Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trên địa bàn TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.03 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ XUÂN OANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN KẾ
TỐN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP X ÂY
DỰNG VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ XUÂN OANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN KẾ
TỐN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP X ÂY
DỰNG VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS : BÙI VĂN DƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh - 2020



LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đia bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” do tác
giả nghiên cứu thực hiện.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi, mọi số liệu trình bày
trong luận văn do tác giả nghiên cứu chưa đư ợc công bố
Những phần tham khảo, kế thừa của những nhà nghiên cứu trước trong luận văn đều được
trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

TP. HCM, ngày 6 tháng 12 năm 2019
Tác giả

Lê Thị Xuân Oanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: PHIẾU KHẢO SÁTCÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
TTKT TRÊN BCTC TẠI CÁC DNXDVVN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHầN MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ..............................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .......................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................2
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .......................................................................................................3
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN........................................................................................4
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............................................5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................5
1.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................7
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ..........................................................................9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TTKT TRÊN BCTC ...........................................................................................11
2.1 Tổng quan về BCTC ................................................................................................11
2.1.1 Khái niệm về BCTC ..........................................................................................11
2.1.2 Mục đích của BCTC..........................................................................................12
2.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày BCTC ...................................................................14
2.1.5 Mơi trường pháp lý có liên quan đến các DNXDVVN tại Việt Nam ...............15
2.2 Chất lượng thơng tin kế tốn....................................................................................19
2.2.1 Thơng tin ...........................................................................................................19
2.2.2 Chất lượng thông tin..........................................................................................20
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các công ty............29
2.3.1 Hệ thống KSNB.................................................................................................29


2.3.2 Chính sách về thuế ............................................................................................30
2.3.3 Ứng dụng CNTT ...............................................................................................31
2.3.4 Năng lực NVKT ................................................................................................31
2.3.5 Nhà quản trị .......................................................................................................32

2.3.6 Đặc điểm của DNXDVVN................................................................................32
2.4 Lý thuyết nền............................................................................................................33
2.4.1 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng..................................................................33
2.4.2 Lý thuyết về ủy quyền (Agency theory)............................................................34
2.4.3 Lý thuyết hành vi quản lý..................................................................................34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................36
3.1 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................36
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................36
3.1.2 Quy trình nghiên cứu.....................................................................................38
3.1.3 Xây dựng mơ hình nghiên cứu..............................................................................38
3.1.4 Phương pháp chọn mẫu .....................................................................................40
3.1.5 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................................41
3.2 Xây dựng thang đo ...................................................................................................42
3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng ........................................................................46
3.3.1 Tình hình thu thập dữ liệu .............................................................................46
3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ......................................................................47
3.4. KếT QUả NGHIÊN CứU............................................................................................48
3.4.1 MƠ HÌNH NGHIÊN CứU........................................................................................48
3.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................49
3.4.3 MƠ HÌNH HồI QUY CÁC NHÂN Tố TÁC ĐộNG ĐếN CHấT LƯợNG TTKT
TRÊN BCTC CủA CÁC DNXDVVN TRÊN ĐịA BÀN TP. Hồ CHÍ MINH .................50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................52
4.1 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................52
4.1.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................52
4.1.2 Đánh giá thang đo..............................................................................................52
4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................................56
4.1.4 Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................................59
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu....................................................................................64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................66
5.1 Kết luận ....................................................................................................................66

5.2 Kiến nghị..................................................................................................................67
5.2.1 Hệ thống KSNB.................................................................................................67
5.2.2 Chính sách về thuế ............................................................................................68
5.2.3 Ứng dụng CNTT ...............................................................................................68
5.2.4 Trình độ NVKT .................................................................................................69
5.2.5 Nhà quản trị .......................................................................................................70
5.2.6 Đặc điểm DNXDVVN ......................................................................................71
5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .......................................71


