Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quan niệm biện chứng trong duy thức học phật giáo (qua bát thức tâm vương và 51 hành tâm sở)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.48 KB, 110 trang )

i

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
--------------------------------------

PHM TH QUC HUY
(Thớch Qung Trớ)

Quan niệm biện chứng
trong duy thức học phật giáo
(qua bát thức tâm v-ơng và 51 hành tâm sở)

LUN VN THC S TRIT HC

H NI 2014


ii

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
--------------------------------------

PHM TH QUC HUY
(Thớch Qung Trớ)

QUAN NIM BIN CHNG
TRONG DUY THC HC PHT GIO
(QUA BT THC TM VNG V 51 HNH TM S)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học


Mã số : 60.22.03.09

LUN VN THC S TRIT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. Trn Th Kim Oanh

H NI 2014


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
với sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, có sự kế thừa một số
kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng trong
luận văn có xuất xứ cụ thể, rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về Luận văn
của tôi.
Hà nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả

Phạm Thế Quốc Huy
(Thích Quảng Trí)


iv

LỜI CÁM ƠN
Trước hết và trên hết, Con xin đê đầu đảnh lễ và tri ân Sư phụ

Thượng Toàn hạ Đức, Ân sư: thượng Chơn hạ Quang, Thượng Tọa thượng
Nguyên hạ Hạnh đã nuôi dạy và động viên cho con trong suốt quá trình tu
học !
Để hoàn thành tốt luận văn này.
Thứ đến, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
các Giáo sư, PGS.Tiến sĩ khoa Triết và bộ môn Tôn giáo học đã trang bị
những kiến thức và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu. Đặc biệt là PGS.TS Trần Thị Kim Oanh, một giáo viên dầy dạn
kinh nghiệm cũng như chuyên môn đã giúp đỡ tôi hoàn tất tác phẩm này!
Cám ơn chuyên gia Duy thức học, GS Nguyễn Hồng Sơn (Giải Minh)
người đã mang lại cảm hứng cho Con theo đuổi và nghiên cứu bộ môn này.
Cám ơn chư Huynh đệ đồng tu, Gia đình và quý Phật tử đã trợ duyên, giúp
đỡ cho Tôi trong quá trình học tập và hoàn tất luận văn này.
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ quý Ngài thân tâm thường lạc,
pháp thể khinh an, chúng sinh dị độ, Phật sự viên thành! Kính chúc các Thầy
cô giáo, Gia đình cũng như chư Vị nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trong cuộc sống!
Hà nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả

Phạm Thế Quốc Huy
(Thích Quảng Trí)


v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: .................................................. 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
7. Ý nghĩa của luận văn ....................................................................................... 7
8. Kết cấu của luận văn: ...................................................................................... 7
Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ DUY THỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ BÁT THỨC
TÂM VƯƠNG VỚI 51 HÀNH TÂM SỞ ................................................................ 8
1.1. Khái luận về duy thức học Phật giáo .......................................................... 8
1.1.1. Một số khái niệm và sự truyền thừa ........................................................ 8
1.1.2. Nội dung cơ bản của Duy thức học Phật giáo ....................................... 14
1.2. Bát thức Tâm vương và 51 hành Tâm sở trong Duy thức học Phật giáo .. 23
1.2.1. Bát thức Tâm vương .............................................................................. 23
1.2.2. 51 hành tâm sở ....................................................................................... 30
1.2.3. Vị trí của Bát thức tâm vương và 51 hành tâm sở ................................. 33
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 39
Chương 2: SỰ BIỂU HIỆN BIỆN CHỨNG TRONG DUY THỨC HỌC PHẬT
GIÁO (QUA BÁT THỨC TÂM VƯƠNG VÀ 51 HÀNH TÂM SỞ) ................... 40
2.1. Vai trò quyết định của Bát thức Tâm vương đối với 51 hành Tâm sở .. 40
2.2. Sự tác động trở lại của 51 hành Tâm sở đối với Bát thức Tâm vương . 59
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 78
Chương 3: TÍNH NĂNG ĐỘNG VÀ SỰ KHÁC NHAU VỀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC MÁC ....................... 79
3.1. Tính năng động của 51 hành Tâm sở. ...................................................... 79
3.2. Phương pháp luận Duy thức học Phật giáo ............................................. 84
3.3. Phương pháp luận triết học Mác .............................................................. 90
Tiểu kết chương 3: ............................................................................................. 97
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 101



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật Thích Ca (Siddhattha, sinh vào khoảng năm 563 trước Công
nguyên) – Người sáng lập ra đạo Phật ở Ấn Độ, cách đây hơn 2500 năm. Kế
thừa các tư tưởng truyền thống của Ấn Độ về các vấn đề triết lý cao siêu
như: tư ngã (atman), bản thể tối cao (brahama), con đường giải thoát
(mosha), luân hồi (samsara), nghiệp báo (korma),.. Trong kinh điển Vedha.
Upanishad, trong triết học Jaina, Lokayata. Song, Ngài là người đầu tiên phủ
nhận Thần Thánh, và đi tìm sự giải thoát ở ngay chính bản thân con người.
Ngài tránh những vấn đề quá trừu tượng và siêu hình để đi sâu vào các vấn
đề đạo đức nhân sinh.
Các tư tưởng triết học của Phật Thích Ca về cơ bản là giải thích
nguyên nhân của mọi nỗi khổ đau và vạch ra con đường để giải thoát chúng
sinh. Trong học thuyết cốt lõi “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên” Phật
Thích Ca cho rằng, cuộc đời là một bể khổ vô tận, nỗi khổ đó nằm ngay
trong con người. Vì không nhận thức được sự biến đổi vô thường, vô định
của vạn vật theo luật nhân quả, không nhận thức được “cái tôi” có mà không,
nên người ta ngộ nhận rằng cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta, do ta.
Do vậy, con người cứ khát ái, dục vọng. Để thỏa mãn lòng tham, sân, si,
người ta phải cố hành động để chiếm đoạt và gây nên những nghiệp báo, do
đó mắc vào bể khổ, đuổi theo cái ảo ảnh triền miên không dứt, chịu kiếp luân
hồi trong tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) và lục đạo (Thiên, nhân,
Atula, địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh).
Con đường giải thoát nỗi khổ là phải phá bỏ được sự mê muội, dứt bỏ
được sự ngộ nhận do vô minh để đạt tới sự gác ngộ của bản ngã. Trong 49
năm thuyết giảng, Phật Thích Ca đều kêu gọi và gợi nên bản chất thánh
thiện, từ bi, hỉ xả, của con người. Ngài coi giải thoát là cứu cánh, là động lực

duy nhất để nhận thức được chính mình và nhờ đó mà giải thoát được nỗi
trầm luân; đồng thời còn tin rằng, ngay cả thánh thần cũng không thể chuyển
bại thành thắng đối với một người đã chiến thắng bản thân mình.


