Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.99 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1. Mục đích nghiên cứu 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
B- NỘI DUNG 4
I. Cơ sở lý luận 4
II. Cơ sở thực tiễn 5
III. Các hình thức, biện pháp tổ chức chương trình 6
1. Yêu cầu chung 6
2. Xây dựng kế hoạch chương trình 6
3. Tổ chức thực hiện 7
3.1. Hình thức: Hội vui học tốt 8
3.2. Hình thức: Hái hoa dân chủ 11
3.3. Hình thức: Trò chơi ô chữ 13
C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17
I. Kết luận 17
II. Bài học kinh nghiệm 17
III. khuyến nghị 17
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
E – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 20
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào
tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học,
một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là
nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn
thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng.....”.
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương


pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người
khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế
Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được
những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện.
Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm
trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự
nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để
phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự
chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống
Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường,
tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên truyền, đóng
tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao… trong đó việc tổ chức cho các em tham gia
chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các em niềm ham thích
tìm hiểu, học hỏi.
Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức
chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng
Mai A” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời
góp thêm kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả về bề
rộng và chiều sâu.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2
1. Mục đích nghiên cứu
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam,
là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục
tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động và vui
chơi.
Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học sinh
tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền

phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường
giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em
phát triển toàn diện. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp là vô cùng
quan trọng và cần thiết.
Đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên
lớp trong trường tiểu học” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả
cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương.
- Thông qua việc tìm hiểu những con số, ô chữ kỳ diệu về các chủ đề
mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm
gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội… Từ đó giúp các em có
thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương,
niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình vì
Tổ quốc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đây là đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ
lên lớp trong trường tiểu học” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học sinh
trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ HĐNGLL đầu tuần hay trong
buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ điểm tháng
với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
B. NỘI DUNG
3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn
đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “....Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt
bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho chúng hóa ra
những người già sớm) ......Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc
vui cũng cần làm cho chúng học. Ơ nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều
vui, đều học”.
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn

công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải
luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên
cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình
thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết
hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy
trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh,
giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác,
tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phưuơng pháp giáo dục,
nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ,
dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích:
“Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp
trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo
cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.
Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng
động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được
tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những
chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công
tác giáo dục mong muốn.
- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa học và
sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau dồi
kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội.
4
- Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức
hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên coa tính sáng tạo, phù hợp với lứa
tuổi và có hiệu quả.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường tiểu học A Thị trấn Hoàng Mai, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An
đóng trên địa bàn Thị trấn Hoàng Mai, học sinh vừa là con gia đình kinh doanh,
một số là con cán bộ công nhân viên chức nhà nước và con em nông dân. các em

phần lớn đều dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình trong hoạt động Đội.
Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Huyện. Ban giám hiệu nhà trường,
công Đoàn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi thị trấn giáo viên chủ nhiệm
nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả.
Tuy thời gian làm công tác Tổng phụ trách chưa nhiều nhưng tôi luôn luôn
suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt
động ngoài giờ lên lớp sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải tổ
chức một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút các em tham
gia nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ HĐNGLL, có lúc tôi cảm thấy “sợ”,
“mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho các giờ sinh hoạt còn đơn điệu, thiên
về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học.
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Tỉnh, hội đồng Đội Huyện, trường Đội Thị
trấn Hoàng Mai, các anh chị đã từng nhiều năm làm tổng phụ trách, tôi đã phần nào
thực hiện tốt công tác tổng phụ trách và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động theo đợt thi đua,
tháng, tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Nội dung chương trình
dựa vào kiến thức các môn học với sự giúp đỡ của đồng chí hiệu phó và tổ trưởng
chuyên môn nên cho đến bây giờ tôi hoàn toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong
các giờ chào cờ, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình và đã đạt kết quả rõ rệt.
III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu chung
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan
trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự
5
thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt
động ngoài giờ lên lớp cần:
- Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của
Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học,
rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm

sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
- Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ,
gây ấn tượng đối với các em.
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây
mệt mỏi cho các em.
2. Xây dựng kế hoạch chương trình
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2012 – 2013, Kỷ niệm 82 năm ngày
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 72 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí
Minh, 123 năm ngày sinh nhật Bác…tôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần
với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau:
Tháng
Chủ điểm
Tuần
Nội dung Hình thức
9/2012
Vui hội ngày khai
trường
3
4
* Tìm hiểu về trường, lớp,
chương trình hoạt động Đội.
* Tìm hiểu luật an toàn giao
thông.
Từ hàng dọc: MŨ BẢO HIỂM
Hội vui học tốt
Trò chơi ô chữ
10,11
Ngàn hoa dâng
tặng thầy cô
10

