Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu khoa học tình hình chi phí y tế khám giám định của các đối tượng tại hội đồng giám định y khoa phú yên trong hai năm 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.98 KB, 23 trang )

SỞ Y TẾ PHÚ YÊN
TRUNG TÂM GĐYK

ĐỀ TÀI
TÌNH HÌNH CHI PHÍ Y TẾ KHÁM GIÁM ĐỊNH
CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TẠI HỘI ĐỒNG GĐYK PHÚ YÊN
TRONG HAI NĂM 2012- 2013

Nhóm thực hiện: Bs Võ Chánh Thi
Bs Lê Thị Liên
KTV Trần Huy Hoàng

Phú Yên, tháng 6 năm 2012

1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP

: Chính phủ

TTLT

: Thông tư liên tịch

BYT

: Bộ Y tế


BLĐTB&XH

: Bộ Lao động thương binh và Xã hội

TTLB

: Thông tư liên bộ



: Nghị định



: Quyết định

UBND

: Ủy ban nhân dân

BTC

: Bộ Tài chính

V/v

: Về việc

2



ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi phí y tế luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm, từ các nhà hoạch
định chính sách cho đến mọi người dân. Chúng ta đã trải qua một nền kinh tế
bao cấp trong nhiều năm, cũng như các loại dịch vụ công khác, dịch vụ chăm
sóc sức khỏe được Nhà nước bao cấp hoàn toàn thông qua việc cấp ngân sách
cho ngành y tế.
Tại Hội đồng Giám định Y khoa Phú Yên chi phí khám giám định của các
đối tượng trong những năm qua không ngừng gia tăng, trong đó có một số
nguyên nhân chính; như Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2007
của Chính phủ, Quyết định 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của
Bộ Y tế, nguyện vọng một số học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng,
phổ thông đóng trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khuyết tật mong muốn được miễn
giảm môn thực hành thể dục, quân sự và tai nạn rủi ro ngoài ý muốn của một số
cán bộ công nhân viên chức và một số người dân tham gia các loại bảo hiểm
ngày càng nhiều.
Nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh luôn là mục tiêu cao nhất của
ngành y tế và đặc biệt là các cơ sở điều trị. Trong những năm gần đây các cơ sở
khám chữa bệnh lớn., nhỏ, công, tư, đang đảm nhiệm mọi dịch vụ y tế mà tính
cạnh tranh ngày càng cao. Do đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và
nâng cao tay nghề là việc làm hết sức cần thiết, để đáp ứng nhu cầu công tác
khám giám định.
Hiện nay, dưới sức ép công việc thường xuyên quá tải công tác khám
giám định, những mối quan hệ tốt đẹp vốn có giữa thầy thuốc và người khám có
phần nào phai nhạt trong con mắt của dư luận xã hội, nguời khám giám định thì
muốn đạt tỷ lệ thật cao, người thầy thuốc thì khám hiện tại có bệnh hay không.
Để tạo sự thân thiện và cần được trân trọng các nhân viên y tế, đối tượng khám
giám định cần nắm bắt các thông tư, chỉ thị của các cấp và người khám cần quan
tâm chăm sóc sâu sát hơn để đạt được kết quả khám giám định tốt nhất.
Mỗi xã hội có đặc điểm riêng về chế độ chính trị, kinh tế, về tiêu chuẩn

đánh giá sức khỏe, chế độ bồi thường (Bảo hiểm xã hội) và trợ cấp (Sở Lao
3


động Thương binh và Xã hội) đối với người có công tham gia kháng chiến.
Không thể áp dụng tiêu chuẩn về công tác giám định và chi phí kinh tế của
nước này vào nước khác.
Vì vậy, để góp phần tìm hiểu về vấn đề chi phí khám giám định, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình chi phí y tế khám giám định của các đối
tượng tại Hội đồng Giám định Y khoa Phú Yên trong hai năm 2012-2013”.

Nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ các loại chi phí khám giám định của các đối tượng tại Hội đồng
Giám định Y khoa Phú Yên trong hai năm (2012-2013).
2. Mô tả một số đặc điểm liên quan đến chi phí khám giám định tại Hội đồng
Giám định Y khoa Phú Yên.