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

DNXDVVN

Doanh Nghiệp Xây Dựng Vừa Và Nhỏ

BCTC

Báo cáo tài chính

CT

Cơng ty

DN

Doanh Nghiệp


BTC

Bộ tài chính

TTKT

Thơng tin kế tốn

CLTTKT

Chất lượng thơng tin kế tốn

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

HTTTKT

Hệ thống thơng tin kế tốn

HTKSNB

Hệ thống kiểm sốt nội bộ

CST


Chính sách thuế

UDCNTT

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin

TDNVKT

Trình độ nhân viên kế tốn

NQT

Nhà quản trị

CMKT

Chuẩn mực kế tốn

NVKT

Nhân viên kế tốn

DDCTXD

Đặc điểm cơng ty xây dựng

VAS

Hê Thống Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam


IASB

Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính quốc tế
(International Accounting Standards Board )


FASB

Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính mỹ
(International Financial Reporting Standards )


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT
Bảng 3.2: Thang đo chính thức được mã hóa
Bảng 3.3: Thống kê kết quả gửi và thu về phiếu khảo sát
Bảng 3.4: Kết quả thống kê mơ tả theo giới tính
Bảng 3.5: Kết quả thống kê mô tả theo công việc
Bảng 3.6: Kết quả thống kê mô tả theo thâm niên
Bảng 3.7: Các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.1 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho biến độc lập.
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến quan sát độc lập
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Bảng 4.5 Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy
Bảng 4.6 Bảng ANOVA
Bảng 4.7 Bảng trọng số hồi quy
Bảng 5.1. Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 11: Khung lý thuyết nghiên cứu của Rapina
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
của các DNXDVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu chính thức


TÓM TẮT – ABSTRACT
Những BCTC gần đây của các DNXDVVN cho dựng cho thấy ngành này đang có
được những cơ hội phát triển tốt. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy ý thức của người
sử dụng TTKT cũng như người lập TTKT đều ít chú trọng đến vấn đề các nhân tố tác động
đến thơng tin trình bày trên các BCTC để đưa ra các luận điểm về cơ hội phát triển cho
doanh nghiệp hay các nhận định vĩ mơ có liên quan. Dựa vào các nghiên cứu trước đây,
bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được hỗ trợ từ phần mềm SPSS, tác
giả thu thập dữ liệu từ tháng 7/2019 đến 11/2019 tại các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM,
nghiên cứu cho kết quả rằng các nhân tố hệ thống kiểm sốt nội bộ, chính sách thuế, ứng
dụng cơng nghệ thơng tin, trình độ nhân viên kế tốn, nhà quản trị và đặc điểm của
DNXDVVN có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thơng tin kế tốn trên BCTC
Từ khóa: BCTC, chất lượng, thơng tin kế toán, xây dựng, DNVVN

ABSTRACT
Recent financial statements of SMEs show that the industry is getting good
development opportunities. However, the current situation shows that the awareness of the
users of economic concentration as well as the establishment of economic concentration
are less focused on the factors that affect the information presented on the financial
statements to make conclusions about opportunities. business development or related
macro outlooks. Based on previous studies, using qualitative and quantitative research

methods supported by SPSS software, the author collected data from July 2019 to
November 2019 at SMEs in Ho Chi Minh City, researching The results show that factors of
internal control system, tax policy, information technology application, accountant
qualifications, managers and characteristics of SMEs have a positive impact on the quality
of information. Accounting information on financial statements
Keywords: Financial statements, quality, accounting information, construction,
SMEs



1

PHầN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoạt động kinh tế của Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng cơng nghệ 4.0
với nền kinh tế thế giới thì vai trị của ngành kế tốn ngày càng được quan tâm. Chức
năng của ngành kế toán sẽ cung cấp các BCTC (BCTC) thể hiện thông tin về khả năng
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó sẽ chi phối đến các đối tượng cần thông
tin khác nhau không những trong phạm vi một quốc gia mà nó cịn mang tính tồn cầu.
Do đó, TTKT (TTKT) tạo ra vai trị hết sức cần thiết đối với công tác quản trị của doanh
nghiệp ở cấp độ vi mô. Hơn thế nữa, chất lượng của TTKT sẽ chi phối trực tiếp và đáng
kể đến tính đúng đắn của các nhận định kinh tế, hay thơng tin có ý nghĩa được trình bày
và thiết lập trên BCTC ln đóng vai trị thiết yếu đối với những người dùng thông tin
liên quan đến tài chính, đặc biệt là những nhà đầu tư.
Xây dựng cơ bản là một trong các hoạt động của ngành kinh tế có chức năng đóng
góp thiết yếu đóng góp cho tổng ngân sách của các quốc gia. Tỷ trọng đóng góp vào ngân
sách đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm. Theo kết quả thống kê của Cục Thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh (2018), với số liệu thu thập từ 2011 đến 2016, tỷ trọng đóng góp
vào ngân sách nhà nước tại TPHCM, mỗi năm tăng trung bình khoảng 30%. Hoạt động
xây dựng luôn ra các cơ sở hạ tầng với các tài sản cố định mới, giá trị tăng cao nhằm

