BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Kim Ánh
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Kim Ánh
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của bất kỳ ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web được theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016
Phạm Thị Kim Ánh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH – BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….…1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………...3
3. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………….3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………...3
4.2 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………..3
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...4
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài…………………………………………………...4
7. Kết cấu luận văn……………………………………………………………….4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU………………………………………..6
1.1 Các nghiên cứu có liên quan……………………………………………………...6
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài………………………………………………….6
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước………………………………………………….8
1.2 Khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu cho luận văn………………….….14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………….……….......15
2.1 Chất lượng thông tin kế toán………………………………….…………………15
2.1.1 Khái niệm thông tin……………………………….…………………………..15
2.1.2 Khái niệm chất lượng…………………………………………………….…...15
2.1.3 Khái niệm về chất lượng thông tin…………………………………………...16
2.1.4 Khái niệm chất lượng thông tin kế toán………………………………….….16
2.1.4.1Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB…………..….17
2.1.4.2Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB...19
2.1.4.3Quan điểm hội tụ IASB – FASB………………………………………….….20
2.2 Tổng quan về hệ thống kế toán áp dụng cho đơn vị HCSN…………….….…..21
2.2.1 Đặc điểm hoạt động của đơn vị HCSN……………………………………...21
2.2.1.1Khái niệm đơn vị HCSN………………………………………….………….21
2.2.2 Đặc điểm hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN…………....…..22
2.2.2.1Đặc điểm về pháp lý………………………………………………………….22
2.2.2.2Về đối tượng kế toán…………………………………………………………24
2.2.2.3Về nguyên tắc kế toán………………………………………………………..25
2.2.2.4Đặc điểm đối tượng sử dụng……………………………………………....…26
2.2.3 Tổng kết các lý thuyết có liên quan……………………………………….....26
2.3 Các lý thuyết nền có liên quan………………………………………………..….27
2.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý và lý thuyết hành vi dự định……………........27
2.3.2 Kinh tế học thể chế………………………………………………………..…..28
2.4 Đánh giá khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các
đơn vị SNYT công lập trên địa bàn TP.HCM…………………………….…....29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………..…….…....33
3.1 Giả thuyết nghiên cứu…………………………..………………………….….....33
3.1.1 Xác định các nhân tố…………………………………………………….…....33
3.1.2 Xây dựng mô hình thống kê………………………………………….….…...35
3.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………….……………....…..37
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung…………………………….…………..…..37
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể………………………….……………….…38
3.2.3 Xác định kích thước mẫu và thang đo…………………………….………....40
3.2.3.1Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định…………………….……………..44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN………………………..45
4.1 Đánh giá thang đo……………….………………………………………………..45
4.1.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý…….………....45
4.1.2 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường chính trị……………...46
4.1.3 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường kinh tế………………..46
4.1.4 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường giáo dục……………....47
4.1.5 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường văn hóa…………….....48
4.1.6 Cronbach Alpha của thang đo đặc tính chất lượng TTKT……………..…..48
4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)………………………………………….......49
4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)……………………………………...…..50
4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường…………….…….52
4.3 Phân tích tương quan……………………………………………………………..53
4.4 Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu………………………………..54
4.4.1 Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội.….….54
4.4.2 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội……….…...55
4.4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội…………….….55
4.4.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy……………….…….56
4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội……….………………….………….57
4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi….……..…57
4.5.2 Kiểm định giả định các phần dư có phân phối chuẩn……….………….…..58
4.5.3 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đa cộng
tuyến)……..…………………………………………………………………….60
4.6 Mô hình hồi quy.……………..……………………………………………………61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………..………………….63
5.1 Kết luận…………….……………………………………………………………...63
5.2 Giải pháp…………………………………………….…………………………….64
5.2.1 Hoàn thiện nhân tố môi trường pháp lý…………………………………......64
5.2.2 Hoàn thiện nhân tố môi trường chính trị……………………...….…………65
5.2.3 Hoàn thiện nhân tố môi trường kinh tế…………………………….………..66
5.2.4 Hoàn thiện nhân tố môi trường giáo dục…………………….………………67
5.2.5 Hoàn thiện nhân tố môi trường văn hóa……………….…………………….68
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo………………………………………....68
5.3.1 Hạn chế của luận văn…………………………….………………………..…..68
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo………………………….……………………….69
KẾT LUẬN……………………………….…………………………………………...70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
BTC: Bộ tài chính
DN: Doanh nghiệp
HCSN: Hành chính sự nghiệp
NN: Nhà Nước
NSNN: Ngân sách Nhà Nước
