Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CAMERA AN NINH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 137 trang )

Header Page 1 of 137.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
------------------  -----------------

VÕ THÀNH TÂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CAMERA AN NINH TẠI
TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. Hồ Chí Minh , 2016

Footer Page 1 of 137.


Header Page 2 of 137.

II

CHUẨN Ý CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
Luận văn tựa đề: “Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lắp đặt hệ thống
camera an ninh tại TP.HCM”.
Công trình được tác giả Võ Thành Tâm thực hiện và nộp nhằm thỏa một phần yêu
cầu tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN


Chủ tịch hội đồng

Giảng viên hƣớng dẫn

TS Nguyễn Hữu Dũng

TP. HCM, Ngày tháng năm 2016
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Footer Page 2 of 137.


Header Page 3 of 137.

III

LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. SƠ LƢỢC LÝ LỊCH
Họ và tên:

Võ Thành Tâm

Giới tính:

Nam

Ngày sinh:

16/11/1990


Nơi sinh:

Đồng Tháp

Quê quán:

Đồng Tháp

Dân tộc:

Kinh

Địa chỉ: Ấp bình phú lợi – Bình Thạnh – Cao Lãnh – Đồng Tháp
Điện thoại:

0939.159.529

Email:

2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
 Từ năm 2005 đến 2008: Học sinh Trường THPT Cao Lãnh 2
 Từ năm 2008 đến 2012: Sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh trường Đại
Học Quốc Tế Hồng Bàng
 Từ năm 2013 đến 2015 :Học viên cao học ngành Quản Trị Kinh Doanh
trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng Thành phố Hồ Chí Minh.
3. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
 Từ năm 2013 đến 2016: Nhân viên công ty TNHH Viewcom.
4. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Tôi cam đoan khai đúng sự thật.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 2016


Võ Thành Tâm

Footer Page 3 of 137.


Header Page 4 of 137.

IV

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ
thống camera an ninh tại TP.HCM” này là bài nghiên cứu hoàn toàn do tác giả thực
hiện.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tác giả. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại
các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
.
Tp. HCM, ngày 03 tháng 06 năm 2016

Võ Thành Tâm

Footer Page 4 of 137.



Header Page 5 of 137.

V

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến ban giám hiệu, cùng các thầy cô viện
sau đại học Khoa Kinh Tế của Trường Đại Học Hồng Bàng đã tận tình truyền đạt
những kiến thức nền tảng, cũng như kiến thức chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
và các kinh nghiệm sống quý báu.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ts. Nguyễn Hữu Dũng, người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu,
tiếp cận những kiến thức, đóng góp và cho tôi những lời khuyên chân thành để tôi
hoàn thành tốt đề tài.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hổ trợ tôi trong quá trình
nghiên cứu, thảo luận và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt hơn đề tài nghiên
cứu của mình.
Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin gửi lòng biết ơn đến ba mẹ
những người đã có công lao dưỡng dục to lớn, đã giúp đỡ và tạo niềm tin cho tôi
trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Footer Page 5 of 137.


Header Page 6 of 137.

VI

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống
camera an ninh tại TP.HCM” được thực hiện từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 4 năm

2016. Tại 12 Quận nội thành TP.HCM ( Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5,
Quận 7, Quận 10, Quận 11, Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Phú Nhuận, Quận
Bình Thạnh )
Mục đích nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt
hệ thống camera an ninh tại TP.HCM, đồng thời xem xét mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố đến quyết định như thế nào, từ đó đề xuất những chiến lược kinh doanh
phù hợp với từng thời kỳ khác nhau, giúp doanh nghiệp trong ngành ngày càng phát
triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng, mô hình nghiên cứu ban đầu là 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ
thống camera an ninh tại TP.HCM là :Đặt tính sản phẩm; Cửa hàng liên hệ; Giá
thành sản phẩm ; Nhân sự; Thương hiệu; Giá trị tinh thần. Trong đó tác giả sử dụng
thang đo Likert với 5 mức độ sau đó thực hiện thống kê mô tả, kiểm định thang đo
Cronbach’s Alpha , phân tích nhân tố khám phá EFA , phân tích hồi quy, và cuối
cũng là kiểm định sự khác biệt ANOVA. Số mẫu khảo sát là 330 mẫu và tác giả sử
dụng phầm mêm SPSS 20.0 để thực hiện nghiên cứu.
Kết quả đạt được là có bốn nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ
thống camera an ninh tại TP.HCM là: Đặt tính; Cửa hàng liên hệ; Giá cả sản phẩm;
và Thương hiệu sản phẩm, và 2 yêu tố loại khỏi mô hình là Nhân sự và Đặt tính sản
phẩm

Footer Page 6 of 137.