phục vụ đời sống con người và góp phần thúc đẩy cho các nhóm ngành kinh tế cịn lại có
liên quan được phát triển. Những thơng tin trên BCTC gần đây của các DNXDVVN cho
thấy ngành này đang có được những tiềm năng và cơ hội phát triển tốt. Tuy nhiên, thực
trạng hiện nay cho thấy ý thức của người sử dụng TTKT cũng như người lập TTKT đều ít
chú trọng đến xây dựng các nhân tố tác động đến thơng tin trình bày trên các BCTC để
các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các luận điểm về cơ hội phát triển cho doanh
nghiệp hay các nhận định vĩ mơ có liên quan. Do đó, sử dụng TTKT cũng có phần hạn
chế và BCTC khơng phát huy được hết khả năng truyền tải thơng tin. Vì vậy, vấn đề đặt
ra là để hiểu và lập BCTC đúng, chất lượng hơn hình thức thì ngồi yếu tố kỹ thuật kế
tốn, địi hỏi người lập cũng như người sử dụng phải chú ý đến những nhân tố ảnh hưởng


2

đến TTKT được trình bày và thiết lập trên BCTC để từ đó có sơ sở tham chiếu khi sử
dụng và lập BCTC có hữu ích hơn khi đề ra các nhận định kinh tế ưu việt hơn.
Nhận thức được những vấn đề cần giải quyết như trên nên tác giả đã chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXDVVN trên địa
bàn TPHCM” để thực hiện nghiên cứu này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên
BCTC của các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM
Mục tiêu cụ thể:
(1) Xác định các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các
DNXDVVN
(2) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC
của các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần giải đáp được các vấn đề sau:
(1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các
DNXDVVN trên địa bàn TPHCM?

(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng TTKT trên BCTC của
các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM như thế nào?
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
của các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: thực hiện khảo sát Các DNXDVVN trên địa bàn
TPHCM.
+ Thời gian nghiên cứu: thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 7/2019 đến tháng
11/2019.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính kết hợp với phương pháp
định lượng.


3

- Phương pháp định tính: Tổng kết các lý thuyết được nghiên cứu trước đây, phác
thảo dàn bài thảo luận và thực hiện các cuộc thảo luận tay đôi, phân tích dữ liệu định tính,
từ đó xây dựng các nhân tố có liên quan đến thơng tin BCTC và đưa ra các giả thuyết
nghiên cứu. Những giả thuyết được nêu ra trong phần này sẽ được kiểm định bằng nghiên
cứu thực nghiệm trong tương lai.
- Phương pháp định lượng: Dựa vào kết quả của phần lược khảo các lý thuyết của
những nghiên cứu trước đây, kết quả xây dựng các nhân tố có ảnh hưởng đến thơng tin
BCTC và các giả thuyết được đặt ra trong phương pháp nghiên cứu định tính. Từ đó, tác
giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc xây dựng mơ hình nghiên
cứu từ việc thiết lập các thang đo, bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu. Dữ liệu tổng hợp được
sẽ được tác giả xử lý, sau đó dựa vào các kết quả tác giả phân tích bởi phần mềm thống
kê SPSS. Kết quả này giúp đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố có mối tương qua như
thế nào đến thông tin trên BCTC.