QĐ: Quyết định
SNYT: Sự nghiệp y tế
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TT: Thông tư
TTKT: Thông tin kế toán
VN: Việt Nam
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn
vị SNYT công lập trên địa bàn TP.HCM………………………………………......34
Bảng 4.1: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý……….…....45
Bảng 4.2: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường chính trị…….…..….45
Bảng 4.3: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường kinh tế…………......45
Bảng 4.4: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường giáo dục…………...47
Bảng 4.5: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường văn hóa…………....48
Bảng 4.6: Cronbach Alpha của thang đo đặc tính chất lượng TTKT…………..….48
Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần……………………...50
Bảng 4.8: Bảng phương sai trích…………………………………………………...51
Bảng 4.9: Bảng ma trận xoay……………………………………………………....52
Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập….……...53
Bảng 4.11: Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS……………….…....54
Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội………..55
Bảng 4.13: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội………....56
Bảng 4.14: Bảng kết quả các trọng số hồi quy………………………………..…...56
Bảng 4.15: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số…………………….…57
3
DANH MỤC HÌNH ẢNH – BIỂU ĐỒ
Danh mục hình ảnh
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu……………………………………………….…43
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT tại
các đơn vị SNYT công lập trên địa bàn TP.HCM………………………….……44
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy…….…58
Biểu đồ 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa………………………59
Biểu đồ 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa…………………….60
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính sự
nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng đã từng bước được kiện toàn, góp phần
không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội. Các đơn vị HCSN chính là
những đơn vị quản lý như y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, khoa học công nghệ,
kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí của nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh
phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, hoạt động kinh doanh hay viện trợ không
hoàn lại. Do đó, để quản lý và chủ động trong các khoản chi tiêu của mình, hàng
năm các đơn vị HCSN phải lập dự toán cho từng khoản chi tiêu này. Dựa vào bản
dự toán, ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị. Chính vì vậy, kế toán
không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn quan trọng đối với NSNN.
Chính vì vậy, công việc của kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập là phải tổ
chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình
hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các tài sản
công…Bên cạnh đó, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt
động kinh tế phát sinh trong quá trình sử dụng NSNN; qua đó, góp phần vào việc
quản lý nguồn vốn hiệu quả hơn.
Vì tầm quan trọng này, chất lượng TTKT phải được tìm hiểu và hoàn thiện
nhằm phát huy tốt hơn vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp. Đó là thực hiện
chức năng quản lý NN, quản lý hành chính, xã hội và tạo ra các loại hình dịch vụ
công để phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện kế toán theo quyết định số 19
do Bộ tài chính ban hành năm 2006 và thông tư 185 về hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung
ban hành năm 2010 giúp cho các đơn vị thực hiện tốt hơn công tác kế toán. Qua đó
cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết cho các đối tượng sử dụng.
Tuy nhiên, do hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ngày càng được
mở rộng về quy mô và đa dạng về hoạt động dịch vụ..Bên cạnh việc chi phối bởi
chế độ kế toán dành cho các đơn vị HCSN, các đơn vị còn chịu sự chi phối của
2
những quy định về luật NSNN…Mặc dù có nhiều quy định và TT hướng dẫn nhưng
việc ghi nhận thông tin vẫn còn bị hạn chế, trở ngại khi soạn thảo và trình bày
BCTC, đặc biệt là BCTC tổng hợp. Trên cơ bản, TTKT dùng để mô tà vấn đề tài
chính tại các đơn vị HCSN, phản ánh được hiệu quả hoạt động cũng như mức độ
tuân thủ pháp luật trong việc chấp hành theo đúng các quy định do NN ban hành.
Hơn thế, do đặc thù về tổ chức, đặc điểm hoạt động và xã hội hóa ngày càng cao
thì chất lượng thông tin trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đang dần được
quan tâm để cải tạo chất lượng phục vụ nhân dân và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu các nhân
tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng TTKT. Từ đó có
hướng điều chỉnh tích cực, phù hợp đến các nhân tố trọng yếu giúp cải thiện chất
lượng TTKT theo mong muốn.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy mô dân số
và mức độ đô thị hóa, đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung
tâm văn hóa, giáo dục, y tế quan trọng của cả nước. Hệ thống các đơn vị sự nghiệp
y tế công lập tại thành phố Hồ Chí Minh có 32 đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc sở,
12 trung tâm không giường bệnh, 23 bệnh viện quận huyện và 24 trung tâm y tế dự
phòng quận huyện; là nơi khám chữa bệnh, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho mọi
tầng lớp nhân dân trên địa bàn TP.HCM (Sở Y Tế, 2016). Chính vì vậy mà nhu cầu
nâng cao chất lượng TTKT tại các đơn vị SNYT công lập trên địa bàn TP.HCM trờ
thành nhu cầu cấp thiết để người dân có thể biết được tình trạng hoạt động và quy
mô đơn vị y tế khi lựa chọn nơi chăm sóc sức khỏe cho mình tốt nhất. Câu hỏi được
đặt ra là chất lượng TTKT tại các đơn vị SNYT này cung cấp như thế nào và các
nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT đó?