4


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Chức năng nhiệm vụ của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh Phú Yên:
* Tổ chức khám giám định:
- Tiếp nhận tất cả hồ sơ từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo
hiểm xã hội, các cơ quan, Tòa án, Uỷ ban nhân dân xã, phường. Phòng lao động
thương binh xã hội huyện, Thị xã, Thành phố.
- Tổ chức khám giám định thương binh lần đầu, thương binh phúc quyết.
- Tổ chức khám giám định nhiễm chất độc hóa học (theo Quyết định

09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Y tế).
- Tổ chức khám giám định tai nạn lao động lần đầu, tai nạn lao động phúc
quyết, tai nạn lao động tổng hợp.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo qui định Nhà nước
+ Tổ chức khám sức khỏe đầu vào.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ.
+ Tổ chức khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài.
- Tổ chức khám giám định sức khỏe: Khi các cơ quan bảo vệ pháp luật
trưng cầu.
* Nghiên cứu khoa học về y học:
Tổ chức nghiên cứu các đề tài y học, chú trọng về công tác giám định.
Chỉ đạo tuyến dưới về công tác chuyên môn: Lập kế hoạch và chỉ đạo
tuyến dưới về công tác khám giám định.
* Quản lý kinh tế y tế:
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện
nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước về thu, chi, tài chính, quản lý thu chi
theo Nghị định 43/CP và (Thông tư 93 Bộ tài chính).
* Tổ chức bộ máy:
Hội đồng có 32 thành viên
- Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch.
- 04 ủy viên và 22 giám định viên.
5


- Bộ phận thường trực Hội đồng: 13 người.
2. Đối tượng khám giám định:
2.1. Người tham gia cách mạng kháng chiến, công nhân viên chức, học sinh,
sinh viên, người tàn tật, phạm nhân, bị cáo và người tham gia bảo hiểm tự
nguyện.
2.2. Hồ sơ khám giám định:

- Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân xã (phường) do Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch ký.
- Giấy giới thiệu của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội do Trưởng
hoặc Phó phòng ký.
- Giấy giới thiệu của các cơ quan do Thủ trưởng cơ quan ký.
- Giấy trưng cầu giám định do Thẩm phán tòa án ký.
- Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội do Ban Giám đốc ký.
- Giấy giới thiệu của Sở Lao động do Ban Giám đốc ký.
3. Một số qui định về viện phí và thanh toán chi phí khám giám định cho
các đối tượng:
- Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần
viện phí.
- Nghị định số 33/CP ngày 23/5/1995 của Chính phủ về việc sửa đổi
khoảng 1 Điều 6 của Nghị định số 95/CP.
- Thông tư số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006
của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban vật giá
Chính phủ bổ sung Thông tư Liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của Liên Bộ
Y tế -Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban vật giá Chính phủ
hướng dẫn thu một phần viện phí.
- Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về Chính
sách cứu trợ xã hội.
- Nghị định số 168/2004 NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000NĐ-CP ngày 09/3/2000 của
Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.
6


- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Quyết định số 1459/QĐ-UBND ngày 20/9/2006 của UBND tỉnh Phú

Yên về việc ban hành biểu giá thu một phần viện phí áp dụng trên địa bàn tỉnh
Phú Yên.
- Biểu giá thu một một phần viện phí theo qui định tại Thông tư Liên Bộ
số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương
binh và Xã hội - Ban vật giá chính phủ.
- Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế.
- Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài
chính V/v quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định
y khoa.
- Quyết đính số 1410/SYT-KHTC ngày 28/9/2012 của Sở Y tế Phú Yên
V/v hướng dẫn thực hiện TTLT04 của Liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính đã được
HĐND tỉnh Phú Yên phê duyệt.
3.1. Các nguồn Tài chính Y tế:
- Ngành Y tế là một ngành phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã
hội. Về bản chất, hoạt động cung cấp dịch vụ của ngành Y tế nói chung, trong
đó, đặc biệt là các cơ sở y tế công, không vì mục đích kiếm lợi nhuận. Các
nguồn tài chính để đầu tư và chi vận hành cho hoạt động y tế luôn được Nhà
nước bảo đảm cơ bản từ ngân sách Chính phủ, nguồn bổ sung cho các chi
thường xuyên được khai thác từ thu phí, viện phí và các nguồn khác (viện trợ, từ
thiện, ủng hộ ...).
- Tùy theo đặc thù kinh tế xã hội của từng Quốc gia mà nguồn tài chính y
tế của nước đó và có những hình thức phương pháp phân phối, quản lý việc sử
dụng nguồn lực tài chính khác nhau.
- Nguồn từ thuế: Do Chính phủ thu để hình thành ngân sách, trong đó có
ngân sách y tế, lấy từ thuế do Chính phủ thu của dân và các doanh nghiệp để chi
cho những hoạt động y tế nhất định, gồm chi đầu tư, chi vận hành hệ thống cung
cấp dịch vụ y tế thuộc sở hữu Nhà nước, chi hổ trợ người nghèo. Ở các nước
7



