Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI THU HOẠCH BDTX CHUYÊN SÂU HƯỚNG DẪN HS VIẾT ĐÚNG QUY TẮC CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.62 KB, 12 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
PHẦN I. LÝ THUYẾT
1. Tên chuyên đề: “Hướng dẫn học sinh lớp 1 viết đúng quy tắc chính tả "
2. Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các em phải học tốt tất cả các
môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - xã hội, Mĩ thuật, Hát nhạc, Thủ công, Thể
dục... Trong đó môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt.
Tiếng Việt là môn học rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, cung cấp
vốn từ phong phú cho học sinh. Học Tiếng Việt trang bị cho trẻ những kỹ năng hữu
ích về giao tiếp. Tiếng Việt tiểu học là một môn học nền tảng trong hệ thống giáo
dục của Việt Nam, trong Tiếng Việt gồm có các phần như nghe, nói, đọc, viết. Phần
chính tả là một phần đặc biệt và quan trọng trong phần viết. Là mục tiêu hiện thực
hóa của Tiếng Việt, việc học hiệu quả hay không sẽ được kiểm chứng trong phần
viết đúng chính tả này. Qua thực tế giảng dạy ở lớp tôi nhận thấy một số em đọc
bài rất tốt, viết bài sạch đẹp nhưng lại không đúng chính tả. Vậy học sinh viết
sai chính tả không còn quá xa lạ nữa, lớp nào, trường nào cũng có tình trang học
sinh viết sai lỗi chính tả.
Trong trường Tiểu học, môn chính tả có một vị trí hết sức quan trọng (trước
hết nó là một môn học có tính chất công cụ). Học sinh có viết đúng, viết nhanh thì
mới có phương tiện để học các môn học khác được dễ dàng. Chỉ xét tác dụng của
chính tả đối với tập làm văn cũng thấy rõ điều đó. Đọc, viết và thông hiểu ý nghĩa
là ba công việc có liên quan mật thiết với nhau. Nếu viết là biến những ngôn ngữ
thành kí hiệu hiểu được thì đọc là biến những kí hiệu đó thành ngôn ngữ. Muốn
vậy, học sinh cần thông thạo về cách đọc và viết đúng quy tắc chính tả.
Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, tôi đang cố gắng sử
dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức dạy chính tả nhằm giúp học sinh Tiểu học
1


Nên tôi chọn modul chuyên sâu “Hướng dẫn học sinh lớp 1 viết đúng quy
tắc chính tả’’


3. Khái niệm
Trong ngôn ngữ học, chính tả (chữ Hán) của một ngôn ngữ là một hệ
thống các quy tắc ghi chép lại lời nói được cộng đồng người sử dụng chấp nhận
một cách chính thức (qua các thể chế của nhà nước) hoặc rộng rãi.
"Chính tả" là một từ Hán Việt, trong đó "chính" có nghĩa là đúng, "tả" có
nghĩa là viết, "chính tả" dịch sát nghĩa từng chữ là "viết đúng".
Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ
thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết
hoa…
Tính tương đối: sai chính tả, lỗi chính tả dùng để chỉ những cách dùng từ
khác biệt với quy tắc chung trong cộng đồng người
4. Mục tiêu cần đạt sau khi bồi dưỡng
- Tìm hiểu về quy tắc chính tả học sinh lớp 1.
- Một số lỗi chính tả học sinh thường mắc phải.
- Đề xuất một số ý kiến góp phần viết đúng chính tả và nâng cao chất lượng
dạy Tiếng Việt lớp 1.
- Học sinh có kỹ năng viết đúng chính tả, có vốn kiến thức về cuộc sống,
về văn học từ đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh; óc nhận xét, so sánh, trí
nhớ.
- Học sinh yêu có hứng thú học môn Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt. Đáp ứng với mục tiêu giáo dục của bậc tiểu học.
5. Hình thức bồi dưỡng

