Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đánh giá giá trị di tích đền An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 11 trang )

Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH THẮNG VIỆT NAM
Họ và tên: Phạm Văn Tuấn
Lớp : LHHD26A
Mã Sinh Viên: 59DLH26086
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH ĐỀN AN SINH, ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH
1. Đối tượng: Đền An Sinh
2. Tên gọi: tên thường gọi Đền An Sinh, xưa kia gọi là Điện An Sinh.
3. Địa điểm di tích
- Vị trí địa lý: Đền An Sinh cách trung tâm thị xã Đông Triều khoảng 5km, thuộc thôn
Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Diện tích: 3,17 ha.
- Đơn vị quản lý: Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Đông Triều
- Cách Hà Nội 93km khoảng 2 giờ đi xe, thuận tiện đi bằng ô tô.
Bạn có thể di chuyển bằng xe khách còn với những du khách đi tự túc thì bạn có thể chọn
xe máy nếu ở gần hoặc xe riêng gia đình. Xe khách sẽ đưa du khách từ Hà Nội di chuyển
đến thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Từ đây, với những gia đình 5 hoặc 6 người có thể
thuê taxi đi khoảng 8 km là sẽ đến được đền. Khách đi theo đoàn thì việc thuê trọn gói xe
du lịch sẽ tiết kiệm hơn với lộ trình di chuyển khoảng gần 100 km.
Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường quốc lộ 5 rồi rẽ sang đường 18. Qua Chí Linh tới
ngã tư Đông Triều rẽ trái và đi tiếp 4km thì tới đền An Sinh, lộ trình di chuyển khoảng
gần 100 km.
4. Khảo tả
- Đặc điểm tự nhiên: Đền An Sinh nằm trên một ngọn đồi nhỏ hình con rùa quay theo
hướng chính nam. Phía trước đền là một khoảng không, xưa kia gọi là cánh đồng Sinh, xa
xa là dãy An Phụ được coi như bức án quanh năm mây phủ che chắn, bảo vệ cho Đền An
Sinh, xung quanh là những dãy núi có dáng hình tứ linh: long - ly - quy - phượng chầu
vào đền An Sinh tạo linh khí cho ngôi đền. Đằng sau đền là đồi thông quanh năm xanh tốt
tạo sự mát mẻ cho đền. Sau đồi thông là Hồ Sư Phạm – đây là nơi tổ chức giải đua thuyền
tại lễ hội đền An Sinh hàng năm.
- Lịch sử xây dựng và tôn tạo


Di tích được xây dựng thời Trần, trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Qua thời gian,
di tích đã xuống cấp và đã được trùng tu, phục dựng. Chính quyền tỉnh Quảng Ninh đầu
tư 4 tỷ đồng phục dựng và hoàn thành năm 2000


