TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
===***===
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Hòa
Lớp : Nhật 2 – QTKDB
Khóa : 45
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Tác động môi trường và hiệu quả sinh thái của Nippon Oil 31
Hình 2.2: Cân bằng sinh thái của Canon Schweiz 35
Hình 2.3: Các yếu tố sinh thái hiệu quả cho máy quét của Fujitsu 39
Hình 2.4: Dòng năng lượng và vật liệu trong một công ty sản xuất nhựa đường 45
Hình 2.5: So sánh các phương pháp cải tạo đường ống (%) 46
Hình 2.6: Thời gian hoàn vốn của các dự án đầu tư phát triển CP ở Lithuania 49
Hình 2.7a: Phân bổ chi phí trong công nghiệp thực phẩm ở Lithuania trước khi thực hiện
EMA 51
Hình 2.7b: Phân bổ chi phí trong công nghiệp ở Lithuania (giai đoạn 1) 51
Hình 2.8: Vai trò của EMA trong quá trình ra quyết định 52
Hình 2.9: Tích hợp các vật liệu và dòng năng lượng trong quản lý hệ thống thông tin môi
trường 54
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng quan về chi phí môi trường của EMA 15
Bảng 2.1: Thay đổi trong lợi nhuận và các chỉ số quản lý môi trường của Ricoh Group 33
Bảng 2.2: Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động môi trường đối với máy giặt ở Hitachi 37
Bảng 2.3: Xác định chi phí môi trường của các công ty công nghiệp Lithuania 41
Bảng 2.4: So sánh các phương pháp cải tạo đường ống 47
Bảng 2.5: Chi phí biến đổi và chi phí cố định tại Mackenzie Paper Division, 2000 (Cdn$)
57
Bảng 2.6: Tóm tắt các chi phí năng lượng 68
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi
mới và nâng cao trình độ quản lý. Trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số
cạnh tranh cao nhất là doanh nghiệp đạt được các yêu cầu về phát triển kinh doanh
bền vững, nghĩa là đảm bảo cân bằng ba yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm
xã hội.
Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao đang đe dọa cuộc sống
của cộng đồng dân cư trên toàn cầu. Vì vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm
không chỉ của chính phủ, mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ bảo
vệ môi trường. Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm
2020 là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài
hòa các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội. Nhà nước quan tâm và ban hành ngày
càng nhiều các quy định pháp lý để hạn chế khai thác quá mức nguồn tài nguyên
phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm.
Các quy định về tài chính, các chuẩn mực và các chế độ kế toán hiện tại chưa đáp
ứng được những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trường như việc
phát hiện chi phí ẩn, phân bổ chi phí…cho việc ra quyết định và lập báo cáo tài
chính. Thực tế cho đến nay, chi phí môi trường trong các doanh nghiệp đang có xu
hướng ngày càng tăng, mà yếu tố chi phí môi trường và doanh thu môi trường
không nằm trong tài khoản hay tiểu khoản riêng rẽ nào của kế toán. Kế toán Quản lý
Môi trường giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu thông tin tạo điều kiện ra
quyết định tốt hơn trong doanh nghiệp.
Từ những nhận định trên cùng với sự giúp đỡ của TS. Trần Thị Kim Anh em
chọn đề tài: “Kế toán Quản lý Môi trường: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt
Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý thuyết và một số bài học từ các quốc giá khác nhau,
mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm tìm kiếm và
cung cấp các thông tin quan trọng về chi phí và doanh thu môi trường, qua đó hướng
dẫn các doanh nghiệp, chủ dự án trong các quyết định kinh tế, nâng cao hiệu quả
trong kinh tế cũng như đạt hiệu suất môi trường…có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
trong giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và đây là một đề tài rất mới nên khóa luận chỉ tập
trung nghiên cứu các vấn đề trong việc ứng dụng phương pháp EMA, kết hợp hiệu
quả sinh thái với EMA để phát triển bền vững và các công cụ quản lý môi trường
khác tích hợp với EMA.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở xem xét các bài báo trong tạp chí chuyên
ngành, sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích….
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận của em được chia thành ba
chương chính:
Chƣơng I: Tổng quan chung về Kế toán Quản lý Môi trƣờng
Chƣơng II: Kinh nghiệm quốc tế về Kế toán Quản lý Môi trƣờng
Chƣơng III: Các giải pháp từ một số bài học quốc tế cho Kế toán Quản
lý Môi trƣờng ở Việt Nam
Khóa luận còn có phần phụ lục trình bày các báo cáo, số liệu của bảng cân
đối kế toán của các công ty quốc tế áp dụng EMA để chứng minh cho những vấn đề
thực tế được đề cập trong phần nội dung của khóa luận.
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
1. Tổng quan về Kế toán Quản lý Môi trƣờng (EMA)
1.1. Định nghĩa chi phí môi trƣờng và Kế toán Quản lý Môi trƣờng
(EMA)
Đa số các doanh nghiệp đều chỉ có thể nhận thấy các chi phí cho môi trường
là các chi phí xử lý cuối đường ống (như chôn lấp chất thải rắn, xử lý nước thải )
trong khi thực tế có nhiều chi phí môi trường đã không được nhìn thấy rõ ràng để
đưa vào hạch toán. Và Kế toán Quản lý Môi trường (Environmental Management
Accouting _ EMA) chính là công cụ giúp nhận dạng, phân tích tất cả các chi phí môi
trường trong quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp
tính ra được giá thực của một sản phẩm doanh nghiệp bán ra trên thị trường để xác
định được doanh thu cũng như lỗ lãi thực trong kinh doanh, từ đó có thể hỗ trợ
doanh nghiệp trong việc ra quyết định. Vậy Kế toán Quản lý Môi trường là gì? Và
chi phí môi trường là gì?
Theo quan niệm truyền thống, chi phí môi trường đồng nghĩa với chi phí bảo
vệ môi trường. Xét từ góc độ dòng vật chất và năng lượng, chi phí môi trường chính
là các chi phí liên quan đến dòng nguyên liệu và năng lượng gây nên những tác
động môi trường. Còn chi phí bảo vệ môi trường tương đương với các chi phí phải
tốn kém để giảm ô nhiễm môi trường (chi phí xử lý cuối đường ống).
Những quan niệm về chi phí môi trường trên hiện nay không hoàn toàn phù
hợp. Chi phí môi trường bao gồm những chi phí bên trong công ty và chi phí bên
ngoài liên quan đến những thiệt hại và bảo vệ môi trường. Chi phí bảo vệ môi
trường bao gồm các chi phí cho công tác phòng chống, xử lý, lập kế hoạch, kiểm
soát, thực hiện và khắc phục thiệt hại có thể xảy ra tại các công ty, chính phủ hoặc
cá nhân (Association of German Engineers, 2001). [14]
Trọng tâm của EMA là chi phí môi trường của công ty. Chi phí môi trường
có năm loại. Bao gồm: Các chi phí truyền thống, các chi phí ẩn, chi phí ngẫu nhiên,
chi phí uy tín quan hệ, chi phí xã hội (ngoại ứng).
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
4
Chi phí truyền thống bao gồm các chi phí trực tiếp của vốn đầu tư, lao động,
nguyên vật liệu và đổ thải. Có thể bao gồm các chi phí định kỳ và không định kỳ.