5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của luận văn đóng góp sự khẳng định của các khái niệm và phát triển cơ
sở lý luận về chất lượng TTKT, BCTC của các DNXDVVN trước đó. Ngồi ra, kết quả
của luận văn xác định được độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng đến TTKT trên BCTC
qua việc xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của
các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM.
- Bằng cách vận dụng phương pháp kiểm định mơ hình hồi quy đa biến, kết quả
của luận văn có thể cho người đọc có một phương pháp đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM
trong những nghiên cứu tiếp theo
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả luận văn giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên
BCTC của các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM. Thông qua việc đo lường được mức độ
các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXDVVN trên địa bàn
TPHCM, kết quả luận văn đưa ra các khuyến nghị và hàm ý nhằm nâng cao chất lượng


4

TTKT trên BCTC của các DNXDVVN trên địa bàn TPHCM cho các đối tượng có liên
quan đến lập và sử dụng thông tin trên BCTC
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của đề tài như sau:
• Tóm tắt đề tài.
• Phần mở đầu: Bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài.
+ Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
+ Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
+ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

+ Chương 4: Kết quả nghiên cứu
-

+ Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên


5

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Theo nghiên cứu của Stoderstrom & Sun (2007), sau khi xem xét các nghiên cứu
chủ yếu được rút ra từ các quốc gia phát triển, đó là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ hay các
nước phát triển khác có ít nghiên cứu hơn cho các nước đang phát triển như Kenya,
Stoderstorm & Sun cho rằng các nghiên cứu không xem xét tác động của các biến số
khác như các yếu tố chính trị, thể chế, pháp lý, doanh nghiệp cụ thể và kinh tế vĩ mô mặc
dù thực tế là chúng có khả năng ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế tốn, góp
phần mang lại kết quả khác nhau giữa các quốc gia. Thông qua phương pháp nghiên cứu
bằng phân tích hồi quy bằng các mơ hình hồi quy như tuyến tính, tác giả khẳng định các
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT đó là: Hệ thống pháp lý về chính sách thuế,
CMKT, việc trình bày và thiết lập BCTC. Một trong những nhân tố đó, CMKT là nhân
tố chịu sự chi phối của hệ thống pháp lý, vì pháp luật quy định các chuẩn mực kế tốn
được ban hành. Việc trình BCTC bao hàm bốn yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT:
thị trường tài chính, chủ sở hữu, cấu trúc vốn và hệ thống thuế. Bốn đặc tính chất lượng
của TTKT theo chuẩn mực là: có thể hiểu được, tính trung lập, đáng tin cậy, và tính thích
hợp.
Theo nghiên cứu của Ferdy van Beest và cộng sự (2009), nhóm tác giả xây dựng
một công cụ đo lường tổng hợp để đánh giá tồn diện chất lượng của báo cáo tài chính về
các đặc điểm định tính cơ bản (tức là sự liên quan và đại diện trung thành) và các đặc tính
định tính nâng cao (tức là dễ hiểu, so sánh, kiểm chứng và kịp thời) như được định nghĩa
trong khung khái niệm cho báo cáo tài chính của FASB và IASB (2008). Các hoạt động

của các đặc tính định tính này dẫn đến một chỉ số 21 mục. Nhóm nghiên cứu sử dụng 231
báo cáo hàng năm từ các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ, Anh và Hà
Lan trong năm 2005và 2007, nghiên cứu kiểm tra công cụ đo lường hỗn hợp được đề
xuất về hiệu lực nội bộ, liên nhóm độ tin cậy (Krippendorff alpha) và tính nhất quán
(Cronbach alpha). Nghiên cứu cho kết quả các công cụ đo lường được sử dụng trong
nghiên cứu này là hợp lệ và đáng tin cậy cách tiếp cận để đánh giá chất lượng thơng tin
kế tốn của báo cáo tài chính. Cơng cụ đo lường mà nhóm tác giả đề xuất góp phần vào


