Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

QUY CHẾ PHỐI HỢP TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.99 KB, 4 trang )

TRƯỜNG VÀ CÔNG ĐOÀN
CƠ SỞ TH 2 HÀNG VỊNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số: 1/ QCLT Hàng Vịnh, ngày 25 tháng 9 năm 2010

QUY CHẾ PHỐI HỢP
QUY ĐỊNH MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 HÀNG VỊNH

- Căn cứ Luật công đoàn và Nghị định 133/HĐBT ngày 20/ 4/ 1991 của Hội
đồng Bộ trưởng về thi hành Luật công đoàn.
- Căn cứ Nghị định 481/HĐBT ngày 07/ 12/ 1990 của Hội đồng Bộ trưởng,
Thông tư liên tịch số 41/ LB ngày 14/ 8/ 1991 của Ban tổ chức Chính phủ và Bộ
GD-ĐT về việc hướng đẫn sắp xếp tổ chức biên chế cơ quan hành chánh Nhà
nước về GD-ĐT ở địa phương.
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 12/ TTLT ngày 08/ 5/ 1992 của Bộ GD-ĐT và
công đoàn GD Việt Nam quy định mối quan hệ phối hợp công tác giữa chính
quyền và công đoàn trong ngành GD-ĐT. Căn cứ quy chế phối hợp số 85/QCLT
ngày 17/ 02/ 2006 của trưởng phòng GD và công đoàn GD huyện Năm Căn.
Hiệu trưởng và lãnh đạo công đoàn cơ sở trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh quy định
về trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa chính quyền và công đoàn cơ sở như
sau :
I/ NGUYÊN TẮC CHUNG
Mối quan hệ công tác giữa chính quyền và công đoàn dựa trên cơ sở: Công
đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và nhân lao động, cùng với
chính quyền chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ công chức. Quan
hệ công tác giữa chính quyền và công đoàn trong nhà trường là hợp tác,bình đẳng, tôn
trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức theo quy định của Pháp luật, vì lợi ích chung của
người lao động, cùng chung một mục đích là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của đơn vị. Chính quyền khi thực hiện chức năng quản lí của mình, những nội dung


có liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động nhất
thiết phải có sự phối hợp bàn bạc với công đoàn trường.
II/ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ
TRƯỜNG.
- Chính quyền khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ và dài hạn
của nhà trường cần có ý kiến đóng góp của công đoàn từ khi khởi thảo đến khi
quyết định.
- Công đoàn và chính quyền có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và tổ chức Hội
nghị CBCC vào đầu năm học đúng theo hướng dẫn của ngành. Chỉ đạo hướng
1
dẫn kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Hội Nghị CBCC theo đúng chức năng,
nhiệm vụ của từng tổ chức.
- Chính quyền tham khảo ý kiến công đoàn khi xây dựng và thực hiện các quy
định về tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương đối
với CBCC. Kiểm tra việc thực hiện và giải quyết các đơn thư khiếu tố của CBCC.
- Công đoàn tham gia với chính quyền chỉ đạo quá trình xây dựng và thực hiện
quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, công khai việc chọn cử, bổ
nhiệm cán bộ quản lí.
III/ TỔ CHỨC QUẢN LÍ CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA
- Chính quyền kết hợp với công đoàn chỉ đạo các phong trào thi đua của ngành,
của trường phù hợp với đối tượng và yêu cầu của từng thời kỳ. Sau khi bàn bạc với
công đoàn hiệu trưởng nhà trường quyết định mục tiêu, nội dung, hình thức, biện
pháp, chế độ khen thưởng và phối hợp với công đoàn sơ kết, tổng kết, đánh giá
phong trào, quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng những đơn vị, cá nhân
đạt thành tích xuất sắc.
- Công đoàn có trách mhiệm vận động, giáo dục CBCC hăng hái thi đua thực
hiện mục tiêu định mức đề ra; tổ chức chuyên đề trao đổi kinh nghiệm; chỉ đạo
phong trào thi đua. Chính quyền ủng hộ và tạo điều kiện để công đoàn làm tốt
nhiệm vụ nêu trên.
IV/ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG KIỂM TRA,GIÁM SÁT VÀ

