BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
-----------------------------------
NGUYỂN THỊ MINH THÖY
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT
LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
-----------------------------------
NGUYỂN THỊ MINH THÖY
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT
LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS .TS. VÕ VĂN NHỊ
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS. Võ Văn Nhị
Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 25 tháng 09 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
1
2
3
4
5
Họ và tên
PGS. TS. Trần Đình Nguyên
TS. Trần Văn Tùng
TS. Hà Huy Tuấn
PGS. TS. Lê Quốc Hội
TS. Nguyễn Quyết Thắng
Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÕNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Minh Thúy
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 18/08/1990
Nơi sinh: Đăk Lăk
Chuyên ngành: Kế toán
MSHV:1441850046
I- Tên đề tài:
Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dƣơng
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên BCTC của các
DNVVN trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng
- Đo lƣờng sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng TTKT của các DNVVN
trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/08/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10/08/2015
V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS Võ Văn Nhị
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN
NGÀNH
PGS. TS. Võ Văn Nhị
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu. kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Minh Thúy
ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, Tác giả xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán –
Tài chính –Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học –Trƣờng
Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết
truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong
suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hữu ích trong việc
cho ý kiến đánh giá trong bảng khảo sát cũng nhƣ trong suốt quá trình thu thập dữ
liệu khảo sát, phỏng vấn từ lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một và 201
cá nhân là kế toán, quản trị doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp hiện đang làm việc cho các
DNNVV trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS Võ Văn Nhị là ngƣời
hƣớng dẫn, có nhiều ý kiến đóng góp, sửa chữa quý báu trong suốt quá trình hƣớng
dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hƣớng dẫn tận tình của
thầy thì tôi rất khó hoàn thiện đƣợc luận văn này. Tác giả xin đƣợc chân thành cảm
ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tin thần và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho Tác giả trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn.
Trân trọng kính chào!
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Minh Thúy
iii
TÓM TẮT
Chất lƣợng thông tin kế toán (TTKT) phục vụ cho công tác quản lý, cho quá
trình ra quyết định là một tất yếu khách quan. Cung cấp TTKT trên báo cáo tài
chính (BCTC) phải đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và
đáng tin cậy, để phục vụ cho quản lý và việc ra quyết định. Vì vậy, tổ chức TTKT
trong các doanh nghiệp có chất lƣợng là một vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) dù chiếm một tỷ trọng rất lớn và có vị
trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nhƣng công tác kế toán
của các doanh nghiệp này hiện nay nhìn chung vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Nội dung
tổ chức công tác kế toán chƣa đƣợc gắn kết thành một hệ thống, chƣa theo một trình
tự khoa học. Việc tổ chức công tác kế toán đƣợc thực hiện một cách tùy tiện theo
mục tiêu do chủ doanh nghiệp hầu nhƣ chỉ nhằm để đối phó với cơ quan thuế chứ
chƣa thực sự mang lại TTKT hữu ích cho các đối tƣợng sử dụng.
Tổng kết các lý thuyết về chất lƣợng TTKT trên BCTC, các nhân tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng đó, cùng các nghiên cứu có liên quan về chất lƣợng TTKT
trên BCTC của DNNVV; kết hợp phân tích các đặc điểm của DNNVV trên địa bàn
TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng, cũng nhƣ lý thuyết nền nhƣ: thông tin bất cân xứng, tác
giả đề xuất mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên
BCTC của DNNVV gồm 7 nhân tố, đó là: (1) Nhà quản trị doanh nghiệp; (2) mục
đích lập BCTC; (3) thuế; (4) bộ máy kế toán; (5) hệ thống tài khoản kế toán; (6) chế
độ chứng từ kế toán và (7) chế độ số kế toán; đồng thời phát triển thang đo các nhân
tố này và chất lƣợng TTKT trên BCTC của DNNVV trên địa bàn TP.TDM, tỉnh
Bình Dƣơng trên cơ sở thang đo Jonas và Blanchet (2000); Rapina (2014);
Stoderstrom và Sun (2007); Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013); Hồ Xuân
Thủy (2013); Nguyễn Thị Phƣơng Hoa và Nguyễn Tố Tâm (2013); Phan Minh
Nguyệt (2014) và của các nghiên cứu trƣớc.
Nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi với 10 ngƣời (5 ngƣời là
cán bộ thuộc Chi cục thuế TP.TDM và 5 ngƣời đại diện doanh nghiệp). Kết quả
iv
khẳng định mô hình lý thuyết đề xuất là phù hợp, đồng thời phát triển thang đo các
yếu tố này. Từ kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở đề xuất bảng khảo sát chính
thức cho nghiên cứu định lƣợng.
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực
tiếp (kết hợp với gởi bảng khảo sát qua thƣ điện tử) với công cụ là bảng khảo sát
định lƣợng với mẫu là 195. Kết quả kiểm định cho thấy, 7 nhân tố ảnh hƣởng cùng
chiều đến chất lƣợng TTKT trên BCTC của DNNVV theo trình tự trình tự giảm dần
nhƣ đã trình bày trên đây là: nhà quản trị doanh nghiệp (β = 0,218); thuế (β =
0,216); hệ thống tài khoản kế toán (β = 0,186); bộ máy kế toán (β = 0,175); chế độ
sổ kế toán (β = 0,171), mục tiêu lập BCTC (β = 0,166) và chế độ chứng từ kế toán
(β = 0,139). Mô hình đã giải thích đƣợc 64,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc là
chất lƣợng TTKT trên BCTC của DNNVV trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho ban quản trị của các DNNVV có
chính sách thích hợp nhằm tổ chức công tác kế toán tốt hơn, lập BCTC hiệu quả
hơn, có những quyết định kinh tế phù hợp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng là
cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nƣớc hoạch định chính sách phù hợp.
v
ABSTRACT
The quality of accounting information (AIQ) for management, decisionmaking process is an objective necessity. The financial statements provide
accounting information must be done quickly, timely, accurate and reliable for
management and decision-making process. So that, the accounting information (AI)
in enterprises is being processed well, is a matter of very considerable concern.
The number of small and medium-sized enterprises (SMEs) occupy huge
proportion of a number of businesses and have the very important contribution to
the development of the economy of this city. But their accounting are generally not
focused. In fact, the accounting information is not arranged into a system
scientifically. Organization of accounting arbitrarily targeted by business owners
almost exclusively in order to deal with the tax office but not really bring
accounting information useful for the users.
Summing up the theory of the AIQ, the factors affecting to the AIQ, studies
related to AIQ listed in the financial statements of the SMEs; combined the analysis
of the characteristics of SMEs located in TDM City, Binh Duong Province and
based theories such as information asymmetry, the authors propose theoretical
model factors affect the AIQ on the financial reports for SMEs includes 7 factors:
(1) the administration management, (2) the purpose of establishment financial
reports, (3) tax, (4) accounting apparatus, (5) accounting system of accounts, (6)
mode of accounting documents and (7) the accounting regime; and develop the
scale of these factors on the basis of the scale Jonas and Blanchet (2000 ); Rapina
(2014); Stoderstrom and Sun (2007); Van Nhi Vo and Tran Thi Thanh Hai (2013);
Ho Xuan Thuy (2013); Nguyen Thi Phuong Hoa and Nguyen To Tam (2013); Phan
Minh Nguyet (2014) and those of previous studies.
The qualitative research was carried out by discussion bilaterally with 10
people (5 people as officials of Thu Dau Mot Tax Department and 5 business
representative). The results confirm the theoretical model proposed is appropriate,
vi
and to develop the scale of these factors. From the results of qualitative research is
the basis of the proposed official surveys for quantitative research.
