Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam phân tích so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.08 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HẢI YẾN

PHßNG, CHèNG TRA TÊN TRONG PH¸P LUËT
QUèC TÕ Vµ PH¸P LUËT VIÖT NAM: PH¢N
TÝCH SO S¸NH
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC HẢI


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hải Yến


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây
dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã
đề ra định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật theo đó: “Củng cố cơ sở pháp lý về
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và
tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền
con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội”
[1].........................................................................................................................................98


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, vào năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu công cuộc Đổi Mới chính
sách. Từ đó, Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu nổi bật trong các lĩnh
vực xã hội, chính trị và kinh tế. Nhờ có những thành tựu đó, quyền con người
của người dân đã được nâng cao, quyền làm chủ đất nước của nhân dân được
đảm bảo. Việt Nam cam kết tiếp tục chính sách đổi mới qua việc hội nhập tiên
phong vào thế giới, cải cách thủ tục hành chính và xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Khái niệm nhà nước pháp
quyền của Việt Nam có đặc điểm bởi nguyên tắc hiến định là tất cả công dân
bình đẳng trước pháp luật và quyền con người trong tất cả các lĩnh vực chính
trị, dân sự, kinh tế và văn hóa đều được tôn trọng. Có thể nói rằng, theo cách
khác, việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đồng nghĩa với việc

quyền con người được tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ.
Trong mấy chục năm qua, cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, một hệ
thống văn bản pháp luật và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người đã
được thiết lập. Lẽ dĩ nhiên, việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do cơ bản của
con người là nghĩa vụ của mỗi quốc gia trên thế giới.
Trong những vi phạm nhân quyền thì tra tấn là là hành vi bị lên án và
phủ nhận một cách mạnh mẽ và phổ quát nhất. Vấn đề phòng chống tra tấn đã
được công nhận rộng rãi ở hầu khắp các nền văn hóa và tư tưởng đến nỗi
dường như không có sự tranh cãi hay nghi ngờ gì về sự thật rằng những xâm
phạm thể chất hay tinh thần khi được thực hiện ở diện rộng hoặc có hệ thống,
sẽ cấu thành tội ác chống lại loài người, như tội diệt chủng và tội ác chiến
tranh mà cộng đồng quốc tế phải lên án, ngăn chặn và trừng trị những kẻ thực
hiện hành vi đó. Liên hợp quốc đã lên án tra tấn như là một trong những hành
vi vô nhân đạo và đê hèn nhất mà con người phạm phải với đồng loại, bởi tra

1


tấn phủ nhận phẩm giá, hủy hoại cả thể chất và tinh thần của nạn nhân –
những người ở trong hoàn cảnh không thể chống cự được. Vấn đề cấm tra tấn,
trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được quy định đầu
tiên trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, sau đó được tái
khẳng định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966
mà Việt Nam đã là thành viên. Đặc biệt, vấn đề này được quy định riêng trong
một công ước - Công ước về cấm tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục (Công ước chống tra tấn) - là một trong sáu điều ước
quốc tế đa phương quan trọng nhất về quyền con người, được thông qua ngày
1/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Tuy nhiên, trên hết, cấm tra tấn,
trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục còn là một quy
phạm luật tập quán quốc tế, có hiệu lực ràng buộc với mọi quốc gia, kể cả

những quốc gia chưa phê chuẩn Công ước trên. Trong thời gian tới, vấn đề
này sẽ còn được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn, với những cơ chế
chặt chẽ hơn (gần đây, tra tấn cũng bị coi là một trong hành vi phạm tội có thể
bị đem ra xét xử ở Tòa án hình sự quốc tế). Điều này đòi hỏi các nhà nước cần
phải quan tâm và làm hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia với các chuẩn mực
quốc tế có liên quan, đồng thời phải có các biện pháp bảo đảm thực hiện có
hiệu quả các quy định đó trên thực tế; có như vậy, quốc gia đó mới tránh được
những sự chỉ trích, phê phán, thậm chí là trừng phạt xuất phát từ dư luận và
các thể chế quốc tế trong vấn đề này.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy rằng tại Việt Nam cũng còn
nhiều trường hợp vi phạm quyền con người đặc biệt là trong quá trình tiến
hành điều tra, truy tố và thi hành án, tại các cơ sở giam giữ. Những vi phạm
đó xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn chế của cơ chế,
nhận thức thái độ của cơ quan, người có thẩm quyền và đặc biệt là những hạn
chế từ các quy định của pháp luật… Vì vậy có thể nói việc nghiên cứu đảm

2


bảo quyền con người nói chung, trong đó có quyền không bị tra tấn nói riêng
từ góc độ luật pháp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và trong công
cuộc cải cách tư pháp nói riêng ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với quốc tế, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra được những
nội dung về tra tấn cũng như phòng, chống tra tấn, trong đó có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu như: Amnesty International (2003), Combating Torture –
A manual for Action; Redress Trust (2006), Bring the International Prohibition
of Torture home; William F. Schulz (2007), The Phenomenon of Torture:
Readings and Commentary; Haque, A. A. (2007), “Torture, Terror and the

Invasion of Moral Principles”; Steven Lee (2007), Intervention, Terrorism, and
Torture: Contemporary Challenges to Just War Theory v.v…
Tại Việt Nam, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề phòng, chống tra tấn, trong đó chủ yếu là các công trình
nghiên cứu trong lĩnh vực tố tụng hình sự và thi hành án hình sự với nội dung
đảm bảo quyền của những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những người
chấp hành hình phạt tù. Những đối tượng này là những người mà quyền và lợi
ích hợp pháp của họ phụ thuộc vào rất nhiều vào việc tuân thủ đúng pháp luật
của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Và trên thực tế
quyền và lợi ích này rất hay bị xâm phạm và họ có khả năng bị tra tấn cao do
đặc thù môi trường giam giữ, chính vì thế đã có rất nhiều công trình khoa học
quan tâm đến vấn đề bảo vệ những quyền của các chủ thể này. Có thể kể đến:
- Về sách đáng chú ý là: cuốn sách Bảo đảm quyền bào chữa của người
bị buộc tội (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999) của Luật sư, PGS.TS
Phạm Hồng Hải; cuốn sách Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