2

Tiếp nối Phật Thích Ca, các vị Long Thọ Bồ Tát (Nagariuma) và
Thế Thân Bồ Tát (Vasubandhu) đã góp phần hoàn thiện hệ thống triết lý
Phật giáo.
Thế nhưng triết lý Phật giáo có tiêu cực và bi quan không? Từ đó đến
nay đã có bao học giả nghiên cứu về vấn đề này nhưng đều lý giải rất khác
nhau. Sở dĩ có tình trạng đánh giá khác nhau như vậy, vì văn bản Phậtt giáo
và bản chất hệ thống triết học của Phật giáo chưa được nghiên cứu thật đầy
đủ và thật khách quan như các hệ thống triết học khác. Nhiều công trình
nghiên cứu bộc lộ khuynh hướng chủ quan, hoặc luận chiến, hoặc chống đối
Phật giáo, hoặc biện hộ… thậm chí có cả các công trình phủ nhận lịch sử
thực của giáo điều và triết học Phật giáo.
Chỉ khi 3 bộ phận hợp thành triết học Phật giáo (bản thể luận, nhận
thức luận và giải thoát luận) được nghiên cứu đầy đủ rõ ràng thì sẽ không
còn những phán xét không thật khách quan. Hay nói khác, chỉ khi lịch sử
phát triển của tư duy triết học Phật giáo được nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ
ràng cả những thành tựu và khiếm khuyết thì khi đó Phật giáo mới giành
được vị trí của mình bên cạnh những hệ thống khác trong lịch sử tôn giáo và
triết học.
Duy thức học là vấn đề hết sức quan trọng trong hệ thống triết học
Phật giáo vì Duy thức học nêu rõ tánh tướng nhân sinh vũ trụ, nêu rõ tính
chất chỗ khởi điểm của tâm thức, những trạng thái, tư tưởng, tình cảm, hành
động của con người, giải thích đầy đủ mối quan hệ giữa con người và các sự
kiện xung quanh cũng như muôn vật trong vũ trụ, xuất phát từ tâm thức mà

đều có ra. Nói về tâm thức là nói về tính chất đặc thù của mối quan hệ biện
chứng giữa "Tâm vương" và "Tâm sở". Vì thế, Duy thức học Phật giáo được
nghiên cứu chi tiết sẽ làm phong phú và bổ sung những vấn đề cơ bản then
chốt cho triết học Phật giáo nói riêng, triết học Ấn Độ nói chung. Tuy nhiên
vấn đề này trước kia cũng như hiện nay còn ít học giả lưu ý tới và chưa được
tiến hành nghiên cứu một cách đồng bộ. Bởi vậy, chúng tôi tập trung nghiên
cứu vấn đề này với đề tài: "Quan niệm biện chứng trong Duy thức học Phật
giáo (Qua Bát thức Tâm vương và 51 hành Tâm sở)", nhằm đem lại phần


3

nào những giá trị đích thực của nhận thức Phật giáo trong hệ thống triết học
Phật giáo. Và chính những nghiên cứu này sẽ là những biện giải để chúng ta
nhìn rõ hơn về vị thế và vai trò của triết học Phật giáo trong thời đại mới có
tính nền tảng trong khoa học, triết học.
2. Tình hình nghiên cứu
Duy thức học không những đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
triết học Phật giáo mà còn góp phần làm sáng tỏ tư duy biện chứng trong quá
trình nhận thức thế giới. Bởi thông thường chúng ta thường nghe nói: "Tam
giới duy tâm, vạn pháp duy thức" nhưng giữa Tâm và Thức có khác nhau
không? Khác nhau ở chỗ nào? Sao gọi là Tâm? Sao gọi là Thức? Chính vì
vậy, vấn đề này luôn thu hút được sự chú ý của nhiều học giả thuộc các lĩnh
vực khác nhau như: lịch sử, triết học, tôn giáo học, tâm lý học, văn hóa
học,... Tuy nhiên trong luận văn này, các tác phẩm tiếp cận dưới góc độ lịch
sử, triết học, tôn giáo học sẽ được chú ý. Căn cứ vào nội dung của các công
trình nghiên cứu có thể chia thành các chủ đề sau:
- Các tác phẩm kinh điển Phật giáo
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử, giáo lý Phật giáo
- Các công trình nghiên cứu về triết học Phật giáo

- Các công trình nghiên cứu về Duy thức học
Trong chủ đề thứ nhất, các tác phẩm kinh điển liên quan đến việc
nghiên cứu luận văn là:
Kinh Lăng Già (1995)
Kinh Hoa Nghiêm (1966)
Kinh Lăng Nghiêm (1999)
Bách Pháp Minh Môn (2002)
Duy thức Nhị Thập Tụng (2002)
Duy thức Tam Thập Tụng (2002)
Bát thức Quy củ tụng (2002)