Quantitative research was carried out by means of direct interviews
(combined with surveys sent by e-mail) with the tool is quantitative survey with a
sample of 195. The test results showed that 7 factors influencing the quality of
accounting information listed in the financial statements of the SMEs sequential
descending order as described above are: the administration management (β =
0.218); tax (β = 0.216); Accounting accounts system (β = 0.186); accounting
apparatus (β = 0.175); ledger mode (β = 0.171), target setting financial reports (β =
0.166) and accounting vouchers mode (β = 0.139). The model was able to explain
64.3% of the variation of the dependent variable is the AIQ listed in the financial
statements of the SMEs located in Thu Dau Mot City, Binh Duong Province.
Results of this research is the scientific basis for the administration of SMEs
have appropriate policies aimed at organizing better accounting work, set financial
reports more efficient, economic decisions appropriate health. In addition, the
results of this study are the basis for the state management agencies consistent
policy.
vii
MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT .............................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC ..............................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: .............................................................................. 3
6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 5
1.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài ....................................................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu của Lavigne (1998)................................................................ 5
1.1.2.Nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000) ................................................. 6
1.1.3.Nghiên cứu của Stoderstrom và Sun (2007) .............................................. 8
1.1.4.Nghiên cứu của Rapina (2014) .................................................................. 9
1.2 Đề tài nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................ 11
1.2.1 Nghiên cứu của Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013) ................... 11
1.2.2 Nghiên cứu của Hồ Xuân Thủy (2013) ....................................................... 12
1.2.3 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Hoa và Nguyễn Tố Tâm (2013) .. 13
1.2.4 Nghiên cứu Phan Minh Nguyệt (2014) ....................................................... 14
viii
1.3 Nhận xét và xác định khe hổng của các nghiên cứu trƣớc. .............................. 16
1.3.1 Đối với các công trình ở nƣớc ngoài............................................................ 17
1.3.2 Đối với công trình ở Việt Nam ..................................................................... 17
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 20
2.1 Tổng quan về thông tin kế toán và chất lƣợng thông tin kế toán trên báo cáo tài
chính............................................................................................................................ 20
2.1.1 Thông tin kế toán ...................................................................................... 20
2.1.2 Chất lƣợng thông tin kế toán .................................................................... 22
2.1.3 Đánh giá chất lƣợng thông tin kế toán ..................................................... 23
2.1.3.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính
Hoa Kỳ - FASB ......................................................................................... 23
2.1.3.2 Theo khuôn mẫu lý thuyết của IASB................................................... 26
2.1.3.3 Theo tiêu chuẩn của CobiT. .................................................................. 27
2.1.3.4 Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 21) ................................... 28
2.1.3.5 Xu hƣớng hội tụ kế toán trên thế giới: IASB - FASB (2004) .......... 29
2.1.3.6 Kết luận chung về cách thức đánh giá chất lƣợng thông tin kế toán.30
2.1.4 Thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính .................................. 30
2.1.4.1 Khái niệm báo cáo tài chính .................................................................. 30
2.1.4.2 Mục đích của báo cáo tài chính ............................................................ 31
2.1.4.3 Hệ thống báo cáo tài chính .................................................................... 31
2.2 Đặc điểm thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ .................................................................................................................................. 33
2.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................. 33
2.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 33
2.2.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................... 35
2.2.1.3 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................... 38
2.2.2. Đặc điểm về thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa.............................................................................................. 38
ix
2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................... 39
2.3.1 Nhà quản trị doanh nghiệp ....................................................................... 40
2.3.2 Mục tiêu lập báo cáo tài chính ................................................................. 40
2.3.3 Thuế .......................................................................................................... 41
2.3.4 Chế độ kế toán, tổ chức công tác kế toán ................................................ 41
2.3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................ 44
2.3.4.2 Hệ thống tài khoản kế toán.................................................................... 45