Bao gồm các chi phí vốn và chi phí quản lý. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi
phí mua nguyên vật liệu mà cuối cùng trở thành chất thải hoặc khí thải. Chi nhân lực
liên quan đến môi trường cần phải được tính thêm.
Các chi phí ẩn là các chi phí gián tiếp không được phân bổ vào sản phẩm và
dây chuyền. Có thể bao gồm các chi phí định kỳ và không định kỳ. Có thể bao gồm
các chi phí vốn và chi phí quản lý.
Các chi phí ngẫu nhiên là các chi phí trách nhiệm pháp lý bao gồm các khoản
tiền phạt do không tuân thủ pháp luật và các trách nhiệm pháp lý tương lai cho các
hoạt động làm sạch bắt buộc, đền bù những thiệt hại của cải vật chất và sức khỏe cá
nhân, Chi phí để khắc phục các vùng đất bị ô nhiễm, công nghệ kiểm soát nước thải
và xử lý nước thải. Những chi phí này góp phần quan trọng trong kế toán quản lý
(đánh giá chi phí của một tổ chức cho các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thu nhập từ vật
liệu tái chế, khoản tiết kiệm hàng năm từ các thiết bị tiết kiệm năng lượng mới), kế
toán tài chính (đánh và và báo cáo của tổ chức có trách nhiệm liên quan đến môi
trường).
Các chi phí quan hệ uy tín là những chi phí do doanh nghiệp chi trả. Bao
gồm các hạng mục chi phí khó xác định, bao gồm sự chấp nhận của người tiêu dùng,
sự trung thành của khách hàng, tinh thần và thu nhập cao của công nhân, các quan
hệ đoàn thể, hình ảnh của doanh nghiệp, các quan hệ cộng đồng và ước tính các chi
phí tránh các khoản phạt.
Chi phí xã hội (ngoại ứng) là kết quả từ các hoạt động của công ty nhưng
doanh nghiệp không phải chi trả trực tiếp. Những chi phí này do xã hội chi trả và
bao gồm sự suy thoái môi trường do sự lan truyền các chất ô nhiễm. Và giá cả sản
phẩm không được coi là giá ấn định hiện thời. Chi phí đó có thể được coi như một
yếu tố để đánh giá hiệu quả đầu tư. Chính phủ áp dụng các công cụ chẳng hạn như
thuế sinh thái, các quy định kiểm soát khí thải, phạt tiền gây ô nhiễm…tất cả các yếu
tố đó ảnh hưởng đến chi phí bên ngoài của công ty.
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
5
Các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm tất cả các hoạt động thực hiện
đúng pháp luật, phù hợp với các cam kết hoặc tự nguyện của công ty, hiệu quả về
phòng, chống và giảm tác động môi trường (Association of German Engineers,
2001).
Chi phí bảo vệ môi trường bao gồm tất cả chi phí cho các biện pháp bảo vệ
môi trường của một công ty để ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát và tài liệu khía
cạnh môi trường, tác động và nguy hiểm, cũng như xử lý, vệ sinh và chi dọn sạch.
Số tiền chi tiêu cho bảo vệ môi trường không trực tiếp liên quan đến việc thực hiện
môi trường (Association of German Engineers, 2001).
Tổng số chi tiêu bảo vệ môi trường của doanh nghiệp = Chi cho Bảo vệ môi
trường (rác thải và xử lý khí thải, quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm) +
Chi phí vật liệu lãng phí + Chi phí vốn và lao động lãng phí
Chi phí môi trường trong EMA không chỉ bao gồm chi tiêu bảo vệ môi
trường mà còn cung cấp thông tin tiền tệ quan trọng để quản lý hiệu quả chi phí và
nâng cao hiệu suất môi trường. Trong một số dự án, các chi phí xử lý chất thải thông
thường chiếm 1-10% tổng chi phí môi trường, trong khi chi phí mua nguyên vật liệu
lãng phí khoảng 40-70% chi phí môi trường (tùy vào doanh nghiệp).
Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) định nghĩa: “Kế toán Quản lý Môi
trường” là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực
hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề
môi trường”
1
.
Cụ thể hơn, cơ quan Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD), qua
sự thống nhất của Nhóm Công tác Kế toán Quản lý Môi trường gồm những chuyên
gia đến từ 30 quốc gia đã đưa ra định nghĩa như sau: “Kế toán Quản lý Môi trường
là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại thông tin cho việc ra quyết
định nội bộ:
- Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và
nguyên vật liệu (bao gồm chất thải)
1
Nguồn: IFAC, 1998
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
6
- Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi
trường
2
.”
Theo đó, hai loại thông tin trong EMA là vật lý và tiền tệ. Vật lý thông tin
bao gồm dữ liệu về sử dụng, lưu lượng và số phận cuối cùng của năng lượng, nước,
vật liệu và chất thải. EMA đặc biệt chú trọng thông tin vật lý vì:
- Việc sử dụng năng lượng, nước và vật liệu, cũng như việc tạo ra chất
thải và khí thải, trực tiếp liên quan đến rất nhiều các tác động môi trường trong hoạt
động của tổ chức.
- Chi phí mua nguyên vật liệu là rất lớn trong nhiều tổ chức.
EMA bao gồm hai loại công cụ, đó là Kế toán Quản lý Môi trường Tiền tệ-
MEMA và Kế toán Quản lý Môi trường phi tiền tệ _ PEMA. 16 điểm trọng tâm của
hệ thống Kế toán Quản lý Môi trường toàn diện đã được trình bày trong phụ lục 1.
Công cụ MEMA được trình bày trong các bảng được đánh số từ 1-8; công cụ thứ hai
PEMA được trình bày ở bảng 9-16. Công cụ PEMA được hiểu là tác động sinh thái
của công ty lên môi trường tự nhiên. PEMA sử dụng đại lượng vật lý phục vụ cho
các quyết định quản lý nội bộ. MEMA nhằm nghiên cứu riêng những tác động tài
chính của hoạt động môi trường. Nó cho phép nhà quản lý đánh giá tốt hơn những
tác động tiền tệ của sản phẩm và dự án mỗi khi đưa ra quyết định kinh doanh.
Nhược điểm của kế toán quản lý thông thường đó là bỏ qua phần lớn sự tách
biệt về cách xác định, phân loại, đo lường và báo cáo của những thông tin về môi
trường, đặc biệt là những chi phí môi trường, khi cung cấp những thông tin có liên
quan đối với công tác quản lý để đưa ra quyết định, đưa ra kế hoạch và nắm được sự
chủ động.
Do vậy, EMA phục vụ các nhà quản lý kinh doanh trong những quyết định
về đầu tư vốn, xác định chi phí, quyết định thiết kế quá trình/ sản phẩm, đánh giá
hoạt động và đưa ra một số quyết định kinh doanh trong tương lai. Vì vậy, EMA còn
có chức năng và trọng tâm trong nội bộ công ty, trái ngược với việc được coi là một
công cụ sử dụng trong báo cáo về chi phí môi trường cho các cổ đông bên ngoài. Nó
2
Nguồn: UNDSD, 2001
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
7
không bị giới hạn bởi những điều luật nghiêm ngặt như trong kế toán tài chính và
cho phép xem xét các điều kiện đặc biệt và nhu cầu của những công ty liên quan.