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh” được lựa chọn để nghiên cứu.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát cơ sở lý luận, những quy định trong lĩnh vực kế toán công ở Việt
Nam nói chung và kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN công lập nói riêng.
Từ đó đưa ra những hạn chế và tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.
Khảo sát thực trạng các đối tượng sử dụng, trình bày TTKT tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn
vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT tại các
đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng
TTKT tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm;
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNYT công
lập tại TP.HCM.
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như thế nào đến chất lượng TTKT tại các
đơn vị SNYT công lập tại TP.HCM.
Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng TTKT tại các đơn vị SNYT
công lập tại TP.HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNYT công lập
(bao gồm 08 bệnh viện công lập) trên địa bàn TP.HCM thông qua việc khảo sát
các đối tượng là nhân viên kế toán công tác tại các đơn vị này.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào tìm hiểu, xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng TTKT và mức độ tác động của các nhân tố này đến chất
5
Trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó đưa ra hướng nghiên cứu
của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu, đặc điểm hệ
thống kế toán áp dụng tại các đơn vị HCSN tại VN, chất lượng TTKT.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng,
hiệu chỉnh đánh giá các thang đo của các khái niệm nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả phân tích: mô tả mẫu, kiểm
định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, kiểm định độ
phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả định mô hình hồi quy bội.
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
Đưa ra kết luận về nghiên cứu và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao
chất lượng TTKT tại các đơn vị SNYT công lập trên địa bàn TP.HCM.
Bên cạnh đó, luận văn còn có các phụ lục được đính kèm.
4
lượng TTKT được công bố trên BCTC tại các đơn vị SNYT công lập (bao gồm
08 bệnh viện công lập) trên địa bàn TP.HCM.
Thời gian nghiên cứu: dữ liệu nghiên cứu và khảo sát được tiến hành từ tháng
08/2016 đến tháng 10/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng
theo mục tiêu nghiên cứu, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo. Cụ
thể:
Phương pháp định tính: nhằm tập trung tìm hiểu các khái niệm được sự dụng
trong mô hình nghiên cứu, hiệu chỉnh và bổ sung biến quan sát cho các thang
đo. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua tìm hiểu các lý thuyết và
nghiên cứu liên quan, thảo luận nhóm về các câu hỏi và thang đo.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: nhằm xác định và đánh giá mức độ của
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, sự phù hợp của mô hình nghiên
cứu với dữ liệu thực tế. Nghiên cứu định lượng được thiết kế với dữ liệu thu
thập thông qua khảo sát và được sử dụng để kiểm định lại mô hình và các giả
thuyết theo phương pháp thống kê mô tả phần mềm phân tích thống kê SPSS.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các đơn vị SNYT công lập trên địa
bàn TP.HCM xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Từ
đó, các đơn vị sẽ có những giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm cải thiện và nâng
cao chất lượng TTKT tại chính đơn vị của mình.
Đề tài này trở thành tài liệu tham khảo cho các môn học hay các bài nghiên cứu
sau này liên quan đến kế toán HCSN, chất lượng TTKT….
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết cấu của luận văn gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Phần mở đầu trình bày tóm lược lý do, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và kết cấu
luận văn
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Janet Mack (2006) thực hiện việc nghiên cứu tại Úc với mục tiêu xác định mục
đích của BCTC cho mục đích chung của khu vực công Úc và sự hòa hợp giữa mục
đích với nội dung của BCTC. Nghiên cứu đã chỉ ra mục đích của người sử dụng
BCTC không chỉ là mục đích ra quyết định mà còn sử dụng cho mục đích đánh giá
trách nhiệm giải trình của đơn vị báo cáo. Chính vì lẽ đó mà thông tin của BCTC
cung cấp phải hữu ích.
