Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

GIÁO ÁN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.88 KB, 3 trang )

AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THUỶ
I. Khái quát chung
1. Truyền thuyết
- Khái niệm:
- Đặc trưng: Sự kết hợp nhuần nguyễn giữa hai yếu tố: sự thật lịch sử và hư
cấu tưởng tượng.
- Giá trị và y nghĩa: Góp phần lí giả và tô đậm lịch sử theo mong muốn của
nhân dân.
- Môi trường sinh thành và biến đổi: Sinh thành, tồn tại trong các sinh hoạt văn
học dân gian (tập tục, lễ hội, di tích lịch sử - văn hoá,...) liên quan đến các sự kiện
lịch sử và nhân vật lịch sử.
- Các truyền thuyết đã học: Con rồng cháu tiên, Thánh gióng, Sơn tinh thuỷ
tinh,...
2. Truyện An Dương vương và Mị Châu Trọng Thuỷ
- Xuất xứ: Trích từ Truyện Rùa vàng trong tập "Lĩnh Nam chích quái" (Thế kỉ
XV)
- Khu di tích lịch sử Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà nội)
- Ý nghĩa: Phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước bi hùng của thời Âu
Lạc
- Bố cục: 2 phần
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật An Dương Vương
* Công lao
- Xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân Đà
- Âu Lạc vững mạnh dưới sự trị vì của đức vua
* Nguyên nhân thành công:
- Kiên trì, quyết tâm không nản chí trước khó khăn, thất bại tạm thời.
- Thành tâm cầu tài
- Được sự trợ giúp của cả người và thần linh.
- Nhà vua có tinh thần cảnh giác cao, có sự lo tính, chuẩn bị sẵn sàng đối phó
với nguy cơ xâm lược của kẻ thù (xây thành, chế nỏ)


* Sai lầm
- Không nhận ra dã tâm nham hiểm của Đà
- Chấp nhận cầu thân mà không đề phòng
- Chủ quan, khinh địch
=> Ông thua là thua ở mưu kế hiểm độc, do bị phá ngầm bên trong chứ không
phải thua do kém binh, kém tướng.
* Kết cục đau xót.
- Mất nước một cách bi thảm
- Phải tự tay chém chết con gái
* Thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương
- Với công lao: biết ơn, ca ngợi, tôn vinh
- Với sai lầm: nghiêm khắc phê phán.
2. Mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ
a. Sự lựa chọn và bi kịch
Mị châu
Trọng Thuỷ


Lựa chọn: Tình cảm vợ chồng
- Cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần - bí mật
quốc gia
- Rắc lông ngỗng chỉ đường cho Trọng
Thuỷ - chỉ đường cho giặc.
=> Làm tròn đạo lí vợ chồng, bỏ quên
nhiệm vụ với đất nước.
Bi kịch:
- Mất nước
- Gia đình tan vỡ
- Bị kết tội phản quốc và bị vua cha chém
đầu

* Nhân vật:
- Nhẹ dạ, cả tin, yêu chồng sâu sắc
- Đặt tình cảm cá nhân lên trên vận mệnh
quốc gia, dân tộc
- Là người con gái đáng thương và đáng
giận

Lựa chọn: Nghĩa vụ với đất nước
- Lừa Mị Châu cho xem nỏ thần, đánh
tráo nỏ thần.
- Dẫn binh xâm lược đất nước của vợ.
-> Hoàn thành trách nhiệm với đất nước,
từ bỏ tình cảm vợ chồng.
Bi kịch:
- Mất đi người yêu và tình yêu
- Phải day dứt, ăn năn, phải tự tử
- Bị lên án là kẻ gián điệp phản bội

* Nhân vật Trọng Thuỷ
- Có tình yêu với Mị Châu nhưng vẫn đặt
nghĩa vụ đối với quốc gia lên hàng đầu
- Ý thức được tội lỗi của mình nên tự tìm
lấy cái chết
- Vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của
âm mưu xâm lược.
* Thái độ của nhân dân
* Thái độ của nhân dân
- Nghiêm khắc phê phán tội phản quốc dù - Nghiêm khắc trừng phạt tội gián điệp
chỉ do vô tình
cướp nước

- Bao dung và thứ tha
- Bao dung, hoá giải tội lỗi
=> Nhi nữ ngây thơ và hoạ diệt quốc
=> Gián điệp đầy mâu thuẫn giữa lệnh
cha khó cãi và nghĩa phu thê không thể
vẹn tròn
B. Chi tiết ngọc trai - giêng nước
- Về phương diện nghệ thuật: có giá trị thẩm mĩ cao
- về phương diện tổ chức cốt truyện: là tình tiết đắt giá thể hiện sự kết thúc hợp
lí và lòng nhân ái thấu tình đạt lí của nhân dân đối với đôi trai gái:
+ Biểu tượng cho tấm lòng trinh bạch của Mị Châu
+ Sự hoá giải mối tình - thù giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ.
3. Yếu tố thần kì và cốt lõi lịch sử
- Yếu tố thần kì:
+ Chi tiết rùa vàng giúp ADV xây thành:
-> Đề cao tính đúng đắn của việc xây thành
+ Chi tiết vuốt rùa vàng làm nỏ thần
-> Thể hiện khát vọng chiến thắng kẻ thù xâm lược
+ Chi tiết Mị Châu chết hoá thành ngọc trai
-> Hoá giải mối tình - thù theo quan niệm dân gian.
+ Chi tiết An Dương Vương cầm sừng bảy tấc bước xuống biển
-> Bất tử người anh hùng.
- Cốt lõi lịch sử:
+ Quá trình dựng nước của người dân Âu Lạc
+ Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc
+ Quá trình chiến thắng giặc ngoại xâm bằng sức mạnh của vũ khí.


4. Bài học
- Qua những thất bại, xót xa, đau đớn của An Dương Vương -> Bài học về sự

mất cảnh giác và chủ quan trong sự nghiệp giữ nước.
- Bi kịch Mị Châu - Trọng Thuỷ -> Bài học về cách giải quyết mối quan hệ
giữa cá nhân và trách nhiệm của công dân (tình nhà - nợ nước)
Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi! Ta đành tự nhắc mình
(Anh Ngọc)



×