1.2. Sử dụng EMA [14]
Kế toán Quản lý Môi trường là phương pháp kết hợp giữa kế toán tài chính và
kế toán chi phí để tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, giảm thiểu tác động môi
trường và rủi ro, giảm chi phí bảo vệ môi trường. EMA nhằm khắc phục tình trạng
thiếu thông tin cho việc ra quyết định quản lý môi trường do hệ thống kế toán truyền
thống chỉ thừa nhận một số chi phí mà chưa phát hiện ra như:
- Các chi phí môi trường ẩn trong các tài khoản chi phí chung;
- Phân bổ không đúng các chi phí chung vào quá trình sản xuất, sản
phẩm, và các hoạt động khác;
- Sử dụng không hiệu quả, lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng;
- Thiếu các dữ liệu trong tương lai và ít chi phí có thật trong hạch toán
kết quả cuối cùng.
EMA đặc biệt có tác dụng hữu ích trong việc quản lý môi trường nội bộ
chẳng hạn như giám sát chất thải, sản xuất sạch hơn, quản lý chuỗi cung ứng, hiệu
quả sinh thái và hệ thống quản lý môi trường. Không những thế, thông tin EMA
cũng đang ngày càng được sử dụng cho mục đích báo cáo ra bên ngoài. Như vậy
EMA không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý môi trường, mà còn bao gồm các
nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ các dữ liệu cần thiết cho sự thành công của hoạt
động quản lý môi trường khác. Khi các quyết định trong các công ty bị ảnh hưởng
bởi các vấn đề môi trường và dòng nguyên vật liệu, EMA càng trở nên quan trọng
không chỉ đối với các quyết định quản lý môi trường mà còn đối với tất cả các hoạt
động quản lý khác. EMA rất có giá trị trong kinh doanh, nó cho phép:
- Đánh giá chính xác chi phí ô nhiễm và chất thải;
- Xác định được mức độ ưu tiên và tiềm năng giảm chi phí sản xuất;
- Hỗ trợ ra quyết định đầu tư;
- Là cơ sở cho nhiều quyết định kinh doanh khác;
- Nâng cao chiến lược cạnh tranh dài hạn
Các lĩnh vực áp dụng EMA là:
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
8
- Đánh giá chi phí môi trường hàng năm/ chi tiêu;
- Định nghĩa các chỉ tiêu định lượng để cải thiện hiệu suất môi trường;
- Giá sản phẩm;
- Lập ngân sách và kiểm soát công ty;
- Thẩm định đầu tư, lựa chọn đầu tư;
- Tính chi phí, tiết kiệm và lợi ích của các dự án môi trường và các dự án
để tăng cường vật liệu, hiệu quả năng lượng;
- Thiết kế và thực hiện hệ thống quản lý môi trường;
- Thực hiện đánh giá môi trường và các chỉ số, tiêu chuẩn;
- Sản xuất sạch hơn, phòng ngừa ô nhiễm, quản lý chuỗi cung ứng và
thiết kế các dự án môi trường;
- Công bố chi phí môi trường, đầu tư và trả nợ;
- Công bố tính bền vững môi trường ra bên ngoài hoặc báo cáo giám sát;
- Giám sát và báo cáo lượng khí thải nhà kính;
- Báo cáo dữ liệu môi trường cho các cơ quan thống kê, chính quyền địa
phương.
Nâng cao và hài hòa chất lượng dữ liệu EMA là điều cần thiết cho doanh
nghiệp để tổng hợp phân tích thống kê, vì chúng cung cấp các thông tin cần thiết cho
một số quyết định lựa chọn đầu tư các dự án, dữ liệu EMA có thể được thu thập,
phân tích và sử dụng tại các hệ thống khác nhau như: toàn bộ tổ chức; một nhóm
doanh nghiệp cụ thể; một sản phẩm cụ thể hoặc dòng sản phẩm; một chi phí trọng
tâm cụ thể; một dòng thiết bị hoặc quy trình cụ thể….
Do đó, EMA sẽ có một danh sách các tài khoản kế toán cung cấp thông tin
chi phí cho tổ chức. Sử dụng danh sách tài khoản cho phép đánh giá trên diện rộng
các chi phí hàng năm liên quan đến môi trường. Nhiệm vụ quan trọng nhất của
EMA là đảm bảo rằng các chi phí có liên quan đến môi trường đều được xem xét
khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Kế toán Quản lý Môi trường không chỉ đơn
giản là làm tốt hơn, kế toán quản lý toàn diện mà nó phải tìm ra được các chi phí ẩn,
chi phí bị che giấu đi.
1.3. Chức năng của EMA
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
9
Trong giai đoạn mà nhận thức môi trường của cộng đồng, chính phủ và
doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tìm một phương pháp để vừa có thể nâng cao
hiệu quả kinh doanh, vừa có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát
triển bền vững là điều cần thiết. Sử dụng EMA có thể vừa đảm bảo những mục tiêu
mà xã hội và doanh nghiệp cần hướng tới đó là:
- Hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm hướng tới hai mục đích là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và
hiệu quả hoạt động về môi trường.
- Cung cấp thông tin về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường
(trực tiếp và gián tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình), thông tin thực tế về tất cả các
dòng vật chất và năng lượng.
- Ngoài ra, EMA còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài
phạm vi doanh nghiệp đến các bên liên quan như: các ngân hàng – tổ chức tài chính,
các cơ quan quản lý môi trường, cộng đồng dân cư… (như báo cáo tài chính, báo
cáo môi trường của doanh nghiệp).
Khi sử dụng EMA thì không nhất thiết phải thay đổi hệ thống kế toán tài
chính của doanh nghiệp bởi vì thông tin EMA được phân tích cho mục đích ra quyết
định nội bộ của doanh nghiệp nên cũng có thể dùng cho mục đích lập báo cáo tài
chính doanh nghiệp. Thực tế ứng dụng EMA không yêu cầu thay đổi hệ thống kế
toán tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống hạch toán tài chính sẽ đầy đủ và
hiệu quả hơn nếu như bao gồm chi phí môi trường.
1.4. Lợi ích của EMA
Trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất chính
là doanh nghiệp đạt được yêu cầu về kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân
bằng 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội. Như vậy, với phương pháp
luận tiếp cận có hệ thống của EMA và những lợi ích mà nó mang lại, EMA rõ ràng
là một bộ công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được yêu cầu này.
Các doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích từ việc áp dụng EMA theo nhiều cách khác
nhau. Bằng việc:
1.4.1. Tăng lợi nhuận thông qua giảm thiểu chi phí
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
10
Ảnh hưởng của các vấn đề môi trường trong các chi phí sản xuất thường
không được tính đến hoặc chưa được tính toán đầy đủ. Các chi phí môi trường có
thể nhìn thấy được (hữu hình) là các chi phí xử lý cuối đường ống (xử lý nước thải,
chôn lấp chất thải rắn ) chỉ là phần nổi của tảng băng, chúng chỉ chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ so với các chi phí môi trường ẩn là các chi phí không tạo ra sản phẩm (nguyên
vật liệu, năng lượng, máy móc, nhân công đóng góp vào việc tạo ra chất thải).