Yasuhiro Yamada (2007), tác giả cho rằng mục tiêu BCTC quyết định nội dung
BCTC. Thông qua việc so sánh mục tiêu BCTC khu vực công của Nhật và Mỹ là
giải trình và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Qua đó, tác giả đã
cho thấy hai khía cạnh khác nhau rằng: tại Mỹ, đối tượng sử dụng thông tin BCTC
khu vực công là công chúng rất được đề cao để đánh giá trách nhiệm giải trình của
các cơ quan chính quyền địa phương; tại Nhật, người Nhật không có nhu cầu đòi
hỏi cao về trách nhiệm giải trình của chính phủ. Với họ, việc nộp thuế là nghĩa vụ,
dù có sử dụng dịch vụ công hay không họ vẫn phải nộp thuế. Chính vì thế, BCTC
khu vực công của Nhật coi trọng việc cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của
các cán bộ, lãnh đạo và các đối tượng liên quan khác nhiều hơn là công chúng.
Yasuhiro Yamada đã có kết luận rằng tại Nhật Bản cần đưa mục tiêu cung cấp
thông tin đánh giá trách nhiệm giải trình là mục tiêu cơ bản của BCTC khu vực
công của Nhật trong giai đoạn sau này, đồng thời phải có những biện pháp ràng
buộc về pháp lý mạnh để BCTC khu vực công của Nhật cung cấp thông tin đánh giá
trách nhiệm giải trình.
Harun Harun và Haryono Kamase (2012), đã thực hiện nghiện cứu tại Malaysia,
một nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á, nhóm tác giả đã cho rằng
năng lực thể chế thấp của khu vực công là trở ngại lớn nhất cho các quốc gia đang
phát triển trong việc theo đuổi cải cách hệ thống kế toán. Tác giả cũng nêu ra định
nghĩa về năng lực thể chế trong khu vực công là khả năng của tổ chức để xác định
7
vấn đề, phát triển và đánh giá chính sách lựa chọn thay thế, đồng thời để vận hành
các chương trình của chính phủ. Năng lực thể chế thấp đã khiến các nước đang phát
triển bị rơi vào tình trạng quan liêu, làm việc không hiệu quả dẫn đến thông tin
thiếu minh bạch. Bên cạnh đó, sự tham nhũng làm cản trở việc cung cấp thông tin
kế toán minh bạch và làm cho hệ thống kế toán khu vực ông chậm đổi mới. Ngoài
ra, sự hạn chế quyền hành của công chúng trong việc tham gia vào chính sách khu
vực ông, sự hạn chế quyền hành của công chúng trong việc tham gia vào chính sách
khu vực công và sử dụng thông tin BCTC cũng làm ảnh hưởng đến việc cung cấp
thông tin kế toán minh bạch. Từ đó, bộ tài chính Malaysia cho rằng có bốn lý do
làm cho việc cải cách kế toán Malaysia theo cơ sở dồn tích là: (1) thiếu nguồn nhân
lực có tay nghề cao, đặc biệt la trong lĩnh vực kế toán, (2) quan chức cấp cao trong
Chính phủ đã quen thuộc với hệ thống kế toán cũ, (3) thiếu sự hỗ trợ của chính trị,
(4) không có chuẩn mực kế toán mà có thể được sử dụng như một công cụ thống
nhất cho việc ghi nhận các giao dịch và tiêu chuẩn của các BCTC khu vực công.
Nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của kế toán và sự liên hệ với chất lượng thông tin BCTC”.
Năm 1984, Choi và Mueller đã đưa ra danh sách chi tiết các nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển hệ thống kế toán. Các nhân tố đó là:
Hệ thống pháp luật
Hệ thống chính trị
Nguồn gốc sở hữu vốn
Cỡ và độ phức tạp của đơn vị
Đặc điểm xã hội
Mức độ tinh tế, nhạy cảm của môi trường kinh doanh
Mức độ suy luận pháp lý
Chính sách kế toán hiện tại
Tốc độ đổi mới kinh doanh
Bối cảnh phát triển kinh tế
Phát triển của các thành phần kinh tế
8
Phát triển giáo dục nghề nghiệp và tổ chức nghề nghiệp
Từ 12 nhân tố trên, tác giả đã phân thành 5 nhóm thích hợp sau:
Môi trường pháp lý
Môi trường chính trị
Môi trường kinh tế
Môi trường văn hóa
Môi trường giáo dục, nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp (Zhang, 2005).
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Mai Thị Hoàng Minh (2014), trong bài viết về vận dụng IPSAS để trình bày
BCTC NN theo mô hình tổng kế toán NN, theo tác giả những trở ngại, thách thức
cho VN khi vận dụng IPSAS để lập BCTC NN bao gồm: (1) chưa hình thành hệ
thống kế toán NN thống nhất, phương pháp và nguyên tắc kế toán chưa tuân thủ
hoàn toàn thông lệ quốc tế; (2) số liệu kế toán tại các đơn vị kế toán NN chưa đồng
bộ; (3) kho bạc NN chưa triển khai và vận hành một cách chỉnh hệ thống thông tin
kế toán tập trung; (4) khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ và chưa theo kịp với sự phát
triển của kinh tế thị trường; (5) năng lực, trình độ của cán bộ còn bị giới hạn; (6) lộ
trình cải cách chậm và nguồn lực tài chính dành cho cải cách kế toán chưa đáp ứng
được yêu cầu.