3


2009) của TS. Trần Quang Tiệp; cuốn sách Họ vẫn chưa bị coi là có tội (Nxb
Pháp lý, Hà Nội, 1989) của PTS. Vũ Đức Khiển và Phạm Xuân Chiến; cuốn
sách Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt
Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) của TS.Trần Quang Tiệp.
- Về các công trình đề tài, luận văn, luận án, có thể kể đến luận án tiến sỹ
luật học Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện
nay của Nguyễn Huy Hoàng; luận án tiến sĩ luật học Thực hiện quyền bào
chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự của Hoàng Thị Sơn (Đại học
Luật Hà Nội, 2003); luận án tiến sỹ Thực hiện pháp luật về quyền con người
của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam của Nguyễn Đức Phúc

(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2012); đề tài khoa học cấp Đại
học quốc gia Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố
tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam do
GS.TSKH Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí. Ths. Trịnh Quốc Toản đồng
chủ trì; luận văn thạc sĩ luật học Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con
người trong xét xử hình sự ở nước ta hiện nay của Hoàng Hải Hùng (Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000); Khóa luận tốt nghiệp Công ước
Chống tra tấn năm 1984 và khả năng gia nhập của Việt Nam của Đào Thị
Thùy Nga (Khoa Luật - Đại học Quốc gia, 2011).
- Ngoài ra, vấn đề đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và
người chấp hành hình phạt tù còn được đề cập ở các mức độ khác nhau trong
các công trình của một số tác giả khác như: Đảm bảo quyền con người trong
việc bắt, tạm giữ, tạm giam (Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2006) của Nguyễn
Tiến Đạt; bài viết Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về
quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện (Tạp chí
Nghiên cứu luật pháp, số 5/2009) của TS. Chu Thị Trang Vân; Nguyên tắc bảo
đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (tạp chí Tòa án

4


nhân dân số 9/1992) của PGS.TS Trần Văn Độ; Nguyên tắc suy đoán vô tội
trong tố tụng hình sự: Khái quát từ góc độ lịch sử nhân loại (tạp chí Tòa án
nhân dân số 7/2009) của tác giả Nguyễn Thành Long; Các giải pháp phòng,
chống oan, sai trong tố tụng hình sự nhìn từ góc độ cải cách tư pháp ở nước ta
hiện nay (tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2010) của tác giả Hồ Sỹ Sơn; Cần sửa
đổi, bổ sung nội dung sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm (tạp chí
Tòa án nhân dân số 11/2010) của tác giả Bùi Thị Nghĩa; Một số ý kiến về việc
người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù xin kết
hôn (tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2010) của tác giả Trần Ngọc Tú; Áp dụng,

thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự (tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2009) của tác giả Mai Bộ; Chuẩn mực
quốc tế về đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự (tạp chí Kiểm sát số
13/2006) của tác giả Tưởng Duy Kiên; Quyền của Luật sư trong giai đoạn
Điều tra vụ án hình sự- những hạn chế, bất cập qua thực tiễn áp dụng (tạp chí
Tòa án nhân dân số 4/2009) của tác giả Vũ Huy Khánh.
Tiếp đến là một số Giáo trình và tài liệu tham khảo như: Giáo trình Luật
Hình sự Việt Nam (Nxb Công an nhân dân, 2010) của trường Đại học Luật Hà
Nội; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia, 2010)
do TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam (Nxb Công an nhân dân, 2010) của Trường Đại học Luật Hà Nội do
PSG.TS Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, (Nxb Học viện cảnh sát nhân dân, 2005) của Bộ môn pháp luật, Học
viện Cảnh sát nhân dân do TS. Khổng Văn Hà chủ biên; Bình luận Luật Thi
hành án hình sự năm 2010 (Nxb Chính trị quốc gia, 2012) do GS.TS Nguyễn
Ngọc Anh chủ biên; Tài liệu Bình luận Công ước chống tra tấn và sử dụng
các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
con người của Vụ Pháp chế, Bộ Công an năm 2008.

5


Bên cạnh đó, cũng đã có một số hội thảo có liên quan đến vấn đề phòng,
chống tra tấn, ví dụ như hội thảo quốc tế Công ước Chống tra tấn và sử dụng
các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc nhục
hình do Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức tháng 12 năm 2003; Hội
thảo Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước chống tra tấn của
Liên hợp quốc do Bộ Công an tổ chức tháng 11 năm 2008; Hội thảo Về việc
tham gia Công ước chống tra tấn do Ban nghiên cứu gia nhập công ước

chống tra tấn – Bộ Công an tổ chức tháng 6 năm 2013; Hội thảo Công ước
Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo
hoặc hạ nhục con người do Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình phát
triển Liên hợp quốc tổ chức tháng 6 năm 2014.
Đánh giá chung về các công trình đã được công bố có nội dung đề cập
đến vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, và vấn đề phòng, chống tra tấn
nói riêng được tiếp cận, có thể nhận thấy rằng các tác giả đã nêu được những
nội dung đảm bảo quyền con người liên quan đến phòng, chống tra tấn mà
chủ yếu là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người chấp hành hình
phạt tù trong hệ thống tư pháp hình sự, trong đó có quyền không bị bức cung,
nhục hình, quyền được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực
của Tòa án, vấn đề phòng, chống tra tấn trong các nghiên cứu này phần nào
đã được thể hiện thông qua các nội dung đảm bảo quyền của những người
tham gia tố tụng cũng như vấn đề truy cứu trách nhiệm đối với người tiến
hành tố tụng. Tuy nhiên, kể từ khi Hiến pháp 2013 được thông qua với quy
định về việc cấm tra tấn tại Điều 20 và cùng với việc Việt Nam đã ký kết
Công ước Chống tra tấn và đang trong quá trình gia nhập Công ước này, thì
chưa có công trình nào phân tích so sánh một cách toàn diện giữa pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Cũng chưa có công