đang phát triển, đây là nguồn tài chính y tế quan trọng nhất. Đối với hoạt động y
tế dự phòng tại hầu hết các nước, kể cả các nước giàu, ngân sách chính phủ là
nguồn tài chính y tế duy nhất đảm bảo cho hoạt động y tế dự phòng, kể cả lĩnh
vực đầu tư chuyên sâu và hoạt động thường xuyên. Đối với hoạt động khám
giám định đây không phải là nguồn duy nhất, nhưng vẫn là nguồn tài chính cơ
bản, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của hệ thống giám
định.
- Nguồn tài chính từ y tế cá nhân:
+ Nguồn chi trả trực tiếp, hình thành thông qua việc người khám trực tiếp
trả chi phí sử dụng dịch vụ cho người cung cấp dịch vụ và chi trả tiền khám.
Nguồn này cung cấp kinh phí một phần cho công tác khám giám định, với một
tỷ lệ khiêm tốn.
+ Nguồn chi trả gián tiếp, hình thành thông qua việc các quỹ tư nhân, từ
thiện, quỹ phi chính phủ, các ông chủ trả viện phí cho người làm thuê.
+ Nguồn khác: Chủ yếu là nguồn viện trợ cho ngành y tế từ Nước ngoài
và từ các tổ chức phi Chính phủ.
3.2. Viện phí:
- Chế độ viện phí hiện đang thực hiện tại Việt Nam và tỉnh Phú Yên theo
quy định của Nghị định số 95/CP của Chính phủ ngày 27/8/1994 là chế độ thu
một phần viện phí.
- Quyết định số 1459/QĐ-UBND ngày 20/9/2006 của UBND tỉnh Phú
Yên về việc ban hành biểu giá thu một phần viện phí áp dụng trên địa bàn tỉnh
Phú Yên.
- Một phần viện phí là một phần chi phí cho việc khám giám định, hóa
chất xét nghiệm, X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám giám định
mà không tính khấu hao tài sản, chi phí sửa chữa thường xuyên, đào tạo, quản lý
hành chính, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị thiết bị y
tế.
- Đối với người khám giám định, biểu giá thu một phần viện phí được tính
theo lần khám giám định và dịch vụ kỹ thuật mà người khám trực tiếp khám

8


giám định các khoản chi phí được thực tế sử dụng cho người khám giám định:
bao gồm tiền khám giám định xét nghiệm, Xquang, siêu âm, khám chuyên khoa.
- Mức thu một phần viện phí của công tác giám định và dịch vụ y tế tại
các cơ sở do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.
3.3. Cơ cấu viện phí:
Đối với người khám giám định biểu giá thu một phần viện phí được tính
theo lần khám giám định và các dịch vụ mà người khám giám định trực tiếp sử
dụng như: Xét nghiệm, X quang, siêu âm, khám chuyên khoa, chi phí khám
giám định bao gồm cả chi phí vật tư tiêu hao y tế thông dụng như: Bông, cồn,
bơm tiêm.
3.4. Giá viện phí:
Chi phí khám giám định:
- Khám giám định y khoa cho tất cả các đối tượng từ tháng 01 đến tháng 7
năm 2012 là: 30.000 đồng theo Quyết định số 1459/QĐ-UBND ngày 20/9/2006
của UBND tỉnh Phú Yên.
- Khám giám định Y khoa phơi nhiễm chất độc hóa học/Dioxin, thương
binh, tai nạn lao động, mất sức lao động, phạm nhân, sức khỏe là: 1.150.000
đồng theo Thông tư 93/2012/TT-BTC.
- Khám sức khỏe xin việc,học tập, lái xe là : 70.000đồng/lần khám theo
qui định của Ủy ban nhân dân (Không tính xét nghiệm ,X quang).
- Giá thuốc hóa chất dịch truyền và vật tư y tế tiêu hao được tính bằng giá
mua vào của cơ sở khám chữa bệnh theo đúng các qui định tại Thông tư Liên
tịch số 20/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập.
4. Tình hình thực hiện công tác khám giám định trên toàn quốc và Phú Yên
4.1. Công tác Giám định trên toàn quốc và Phú Yên:
Những khó khăn về tài chính cho công tác khám giám định là một vấn đề