EMA sẽ cho phép nhận dạng, phân tích và tính toán các chi phí ẩn này để từ đó đề
xuất các cơ hội giảm thiểu. Chẳng hạn, việc giảm thiểu chất thải rắn không chỉ giảm
chi phí tiêu hủy nó mà còn giảm được chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào, chi phí
vận hành (sử dụng ít nguyên liệu hơn), giảm được chi phí nhân công, chi phí hành
chính trong việc tồn trữ nguyên vật liệu và chất thải Không những thế EMA còn
cho phép đánh giá chính xác chi phí ô nhiễm và chất thải.
1.4.2. Hỗ trợ quá trình ra quyết định
Các quyết định mang đến lợi nhuận thường dựa trên các thông tin đầy đủ và
chính xác. EMA cung cấp cho những người ra quyết định các thông tin đầy đủ và
chính xác về các chi phí liên quan đến môi trường. EMA nhận diện các chi phí liên
quan đến môi trường trong từng sản phẩm và từng quy trình sản xuất mà thông
thường được phân bổ hoặc ẩn chứa trong các chi phí chung.
1.4.3. Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh tế và môi trƣờng
Có rất nhiều cơ hội để cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường của doanh
nghiệp, như đầu tư vào các công nghệ sạch hơn, thực hiện các chương trình ngăn
ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải, lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm Vấn đề là
những cơ hội nào, giải pháp nào có thể tạo ra lợi nhuận, thu được những khoản tiết
kiệm? Bằng cách đánh giá hiệu quả của những cơ hội này, lựa chọn những giải pháp
làm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp và giảm thiểu các tác động môi trường của
các sản phẩm và các quy trình sản xuất, EMA đã tạo ra những tình huống đôi bên
cùng có lợi. Vì thế EMA cho phép xác định được mức độ ưu tiên và tiềm năng giảm
chi phí sản xuất và là cơ sở cho nhiều quyết định kinh doanh khác đồng thời nâng
cao chiến lược cạnh tranh dài hạn. Rõ ràng, doanh nghiệp sẽ không chỉ được cải
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
11
thiện về hiệu quả hoạt động kinh tế và mà còn cải thiện về hiệu quả hoạt động môi
trường.
1.4.4. Thỏa mãn các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và thông tin cho
các bên liên quan.
Việc áp dụng EMA trong doanh nghiệp chứng tỏ rằng doanh nghiệp đồng thời
quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh tế và môi trường. Điều này có thể thuyết phục
các cơ quan quản lý địa phương và trung ương, cộng đồng dân cư cùng các khách
hàng, ngân hàng và các tổ chức tài chính rằng doanh nghiệp đang được quản lý tốt,
phù hợp với các yêu cầu về mặt pháp lý cũng như làm gia tăng những đóng góp về
kinh tế cho xã hội.
2. Vai trò của Kế toán Quản lý Môi trƣờng đối với nhà quản lý doanh
nghiệp.[12]
Các công ty và các nhà quản lý thường cho rằng chi phí môi trường không
quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, họ lại không thấy rằng
một vài chi phí sản xuất lại bao gồm luôn cả những yếu tố môi trường. Ví dụ, giá chi
trả của nguyên liệu thô như: Tỷ lệ không sử dụng thừa ra ở chất thải thường không
được coi là một loại chi phí liên quan đến môi trường. Những chi phí này sẽ cao hơn
so với những ước tính ban đầu (khi những ước tính này đã được tính toán) và nên
được kiểm soát và giảm thiểu bằng cách sử dụng những sang kiến sản xuất sạch hơn
và hiệu quả mỗi khi có thể. Bằng cách nhận dạng và kiểm soát các loại chi phí môi
trường, các hệ thống của EMA có thể hỗ trợ các nhà quản lý môi trường cân bằng các
dự án sản xuất sạch hơn và tìm ra những cách mới để tiết kiệm tiền của và cải thiện
hoạt động môi trường cùng lúc.
Việc sử dụng các nguyên tắc của EMA một cách có hệ thống sẽ giúp các nhà
quản lý xác định được những chi phí môi trường ẩn trong hệ thống kế toán chung.
Khi tồn tại ở trạng thái ẩn, chúng ta không thể biết được phần chi phí nào lien quan
đến sản phẩm hay quá trình cụ thể nào thực sự là chi phí môi trường. Nếu không có
khả năng tách riêng phần chi phí đó khỏi chi phí tổng của sản xuất, giá của sản phẩm
sẽ không phản ánh đúng chi phí thực sự của sản xuất. Những sản phẩm ô nhiễm sẽ có
lợi nhuận cao hơn giá trị thực sự của chúng bởi vì một vài chi phí sản xuất đã bị ẩn đi
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
12
và không được tính vào trong giá bán. Những sản phẩm ứng dụng công nghệ sạch
hơn mà phải chịu những chi phí môi trường nhiều hơn mà giá thành lại cao hơn. Điều
này bởi vì giá của sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu, mức giá thấp hơn của sản phẩm
ô nhiễm sẽ duy trì nhu cầu và khuyến khích các công ty tiếp tục sản xuất, thậm chí có
lẽ nhiều hơn cả mức của sản phẩm ít ô nhiễm hơn.
Cuối cùng, việc áp dụng EMA sẽ làm tăng gấp bội lợi nhuận thu được từ
những công cụ quản lý môi trường khác. Bên cạnh công cụ đánh giá sản xuất sạch
hơn, EMA cũng rất hữu ích chẳng hạn trong việc đánh giá tầm quan trọng của các
yếu tố và các tác động của môi trường, và ưu tiên cho những kế hoạch hành động
tiềm năng trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của hệ thống quản lý môi trường
EMA. EMA cũng dựa trên những thông tin môi trường thực tế. Do đó, cần có sự
hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhà quản lý môi trường và các nhà kế toán quản trị và
cũng cần ý thức thêm về nhiệm vụ và những mối quan tâm của các bên.
Là một công cụ, EMA có thể được sử dụng cho những sản phẩm, quá trình
đảm bảo an toàn cho môi trường hoặc trong việc quyết định đầu tư dự án. Vì vậy,
một hệ thống thông tin EMA sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp đánh giá tốt hơn
những tác động kinh tế của các hoạt động môi trường trong kinh doanh.
2.1. Quyết định liên quan đến sản phẩm/ quy trình
Tính toán chính xác chi phí của sản phẩm là tiền đề cho quyết định kinh
doanh an toàn. Việc tính toán chính xác giá cả của sản phẩm là cần thiết cho những
quyết định mang tính chiến lược liên quan đến khối lượng và sự lựa chọn sản phẩm
để sản xuất. EMA chuyển đổi nhiều loại chi phí tổng liên quan đến môi trường
thành chi phí trực tiếp và phân bổ chúng vào trong sản phẩm thành giá thành bên
trong.
Kết quả của việc cải thiện dự toán chi phí của EMA bao gồm:
- Định giá khác nhau của các sản phẩm là kết quả của những chi phí sau
khi tính toán lại;
- Tái đánh giá lại biên lợi nhuận của sản phẩm;
- Dần dần loại bỏ một số sản phẩm nhất định khi cần thay đổi;
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
13
- Thiết kế lại các quy trình hoặc sản phẩm để giảm bớt chi phí môi
trường;
- Cải thiện việc quản lý và giám sát các hoạt động môi trường.