6

nâng cao chất lượng đánh giá thông tin báo cáo tài chính, thực hiện yêu cầu từ cả FASB
và IASB (2008) để tạo ra các đặc tính định tính đo lường hoạt động. Kết quả nghiên cứu
từ việc kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính bội của Ferdy van Beest và cộng sự cũng
đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của CMKT, quy mô công ty và hệ thống pháp lý, ảnh
hưởng của ngành tới chất lượng các BCTC của các công ty niêm yết được khảo sát.
Komala (2012) với “The influence of the accounting managers knowledge and the
top managements support on the accounting information system and its impact on the
quality of accounting information: a case of zakat institutions in bandung”, nghiên cứu sự
tác động của yếu tố trình độ chun mơn của giám đốc tài chính và hỗ trợ của ban quản
trị cấp cao đến chất lượng TTKT gián tiếp thông qua nhân tố HTTTKT. Nghiên cứu thực
nghiệm tại 31 cơ quan tại Zakat, Indonesia với đối tượng điều tra khảo sát là các nhà lãnh
đạo của các cơ quan này, tác giả đã làm rõ các khái niệm và đưa ra các thang đo về: hỗ
trợ của ban quản trị cấp cao, hiểu biết của giám đốc tài chính, HTTTKT, chất lượng
TTKT, từ đó đưa ra mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
Sơ đồ 1.1: Mơ hình nghiên cứu của Komala
Hiểu biết của giám
đốc tài chính
Hỗ trợ của ban
quản trị cấp cao


HTTTKT

Chất lượng
TTKT
(Nguồn: Komala (2012))

Kết quả nghiên cứu của Komala (2012), tác giả chỉ ra rằng sự hiểu biết của giám
đốc tài chính và hỗ trợ của ban quản trị cấp cao ảnh hưởng đáng kể (63%) đến HTTTKT.
HTTTKT có ảnh hưởng (77.9%) đến chất lượng TTKT. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu
cũng đã chỉ ra yếu tố sự hiểu biết của giám đốc tài chính và hỗ trợ của ban quản trị cấp
cao tác động đáng kể đến chất lượng TTKT gián tiếp thông qua HTTTKT với mức ảnh
hưởng lần lượt là 45.3% và 31.0%.
Rapina, Padjadjaran University (2014), “Factors Influencing the Quality of
Accounting Information System and Its Implications On The Quality of Accouting


7

Information” – “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống TTKT và những hàm
ý của nó đối với chất lượng TTKT”. Bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy tuyến
tính, tác giả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cam kết của nhà quản trị, văn
hóa và cơ cấu tổ chức đến chất lượng của hệ thống TTKT và những tác động của những
nhân tố này đến chất lượng của TTKT. Từ đó, tác giả xây dựng khung lý thuyết nghiên
cứu được trình bày theo hình dưới đây:
Nhà quản trị

Văn hóa tổ chức

Chất lượng

HTTTKT

Chất lượng TTKT

Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Rapina, Padjadjaran University)
Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu của Rapina
Kết quả nghiên cứu của Rapina (2014) chỉ ra rằng, sự cam kết của quản lý của nhà
quản trị, văn hóa và cơ cấu tổ chức có tác động đáng kể đến chất lượng của hệ thống
TTKT. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu xác định được nhân tố chất lượng của hệ thống
TTKT có ảnh hưởng đến chất lượng của TTKT. Từ đó, tác giả cho rằng việc tăng cường
cam kết của nhà quản lý để quản trị tốt hơn, cơ cấu tổ chức và văn hoá doanh nghiệp tốt
hơn giúp nâng cao chất lượng của TTKT trên BCTC.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Trên cơ sở phát triển của nghiên cứu Ferdy van Beest (2009), Jane Fedorowics và
Yang W. Lee (1998), nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014), “Xác định và đo lường
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các
cơng ty niêm yết ở Việt Nam”, sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để phân tích các dữ
liệu thu được từ việc khảo sát, cũng như xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chất
lượng TTKT ở các công ty niêm yết ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này lược khảo được


8

những mơ hình được nghiên cứu trước đây như: mơ hình DeLone và McLean (1992), mơ
hình Nelson & các cộng sự (2005), mơ hình Maines và Wahlen (2006), mơ hình
Stoderstrom và Sun (2007), nghiên cứu của Ferdy van Beest, Geert Braam & Suzanne
Boelens. Từ đó, tác giả xây dựng mơ hình hồi quy đa biến và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến TTKT của BCTC tại các công ty niêm yết gồm: việc trình bày và thiết lập
BCTC, trình độ NVKT, chi phí và lợi ích khi lập BCTC, rủi ro của kiểm tốn BCTC của

