Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN -SU- THENGUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.02 KB, 16 trang )

Trường THPT Vĩnh Bình Bắc------ Sử dụng tài liệu VHDG trong DHLSVN ở lớp 10
I-PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong dạy học môn lịch sử, người giáo
viên cần phải tích cực trau dồi chuyên môn và sử dụng nhiều phương pháp dạy
học để tạo hứng thú học tập cho học sinh, cũng như để đạt hiệu quả cao nhất
trong dạy học.
Hơn hai năm dạy học tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp dạy học liên
môn có tác dụng tích cực, đặc biệt là sử dụng kiến thức văn học để bổ trợ cho
dạy học lịch sử.
“Sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam ở
lớp 10”. Đây là một đề tài tôi đã ấp ủ khá lâu và tôi cũng đã thực hiện một cách
có hiệu quả, cho nên tôi quyết định viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm để cho các
đồng nghiệp cùng tham khảo và có thể ứng dụng trong dạy học lịch sử ở nhà
trường phổ thông.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Tên đề tài đã nói lên đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh
nghiệm. Đó là phương pháp sử dụng các tài liệu văn học dân gian để dạy học
lịch sử Việt Nam ở lớp 10. Tài liệu văn học dân gian phục vụ cho dạy học là văn
học dân gian phản ánh lịch sử mang tính chất tư liệu lịch sử, như các câu
chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, các câu ca dao, tục ngữ, vè… do
nhân dân sáng tác trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong việc thực hiện nghiên cứu một vấn đề, một sự vật hiện tượng chúng
ta cần thực hiện nhiều phương pháp, trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi
cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: sưu tầm, tổng hợp, thống kê,
phân tích, đánh giá…
Những phương pháp này đã bổ trợ cho tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Đình Thế Trang 1
Trường THPT Vĩnh Bình Bắc------ Sử dụng tài liệu VHDG trong DHLSVN ở lớp 10


II- PHẦN NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG:
1.1. Thuận lợi
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội cũng như ngành giáo
dục- người giáo viên có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn thông tin- các tư liệu lịch
sử phong phú, đa dạng và các phương tiện bổ trợ cho công tác dạy học.
Trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông, được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo, đặc biệt là phía nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
người giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh. Đa số học sinh cũng như phụ
huynh học sinh cũng thấy được tầm quan trọng của việc học tập để phục vụ cho
tương lai, cho nên đa số học sinh cũng có ý thức cao trong việc học tập.
Đối với trường THPT Vĩnh Bình Bắc, cơ sở vật chất cũng khang trang
thoáng mát, Ban giám hiệu cũng có nhiều cố gắng đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động dạy và học của thầy và trò…
1.2. Khó khăn
Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, tuy nhiên trường THPT Vĩnh
Bình Bắc là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kiên Giang, cho nên
trong quá trình dạy học cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất, do trình độ nhận thức, mặt bằng dân trí của nhân dân nói chung và
của học sinh nói riêng còn hạn chế hơn so với các địa phương khác cũng như
điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn nên phụ huynh học
sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em học sinh một cách đúng
mức.
Thứ hai, nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, còn ham
chơi đua đòi mà quên đi nhiệm vụ học tập của mình.
Thứ ba, đặc biệt trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ môn học
lịch sử, coi môn lịch sử là môn phụ- không chỉ là là đa số học sinh- cho nên học
sinh chưa thật sự ý thức trong việc học tập môn học này.
Thứ tư, môn lịch sử là môn học có nhiều sự kiện, số liệu khó nhớ, nhiều
khi cảm thấy khô khan gây mất hứng thú học tập cho học sinh.