Header Page 7 of 137.

VII

ABSTRACT
Research project "Factors affecting decided to install a security camera

system in Vietnam" was carried out from August 2015 to April 2016. In 12 of the
Vietnam District (District 1 , District 2, District 3, District 4, District 5, District 7,
District 10, District 11, Go Vap, Tan Binh, Phu Nhuan, Binh Thanh District)
Research purpose is to find out the factors affecting the system decided to
install security cameras in HCM City, while considering the degree of influence of
each factor to decide how proposed. the business strategy to suit each different
periods, to help businesses in the growing sector and improve competitiveness at
home and abroad.
Research methods included qualitative research and quantitative research,
research models originally 6 factors affecting decided to install a security camera
system in TP.HCM is: Feature products; Store contact; Product price ; personnel;
Trademark; Spiritual values. In which the author used the Likert scale with 5 levels
then perform descriptive statistics, testing the scale Cronbach's Alpha, factor
analysis discovered EFA, regression analysis, and the end is also testing the
difference ANOVA special. Sample survey of 330 samples and the author uses
SPSS 20.0 software to carry out the research.
The results achieved are four factors that affect the system decided to install
security cameras in HCMC are: Feature brand; Store contact; Product pricing;
Brands and products, and two elements are excluded from the research model is
product feature and personnel.

Footer Page 7 of 137.


Header Page 8 of 137.

VIII

MỤC LỤC
…..…..


LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................IV
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. V
TÓM TẮT ......................................................................................................VI
ABSTRACT ................................................................................................. VII
MỤC LỤC ...................................................................................................VIII
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................XIII
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... XV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. XVI
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. XVI
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................... 1
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu. ......................................................................................1

1.2.

Lý do chọn đề tài. ...........................................................................................2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu. .....................................................................................3

1.3.1.

Mục tiêu tổng quát ...................................................................................3

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................4


1.4.

Câu hỏi nghiên cứu. .......................................................................................4

1.5.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. ..................4

1.5.1.

Đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................................4

1.5.2.

Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu. ...........................................5

1.5.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................5

1.6.

Ý nghĩa của đề tài. ..........................................................................................6

1.7.

Kết cấu luận văn. ............................................................................................6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 7

2.1 Hành vi tiêu dùng ................................................................................................7
2.1.1 Khái niệm. ......................................................................................................7

Footer Page 8 of 137.


Header Page 9 of 137.

IX

2.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng. .........................................8
2.2 Quyết định mua của ngƣời tiêu dùng ................................................................9
2.2.1 Quá trình mua của ngƣời tiêu dùng .............................................................9
2.2.1.1. Theo Phillip Kotler, 2001 nhận dạng các khó khăn ............................. 10
2.2.1.2 Tìm kiếm thông tin .................................................................................10
2.2.1.3 Đánh giá các phương án lựa chọn ........................................................11
2.2.1.4 Quyết định mua hàng. ............................................................................11
2.2.1.5 Hành vi hậu mãi .....................................................................................12
2.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm. .......................................13
2.2.2.1 Văn hóa ..................................................................................................14
2.2.2.2 Các nhân tố xã hội .................................................................................15
2.2.2.3 Các yếu tố cá nhân ................................................................................17
2.2.2.4 Các yếu tố tâm lý ...................................................................................18
2.3 Cơ sở áp dụng mô hình .....................................................................................20
2.3.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA) .20
2.3.2 Mô hình thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB )
...............................................................................................................................22
2.3.3 Mô hình chấp nhân công nghệ ( Technology Acceptance Model – TAM )
...............................................................................................................................23
2.3.4 Mô hình đo lƣờng giá trị cảm nhận khách hàng của Sanchez et al.,

(2006) ....................................................................................................................24
2.4 Một số mô hình nghiên cứu liên quan .............................................................26
2.4.1 Mô hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................26
2.4.2 Mô hình nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................30
2.4.3 Nhận xét chung về các mô hình nghiên cứu liên quan.............................32
2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu ...........................................................................32

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 35
3.1 Tổng quan về thị trƣờng và giới thiệu sơ lƣợc về hệ thống camera. ............35

Footer Page 9 of 137.