4

Đây là những bộ kinh cơ sở then chốt của việc nghiên cứu Duy thức
học, đặc biệt về mối quan hệ biện chứng của Bát thức tâm vương và Hành
Tâm sở.
* Trong chủ đề thứ hai, ở khía cạnh nghiên cứu về lịch sử, giáo lý Phật
giáo từ thời kỳ hình thành cho đến sự hoàn thiện là: "Đại cương lịch sử triết
học Phương Đông cổ đại" (2003) của Doãn Chính (Chủ biên), "Lịch sử Phật
giáo Việt Nam" (1989) của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), "Việt Nam Phật giáo
sử luận (3 tập)" (2008) của Nguyễn Lang, "Lịch sử Phật giáo Việt Nam"
(2001) của Lê Mạnh Thát (2 tập), "Tư tưởng Phật giáo Việt Nam" (1999) của
Nguyễn Duy Hinh... Các công trình nghiên cứu này không chỉ đề cập về mặt
sử học Phật giáo mà còn đề cập đến những vấn đề triết học Phật giáo như:
Vô tạo giả, vô thường, vô ngã, nhân quả tương tụ, Tứ diệu đế, chân lý cho
sự giải thoát nỗi khổ. Bởi vậy con người hành đạo pháp dù Đại thừa hay
Tiểu thừa, đều sống một cuộc đời vượt ra khỏi Thất tình, Lục dục. Hơn nữa
các tác giả của các công trình này đều có những nhận định về thế giới quan,
nhân sinh quan Phật giáo trên một số phương diện như: bản thể luận, nhận

thức luận và giải thoát luận.
Các công trình nghiên cứu về triết học Phật giáo đó là: các công trình
nghiên cứu như: "Triết học Ấn Độ một cách tiếp cận mới" (2006) của
Henrich Zimnrer, "Triết học và tôn giáo Phương Đông" (2006) của tác giả
Diane Morgan, "Triết học Phật giáo Việt Nam" (2006) của PGS Nguyễn Duy
Hinh, "Nhận thức Phật giáo" (2007) của tác giả Tịnh Không Pháp Sư, "Vô
ngã là Niết Bàn" (1990) của Thích Thiện Siêu, "Phật giáo và những vấn đề
triết học" (2007) của Nguyễn Hùng Hậu và Ngô Văn Doanh (chủ biên), "Đại
cương triết học Phật giáo Việt Nam (tập 1)" (2002) của Nguyễn Hùng Hậu,
"Vai trò triết học trong giáo dục Phật giáo" (2012) của Hoàng Thị Thơ...Các
công trình này, theo chúng tôi là sự phân tích tổng hợp, đã khái quát những
nội dung cơ bản liên quan đến lĩnh vực: Triết học Phật giáo là một hệ thống
triết lý vừa mang tính chất triết học, vừa mang đậm màu sắc tôn giáo. Cũng
như các hệ thống triết học khác, Phật giáo cũng bàn đến các vấn đề bản thể
luận, nhận thức luận, đạo đức nhân sinh, nhưng mục đích của hệ thống lý


5

luận đó không phải là tri thức về thế giới và con người mà nhằm củng cố,
làm bền vững hơn niềm tin con người vào trạng thái tuyệt đối siêu nhiên.
Tuy triết học Phật giáo không bàn đến vấn đề cơ bản của triết học thông
thường: mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, vật chất và ý thức, mà xây dựng
vấn đề cơ bản của mình ở bình diện khác, vượt khỏi phạm vi đối tượng
nghiên cứu của Triết học: mối quan hệ giữa tồn tại và không tồn tại (hư
không). Chính vì lẽ đó mà điểm đáng chú ý là: quá trình nhận thức của Phật
giáo như thế nào? Nó bắt nguồn từ đâu? Tác động đến thế giới muôn vật như
thế nào? Đều được lý giải ít nhiều trong các công trình trên. Hay nói khác,
các công trình này đã phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề trong sự biện
chứng của Duy thức học Phật giáo nói chung, sự tác động qua lại của Tâm

vương và Tâm sở nói riêng.
* Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu về Duy thức học Phật giáo có
các công trình tiêu biểu sau:
"Duy thức học" (1992) của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, đây là cuốn
giáo trình Phật học với tổng số 420 trang, tác giả đã trình bày những nét cơ
bản về Duy thức học Phật giáo và tác giả cũng chỉ ra những khó khăn khi
nghiên cứu về Duy thức học, "Duy thức học yếu luận" (2000) của Hòa
thượng Thích Từ Thông, cuốn sách này tác giả chỉ rõ cho người đọc hiểu
được Duy thức học là sự nghiên cứu, tìm hiểu nguyên ủy của hiện tượng vạn
pháp để xác lập một luận cứ, Duy thức học là phương tiện chỉ nam hướng
dẫn phương pháp nhận thức về mặt cụ thể của vạn pháp và khái niệm tư duy
bên mặt trừu tượng.
"Duy thức học cương yếu" (1995) của Hòa thượng Thích Thiền Tâm,
"Khảo nghiệm Duy thức học - tâm lý học thực nghiệm" (1998) của Hòa
thượng Thích Thắng Hoan, "Duy thức học" của Tuệ Quang, Đại sư Thái Hư
(2009 - Thích Tâm Hoan dịch), tác phẩm "Khái luận về Pháp tướng duy
thức học, Duy thức tam thập tụng lược giải" (2005) của Thích Trí Châu ...
Các công trình nghiên cứu trên đây đều đã khái lược toàn diện được những
vấn đề cơ bản của Duy thức học Phật giáo dưới nhiều góc độ nghiên cứu
khác nhau.


6

Bàn về Duy thức học thì không thể bỏ qua tác giả Giải Minh, người đã
dày công viết và dịch rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về Duy thức học, các
công trình tiêu biểu như: "Thuật ngữ Duy thức học" (2011) - là cuốn sách
hướng dẫn chỉ rõ những yếu lý sâu sắc về các thuật ngữ trong các tác phẩm
Duy thức học. Với cuốn "Duy thức Triết học" (2012), ông khẳng định: Tâm
thức của con người chi phối mọi vật (Pháp), còn ngoại cảnh chỉ là thứ yếu,