mang tính toàn quốc. Ở bất cứ một tỉnh nào từ một tỉnh nghèo đến tỉnh giàu
thậm chí như cả hai đầu ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều gặp
bài toán khó giải về việc huy động nguồn tài chính thế nào để đáp ứng được nhu
9


cầu khám giám định ngày càng tăng của nhân dân, giá cả ngày càng cao giải
quyết được các vấn đề về chính sách xã hội như vấn đề cân bằng, hiệu quả.
Hội đồng Giám định Y khoa chính thức được thành lập ngày 16/3/1948,
Nghị định Liên Bộ Quốc phòng - Y tế số 21/LB nêu lên Hội đồng thương tật
trong các viện quân y được thành lập để giám định thương tật cho quân nhân,
dân quân, du kích, thanh niên xung phong, công nhân viên chức, dân công bị
thương trong chiến đấu và thi hành công vụ… trước khi cho họ xuất viện. Được
điều chỉnh qua nhiều giai đoạn nhưng cơ bản vẫn là công tác giám định cho các
đối tượng.
Hội đồng Giám định Y khoa Phú Yên chính thức được thành lập ngày
31/8/1989. Giám định theo chức năng nhiệm vụ Hội đồng.
Riêng ở Phú Yên công tác khám giám định cũng nằm trong khó khăn
chung của toàn quốc, thiếu về nhân lực, trang thiết bị, tài chính...
Hội đồng Giám định Y khoa Phú Yên là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh Phú Yên. Chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn từ Viện Giám định Y
khoa Trung ương và Sở Y tế của tỉnh.
4.2. Chi phí chi trả khám giám định các loại:

STT

Tên dịch vụ

1
2


Khám giám định
Xét nghiệm đường máu
Xét nghiệm nước tiểu tổng
phân tích
Xét nghiệm HBA1C
X quang
Siêu âm bụng tổng quát
Chụp cắt lớp vi tính
Đo điện não và lưu huyết não
Đo thính lực
Đo chức năng hô hấp
Đo điện tim
Siêu âm màu

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Giá thu phí (đồng)
Theo Quyết định
Theo Thông tư
1459/QĐ-UBND ngày 93/TT-BTC ngày

20/9/2006 củaUBND
05/6/2012 của Bộ
tỉnh Phú Yên
Tài chính

10

30.000
12.000

1.150.000
135.000

32.000

135.000

65.000
20.000
20.000
1.000.000
83.000
27.000
50.000
12.000
80.000

153.000
165.000
150.000

1.102.000
155.000
50.000
135.000
135.000
250.000


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu tất cả các trường
hợp: Tai nạn lao động, Mất sức lao động, Nhiễm chất độc hóa học, Thương
binh, Tử tuất, Tòa án trưng cầu, Miễn học môn thực hành thể dục quân sự và sức
khỏe đã khám giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa Phú Yên từ năm 20122013.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2012-10/2013.
Các biểu mẫu báo cáo tài chính tại Trung tâm Giám định Y khoa trong hai
năm 2012-2013.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu:
Mẫu tất cả các đối tượng đến khám giám định tại Hội đồng Giám định Y
khoa năm 2012-2013.
Tất cả báo cáo tài chính tại Hội đồng Giám định Y khoa năm 2012-2013.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu:
Tỷ lệ các loại chi phí khám giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa
năm 2012-2013.
Các loại chi phí khám giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa năm

2012-2013.
2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu:
a. Công cụ thu thập thông tin:
Nghiên cứu và ghi chép hồ sơ, bệnh án của tất cả các đối tượng, dựa vào
kết quả giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa.
b. Kỹ thuật thu thập thông tin:
Hồ sơ bệnh án theo nội dung đã giám định.
11


Một số thông tin được qui ước.
Tuổi: Lấy năm thực hiện giám định trừ năm sinh.
Giới: Nam, nữ.
Nghề nghiệp: Ghi theo bệnh án.
Địa chỉ: Ghi theo nơi cư trú.
c. Các phương pháp thu thập sử dụng trong nghiên cứu:
Lập danh sách tất cả người khám giám định theo hồ sơ bệnh án.
Thu thập số liệu, thu thập thông tin,hồi cứu, qua hồ sơ bệnh án có tại Hội
đồng Giám định Y khoa Phú Yên.
d. Xử lý và phân tích số liệu:
Tập hợp và thống kê dữ liệu bằng các phép tính toán thông thường.

