I/ LỜI NÓI ĐẦU:
Trước những yêu cầu về đổi mơí Giáo Dục trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là môn học tiếng
Anh. Là môn thi bắt buộc cho tất cả các trường THCS trong cả nước . Trong những năm gần đây
do yêu cầu của việc thay sách giáo khoa mới các khối 6,7,8, bản thân tôi là một giáo viên dạy
tiếng Anh nhiều năm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc dùng tranh, ảnh, đồ vật thật…
trong một tiết học. Sách giáo khoa lơp8 biên soạn theo 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Mỗi kỹ
năng trong từng đơn vò bài học hầu như đều có tranh minh họa một cách rõ ràng, sinh động .Và
trong quá trình áp dụng phương pháp dạy học này tôi cũng có những thuận lợi đồng thời cũng gặp
những khó khăn như sau:
II/ THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN.
1/ Thuận Lợi.
- Hầu như mỗi bài đều có tranh minh họa cụ thể, điều này giúp giáo viên có giáo cụ để minh họa
cho tiết dạy của mình.
- Tranh ảnh đẹp , sinh động nhiều màu sắc tạo cho học sinh tính tò mò, óc tưởng tượng giúp các
em phát huy được tính tích cực học tập của mình.
- Một số tranh phù hợp với từng vùng , từng đòa phương điều này giúp cho học sinh hiểu được nội
dung của bài học.
2/ Khó Khăn:
Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn mà tôi đã gặp trong khi áp dụng phương pháp
dạy học này.
- Một sô đơn vò bài học còn thiếu phương tiện phục vụ cho việc dạy như : tranh, ảnh , đồ vật thật…
- Một số tranhh chưa thể hiện hết nội dung của bài học.
Tuy nhiên dù gặp những khó khăn như trên tôi luôn khắc phục và đề ra những phương pháp phù
hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong từng tiết dạy.
III/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.
1/ Dùng tranh, ảnh, đồ vật thật để khởi động, ôn tập và giới thiệu ngữ liệu mới.
a/ Khởi động .
Bắt đầu mỗi tiết học caà©n tiến hành một số hoạt động như khởi động. Để phần này tiến hành
một cách sinh động và gây hứng thú cho học sinh giáo viên cần thưc hiện các hoạat động sau:
- Giáo viên có thể đặt một sô câu hỏi có liên quan đến bài học và yêu cầu học sinh trả lời, sau đó
giáo viên dùng đồ vật thật để hỏi(VD:Unit 3: Speak- English 8) .
- Giáo viên cầm một quả banh nhỏ bên tay phải và một cái hộp bên tay trái sau đó hỏi học sinh.
T: What is it?
Ss: It’s a ball.
T: And What is it?
Ss: It’s a box.
Sau đó giáo viên đặt quả banh vào những vò trí như bên trên ,bên trong, phía sau … cái hộp và hỏi
học sinh .
T:Where is the ball?
Ss: It’s in the box.
It’s on the box.
It’s behind the box.
It’s next to the box.
b/ Ôn tập:
Mục đích của giáo viên là qua việc dùng đồ vật cụ thể để tạo cho các em sự hứng thú với chủ đề
sắp học đồng thời ôn tập lại những giới từ như in, on, behind… và những giới từ này sẽ được sử
dụng vào phần tiếp theo của bài học .
c / Giới thiệu ngữ liệu mới :
Đây là phần quan trọng của một bài học ở phần này có nhiều phương pháp dạy học khác nhau
nhưng có một số đơn vò bài học nếu dùng tranh để dạy thì hiệu quả rất cao (VD: Unit 3 Speak-
English 8).
• Giáo viên treo tranh lên bảng và hỏi:
T: Do you know what room is it?
Ss:It’s a kitchen room.
T: What things are they in this picture?
• Với câu hỏi này học sinh chỉ cần nhìn vào tranh là có thể nói được tên các đồ vật đã học bằng
tiếng Anh .
• Với tên những đồ vật chưa học giáo viên có thể chỉ vào tranh và nói :
T: This is a …
Or: These are…
VD:T: The bowl of fruit is between the rice cooker and the dish rack .