do sự phân biệt của tâm thức mà hình thành cảnh, vui, buồn, lớn, nhỏ, tốt,
xấu, nên, hư...
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ triết học
Tôn giáo về vấn đề biện chứng trong Duy thức học Phật giáo thì còn bỏ ngỏ.
Chính vì lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: Quan niệm biện chứng trong
Duy thức học Phật giáo (Qua Bát thức Tâm vương và 51 hành Tâm sở)
làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận Mác-xít, luận văn tìm
hiểu về quan niệm biện chứng trong Duy thức học Phật giáo, cụ thể qua Bát
thức Tâm vương và 51 hành Tâm sở.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có
nhiệm vụ:
Thứ nhất: Luận văn khái luận về Duy thức học Phật giáo và Bát thức
Tâm vương, cùng 51 hànhTâm sở.
Thứ hai, Phân tích về quan niệm biện chứng trong Duy thức học Phật
giáo thể hiện trong sự tác động qua lại giữa Bát thức Tâm vương và 51 hành
Tâm sở.
Thứ ba, Trên cơ sở đã phân tích ở trên, luận văn đưa ra ý nghĩa mang
tính phương pháp luận của sự biện chứng trong Duy thức học Phật giáo được
thể hiện qua Bát thức Tâm vương và 51 hành Tâm sở.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự biện chứng trong Duy thức học Phật giáo
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Sự biện chứng trong Duy thức học Phật
giáo, chủ yếu là Đại Thừa thể hiện qua mối quan hệ Bát thức Tâm vương và
51 hành Tâm sở.


7


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở vận dụng quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử.
Luận văn có kế thừa thành quả của các công trình đã nghiên cứu trong
và ngoài nước về Duy thức học Phật giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hệ thống phương
pháp của Tôn giáo học, kinh điển và chủ nghĩa duy vật biện chứng,
phương pháp thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và khái quát, đối
chiếu và so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích sự biện chứng trong Duy thức học Phật giáo, luận
văn đã luận giải một số vấn đề về Duy thức học Phật giáo mà cụ thể là vai
trò, sự tác động qua lại của Bát thức Tâm vương và 51 hành Tâm sở trong
quá trình nhận thức của con người theo quan niệm Phật giáo. Thông qua đó,
luận văn cũng đã chỉ ra những giá trị có ý nghĩa phương pháp luận trong Duy
thức học Phật giáo.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn phân tích những nội dung cơ bản của duy
thức học Phật giáo và chỉ ra tư tưởng biện chứng của nó thông qua Bát thức
Tâm vương và 51 hành Tâm sở, qua đây thấy rõ những giá trị khoa học của
Duy thức học Phật giáo nói riêng và triết học Phật giáo nói chung trong hệ
thống triết học xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo học về Phật giáo và các ngành khoa học
liên quan.
8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.



8

Chương 1:
KHÁI LUẬN VỀ DUY THỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ BÁT THỨC
TÂM VƯƠNG VỚI 51 HÀNH TÂM SỞ
1.1. Khái luận về duy thức học Phật giáo
1.1.1. Một số khái niệm và sự truyền thừa
Duy thức nguyên tiếng Phạn ở Ấn Độ gọi là Vijmana matravada.
Vijmana là nhận thức, matravada là duy; nhưng theo phép đặt chữ của Hán
văn, người ta phải sắp đảo lại thành Duy thức “Duy thức là một pháp môn tối
yếu, tối thắng nghĩa của Phật tự tìm ra để chứng quả vô thượng chính đẳng
chính giác. Bởi lẽ, không có nhận thức ắt không có trí tuệ thì sẽ không thể
tìm hiểu được bản thể của vũ trụ, căn nguyên của sự đau khổ về luân hồi sinh
tử, để tinh tiến tu trì, phát đại hùng đại lực tiến tới đại viên tính trí, thân
chứng tâm trí tuệ Đại quang minh mà thành Phật đạo”[4;94-109].
Thông thường người ta hay nói: "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy
thức”, nhưng thực ra thì Tâm và Thức chỉ là một và có khi gọi là “Tâm
thức”. Tâm chỉ cho sự tĩnh lặng, thanh tịnh, sự bất động, nên gọi là Tâm.
Thức chỉ cho sự phân biệt, nhận thức hiện tượng, sự vật, chính vì đó mà có
ra mọi hình thái trong vũ trụ, tức là các pháp trong vũ trụ mà các pháp ấy chỉ
là "giả danh, giả tướng”, do hư vọng phân biệt mà có ra, nên gọi là Thức. Từ
sự phân biệt, nhận thức mọi hiện tượng, sự vật trong vũ trụ, nên gọi là "Minh
liễu phân biệt”.
Sở dĩ gọi là “Duy thức" chứ không gọi là “Tâm thức” là vì chữ “Duy”
tức là duy nhất, chỉ có một, muốn nói ngoài "Thức" ra không có một vật nào
tồn tại, hay nói một cách khác tất cả muôn sự muôn vật, từ thức biến hiện ra
mà có, nên gọi là "Duy thức".
Duy thức học bắt nguồn từ thời đức Phật, Ngài đã diễn giải qua các
Kinh như: Lăng Già, Hoa Nghiêm, Giải Thâm Mật...Sau khi đức Phật nhập

Niết Bàn khoảng 900 năm - 1000 năm, có các Tôn Đức: Di Lặc Bồ Tát,Vô
Trước, Thế Thân đã đúc kết hệ thống hóa lời của đức Phật qua các kinh, hình
thành Duy thức học, tạo nên một "Tông", gọi là “Pháp tướng Tông”.Từ đó,
Duy thức học được phát triển mạnh mẽ.