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Đình Thế Trang 2
Trường THPT Vĩnh Bình Bắc------ Sử dụng tài liệu VHDG trong DHLSVN ở lớp 10
Thứ năm, môn học lịch ở nhà trường trung học phổ thông nói chung, cũng
như ở trường THPT Vĩnh Bình Bắc nói riêng thì chưa đáp ứng đầy đủ các
phương tiện bổ trợ cho công tác dạy học, như: tài liệu tham khảo, các đồ dùng
trực quan mô hình, sơ đồ, lược đồ…
Cùng với những khó khăn nêu trên, trong quá trình dạy học bản thân tôi nhiều
lúc cũng gặp rất nhiều khó khăn như:
+ Bối rối với sự khác nhau giữa các nguồn tài liệu trong cùng một vấn đề,
sự kiện, nhân vật lịch sử
+ Có nhiều vấn đề lịch sử tôi cũng chưa nắm rõ, mà chưa có tài liệu để
tham khảo để hiểu những vấn đề này một cách rõ ràng, đầy đủ nhất…
2. BIỆN PHÁP
Với những thuận lợi và khó khăn đó, kết quả học tập của môn lịch sử đạt
chưa cao, cho nên bản thân tôi phải tìm cách đổi mới phương pháp dạy học, tạo
hứng thú học tập cho học sinh- tôi đã sử dụng phương pháp: Sử dụng tài liệu văn
học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 10. Tuy nhiên, chúng ta cần
hiểu một số vấn đề về lý luận về văn học dân gian và văn học dân gian với lịch
sử dân tộc.
2.1.Lý luận
2.1.1. Khái niệm về văn học dân gian:
Văn học dân gian là những sáng tác truyền miệng tập thể của nhân dân
bằng nghệ thuật ngôn từ, xuất hiện từ thời công xã nguyên thủy, trải qua các thời
kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp và tiếp tục tồn tại trong
thời đại ngày nay.
2.1.2. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với tiến trình lịch sử dân tộc:
Ngày xưa người ta quan niệm: “Văn sử triết bất phân”, coi đó là một
ngành khoa học không thể tách rời, văn học dân gian ra đời, tồn tại và phát triển
trong một điều kiện xã hội nhất định, nó phản ánh những hoạt động thực tiễn của
cuộc sống xã hội. Ở văn học dân gian, mối quan hệ đó biểu hiện ra một cách rõ

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Đình Thế Trang 3
Trường THPT Vĩnh Bình Bắc------ Sử dụng tài liệu VHDG trong DHLSVN ở lớp 10
ràng, nhiều khi trực tiếp nữa. Điều này có nguồn gốc từ cơ sở và điều kiện tồn
tại của văn học dân gian trong suốt quá trình lịch sử của nó.
Mối quan hệ giữa văn học dân gian với tiến trình lịch sử dân tộc rất chặt
chẽ, bởi vì: “Lịch sử Việt Nam có vận động, văn hóa, văn học cũng vận động thì
bản thân văn học dân gian cũng vận động và tham gia vào sự vận động chung
ấy”
Từ mối quan hệ giao thoa đó, ta thấy rằng nội dung của văn học dân gian
phản ánh ghi nhận lịch sử, trong văn có sử.
Nói chung, điều kiện lịch sử xã hội là thực tiễn để ra đời những tác phẩm
văn học dân gian và văn học dân gian phản ánh ghi nhận tiến trình lịch sử dân
tộc.
2.2. Sự cần thiết của việc sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở lớp 10
Từ lý luận đó – mối quan hệ giữa văn học dân gian với lịch sử, cũng như
kinh nghiệm dạy học hơn hai năm qua tôi nhận thấy rằng việc sử dụng tài liệu
văn học dân gian trong dạy học lịch sử là rất cần thiết, có vai trò rất lớn trong
dạy học lịch sử.
Đó là một phương pháp không thể thiếu trong dạy học lịch sử Việt Nam ở
lớp 10. Văn học dân gian là những tài liệu có giá trị, phản ánh nội dung nhiều sự
kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nếu bỏ qua những yếu tố thần bí
hoang đường, chúng ta có thể tìm thấy những yếu tố hiện thực của lịch sử trong
văn học dân gian.
Những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, sấm truyền, ca dao,
tục ngữ, vè… là những tài liệu sống động để tạo biểu tượng về một sự kiện, thời
đại lịch sử .
Các loại hình văn học dân gian góp phần minh họa những sự kiện lịch sử,
làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, tạo không khí thoải mái trong lớp
học, gây chú ý cho học sinh. Từ đó xây dựng được một biểu tượng lịch sử sinh