11
* Tìm hiểu về ngày Nhà giáo
Việt Nam
Từ chìa khoá: BIẾT ƠN
* Tìm hiểu về các môn học.
Trò chơi ô
chữ
Hội vui học tốt
12
Em yêu chú bộ
đội
15
16
* Tìm hiểu truyền thống Quân
đội nhân Việt Nam
* Tìm hiểu về quân đội.
Từ chìa khoá: ANH HÙNG
Hái hoa dân
chủ
Trò chơi ô chữ
6
1/2013
Đón mùa xuân
mới
20
21
* Tìm hiểu về các loại Hoa
Từ chìa khoá: HOA MAI
* Hội học mùa xuân
Trò chơi ô chữ

Hội vui học tốt
2
Mừng Đảng
quang vinh
22
25
* Tìm hiểu về Đảng CSVN.
Từ chìa khoá: ƠN ĐẢNG
* Tìm hiểu môn học em thích
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
3,4
Việt Nam – Tổ
Quốc mến yêu
30
32
* Nhà sử học nhỏ tuổi
* Tìm hiểu về quê hương, Đất
nước
Từ chìa khoá: TỔ QUỐC
Hội vui học tốt
Trò chơi ô chữ
5
Tự hào truyền
thống Đội
Mừng sinh nhật
Bác
34
35
15/5/

2007
* Tìm hiểu truyền thống Đội
TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941)
* Tìm hiểu về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác.
Từ chìa khoá: HỒ CHÍ MINH
* 66 mùa hoa - Đội ta lớn lên
cùng Đất nước.
Hái hoa dân
chủ
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
3.Tổ chức thực hiện
Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tìm tòi
học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các chương trình giải trí trên truyền
hình như: “Lực sĩ tí hon”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dòng lịch sử”; “Vượt qua
thử thách”… tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với liên đội mình.
3.1. Hình thức: “Hội vui học tốt”
* Mục đích:
Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức
cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy
7
có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn
lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết
của tập thể. Thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm.
3.1.1. Cách thức tổ chức:
Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi:
Phần 1: Màn chào hỏi
Phần 2: Thi kiến thức (Môn Tiếng việt, toán, Tiếng Anh, khoa
học, lịch sử, âm nhạc, hội họa).

Phần 2: Dành cho khán giả.
3.1.2. Ví dụ cụ thể:
Tháng 11 với chủ điểm:
“Ngàn hoa dâng tặng thầy cô”
Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11 tôi triển khai cho các em tham gia hội học theo tập thể lớp, liên
đội.Sau đó lựa chọn mỗi khối 3 em xuất sắc nhất ( 5 khối) chia thành 3 đội ( Mỗi
đội 5 em) để tham gia hội thi.Dưới đây tôi xin giới thiệu chương trình hội vui
học dành cho toàn liên đội:
CHƯƠNG TRÌNH “ HỘI VUI HỌC TỐT”
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11
1. Giới thiệu 3 đội chơi đại diện cho 5 khối.
2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đại diện BGH(phụ trách
chuyên môn), giáo viên tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc,
3. Giới thiệu luật chơi:
- Mỗi đội có một đèn bấm, khi mỗi câu hỏi đưa ra thì các đội bấm đèn để
dành quyền trả lời. Nếu đội nào bấm đèn sớm nhất thì đội đó dành quyền trả lời
đầu tiên. Nếu trả lời không chính xác thì cơ hội đó dành cho hai đội còn lại. Cả 3
đội không trả lời được, câu trả lời sẽ dành cho khán giả.(Trước khi vào phần thi
chính dành cho 3 đội, người dẫn chương trình tạo không khí cổ vũ từ phía khán
giả dành cho 3 đội).
8

×