9

Giáo lý của Phật có đến tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn tu tập,
được chia ra làm mười tông, chung quy chỉ có hai loại: Pháp tính và Pháp
tướng. Duy thức tông thuộc về Pháp tướng. Nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu
Duy thức tông gọi là Duy thức học.
Khởi điểm thuyết minh về “Duy thức học” người đầu tiên là ngài Di
Lặc Bồ Tát, Ngài đã ứng hóa thỉnh giảng nơi giảng đường Du Gìa Na tại
miền trung Ấn Độ, thuyết bộ Du Gìa Sư Địa Luận. Bồ Tát Vô Trước, Thế
Thân tiếp thu chuyển thành lời văn 100 quyển. Chính vì thế, có thể nói ngài
Di Lặc Bồ Tát được xem là Thủy tổ của Duy thức học, hay còn gọi ngài là
“Tông” của “Pháp tướng Duy thức học”. Chính vì thế mà về mặt hệ thống
hóa từ lập thành, triển khai và hưng thịnh thì phải khẳng định rằng : Di Lặc
Bồ Tát, Vô Trước, Thế Thân là những vị Tổ sư danh tiếng đương thời đã
truyền thừa Pháp tướng Duy thức học thời đức Phật cho đến sau này, rồi từ
đó truyền bá khắp nơi, là những vị có công lao to lớn nhất lúc bấy giờ.
Về phương diện lịch sử, tư tưởng, văn học bắt nguồn từ Tông Du Gìa
(yogacàra) được hình thành, y cứ nơi tư tưởng giáo nghĩa bộ Du Gìa Sư Địa
luận (yoga- càra-bhami) vào cuối thế kỷ IV đến đầu thế kỷ V do Di Lặc Bồ
Tát thuyết giảng. Ngài Vô Trước, Thế Thân tiếp thu và chuyển thành lời văn
100 quyển.
Bào đệ của ngài Vô Trước là ngài Thế Thân trước kia tu theo phái
Tiểu thừa, sau được sự cảm hóa của ngài Vô Trước, ngài chuyển sang Đại
thừa, ngài phát huy những yếu lý then chốt về Duy thức, đồng thời truyền bá

sâu rộng khắp nơi. Từ đó, được hình thành Pháp tướng tông hay còn gọi là
Pháp tướng Duy thức học, thay thế cho Tông Du Gìa đã được hình thành từ
trước và kế tiếp là Bồ Tát Luận Sư Vô Trước, Bồ Tát Thế Thân, từ đó các
ngài Trần Na Bồ Tát, Hộ Pháp, Giới Hiền... đã hoàn thiện Duy thức Pháp
tướng tông một cách hoàn bị, vững chắc. Sau đó lần lượt các Luận sư phổ
biến sâu rộng về Duy thức học, nêu rõ tất cả nhân sinh vũ trụ trong thế gian
và ngoài thế gian đều từ Tâm thức mà hiện hữu, ngoài ra không một pháp
nào tồn tại. Riêng về ngài Thế Thân là bào đệ của ngài Vô Trước, sơ khởi
xuất gia tu theo môn phái Tiểu thừa, ngài đã mang hết khả năng đề cao ca
tụng và viết ra 500 bộ luận để ca tụng giáo pháp Tiểu thừa. Sau khi quy
hướng về Đại thừa, ngài đã chú tâm tu tập và viết nên 500 bộ luận, tán dương


10

giáo lý uyên thâm của Đại thừa, vì thế mà Thế ngài Thân được gọi là ngài
Thiên Bộ Luận Sư, ngài đã viết nhiều bộ luận có giá trị, thuộc các bộ luận
nổi bậc nhất, có bộ "Duy thức Tam Thập Tụng" bộ này được 10 Luận sư1
Thích Nghĩa giải thích sâu rộng. Qua đó thấy được tính chất thù thắng từ
hiện tượng đến bản thể, tâm lý, vật lý, đạo đức cho đến quả vị tu chứng qua
bộ Duy thức Tam thập tụng.
Cho nên, Theo Đại sư Thái Hư, trong “Khái luận về Pháp tướng Duy
thức học” do Hòa thượng Thích Tâm Hoan dịch, cho rằng: “Pháp tướng Duy
thức học trong Phật học có chỗ gọi là Pháp tướng học và cũng có chỗ gọi là
Duy thức học. Nội dung của hai danh xưng này hợp lại với nhau nên được
gọi chung là Pháp tướng Duy thức học”[40;2]. Duy thức là cách nói ngắn
gọn, gọi đầy đủ là Pháp tướng Duy thức học, là nói về các "Pháp" ( bao gồm
cả nhân sinh và vũ trụ) chỉ do "Thức" mà ra.
Pháp tướng là hình tướng của các pháp, theo định nghĩa trong Thành
Duy thức luận về pháp tướng: "Nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải”. Tức là

giữ được tự tính của các pháp, nhìn vào hình tướng ta có thể hiểu được đó là
"Pháp" gì. Ngoài ra “Pháp” còn có nghĩa bao hàm mọi vật, cụ thể hay trừu
tượng, khi nhìn vào ta có thể có một khái niệm về vật ấy, đều gọi là "Pháp".
“Pháp” theo thuật ngữ Duy thức học thì chữ "Pháp”, là chỉ cho những
vật mang một đặc tính rõ ràng, cụ thể, không thể nhầm lẫn giữa vật này với
vật khác, mỗi pháp mang một khuôn khổ riêng biệt. Chính "Pháp" ấy nó có
thể làm phát sinh trong trí óc một khái niệm rõ ràng (quỹ sinh vật giải).
"Pháp chỉ chung cho tất cả những hiện tượng sự vật cụ thể hay trừu tượng có
tự tính, có bản chất riêng biệt làm căn cứ, khuôn mẫu khiến người ta nhìn
vào là có thể nhận thức và giải thích được" [48;281].
Trong thuật ngữ Phật học, “Pháp” phiên là Đạt - ma, Đàm - ma, Đàm vô, là khái niệm chỉ mọi sự vật, hiện tượng từ vật chất đến tinh thần, từ hữu
hình đến vô hình, từ cực đại đến cực tiểu, từ cái có thể nghe, thấy, ngửi, biết,
cảm nhận cho đến cái chỉ tồn tại trong tưởng tượng; từ cái phàm tục đến
thánh thiện, từ hữu vi đến vô vi: "Từ chỉ chung hết thảy mọi sự vật hiện
tượng dù là to nhỏ hữu hình , vô hình, chân thực, hư vọng. Sự vật cũng là
1

Hộ Pháp, Đức Huệ, An Huệ, Thân Thắng, Nam Đà, Tịnh Nguyện, Hỏa Biện, Thắng Hữu, Thắng Tử, Trí Nguyệt