2.3.4.3 Hệ thống chứng từ kế toán .................................................................... 46
2.3.4.4 Hệ thống sổ kế toán ................................................................................ 46
2.4 Một số lý thuyết nền có liên quan .......................................................................... 47
2.4.2 Lý thuyết thông tin hữu ích ........................................................................... 48
2.4.1 Thông tin bất cân xứng .................................................................................. 47
2.4.3 Lý thuyết về các bên liên quan (Stakeholders Theory) ........................... 48
2.4.4 Lý thuyết lợi ích xã hội (public-interest theory) ...................................... 49
2.4.5 Lý thuyết nắm giữ .......................................................................................... 49
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 51
3.1 Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu .............................................................. 51
3.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 51
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 52
3.2 Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 54
3.2.1 Dữ liệu sơ cấp ................................................................................................. 54
3.2.2 Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................... 55
3.2.3 Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 55
3.2.4 Đối tƣợng khảo sát ......................................................................................... 56
3.2.5 Xử lý dữ liệu ................................................................................................... 56
3.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 57
3.3.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 57
x
3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 58
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 60
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 61
4.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 61
4.1.1 Sơ lƣợc về thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng ............................. 61
4.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Thủ Dầu Một, Bình Dƣơng ...................... 61
4.1.2.1 Theo loại hình doanh nghiệp................................................................. 61
4.1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động ........................................................................ 62
4.1.3 Đánh giá chất lƣợng TTKT trên BCTC của DNNVV trên địa bàn
TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng ............................................................................... 63
4.2 Nghiên cứu định lƣợng ............................................................................................ 66
4.2.1 Mô tả mẫu khảo sát ........................................................................................ 66
4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha ................................................................ 67
4.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach alpha ........................................... 67
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................... 69
4.2.3 Phân tích hồi qui tuyến tính bội .................................................................... 71
4.2.3.1 Kiểm tra ma trận hệ số tƣơng quan ...................................................... 71
4.2.3.2 Kiểm định mô hình hồi qui và các giả thuyết nghiên cứu................. 72
4.2.3.3 Kiểm tra vi phạm các giả định của mô hình hồi qui .......................... 75
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................................. 76
4.3.1 Bàn luận về mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT
trên BCTC .......................................................................................................... 76
4.3.2 Bàn luận về tƣơng quan giữa giá trị vị thế (mức độ ảnh hƣởng) và giá
trị thực trạng của các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên BCTC .. 78
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ........................................................................................... 85
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 86
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 86
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 88
5.2.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ................................................................... 88
xi
5.2.1.1 Nhà quản trị doanh nghiệp .................................................................... 88
5.2.1.2 Thuế ......................................................................................................... 89
5.2.1.3 Hệ thống tài khoản kế toán.................................................................... 90
5.2.1.4 Bộ máy kế toán ....................................................................................... 90
5.2.1.5 Chế độ sổ kế toán ................................................................................... 91
5.2.1.6 Mục tiêu lập báo cáo tài chính .............................................................. 92
5.2.1.7 Chế độ chứng từ kế toán ........................................................................ 92
5.2.2 Các kiến nghị khác về phía Nhà nƣớc ......................................................... 93
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 94
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ........................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 96
PHỤ LỤC
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT
: Bảng cân đối kế toán
BCLCTT
: Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
BCTC
: Báo cáo tài chính
CMKT
: Chuẩn mực kế toán