Giá trị chi trả của nguyên vật liệu và chi phí xử lý của đầu ra chi phí sản
phẩm đóng một vai trò quan trọng trong EMA. Chúng bao gồm chi phí cho việc
mua và xử lý một phần đầu vào sản xuất nhưng lại chuyển thành chất thải hoặc bị
loại bỏ thành phế liệu như nguyên liệu thô, phụ liệu hay nước, năng lượng và chi phí
lao động xử lý. Trung bình, những chi phí này thường cao hơn mười đến mười hai
lần chi phí xử lý chất thải và ô nhiễm. Việc tiết kiệm những loại chi phí môi trường
này trong đánh giá dự án sẽ khiến cho nhiều dự án sản xuất sạch hơn tăng thêm lợi
nhuận.
2.2. Các dự án đầu tƣ và đƣa ra quyết định
Việc ra quyết định trong dự án đầu tư yêu cầu phải tính toán các chỉ số lợi
nhuận khác nhau như: giá trị hiện tại ròng (NPV), thời kỳ thu lợi nhuận (PBP) và tỷ
lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) hay tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí. Xác định và định lượng
các chi phí cùng lợi ích môi trường là rất quan trọng và cần thiết cho việc tính toán
lợi nhuận của các dự án về môi trường. Nếu không có những tính toán này thì sẽ thất
bại trong quản lý và gây tốn kém.
Các công ty nên tính toán các loại chi phí ẩn, chi phí bất ngờ và chi phí vô
hình trong việc đánh giá dự án. Các chi phí được lưu trong sổ sách của hệ thống kế
toán truyền thống thường không đủ để đưa ra những dự đoán chính xác về lợi nhuận
và rủi ro trong đầu tư. Nhiều khoản chi phí có thể tăng thêm từ những hoạt động và
dự án kéo dài phải được gộp vào trong bản đánh giá dự án.
Những phân tích chung mang lại lợi nhuận cần được thực hiện bằng cách sử
dụng các thời gian biểu và chỉ số mà không phân biệt tách rời các khoản tiền dự
phòng và lợi ích dài hạn. Giá trị ròng tức thời cùng tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí
được coi là những tiêu chí đầu tư tốt hơn những khoản thu lợi nhuận đơn giản hoặc
tỷ lệ nội hoàn lợi nhuận để phản ánh các lợi nhuận và chi phí thực. Cần thực hiện
những phân tích chính xác nhạy cảm trong đầu tư đối với các chi phí môi trường và
cần phải xem xét tới tác động của những thay đổi về giá đầu vào và thay đổi trong
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
14
tương lai của cách thức quản lý (lệ phí, các loại án phạt). Cũng cần phải kiểm tra các
khả năng khác, đánh giá những khả năng ngẫu nhiên cùng các chi phí môi trường
bên ngoài.
Vì vậy, EMA là một công cụ quan trọng trong việc tích hợp những tính toán
cân nhắc về môi trường vào trong các bản đánh giá tài chính và việc đưa ra quyết
định đầu tư mới: những quyết định đầu tư thân thiện với môi trường sẽ cho thấy sự
gia tăng của lợi nhuận trong tương lai dài hạn nếu tất cả các nhân tố này đều được
bao gồm trong một mô hình.
3. Nội dung của phƣơng pháp luận EMA
Phương pháp EMA dựa trên cơ sở các đơn vị tiền tệ và vật lý. Về cơ bản, hai
cơ sở này không thống nhất với nhau. Nhưng khi thực hiện hạch toán thì có mối liên
hệ mật thiết. Kế toán vật lý cung cấp thông tin dữ liệu về dòng nguyên vật liệu cần
thiết để cải tiến tiềm năng trong công tác phòng chống lãng phí và sản xuất sạch
hơn….Trong kế toán vật lý, tính toán lượng đầu vào và đầu ra của dòng nguyên vật
liệu, lãng phí là điều cần thiết và quan trọng. Các thông tin đó là điều kiện tiên quyết
cho việc tính toán chi phí liên quan đến môi trường. Kế toán tiền tệ bao gồm các
hoạt động như là kế toán chi phí, thống kê (định hướng), lập ngân sách (định hướng
tương lai), đầu tư thẩm định (định hướng tương lai) để giúp cho các nhà hoạch định
tính toán giá cả sản phẩm chính xác, cung cấp thông tin ra bên ngoài….
Theo UNDSD, phương pháp EMA có 4 hạng mục về phí tổn và 1 hạng mục
về doanh thu môi trường. Ngoài ra, hệ thống EMA bao gồm các bản kê về chi phí
hoặc các đánh giá hoạt động khác cho 8 phân loại như trong bảng 1.1.
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
15
Bảng 1.1: Tổng quan về chi phí môi trƣờng của EMA
Thông tin môi trường
Không khí/ khí hậu
Nước thải
Nước
Đất/ nước ngầm
Tiếng ồn/ độ rung
Đa dạng sinh học/ cảnh
quan
Bức xạ
Chi phí môi trường khác
Tổng
1.Nước và xử lý chất thải
2.Công tác phòng chống và quản
lý môi trường
3.Chi phí mua nguyên liệu của
đầu ra phi sản phẩm
4.Chi phí xử lý đầu ra phi sản
phẩm
Tổng chi phí môi trường
5.Doanh thu môi trường
(Nguồn: C. Jasch, Environmental and Material Flow Cost Accounting: Principles and
Procedures, Eco-Efficiency in Industry and Science 25)
Quy trình EMA là để tính toán và báo cáo chi phí hoặc định mức cho mỗi
hạng mục phí tổn theo 8 phân loại đó. Nếu không có hoạt động hoặc bảo trì nào liên
quan đến 1 phân loại nào thì loại phân loại đó ra khỏi bảng phân tích. Phương pháp
nghiên cứu chi tiết về chi phí (hoặc doanh thu) cho mỗi loại này được cung cấp trong
báo cáo của UNDSD [34].
Kế hoạch báo cáo EMA của UNDSD chia làm bốn loại chi phí liên quan đến
môi trường và một loại doanh thu liên quan đến môi trường như sau:
3.1. Hạng mục 1: Chi phí xử lý chất thải.
Hạng mục này gồm nhiều chi phí theo truyền thống gọi là “chi phí cuối
đường ống”. UNDSD đề xuất rằng sự hợp nhất và phân bố của các chi phí nằm
trong 7 mục sau [34]:
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
16
- Khấu hao thiết bị: Bao gồm các thiết bị xử lý cuối đường ống để giảm
thiểu tác động môi trường của chất thải và khí thải. Các thiết bị xử lý như là: các
container chứa rác, các nhà máy xử lý nước thải và các phế thải trong công nghệ sử
dụng đường ống, thiết bị xử lý chất thải (tách chất thải rắn, vận chuyển và thiết bị
nén), thiết bị xử lý rác tại chỗ, thiết bị xử lý chất thải và khí thải (hệ thống xử lý
nước thải, khử lưu huỳnh, loại bỏ NOx, thiết bị giảm tiếng ồn). Khi tính khấu hao
thiết bị này cần phải xem xét xem thiết bị có kết hợp chặt chẽ với thiết bị sản xuất
không. Nếu thiết bị này riêng biệt thì việc tính khấu hao dựa trên chi phí đầu tư ban
đầu, nếu tích hợp với thiết bị sản xuất thì cần phải tính toán tỷ lệ phần trăm chi phí
đầu tư có liên quan đến thiết bị bảo vệ môi trường.