6


trình nào nêu ra những giải pháp toàn diện, cụ thể hoàn thiện hệ thống pháp
luật cũng như cơ chế trong vấn đề phòng, chống tra tấn tại Việt Nam. Nhận
thấy đây là một vấn đề còn mới mẻ chưa được nghiên cứu một cách hệ thống,
đồng bộ tại Việt Nam, vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phòng, chống tra
tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Phân tích so sánh” cho
luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn này là phân tích những nội dung của pháp luật
quốc tế và Việt Nam trong vấn đề phòng, chống tra tấn, từ đó tìm ra những
khoảng trống giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong vấn đề này.
Tiếp đến, đề xuất những nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung để làm hài hòa hệ
thống pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trong vấn đề phòng, chống tra
tấn cũng như cơ chế phòng chống tra tấn hiệu quả tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phân tích làm rõ phạm vi, nội hàm của các quy định trong các văn kiện
pháp lý quốc tế và Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
- Đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế
trong vấn đề phòng, chống tra tấn.
- Nghiên cứu nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hòan thiện pháp luật Việt
Nam về phòng, chống tra tấn phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế
có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về Nhà
nước và Pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đảm bảo
quyền con người.

7


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luân văn này
bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh v.v…
6. Kết cấu của Luận văn
Để đạt được mục tiêu kể trên, Luận văn kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng, chống tra tấn
Chương 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

Chương 3: Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc
tế về phòng, chống tra tấn. Một số đề xuất, kiến nghị.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN
1.1. Tra tấn
1.1.1. Khái niệm tra tấn
Tổ chức Ân xá quốc tế là tổ chức đầu tiên định nghĩa Tra tấn từ góc độ
chính trị và điều hành để sử dụng trong vận động nhân quyền và nghiên cứu
dịch tễ học và khảo sát. Theo đó một định nghĩa tra tấn khá rộng và đơn giản
được sử dụng trong Báo cáo về tra tấn năm 1973 như sau: “Tra tấn là sự gây
tổn hại có hệ thống và có chủ ý bởi một người này đối với người khác, hoặc
đối với người thứ ba, để thực hiện mục đích của người tra tấn trái với ý muốn
của người kia” [62].
Định nghĩa của Hiệp hội Dược Thế giới, trong Tuyên bố Tokyo 1975
cũng có nội dung tương tự: Tra tấn được coi là sự gây tổn hại về thể chất hoặc
tinh thần một cách có chủ ý, hệ thống hoặc bừa bãi do một hoặc nhiều người
tự mình thực hiện hoặc theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền, để ép buộc
người khác đưa ra thông tin, thú tội, hoặc vì bất kỳ lý do nào
Theo từ điển Tiếng Việt thì Tra tấn là việc đánh đập tàn nhẫn để bắt cung
khai. Còn theo Từ điển Webster’s New Collegiate Dictionary thì tra tấn được
hiểu như sau:
1. Gây ra đau đớn dữ dội (như đốt, đánh đập, gây thương tích) để trừng
phạt, ép buộc hoặc để thỏa mãn thú vui tàn bạo.
2. Gây ra đau đớn về thể chất hoặc tinh thần.
3. Để trừng phạt hoặc ép buộc thông qua việc gây đau đớn.
4. Để gây ra sự chịu đựng đau đớn, để gây ra đau khổ.

Và định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất cho đến nay là định nghĩa
tra tấn theo Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt

9


tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên hợp quốc 1984 (Sau
đây gọi tắt là Công ước Chống tra tấn):
Tra tấn có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc
khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì
những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay
một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà
người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện,
hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất
kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình
thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người
nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi
giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức [9].
Theo như những điểm trên có thể nhận thấy tra tấn được định nghĩa ở
nhiều văn bản khác và tại nhiều thời điểm khác nhau tuy nhiên tựu chung lại
thì thấy rằng những hành vi gây ra đau đớn chỉ được coi là tra tấn khi nó
được thực hiện với mục đích nhất định với thẩm quyền nhất định. Như vậy
nếu có một vụ ẩu đả, đánh đập diễn ra trên đường phố chẳng hạn thì dù có
thể nạn nhân bị thương tích, bị xâm hại nhưng những người thực hiện hành
vi đó không theo bất kỳ một mệnh lệnh, hay dưới quyền lực của chính
quyền, quân đội hay tư pháp thì đó không phải là tra tấn. Trái lại nếu một
nhóm người thuộc quân đội thực hiện hành vi như trên thì đó là tra tấn.
Điểm khác biệt chính giữa một hành vi dã man đơn thuần với một hành vi
tra tấn đó là ở hành vi đó được thực hiện theo một thẩm quyền chính thức và
với một mục đích nhất định.