11

vật, đạo lý cũng là vật, tất thảy đều là pháp cả. Duy thức luận giải thích hai ý
nghĩa của pháp: "Tự thể nhậm trì và quỹ sinh vật giải""[21;957].
Triết học Phật giáo cho rằng, Pháp là căn nguyên của thế giới. Thế
giới luôn luôn tồn tại “vạn pháp” hay “hằng hà sa số” các pháp. Pháp là
danh từ gốc tiếng Phạn – Dharma nguyên nghĩa là vật mang, được dùng để
chỉ tất cả các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất từ cái “bé như hạt
bụi” đến cái “lớn như quả núi”. Theo từng văn cảnh, Phật giáo chia làm
các loại Pháp như:

- Pháp hữu vi: là những sự vật hiện tượng mà các giác quan có thể
nhận thức, cảm giác được.
- Pháp vô vi: là những sự vật hiện tượng mà các giác quan không nhận
thức, cảm giác được.
- Pháp hữu tình: là những sự vật có sự sống.
- Pháp vô tình: là những sự vật vô tri, vô giác.
- Pháp thiện: là những pháp thúc đẩy sự giải thoát,
- Pháp ác: là những pháp cản trở sự giải thoát.
“Vạn pháp” trong vũ trụ chính là các sự vật hiện tượng tạo nên thế giới.
Các sự vật, hiện tượng, các pháp trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn
chuyển động không ngừng nghỉ, các pháp bị chi phối bởi luật “vô
thường”(Anicca). Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ có lời nói kệ của đức Thế Tôn:
Sở hành phi thường
Vị hưng suy pháp
(Các hành đều vô thường
Đó là pháp thịnh suy)[12;2]
"Vô thường” là lý thuyết chỉ sự vận động, biến đổi của các pháp trong
thế giới và chi phối bởi giáo lý nhân duyên. Phật giáo quan niệm, nhân là
mầm tạo quả, duyên là phương tiện, điều kiện các sự vật hiện tượng (các
pháp) trong vũ trụ do nhân duyên mà thành nhân duyên hòa hợp thì các pháp
sinh, nhân duyên tan rã các pháp diệt. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết:
"Chư pháp trùng duyên sinh
Diệc trùng nhân duyên diệt
(Các pháp do nhân duyên sinh
Cũng từ nhân duyên diệt)[35;104]


12

Hay trong Kinh Lăng Già Tâm Ấn cũng viết:

"Xa lìa các nhơn duyên
Chỉ có vi tâm trụ
Thân kia tùy chuyển biến
Cũng lìa tất cả sự
Tưởng sở tưởng đều lìa
Ta nói là vô sanh" [14;460]
Tuy nhiên, các pháp không phải do một nhân duyên mà có nhiều nhân
duyên. Do đó, các pháp quan hệ mật thiết với nhau, tác động chi phối lẫn
nhau. Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm có viết:
Một thế giới để vào tất cả
Tất cả thế giới để vào một [15;8].
Trong nhận thức các pháp, Phật giáo còn đưa ra thuyết "Sắc – Không".
Sắc là danh từ Phật học chỉ sự vật, hiện tượng ở trạng thái có hình tướng
trong không gian mà con người nhận biết được, còn gọi là "Có". "Không" là
chỉ sự vật, hiện tượng ở trạng thái không có hình tướng mà con người không
nhận biết được. Theo lý thuyết "Sắc – Không", thế giới luôn chuyển động,
biến đổi nên không phải khi sự vật tồn tại ở trạng thái có hình tướng mới gọi
là Sắc, mới là Có; ở trạng thái không (diệt) mới là Không. Thực tướng, cái
gọi là Không đã là có và cũng là Có; cái gọi là Có đã là không và cũng là
Không. Trong cái "có" có cái "không", trong cái "không" có cái "có". Sắc tức
nhị Không, Không tức nhị Sắc, có đấy mà không đấy, không đấy mà có đấy.
Sắc, Không là hai dạng tồn tại của thế giới vạn pháp. Kinh Thủ Lăng
Nghiêm viết: "Nhược phục sắc trần sinh nhãn kiến giả, quán không phi sắc,
kiến tức tiêu vong. Vong tắc đô vô, thùy minh không sắc? Có nghĩa: Lại nữa
nếu sắc trần sinh ra cái thấy. Khi thấy hư không chẳng có sắc tướng, thì cái
thấy liền bị tiêu mất. Tiêu rồi thì tất cả đều không, còn ai để rõ được không
và sắc tướng" [37;54]. Vì thế mà "Tướng" tức là chỉ hình tướng của sự kiện,
sự vật hay tướng trạng của một pháp, nó tiêu biểu hay biểu hiện ở bên ngoài
mà người ta có thể nhìn thấy hay rờ mó và có thể tưởng tượng hình dung nó
ở trong trí. Từ điển Phật học có viết: "Tướng là hình tướng, tướng trạng của

sự vật, biểu hiện ở bên ngoài và tưởng tượng ở trong lòng"[21;1480]. Trong
Kinh Phật thuyết cũng nói: "Thế tôn, Bồ - tát - Ma - ha - tát đối với Bát nhã


13

Ba - la - mật, quán tưởng như vậy rồi, đối với sắc, thụ, tưởng, hành, thức
không có cái được nhận, không có cái được sinh, không có cái bị diệt, cho
đến tất cả các pháp, tất cả tướng cũng như vậy. Vì sao? Nếu sắc, thụ, tưởng,
hành, thức vô sinh, vô diệt tức không phải sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Sắc,
thụ, tưởng, hành, thức này cũng vô sinh, vô diệt, không hai, không khác. Nên
nói sắc, thụ, tưởng, hành, thức tức là hai pháp vô sinh, vô diệt"[50 ;42].
Còn Thể tướng: Là những tướng trạng có thể chất là một thực thể, là
đối tượng của Tiền ngũ thức: Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, biểu hiện trong
thức thứ sáu là Ý thức và thức thứ bảy lấy Đệ lục ý thức làm Căn. Hình
tướng là có thật thể, kích thích khả năng cảm giác ví như âm thanh có thể
nghe, mùi vị có thể ngửi. "Cảm giác của Ý thức và năm thức trước hợp tác
cũng có thể gọi là chữ "Tướng" của thể tướng, vì trong thể tướng có thêm
nghĩa tương ứng của ý thức. Chỗ hiểu biết của thức thứ tám (Alaya thức) là
chữ tướng của thể tướng, lý do chỗ hiểu biết thức thứ tám cũng có thực thể"
[40;5].
Và Mạo tướng: là chỉ cho tất cả hình sắc, diện mạo bên ngoài những
sự vật, mà chúng ta có thể thấy hoặc tiếp xúc, thu nhận hằng ngày, có sự
phân biệt của Đệ lục Ý thức. Theo Thành Duy thức luận thì Mạo tướng gồm
có ba dạng: Hiển sắc, Hình sắc, Biểu sắc. Theo Đại sư Thái Hư thì: "Sắc
Trần là do nhãn thức và ý thức cùng nhau hiểu biết. Còn Hiển sắc (màu sắc
của sự vật, hiện tượng: xanh, đỏ, tím, vàng...) và Hình sắc (hình dạng sự vật,
hiện tượng: chiều dài, ngắn, vuông, tròn...) cho đến Biểu sắc (hoạt động của
sự vật, hiện tượng: đi, đứng, co lại...) đều hoàn toàn do ý thức" [40 ; 4].
Nghĩa tướng: là những tướng trạng không phải là đối tượng của tiền