- Bảo trì và vận hành các tài nguyên và dịch vụ: Những vật liệu này được
xác định sau khi chỉ rõ được những phương tiện xử lý môi trường liên quan đến
khấu hao thiết bị. Chi phí hàng năm cho những vật liệu vận hành bảo dưỡng kiểm
tra và các chi phí khác để vận hành thiết bị xử lý được đưa vào tài khỏan này.
- Chi phí liên quan đến nhân lực: Tiểu khoản này bao gồm tất cả các chi
phí nhân công cho thời gian xử lý rác thải và khí thải bằng tay trong các hoạt động
đầu tư, bảo dưỡng (bảo trì nhà máy xử lý nước thải), xử lý chất thải (phân biệt chất
thải, thu thập, kiểm tra, vận chuyển nội bộ), xử lý chất thải và khí thải ( hoạt động
của nhà máy xử lý nước thải và lò đốt), quản lý bãi chôn lấp tại chỗ, việc tuân thủ
quy định (theo dõi, ghi lưu giữ, kiểm tra, thông báo và đào tạo). Chi phí này được trả
cho toàn bộ các công nhân làm cả ngày để thu nhặt và xử lý rác thải giải quyết một
cách trực tiếp, lương của bộ phận quản lý, giám sát các hoạt động xử lý rác thải công
việc cũng như được bao gồm trong tiểu khoản này, căn cứ vào ước tính.
- Tiền công, tiền thưởng, thuế: Tài khoản này bao gồm tất cả các chi phí
đổ rác và vệ sinh cống rãnh và các chi phí cấp phép, thuế môi trường (nếu có).
- Tiền phạt: Tài khoản này bao gồm các khoản nộp phạt do không tuân
thủ quy định.
- Bảo hiểm cho các rủi ro môi trường: Tiểu khoản này bao gồm số tiền
đóng bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến môi trường, bảo hiểm đến việc tạo ra
ngẫu nhiên các vật liệu nguy hại. Các chi phí hàng năm cho bảo hiểm được ghi trong
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
17
tài khoản lợi nhuận và thiệt hại. Nhưng nếu các khoản bảo hiểm được thanh toán thì
các công ty phải thường xuyên tham khảo các dự luật. Vì vậy, ngay cả những bảo
hiểm rủi ro, có thể vẫn còn thiệt hại cho công ty. Loại chi phí này thích hợp cho các
ngành công nghiệp cụ thể, chủ yếu liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc
làm tăng rủi ro của một số hiệu quả năng lượng.
- Các khoản dự phòng cho các chi phí dọn vệ sinh và sửa chữa, đền bù:
Mục đích của các khoản dự phòng là tính toán và dự trù trước những chi phí phát
sinh trong các hoạt động của công ty có liên quan đến môi trường (ví dụ tràn dầu rò
rỉ hóa chất).
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã đề xướng việc thực hiện kế toán
chi phí đầy đủ (Full Cost Accounting) (FCA) trong đó FCA là sự phân phối của tất
cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp tới sản phẩm hoặc dòng sản phẩm [36]. EPA chỉ
ra một trường hợp làm ví dụ [5]: việc tính toán lại chi phí trong các hạng mục dịch
vụ phù hợp ở Sở công chính của Columbia, Missouri đều cao hơn trong tổng chi phí
chung. Chi phí đầy đủ của tái chế, ủ phân, rác sinh hoạt, rác từ hoạt động kinh doanh
thương mại, rác được thu gọn, rác từ các trường đại học và bãi đổ rác hỗn hợp lần
lượt là 29%, 17%, 28%, 22%, 19%, 53% và 124% tương ứng cao hơn tính trước đây
[38]. Canon đã làm theo hướng dẫn về kế toán môi trường của Bộ Môi trường Nhật
[23]. Hướng dẫn gồm các hạng mục chi phí: khu vực thương mại; phân tích đầu vào/
đầu ra; quản trị, R&D, hoạt động xã hội, tái hòa giải và các chi phí khác. Canon đưa
ra con số 17.1 tỉ yên chi phí môi trường trong năm 2003 và 23 tỉ yên tiết kiệm [38],
5.9 tỉ yên chênh lệch là bằng chứng cho hiệu quả tích cực về kinh tế và môi trường.
Mục khó khăn nhất trong hạng mục này là bảo hiểm rủi ro môi trường, mục mà sẽ
đảm bảo cho việc đầu tư trong tương lai.
3.2. Hạng mục 2: ngăn ngừa và quản lý môi trƣờng
Hạng mục chi phí này bao hàm việc ngăn chặn các tác động môi trường và
quản lý các chương trình môi trường. Loại chi phí này gồm:
- Các dịch vụ thuê ngoài để quản lý môi trường: Chi phí này bao gồm
việc chi trả cho các dịch vụ tư vấn môi trường, đào tạo, kiểm tra, kiểm toán và
truyền thông tin.
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
18
- Nhân sự cho các hoạt động quản lý môi trường nói chung: Chi bồi
dưỡng cho người lao động làm việc trong các chương trình môi trường như các hoạt
động đào tạo, kiểm toán, thực hiện và tuyên truyền.
- Nghiên cứu và phát triển: Cả các hợp đồng thuê ngoài và trả thù lao
nhân công trong công ty tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển liên
quan đến môi trường được tính toán tách bạch. Các hoạt động nghiên cứu và phát
triển được tăng cường nếu có sự cải thiện về môi trường và sẽ được ghi nhận vào
các báo cáo tại khoản mục này.
- Chi phí bổ sung cho công nghệ làm sạch: Là các khoản đầu tư bổ sung
để lắp đặt công nghệ làm sạch cho phép quá trình sản xuất hiệu quả hơn, làm giảm
hoặc là ngăn ngừa khí thải vào môi trường. Bao gồm cả chi phí khấu hao thiết bị liên
quan đến môi trường, vật liệu hoạt động, nước và năng lượng liên quan đến công
nghệ làm sạch mới.
- Các chi phí quản lý môi trường khác: Các chi phí khác liên quan đến
quản lý môi trường được ghi nhận ở đây bao gồm: chi phí cho các hoạt động môi
trường như phối hợp tài trợ cho hoạt động môi trường và phát hành các báo cáo về
môi trường, đóng góp sáng kiến môi trường hoặc bảo tồn thiên nhiên trong chính
sách của công ty hay tổ chức xã hội trách nhiệm. Các ví dụ về phí liên quan đến
phòng chống là: lệ phí đăng ký ghi nhãn theo đề án môi trường, lệ phí cấp giấy
chứng nhận tiêu chuẩn môi trường.