CNTT
: Công nghệ thông tin
CTNY
: Công ty niêm yết
DN
: Doanh nghiệp
DNNVV
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EFA
: Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
FASB
: Financial Accounting Standards Board
IASB
: International Accounting Standards Board
IFRS
: International Financial Reporting Standards
KMO
: Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin
KSNB
: Kiểm soát nội bộ
Sig
: Observed significance level – Mức ý nghĩa quan sát
SPSS
:
TP.TDM
: Thành phố Thủ Dầu Một
TTCK
: Thị trƣờng chứng khoán
TTKT
: Thông tin kế toán
US GAAP
: US Generally Accepted Accounting Principles
VAS
: Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VIF
: Variance inflation factor – Hệ số phóng đại phƣơng sai
Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm
thống kê trong lĩnh vực khoa học, xã hội
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thang đo chất lƣợng TTKT tài chính của Nguyễn Thị Phƣơng Hoa và
Nguyễn Tố Tâm (2013) .............................................................................................. 13
Bảng 2.1: Phân loại các DNNVV theo khối EU ........................................................ 33
Bảng 2.2: Phân loại các DNNVV ở Thái Lan ........................................................... 34
Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp ............................................................... 35
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu. ................................................................... 54
Bảng 4.1: Số doanh nghiệp tại TP.TDM chia theo loại hình doanh nghiệp ............. 62
Bảng 4.2: Số doanh nghiệp tại TP.TDM chia theo khu vực kinh tế ......................... 62
Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả về chất lƣợng TTKT trên BCTC của DNNVV ... 63
Bảng 4.4: Thống kê mẫu nghiên cứu ......................................................................... 66
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của tất cả các thang đo .................. 67
Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT
trên BCTC................................................................................................................... 69
Bảng 4.7: Kết quả EFA chất lƣợng TTKT trên BCTC.............................................. 70
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tƣơng quan giữa các nhân tố ...................................... 71
Bảng 4.9: Mô hình tóm tắt (Model Summaryb) ......................................................... 72
Bảng 4.10: Kết quả ANOVA ..................................................................................... 72
Bảng 4.11: Các thông số của từng biến trong phƣơng trình hồi qui ......................... 73
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................... 73
Bảng 4.13: Tƣơng quan mức độ ảnh hƣởng và giá trị thực trạng của các nhân tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên BCTC................................................................... 79
xiv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quá trình lập BCTC của Jonas và Blanchet (2000) .................................... 7
Hình 1.2: Các nhân tố tác động đến chất lƣợng TTKT của Stoderstrom
và Sun (2007)................................................................................................................ 9
Hình 1.3: Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống TTKT và chất
lƣợng của nó đến chất lƣợng TTKT của Rapina (2014)............................................ 10
Hình 2.1: Quan hệ giữa Pháp lý với hệ thống kế toán của doanh nghiệp ................. 42
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 52
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 58
Hình 4.1: Đồ thị phân tán phần dƣ chuẩn hóa ........................................................... 75
Hình 4.2: Đồ thị tần số Histogram ............................................................................. 76
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm 97,5% trong tổng số doanh nghiệp
hiện nay và tạo ra từ 45%-50% khối lƣợng hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
DNNVV ngày càng tham gia sâu rộng vào quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc,
trong đó nếu nhƣ năm 2011 đóng góp 20% GDP thì đến năm 2014 đã tăng lên 40%
GDP và 30% thu nộp ngân sách, 30% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, DNNVV
còn đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm mới hàng năm (hơn 51% lực lƣợng
lao động), tham gia tích cực công tác an sinh xã hội (Tạp chí Tài Chính, 2015).
Tuy nhiên, DNNVV lại đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh,
trong đó thiếu vốn đang là một trong những vấn đề “nan giải” nhất. (Tạp chí Tài
Chính, 2015). Một trong những nguyên nhân đƣợc nêu ra là do báo cáo tài chính
(BCTC) của DNNVV chƣa phản ánh đầy đủ về kết quả sản xuất kinh doanh của
đơn vị. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNNVV không đủ
độ tin cậy, ảnh hƣởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng
thƣơng mại đối với doanh nghiệp.
Thông tin kế toán (TTKT) đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác
quản lý doanh nghiệp ở cấp độ vi mô. Hơn thế nữa, chất lƣợng của TTKT nói
chung, TTKT tài chính nói riêng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp và đáng kể đối với sự thành
công hay thất bại của các quyết định kinh tế, hay nói cách khác thông tin trên BCTC
luôn đóng vai trò quan trọng đối với những ngƣời sử dụng thông tin tài chính, đặc
biệt là những nhà đầu tƣ.
Hiện nay, các DNNVV tại TP.TDM cũng đang gặp những khó khăn rất lớn
trong quá trình phát triển kinh doanh vì hầu hết là các DNNVV nhu cầu mở rộng
nguồn vốn gặp nhiều khó khăn do cung cấp TTKT không đầy đủ hoặc không chính
xác ảnh hƣởng trực tiếp lên chất lƣợng và hiệu quả quyết định của ngƣời sử dụng
thông tin.