2


- Tự học, tự nghiên cứu, kết hợp với các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn tại
tổ, trường, bồi dưỡng qua mạng Internet: trao đổi qua email, tìm tài liệu tham
khảo...
- Khảo sát đánh giá kỹ năng nghe – viết của học sinh

- Thăm lớp dự giờ đồng nghiệm để đáng giá rút kinh nghiệm cho bản thân
- Soạn giáo án và lên lớp dạy thực nghiệm để đánh giá quá trình thực hiện
chuyên đề
- Ghi chép các nội dung bồi dưỡng có liên quan đến việc lựa chọn chuyên đề
6. Kế hoạch bồi dưỡng
Tháng
1+2

Nội dung

Bổ sung

Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu học hỏi
Soạn giảng, rèn học sinh nghe – viết đúng chính tả

3+4

Dự giờ
Soạn giảng, rèn học sinh nghe – viết đúng chính tả
Viết bài thu hoạch

7. Quá trình bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng
- Tìm tài liệu có liên quan đến học Tiếng Việt.
- Ghi chép những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức một giờ dạy
- Thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để có những phương pháp
dạy học tích cực
- Thực hành soạn giảng để đánh giá kết quả của chuyên đề
8. Những kết quả đạt được sau bồi dưỡng
* Giáo viên
3



Giáo viên tích lũy thêm kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả
theo các quy tắc. Giúp giáo viên tự tin, chủ động, sáng tạo hơn để tìm ra các biện
pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Giám tự chịu trách nhiệm về chất lượng
học tập của lớp mình. Quá trình dạy học giúp giáo viên có cơ hội nhìn lại quá trình
dạy, tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời, quan tâm nhiều hơn
đến những khó khăn của học sinh, đặc biệt là những học sinh chưa đạt chuẩn. Biết
lắng nghe tôn trọng ý kiến của học sinh trong các giờ học. Quan hệ giữa giáo viên
với học sinh gẫn gũi, thân thiện.
* Học sinh
Giúp các em biết nghe – viết thành thạo, trình bày sạch đẹp. Không những góp
phần củng cố kiến thức Tiếng Việt, rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả, tích cực
góp phần phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và cung cấp thêm vốn từ cho học sinh tiểu
học mà còn là chiếc cầu nối giữa Tiếng Việt với các môn học khác. Học sinh tham
gia các buồi ngoại khóa "Đừng để kiến thức rơi" hay hội vui học tập, trò chơi, giao lưu
toán, tiếng việt, tiếng anh...đều hoàn thành rất tốt những kiến thức liên quan đến Tiếng
Việt và đạt kết quả cao.
Mặt khác môn chính tả còn có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về các
quy tắc chính tả đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết rõ, viết
nhanh, viết đẹp. Cần kết hợp chính tả với rèn luyện cách phát âm được chính xác
với việc củng cố và mở rộng vốn từ ngữ, vốn kiến thức về cuộc sống, về văn học từ
đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh; óc nhận xét, so sánh, trí nhớ, hình
thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa , Tiếng Việt
chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt “, cũng như xây dựng
chuẩn ngôn ngữ cho mỗi vùng miền của Tổ quốc…
Với cách hướng dẫn mà tôi đã đưa ra thực hiện hướng dẫn học sinh viết đúng
chính tả theo góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng và góp
phần nâng cao hiệu quả của môn Tiếng Việt trong nhà trường nói chung.
4