Mặc dù là một hạng mục độc lập nhưng chi phí ngăn ngừa và quản lý môi
trường thường không được hiểu đúng vì chúng thường bị kết hợp với chi phí xử lý
chất thải và rác thải (hạng mục 1). Ví dụ, tại trung tâm y học Dartmouth Hitchcock
có 400 giường bệnh ở Mỹ, cho thấy rằng tất cả các chi phí loại bỏ rác thải [22] được
phân cho bộ phận chức năng Môi trường, Sức khỏe và An toàn (E, H&S) mà không
đưa đến bộ phận đã thải ra các chất thải đó. Trách nhiệm loại bỏ rác thải y tế một
cách an toàn và chính xác được giao cho E, H&S để đảm bảo rằng các bộ phận thải
ra rác thải không xử lý rác thải sai quy cách nhằm giảm chi phí [22]. Trách nhiệm
quản lý môi trường do đó thường xung đột với trách nhiệm quản lý tài chính ở khâu
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
19
thực hiện nếu các bộ phận chức năng không biết rõ phí tổn cho chất thải và khí thải
của họ.
3.3. Hạng mục 3: giá trị thu mua vật liệu của chất thải và khí thải
Tất cả các phế thải không phải là sản phẩm được đánh giá thông qua cân đối
dòng nguyên vật liệu và các nguyên vật liệu phế thải được tính theo giá trị thu mua.
Quan niệm rằng đầu vào của một sản phẩm thương mại hoặc sẽ thân thiện với môi
trường hoặc trở thành rác thải không hiệu quả là một nhận thức quan trọng để thách
thức các quan niệm cổ điển về mức độ chấp nhận được của các sản phẩm đem bán
và mức độ không hiệu quả cho phép. Tài khoản chi phí này có các tiểu khoản như
sau:
- Nguyên vật liệu thô: Loại chi phí này bao gồm tất cả các loại nguyên
vật liệu thô đưa vào quá trình sản xuất nhưng không trở thành thành phẩm mà được
loại ra dưới dạng chất thải rắn, nước thải hoặc khí thải.
- Bao bì: Giá trị thu mua của các vật liệu bao bì phế thải được đưa vào
loại chi phí này.
- Nguyên vật liệu phụ: Các nguyên vật liệu phụ là một phần của sản
phẩm nhưng lại không phải là thành phần chính. Loại chi phí này đề cập đến các
nguyên vật liệu phụ được thải ra trong quá trình sản xuất.
- Nguyên liệu hoạt động: Loại chi phí này bao gồm tất cả các vật liệu sử
dụng trong hoạt động của công ty (rác thải văn phòng) nhưng không phải là thành
phần của sản phẩm. Ví dụ như hóa học, dung môi, chất tẩy rửa và các loại khác đi
cùng với phế thải.
- Năng lượng: Bao gồm tỷ lệ của quá trình chuyển đổi năng lượng không
có ích trong hoạt động sản xuất.
- Nước: Loại chi phí này tổng hợp tất cả các nguyên vật liệu khác,
chuyển đến thiết bị xử lý nước thải bao gồm chi phí mua nguồn nước tại đó.
Nghiên cứu của EPA [38] thấy rằng kết quả của chi phí vật liệu lãng phí
trong việc mạ điện (vật liệu phủ, chất xúc tác, chất phụ gia, chất làm sạch và nước)
là các chi phí ẩn của chất thải vật liệu có thể chia thành 2 nguồn – chênh lệch giữa
lượng vật liệu phủ thu mua và lượng kim loại tiêu tốn, và sự chênh lệch giữa lượng
kim loại tiêu tốn và lượng thực tế cần để mạ sản phẩm [37]
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
20
3.4. Hạng mục 4: chi phí xử lý phế thải
Hạng mục này chỉ có ở những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và khai
thác tài nguyên. Gồm các tiểu khoản:
Sản phẩm và sản phẩm phụ: sản phẩm bao gồm tất cả các sản phẩm vật lý và
bao bì. Sản phẩm phụ là sản phẩm ngẫu nhiên được sản xuất trong khi sản xuất các
sản phẩm chính.
Đầu ra phi sản phẩm bao gồm: chất thải, nước thải, khí thải….Bất kỳ đầu ra
đó không phải là sản phẩm được gọi là đầu ra phi sản phẩm (NPO). Các chất thải ra
ở dạng rắn, nước hoặc khí.
Chi phí này bao gồm cả chi phí lao động lãng phí, khấu hao và các nguyên
vật liệu hoạt động tiêu hao trong số lượng nguyên vật liệu có dùng trong sản xuất
nhưng không tạo ra thành phẩm và trở thành phế thải.
Nghiên cứu về công ty GH Michell&Sons ở Australia là kinh nghiệm quý
giá [24]. Michell sinh lợi hơn 500 triệu $ Úc hàng năm, sản xuất từ 30 tới 35 triệu kg
sản phẩm len tại nhiều nhà máy trên toàn Australia hàng năm. Chất lượng len kém
hơn ở Michell phụ thuộc vào quy trình carbon hóa len, quy trình này nhằm loại bỏ
chất bẩn, chất xơ và các muối tan. Đầu vào của quy trình là nước, thuốc tẩy, axit,
natri…nhân công và máy móc. Sản phẩm phụ là mỡ lông cừu, bùn, nước thải và sợi
hỏng. Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiêu thụ “len bẩn” được trợ giá bởi “len
sạch”. Tuy nhiên không có số lượng len bẩn được thu hồi liên quan đến các chi phí
chế biến lông cừu. Vì giá mà người kinh doanh len trả phụ thuộc vào chi phí quy
trình nên quyết định thu mua và xử lý len là rất quan trọng đối với khâu cuối cùng.
“Len bẩn”phải chịu nhiều chi phí quy trình hơn. Tuy nhiên, không chi phí nào liên
quan đến số lượng len thu hồi từ mỗi kiện len đã được xử lý. Nếu những chi phí này
được tính toán lại để thể hiện giá thu hồi thì số dư đã được lên kế hoạch có thể sẽ
thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh.
3.5. Hạng mục 5: doanh thu môi trƣờng
Hạng mục này bao gồm các thu nhập thực tế từ vật liệu tái chế, các khoản trợ
cấp và các giải thưởng bằng tiền mặt cho các hoạt động môi trường.
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
21
- Tiền trợ cấp và tiền thưởng: Loại thu nhập này bao gồm tiền trợ cấp,
tiền từ việc được miễn thuế, tiền thưởng và các loại thu nhập khác nhận được nhờ
vào việc đạt được các tiêu chuẩn của hoạt động môi trường.
- Các khoản thu nhập khác: Thu nhập từ việc bán các sản phẩm tái chế
và sự dôi dư trong việc xử lý chất thải nằm trong loại chi phí này.
Các công ty được mong đợi sẽ báo cáo doanh thu từ việc tái chế nhưng đây là
hạng mục khó xác định. Doanh thu thấp có thể là lí do cho sự im lặng. Ví dụ, Tellus
báo cáo việc tận dụng tái chế ở một loại trang thiết bị sinh lợi nhuận là 500$ từ giấy
hỗn hợp và 62$ từ nhựa và thủy tinh. Khi so sánh với tổng chi phí tiết kiệm là
23.859$ từ kế hoạch, lợi nhuận chỉ là 2.4% của số tiền tiết kiệm được, phần lớn của
số tiền tiết kiệm đó là từ việc giảm thiểu chi phí xử lý chất thải (hạng mục 1). Kết
quả này có thể gợi ra suy nghĩ rằng tái chế thường dẫn tới tiết kiệm chi phí hơn là
sinh lợi. Trong khi tiết kiệm chi phí có vẻ giống với lợi nhuận, trọng tâm của hạng
mục doanh thu môi trường là ở các nguồn lợi nhuận ngoài. Ví dụ cho doanh thu môi
trường là việc tiêu thụ các sản phẩm phụ. Theo Deegan quy trình carbon hóa len tạo
ra len chất lượng kém ở Michell dẫn tới một lượng lớn các phụ phẩm như là len dính
dầu và các sợi dọc bị đứt. Michell có thể xử lý các phụ phẩm này như chất thải và trả
tiền để chôn chúng hoặc họ có thể bán các phụ phẩm này đi. Len dính dầu bán được
khoảng 2$Úc/kg và có nhiều công dụng. Sợi len dọc bị đứt được bán như sản phẩm
len ở mức độ thấp hơn cho nhiều quy trình và các sản phẩm khác.