12


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. khám giám định theo đối tượng và theo giới tính:
Đối tượng
Nhiễm chất độc hóa học

Mất sức lao động
Tai nạn lao động
Sức khỏe
Tổng cộng

Nam
30
164
98
37
329

Nữ
31
90
45
11
177

180
160
140

Nhiễm chất độc hóa
học
Mất sức lao động

120
100
80


Tai nạn lao động

60

Sức khỏe

40
20
0
Nam

Nữ

Biểu đồ 3.1. Khám giám định theo đối tượng và theo giới tính

* Nhận xét: khám giám định theo đối tượng và theo giới tính của nam là: 329,
chiếm tỷ lệ 65% trên tổng số đối tượng khám giám định nữ là: 177, chiếm tỷ lệ
35%, nam cao hơn nữ.Trong các loại đối tượng khám giám định thì giám định
mất sức lao động là nhiều nhất (cả nam và nữ).
3.2. Tỷ lệ chi phí khám giám định theo nhóm đối tượng:
Bảng 3.2.1: Tỷ lệ chi phí khám Giám định theo nhóm đối tượng
Đối tượng
Nhiễm chất độc hóa học
Mất sức lao động
Tai nạn lao động
Sức khỏe
Tổng chi phí

Chi phí (đồng)

37.670.000
212.580.000
102.850.000
42.880.000
395.980.000
13

Tỷ lệ %
9.51
53.68
25.98
10.83
100


9.51

10.83

Nhiễm chất độc hóa
học
Mất sức lao động

25.98

Tai nạn lao động
Sức khỏe
53.68

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ chi phí KGĐ theo nhóm đối tượng


* Nhận xét: Tỷ lệ chi phí khám giám định của đối tượng
Tỷ lệ chi phí khám giám định của người mất sức lao động nghỉ hưu trước
tuổi chiếm tỷ lệ rất cao rất cao 53,68%.
3.2.2: Tỷ lệ chi phí khám giám định theo cận lâm sàng:
Loại chi phí
Điện tim
Chẩn đoán hình ảnh, thăm
dò chức năng.
Xét nghiệm
Điện não, Lưu huyết não
Tổng

24.55

Số tiền (đồng)
2.094.000

Tỉ lệ %
2.34

60.128.000

67.19

5.295.000
21.973.000
89.490.000

5.92

24.55
100

2.34

Điện tim
Chẩn đoán hình ảnh,
thăm dò chức năng.
Xét nghiệm

5.92
67.19

Điện não, Lưu huyết não

Biểu đồ 3.3. Chi phí khám giám định theo cận lâm sàng
* Nhận xét: Tỷ lệ chi phí khám giám định theo cận lâm sàng.
- Tỷ lệ chi phí chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng chiếm tỷ lệ cao
nhất 67,19%.
14


- Tỷ lệ chi phí điện tim chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,34%.
3.2.3: Chi phí khám giám định về tiền công khám giám định:
A: (QĐ 1459/QĐ-UBND Từ tháng 01/2012-7/2012).
Loại
chi phí
Chi phí
tiền
công

khám
giám
định

Nhiễm chất độc
hóa học

29 x
30.000=870.00

Mất sức lao
động

Tai nạn lao
động

Sức khỏe

61 x
55x
11x
30.000=1.830.000 30.000=1.650.000 30.000=330.000

B: Thực hiện thông tư 93/2012 : (Từ 8/2012-2013).
Loại
Nhiễm chất độc hóa Mất sức lao Tai nạn lao
chi
Sức khỏe
học
động

động
phí
Chi
phí
tiền
183 x
88 x
32 x
37 x
công
1.150.000
1.150.000
khám 1.150.000=36.800.000 =210.450.000 =101.200.000 1.150.000=42.550.000
giám
định

C: Tổng. (C=A+B)
Loại chi phí

Nhiễm chất
độc hóa học

Mất sức lao
động

Tai nạn lao
động

Sức khỏe


Chi phí tiền
công khám giám
định

37.670.000

212.280.000

102.850.000

42.880.000

* Nhận xét: Chi phí khám giám định cho các đối tượng sau Thông tư 93, bắt
đầu thực hiện từ tháng 8 năm 2012 trở về sau tăng gấp 38,3 lần so với trước khi
thực hiện Thông tư 93.