Từ những lý do trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
2
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” đƣợc chọn làm nghiên cứu nhằm tìm
ra các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC, từ đó làm cơ sở tiền để cho ngƣời
sử dụng thông tin tìm ra nguyên nhân và phƣơng hƣớng khắc phục những điểm yếu
nâng cao, hoàn thiện chất lƣợng TTKT, mang lại thông tin hữu ích hơn cho các đối
tƣợng sử dụng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá và đo lƣờng
các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên BCTC của các DNNVV trên địa
bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, đề tài nghiên cứu
cần tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT thông qua cơ sở lý thuyết
và các nghiên cứu có liên quan. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này nhƣ sau:
- Thứ nhất: xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên BCTC
của các DNNVV trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng.
- Thứ hai: đo lƣờng sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng TTKT của các
DNNVV trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng.
Để làm rõ các mục tiêu, trọng tâm của luận văn trả lời hai câu hỏi sau:
- Những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên BCTC của các DNNVV
trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng?
- Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố nhƣ thế nào đến chất lƣợng TTKT trên
BCTC của các DNNVV trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
- Báo cáo tài chính áp dụng cho DNNVV
- Chất lƣợng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính.
Phạm vi nghiên cứu:
- Chất lƣợng TTKT trên BCTC của các DNNVV trên địa bàn TP.TDM, tỉnh
Bình Dƣơng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này kết hợp nghiên cứu định tính và định lƣợng.
3
Nghiên cứu định tính: Đầu tiên, thông qua phƣơng pháp tổng hợp các bài viết,
các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài nghiên cứu để từ đó tìm ra khoảng
trống nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên
BCTC của DNNVV. Bƣớc tiếp theo, sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với 10
ngƣời (5 ngƣời là chuyên gia thuộc Chi cục thuế TP.TDM và 5 ngƣời là đại diện
DNNVV). Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm thẩm định (vừa khám phá vừa
khẳng định) các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên BCTC và thang đo
nháp 1 do tác giả đề xuất trên cơ sở tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu có liên
quan đến đề tài nghiên cứu (đƣợc thực hiện ở chƣơng 1 và 2).
Nghiên cứu định lƣợng: Mục tiêu của nghiên cứu này là sau khi thiết lập mô
hình nghiên cứu, tiến hành kiểm định mô hình thông qua việc lƣợng hóa và đo
lƣờng những thông tin thu thập bằng những con số cụ thể. Đánh giá độ tin cậy (giá
trị hội tụ và phân biệt) của các thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
TTKT trên BCTC của DNNVV thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
và phân tích nhân tố khám phá EFA; mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
TTKT trên BCTC của DNNVV trên địa bàn TP.TDM, tỉnh Bình Dƣơng đƣợc kiểm
định thông qua phân tích bằng hồi quy tuyến tính bội.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
BCTC đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho ngƣời sử
dụng về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với DNNVV, do
đặc thù tài sản của doanh nghiệp thuộc sở hữu của một hoặc một nhóm nhỏ cá nhân;
phạm vi hoạt động của loại hình doanh nghiệp này còn nhỏ hẹp; tổ chức bộ máy kế
toán đơn giản, nên công tác kế toán và nhất là công tác lập BCTC chƣa đƣợc chú
trọng đầu tƣ nhiều nhƣ ở các doanh nghiệp lớn.
Hiện nay, đa số các nghiên cứu của nƣớc ngoài nói chung và Việt Nam nói
riêng khi viết về chất lƣợng TTKT chủ yếu đều nói đến ảnh hƣởng của chất lƣợng
TTKT đến việc ra quyết định kinh doanh của nhà đầu tƣ, các nhân tố ảnh hƣởng đến
chất lƣợng TTKT trong môi trƣờng ứng dụng hoạch định nguồn nhân lực doanh
nghiệp hoặc trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Có rất ít
4
nghiên cứu cụ thể nào xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trên
BCTC của các DNNVV tại TP.TDM, Tỉnh Bình Dƣơng. Do vậy, đóng góp mới của
luận văn chính là: xác định đƣợc các nhân tố có ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT
trình bày trên BCTC của các DNNVV và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân
tố đó đến chất lƣợng TTKT trình bày trên BCTC. Từ đó:
- Các doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để tham khảo
trong quá trình lập BCTC.