4. Tích hợp Kế toán Quản lý Môi trƣờng với hiệu quả sinh thái
Nhìn chung hiệu quả đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào
đối với một quy trình. Với đầu vào cho sẵn, đầu ra càng cao, đầu vào càng thấp, thì
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó càng hoạt động hiệu quả.
Hiệu quả là một khái niệm đa chiều. Các yếu tố đầu ra và đầu vào của đơn vị
được đánh giá sẽ có thể khác nhau. Nếu đầu ra và đầu vào được nhìn dưới góc độ
thuật ngữ tài chính, thì hiệu quả thường chỉ khả năng sinh lời hoặc hiệu suất tài
chính. Những tiêu chuẩn đánh giá khả năng sinh lời tiêu biểu bao gồm tỷ suất sinh
lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần trên tài sản thuế…. Hiệu quả
kinh tế chỉ ra hoạt động xã hội trong dài hạn có thể bền vững hay không và trong
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
22
bao lâu. Về kỹ thuật, thường tập trung vào các tiêu chuẩn đánh giá hữu hình chẳng
hạn như kg….Tiêu chuẩn đánh giá năng suất gồm: sản lượng mỗi giờ, sản lượng
trên mỗi lao động. Chênh lệch giữa tỷ suất hiệu quả tốt nhất có thể và tỷ suất hiệu
quả thực tế đạt được là Hiệu suất-X. Khái niệm Hiệu suất X rất hữu ích. Nó cho thấy
trên thực tế các tổ chức tối thiểu hóa chi phí (sử dụng công nghệ mới nhất) hơn là
bắt chước đối thủ của họ trong việc đưa ra các chính sách khác nhau và tuân thủ các
tiêu chuẩn ngành và các mục tiêu. Điều này xảy ra khi các tổ chức này hoạt động
không hiệu quả. Hiệu suất X tính toán phạm vi hiệu suất kỹ thuật thấp. Bởi giống
như tỷ suất giữa thông số đầu ra và đầu vào, hiệu suất không phụ thuộc vào thông số
tài chính hoặc kỹ thuật.
Khi hiệu suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào thì hiệu quả sinh thái có thể coi
là mối quan hệ giữa tiêu chuẩn đánh giá đầu vào và tiêu chuẩn đánh giá đầu ra tác
động môi trường [23]:
Hiệu quả sinh thái = Đầu ra/ Tác động gia tăng của môi trường
Tác động gia tăng của môi trường là tiêu chuẩn đánh giá tất cả những ảnh
hưởng môi trường đã được đánh giá theo tác động môi trường tương ứng của chúng
[22].
Cũng có thể hiểu hiệu quả sinh thái là tỉ số giữa giá trị gia tăng và tác động
môi trường gia tăng, hay là tỉ số giữa một chỉ số hoạt động kinh tế và một chỉ số
hoạt động môi trường sinh thái.
Sau đây là những chỉ số hiệu quả sinh thái - thước đo hiệu quả sinh thái:
- Lượng chất thải / doanh thu (Kg/$)
- Giảm thiểu chất thải/ chi phí đầu tư công nghệ mới (m
3
/$)
- Lượng nguyên vật liệu (quá trình sản xuất)/ Nhu cầu năng lượng (quá
trình sản xuất) (kg/$)
- Lượng phát thải CO
2
/ Lợi nhuận trước thuế (kg/ $)
- Giá trị hiện tại thuần (NPV)/ Tiềm năng biến đổi khí hậu toàn cầu ($/
kg CO
2
– eq)
- Doanh thu sản phẩm X/ Tổng chất thải sản phẩm X ( $/ tấn)
- Tăng trưởng biên/ Tiềm năng chất thải độc hại ($/ HTP)
Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45
23
- Thu nhập doanh nghiệp/ Tiêu dùng năng lượng ($/ KWh)
- Thu nhập phân xưởng/ nước thải ($/ m
3
)
Hai loại thước đo hiệu quả sinh thái gồm: hiệu quả sản phẩm sinh thái và
hiệu quả chức năng sinh thái. Nhận biết hoạt động quản lý hiệu quả sinh thái của
một công ty thông qua tỷ số giữa sản phẩm được bán, hoặc chức năng được công
nhận và tác động gia tăng của môi trường có liên quan.
Hiệu quả sản phẩm sinh thái là tiêu chuẩn đánh giá tỷ số giữa việc cung cấp
một đơn vị sản phẩm và tác động môi trường được tạo ra trên toàn bộ hoặc từng
phần của vòng đời sản phẩm. Những nhà quản lý có xu hướng chứng minh những
hoạt động cải thiện môi trường của mình bằng cách công bố tổng hiệu suất sản phẩm
hoặc một phần hiệu suất sản phẩm của họ (ví dụ như số xe ô tô được sản xuất trên
mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ). Tăng hiệu suất sản phẩm bằng cách phát triển công
nghệ phòng tránh ô nhiễm hoặc giới thiệu các thiết bị được sản xuất theo công nghệ
“cuối đường ống” và kiểm soát ô nhiễm, giảm sử dụng các yếu tố đầu vào trên mỗi
đơn vị hoặc thông qua hoạt động thay thế các nguồn lực.
Hiệu quả chức năng sinh thái đưa ra quan điểm rộng hơn bằng cách đánh giá
tác động môi trường có liên quan đến việc cung cấp chứng năng chuyên môn trong
mỗi giai đoạn như thế nào. Hiệu quả chức năng sinh thái được coi như tỷ suất giữa
việc cung cấp chức năng và tác động gia tăng môi trường.
Hiệu suất chức năng sinh thái có thể được cải thiện thông qua việc thay thế
các sản phẩm có hiệu suất sản phẩm thấp với sản phẩm có hiệu suất cao (ví dụ: xe
đạp thay thế xe ô tô), bằng cách giảm số tiền được sử dụng để thực hiện chức năng
đó (ví dụ: bãi để xe khiến giảm nhu cầu xe ô tô), tăng tuổi thọ sản phẩm (ví dụ: bảo
hành ăn mòn lâu hơn đối với ô tô), và tăng hiệu quả sản phẩm.
Cả hai tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sinh thái đều rất hữu ích, và sự tương
xứng của chúng tùy thuộc vào mục đích điều tra đánh giá. Hai tỷ số hiệu suất sinh
thái có thể được sử dụng theo những mức độ tổng hợp khác nhau, chẳng hạn như
một đơn vị sản phẩm, đơn vị kinh doanh chiến lược, hoặc tổng doanh thu bán hàng
của công ty. Trong trường hợp này, cần xem xét tổng sản lượng và tác động môi