Như vậy trong những định nghĩa này có ngụ ý rằng khi tra tấn được
thực hiện dưới danh nghĩa chính quyền thì nó sẽ được chấp nhận. Và thông
qua việc truy cứu trách nhiệm cho những người trong việc ra lệnh và điều

10


hành việc tra tấn đã tạo cho những người thực hiện hành vi tra tấn lợi thế để
có thể không phải chịu trách nhiệm khi đưa ra lời biện hộ rằng “Chúng tôi
chỉ làm theo lệnh” [55].
Tra tấn phải được thực hiện cố ý, trái ý muốn nạn nhân và khi nạn nhân
trong tình trạng không thể tự vệ được. Như vậy trong các trường hợp những
sự đau đớn nghiêm trọng được thực hiện một cách vô ý như A vô tình làm
bỏng B; A cố tình làm B bị bỏng và B đồng ý để cho A làm bỏng mình; và
trong cả trường hợp dù B không muốn A làm mình bị bỏng nhưng B đã có thể
chống trả và tự vệ ngăn chặn lại hành vi của A thì tất cả các trường hợp này
không phải là tra tấn.
Trên thực tế tra tấn không thể xảy ra nếu không tước bỏ quyền tự chủ của
nạn nhân trong quá trình tra tấn. Tra tấn được thực hiện với mục đích phá vơ
ý chí của nạn. Ít nhất người thực hiện hành vi tra tấn sẽ cố ý thực hiện việc
kiểm soát đối với cơ thể và các cảm giác của nạn nhân (gây ra sự đau đớn
nghiêm trọng). Qua đó cơ thể của nạn nhân không còn là của nạn nhân, thay
vào đó trở thành công cụ của người tra tấn.
Cần phải phân biệt tra tấn với cương ép. Trong trường hợp cương ép, thì
người bị cương ép bị bắt phải làm những việc mình không muốn. Điều này có
điểm giống với tra tấn ở chỗ lấy đi sự kiểm soát hành động và ra quyết định của
nạn nhân, ví dụ trong trường hợp một vụ cướp tài sản, một người miễn cương
phải đưa tài sản khi bị kẻ cướp đe dọa xâm hại tính mạng. Trong ví dụ này,
cương ép không bắt buộc phải có yếu tố gây ra đau đớn nghiêm trọng về thể
chất hay tinh thần, do vậy nó không phải là tra tấn. Và trong trường hợp cương

ép có sử dụng vũ lực ví dụ như cảnh sát sử dụng dụng cụ sốc điện để trấn áp
đám đông biểu tình thì đây cũng không phải là tra tấn, nếu những người biểu
tình không nằm dưới sự kiểm soát của cảnh sát, và họ có thể tự vệ được. Tuy
nhiên, tra tấn vẫn có sự liên quan đến cương ép trong nhiều trường hợp, đặc
biệt khi người thực hiện hành vi tra tấn muốn tìm kiếm thông tin từ nạn nhân.

11


1.1.2. Mục đích của Tra tấn
Vào buổi sơ khai, tra tấn ở dưới hình thức rộng hay hẹp tùy thuộc vào tội
phạm và được sử dụng như là một cách để trừng phạt những người phạm tội.
Vào thời xa xưa, khi mà cuộc sống ngắn ngủi, dã man và tàn bạo, thì khó có
thể có hình phạt nào khác hơn. Khi những người phạm tội vi phạm những quy
tắc đạo đức thì họ sẽ bị hành hình công khai một cách man rợ, đó cũng là cách
để chứng tỏ rằng pháp luật được thực thi, xã hội được đảm bảo an toàn và
những ai tuân theo pháp luật cũng sẽ được an toàn. Những hình ảnh thực thi
pháp luật như vậy là để làm hài lòng đám đông và cho họ cảm giác về công lý
được thực thi. Tra tấn còn được sử dụng như là công cụ để duy trì sự kiểm
soát và thực thi quyền lực đối với những người đối lập hay những người có tư
tưởng cấp tiến và có khả năng đe dọa đến chính quyền và hệ thống cai trị.
Trải qua nhiều thiên niên kỷ, hàng ngàn các nền văn minh trỗi dậy rồi lại
sụp đổ, nhưng việc sử dụng tra tấn và những lý do đằng sau việc sử dụng nó
vẫn còn duy trì khá liên tục. Mục đích sử dụng tra tấn đầu tiên với tư cách là
hình thức trừng phạt thường không quá phức tạp, đó là khi người phạm tội bị
xác định là có tội thì họ bị trừng phạt. Nhưng qua thời gian, mục đích của việc
sử dụng tra tấn chuyển từ việc trừng phạt đơn thuần sang việc lấy thông tin,
đó là khi các nạn nhân bị đưa đến nơi hành hình và chứng kiến tận mắt quá
trình của việc hành hình mà mình sẽ sắp phải trải qua, sau đó họ lại được đưa
về nơi giam giữ để suy nghĩ. Như vậy thì những hình ảnh đó cũng đủ để cho

những người đó phải khai tất cả những gì mình biết, tuy vậy cũng không loại
trừ những người có ý chí mạnh khi không khai gì cả vì biết rằng dù có khai
hay không thì họ vẫn bị hành hình, tra tấn như vậy.
Việc chỉ ra một các rõ ràng những hình thức trừng phạt nào được coi là
tra tấn, và những hình thức nào là không phải tra tấn sẽ khó khăn hơn khi coi
tra tấn là một công cụ để thu thập thông tin hay lời thú tội. Vào bất kỳ lúc nào