ngũ thức, mà chỉ dành cho nhận thức của Đệ lục ý thức: suy nghiệm, phán
đoán, nhận thức, nó hoạt động độc lập, không cùng với tiền ngũ thức, nó là
đối tượng của Đệ lục và Đệ nhất, Đệ bát: "Nghĩa tướng là hình tướng của ý
thức thứ sáu và ý căn thứ bảy cùng nhau nhận thức. Ma na thức thứ bảy nhận
thức hình tướng tự ngã trong kín đáo, không thể hiểu biết" [40;4].
Bởi vậy, "Pháp tướng" hay "Pháp" là từ chỉ chung cho mọi sự kiện, sự
vật trong vũ trụ, mọi hoạt động trong đời sống, dù lớn hay bé, tốt hay xấu,
hữu hình hay vô hình, chân thật hay hư vọng, giả tướng hay giả danh, tất cả
đều là Pháp hay một pháp. Nên chữ "Pháp" bao hàm phạm vi rất rộng lớn.


14

Cái có của sự vật khả dĩ gọi là "Pháp" và cái "Không" của sự vật, mặc dù chỉ
là khái niệm về "Không", cũng có thể là "Pháp". Sắc bất dị không, không bất
dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Chính lẽ đó mà hình tướng hay
pháp tướng các pháp đều thể hiện ở các yếu tố. Nên tất cả mọi sự vật trong
vũ trụ dù có muôn hình vạn trạng, hoặc những tính trạng mang tính chất trừu
tượng thì đều là những đối tượng của tâm thức, và được gọi là "Pháp".
Qua luận bàn như vậy, cho thấy sự ra đời của Duy thức học gắn liền
với lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc, gắn
với vai trò của Phật Thích Ca và các đệ tử của Ngài. Từ đó, Pháp tướng Duy
thức tông dần dần phát triển sâu rộng và lan ra các xứ cận đông như Nhật
Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ...
Khi ngài Huyền Trang từ Trung hoa đến Tây Trúc(Ấn Độ) tham học
tiếp thu những giáo lý Đại thừa, nhất là trực tiếp với Ngài Giới Hiền và các
Luận sư danh tiếng. Sau 17 năm du học, ngài trở về Trung Hoa mang theo
các bộ: Kinh, Luận. Trong đó có các bộ Luận về Pháp tướng và ngài mở ra
phong trào dịch thuật kinh điển từ chữ Phạn ra chữ Hán, chú ý nhiều đến bộ
môn Pháp tướng Duy thức học, tiêu biểu như:

Duy thức Tam Thập Tụng
Duy thức Thập Nhị Tụng
Đồng thời ngài thu nhặt tổng hợp các yếu lý tinh hoa trong bộ Duy
thức Tam Thập Tụng và những lời chú giải Duy thức Tam Thập Tụng của 10
luận sư trước tác ra bộ “Thành Duy thức luận” là một bộ phận giải thích giáo
nghĩa yếu lý của Duy thức Tam thập tụng. Sau đó Sư phụ của ngài là Đại sư
Khuynh Cơ, Huệ Chiếu...phổ biến truyền bá tư tưởng Pháp tướng Duy thức
học ngày càng thịnh hành đánh dấu sự thành công của pháp tướng Duy thức
học là 1 Tông trong 10 Tông phái Phật giáo tại Trung Quốc thời xưa.
1.1.2. Nội dung cơ bản của Duy thức học Phật giáo
Như trên đã nói "Thức" là bản thể của tâm, ngoài sự biến hiện của
Thức, không có bất cứ một vật gì thật sự tồn tại, nên gọi là Duy thức học.
Nghĩa là các hiện tượng của tâm, vật bên ngoài đều do Kiến phần và Tướng
phần (chủ quan và khách quan) của tự thể tâm thức biến hiện ra, sự biến hiện
của Thức, có thể được chia ra làm hai loại: 1) Nhân năng biến, cũng gọi là
Năng biến. Tất cả các pháp tồn tại, đều từ hạt giống (chủng tử) trong thức


15

Alaya biến hiện ra; 2) Quả năng biến, cũng gọi là Quả biến, Duyên biến là
kết quả của Nhân biến, là do sự phân biệt chủ quan, khách quan của Tâm
thức, nhắm vào tác dụng đối tượng. Do vậy, nội dung chủ yếu của Duy thức
học là các pháp hiện hữu đều do Tâm thức biến hiện và các Pháp ấy không
thật thể, thật dụng, nó chỉ là giả thể, giả dụng, giả danh. Nó được tồn tại theo
lý duyên khởi, tức là do duyên sinh, các duyên phối hợp mà có, các duyên
tan rã nó trở về "không", nhưng vì do hư vọng ta chấp nó như "thật thể thực
dụng". Nhưng con người thì bất cứ lúc nào cũng cho nó là thật có, vì các
hiện tượng đang diễn ra trước mắt, mà không biết nó chỉ là "giả có" mà thôi.
Vì thế giới chỉ hiện hữu trong thức, còn bản thân thế giới ngoại tại thì không