Bài báo khoa học của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) “Tiêu chí đánh giá
và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán”.
Trong bài nghiên cứu của mình, Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga đã nêu ra những
quan điểm, các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng TTKT, cụ thể:
Nghiên cứu của Ahmad AI – Hiyari and Ctg (2013) đã công bố về các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trong công trình nghiên cứu của minh. Các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT:
Nhân sự
Cam kết quản lý ( cam kết quản lý được hiểu là một cam kết tổng thể mà theo
đó không chỉ có sự tham gia của nhà quản lý và nhân viên trao quyền mà còn
9
để làm việc theo nhóm, trong nội bộ nhóm và nối giữa các nhóm, nhằm thực
hiện thông tin liên lạc thông suốt trong toàn bộ tổ chức).
Hệ thống thông tin
Chất lượng dữ liệu
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố chất lượng dữ liệu không có ảnh hưởng
đáng kể đến chất lượng TTKT.
Nghiên cứu của Rapina (2014) đã kết luận các yếu tố cam kết, văn hóa tổ chức
và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng TTKT.
Nghiên cứu của Heidi Vander Bauwhede (2001) nhân tố tiềm năng ảnh hưởng
đến báo cáo tài chính (BCTC) bao gồm:
Quyết định của nhà quản lý
Cơ chế quản lý bên ngoài
Cơ chế quản trị nội bộ
Các quy định về BCTC
Hệ thống pháp luật
Cấu trúc tài chính
Sự phân tán giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát
Nhu cầu và mục tiêu của BCTC
Từ những căn cứ nói trên, tác giả bài báo đã đưa ra những nhân tố chung ảnh
hưởng đến chất lượng TTKT, bao gồm:
Nguồn nhân lực kế toán và nhà quản lý: năng lực, trình độ chuyên môn, trách
nhiệm với nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của các nhà
quản lý doanh nghiệp và nhân lực kế toán.
Hệ thống TTKT: các thiết bị công nghệ thông tin truyền thông, phần mềm kế
toán,…ảnh hưởng đến tính kịp thời, tính chính xác, tính đầy đủ của TTKT cung
cấp.
Môi trường DN: đó là sự hòa quyện giữa yếu tố bên trong và bên ngoài DN có
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của DN gồm có: văn hóa
10
DN, cơ cấu tổ chức, chính sách đãi ngộ, sự cạnh tranh…đều có thể có những ảnh
hưởng nhất định đến chất lượng TTKT.
Hệ thống văn bản pháp luật và các chuẩn mực liên quan dùng để giám sát việc
tuân thủ các quy định về kế toán của NN.
Qua đó, tác giả đã xây dựng theo ba nhóm nhân tố là: nhân sự kế toán và các nhà
quản lý, môi trường DN, hệ thống văn bản pháp luật.
Sau quá trình phân tích, nghiên cứu để cuối cùng chạy mô hình hồi quy, tác giả
đã chứng minh và đi đến kết luận rằng: có 02 nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng TTKT của DN ở VN là nhân sự kế toán và các nhà quản lý, hệ thống văn bản
pháp luật.
Nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014) “Xác định và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài
chính của các công ty niểm yết ở Việt Nam”
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở VN. Đó là các
nhân tố sau:
Nhân tố nhà quản trị công ty: được thể hiện thông qua: (1) nhà quản trị của các
công ty niêm yết có hiểu biết nhất định về lĩnh vực tài chính – kế toán, (2) nhà
quản trị công ty của các công ty niêm yết có khoảng thời gian gắn bó với công ty
lâu dài và cuối cùng là (3) nhà quản trị của các công ty niêm yết xây dựng được
giá trị cốt lõi cho công ty.
Nhân tố lợi ích và chi phí khi lập BCTC: được thể hiện thông qua: (1) chi phí và
lợi ích khi lập BCTC của các công ty niêm yết phụ thuộc vào các chính sách kế
toán của Bộ tài chính, (2) chi phí và lợi ích khi lập BCTC của các công ty niêm
yết phụ thuộc vào quy trình kế toán của công ty và cuối cùng là (3) chi phí lập
BCTC của các công ty niêm yết thường được cân nhắc trong mối quan hệ với lợi
ích đạt được của công ty.