12


khi mà thông tin bị cương ép thu thập từ người đang bị giam cầm thì rất có
khả năng rằng tra tấn đã được thực hiện bởi nếu là người vô tội, thì họ không
có thông tin gì để cung cấp cả và nếu là người có tội, thì họ sẽ không muốn
đưa ra bất kỳ thông tin gì. Mặt khác, theo bản chất của việc trừng phạt thì
người phạm tội sẽ chịu trừng phạt nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ nghiêm
trọng của tội phạm. Bất kể là tội phạm gì thì khi các quy chuẩn xã hội bị phá
vơ thì việc trừng phạt sẽ được thực thi, để đảm bảo rằng chính quyền đang
làm đúng công việc của mình. Thất bại trong việc này sẽ dẫn đến tình trạng
bất ổn, và sự sụp đổ của xã hội là không thể tránh khỏi.
Vậy khi nào thì việc trừng phạt trở thành tra tấn? Không nghi ngờ gì
khi việc trừng phạt một cách chậm rãi và dưới cách thức gây ra đau đớn dữ
dội chính là tra tấn. Liệu hình phạt nhẹ hơn có được coi là tra tấn hay
không là do tập tục hiện hành của xã hội quyết định. Vào thời xa xưa, khi
mà cuộc sống mông muội và man rợ thì thậm chí trong thời điểm yên bình
nhất, chỉ có ba loại hình phạt chính: đánh – cho tội nhẹ; hình phạt nợ máu
trả bằng máu (nhưng không tử hình) cho tội nghiêm trọng; và cuối cùng là
hành hình. Vì các tội nhẹ phổ biến hơn so với các tội nghiêm trọng nên
việc đánh thường được áp dụng, và mức độ nghiêm trọng của tội phạm
cũng như tính tàn bạo của các chuẩn mực xã hội sẽ quyết định người phạm
tôi sẽ bị đánh bằng công cụ gì.

Ngày nay, mục đích của tra tấn có thể phức tạp và đa dạng hơn, nó không
những được sử dụng để làm công cụ trừng trị hay lấy thông tin từ người phạm
tội mà còn được sử dụng để “trả thù một hay nhiều người hoặc để khủng bố,
gây hoảng loạn trong cộng đồng” v.v... [68].
1.1.3. Các hình thức của tra tấn
Tra tấn có thể chia thành hai nhóm: tra tấn về thể chất và tra tấn về tinh
thần. Tuy nhiên hai nhóm này có nhiều điểm khá giống nhau do vậy hậu quả

13


của hai nhóm này khó có thể phân biệt được: sự tra tấn thể xác có thể để lại
những vết sẹo tâm lý nghiêm trọng, trong khi sự tra tấn tâm lý có thể gây nên
những vấn đề nghiêm trọng về thể xác. Hầu hết các hình thức tra tấn là nhằm
làm cho nạn nhân phải đau đớn và sợ hãi trong một thời gian càng lâu càng tốt
mà không để lại dấu vết gì trên cơ thể họ. Một số hình thức phổ biến của tra
tấn về thể chất có thể đến là đánh đập, sốc điện, dìm vào nước, làm nghẹt thở
hoặc gây bỏng v.v... Hình thức phổ biến của tra tấn tinh thần có thể gồm cách
ly, đe dọa, làm nhục, chế nhạo, không cho ngủ, ăn hay uống hoặc phải chứng
kiến cảnh người thân trong gia đình của mình bị tra tấn. Hiếp dâm và xâm hại
tình dục cũng là những hình thức của tra tấn và được thực hiện cả với phụ nữ
và đàn ông trong quá trình bắt giữ hoặc giam cầm, hoặc trong các cuộc xung
đột hoặc chiến tranh.
1.1.4. Nạn nhân của tra tấn và người thực hiện hành vi tra tấn
Nạn nhân của tra tấn có thể là bất kỳ ai, bao gồm chính trị gia, nhà báo,
nhân viên y tế, những người hoạt động nhân quyền, những người bị giam giữ
hoặc tù nhân, thành viên của các nhóm thiểu số, và cả những người dân bình
thường, cả trẻ em và người trưởng thành. Nạn nhân bị tra tấn không chịu đựng
những hậu quả một mình mà trong nhiều trường hợp tra tấn còn có ảnh hưởng
đến cả gia đình, bạn bè và cộng đồng của họ. Đôi khi trẻ em bị bắt buộc phải

chứng kiến cảnh cha mẹ mình bị tra tấn và ngược lại trẻ em có thể bị tra tấn
để dày vò cha mẹ của đứa trẻ đó. Cộng đồng cũng có thể bị ảnh hưởng từ việc
thành viên trong cộng đồng bị tra tấn, khi thành viên của cộng đồng phải gánh
chịu những chấn thương thể chất cũng như tâm lý, thậm chí tra tấn còn làm
cho những thành viên khác trong cộng đồng đó cảm thấy rằng những quyền
con người cơ bản không được đảm bảo và tôn trọng.
Tra tấn có thể được thực hiện bởi sự xúi giục hoặc với sự chấp thuận của
người có thẩm quyền. Họ có thể là nhân viên canh giữ nhà tù, trại tạm giam,

14


tạm giữ; công an, quân đội, nhân viên y tế. Ngoài ra, nạn nhân thậm chí cũng
có thể bị tra tấn bởi những người giam giữ cùng mình khi những người giam
giữ đó thực hiện hành vi dưới sự chấp thuận hoặc ra lệnh của người có thẩm
quyền. Còn trong bối cảnh xung đột vũ trang, tra tấn có thể được thực hiện
bởi các lực lượng đối lập.
1.1.5. Quan điểm về sử dụng tra tấn
Dù có sự đồng thuận về vấn đề lên án và loại trừ tra tấn, thì tra tấn vẫn
diễn ra tại các quốc gia bất kể quốc gia đó có hệ thống chính trị, pháp luật như
thế nào. Việc dường như không thể loại bỏ tra tấn trên thực tế (hay thậm chí
trên luật pháp) là thách thức lớn nhất đối với phong trào nhân quyền thế giới.
Trong nhiều trường hợp, ở nhiều quốc gia tra tấn vẫn được sử dụng, hợp lý
hóa cũng như hợp pháp hóa. Chính vì thế mà vấn đề tra tấn luôn được quan
tâm và không ngừng được đưa ra. Đã có nhiều quan điểm trong vấn đề sử
dụng tra tấn, tuy nhiên nổi bật nhất có thể kể đến hai quan điểm, đó là quan
điểm dựa vào cơ sở đạo lý và quan điểm dựa vào cơ sở nhân quả.
Quan điểm dựa vào cơ sở đạo lý
Từ góc độ đạo lý, thì việc tra tấn có tính chất tàn bạo và hạ thấp nhân
phẩm và chính vì những đặc điểm này, tra tấn là sai trái về mặt đạo lý. Và sự