BẢO VỆ QUYỀN,LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHÍNH ĐÁNG VÀ CÙNG VỚI
CHÍNH QUYỀN CHĂM LO ĐỜI SỐNG CHO CBCC TRONG NHÀ TRƯỜNG
- Chính quyền và công đoàn có trách nhiệm phối hợp, tuyên truyền phổ biến đầy
đủ, kịp thời các chủ trương Nghị quyết chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước đến CBCC, để CBCC theo dõi, giám sát và thực hiện tốt.
- Công đoàn tham gia các Hội đồng tư vấn có liên quan đến quyền lợi và nghĩa
vụ của người lao động như: Hội đồng lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, quỹ
phúc lợi… với tư cách đại diện những người lao động khi có những vấn đề không
thống nhất thì hai bên báo cáo lên cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết. Những
vấn đề có liên quan đến lao động nữ thì mời đại diện Ban nữ công tham gia.
- Công đoàn tham gia có hiệu quả vào quá trình quản lí sử dụng lao động trong
nhà trường, sắp xếp mạng lưới trường lớp, về bố trí phân công và sử dụng đội ngũ,
tuyển dụng thuyên chuyển công tác, cử tuyển đào tạo, bồi dưỡng.
- Công đoàn có quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật và hợp đồng lao động;
cho thôi việc; tiền lương tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, các loại hình bảo hiểm, sử
dụng quỹ phúc lợi và các chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của CBCC. Chính quyền có trách nhiệm đáp ứng mọi yêu cầu chính
đáng của công đoàn và xem xét giải quyết kiến nghị của đại diện công đoàn.
- Công đoàn cơ sở chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân theo đúng quy
định của Luật thanh tra.
2
- Công đoàn cùng với chính quyền, lập kế hoạch sử dụng các loại quỹ của tập thể
và đưa ra Hội nghị CBCC quyết định.
- Công đoàn phối hợp với chính quyền cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời
sống văn hoá tinh thần cho CBCC như: tổ chức Hội thao, văn nghệ, họp mặt
truyền thống. Thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho CBCC.
V/ XÂY DỰNG BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ TỔ CHỨC
CÔNG ĐOÀN
- Chính quyền khi bàn bạc sắp xếp điều chỉnh chức danh kiêm nhiệm hoặc phân
công đội ngũ phải thông báo cho công đoàn cùng tham gia.

- Chính quyền phối hợp với công đoàn xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ
quản lí, cán bộ công đoàn.
- Chính quyền và công đoàn phối hợp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ
khối trưởng và các tổ trưởng công đoàn, phối hợp xét chọn CBCC đưa đi học các
lớp do ngành tổ chức.
VI/ ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG
CÔNG ĐOÀN
- Chính quyền có trách nhiệm cung cấp phương tiện, điều kiện làm việc và tuỳ
khả năng kinh phí của đơn vị hàng năm hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức các
hoạt động phong trào của công đoàn như: hội thi, hội diễn, TDTT, văn hoá văn
nghệ, họp mặt truyền thống…
- Cán bộ công đoàn cơ sở khi đi dự Hội nghị, Hội thảo, tập huấn, kiểm tra, báo
cáo… được chính quyền thanh toán công tác phí theo chế độ hiện hành.
- Chính quyền chi trả các chế độ về công tác kiêm nhiệm cho cán bộ công đoàn
theo văn bản hiện hành.
VII/ LỀ LỐI LÀM VIỆC
- Các Hội nghị sơ kết, tổng kết, phổ biến những công việc lớn của nhà trường,
chính quyền mời công đoàn dự đóng góp ý kiến và cùng nhau quán triệt những
công việc của trường và của công đoàn.
- Các cuộc họp định kỳ của BCH công đoàn, chính quyền được mời đến để thông
báo những chủ trương lớn và đóng góp ý kiến cho hoạt động công đoàn.
- Họp liên tịch giữa chính quyền và cán bộ công đoàn mỗi tháng một lần để nghe
đánh giá tình hình hoạt động tháng và đề ra kế hoạch tháng tới. Định kỳ họp đánh
giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị dựa trên Nghị quyết Hội nghị
CBCC.
- Tất cả các văn bản có liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp củaCBCC,
chính quyền phải thông báo và lấy ý kiến đóng góp của công đoàn.
VIII/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
3
- Chính quyền có trách nhiệm cùng với công đoàn tổ chức thực hiện nghiêm túc

Quy chế này.
- BCH công đoàn thường xuyên giám sát đôn đốc chính quyền thực hiện đúng
những điều quy định trong quy chế, đồng thời kiến nghị xử lí những tổ chức, cá
nhân cố ý làm trái hoặc không thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của công đoàn
đã được luật công đòan và Nghị định 133/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) quy định.
- Quy chế này được thực hiện kể từ ngày ký, trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, cần sửa đổi sẽ được bàn bạc trong các kỳ họp liên tịch giữa chính
quyền và công đoàn cơ sở.
Nơi nhận:
- Chính quyền, Công
đoàn.
- Lưu VP.
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN
Phạm Thị Sinh
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Văn Ngọc


-
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×