo
quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy
của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi mới chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép-SGK Ngữ văn - lớp 9 - tập 1, trang 22)
Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua
câu chuyện trên.
Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau.
“... Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
………………………….Hết…………………………………

22


/>PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
ĐOAN HÙNG
ĐỀ CHÍNH THỨC


Câu 1 (8,0 điểm):
Cho văn bản

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
(Đề có 01 trang)

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với
học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi
những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy
mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những
mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Theo nguồn Internet)
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
Trong văn bản”Tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình thi có viết:”Nghệ thuật không
đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến
chúng ta tự phải bước lên đường ấy”.

Qua văn bản”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên./.
---------------------Hết----------------------Họ và tên thí sinh:………………………………….SBD:………….
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

23


/>PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 1
TP HẢI DƯƠNG
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề này gồm 02 câu, 01 trang)
Câu 1 (4,0 điểm)
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị
khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ
thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định
đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một
viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...
(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc- NXB Trẻ, 2005)
Bài học về cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
“Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật
thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình
người.”(Hoài Thanh)
Bằng những hiểu biết của em về các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều, hãy làm rõ

ý kiến trên.
------------Hết----------

24


/>
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2 điểm).
Trong tác phẩm”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật
viết:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.
a) Phân tích giá trị biểu cảm của từ”chông chênh”trong câu thơ trên.
b) Chỉ với hai câu thơ trên, Phạm Tiến Duật đã cho ta hiểu vẻ đẹp của người
chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ. Hãy viết tiếp từ 10-15 câu tạo đoạn văn diễn
dịch hoàn chỉnh.
Câu 2. (3 điểm)
Trong đoạn trích”Chị em Thúy Kiều”trích”Truyện Kiều”của Nguyễn Du, em thấy
trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao?
Câu 3 (5 điểm):
Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2, trang 190 có nhận đinh:”Văn học của thời đại mới
đề cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh của con người Việt

Nam, mà trước hết và tiêu biểu là của quần chúng nhân dân”…
Thông qua các tác phẩm”Đồng chí”(Chính Hữu),”Bếp lửa”(Bằng Việt),”Lặng lẽ Sa
Pa”(Nguyễn Thành Long), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
-------Hết------(Đề thi gồm có một trang)
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh.................................; Số báo danh...............................................

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×