vi phạm nhân phẩm con người và không tôn trọng quyền tự quyết của nạn
nhân là xuất phát từ việc tra tấn. Vì mỗi người có các quyền cơ bản cần được
người khác tôn trọng, do đó tra tấn không thể được bao biện về mặt đạo lý. Về
vấn đề này có một số người cho rằng các hình thức khác của bạo lực, mà có tính
chất ngang bằng với sự tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm mà có thể được sử dụng
và được coi là hợp pháp trong một số trường hợp. “Nếu việc giết người có thể
được bào chữa trong chiến tranh và vì lý do tự vệ thì theo đó tra tấn cũng cần
được bào chữa trong những điều kiện tương tự như vậy” [60, tr.337-353]. Mặc
dù ý kiến này có vẻ hợp lý nhưng sự so sánh tra tấn với tự vệ là sai lầm vì

15


những lý do sau: thứ nhất, việc bào chữa một trong những hình thức bạo lực
không có nghĩa là sẽ bào chữa cho việc sử dụng hình thức bạo lực khác. Thứ
hai, bào chữa việc giết người trong chiến tranh và tự vệ là có cơ sở từ việc có
một mối đe dọa từ người khác đối với tính mạng của chính chúng ta, do đó
chúng ta có quyền tự bảo vệ bản thân mình. Tra tấn trái lại là một hành vi bạo
lực đối với người không có sự tự vệ, không phản kháng được và không có
một mối đe dọa trực tiếp hay trước mắt nào. Hành vi tra tấn luôn luôn bao
hàm một quan hệ quyền lực không cân xứng giữa người tra tấn và nạn nhân,
trong đó người tra tấn có sự kiểm soát tình hình một cách tuyệt đối và sử dụng
sự khống chế và vũ lực lên nạn nhân không thể phản kháng được. Việc lấy tự
vệ để bào chữa cho hành vi tra tấn là không thể vì hành vi tra tấn là hành vi sử
dụng vũ lực đối với nạn nhân không thể phản kháng được.
Quan điểm dựa vào cơ sở nhân quả
Mặc dù hầu hết các học giả đồng ý rằng từ góc độ đạo lý, tra tấn không
thể được bào chữa, nhưng cuộc tranh luận về việc bào chữa đối với tra tấn từ
góc độ nhân quả phức tạp hơn. Những học giả gạt bỏ tất cả những bào chữa
cho việc sử dụng tra tấn xuất phát từ nguồn gốc đạo lý, cho rằng việc sử dụng

tra tấn vào những trường hợp ngoại lệ là có thể chấp nhận từ góc độ nhân quả,
miễn sao hậu quả tích cực từ việc sử dụng tra tấn lớn hơn hậu quả tiêu cực của
việc tra tấn. Tranh luận này có nguồn gốc từ phân tích giá-lợi ích cho rằng tra
tấn có thể được bào chữa nếu đó là cái ít có hại hơn và được sử dụng để tránh
hậu quả lớn hơn.
Để phát triển và tăng cường lý lẽ này, những người bào chữa cho việc sử
dụng tra tấn dựa chủ yếu vào “giả thiết diễn tiến của bom hẹn giờ” [66, tr.221]
được phát triển bởi Bentham. Học thuyết này mô tả tình huống khẩn cấp trong
đó tra tấn được sử dụng để lấy thông tin từ người khủng bố về địa điểm đặt
bom hẹn giờ. Trong vụ việc này, việc sử dụng tra tấn có thể được coi là ít có

16


hại để tránh hậu quả lớn hơn xảy ra - cụ thể là việc giết hại và làm bị thương
những người dân vô tội nếu không tìm ra quả bom dó sớm. Kết luận được rút
ra từ kịch bản này là nếu có thể tránh được sự nguy hiểm thông qua việc sử
dụng tra tấn, và những lợi ích được bảo vệ lớn hơn nhiều so với lợi ích bị vi
phạm thì hành vi tra tấn có thể được chấp nhận. Gardner đã nghiên cứu sâu
hơn và cho rằng trong những trường hợp như vậy, tra tấn không đơn thuần là
được chấp nhận mà thậm chí phải diễn ra như một yêu cầu về đạo đức. Học
thuyết của ông về “đồng phạm tiêu cực” [50, tr.613-657] cho rằng nếu có thể
phòng tránh nhiều việc xấu bằng việc thực hiện một số việc xấu, thì đây là
yêu cầu về mặt đạo đức nếu không sẽ là đồng phạm và phải chịu trách nhiệm
đối với nhiều việc xấu đó. Tuy thế, kịch bản bom hẹn giờ cho ta cơ sở quá yếu
đề xây dựng những lập luận này. Kịch bản bom hẹn giờ này là một kịch bản
giả thiết thuần túy, và thậm chí nếu nó có thể được coi là có căn cứ về mặt lý
thuyết, thì việc áp dụng nó trên thực tế vẫn còn là một vấn đề còn để ngỏ.
Kịch bản bom hẹn giờ có cơ sở từ giả thuyết rằng tra tấn là cách duy nhất để
lấy thông tin sống còn từ kẻ khủng bố và rằng tra tấn thực sự có hiệu quả.