15


3.3: Một số đặc điểm liên quan đến chi phí khám giám định tại Hội đồng
Giám định Y khoa tỉnh Phú Yên:
3.3.1:Chi phí chẩn đoán hình ảnh theo đối tượng và theo giới tính:
Đối tượng
Nhiễm chất độc hóa học
Mất sức lao động
Tai nạn lao động
Sức khỏe
Tổng cộng

Nam


Nữ

27
202
92
15
336

29
135
55
9
228

Chi phí
(đồng)
4.960.000
36.308.000
16.235.000
2.625.000
60.128.000đ

Tỷ lệ %
8.25
60.38
27.0
4.37
100%


250
200

Nhiễm chất
độc hóa học

150

Mất sức lao
động

100

Tai nạn lao
động
Sức khỏe

50
0

Nam

Nữ

Biểu đồ 3.4. Chi phí chẩn đoán hình ảnh theo đối tượng
và theo giới tính

* Nhận xét:
Chi phí chẩn đoán hình ảnh Đối tượng mất sức lao động cao nhất,nam
nhiều hơn nữ.Phù hợp với tỷ lệ chi phí cận lâm sàng.

3.3.2: Chi phí xét nghiệm theo đối tượng và theo giới tính:
Đối tượng
Nhiễm chất độc hóa học
Mất sức lao động
Tai nạn lao động
Sức khỏe
Tổng cộng

Nam

Nữ

27
08
00
00
35

23
05
00
00
28

16

Chi phí
(đồng)
4.268.000
1.027.000

00
00
5.295.000đ

Tỷ lệ%
80.60
19.40
0%
0%
100%


30

20

Nhiễm chất độc
hóa học
Mất sức lao động

15

Tai nạn lao động

25

10
Sức khỏe
5
0

Nam

Nữ

Biểu đồ 3.5. chi phí xét nghiệm theo đối tượng và theo giới tính

* Nhận xét: Chi phí xét nghiệm đối tượng nhiễm chất độc hóa học cao nhất,
nam cao hơn nữ. Vì chủ yếu khám giám định đái tháo đường type 2 cho người
tham gia kháng chiến theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008.
3.3.3. Chi phí điện não, lưu huyết não theo đối tượng và theo giới tính:
Đối tượng
Nhiễm chất độc hóa học
Mất sức lao động
Tai nạn lao động
Sức khỏe
Tổng cộng

Nam

Nữ

03
68
27
02
100

02
60
14

02
78

Chi phi
(đồng)
665.000
15.533.000
5.265.000
510.000
21.973.000

Tỷ lệ%
3.03
70.69
23.95
2.32
100%

70
60

Nhiễm chất độc
hóa học

50

Mất sức lao động

40
Tai nạn lao động


30
20

Sức khỏe

10
0
Nam

Nữ

Biểu đồ 3.6. Chi phí Điện não lưu huyết não theo đối tượng
và theo giới tính

17


* Nhận xét: Chi phí điện não, lưu huyết não của đối tượng mất sức lao động cao
nhất và nam cao hơn nữ.
3.3.4: Chi phí Điện tim theo đối tượng và theo giới tính:
Đối tượng
Nhiễm chất độc hóa học
Mất sức lao động
Tai nạn lao động
Sức khỏe
Tổng cộng

Nam


Nữ

02
13
00
02
17

02
10
00
02
14

Chi phí
(đồng)
294.000
1.506.000
00
294.000
2.094.000

Tỷ lệ %
10.4
71.92
00
10.4
100

15

Nhiễm chất độc hóa học
Mất sức lao động
Tai nạn lao động
Sức khỏe

10
5
0
Nam

Nữ

Biểu đồ 3.7. Chi phí Điện tim theo đối tượng và theo giới tính

* Nhận xét:Chi phí điện tim của đối tượng mất sức lao động cao nhất và
nam cao hơn nữ.