PHẦN II. VẬN DỤNG THỰC TIỄN
1. Mô tả quá trình vận dụng kết quả bồi dưỡng vào thực tiễn hoạt động
giáo dục giảng dạy
1.1. Luyện phát âm:
Muốn học sinh viết đúng chính tả, tôi phải chú ý luyện phát âm cho học sinh,
giúp các em phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu của giáo
viên.
Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tiếng Việt và
một số môn học khác.
1.2. Luyện tập về phân tích, so sánh:
Trong các giờ Tiếng Việt khi viết chính tả , tôi thường xuyên hướng dẫn các
em phân tích về cấu tạo tiếng rồi so sánh những tiếng dễ lẫn lộn, luyện viết bảng
con trước khi viết vào vở.
Vd: Khi viết tiếng "muống", học sinh dễ lẫn lộn với tiếng "muốn", tôi yêu
cầu học sinh phân tích cấu tạo 2 tiếng này đồng thời giải nghĩa từ:
- Muống = Muông + thanh sắc (rau muống)
- Muốn = Muôn + thanh sắc (ước muốn)
So sánh thấy được sự khác nhau đó để học sinh ghi nhớ, khi viết các em sẽ
không bị viết sai.
1.3. Giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả bằng cách hướng dẫn các em
nắm nghĩa của từ phối hợp với việc so sánh, phân tích chính tả, tôi sử dụng đồ
dùng dạy học, những hình ảnh và giáo cụ trực quan để giúp học sinh quan sát và
phân biệt từ khó dựa vào việc sử dụng thiết bị dạy học vừa nêu hoặc hướng dẫn học
sinh hiểu nghĩa từ bằng cách cho học sinh đặt câu, đọc chú giải.
Vd:
* ch/tr
Chân: bộ phận nâng đỡ cơ thể người hoặc vật
5



Trân: ngó trân trân hoặc trân trọng
* s/x Sen: hoa sen, vòi sen
Xen: xen lẫn, xen kẽ
1.4. Rèn luyện trí nhớ cho học sinh để có kĩ năng viết đúng chính tả bằng
cách hướng dẫn cho các em đọc - viết vào các buổi thứ hai trong tuần, giúp các
em có kĩ năng phân biệt về thanh, về phụ âm đầu, phụ âm cuối qua các bài tập
chính tả để giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học.
Vd:
* Bài tập phân biệt r/d/gi
Hãy điền r/d/gi thích hợp vào chỗ trống:
...ỗ dành, ...ỗ chạp, mặt ...ỗ
...ữ gìn, cặp ...a, ..a vào
* Bài tập phân biệt các phụ âm cuối c/t, n/ng, ...
Đây là lỗi mà học sinh miền Trung của chúng ta hay mắc phải do ảnh hưởng
của phương ngữ.
Để giúp học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm cuối c/t hoặc n/ng ta phải
khảo sát, thống kê lỗi chính tả mà học sinh mắc phải (vd: tấc cả, gậc đầu,...). Trên
cơ sở đó soạn cho học sinh 1 hệ thống bài tập chính tả "so sánh"
- viết phân biệt c/t
- viết phân biệt n/ng
Sau đó tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập
Vd:
Điền c hoặc t: lượ.. bỏ, lần lượ..., biến mấ..., ướ mơ.
Điền n hoặc ng: ngâ... nga, yên lặ...
1.5. Rèn chính tả thông qua trò chơi:
Với biện pháp này nhằm giúp học sinh ghi nhớ các âm khi đọc giống nhau
nhưng viết thì khác nhau.
6



Vd: Trò chơi thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm "ngờ" hoặc "gờ"
1.6. Giúp học snh ghi nhớ về mẹo luật khi viết chính tả:
Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả bằng hệ thống bài tập giúp
các em nắm quy tắc khi viết âm: g/gh; ng/ngh; c/k.
Vd:
1/ Giúp học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả sau:
* Các âm đầu: k, gh, ngh đúng trước các nguyên âm i,e, ê, iê,...
* Các âm đầu: c, g, gh đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư,...
Bài tập điền vào chỗ chấm:
"c" hay "k" : ...éo co, cổ ...ính, ...iên nhẫn, tổ ...iến.
"g" hay "gh" : ...ồ ghề, ..e thuyền, ...i nhớ, chán ...ét.
"ng" hay "ngh": ngốc ...ếch, ngạo ...ễ, ...iêng ...ã
2/ Hoặc để phân biệt âm đầu ch/tr: Tôi cho các em quan sát một số hình ảnh chỉ tên
đồ vật, tên con vật bắt đầu bằng âm ch
Vd: - chổi, chảo, chén, chiếu, chum,...
- chó, chuồn chuồn, châu chấu, chim sẻ, chim sâu, ...
3/ Hoặc đối với phụ âm đầu s/x: Tôi cho các em thi tìm tên chỉ cây cối hoặc tên con
vật đều bắt đầu bằng âm "s"
Vd:
- sả, sầu đâu, sầu riêng, sắn, sứ, si,...
- sò, sóc, sứa, sáo, sói, sư tử, sên,...
4/ Để phân biệt dấu thanh hỏi, ngã: Tôi sủ dụng một số bài tập trắc nghiệm hoặc
điền từ vào chỗ trống để luyện cho học sinh.
Vd:
a) Khoanh tròn vào những chữ cái trước những từ viết đúng:
a. sữa tươi
b. sửa sai