- Nghiên cứu này là cơ sở để Lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt và từ đó có
chính sách phù hợp cho công tác trình bày và lập BCTC
- Giúp Lãnh đạo DNNVV có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để
tham khảo trong quá trình lập báo cáo.
- Ngoài ra, nó là cơ sở đề các nhà hoạch định chính sách đƣa ra các chính sách
phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 05 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1
Nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.1. Nghiên cứu của Lavigne (1998)
Nghiên cứu của Lavigne (1998) về các nhân tố ảnh hƣởng đến lập BCTC tại
các DNNVV tại Canada cho thấy quy mô và quản trị doanh nghiệp, hành vi của
doanh nghiệp (nhà quản trị doanh nghiệp, nhân viên kế toán của doanh nghiệp và
nhân viên kế toán thuê ngoài) là các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác lập BCTC.
Nghiên cứu này đƣợc trình bày trong công trình của Nguyễn Thị Lệ Hằng, 2011.
Quy mô của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô lớn cần phải xây dựng
một hệ thống kế toán phù hợp để đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp trong quá
trình hoạt động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng có
điều kiện về tài chính để hỗ trợ cho công tác kế toán. Ngƣợc lại, những doanh
nghiệp có quy mô nhỏ thƣờng ít chú trọng đến công tác kế toán. Nhân viên kế toán
thƣờng đảm nhận công tác thu, chi. Lập sổ sách kế toán và báo cáo có thể thuê bên
ngoài làm, hoặc nếu doanh nghiệp có nhân viên kế toán phụ trách thì công tác kế
toán và lập BCTC thƣờng không đƣợc quan tâm đúng mức.
Tổ chức bộ máy kế toán: là việc thiết lập bộ máy kế toán để thực hiện các
mục tiêu của doanh nghiệp. Tùy vào quy mô và đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà
ngƣời quản lý có thể thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp. Có thể doanh nghiệp chỉ
tuyển dụng kế toán có trình độ làm toàn bộ các khâu công việc kế toán, hoặc có thể
chỉ tuyển dụng một số lƣợng hạn chế nhân viên kế toán có trình độ trung bình để
đảm nhận một số khâu trọng yếu, còn các công việc tổng hợp, lập báo cáo do nhân
viên kế toán thuê ngoài. BCTC do chính doanh nghiệp lập sẽ khác biệt đáng kể so
với BCTC do bên ngoài lập (vốn chỉ làm theo hợp đồng, không hiểu tƣờng tận về
doanh nghiệp) về số lƣợng và chất lƣợng thông tin cung cấp cũng nhƣ nhấn mạnh
mục tiêu của lập BCTC.
Khả năng sinh lời: Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thƣờng tăng
cƣờng hoạt động, mở rộng thị trƣờng kinh doanh và do vậy, số liệu trên BCTC
thƣờng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về BCTC để có thể cung cấp cho các nhà
6
đầu tƣ hay các ngân hàng nhằm thu hút vốn đầu tƣ để thực hiện các phƣơng án kinh
doanh mới. Do vậy, khả năng sinh lời cũng góp phần ảnh hƣởng đến việc lập BCTC
của doanh nghiệp.
Nhà quản trị doanh nghiệp: Việc lập BCTC không gian lận và chính xác
thuộc về trách nhiệm các nhà quản trị, bởi các nhà quản trị có quyền kiểm soát đối
với tính minh bạch của hệ thống kế toán và các số liệu kế toán để lập nên BCTC.
Kinh nghiệm và mức độ góp vốn của nhà quản trị vào công ty mà họ tham gia quản
lý, điều hành có ảnh hƣởng đáng kể đến mục tiêu thiết lập BCTC của DNNVV.