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
Theo thư tịch, bia kí và ghi chép của sử cũ, đất An Sinh xưa, Đông Triều nay là quê gốc
của nhà Trần, sau dời xuống vùng Tức Mặc (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình) sinh
sống. Mùa xuân năm Định Dậu 1237 vua đầu triều Trần là Thái Tông hoàng đế lấy vùng
Yên Phụ (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên
Bang (nay là thị xã Đông Triều, TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh) phong cho Trần Liễu làm
đất thang mộc và phong làm An sinh vương, đời đời ở đất An sinh trông coi mộ phần tổ
tiên, lập điện thờ tông miếu nhà Trần.
Sự kiện lịch sử năm 1381 theo văn bia còn lưu giữ tại đền An Sinh thì năm 1381, để tránh
nạn người Chiêm sang cướp phá, nhà Trần đã chuyển các lăng mộ về An Sinh Đông
Triều, sau lăng mộ vua Trần Anh Tông là công trình lăng tẩm đầu tiên của nhà Trần xây
dựng trên đất Đông Triều năm 1320. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Tháng 6, rước
thần tượng các lăng ở Quắc Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương đưa về lăng
lớn ở Yên Sinh để tránh [nạn] người Chiêm Thành vào cướp”. Theo văn bia và lệnh chỉ
tại đền An Sinh thì tên điện An Sinh được nhắc đến sớm nhất trong bia ký là năm Chính
Hòa 11 (1690), bia có tên Trần triều bi ký, bia này được khắc lại vào năm Thiệu Trị thứ 4
(1844) nội dung ghi lại ngự vị các vua Trần an táng tại An Sinh; bia Trùng tu tự bi ký năm
thứ 7 (1711) có nhắc đến việc phân công người của chúa Trịnh để trông nom điện An
Sinh. Như vậy, có thể thấy điện An Sinh nơi thờ ngũ vị hoàng đế tồn tại ít nhất đến thời
Lê và sau đó được xây dựng lại để thờ Bát vị hoàng đế triều Trần ở thời Nguyễn. Cũng
theo nội dung văn bia Trần triều bi ký có ghi: "…Miếu công chúa Ai Lao tại xứ Cây tùng,
điện An Sinh, 19 mẫu, 9 sào". Cùng với việc thờ ngũ vị hoàng đế thì tại điện An Sinh còn
có miếu thờ công chúa Ai Lao - Linh Xuân, công chúa là người tài đức vẹn toàn nên đã
được triều đình nhà Trần và nhân dân lập miếu thờ. Bia Thừa lập hậu thần bi ký dựng
năm Cảnh Hưng thứ 28 năm 1767 có ghi nội dung trùng tu điện An Sinh và miếu công

chúa Ai Lao - Linh Xuân. Hệ thống văn bia này hiện vẫn còn được lưu giữ tại đền An
Sinh.
Theo Trần triều Thánh tổ các xứ địa đồ, năm Bảo Đại thứ 17 (1944) thì quy chế điện An
Sinh được chia làm ba tòa với ba cấp nền khác nhau. Tòa trong cùng nền dài 3 trượng
(9,9m); rộng 2 trượng 2 (7,2m); tòa giữa nền dài 2 trượng (6,6m) và tòa ngoài cùng có
nền dài 3 trượng 5 (11,55m); rộng 2 trượng (6,6m); xung quanh điện có hai lớp tường đất
bao, hai lớp tường cách nhau 2 trượng (6,6m); tường đất phía ngoài giáp lăng Tư Phúc ở
phía đông bắc có chiều dài 15 trượng (49,5m).
Vào thời Nguyễn điện được xây dựng lại với kiến trúc gồm ba tòa nhà rộng 5 gian theo
kiểu chữ tam. Lúc này trong đền thờ tám vị hoàng đế, với ý nghĩa thờ tám vị thánh triều
Trần. Hai bên có các dãy nhà khách và dãy nhà cho người coi đền ở. Ngoài ra bên cạnh
đền có hai miếu nhỏ, một cái thờ Bà Hoàng và một cái (phía trái của đền) thờ đức Thánh
Khổng Tử. Chung quanh có thành bao bọc rộng. Phía trước cửa có bia nhỏ đề "Hạ mã" và
"Tiêu diệc".
Trải qua thời gian sự hủy hoại của thiên nhiên cũng như chiến tranh tàn phá điện An Sinh
chỉ còn lại phế tích, theo tư liệu khảo sát thực địa về điện An Sinh của Viện Mỹ thuật Mỹ
nghệ trung ương tháng 6 năm 1968 thì điện An Sinh có một thời gian được sử dụng làm


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
trường học cho học sinh miền Nam. Khu này vốn là một vùng bãi rộng, sau ngày hòa
bình, Bộ Giáo dục cho dựng nhiều nhà gạch để lập trường học cho những học sinh từ
miền Nam ra tập kết. Trong giai đoạn 1958-1975 khu vực điện An sinh trở thành trường
học của học sinh miền nam tập kết ra bắc trong thời kì chóng Mỹ cứu nước và sau này là
trường Sư phạm Quảng Ninh tiếp quản. Giai đoạn năm 1997-2000, với nghĩa cử uống
nước nhớ nguồn, tri ân tiên tổ, huyện Đông Triều được sự ủng hộ của tỉnh và hảo tâm
công đức của nhân dân trong vùng đã đứng ra khôi phục lại ngôi đền, đền được khởi công
xây dựng lại trên mặt bằng của nền đền cũ.
Đền được xây dựng tại làng An Sinh (Yên Sinh) nên được đặt tên theo dân làng.
Dưới các thời Lê, Nguyễn, dân An Sinh được coi là dân hộ nhi, được trừ các khoản thuế,