cơng ty kiểm tốn đối với công ty niêm yết, mục tiêu lập BCTC, thuế, nhà quản trị công
ty. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có hai nhân tố khơng ảnh hưởng tới chất lượng TTKT
trên BCTC là: trình độ NVKT, mục tiêu lập BCTC. Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đã
khuyến nghị một số giải pháp thiết thực giúp nhà quản trị công ty niêm yết nâng cao
CLTT trên BCTC của công ty.
Dựa vào các nghiên cứu của Jennifer Altamuro & Anne Beatty (2010) và Michele
Rubino, Filippo Vitolla (2014), nghiên cứu của Nguyễn Hữu Bình (2014), “Ảnh hưởng
của hệ thống KSNB đến chất lượng hệ thống TTKT của các doanh nghiệp tại TP.HCM”,
được tập trung chú trọng vào nghiên cứu mối liên hệ giữa chất lượng hệ thống TTKT ở
các doanh nghiệp có sử dụng CNTT trong cơng tác kế tốn ở TP.HCM với hệ thống
KSNB hiệu quả. Tác giả đã xây dựng được bộ thang đo chất lượng hệ thống thông tin
dựa vào kết quả nghiên cứu Gable và cộng sự (2003) áp dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng
của hệ thống KSNB đến chất lượng hệ thống TTKT của các DN tại TPHCM với 9 biến
quan sát để đo lường chất lượng hệ thống TTKT, cùng với đó là sự kết hợp 3 nhóm mục
tiêu KSNB (COSO, 2013) với các biến quan sát ở nghiên cứu của Jokipii (2010) để đo
lường hệ thống KSNB hiệu quả. Sau khi thu thập dữ liệu, khảo sát và xử lý dữ liệu khảo
sát qua công cụ phần mềm hỗ trợ SPSS20 và Stata 12, kết quả nghiên cứu của tác giả cho
thấy một hệ thống kiểm sốt hữu hiệu thì đạt được cả 3 mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo
cáo, mục tiêu tuân thủ và chất lượng hệ thống TTKT chịu ảnh hưởng tương đối tích cực
từ hệ thống KSNB, nếu hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ mang tới hệ thống thông tin chất
lượng. Ngoài ra, tác giả cũng kết luận rằng việc ứng dụng CNTT vào trong cơng tác kế
tốn cũng tác động tới chất lượng hệ thống TTKT, làm cho việc xử lý các dữ liệu kế tốn
được nhanh chóng, chính xác hơn.


9

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Ferdy Van Beest và G. B. Suzanne Boelens
(2009), nghiên cứu của Phạm Thanh Trung (2016), “Đo lường mức độ tác động của các
nhân tố đến CLTT trình bày trên BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TPHCM”,

xây dựng được bộ nhận diện các nhân tố thông qua việc phỏng vấn chuyên gia về kinh tế,
tài chính và kế tốn tại một số trường đại học, bao gồm các nhân tố tính thích hợp, tính
trung thực, dễ hiểu, có thể đối sánh, kịp thời và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố này tới CLTT trên BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM. Kết quả kiểm
định của nghiên cứu cho thấy các giả thuyết liên quan tới các nhân tố tác động tới CLTT
BCTC là: bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, nhà quả lý, thuế, hình thức sổ sách
kế tốn, mục tiêu lập BCTC đều được chấp nhận. Từ đó, tác giả xác định được mơ hình
phù hợp với hướng nghiên cứu của mình gồm các nhân tố trên
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu
Hiện nay, tác giả tìm thấy được rất nhiểu nghiên cứu liên quan đến chất lượng
TTKT tên BCTC của các loại hình doanh nghiệp và các lĩnh vực khác nhau từ các ngiên
cứu nước ngoài lẫn Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở các loại hình
doanh nghiệp khác, cịn nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng một cách chung chung
hoặc thời gian nghiên cứu đã quá lâu, đặc biệt là các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNXDVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chưa
được hoàn thiện. Tác giả tận dụng kế thừa được các kết quả nghiên cứu trước có liên
quan đến chất lượng TTKT trên BCTC để làm cơ sở nhân tố vì các DN đều cùng là hệ
thống báo cáo gồm nhiều báo cáo về tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC) chỉ khác nhau về đặc điểm lĩnh vực kinh doanh ngành
nghề, nghiên cứu của luận văn đề cập đến nhóm DNXDVVN với nhóm các công ty khác
(như các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp vừa và nhỏ,...). Từ
những khoảng trống của các cơng trình mà tác giả đã trình bày ở trên nhằm xác định
hướng nghiên cứu của luận văn:
Việc đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC của DNXDVVN trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh dựa trên thước đo phù hợp nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng


10


TTKT trên BCTC của DNXDVVN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và mức độ ảnh hưởng?
Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của
DNXDVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này trình bày lược khảo các kết quả nghiên cứu trước của 4 nghiên cứu
nước ngoài của các tác giả Stoderstrom & Sun (2007), Ferdy van Beest và các cộng sự
(2009), Komola (2012) cho kết quả các nhân tố hệ thống pháp lý, chuẩn mực kế tốn,
việc trình bày và thiết lập BCTC hay các đặc tính như tính kịp thời, trình bày trung thực,
tính dễ hiểu, tính thích hợp và có thể đơi sánh có ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế
tốn trên BCTC. Ngồi ra, các nghiên cứu trên cịn xây dựng được cơng cụ thang đo liên
quan đến nhà quản trị và nhân tố hiểu biết của các giám đốc và ban quản trị cấp cao cũng
tác động đến chất lượng thông tin trên BCTC. Chương này cũng trình bày các kết quả của
nghiên cứu Việt Nam của các tác gải Phan Minh Nguyệt (2014), Nguyễn Hữu Bình
(2012) và Phạm Thanh Trung (2016), bằng cách lược khảo các lý thuyết trước đây và
phát triển các lý thuyết này vào Việt Nam, cụ thể là địa bàn TPHCM và các công ty niêm
yết trến sàn chứng khốn. Từ đó, tác giả tìm ra được khe hở nghiên cứu cho cơng trình và
xác định được hướng nghiên cứu của luận văn.


11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TTKT TRÊN BCTC
2.1 Tổng quan về BCTC
2.1.1 Khái niệm về BCTC
Theo Luật Kế toán Việt Nam (2015) có hiệu lực từ năm 2017, Báo cáo tài chính
của đơn vị kế tốn dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt
động của đơn vị kế tốn. Báo cáo tài chính của đơn vị kế tốn gồm: Báo cáo tình hình tài
chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài
chính; Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế tốn được thực hiện như sau:
• Đơn vị kế tốn phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế tốn năm; trường hợp
pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế tốn khác thì đơn vị kế tốn phải
lập theo kỳ kế tốn đó;
• Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị
kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa
trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
• Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất
quán giữa các kỳ kế tốn; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ
kế tốn thì phải thuyết minh rõ lý do;
• Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện
theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về
nội dung của báo cáo.
Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy
định của pháp luật.
Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt
động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và
cơng khai báo cáo tài chính.


12

Như vậy, BCTC kế tốn phản ánh một cách có hệ thống tình hình tài sản, cơng nợ,
tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những
thời kỳ nhất định, đồng thời chúng được giải trình giúp cho các đối tượng cần thơng tin
tài chính nhận biết được thực trạng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
để đề ra các quyết định cho phù hợp. BCTC là kết quả của cơng tác kế tốn trong một chu
kỳ kế tốn, kết quả này cũng chính là kết quả cuối cùng của kế tốn tài chính.
2.1.2 Mục đích của BCTC

Theo Võ Văn Nhị (2015), BCTC được tổng hợp và trình bày một cách tổng qt,
tồn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, cơng nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, do đó cung cấp các thơng tin kinh tế, tài
chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh
giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đốn
trong tương lai.
Hơn nữa, BCTC có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự
quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối
tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều
nhằm có được những thơng tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu
của mình:
• Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thơng tin tổng hợp về
tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau
một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các
giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai.
• Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm tốn,
thuế... BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho
doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
• Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng
về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả


13

hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết
định phù hợp.
• Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán,
phương thức thanh tốn, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi,
hoặc cần áp dụng phương thức thanh tốn như thế nào cho hợp lý.

• Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng,
năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi
ngộ khách hàng... để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp.
• Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như
chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến
lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
2.1.3 Hệ thống BCTC của một doanh nghiệp
Theo TT 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 20/12/2014 của Bộ tài chính, các DN
bắt buộc phải lập 4 báo cáo sau:
Bảng cân đối kế toán: đây là bản BCTC tổng hợp đầu tiên phải đề cập vì mức độ
quan trọng của nó đối với DN, vì nó cho thấy khái quát về tình hình nguồn vốn và tài sản
cũng như cơ cấu hình thành tạo ra tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định mà trong
bản báo cáo ghi rõ, từ đó giúp các nhà sử dụng BCTC có sự phân tích, đánh giá và cái
nhìn tổng quát hơn về những tín hiệu tài chính của DN mà họ đang quan tâm. Bảng cân
đối kế toán được chia làm 2 phần, đó là phần tài sản và phần nguồn vốn. Khi xem xét
phần tài sản, các chỉ tiêu trong phần tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát về tất
cả giá trị của tài sản DN tại thời điểm phát hành BCTC, hay nói cách khác nó phản ánh
năng lực về vốn cũng như là tiềm lực kinh tế mà DN có quyền sở hữu và sử dụng lâu dài
gắn với các khoản lợi ích thu được trong tương lai. Sau đó liên quan đến nguồn vốn, với
các chỉ tiêu được thể hiện ở phần này sẽ hỗ trợ cho những đối tượng sử dụng có cơ hội
nắm bắt được thực trạng tài chính, nguồn hình thành tài sản hiện có của DN tại thời điểm
báo cáo, đồng thời nó cịn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN về số vốn đã đăng ký
kinh doanh, cũng như tài sản đang sở hữu và sử dụng, chẳng hạn như các khoản nợ thuế,
nợ tiền lương công nhân, nợ nhà cung cấp, ...


14

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một BCTC thể hiện một cách tổng
quát về các chi phí phát sinh tạo ra doanh thu mang lại và các hoạt động khác nhau tạo ra

doanh thu và thu nhập của DN trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo kết quả kinh doanh
được các nhà đầu tư rất quan tâm trong việc tìm kiếm đối tác hay chọn mua cổ phiếu.
Một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ tạo tiền đề hỗ trợ cho DN một cách tốt
nhất khi sở hữu một bộ mặt tài chính hiệu quả và nâng cao uy tín của DN, tạo lịng tin đối
với cơng chúng cũng như các đối tác của mình.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: đây là một BCTC phản ánh các khoản thu và chi tiền
của DN theo từng hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính nhằm
trình bày cho người sử dụng biết nguồn gốc phát sinh của tiền tệ và cách thức sử dụng
tiền tệ trong kỳ báo cáo. Từ đó giúp họ có thể phân tích, đánh giá và đưa ra các dự đốn
nhằm hỗ trợ cho mục đích của mình. Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm 3 phần,
phần 1 phản ánh tồn bộ dịng tiền được lưu chuyển có liên quan đến các hoạt động kinh
doanh của DN như tiền thu bán hàng, chi phí tiền trả cho nhà cung cấp,...; phần 2 phản
ánh toàn bộ dòng tiền luân chuyển hoạt động đầu tư từ các dịng tiền đầu tư mua sắm
TSCĐ hay góp vốn liên kế, liên doanh hay mua các cổ phiếu hoặc cho vay, gửi tiền nhàn
rỗi tại ngân hàng...; phần 3 phản ánh tồn bộ dịng tiền được lưu chuyển từ các hoạt động
tài chính như góp vốn, vay vốn, phát hành chứng khoán
Thuyết minh BCTC: là một phần cấu tạo nên hệ thống BCTC nhằm thuyết minh,
bổ sung và giải trình các thơng tin liên quan đến tài chính trong kỳ phát hành báo cáo. Nó
thể hiện khái quát đặc điểm tình hình hoạt động của DN, các chế độ kế tốn mà DN sử
dụng, từ đó đưa ra các diễn đạt về thông tin cần thiết giúp cho việc nhận xét kết quả kinh
doanh của DN trong kỳ báo cáo thêm chính xác.
2.1.4 Ngun tắc lập và trình bày BCTC
Theo VAS 21, 6 nguyên tắc cần phải tuân thủ khi lập và trình bày BCTC, gồm:
- Hoạt động liên tục: BCTC phải thiết lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động một cách liên tục và khả năng kinh doanh được tiếp tục hoạt động bình
thường trong thời gian kế tiếp sau khi phát hành báo cáo.


×