d. thi đỗ
e. nghiêng ngã
7


c. ngả ba

g. mãi miết

Với dạng bài tập này, tôi thường đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn sai để giúp các
em vận dụng kiến thức khi sử dụng dấu thanh.
b) Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
- (đổ, đỗ): thi ... , ... rác
- (giả, giã): ... vờ (đò), ... gạo
Hoặc để nâng cao hơn về kĩ năng viết chính tả cho học sinh tôi đưa thêm dạng bài
tập khó hơn bằng các câu đố, câu tục ngữ hay các bài thơ để giúp các em phát hiện
được âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào yêu cầu của bài tập.
Vd:
* Em chọn ch/tr để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Mặt ...òn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng ...ên cao
Đêm về đi ngủ, ...ui vào nơi đâu?
(là gì?)
* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm sau:
- Kiến cánh vỡ tô bay ra
Bao táp mưa sa gần tới.
- Muốn cho lúa nay bông to
Cày sâu, bừa ki, phân gio cho nhiều.
1.7. Tích hợp việc dạy Chính tả trong các môn học khác:

Giúp học sinh viết đúng câu lời giải trong khi giải toán có lời văn bằng cách
nhắc nhở, sửa lỗi sai khi chấm bài. Chỉnh sửa học sinh phát âm đúng khi trả lời
miệng bài toán giải, câu hỏi bài trong khi học các môn: Tự nhiên và xã hội, Đạo
đức,...

8


1.8. Kiểm tra vở bài tập viết chính tả của các em thường xuyên tìm ra những
lỗi chính mà bé nhà bạn mắc phải, sau đó nhắc nhở thường xuyên cho con biết và
tránh những lỗi đó.
1.9. Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi
Song song với việc ôn tập giúp học sinh nắm vững các qui tắc và mẹo chính tả, việc
hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan trọng. Đây
là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh , không chỉ ở chính tả mà ở
tất cả các môn học khác.
Đối với bài chính tả Đoạn bài, sau khi học sinh viết xong, giáo viên tổ chức
cho học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Giáo viên nên qui định lỗi cụ thể, yêu cầu
các em soát lỗi bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số
lỗi rồi trả về cho bạn tự sửa (ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại đúng chính tả).
Đối với những em viết sai nhiều hãy phân công 1 học sinh giỏi đổi vở và soát
lỗi với học sinh đó. Sau khi các em soát lỗi xong thì mới thu vở để chấm điểm.
Trong giờ chính tả, chỉ chấm nhanh khoảng 1/3 lớp. Nhưng giờ ra chơi cố gắng
chấm hết, chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể, khen những em có tiến bộ. Khi trả
vở cho học sinh hãy khen ngợi những em đã soát lỗi bài viết của bạn chính xác,
tuyên dương những em có tiến bộ, nhắc nhở những em còn viết sai nhiều về nhà
sửa lỗi trong vở và trong bảng tổng hợp.
Đối với các bài tập, giáo viên nên tổ chức cho các em làm bài trong nhóm
nhỏ bằng nhiều hình thức thi đua như: Ai nhanh ai đúng, Tìm nhanh viết đúng, …
Các nhóm ghi bài làm của nhóm mình vào bảng nhóm hoặc phiếu bài tập để cả lớp