Bằng chứng mang tính kinh nghiệm trái lại, cho thấy rằng trong đa số các
trường hợp, kỹ năng thẩm vấn có sự thành công tương đương trong việc lấy
thông tin sống còn từ những kẻ khủng bố và rằng thông qua việc sử dụng tra
tấn, sẽ không có thêm thông tin nào được lấy từ kẻ khủng bố. Tra tấn do đó
không hề hiệu quả hơn trong việc thu thập thông tin so với kỹ năng thẩm vấn.
Thêm nữa là, chỉ những lời khai sớm mới được coi là hữu dụng trong
cuộc chiến chống khủng bố. Thông tin có giá trị về việc triển khai mạng lưới
khủng bố cần được lấy trong vài giờ đầu sau khi kẻ khủng bố bị bắt. Một khi
tổ chức khủng bố phát hiện ra rằng một thành viên của mình đã bị bắt, kế
hoạch có thể bị thay đổi và thông tin được cung cấp bởi kẻ khủng bố trở nên
không còn có tác dụng. Ở đây phải nói rằng tra tấn không có khả năng sẽ cung

17


cấp thông tin một cách nhanh chóng vì nó được xây dựng lên nhằm phá vơ sự
chống chọi của nạn nhân thông qua việc tra tấn kéo dài, và những kẻ khủng
bố thường được đào tạo một cách đặc biệt để chịu đựng. Một ví dụ đáng chú ý
cho vấn đề này là vụ thành viên Al –Qaeda, Mohamed al Kahtani “chỉ khai
sau khi đã bị tra tấn nhiều tháng” [69].
Tra tấn có thể luôn được sử dụng để thu thập thông tin hoặc lời nhận tội,
và hầu hết bất kỳ ai cũng sẽ nhận tội hoặc đưa bất kỳ thông tin gì chỉ để cho
việc đau đớn được chấm dứt mà thôi. Vào thế kỷ thứ IV, nhà triết học
Aristotle đã nhận ra bản chất của tra tấn đó là: “những ai bị áp lực (của tra
tấn) thì thường sẽ đưa ra những bằng chứng sai lầm, một số sẽ sẵn sàng chịu
đựng tất cả còn hơn là nói sự thật, trong khi những người khác thực sự sẵn
sàng làm oan người khác với hy vọng rằng sẽ sớm thoát khỏi tra tấn” [44].
Dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng tra tấn để thu thập thông tin là sai
lầm, bởi nếu người muốn thu thập thông tin thực sự muốn tìm ra sự thật, thì
việc sử dụng tra tấn thực sự phản tác dụng. Vì sao lại như vậy? Bởi vì mục

đích thật sự của tra tấn không phải là tìm ra sự thật mà chỉ là để đảm bảo việc
kết tội và đó là điểm hạn chế lớn nhất của tra tấn. Một người bị tra tấn thì sớm
hay muộn sẽ thú tội do vậy những điều này không có gì đảm bảo rằng: là họ
đã thực sự thực hiện hành vi phạm tội và nếu họ không thực hiện hành vi
phạm tội khi mà có tội phạm đã xảy ra trên thực tế, thì kẻ phạm tội thực sự sẽ
không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Vấn đề này dẫn đến mục đích ban đầu của tra tấn là để thu thập các
thông tin có giá trị không đáp ứng được trên thực tế. Hệ quả là, nếu tra tấn
như là một kỹ thuật thẩm vấn không có tác dụng và không dẫn đến kết quả
tích cực như trông đợi trong nhiều vụ thì nó không thể được chấp nhận về
mặt đạo đức trên cơ sở thuyết nhân quả. Từ thực tế này, tra tấn hầu như
không dẫn đến những kết quả tích cực như mong đợi, mà trái lại là một loạt

18


hệ quả tiêu cực lâu dài làm giảm tính thuyết phục của lý luận của thuyết
nhân quả.
1.2. Phòng, chống tra tấn
1.2.1. Vai trò của phòng, chống tra tấn trong việc đảm bảo quyền con người
Quyền không bị tra tấn là một trong những quyền con người quan trọng
và mang tính không thể bị hạn chế trong mọi trường hợp. Quyền này cũng
được coi là một quyền phổ quát và có tính ràng buộc đối với mọi quốc gia.
Sở dĩ tra tấn được coi là một trong những vi phạm quyền con người nghiêm
trọng nhất là bởi những hậu quả mà nó mang lại. Cụ thể:
Thứ nhất, các hệ quả xã hội và tâm lý của tra tấn đối với nạn nhân và
những người thân của họ kéo dài hàng năm hoặc hàng thập kỷ sau khi vụ việc
xảy ra. Ví dụ là sự bất lực của các nạn nhân trong việc khôi phục môi trường xã
hội của họ và xu hướng tự hủy hoại bản thân nghiêm trọng. Những hậu quả
đang hủy hoại sự vô tội của nạn nhân tra tấn và cuộc sống của họ như thế sẽ