Header Page 10 of 137.

X

3.1.1 Tổng quan thị trƣờng Camera ....................................................................35
3.1.2 Giới thiệu sơ lƣợc về hệ thống camera .......................................................35
3.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................39
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính .................................................................40
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ .........................................................................................40
3.3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ............................................................................40
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .............................................................42
3.4.1 Mẫu nghiên cứu .........................................................................................42
3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................42
3.4.3 Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu .............................................43
3.5 Các nhân tố và thang đo trong mô hình..........................................................44
3.5.1 Thang đo đặt tính sản phẩm .......................................................................44
3.5.2 Thang đo cửa hàng liên hệ .........................................................................45

3.5.3 Thang đo giá thành sản phẩm ....................................................................47
3.5.4 Thang đo nhân sự........................................................................................49
3.5.5 Thang đo về thƣơng hiệu sản phẩm ...........................................................50
3.5.6 Thang đo về giá trị tinh thần ......................................................................52
3.6 Tóm tắt chƣơng 3 ..............................................................................................54

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 55
4.1 Mô tả mẫu ..........................................................................................................55
4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha...........................56
4.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố EFA ( Exploratory Factor
Analysis ) ..................................................................................................................59
4.3.1 Phân tích nhân tố với các biến độc lập .....................................................60
4.3.2 Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc .......................................................63
4.4 Phân tích tƣơng quan và hồi quy tuyến tính ..................................................65
4.4.1 Phân tích tƣơng quan hệ số Pearson .........................................................65
4.4.2 Phân tích hồi quy.........................................................................................67
4.4.3 Dò tìm các vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy. .........................72

Footer Page 10 of 137.


Header Page 11 of 137.

XI

4.5 Kiểm định sự khác biệt về mức độ quyết định lắp đặt hệ thống camera an
ninh tại TP.HCM theo đặc tính cá nhân. ..............................................................74
4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính .........................................................74
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ...........................................................75
4.5.3 Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập ........................................................76

4.6 Đánh giá kết quả nghiên cứu ...........................................................................78
4.6.1 Các nhân tố độc lập ảnh hƣởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera
an ninh tại TP.HCM .............................................................................................78
4.6.2 Các định danh ảnh hƣởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an
ninh tại TP.HCM ..................................................................................................80
4.7 Tóm tắt chƣơng 4 ..............................................................................................81

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 82
5.1 Tóm tắt nghiên cứu ...........................................................................................82
5.2 Kết luận, kết quả và kiến nghị sau khi nghiên cứu mô hình .........................83
5.2.1 Kết luận ........................................................................................................83
5.2.2 Kết quả nghiên cứu và kiến nghị ................................................................84
5.3 Hạn chế và hƣớng phát triển nghiên cứu .......................................................89
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................89
5.3.2 Hƣớng phát triển nghiên cứu .....................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
CÁC TRANG WEB ...................................................................................... 93
PHỤ LỤC .................................................................................................. XVII
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM..................................... XVII
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................... XX
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................XXIII
PHỤ LỤC 3.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ .............................................................. XXIII
PHỤ LỤC 3.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CRONBACH ALPHA ............. XXIV
PHỤ LỤC 3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA ........................ XXVIII
Phụ lục 3.3.1 Phân tích nhân tố biến độc lập ........................................... XXVIII
Phụ lục 3.3.2 Chạy Cronbach’s Alpha sau khi gộp biến ............................ XXXI

Footer Page 11 of 137.



Header Page 12 of 137.

XII

Phụ lục 3.3.4 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc ...................................... XXXIV
PHỤ LỤC 3.4 PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN PEARSON ......................... XXXV
PHỤ LỤC 3.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY: .................................................... XXXVI
PHỤ LỤC 3.6 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT NHÂN TỐ ĐỊNH TÍNH ........ XL

Footer Page 12 of 137.


Header Page 13 of 137.

XIII

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình cơ bản hành vi người mua ..........................................................7
Hình 2.2: Quá trình mua hàng của người tiêu dùng ..................................................9
Hình 2.3: Quá trình tiền quyết định và hậu đánh giá khi mua hàng .......................11
Hình 2.4: Mô hình hành vi khách hàng sau khi mua ..............................................12
Hình 2.5: Mô các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua ............................................14
Hình 2.6: Tháp nhu cần A.Maslow .........................................................................19
Hình 2.7: Thuyết hành động hợp lý ( Nguồn Ajzen 1991) .....................................21
Hình 2.8: Mô hình đơn giản của Thuyết hành vi hoạch định (TPB) Nguồn:
Armitage & Conner, 2001, tr.472 ...........................................................................22
Hình 2.9 : Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Nguồn: Armitage & Conner,
2001, tr.472 .............................................................................................................23
Hình 2.10 : Mô hình giá trị cảm nhận của Sheth, Newman and Gross (1991) .......24

Hình 2.11: Mô hình giá trị cảm nhận Sweeney and Soutar (2001) ........................25
Hình 2.12: Mô hình giá trị cảm nhận sáu thành phần Sanchez et al., (2006) .........26
Hình 2.13: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe găn máy tay ga
của người dân TP.HCM ..........................................................................................27
Hình 2.14: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vật liệu nhẹ - thạch
cao ...........................................................................................................................29
Hình 2.15: Mô hình Các ảnh hưởng đến hành vi mua hàng B2B trong công ty
FLAKT WOOD ( Thụy Điển) ...............................................................................30
Hình 2.16: Mô hình TAM cho bối cảnh Word – Wide – Web ..............................31
Hình 2.17: Mô hình Hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng ..............31
Hình 2.18: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera
giám sát tại TP.HCM...............................................................................................33
Hình 3.1: Mô hình Camera IP .................................................................................36
Hình 3.2: Mô hình hệ thống Camera Analog ..........................................................38
Hình 3.3: Quy trình nghiên cứu ..............................................................................39
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % trong tổng 30 người đồng ý thay đổi tên biến
(nguồn tác giả thống kê ) .........................................................................................41

Footer Page 13 of 137.


Header Page 14 of 137.

XIV

Hình 3.5: Thiết kế bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm ..................................43
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...............................................................64
Hình 4.2 Đồ thị phân tán Scatterplot.......................................................................72
Hình 4.3 Đồ thị tần số Histogram ...........................................................................73
Hình 4.4 Đồ thị tần số P-P plot ...............................................................................74


Footer Page 14 of 137.


Header Page 15 of 137.

XV

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo về đặt tính sản phẩm ( DT ). nguồn tổng hợp của tác giả ......45
Bảng 3.2: Thang đo về cửa hàng liên hệ ( CH ). nguồn tổng hợp của tác giả ........47
Bảng 3.3: Thang đo về cửa hàng liên hệ ( GC ). nguồn tổng hợp của tác giả ........48
Bảng 3.4: Thang đo về nhân sự ( NS ). nguồn tổng hợp của tác giả ......................50
Bảng 3.5: Thang đo về thương hiệu sản phẩm ( TH ). nguồn tổng hợp của tác giả
.............................................................................................................................. ..52
Bảng 3.6: Thang đo về giá trị tinh thần ( TT ). nguồn tổng hợp của tác giả...........53
Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................55
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha ....................................57
Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khá phá EFA cho các biến độc lập ................61
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến đại diện ........................63
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khá phá EFA cho biến phụ thuộc ..................63
Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Perason ....................................................67
Bảng 4.7 Bảng mô tả kết quả hồi quy tuyến tính lần 1 ...........................................68
Bảng 4.8 Bảng kết quả Anova trong phân tích hồi quy tuyến tính lần 1 ................68
Bảng 4.9 Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính lần 1 .....................................69
Bảng 4.10 Bảng mô tả kết quả hồi quy tuyến tính lần 2 .........................................69
Bảng 4.11 Bảng kết quả Anova trong phân tích hồi quy tuyến tính lần 2 ..............70
Bảng 4.12 Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính lần 2 ...................................70
Bảng 4.13 Bảng kết quả thống kê phần dư .............................................................73
Bảng 4.14 Bảng kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính ..............................75

Bảng 4.15 Bảng kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi.................................76
Bảng 4.16 Bảng kết quả thống kê Levene kiểm định sự khác biệt về thu nhập .....77
Bảng 4.17 Bảng kết quả thống kê Anova kiểm định sự khác biệt về thu nhập ......77

Footer Page 15 of 137.


Header Page 16 of 137.

XVI

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

: (Analysis of Variance )- Phương pháp phân tích phương sai

CH

: Cửa hàng

DT

: Đặt tính

DVR

: Digital Video Recorder

EFA


: (Exploratory Factor Analysis)- Phân tích nhân tố khám phá

GC

: Giá cả

IP

: là từ viết tắt của Internet Protocol

KMO

: (Kaiser-Meyer-Olkin)- Hệ số xem xét sự thích hợp của EFA

NS

: Nhân sự

Sig

: (Significance level)- Mức ý nghĩa

SPSS

: (Statistical Package for Social Sciences)- Phần mềm xử lý thống kê
phân tích dữ liệu

TH

: Thương hiệu


TP.HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh

TT

: Tinh thần

TVL

: là viết tắt của từ Television Line

VIF

: (Variance Inflation Factor)- Hệ số phóng đại phương sai

Footer Page 16 of 137.


1

Header Page 17 of 137.

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu.
Camera giám sát từ lâu đã được các nhà quản trị sử dụng như một công cụ để


giám sát đội ngũ nhân viên hay một quy trình sản xuất có diện tích và quy mô lớn
ngoài ra nó còn được xem như là một công cụ thay cho các công cụ an ninh truyền
thống như cửa chống trộm,nhân viên tuần tra an ninh, hay các thiết bị chống trộm
thô sơ…
Ngoài ra camera đã được khẳng định tầm quan trọng của mình trong các lĩnh vực
chính trị , công nghệ, xã hội, quốc phòng:
• Năm 1924 hệ thống camera giám sát được ứng dụng trong việc quan sát
quá trình phóng tên lửa V-2 của Đức tại “Test Stand VII”1
• Tháng 9/1968 ngành camera có bước phát triển mạnh mẽ và được phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới, riêng tại New York đã cho lắp đặt nhiều hệ thống camera
nhằm quan sát các đường phố kinh doanh và ngăn ngừa tội phạm.
• Gần đây nhất, theo báo Chosun Ilbo Triều Tiên gắn gần 16000 camera
giám sát biên giới số camera này trị giá hơn 1,66 Triệu USD.
• Riêng Việt Nam chính phủ cũng vừa ban hành hổ trợ lắp miễn phí camera
cho gần 1000 nhà trẻ gần 20.000 camera các loại trị giá hơn 30 tỷ đồng. Nhằm tạo
điều kiện cho các phụ huynh có thể yên tâm hơn khi phải gửi ở các nhà trẻ.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển nhất Việt
Nam và có vị trí giao thương rất thuận tiện với các nước trên thế giới. nên sự thu
hút dân cư tập trung về đây rất lớn, từ đó giúp đời sống người dân nơi đây dần được
cải thiện hơn. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội cũng tăng theo tỉ lệ thuận với mức sống
của người dân. Trong những năm gần đây những vụ cướp táo tợn, trộm cắp hay bạo
lực học đường luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, vì vậy câu hỏi đặt ra là làm sao
được một hệ thống an ninh khép kính và bảo mật. Tuyên nhiên hiện thị trường Việt
Nam vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp có thể chế tạo và lắp ráp camera mà đa phần
là nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc họ luôn dẫn đầu về phân

Footer Page 17 of 137.


Header Page 18 of 137.


2

khúc thị trường camera giá rẻ chất lượng trung bình từ đó luôn được nhiều khách
hàng lựa chọn và tin dùng. Bên cạnh đó điều bất lợi khi khách hàng sử dụng nguồn
hàng ở phân khúc này thì chất lượng hình ảnh không rỏ nét, dễ hư hỏng, hoạt động
không ổn định làm cho việc chiết xuất lấy dữ liệu khó khăn khi có sự cố mất trộm
hay cướp giật xảy ra.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật thì có
hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống camera
quan sát. Hoạt động chính của các doanh nghiệp này là chuyên thi công lắp đặt
camera rồi thu phí dịch vụ nên dẫn đến sự cạnh tranh về giá rất mạnh mẽ vì họ
không phải là người trực tiếp sản xuất sản phẩm, mặt khác khách hàng không hiểu
rõ về các dòng sản phẩm camera hay nói cách khác là “ Mù thông tin” khi lựa chọn
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình mà mặc cho các công ty tư vấn theo ý kiến
riêng của họ làm cho thị trường camera hoạt không theo một quy luật chung.
Nếu như trước đây khách hàng chỉ đơn giản là sử dụng camera với chức
năng chủ yếu là để quan sát, thì ngày nay nhu cầu của người tiêu dùng muốn
camera có độ nét cao, thu được âm thanh và có thể điều khiển xoay theo hướng
quan sát của khách hàng. Vì thế các công ty chuyên nhập khẩu và lắp ráp luôn cho
ra thị trường những dòng sản phẩm cao cấp, mẫu mã bắt mắt hơn với nhiều tính
năng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dẫn đầu thị trường trong
ngành camera hiện nay là Công Ty Cổ Phần Thương Mại Vạn Xuân ( Thương hiệu
Vantech) và Questek Việt Nam là hai doanh nghiệp đang cạnh tranh rất mạnh và
luôn cho ra những sản phẩm công nghệ hiện đại nhất nhằm chiếm lĩnh thị trường tại
thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.

Lý do chọn đề tài.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014 thì dân số thành phố Hồ

Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng
ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người giữ vai trò quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam, với mật độ dân cư cao nhất nước từ đó kéo theo sự bất
ổn trong đời sống dân cư, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng năm 2014, trên địa

Footer Page 18 of 137.


Header Page 19 of 137.

3

bàn thành phố xảy ra gần 6.400 vụ phạm pháp hình sự tội phạm ngày càng tinh vi
hơn làm cho đời sống người dân không còn ổn định. Với các biện pháp phòng
chống tội phạm thô sơ của người dân sẽ không còn được phổ biến mà thay vào đó là
sự ra đời của các hệ thống an ninh thông minh như camera giám sát, cửa chống
trộm giúp cho người dân dễ dàng kiểm soát khi có sự cố xảy ra.
Hiện tai các công ty trong lĩnh vực dịch vụ lắp đặt hay nhà sản xuất camera
chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu về nhu cầu sử dụng camera của người dân để
đáp ứng nhu cầu cấp thiết như hiện này nên để tài này có thể giúp các doanh nghiệp
hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra chiến lược phù hợp giúp doanh
nghiệp phát triển và đứng vững hơn trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.
Ngoài ra đề tài nói về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng hay
nói cách khách là hành vi tiêu dùng rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới đưa ra rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
của khách hàng như: Philip Koler thì cho rằng độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề
nghiệp… thì ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, còn mô hình của Hawkins –
Motherbaugh – Best thì nghiên cứu cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Tóm

lại nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng là một lĩnh vực rộng và còn tùy
thuộc vào ngành nghề nghiên cứu. Như vậy mục tiêu của đề tài là tìm ra các nhân tố
chính ảnh hưởng đến hành vi hay quyết định lắp đặt camera của khách hàng tại
TP.HCM và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến xu hướng lựa chọn
của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù
hợp hơn. Do đó tôi chọn đề tai “Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lắp đặt hệ
thống camera an ninh tại TP.HCM” làm luận văn tốt nghiệp.

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu.
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an

ninh tại TP.HCM

Footer Page 19 of 137.


Header Page 20 of 137.

4

1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Như đã đề cặp luận văn sẽ tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp
đặt hệ thống camera an ninh tại TP.HCM vì đây là thị trường lớn nhất và có sức tiêu
thụ mạnh nhất trên cả nước, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng thương
hiệu trên thị trường lớn này. Cụ thể hơn tác giả sẽ:
Xác định các nhân tố tác động đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an
ninh tại TP.HCM

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lắp đặt hệ thống camera
an ninh tại TP.HCM
Đề xuất đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường camera an ninh
tại TP.HCM
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu.
Vấn đề lớn nhất đặt ra là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắp

đặt hệ thống camera an ninh tại TP.HCM, nên để giải quyết vấn đề này thì nghiên
cứu tập trung và xoay quanh các câu hỏi sau:
Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera tại TP.HCM?
Trong các yếu tố tìm ra thì mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến
quyết định lắp đặt camera tại TP.HCM?
Những chiến lược kinh doanh nào phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng để
phát triển thị trường camera tại TP.HCM?

1.5.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp

đặt hệ thống camera an ninh tại TP.HCM
Đối tượng khảo sát là: cá nhân, tổ chức đã sử dụng và chưa sử dụng hệ thống
camera an ninh tại TP.HCM

Footer Page 20 of 137.



Header Page 21 of 137.

5

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ giới hạn tại TP.HCM và xoay quanh vào các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lắp đặt camera tại TP.HCM.
Do thời gian nghiên cứu và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tập trung khảo sát
vào các đối tượng ở 12 quận nội thành TP.HCM là: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận
4, Quận 5, Quận 7, Quận 10, Quận 11, Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Phú
Nhuận, Quận Bình Thạnh.vì đây là những quận nội thành được xem là lớn nhất và
mang tính tượng trưng nhất cho TP.HCM như vậy kết quả nghiên cứu của đề tài
mới có tính khả thi.
Thời gian nghiên cứu: số liệu được nghiên cứu về tình hình lắp đặt camera
tại TP.HCM trong 3 năm, từ năm 2012 đến năm 2014
Khảo sát và thu thập số liệu thực tế được thự hiên trong năm 2015.

1.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp định tính được sử dụng trong giai đoạn đầu là phỏng vấn sơ bộ
hay thảo luận nhóm từ đó xây dựng hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu với số lượng
mẫu lớn hơn nhằm đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ
thống camera an ninh tại TP.HCM. số liệu bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ
cấp:
Số liệu sơ cấp: với phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác xuất
Số liệu thứ cấp: thống kê doanh thu số lượng khách hàng tiềm năng đang có
quyết định lắp camera của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực camera an
ninh tại TP.HCM, và kế thừ số liệu từ các công trình nghiên cứu có liên quan.
Phương pháp định lượng được thực hiện ở giai đoạn phỏng vấn trực tiếp hay
gửi mail của người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi. Sau khi được dữ liệu tác giả
sẽ làm sạch dữ liệu và phân tích bằng phần mêm SPSS, kiểm định bằng hệ số

Cronbach’ Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy và cuối cũng là kiểm
định T-test Anova để tìm ra sự khác biệt giữa các yếu tố.

Footer Page 21 of 137.


Header Page 22 of 137.

1.6.

6

Ý nghĩa của đề tài.
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống

camera an ninh tại TP.HCM sẽ đóng góp vài trò quan trọng cho các nhà quản trị
nhất là các nhà kinh doanh camera trong việc tiếp cận và đưa sản phẩm công nghệ
hiện đại đến gần với người dân hơn. Đồng thời giúp người tiêu dùng hiểu rõ và xác
định đúng nhu cầu của họ khi lắp đặt hệ thống camera an ninh giúp giãm thiểu rủi
ro trong thời buổi tội phạm ngày càng tinh vi như hiện nay.
Nghiên cứu sẽ đóng góp một phần vào kho tài liệu cho những ai muốn quan
tâm hay nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống
camera an ninh tại TP.HCM hay các đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực công nghệ nói riêng hay các lĩnh vực khác nói
chung.
1.7.

Kết cấu luận văn.

Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1 Mở Đầu
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Và Mô Hình Nghiên Cứu
Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Chương 5: Kết Luận, Và Kiến Nghị

Footer Page 22 of 137.


Header Page 23 of 137.

7

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Hành vi tiêu dùng
2.1.1 Khái niệm.
Hành vi tiêu dùng được hiểu là quá trình mà các cá nhân, tổ chức hay một
nhóm mua lựa chọn một loại sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc kinh nghiệm để thỏa
mãn nhu cầu của họ, và theo Wayne D.Hoyer nghiên cứu hành vi tiêu dùng không
dừng lại ở đó mà phải làm rõ tầng suất mua sắm của họ như thế nào, mua bao nhiêu,
mua cái gì, mua ở đâu và mua bao nhiêu lần từ đó giúp doanh nghiệp trả lời các vấn
đề liên quan đến chiên lược kinh doanh cần vạch ra như:
-

Ai là người mua hàng?

-

Họ mua cái gì?


-

Họ mua ở đâu? sử dụng như thế nào? Họ mua nhiều hay ít?

Quá trình tiêu dùng của con người được hiểu và đánh giá theo một quy luật được
xem là chung nhất theo mô hình sau:

Hình 2.1: Mô hình cơ bản hành vi ngƣời mua
Những yếu tố kích thích
của quảng cáo và những
tác nhân kích thích khác

“Hộp đen” ý thức
của người mua

Những phản ứng đáp lại
của người mua

Nguồn: Phillip Kotler 2002
Doanh nghiệp là người khơi gợi những cảm giác giác quan của khách hàng
thông qua các chương trình khuyến mãi, phương tiện tiếp cận khách hàng, giá cả,
sản phẩm chất lượng mẫu mã đẹp từ đó khách hàng sẽ có cái nhìn thân thiện về sản
phẩm tạo cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Ngoài ra các nhân tố
kích thích khác như: văn hóa, chính trị, khoa học công nghệ cũng ảnh hưởng đến
việc kích thích hộp đen khách hàng.
Hộp đen của người mua bao gồm hai phần, phần thứ nhất là đặc tính của
người tiêu dùng bao gồm thói quen mua sắm, lòng trung thành về một sản phẩm

Footer Page 23 of 137.



Header Page 24 of 137.

8

doanh nghiệp có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm kích thích người mua và làm thay đổi
suy nghĩ cá nhân của họ. phần thứ hai là quá trình quyết định mua hàng đây là phần
hợp đen mà doanh nghiệp khó có thể mở nó ra vì quá trình mua hàng phải qua nhiều
giai đoạn mà một trong những giai đoạn đó không được suông sẽ thì sự tương tác
của doanh nghiệp và khách hàng là không hoàn hảo.
Phản ứng đáp lại của người mua là khách hàng sẽ nói gì về sản phẩm, lựa
chọn nhà cung ứng, lựa chọn khối lượng mua hàng đây là giai đoạn cuối cùng cũng
là giai đoạn quan trọng nhất dó đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và đề tài này tác giả sẽ
làm rõ những yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp hoàn thiện các chiến lược kinh
doanh cũng như quá trình mua hàng của người tiêu dùng.
Tóm lại, hành vi tiêu dùng là những suy nghĩ, cảm nhận và hành động diễn
ra trong quá trình thông qua quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ của người tiêu
dùng dưới sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường bên ngoài
và quá trình tâm lý bên trong của họ.

2.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng.
Bất kỳ doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh lực nào cũng cần đến khách hàng và
lượng khách hàng nhiều hay ít là tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó nghiên cứu
hành vi khách hàng giúp doanh nghiệp phần nào thấy được các yếu tố quan trọng đó
và đưa ra các chiến lược tiếp thị thu hút khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì quá trình tiếp cận thị trường cũng
dần thay đổi theo, nếu như trước kia doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua
nhân viên tiếp thị tiếp xúc trực tiếp hay giao dịch của doanh nghiệp với khách hàng
thì ngày nay với sự phát triển của doanh nghiệp, quy mô ngày càng được mở rộng

thì không còn điều kiện tiếp cận khách hàng nữa. vì vậy không ít doanh nghiệp đã
tìm mọi cách để nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng phù hợp nhất và có
thể áp dụng quy luật đó cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động chung ngành do đó
việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng là việc làm mang tính mạch lạc và không ngừng
thay đổi theo suy nghĩ của khách hàng, “ khách hàng là khơi nguồn của mọi sáng

Footer Page 24 of 137.


Header Page 25 of 137.

9

tạo” ,“hãy suy nghĩ theo khách hàng bạn” thì bạn sẽ tìm ra những cái cần và không
cần của khách hàng.
Trên thực tiễn việc nghiên cứu hành vi mua sắm của doanh nghiệp bắt đầu từ
khâu định hình sản phẩm, tức khi sản phẩm muốn tung ra thị trường thì doanh
nghiệp cần hiểu rỏ và nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng từ đó mới cho ra
đời những sản phẩm có mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với khách hàng, đồng thời nhà
quản trị phải biết kết hợp với những kiến thức và sự hiểu biết về thị hiếu của khách
hàng nhằm giúp sản phẩm có thể ổn định và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
Chiến lược bán hàng là một chuỗi hoạt động kéo dài theo chu kỳ sống của
sản phẩm vì tùy vào từng giai đoạn sống của sản phẩm mà việc nghiên cứu đưa ra
những chiến lược là cũng khách nhau và nhằm phù hợp với hành vi tiêu dùng của
khách hàng theo từng giao đoanh khác nhau, (Consumer Behavior) thì hành vi tiêu
dùng của khách hàng “ là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong
quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử
lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ”1 từ đó doanh
nghiệp phải có những hoạch đinh chiến lược cho thị trường mục tiêu cũng như là
cho tường sản phẩm của doanh nghiệp.


2.2 Quyết định mua của ngƣời tiêu dùng
2.2.1 Quá trình mua của ngƣời tiêu dùng
Quá trình mua của người tiêu dùng theo Philip Kotler thì trải qua các giai
đoạn sau:
Hình 2.2: Quá trình mua hàng của ngƣời tiêu dùng
Nhận dạng
các khó khăn

Tìm kiếm thông
tin trước khi mua

Đánh giá các
phương án

Nguồn: Phillip Kotler 2001

Footer Page 25 of 137.

Quyết
định mua

Hành vi
sau mua


×