18


Chương 4

BÀN LUẬN
Giám định Y khoa là một lĩnh vực chuyên môn tham gia phối hợp
với các ngành, trong việc giải quyết chế độ chính sách của nhà nước cho
các đối tượng: Nhiễm chất độc hóa học, Mất sức lao động, Tai nạn lao
động, Sức khỏe, mang tính nhân văn linh hoạt. Chi phí giám định là chi phí
cho tấc cả các loại giám định, nhằm đáp ứng nhu cầu tất cả các khoản chi
cho công việc giám định gồm khám giám định các dịch vụ cận lâm sàng, X
quang, Siêu âm, Xét nghiệm… mà các đối tượng phải nộp theo qui định

của nhà nước. Mỗi đất nước có công tác khám giám định riêng và chi phí y
tế cũng khác biệt, tuy nhiên qua thu thập và nghiên cứu số liệu 506 đối
tượng khám giám định y khoa tại Hội đồng Giám định Y khoa Phú Yên
trong hai năm: (2012-2013) chúng tôi có những nhận xét sau:
4.1. Phân bố đối tượng khám giám định theo giới.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy trong số 506 đối tượng khám giám định,
đa số là nam giới 329 chiếm (65%), nữ giới 177 chiếm(35%).
4.2.Tỷ lệ chi phí theo nhóm đối tượng:
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng mất sức lao động chiếm phần
lớn 53,68%. Số nhiễm chất độc hóa học ít hơn 9,51%. Tỷ lệ mất sức lao
động chiếm tỷ lệ cao, vì hiện nay các công ty tiến hành cổ phần hóa nên đòi
hỏi sức khỏe, năng lực và một số công ty giải thể do kinh tế thị trường. Một số
đơn vị áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật nên số lao trình độ thấp không đáp ứng
bị dôi dư. Bởi vậy nên đa số các công nhân lao động tay, chân trước đây không
đủ sức khỏe và trình độ để tiếp tục lao động sản xuất và số lao động dôi dư của
các cơ quan đã tham gia đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội nên cơ quan sử dụng
người lao động giới thiệụ khám giám định nghỉ hưu trước tuổi.

19


4.3.Tỷ lệ chi phí theo cận lâm sàng:

Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí chẩn đoán hình ảnh thăm dò
chức năng cao nhất (60.128.000)-67,19%, thấp nhất là điện tim
(2.094.000)-2,34% . Vì đa số đối tượng mất sức lao động là công nhân lao
động trực tiếp với những nghành nghề tương đối nặng nhọc như: Công
nhân khai thác đá, Công nhân cây cao su, công nhân cây cà phê.... quá trình
lao động thoái hóa các đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, hơn nữa đối tượng
Tai nạn lao động đa số là chấn thương gãy xương ,nên nó phù hợp với chi

phí theo đối tượng.
4.4.Chi phí tiền công khám trước và sau thông tư 93.
Tiền công khám giám định sau thông tư 93/2012: (Từ 8/2012-2013),
cao gấp (38.3) lần so với trước thông tư 93. Chi phí tiền khám giám định
cao thì hội đồng có điều kiện thu để chi phí về công tác khám chuyên khoa
hội chẩn chuyên môn, họp hội đồng giám định. Nhưng đối với một số
trường hợp khó khăn thì rất khó chi trả tiền khám.
4.5. Chi phí xét nghiệm:
Đối tượng nhiễm chất độc hóa học cao nhất 4.268.000 (80,60%).
Phù hợp với giai đoạn khám giám định theo quyết định số 09/2008/QĐBYT ngày 20 tháng 02 năm 2008.
4.6. Chi phí điện não lưu huyết não:
Đối tượng mất sức lao động cao nhất 15.533.000, tỷ lệ (70,69%),
thấp nhất nhiễm chất độc hóa học 665.000, tỷ lệ (3.03%).
4.7.Chi phí điện tim:
Đối tượng mất sức lao động cao nhất,thấp nhất tai nạn lao động.
Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy đối tượng mất sức lao động là
nhiều nhất và phù hợp với qui luật người lao động tham gia bảo hiểm xã
hội của người việt nam.