Nhân tố việc lập và trình bày BCTC: được thể hiện qua: (1) TTKT trình bày trên
BCTC của công ty niêm yết được công khai đúng thời hạn quy định, (2) TTKT
11
trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết có thể kiểm chứng được bởi kiểm
toán độc lập, (3) TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết được trình
bày đầy đủ và rõ ràng, (4) TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết
được báo cáo kịp thời, (5) TTKT trình bày trên BCTC của công ty được trình
bày liên tục qua các kỳ kế toán, (6) các chính sách kế toán được công ty áp dụng
đảm bảo tính nhất quán trong một kỳ kế toán, (7) thuyết minh BCTC của công ty
niêm yết giải trình rõ ràng, cụ thể và chi tiết việc lập và trình bày BCTC qua các
kỳ kế toán, (8) thuyết minh BCTC của công ty niêm yết thể hiện đầy đủ các chỉ
tiêu và cuối cùng là (9) TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết được
trình bày không bị bỏ sót hoặc có sai lệch ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
Nhân tố trình độ nhân viên kế toán: được thể hiện qua: (1) nhân viên kế toán có
am hiểu về tình hình kinh doanh, tài chính của công ty, (2) nhân viên kế toán có
kỹ năng về lập và trình bày BCTC, (3) nhân viên kế toán tuân thủ những tiêu
chuẩn về đạo đức nghề nghiệp kế toán, (4) nhân viên kế toán được cập nhật
thường xuyên về sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định
về pháp luật có liên quan.
Nhân tố thuế: được thể hiện qua: (1) các khoản mục liên quan tới thuế trình bày
trên BCTC của các công ty niêm yết tuân thủ theo chính sách thuế hiện nay, (2)
các khoản mục liên quan tới thuế được trình bày trên BCTC của các công ty
niêm yết được lập theo mục đích của nhà quản trị DN và cuối cùng là (3) các
công ty niêm yết có xu hướng tối thiểu hóa số thuế phải nộp.
Nhân tố mục tiêu lập BCTC: được thể hiện thông qua: (1) thúc đẩy giá cổ phiếu
để phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động vốn, (2) gia tăng lợi nhuận nhằm
mục đích thu hút vốn đầu tư vào DN và (3) hỗ trợ cho vấn đề vay vốn của các
công ty niêm yết.
Nhân tố rủi ro kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết:
được đánh giá và thể hiện qua : (1) kiểm toán viên kiểm toán BCTC của các
công ty niêm yết trong nhiều năm liên tiếp làm tăng rủi ro kiểm toán cho BCTC,
(2) kiểm toán viên kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết thực hiện kiểm
12
toán theo yêu cầu của nhà quản trị công ty, cuối cùng là (3) kiểm toán viên kiểm
toán BCTC của các công ty niêm yết không phát hiện hết các sai sót trong việc
lập và trình bày BCTC.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 5 nhân tố tác động đến chất lượng TTKT
được trình bày trên BCTC: rủi ro kiểm toán đối với công ty niêm yết, nhà quản trị
công ty, việc lập và trình bày BCTC, chi phí và lợi ích khi lập BCTC và thuế được
thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau:
Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết =
0.448 x Rủi ro kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán đối với các công ty
niêm yết + 0.387 x Nhà quản trị công ty + 0.178 x Việc lập và trình bày BCTC +
0.166 x Chi phí và lợi ích khi lập BCTC + 0.104 x Thuế
Kết quả của bải nghiên cứu này đã xây dựng thành công mô hình đánh giá chất
lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết, qua đó cho thấy được
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Mặc dù nội dung và kết quả bài
nghiên cứu không liên quan trực tiếp đến luận văn mà tôi đang trình bày, nhưng đây
là tiền đề, là cơ sở để tôi lựa chọn, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
TTKT tại các đơn vị SNYT công lập trên địa bàn TP.HCM.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2014) “Hoàn thiện báo cáo tài chính khu
vực công - nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam.
Kế thừa nghiên cứu của Choi và Mueller (1984), trong luận án tiến sĩ kinh tế về
Hoàn thiện BCTC khu vực công – nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp
tại Việt Nam của mình, tác giả đã đề cập đến các nhân tố tác động đến chất lượng
TTKT trên BCTC khu vực công cần được kiểm định bao gồm:
Môi trường pháp lý: gồm có: (1) luật Ngân sách và các chính sách quản lý tài
chính khu vực công, (2) Chuẩn mực, chế độ kế toán khu vực công, (3) cơ quan
ban hành chuẩn mực, chế độ kế toán khu vực công, (4) mục tiêu báo cáo tài
chính rõ ràng.