phu dịch để phụng sự các lăng tẩm, điện miếu nhà Trần tại Đông Triều. Trải qua những
biến cố thăng trầm của lịch sử, điện An sinh đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo lại nên di
tích đã khong còn nguyên gốc nữa. Đến thời Nguyễn, dân làng An Sinh vẫn duy trì thực
hiện việc tế tự, vẫn mở hội làng, kết giao hương hỏa với các làng Triều khê, Bình Lục (xã
Hồng Phong) trong vùng.
Để bảo tồn và phát huy di tích đền An sinh đúng với những giá trị lịch sử vốn có, năm
1997-2000 thị xã Đông Triều đã huy động nguồn công đức, tổ chức tu bổ, tôn tạo lại di
tích đền An sinh trên nền điện cũ.
-

Kiến trúc hiện tại

Đền An Sinh ngày nay có cấu trúc hình chữ Công gồm: Bái đường, trung đường và hậu
cung. Hậu cung là nơi thờ 8 vị vua triều Trần. Trung đường là nơi thờ Hưng Đạo đại
vương Trần Quốc Tuấn và thân phụ, thân mẫu của ngài là An Sinh Vương Trần Liễu và
Thiện đạo Quốc mẫu. Khu nội tự có diện tích 1000m2 là khu vực hiện được bao bọc bởi
hệ thống tường rào xây gạch. Khu này có các công trình kiến trúc như : Cổng chính điện,
tả- hữu vu, nhà bia công đức, sân vườn và một số công trình phụ trợ khác.


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086

Cổng đền An Sinh
Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính. Cổng đền
được xây dựng theo kiểu chống diêm hai tầng tám mái theo lối kiến trúc cổ. Chính giữa là
cổng lớn được trang trí cầu kì bằng nhiều đề tài khác nhau như rồng, mây… và đây là
cổng thường chỉ mở dịp lễ hội của di tích hàng năm. Hai bên cổng chính là hai cổng phụ
nhỏ là nơi khách tham quan có thể đi lại thường xuyên tại đền An Sinh. Trên cổng đều có
câu đối. Nội dung câu đối ở cổng chính vào đền An Sinh (An Sinh Từ) ở Khu di tích nhà
Trần tại Đông Triều.

“Phù quốc tộ bảo hồng đồ đồng nhật nguyệt quang huy vạn cổ
Kí dân khang kì vật thịnh tịnh sơn hà tráng cố thiên thu”
Nghĩa là:
“Giúp nước phúc, giữ cơ đồ cùng nhật nguyệt sáng soi muôn thuở
Mong dân yên, cầu thịnh vượng với sơn hà bền vững nghìn thu”
CỔNG PHỤ BÊN TRÁI (từ đền An Sinh nhìn ra)
Câu đối :
“Tòng Phật pháp điện sơn hà Thiền tông sáng thủy
Cứu lê dân an Đại Việt cao đạo hà xương”