không thể dễ dàng vượt qua được. Những đau đớn và vết thương thể chất có thể
lành nhưng những đau đớn và dư chấn tâm lý có thể kéo dài suốt cuộc đời của
nạn nhân. Nạn nhân bị tra tấn có thể phải chịu đựng sự ám ảnh, lo lắng, căng
thẳng, mất ngủ, gặp ác mộng, tuyệt vọng, mất trí nhớ, suy giảm khả năng sinh
sản, và đổ vơ trong các mối quan hệ xã hội. Họ thường cảm thấy tội lỗi và xấu
hổ hoặc bị kích động bởi những gì mà họ đã phải trải qua hoặc có cảm giác
mình đã phản bội bản thân hoặc gia đình và bạn bè của họ. Tất cả những hậu
quả trên là phản ứng bình thường của con người đối với sự đối xử vô nhân đạo.
Jean Amery – một nạn nhân của tra tấn đã viết trong cuốn sách của mình rằng:
Nếu một người nào đó đã từng bị tra tấn thì sự tra tấn ấy
sẽ tồn tại mãi mãi… Bất cứ người nào đã từng phải chịu đựng
sự tra tấn có thể không bao giờ cảm thấy bình an trên thế giới
này. Nỗi nhục của việc bị hạ thấp một cách cùng cực sẽ không thể

19


nào xóa bỏ đi được. Niềm tin của người đó vào thế giới này sẽ gục
ngã từng phần ngay từ sự đánh đập đầu tiên, rồi suy sụp hoàn toàn
trong quá trình tra tấn, niềm tin này sẽ không bao giờ có thể khôi
phục được. Rằng bất kỳ ai thực hiện hành vi tra tấn để chống lại
người khác thì đều bị xem như là sự ghê tởm khủng khiếp nhất [52].
Thứ hai, sự vi phạm các quy chuẩn nhân quyền thông qua tra tấn và đối
xử tàn tệ một cách trái pháp luật đối với các nạn nhân sẽ khiến cho khoảng
cách giữa chính quyền và người dân ngày càng rộng hơn. Người dân sẽ không
còn lòng tin vào hệ thống chính quyền cũng như cách thức điều hành của bộ
máy nhà nước. Những người đã từng bị vi phạm quyền, những họ hàng, bạn
bè và đặc biệt là những nạn nhân vô tội của tra tấn sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực
của tra tấn, họ sẽ không thể dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng, việc này càng
làm gia tăng các yếu tố tiêu cực trong cộng đồng. Còn đối với các quốc gia

bào chữa cho việc sử dụng tra tấn đối với những người bị tình nghi là để
chống lại cuộc chiến khủng bố thì bằng việc vi phạm những quyền mà họ kêu
gọi để bảo vệ các chính phủ và đồng minh của họ đã mạo hiểm tính chính
đáng trong cuộc chiến này.
Thứ ba, thông qua việc chấp nhận tra tấn, thì việc này có thể sẽ trở thành
quy tắc và sẽ không còn là ngoại lệ nữa. Không một vụ việc nào mà trong đó
tra tấn được sử dụng như là một kỹ thuật thẩm vấn được giống như trong các
trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng như kịch bản bom hẹn giờ. Thêm vào đó,
việc sử dụng tra tấn ban đầu chỉ được sử dụng đối với những trường hợp đặc
biệt có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, nhưng sau đó được sử dụng nhiều
hơn đối với những trường hợp khác. Những sự phát triển này cho thấy rằng
việc sử dụng tra tấn đã trở thành một thực tế thông thường chứ không phải là
ngoại lệ nữa.
Tóm lại, những hệ quả tiêu cực của việc chấp nhận tra tấn và lý do sử

20


dụng nó sẽ ảnh hưởng tới xã hội một cách tổng thể. Nó có thể làm mờ nhạt đi
mối quan ngại về mặt đạo đức đối với việc sử dụng tra tấn nói chung và làm
xói mòn đi tính pháp lý của những quy chuẩn nhân quyền và nguyên tắc của
pháp luật quốc tế. Xem xét tác động mà tra tấn gây ra đối với cá nhân, cộng
đồng và toàn thể xã hội, thì phòng, chống tra tấn phải được đặt một thứ tự ưu
tiên cao trong vấn đề đảm bảo quyền con người. Tra tấn vì thế cũng phải
được coi như tội ác bị lên án mạnh mẽ bởi cộng đồng quốc tế và bị coi là tội
phạm trong pháp luật hình sự. Chính vì thế vấn đề phòng, chống tra tấn cũng
nằm trong phòng, chống tội phạm nói chung và nó chỉ có thể đạt hiệu quả
khi nó là một quá trình lâu dài gồm nhiều biện pháp khác nhau và mức độ
khác nhau. Do vậy vấn đề phòng, chống tội phạm không phải và không thể
là nhiệm vụ của một nhà nước riêng lẻ mà là nhiệm vụ chung của các thành

viên trong cộng đồng quốc tế. Cần phải có sự cam kết chung của nhà nước,
xã hội cũng như cộng đồng quốc tế trong vấn đề này.
1.2.2. Khái niệm phòng, chống tra tấn
Phòng, chống tra tấn là việc cộng động quốc tế, các Nhà nước, các tổ
chức và mọi người bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên
nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng tra tấn từ đó ngăn chặn, hạn chế và tiến tới
loại trừ tra tấn. Vấn đề phòng, chống tra tấn nói riêng, cũng như phòng, chống
tội phạm nói chung là một sự nỗ lực tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Chính vì
thế các quốc gia cần kết hợp việc phòng, chống tra tấn trong tất cả các chính
sách và chương trình kinh tế, xã hội liên quan để có thể giải quyết hiệu quả
những điều kiện mà từ đó hành vi tra tấn có thể xảy ra.
Tại một thời điểm khi có nhiều biện pháp can thiệp để phòng, chống tra
tấn thì việc phân biệt hai hình thức phòng, chống tra tấn là việc quan trọng.
Sự phân biệt này dựa trên thời điểm sự can thiệp xảy ra và cách tiếp cận được
sử dụng như thế nào:

21


×