Môi trường chính trị: gồm có: (1) sự dân chủ, (2) sự giám sát chặt chẽ của cơ
quan, đơn vị giám sát, (3) áp lực từ việc bắt buộc phải cung cấp thông tin BCTC
13
đã kiểm toán độc lập của các đơn vị thuộc khu vực công, (4) quyền hạ của đối
tượng sử dụng thông tin.
Môi trường kinh tế: bao gồm yếu tố sau: (1) sự phát triển kinh tế khu vực công,
(2) nợ công, (3) qui mô của đơn vị sự nghiệp công.
Môi trường giáo dục nghề nghiệp: (1) trình độ của chuyên gia, chuyên viên kế
toán, (2) mức độ tiếp cận với sự phát triển kế toán khu vực công trên thế giới và
cuối cùng là (3) tăng cường sử dụng công nghệ thông tin.
Môi trường văn hóa: (1) chủ nghĩa cá nhân và tham nhũng, (2) sự đấu tranh đòi
quyền lợi sử dụng thông tin của công chúng, (3) quan điểm công khai của cơ
quan quản lý Nhà nước, (4) sự nghiêm túc thực thi chuẩn mực và đạo đức nghề
nghiệp.
Sau quá trình tác giả kiểm định, qua bài nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra
kết quả về các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC khu vực công
theo thứ tự như sau: (1) môi trường pháp lý, (2) môi trường chính trị, (3) môi
trường văn hóa, (4) môi trường giáo dục, nghề nghiệp và sự chuyên nghiệp.
Lê Thị Cẩm Hồng (2013), tác giả đã nghiên cứu hoàn thiện BCTC đơn vị HCSN
theo hướng tiếp cận IPSAS, theo tác giả để thực hiện điều này thì Việt Nam cần
hoàn thiện về môi trường pháp lý, thay đổi cơ sở kế toán sang cơ sở dồn tích hoàn
toàn, hoàn thiện chế độ kế toán, ban hành các qui định về kiểm soát nội bộ.
Phạm Quang Huy (2014), trong luận án nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kế toán
thu chi ngân sách NN, tác giả cho rằng đến năm 2020 VN tạo ra hành lang pháp lý
vững chắc trong quá trình chuẩn bị cho nền kế toán công của quốc gia, hoàn thiện
hệ thống quản lý NSNN, thực hiện tạo lập mô hình kế toán tập trung của tất cả các
lĩnh vực để tạo ra sự kết nối thông tin giữa các khâu trong nền kinh tế, qua đó tạo ra
hành lang đầy đủ để có thể dễ dàng chuyển đổi sang việc áp dụng chuẩn mực kế
toán công quốc gia trong thời gian tới. Từ năm 2020 trở đi, VN xem xét và ban
hành dần dần chuẩn mực kế toán công của quốc gia trên cơ sở bộ IPSAS, lựa chọn
cơ sở kế toán thống nhất theo điều kiện thực tế của Việt Nam và phù hợp với định
hướng của quốc tế trong bộ chuẩn mực kế toán công.
14
1.2 Khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu cho luận văn
Các nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đã phần nào cho thấy tầm quan trọng
của chất lượng thông tin kế toán trên BCTC trong việc hỗ trợ ra quyết định và quản
trị công ty của nhà quản lý. Từ đó cho thấy nhu cầu cần thiết phải nhận diện được
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT hiện nay. Kết quả tổng kết các nghiên
cứu phát hiện ra được các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT như là: nhân
sự, cam kết quản lý, hệ thống thông tin, chất lượng dữ liệu, văn hóa tổ chức và cơ
cấu, quyết định của nhà quản lý, cơ chế quản lý bên trong và bên ngoài, các quy
định về BCTC, hệ thống pháp luật...
Trong nước, các luận văn cũng đã có những nghiên cứu nhất định về chất lượng
thông tin kế toán trên BCTC khu vực công. Từ đây, câu hỏi đặt ra là các nhân tố
nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng TTKT khu vực công hiện nay? Các nghiên cứu
nước ngoài và trong nước đã phát hiện ra được các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng TTKT tại các doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu trong nước vẫn
chưa có nghiên cứu trong trường hợp kiểm định tại các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập nói riêng.
Từ tầm quan trọng của vấn đề, từ chỗ số lượng nghiên cứu thực nghiệm về vấn
đề này không nhiều và cần được bổ sung hoàn thiện trong nghiên cứu tại môi
trường Việt Nam. Do đó, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã công bố, tác giả
đã xác định hướng nghiên cứu trong luận văn này là xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNYT công lập tại TP.HCM. Kết quả
nghiên cứu sẽ giúp nhận diện và xác định về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng
TTKT, từ đó có thể tìm ra các giải pháp hữu ích góp phần nâng cao chất lượng
TTKT cho các đơn vị SNYT công lập tại TP.HCM.