Nhân viên kế toán của doanh nghiệp: là những ngƣời trực tiếp thực hiện
công việc lập BCTC cho doanh nghiệp. Với tƣ cách là một nhân viên kế toán,
những đặc điểm của họ có ảnh hƣởng đến mục tiêu của BCTC của DNNVV. Dƣới
sự chỉ đạo của nhà quản trị doanh nghiệp, nhân viên kế toán sẽ tổ chức thực hiện
công tác kế toán để lập BCTC nhằm cung cấp thông tin theo mục tiêu đã đƣợc thiết
lập bởi nhà quản trị. Đôi khi, nhà quản trị giao phó mục tiêu lập BCTC cho nhân
viên kế toán. Từ đó, hành vi của nhân viên kế toán có ảnh hƣởng đáng kể đến lựa
chọn các phƣơng pháp, thủ tục để thiết lập BCTC của doanh nghiệp.
Nhân viên kế toán thuê ngoài: Ở nhiều DNNVV, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nhân viên kế toán thuê ngoài đóng góp đáng kể vào công
tác lập BCTC của doanh nghiệp, nhất là thực hiện ghi chép sổ sách kế toán. Từ đó,
đặc tính của họ (về chuyên môn, về thái độ) có ảnh hƣởng đến mục tiêu và chất
lƣợng của BCTC. Mặc dù Luật kế toán cho phép hành nghề kế toán độc lập nhƣng
một thực tế là nhiều DNNVV thuê (không hợp thức và không hợp pháp) những
nhân viên công tác trong các lĩnh vực có liên quan (nhất là nhân viên thuế) tiến
hành ghi sổ kế toán và lập BCTC (nhƣng không ký vào). Từ đó, BCTC nhấn mạnh
mục tiêu quản trị thuế hơn là cung cấp thông tin phục vụ cho các mục tiêu khác.
1.1.2. Nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000)
Theo Jonas và Blanchet (2000), BCTC không chỉ là sản phẩm cuối cùng, nó
là một quá trình mà chất lƣợng của nó phụ thuộc vào chất lƣợng của từng thành
phần trong quá trình lập BCTC. Chất lƣợng BCTC đƣợc tiếp cận theo hai nhóm đối
7
tƣợng tiếp cận thông tin khác nhau: ngƣời sử dụng thông tin (nhà đầu tƣ và các chủ
nợ), các cổ đông và hội bảo vệ nhà đầu tƣ.
Hình 1.1: Quá trình lập BCTC của Jonas và Blanchet (2000)
Nguồn: Jonas và Blanchet (2000)
Đối với ngƣời sử dụng thông tin chất lƣợng của các BCTC đƣợc xác định liên
quan đến tính hữu ích của thông tin tài chính cho ngƣời sử dụng, chất lƣợng phải
đƣợc xác định theo mục tiêu tổng quát của BCTC, tức là để cung cấp cho ngƣời
dùng với thông tin hữu ích cho việc đầu tƣ, tín dụng, và các quyết định tƣơng tự,
nhu cầu của họ có xu hƣớng tập trung vào các vấn đề liên quan đến xác định giá trị.
Còn các cổ đông và hội bảo vệ nhà đầu tƣ chất lƣợng của thông tin tài chính đƣợc
xác định đầy đủ và minh bạch, không đƣợc thiết kế để xáo trộn hoặc gây nhầm lẫn
cho ngƣời sử dụng, nhu cầu của họ có xu hƣớng tập trung nhiều hơn vào quản trị
doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến quản lý.
Dựa trên các đặc điểm chất lƣợng TTKT mà Ủy ban các chuẩn mực kế toán tài
chính của Mỹ (FASB) đƣa ra kết hợp với quan điểm của những ngƣời sử dụng
BCTC: các nhà đầu tƣ và các chủ nợ, và các cố vấn của họ, những ngƣời đang làm
hoặc ảnh hƣởng đến các quyết định về việc phân bổ vốn.