T: What does dish rack mean?
Ss: It means …
Sau đó giáo viên cho cả lớp đọc lại từ vừa được giới thiệu. Bằng cách này học sinh có thể biết
được từ mới qua việc quan sát tranh và cách giới thiệu của giáo viên .Học sinh đọc đúng và nghe
được từ đó hoặc cách dùng của nó trong một câu tiếng Anh .
2/ Dùng tranh ảnh và vật thật dạy từ mới.
Sau khi đã ôn tập từ đã học và giới thiệu bài mới giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo cặp
nói về vò trí của những đồ vật trong tranh .
( Unit 3 speak – English 8). Học sinh làm bài sử dụng những từ đã được ôn tập như: in, on behind…
Ở phần 1 học sinh được ôn lại và học thêm một số từ mới về những đồ vật trong nhà bếp. Để
chuyển sang nội dung khác của bài học giáo viên có thể hỏi:
T: How many rooms are there in your house?
Ss: There are four.
T: What are they?
Ss:They are kitchen room, living room, bedroom,bathroom.
Giáo viên treo tranh lên bảng và hỏi:
T: What room is it ?
Ss: It’s a living room .
Ở phần 2 này cũng có một số từ mới chúng ta có thể áp dụng cách nhìn tranh giới thiệu từ mới
như tôi đã trình bày ở trên . Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo cặp hoặc theo
nhóm ( sắp xếp các đồ vật trong phòng khách cho ngăn nắp). Các nhóm treo tranh lên bảng giáo
viên nhận xét và sửa lỗi nếu cần thiết .
3/ Dùng tranh ảnh để củng cố bài học .
Thông thường để nhắc lại những gì học sinh vừa học giáo viên có thể sử dụng nhiều cách khác
nhau:
a/ Hỏi – trả lời .
T: Is the calendar between the clock and the refrigerator?
s: Yes, it is.
Or T: Is the dish rack to the right of the bowl of fruit?
Ss: Yes, it is.
b/ Treo tranh lên bảng yêu cầu học sinh nói tên những đồ vật vừa học bằng tiếng Anh .
c/ Giáo viên có thể sử dụng một bức tranh về một phong khách khác và đồ vật trong phòng đã
được sắp xếp ngăn nắp . Giáo viên yêu cầu học sinh nói vò trí của những đồ vật trong tranh.
Như vậy học sinh vừa nhớ được từ vừa sử dụng được từ mới trong câu văn của mình.
TÓM LẠI:
Khi sử dụng tranh để dạy một bài học thì kết quả đạt được rất cao vì học sinh có thể:
- Nhớ từ và cấu trúc câu mới.
- Phát âm và sử dụng từ, cấu trúc câu trong một câu tiếng Anh.
- Học sinh có cơ hội thực hành nói dựa theo tranh.
- Kó năng quan sát của học sinh tốt hơn .
Tuy nhiên không phải mỗi đơn vò bài học nào cũng có tranh ảnh rõ ràng cụ thể .Nhưng chúng tôi
cố gắng khắc phục bằng nhiều cách khác nhau:
• Với những bài học không có tranh chúng tôi có thể sưu tầm tranh hay đồ vật thật để minh họa
cho tiết dạy của mình .
• Phóng to tranh trong SGK .
• Yêu cầu học sinh( mỗi tổ) vẽ tranh minh họa theo từng nội dung bài học.
Tranh ảnh là một trong những phương tiên phục vụ cho một tiết học. Tuy nhiên không phải lúc
nào, bài học nào cũng dùng tranh ảnh được.
KẾT LUẬN
Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi đã đầu tư nghiên cứu và áp dụng vào bài giảng trong
nhiều năm. Có thể kết qủa đem lại từ việc áp dụng kinh nghiệm giảng dạy này chưa được áp
dụng rộng rãi lắm, nhưng những vấn đề tôi nêu trên đã giúp cho tôi rất nhiều trong một tiết học
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm trên đây là kết qủa mà tôi đã áp dụng được trong thực tế giảng dạy nên
không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo.