Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NHÓM 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ
XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM


1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội


a. Quan niệm của Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội
Trong các tác phẩm của mình Hồ Chí Minh không để
lại một định nghĩa cố định.
Người khẳng định mục đích cách mạng Việt Nam là
tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản
vì: Cộng sản có hai giai đoạn
* Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội.
* Giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản.


Sự giống và khác nhau giữa 2 giai đoạn:


Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là giai
đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù còn tồn
đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng chủ nghĩa xã hội
không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao


động làm chủ, trong đó con người tự do, ấm no,
hạnh phúc, quyền lợi cá nhân và tập thể được thống
nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.


b. Tiến lên chủ nghĩa xã hội
là một tất yếu khách quan
• Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác khẳng định sự phát
triển của xã hội loài người là quá trình lịch sử - tự nhiên
• Ngay từ năm 1953 Hồ Chí Minh đã nhận thấy: Tùy hoàn cảnh mà các
dân tộc phát triển theo các con đường khác nhau :
+ Đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (Liên Xô)
+ Kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (Đông
Âu,Trung Quốc, Việt Nam)
Chế độ dân chủ mới là chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công
nhân, nhân dân đã đánh đổ đế quốc và phong kiến; trên nền tảng công
nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ, nhân dân dân chủ chuyên
chính theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin


Theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là
một quá trình tất yếu, tuân theo những quy luật
khách quan, trước hết là những quy luật trong sản
xuất vật chất; song, tùy theo bối cảnh cụ thể mà
thời gian, phương thức tiến lên chủ nghĩa xã hội ở
mỗi quốc gia sẽ diễn ra theo một cách khác nhau .


Đối với Việt Nam, chỉ có chủ nghĩa xã hội
đem lại nguồn gốc tự do, bình đẳng, bắc ái, xóa bỏ

những bức tường dài ngăn cản con người yêu thương đoàn
kết. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loại nói
chung của Việt Nam nói riêng vừa là một tất yếu của lịch sử,
vừa đáp ứng được khát
vọng của lực lượng
tiến bộ xã hội trong
quá trình đấu tranh tự
giải phóng minh.


c. Một số đặc trưng cơ bản
của xã hội xã hội chủ nghĩa
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin
- Mục tiêu: Giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh
tế và nô dịch về tinh thần.
- Cơ sở vật chất được tạo ra bởi 1 lực lượng sản suất tiên tiến,
hiện đại.
- Nhiệm vụ: Từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Tạo ra các tổ chức lao động và kỉ luật lao động mới với năng
suất cao.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin
- Tính chất:
Xã hội CNXH là một Xã hội dân chủ.
Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu
mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu
cho lợi ích, quyền lực và ý của nhân dân lao động.

Trong xã hội XHCN các mối quan hệ giai cấp- dân
tộc- quốc tế được giải quyết phù hợp lợi ích giai
cấp- dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.


Theo quan điểm của Hồ Chí Minh
- Thứ nhất: Về chế độ chính trị: XHCN là chế độ dân
chủ, do dân làm chủ
=> Nhà nước là của dân, do dân, vì dân.
=> Nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân, liên minh
công- nông- tri thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
=> Coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu
tạo quyền lực, dựa vào sức mạnh toàn dân để dưa lại
quyền lợi cho nhân dân.


Theo quan điểm của Hồ Chí Minh
- Thứ hai: Về kinh tế: Xã hội XHCN là xã hội có
nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu.
Biểu hiện: + Công cụ lao động, phương tiện lao
động: “ đã phát triển dần đến máy móc, sức điện,
sức nguyên tử”.
+ Quan hệ sản xuất: Lấy nhà máy , xe
lửa ngân hàng, vv... làm của chung; là tư liệu sản
xuất của nhân dân.


Theo quan điểm của Hồ Chí Minh

- Thứ ba: Về văn hóa đạo đức và các quan hệ xã hội:
Xã hội XHCN có trình độ phát triển cao về văn hóa và
đạo đức, đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong các
quan hệ xã hội.
 Chỉ có CNXH mới “ chú ý xem xét những lợi ích cá
nhân đúng đắn và đảm bảo nó được thỉa mãn” .
“ Chỉ ở trong XHCN thì mỗi người mới có điều kiện
để cải thiện cuộc sống của riêng mình phát huy tính
cách riêng và sở trường riêng của mình”
=> CNXH là tiền đề và cơ sở để tiến tí thế giới tự do,
hòa bình, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc,.....


Theo quan điểm của Hồ Chí Minh
- Thứ tư: Về chủ thể xây dựng CNXH: CNXH là
công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản
Trong sự nghiệp xây dựng XHCN Hồ Chí Minh
khẳng định:
“Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng
chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý
phục vụ nhân dân”.


NHẬN XÉT
- Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta
bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của
nhân dân, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được
sung sướng, tự do là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do đồng bào ai cùng có cơm ăn áo

mặc ai cũng được học hành” như "ham muốn tột bậc“.
- Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó như
chính trị, kinh tế, văn hóa. xã hội... Với cách diễn đạt như
thế của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, chúng ta không
nên tuyệt đối hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt
của nó mà cần đặt trong một tổng thể chung.


2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam


a. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh:


Mục tiêu chung của CNXH: độc lập, tự do
cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
Mục đích nâng cao đời sống toàn dân đó là tiêu chí tổng quát để
khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý
luận chủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn.
Trượt ra khỏi quỹ đạo đó
thì hoặc là chủ nghĩa xã
hội giả hiệu hoặc không
có gì tương hợp với chủ
nghĩa xã hội.



Mục tiêu cụ thể: Hồ
Chí Minh đã xác định
các mục tiêu cụ thể
của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trên
tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội


Mục tiêu chính trị
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ
chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, nhà
nước là của dân, do dân và vì dân.
Nhà nước có hai chức
năng: dân chủ với
nhân dân, chuyên
chính với kẻ thù của
nhân dân.


Mục tiêu kinh tế
Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công
- nông nghiệp hiện đại, khoa học và
kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo
chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần,
đời sống vật chất của nhân dân ngày
càng được cải thiện.
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở

nước ta cần phát triển toàn diện
các ngành mà những ngành chủ
yếu là công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp


Mục tiêu văn hoá – xã hội
Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh
thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ,
xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao
dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ
thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành
vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh,
bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong
tục tập quán lạc hậu...
Phương châm xây dựng nền văn hóa
mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm
vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là
đào tạo con người.


b. Động lực của chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam
Để đạt được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Hồ
Chí Minh cho rằng phải nhận thức, vận dụng và phát
huy tối ưu các động lực( kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục,...).. Nhưng giữ vai trò quyết định là nội lực
dân tộc.
Tiến trình cách mạng xã hội củ nghĩa phải đảm bảo

lợi ích của dân, dân chủ của dân, sức mạnh đoàn kết
toàn dân.


Về lợi ích của dân
Hồ Chí Minh quan tâm
đến lợi ích của cả cộng
đồng người và lợi ích
của những con người cụ
thể.
→ Điểm khác biệt của
chủ nghĩa xã hội với các
xã hội trước


Về dân chủ
Dân chủ trong chủ
nghĩa xã hội là dân
chủ của nhân dân, là
quý báu nhất của
nhân dân.
Lợi ích của dân và
dân chủ ko thể tách
rời nhau.


×