15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Chất lượng thông tin kế toán
2.1.1 Khái niệm thông tin
Theo tác giả Gelinas và Dull, thông tin là những sự kiện, con số được thể hiện
trong một hình thức hữu ích với người sử dụng để phục vụ việc ra quyết định.
Thông tin có ích với việc ra quyết định vì nó giảm sự không chắc chắn và tăng tri
thức về vấn đề được đề cập (Gelinas & Dull, 2008).
Theo quan điểm về kinh tế học thì thông tin là những gì con người nhận được từ
dữ liệu và thông qua xử lý dữ liệu để tạo ra sự hiểu biết, các tri thức và được đánh
giá là có ích trong việc ra quyết định.
Như vậy, thông tin có nhiều khái niệm đa dạng theo các nhà khoa học khác
nhau. Theo tác giả Đoàn Phan Tân (2001) thì nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau là
thông tin không thể sờ được; mọi người nhận được thông tin trong quá trình hoạt
động. Trong phạm vi nghiên cứu của tác giả thì thông tin nên được xem xét ở góc
độ kinh tế. Đó là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu và xử lý dữ liệu
nhằm tạo ra sự hiểu biết, tri thức để đưa ra đánh giá hữu ích cho việc ra quyết định.
2.1.2 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất
nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Có một số khái niệm được các chuyên
gia chất lượng đưa ra như sau:
Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu (Juran, 1988). Trong khi đó chất lượng
còn được nêu ra với khái niệm rằng chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay
đặc tính nhất định (Crosby, 1979).
Theo quan điểm của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quố tế (ISO), chất lượng là “mức
độ tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Đáp ứng yêu cầu tức là đáp
ứng được những mong đợi của khách hang đối với sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy, chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng hay người sử dụng sản phẩm dịch vụ. Đánh giá chất lượng cao hay thấp
phải đứng trên quan điểm người sử dụng. Đối với TTKT được tạo ra từ các báo cáo
16
kế toán thì thông tin này có chất lượng khi nó đáp ứng được nhu cầu ra quyết định
của người sử dụng thông tin.
2.1.3 Khái niệm về chất lượng thông tin
Theo Wang và cộng sự thì chất lượng thông tin có thể được hiểu là thông tin phù
hợp với mong đợi của người sử dụng thông tin đó (Wang & cộng sự, 1998). Bên
cạnh đó thì Kahn và cộng sự là nêu lên chất lượng thông tin là đặc tính của thông
tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự mong đợi của người sử dụng thông tin
(Kahn & cộng sự, 1999). Việc đo lường chất lượng thông tin phụ thuộc vô cảm tính
cá nhân nên cần thiết có những đặc điểm chung về chất lượng thông tin làm tiêu
chuẩn đo lường, các tiêu chuẩn về chất lượng thông tin được tác giả tổng hợp từ các
nghiên cứu như sau:
Tính kịp thời: nhấn mạnh đến tính cung cấp thông tin một cách nhanh chóng
hoặc thông tin được cập nhật đúng thời điểm theo yêu cầu của người sử dụng.
Tính có thể truy cập: nhằm đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng và ổn định
mang lại các giá trị cho người sử dụng.
Tính khách quan: đảm bảo thông tin phản ánh thực tế một cách khách quan.
Tính thích hợp: thông tin phải thích hợp cho các quyết định của người sử dụng.
Chính xác: đây là tiêu chuẩn đòi hỏi tính rõ rang và chắc chắn của thông tin.
Nhất quán: đây là tiêu chuẩn đòi hỏi thông tin không mâu thuẫn, nhất quán về
hình thức và nội dung.
Đầy đủ: thông tin phải đảm bảo các yêu cầu nhằm phản ánh đúng thực tế
Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng thông tin, mỗi quan
điểm của những tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, tác giả đưa ra nhận xét là thông
tin có chất lượng khi nó đảm bảo một số đặc điềm, yêu cầu sao cho phù hợp với nhu
cầu và quyết định của người sử dụng thông tin.
2.1.4 Khái niệm chất lượng thông tin kế toán
Thông tin kế toán về bản chất là thông tin nên khái niệm chất lượng thông tin kế
toán cũng được xây dựng và phát triển trên nền tảng của chất lượng thông tin. Hiện
nay có nhiều quan điểm và tiêu chuẩn chất lượng thông tin kế toán. Tuy nhiên, tác