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
Nghĩa là:
“Theo Phật pháp, định sơn hà Thiền tông khai sáng
Cứu dân đen, yên Đại Việt đạo lớn rạng ngời”
Hai câu đối này ám chỉ vua Trần Nhân Tông đi tu sáng lập phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Hai chữ lớn trên câu đối là Vạn Kiếp (chỉ chiến thắng Vạn Kiếp thời Trần)
CỔNG PHỤ BÊN PHẢI
Câu đối :
“Vạn Kiếp hề cao sơn nghiễm nghiễm tôn an toàn Việt địa
Lục Đầu hề đại hác thao thao táng thư bạo Nguyên binh”
Nghĩa là:
“Vạn Kiếp chừ núi cao uy nghiêm trấn giữ đất Việt
Lục Đầu chừ sông lớn cuồn cuộn vùi hại quân Nguyên”
Hai câu đối này nhắc đến việc quân nhà Trần đã giết Ô Mã Nhi tại trận chiến trên sông
Lục Đầu sau khi giặc đem quân vào Vạn Kiếp theo hai đường thủy, bộ.
Hai chữ lớn trên câu đối là Chương Dương, nhắc đến trận chiến tại bến Chương Dương
tướng Trần Quang Khải đuổi giặc Thoát Hoan phải chui ống đồng chạy trốn. Quanh đền
có 14 cây đại thụ, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có tám cây vạn tuế biểu
hiện cho tám vị vua được thờ ở đây.

Tòa chính điện có bố cục mặt bằng hình chữ công. Kết cấu vì kèo kiểu chống rường giá
chiêng , mái kết cấu kiểu hai tầng tám mái. Phía trong toà chính điện, hậu cung là nơi đặt
tượng thờ tám vị vua Trần, gồm: Thái Tông, Thánh Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến
Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Giản Định; toà trung cung đặt tượng thờ Trần Hưng Đạo,
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, vị tướng kiệt xuất thời Trần; Tiền đường là nơi
hành lễ; tiền đường đặt bát hương công đồng và một số đồ tế khí.... Hai bên là nhà tả, hữu
vu. Hữu vu là nơi thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tả vu là Phòng trưng bày Di sản Văn hóa
nhà Trần tại Đông Triều, khu vực trưng bày hiện vật ngoài trời, hệ thống sân vườn…
5. Thống kê di vật
Hệ thống di vật khu lăng mộ phong phú cả về loại hình, lẫn chủng loại. Trong đó hầu hết
là gạch, ngói và tảng kê chân cột nằm rải rác ở các khu vực.Về loại hình ngói, tập trung
nhiều, phong phú về chủng loại và còn tương đối nguyện vẹn ở Lăng vua Trần Anh Tông.
ở khu vực lăng của vua Trần Anh Tông có loại ngói lợp diềm mái có gắn lá đề, bên trong
trang trí đôi chim phượng, các loại ngói úp nóc trang trí hình rồng trong lá đề lệch. Về
loại hình gạch ở lăng của vua Trần Hiến Tông có loại gạch hình chữ nhật bên sườn có ghi


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
chữ “Vĩnh Ninh trường” có kích thước 20x40cm. Tại khu vực lăng Tư Phúc có loại gạch
Hán có hoạ tiết hoa văn trám lồng. Tại khu vực Đền Thái tập trung chủ yếu là gạch vuông
và gạch hình chữ nhật có màu đỏ.

Tảng kê chân cột, tượng quan hầu bằng đá xanh mất phần đầu
Đặc biệt tại khu vực các lăng mộ còn có tượng quan hầu bằng đá xanh mất phần đầu (lăng
vua Trần Hiến Tông và đền An Sinh) và tượng các linh thú bằng đá như rùa, voi, ngựa...
(am Ngoạ Vân). Trong đó tại khu vực lăng vua Trần Hiến Tông còn có hai con rùa bằng
đá trong đó 1 con còn nguyên vẹn; một con mất đầu, thân gẫy đôi. Ngoài ra, tại các lăng
còn có các bia đá ghi chú năm trùng tu và chú thích tên lăng mộ vào thời Nguyễn; tại lăng
vua Trần Nghệ Tông chỉ còn mảnh vỡ thân bia và chân bia; tại lăng vua Trần Hiến Tông,
đền Thái và Đền An Sinh còn tương đối nguyên vẹn. Đồ men, sành Trần và số lượng nhỏ