nhận xét, bầu chọn nhóm thắng cuộc.
1.10 Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập
Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích
được chấm điểm, rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với
cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả
9


nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các
em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Dựa
vào đặc điểm tâm lí của các em mà giáo viên nên động viên, khuyến khích các em;
đồng thời luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh , dù chỉ một tiến bộ nhỏ
của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập khen ngợi kịp thời.


Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, giáo
viên ghi nhận xét vào vở, và biểu dương các em trước lớp.



Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, giáo viên dành thời gian
hướng dẫn các em sữa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì chọn ra 5 em có tiến
bộ nhất để khen thưởng.
2. Kết quả vận dụng
Trong suốt quá trình học từ tuần 1 đến tuần 24 ( môn Tiếng

Việt). học sinh đọc, viết vần, từ theo cỡ chữ vừa sang cỡ chữ nhỏ.
Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trong V1, V2,
V3, trong các môn học khác, học sinh phải vận dụng, phải chuyển
từ viết chữ cỡ vừa sang cỡ chữ nhỏ để viết chính tả. Đó là một sự

khó khăn đối với học sinh lớp 1. Các em còn lúng túng trong khi
viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắc
nhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao
Qua một thời gian áp dụng các giải pháp trên vào quá trình dạy học, tôi đã thu
được một số kết quả ban đầu, học sinh lớp tôi học sinh viết đúng, viết cẩn
thận, viết đẹp. Chất lượng giáo dục của lớp được nâng cao.
Kết quả khảo sát kĩ năng nghe – viết chính tả :
Thời gian

Kĩ năng nghe viết
đẹp, đúng thành
thạo
SL

%

Kĩ năng nghe viết đẹp,

Chưa nghe – viết

đúng chưa thành thạo

được

SL
10

%

SL


%


Giữa học kì I

10

23

23

54

10

23

Cuối học kì I

30

69

8

19

5


12

Giữ học kì II

35

81

8

19

0

3. Đánh giá hiệu quả
* Ưu điểm
- Học sinh lớp 1 viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo qui định.
- Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. chất lượng về vở sạch chữ
đẹp đều đạt kết quả cao.
- Giáo viên nâng cao thêm kiến thức và phương pháp, hình thức hướng dẫn học
sinh viết đúng.
* Nhược điểm
Giáo viên chưa có tài liệu, tự tìm hiểu học trên mạng, chưa có sách bài tập cho
học sinh thực hành thêm.
Một số học sinh viết đúng chính tả nhưng chữ chưa tròn, chưa đẹp.
4. Bài học kinh nghiệm
Kiên trì, nhiệt tình để dẫn dắt hướng dẫn học sinh nghe viết được và viết
đúng, đẹp.
Động viên kịp thời đối với học sinh có tiến bộ trong học tập sẽ là những giải
pháp tốt giúp các em có thêm niềm tin vào bản thân, hứng thụ tự tin hơn trong học

tập.
Định hướng cho học sinh luyện viết, làm bài tập thường xuyên. Mỗi học sinh
phải độc lập suy nghĩ, làm việc tích cực. Có thói quen tự giác, chủ động khi làm
bài, không chép bài bạn.
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường
Giáo viên tiếp tục học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
11


5. Đề xuất, kiến nghị
Tổ chức cho học sinh thêm nhiều sân chơi Tiếng Việt hơn nữa để học sinh được
tham gia giao lưu.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi hướng dẫn học sinh viết
đúng quy tắc chính tả. Tôi đã áp dụng có hiệu quả và sẽ áp dụng tiếp trong những
năm tới. Chắc rằng chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các bạ đồng nghiệp, của chuyên môn và lãnh đạo
nhà trường.

12



×