20


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình hình khám giám định tại Hội đồng Giám định Y
khoa tỉnh Phú Yên, chúng tôi thu được kết quả sau:
Tỷ lệ chi phí khám giám định của các đối tượng:
Tỷ lệ chi phí khám giám định của đối tượng nhiễm chất độc hóa học là:
9,51%.
Tỷ lệ chi phí khám giám định của đối tượng Mất sức lao động là: 53,68%.
Tỷ lệ chi phí khám giám định của đối tượng Tai nạn lao động là: 25,98%.

Tỷ lệ chi phí khám giám định của đối tượng Sức khỏe là: 10,83%.
Tỷ lệ chi phí khám giám định về cận lâm sàng:
Tỷ lệ chi phí về chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng là: 67,9%.
Tỷ lệ chi phí về Điện não và lưu huyết não là: 24,55%.
Tỷ lệ chi phí về xét nghiệm là: 5,92%.
Tỷ lệ chi phí về điện tim là: 2,34%.
Một số đặc điểm liên quan đến chi phí khám giám định tại Hội đồng
Giám định Y khoa Phú Yên:
Chi phí chung cho công tác khám giám định của các đối tượng, nhìn
chung nhận thấy nam cao hơn nữ, nhất là đối tượng mất sức lao động cao nhất
53,68%, (212.580.000 đồng).
Chi phí khám giám định cho các đối tượng sau Thông tư 93, bắt đầu thực
hiện từ tháng 08 năm 2012 trở về sau tăng gấp 38,3 lần so với trước khi thực
hiện Thông tư 93.
Chi phí về chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng là: 61.128.000đồng
(67,9%).
Chi phí về Xét nghiệm là: 5.295.000đồng ,tỷ lệ (5,92%).
Chi phí về Điện não,lưu huyết não là: 21.973.000đồng,tỷ lệ (24,55%).
Chi phí về Điện tim là: 2.094.000đồng, tỷ lệ (2,34%).

21


KIẾN NGHỊ
- Các cấp tăng cường công tác kiểm tra giám sát, việc thực hiện chế độ
chính sách ,đối với người lao động.Từ đó yêu cầu các cơ quan phải tổ chức
khám sức khỏe cho cán bộ công nhân viên chức lao động , để đánh giá sức khỏe
và có phương hướng phòng bệnh, điều trị, bố trí nghỉ dưỡng sắp xếp công việc
hợp lý cho người lao động.
- Đối với Trung ương cần sớm xây dựng một số tiêu chuẩn thương tật,

bệnh tật.
- Đối với Viện giám định Y khoa và Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cơ
chế chi đối với Thông tư 93 để các Hội đồng GĐYK có kế hoạch thu chi phù
hợp cho Hội đồng GĐYK.
- Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh cần quan tâm hơn công tác khám giám
định tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, nhân lực để Hội đồng
GĐYK hoàn thành nhiệm vụ được giao ngày càng tốt hơn.
- Đối với UBND tỉnh sớm có Công văn hướng dẫn giảm hoặc miễn tiền
khám giám định đối với một số trường hợp đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2002), Báo cáo của Bộ Tài chính trong Hội nghị tổng kết 5 năm
thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo năm 2002.
2. Chính phủ (1994), Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc
thu một phần viện phí.
3. Chính phủ (1995), Nghị định số 33/CP ngày 23/5/1995 của Chính phủ về việc
sửa đổi khoản 1, Điều 6 của Nghị định số 95/CP.
4. Liên Bộ (1995), Thông tư Liên bộ số 14/TTLB ngày 30 tháng 09 năm 1995
của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban vật giá
Chính phủ về việc huớng dẫn thu một phần viện phí.
5. Liên Bộ (2006) Thông tư số 03/2006/TTLB-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày
26/01/2006 của Liên Bộ Y tế -Tài chính - Lao động Thương binh và xã hội Ban vật giá chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện thu một phần viện phí.
6. Phạm Hùng Chiến (2003) “Nghiên cứu tình hình thu viện phí và chính sách
xã hội y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng từ năm 1990-2002”, Luận án chuyên khoa cấp
II. Trường Đại học Y-Dược Huế.
7. Ủy ban Điều tra y tế Quốc gia Bộ Y tế (2003), Báo cáo kết quả Điều tra y tế

Quốc gia năm 2001-2002, NXB Y học Hà Nội, tr.33-38, 343-363.

23



×