động – không chỉ có vậy, việc sử dụng các tài liệu văn học dân gian còn tạo
được sự gần gũi với bối cảnh lịch sử, phản ánh những sự kiện lịch sử cụ thể .
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Đình Thế Trang 4
Trường THPT Vĩnh Bình Bắc------ Sử dụng tài liệu VHDG trong DHLSVN ở lớp 10
Sử dụng văn học dân gian người giáo viên có thể tiến hành có kết quả
việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung, giáo dục truyền thống ý thức dân tộc
nói riêng cho học sinh, đặc biệt là đạt hiệu quả trong học tập. Văn học dân gian
phản ánh lịch sử một cách sinh động, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về sự kiện, nhân
vật lịch sử…
2.3. Một số lưu ý khi sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học
lịch sử
Sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam có ý
nghĩa rất lớn. Tuy nhiên việc sử dụng nó phải rất cẩn thận, nếu không sẽ phản
tác dụng.
Thứ nhất, ta phải sưu tầm lựa chọn tư liệu văn học dân gian phản ánh ghi
nhận lịch sử.
Thứ hai, lựa chọn văn học dân gian tiêu biểu, phù hợp cho mỗi giai đoạn
thời kỳ, sự kiện, nhân vật lịch sử, chính xác, tránh trường hợp dẫn chứng sai
lệch hoặc không hợp lý thì sẽ gây tai hại cho nhận thức của học sinh .
Thứ ba, khi sử dụng văn học dân gian chúng ta phải phân tích một cách rõ
ràng, lược bỏ các yếu tố thần thánh, hoang đường …để thấy được lịch sử ở trong
đó …Thí dụ, khi đưa truyện “Thánh Gióng” để dẫn chứng cho cuộc đấu tranh
chống giặc xâm lược của nhân dân ta thời đại Hùng Vương, chúng ta phải loại
bỏ những yếu tố hoang đường, phân tích cho học sinh hiểu theo hướng là hình
tượng Thánh Gióng là tượng trưng cho tập thể - quân đội ( binh lính) chống giặc
xâm lược – là sức mạnh của cả dân tộc và qua câu chuyện đó, ta cũng thấy được
sự phát triển về mọi mặt của đất nước ở thời kì này, như ngành nông nghiệp
hoặc đồ sắt đã xuất hiện và phát triển đến trình độ cao.
Thứ tư, văn học dân gian phản ánh lịch sử theo chủ quan của nhân dân, có
thể do tình cảm, lòng kính phục của một bộ phận quần chúng nhân dân rồi đánh

giá một sự kiện hiện tượng, một nhân vật lịch sử một cách thiên lệch làm học
sinh hiểu sai lịch sử, hiểu thiên lệch quá về một sự kiện, nhân vật hay cả một
triều đại lịch sử…Thí dụ, đối với triều đình phong kiến nhà Nguyễn, nhân dân ta
thường tố cáo cái tội ác và ươn hèn của Triều Nguyễn mà quên đi những đóng
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Đình Thế Trang 5
Trường THPT Vĩnh Bình Bắc------ Sử dụng tài liệu VHDG trong DHLSVN ở lớp 10
góp to lớn của triều đại này, cho sự phát triển của dân tộc như khai phá mở rộng
đất nước vào phía nam, hình thành lãnh thổ quốc gia Việt Nam rộng lớn như
ngày nay, từ Ải Tam Quan đến mũi Cà Mau thống nhất …
Thứ năm, khi sử dụng văn học dân gian chúng ta không được tuyệt đối
hóa mà phải có sự hài hòa, đưa nó vào một tình huống để thức tỉnh sự hứng thú
cho học sinh.
Thứ sáu, mặc dù văn học dân gian là tài liệu lịch sử quan trọng nhưng
trong quá trình dạy học chúng ta cũng không nên lạm dụng quá mức, không nên
đưa văn học dân gian vao bài giảng quá nhiều sẽ dẫn đến “cháy” giáo án mà
chưa truyền đạt hết nội dung kiến thức cơ bản của bài…
2.4. Ứng dụng phương pháp dạy học này trong một tiết dạy cụ thể
Để minh họa cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi trình bày một giáo án
dạy học liên môn trong đó sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch
sử để qua đó thấy được sự cần thiết cũng như hiệu quả như thế nào.
Tuần 26
Tiết 33
Bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
Trước khi tiến hành dạy học bài này thì trước hết giáo viên cần dặn dò
học sinh một số điều như sau:
Thứ nhất, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước bài này ít nhất hai lần
trước khi đến lớp .
Thứ hai, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm các tài liệu văn học
dân gian phản ánh ghi nhận lịch sử. Cụ thể là các câu ca dao, tục ngữ, vè… phản

ánh về tình hình xã hội, đời sống nhân dân ta dưới Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ
XIX cũng như những câu ca dao tục ngữ… nói về các cuộc đấu tranh của nhân
dân ta ở thời kỳ này.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Đình Thế Trang 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×