men ngọc Trung Quốc tập trung ở khu vực lăng vua Trần Anh Tông. Các cấu kiện trang
trí như mảnh vỡ tháp bằng đất; thành lan can rồng đá (Phụ Sơn lăng), chi tiết trang trí của
đầu rồng bằng đất nung (lăng Tư Phúc).
Gạch ngói và gốm sứ gia dụng thời Trần, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Đặc biệt, đã khai
quật một số di vật như gạch chữ nhật, gạch vuông lát nền, ngói mũi hài. Đặc biệt là tượng
phượng bằng đồng. Đây là di vật tượng phượng bằng kim loại lần đầu tiên được phát
hiện.
Hệ thống các tảng kê chân cột bằng đá xanh, đá cát kết. thềm bậc thang, tượng đá( tượng
quan hầu), bia đá trong đó có tất cả 3 bia, 2 bia thời Lê thế kỉ XVIII, một bia thời Nguyễn
thế kỉ XIX), bát hương đá, đồ đồng. Đặc biệt là rất nhiều vật liệu, cấu kiện trang trí kiến
trúc bằng đất nung thế kỉ XVI-XVIII: mảnh tháp, gạch ngói, linh thú…


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
6. Đối tượng được thờ
Hoàng thất: Thờ tám vị vua Trần, gồm: Thái Tông, Thánh Tông, Anh Tông, Minh Tông,
Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Giản Định.
7. Lễ hội
Lễ hội Đền An Sinh được lấy ngày khánh thành Đền, ngày 20-8 âm lịch, cũng là ngày giỗ
của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, trong lễ hội có phần lễ, gồm tế lễ của nhân dân các xã xung
quanh khu vực Đền, dâng hương tưởng niệm các vị vua Trần tại Đền và các lăng của vua
Trần. Ngoài phần lễ, BTC cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, các
trò chơi dân gian như liên hoan văn nghệ tiếng hát khu dân cư; thi đấu bóng chuyền, cờ
tướng, vật dân tộc, đập niêu ...
Lễ hội đền An Sinh được tổ chức hàng năm nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền
thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là dịp để nhân dân
địa phương và du khách thập phương cùng hướng về cội nguồn và tham gia vào những
hoạt động vui chơi giải trí bổ ích.
8. Đánh giá giá trị

Giá trị lịch sử
Có thể thấy một trong những giá trị nổi bật nhất của di tích đền An Sinh đó chính là giá trị
về lịch sử . Theo cuốn Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại Đông Triều , đền An Sinh cũng
như toàn bộ khu lăng miếu các vua Trần trên đất An Sinh là những công trình văn hóa tín
ngưỡng mang đậm yếu tốt lịch sử của thời đại. Các công trình này không chỉ được chính
triều Trần quan tâm tu bổ mà các triều đại sau : Lê , Nguyễn đều rất quan tâm . Qua các
văn bia còn lưu giữ tại đây cho thấy đến An Sinh đã được trùng tu nhiều lần vào các
năm : Thiên Hựu 1557 ; Chính Hòa 1689 ; Cảnh Hưng 1767 ; Minh Mạng 1840 ; Bảo Đại
1927 . Mỗi lần trung tu đều cho khắc bia đá ghi nhận công đức và khắc các lệnh chỉ của
triều đình lệnh cho nhân dân An Sinh được trông coi khu lăng miểu các vua Trần và được
miễn trừ mọi khoản binh dịch , thuế khóa.
Trong các tư liệu đã tìm hiểu , đáng chú ý là tấm văn bia tại đền An Sinh được ông Hoàng
Giáp , Viện Nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm và dịch thì Ngũ vị hoàng đế triều Trần được
thờ tại Điện An Sinh gồm có : Anh Tông hoàng đế , Minh Tông hoàng đế , Dụ Tông
hoàng đế , Nghệ Tông hoàng đế , Khâm minh Thảnh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế .
Trong đó , đáng chú ý là có một nhân vật dù chưa nắm giữ ngôi vị lần nào nhưng theo sử
sách vẫn được tôn làm hoàng đế , đó là Trần Liễu ( An Sinh vương ) cũng được thờ cúng.
Cùng với việc thờ ngũ vị hoàng đế thì tại Điện An Sinh còn có miếu thờ công chúa Linh
Xuân của nước Ai Lao . Tại đây hiện vẫn còn lưu giữ ngôi bia cổ được dựng vào năm
Cảnh Hưng thứ 28 năm 1767 có ghi nội dung trùng tu Điện An Sinh và miếu công chúa
Ai Lao - Linh Xuân . Sau 24 đợt đại trùng tu vào thời nhà Nguyễn , đền An Sinh ngày nay


