Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

sinh lý hệ thống nhai DH y Dược TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.69 KB, 14 trang )

SINH LÝ HỆ THỐNG NHAI
Học phần Răng Miệng
Bộ môn Nha Khoa Cơ Sở


MỤC TIÊU

1. Nêu được định nghĩa và chức năng của hệ
thống nhai
2. Nêu được chức năng của bộ răng
3. Trình bày được vai trò của hệ thống môi má
lưỡi đối với cung răng và ngược lại
4. Nêu được các chức năng của nước bọt


HỆ THỐNG NHAI

Định nghĩa hệ thống nhai
Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng, bao
gồm: răng và nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm,
cơ hàm, hệ thống môi-má-lưỡi, tuyến nước bọt, hệ thống
mạch máu và thần kinh nuôi dưỡng và chi phối các cơ quan
đó.


HỆ THỐNG NHAI

Chức năng của hệ thống nhai
Chức năng nguyên thủy của hệ thống nhai bao gồm cắn,
nhai nghiền, bú, và nuốt. Ngoài ra, hệ thống nhai của con
người còn có nhiều chức năng đa dạng khác như nói, giao


tiếp (bao gồm chức năng thẩm mỹ) và biểu cảm. Với các
chức năng xã hội này, hệ thống nhai có tầm quan trọng đặc
biệt đối với chất lượng cuộc sống, hoạt động xã hội, sức
khỏe và hạnh phúc của con người.


RĂNG VÀ BỘ RĂNG

Bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn: số lượng, tên gọi, thời gian
mọc
Chức năng của bộ răng:
- Các răng cửa có tác dụng cắt thức ăn để chuẩn bị cho quá
trình nhai. Răng nanh có tác dụng cắn xé thức ăn, đồng thời
nằm ở 4 “góc” của 2 cung răng nên được xem là nền tảng
nâng đỡ các cơ mặt tạo nét thẩm mỹ. Các răng cửa và răng
nanh tạo thành nhóm răng trước, có tầm quan trọng rất lớn
về thẩm mỹ và phát âm
- Các răng cối nhỏ và răng cối lớn hợp thành nhóm răng sau
có vai trò làm dập và nhai nghiền thức ăn, đồng thời giữ kích
thước dọc của tầng dưới mặt.


HỆ THỐNG MÔI -MÁ -LƯỠI

Môi và má phía ngoài, lưỡi phía trong hình thành một khoảng
không gian được chiếm bởi các cung răng trên và dưới.


THÀNH PHẦN XƯƠNG CỦA HỆ THỐNG NHAI


Thành phần xương của hệ thống nhai được tạo bởi 2 thành
phần chính: khối xương sọ mặt và xương hàm dưới. Khối
xương sọ mặt mang cung răng trên là phần cố định và
xương hàm dưới mang cung răng dưới là phần di động. Vì
thế có thể xem cung răng trên như một đe bị đập bởi búa là
cung răng dưới.


CƠ HÀM

- Cơ hàm là những cơ có nguyên ủy hoặc bám tận ở xương
hàm dưới và góp phần vào vận động hàm dưới
- Trong vận động của hàm dưới, các cơ được huy động để:
Nâng hàm (trong động tác ngậm),
Hạ hàm (trong động tác há),
Đưa hàm tới trước,
Đưa hàm lui sau,
Đưa hàm sang bên


KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

- Hai KTDH là những khớp động duy nhất của sọ. Về mặt
giải phẫu, khớp bao gồm phần thái dương cố định thuộc sọ
và phần di động thuộc xương hàm dưới. Mỗi khớp độc lập
với nhau về giải phẫu nhưng không thực hiện vận động một
cách độc lập mà liên thuộc nhau.
- Hoạt động hài hòa của 2 KTDH, các cơ hàm và khớp cắn
giữa 2 cung răng góp phần rất quan trọng tạo nên sự thoải
mái cho hệ thống nhai của con người.

- Rối loạn ở KTDH có thể gây các triệu chứng đau vùng trước
tai hoặc xung quanh tai, ù tai, tiếng kêu ở khớp khi há
ngậm hay ăn nhai, kẹt khớp, trật khớp…..


TUYẾN NƯỚC BỌT

Chức năng dinh dưỡng:
- Cảm nhận vị giác: nước bọt có tác dụng như dung môi cho
phép sự tương tác giữa thức ăn với các gai vị giác trên lưỡi.
- Bôi trơn: Nước bọt bao quanh làm trơn viên thức ăn giúp
cho nuốt dễ dàng.
- Tiêu hóa: nước bọt có enzyme amylase thủy phân tinh bột,
enzyme lipase giúp tiêu hóa lipid.


- Bài xuất: Một số chất có thể được bài xuất trong nước bọt.
Tuy nhiên con đường bài xuất này không hữu hiệu vì
thường được nuốt và tái hấp thu ở ruột.
- Cân bằng nước: tuyến nước bọt là một phần của hệ thống
điều hòa cho phép duy trì lượng nước tối ưu trong cơ thể.
Sự khát bắt nguồn từ cảm giác khô miệng do giảm lưu
lượng nước bọt dẫn đến hoạt hóa các thụ thể nhận cảm
trong miệng.


TUYẾN NƯỚC BỌT

Chức năng bảo vệ
- Dịch bôi trơn: Nước bọt bôi trơn giúp cho sự di chuyển thức

ăn trong miệng, giúp phát âm nhờ làm giảm sự cọ xát giữa
các bề mặt niêm mạc với nhau. Nước bọt bao phủ niêm
mạc miệng giúp bảo vệ khỏi các kích thích cơ, nhiệt và hóa
học. Nước bọt góp phần tạo thành màng bám trên răng
giúp chống lại sự xâm nhập acid và vi khuẩn vào răng,
đồng thời là trung gian vận chuyển các chất có lợi vào trong
mô răng.
- Dự trữ ion: nước bọt cung cấp các ion thuận lợi cho việc
bảo vệ mô răng.


- Chức năng đệm: trung hòa acid trong miệng do vi khuẩn
chuyển hóa thức ăn tạo ra.
- Làm sạch: dòng nước bọt chuyển động cùng với cử động
của môi má lưỡi giúp làm sạch bề mặt niêm mạc và răng.
- Kháng khuẩn: nhờ có các immunoglobulin (IgA, …) và các
chất kháng khuẩn không đặc hiệu như lysozym, lactoferrin,
lactoperoxydase.
- Ngưng kết: ngưng tập và thúc đẩy sự đào thải vi khuẩn ra
khỏi môi trường miệng.


KẾT LuẬN
Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng vì tất cả
các thành phần của nó không hoạt động riêng lẻ mà luôn có
sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện các chức năng. Một hệ
thống nhai lành mạnh và thoải mái cần có sự góp phần của
hình thái bình thường và chức năng hài hòa của tất cả các
thành phần tạo nên nó. Bất thường hay bệnh lý ở một thành
phần của hệ thống nhai có thể dẫn đến bệnh lý của các

thành phần khác và gây rối loạn cấu trúc và chức năng của
toàn bộ hệ thống nhai.



×