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
có kiến trúc gồm ba toà nhà rộng 5 gian theo kiểu chữ “ Tam ” ; không chi 5 vị mà là 8 vị
hoàng đế triều Trần . Hai bên có các dãy nhà khách và dãy nhà cho người coi đền ở .
Ngoài ra , bên cạnh đền có hai miếu nhỏ , một thờ Bà Hoàng và một thờ Đức Thánh
Khổng Tử . Chung quanh có thành bao bọc rộng . Phía trước cửa có bìa nhỏ đề “ Hạ mã ”
và “ Tiêu diệc ” . Ngôi kiến trúc cổ tuy dung dị nhưng lại hội tụ đầy đủ phong cách kiến
trúc thời xưa, là nơi tìm về cho những người hoài cổ . Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện

Đông Triều, " thời gian từ năm 1959 đến năm 1975 khu vực điện An Sinh trở thành
trường học sinh
Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Triều, thời gian từ năm 1959 đến năm 1975 khu
vực điện An Sinh trở thành trường học sinh miền nam ”. Khu này vốn là một vùng bãi
rộng, sau ngày hòa bình, Bộ giáo dục cho dựng nhiều nhà gạch để lập trường học cho
những học sinh từ miền Nam ra tập kết . Đây là nơi đào tạo hàng nghìn con em nhân dân
miền Nam trong gần 20 năm, góp phần đào tạo những hạt giống đỏ, chuẩn bị đội ngũ cán
bộ cho sự nghiệp cách mạng ở miền nam. Trong khuôn viên đền còn lưu giữ một tấm bia
bằng đá granit được các cựu học sinh miền nam mang ra từ Bình Định thể hiện tình cảm
gắn bó và biết ơn đối với vùng đất linh thiêng mang đậm dấu ấn lịch sử đền An Sinh .
Đền An Sinh là một DTLS - VH , nơi lưu giữ những dấu tích đậm nét của triều đại nhà
Trần . Những giá trị lịch sử vô cùng quý báu của đền An Sinh là mạch nguồn nuôi dưỡng
lòng tự hào cho thế hệ hiện tại đồng thời là trực quan giáo dục truyền thống lịch sử cho
các thế hệ mai sau .
Giá trị văn hóa , tâm linh
Di tích đền An Sinh là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đông đảo nhân dân trong
vùng nói riêng và khách thập phương nói chung . - Lễ hội đền An Sinh là một nét đẹp
trong truyền thống văn hóa của địa phương thị xã Đông Triều . Trải qua hàng ngàn năm
lịch sử , việc thờ phụng các vị vua nhà Trần đã trở thành một nét đẹp văn hóa , một phong
tục không thể thiếu đối với cộng đồng cư dân nơi đây cũng như cư dân các khu vực xung
quanh. Tại nhiều đền thờ khác trong cả nước, thường chỉ diễn ra các sinh hoạt văn hóa ,
tôn giáo liên quan tới những truyền thuyết của các vị thần thì tại đền An Sinh còn có tổ
chức một lễ hội lớn bao gồm cả phần nghỉ lễ và phần hội cùng các nghi thức thờ cúng ,
các trò chơi , trò diễn , thi tài hết sức phong phú và đặc sắc. Lễ hội đền An Sinh là dịp tôn
vinh các bậc tiền nhân có công xây dựng đất nước , chống giặc ngoại xâm . . . Với đạo lý
uống nước nhớ nguồn , lễ hội được cộng đồng tổ chức mang tính chất như cầu nối giữa
quá khứ với hiện tại , giúp thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào về truyền thống quê hương,
đất nước . Đặc biệt , lễ hội đã gắn bó với làng xã , địa danh , vùng đất như một thành tố
không thể thiếu trong đời sống cộng đồng . Lễ hội đền An Sinh là hoạt động truyền thống
mang đầy giá trị nhân văn sâu sắc , với ý nghĩa hướng về cội nguồn , là dịp để nhân dân

và du khách thập phương dâng hương , thưởng ngoạn , bày tỏ lòng thành kính tri ân các
đức vua Trần và các bậc tiền nhân thời Trần đã có công gây dựng đất nước . Đây cũng là
dịp để các thế hệ sau cùng ôn lại những truyền thống quý báu của dân tộc , nâng cao nhận
thức cho thế hệ trẻ về việc giữ gìn , bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
Giá trị thẩm mỹ
Đền An Sinh có diện tích khoảng hơn 1000m2 , được bao bọc bởi hệ thống tường rào xây
gạch . Đền có các công trình kiến trúc : cổng , chỉnh điện , tàu hữu vu , nhà bia công đức ,
sân vườn và một số công trình phụ trợ khác . Khu sân vườn của đền trồng 08 cây vạn tuế
tượng cho 08 vị vua Trần được thì trong đền , 14 cây đại tượng trưng cho 14 đời vua Trần
,175 cây hoa sữa tượng trưng cho 175 năm trị vì của vương triều Trần . Ngoài ra còn có
rất nhiều cây lưu niên, cây ăn quả và cây lấy gỗ khác . Đền có kiến trúc chữ công , gồm
năm gian tiền đường, một toà trung điện và 5 gian hai chái hậu cung. Kết cấu vì kèo kiểu
chống rường giá chiêng , mái kết cấu kiểu hai tầng tám mái. Bài trí trong đền như sau :
gian bái đường , hai bên bái đường thở sơn thần và thổ địa ; gian trung đường ( ba gian
chạy dọc ) thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo và một số đồ tế khí; gian hậu cung là nơi đặt
ban thở và tượng 08 vị vua Trần ngồi trong ngai sơn son thếp vàng gồm: Thái Tông ,
Thánh Tông , Anh Tông, Minh Tông , Hiến Tông, Dụ Tông , Nghệ Tông và Giàn Định .
Trong đền hiện có 09 hoành phi, 13 đôi câu đối . Các hoành phi câu đối này đều còn
mới ,chữ viết khá rõ nét , hầu hết đều chứa đựng nội dung ca ngợi triều Trần và ca ngợi
hào khi Đông Á như: Đông A hiển thành ( Trần Triều hiển thánh ); Phối thiên chi linh
( Thiêng sinh với trời ) ; Thiên cổ lưu ấn ( Nghìn năm lưu giữ ân đức ); Vạn thể phát
huyền ( Vạn thuở không quên ) . . .
9. Giá trị của di tích với hoạt động du lịch nước nhà
Lễ hội đền An Sinh được tổ chức hàng năm nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền
thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là dịp để nhân dân
địa phương và du khách thập phương cùng hướng về cội nguồn và tham gia vào hoạt

động vui chơi giải trí bổ ích.
Tuyến tham quan tổng thể di tích Nhà Trần tại Đông Triều với chủ đề: “Về miền đất Phật”
theo lộ trình: Cổng Tỉnh (Bình Dương) => Đền An Sinh => Đền Thái => Ngải Sơn lăng
=> Thái lăng => Quỳnh Lâm => Chùa, quán Ngọc Thanh => Ngọa Vân => Hồ Thiên (2
ngày, 1 đêm trong điều kiện giao thông hiện nay; 1 ngày khi các tuyến cáp treo hoàn
thành). Trong đó Đền An Sinh là nơi đón tiếp, giới thiệu tổng quan về quần thể di tích,
trước khi đi tham quan khu di tích. Sau khi tham quan các di tích lăng tẩm, du khách nghỉ
trưa, thưởng thức ẩm thực tại các điểm dịch vụ dừng chân trong khu vực;


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086

Du khách tham quan đền An Sinh

Tour kết nối khu di tích nhà Trần với các di tích lịch sử khác trên địa bàn huyện.
Tuyến du lịch “Khám phá miền quê Đông Triều”: Tham quan nông thôn tiên tiến: Việt
Dân, An Sinh, Bình Khê (theo mô hình du lịch làng quê Yên Đức).
Kết nối với các di tích, danh thắng khác trong và ngoài huyện:
Tour du lịch tâm linh văn hóa nhà Trần: Hà Nội => Côn Sơn, Kiếp Bạc => Cổng Tỉnh
(Bắc Mã) => Đền An Sinh => Yên Tử (Uông Bí) => đền Cửa Ông và ngược lại (từ 2 - 3
ngày)
Tour Hà Nội => Hạ Long => Yên Tử => Đền An Sinh => Hà Nội (2 - 3 ngày).
Di tích đền An Sinh đã và đang trở thành các sản phẩm phục vụ đắc lực cho hoạt động phát
triển du lịch địa phương và hòa chung với của đất nước. góp phần giải quyết nhu cầu việc
làm, tạo thu nhập ổn định cho cộng đồng địa phương và các ngành, nghề dịch vụ, góp phần
phát triển xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa và tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam.
Tuy vậy đền An Sinh vẫn chưa được biết đến nhiều. Cần có các giải pháp nâng cao hình ảnh
và quảng bá tới mọi người. Một sô biện pháp như:
-Phát triển và quảng bá hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn nghỉ và lưu trú, kêu gọi các
nhà đầu tư để thực hiện theo hình thức đầu tư tư - quản lý tư;

-Quảng bá các đặc sản ẩm thực cũng như nông sản địa phương, tạo các sản phẩm thương

hiệu phục vụ du khách làm quà tặng, lưu niệm.
-Hướng dẫn tham quan: Các đoàn khách đến tham quan đền An Sinh có thể theo hai hình
thức: được tổ chức bởi các công ty lữ hành hoặc tự tổ chức; họ có nhu cầu có người hướng
dẫn hoặc tự tham quan, khám phá. Vì thế, công tác hướng dẫn tham quan cũng có hai hình
thức.


Phạm Văn Tuấn_msv: 59dlh26086
-Thuyết minh viên
Việc đào tạo các thuyết minh viên sẽ góp phần quan trọng vào việc phát huy giá trị khu di
tích, giúp khách tham quan hiểu giá trị khu di tích và quản lý số lượng khách. Các thuyết
minh viên vừa phải nắm rõ lịch sử khu di tích, vừa có khả năng quản lý được nhóm khách và
giải thích những đặc thù của từng điểm di tích. Từng bước nâng cao năng lực hướng dẫn viên
có trình độ ngoại ngữ đáp ứng khách du lịch quốc tế.
-Biên soạn lại tờ rơi với cấu trúc ngoài các thông tin về di tích, vị trí và tuyến tham quan cũng
cần bổ sung các thông tin về vị trí khu dịch vụ, nhà hàng và các công trình phụ trợ khác; Các
thông tin chỉ dẫn nhằm giúp du khách tham quan dễ dàng thuận tiện như: Thời gian mở cửa
các điểm di tích, phương tiện chủ yếu đi đến khu di tích.
Cùng với tờ rơi, cần soạn thảo tài liệu hướng dẫn chi tiết bằng ít nhất hai thứ tiếng (Việt,
Anh) bán với giá vừa phải tại khu di tích hoặc cung cấp miễn phí tại các điểm di tích, danh
thắng nằm trên tua kết nối với khu di tích hiện đã thu hút nhiều du khách, các khách sạn lớn
và các quầy thông tin du lịch.
-Các sản phẩm lưu niệm
Nghiên cứu thiết kế logo của di tích, sản xuất, in ấn logo trên các sản phẩm lưu niệm;Sản
xuất các mặt hàng lưu niệm mang biểu tượng của đền An Sinh và vùng đất Đông Triều hoặc
những ấn phẩm để du khách làm quà lưu niệm; Các đồ lưu niệm nhỏ: Sản xuất các di vật tiêu
biểu của khu di tích, phát triển gốm, sứ làng nghề, các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu đã có
thương hiệu để phục vụ du khách.




×