hiện hữu nhưng nội thức phát hiện giả tướng của nó như là thế giới ngoại tại.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm viết: "Tuần nghiệp phát hiện, thế gian vô tri, hoặc vi
nhân duyên, cập tự nhiên tánh, giai thị tức tâm phân biệt kế đạt. Đãn hữu
ngôn thuyết, đô vô thật nghĩa. Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới
hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất
cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không
có nghĩa chân thật"[37;239]. Nhận thức được điều này là do bản thân con
người không thể tìm đâu ra một cái "Ngã" hay pháp chân thực nào cả. Điều
mà con người luôn cho là chân thực chẳng phải là chân thực; mà chỉ là một
biểu lộ ngoại tại của cái thực. Toàn thể thế giới do đó là tạo nên do ảo tưởng
hay do nhân duyên, và không có thực tại thường tồn nào cả. Duy thức học
quan niệm "Vạn vật duy thức", tức mọi hiện tượng khách quan (tức tồn tại,
thế giới) đều do ý thức chủ quan con người mà có, chứ không phải thực sự
tồn tại độc lập với chủ quan con người. Kinh Hoa Nghiêm viết: "Tất cả
những pháp rộng lớn kia
Vì lợi chúng sinh nên khai diễn
Tại sao Phật - nhãn là vô - lượng
Nhĩ, tỷ, thiệt, thân cũng như vậy"[71;273].
Như vậy sự tồn tại của các vật ở thế giới này theo Duy thức học Phật
giáo là do các thức (Nhãn , Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, Ý, Mạt na, Alaya thức)
chuyển động biến hóa, vì thế mà phân biệt thành những biểu tượng ảo của
đối tượng vào trong chủ quan của con người, do đó Nó (chỉ tồn tại) đều là
không, mọi cái đều do Thức mà có.


16

Cho nên, nói về nội dung Duy thức học thì không thể bỏ qua nội dung
về Pháp tướng vì:
1) Tất cả các Pháp trong vũ trụ hiện có, nó được thể hiện qua lý Duyên

khởi, tức là do các duyên phối hợp mà có ra muôn hình vạn trạng, vì hư vọng
ta chấp nó là thật ngã thật pháp, mà không biết các duyên tan rã, các pháp
không còn tồn tại nữa.
2) Vì hư vọng ta chấp cho là thật có, nên yếu lý Duy thức với chủ yếu
cần phải phá trừ "Chấp ngã Chấp pháp". Có phá trừ Chấp ngã pháp, ta mới
đạt được lý Duy thức, thấu rõ các pháp nó chỉ là "Không", vì không thật thể,
nó chỉ là "giả ngã, giả pháp".
3) Các hiện tượng trong vũ trụ, đều do Tâm thức biến hiện, ngoài Ý
thức ra không một Pháp nào tồn tại, do mê tính hư vọng ta chấp chặt rồi đặt
cho nó một cái tên, tên ấy chỉ là giả danh. Vì thế cần phải dứt trừ Ngã pháp,
có được như thế, ta mới thấu đạt được lý Duy thức. Tâm thức luôn là bản thể
của nhân sinh và vũ trụ. Từ đó "Thức" là cơ sở phát sinh các pháp trong thế
gian và xuất thế gian (đạo pháp). Theo Kinh Đại Thừa, A Tỳ Đạt Ma nói
"Thức có một năng lực từ vô thủy đến nay, tất cả các pháp trong vũ trụ đều y
cứ vào đấy, từ đó mà có ra các cõi trong 6 đường (lục đạo), kể cả Niết Bàn
chứng đắc" [49;25].
4) Cũng có thể diễn đạt theo một hình thức khác: "Thức" là một
"Chủ nhân ông" có năng lực biến hiện qua "Tam năng biến". Dù vậy, năng
lực biến hiện vẫn là "Thức"; vì thế năng lực phân biệt (tâm thức) hay sở phân
biệt (vạn vật), cũng đều Thức. Thức biến hiện, trực giác phân biệt trong một
năng lực tổng thể vô tận. Trên cơ sở, về chân lý tuyệt đối là bản thể thanh
tịnh, nó không phải là hai mà chỉ là một (bất nhị bất dị), mà chính là mặt
tướng của các pháp. Đứng về mặt Tục Đế, ta thấy nó có 8 thức Tâm vương,
51 Tâm sở, Sắc pháp, tâm Bất tương ứng và Vô vi pháp, hay nói gọn là
"Tâm, Ý, Thức"; nhưng đứng về mặt Chân Đế thì nó chỉ có một, tức là tâm
Chân như thanh tịnh, vượt ra ngoài trí phân biệt của thế nhân. "Chư thiện
nam tử ngã thường thuyết ngôn. Sắc Tâm chư duyên cập Tâm sở Sử chư sở
duyên pháp duy Tâm sở hiện. Này các thiện nam tử! Như Lai thường nói:



17

"Sắc, tâm, các duyên, các Tâm sở sử cùng các pháp sở duyên, đều do tâm
biến hiện"
Giảng: "Sắc" là chỉ cho các Sắc pháp, và "Tâm" là chỉ cho Tâm pháp.
Theo Bách pháp Minh môn luận, có 11 Sắc pháp và 8 Tâm pháp. Tâm pháp
thuộc về 8 thức Tâm vương. Có 51 thứ thuộc về Tâm sở pháp, 24 thứ thuộc
về Tâm bất tương ưng Pháp, có nghĩa là không tương ưng với Sắc pháp,
không tương ưng với Tâm pháp, hay với Vô vi pháp. Cùng với 6 pháp vô vi,
tạo thành tất cả 100 pháp" [36;37].
Nói tóm lại, tất cả các Pháp trong vũ trụ có thể chia ra làm hai loại:
Duy thức tính và Duy thức tướng.
Duy thức tính, tức là Pháp tính thanh tịnh xa rời ngôn ngữ (ly ngôn
tuyệt tướng) không thể nói năng luận bàn, tức chỉ cho chân như thật thể
thanh tịnh.
Duy thức tướng, là những pháp có hình tướng, dáng mạo, có thể luận
bàn, tức là Pháp tướng phân biệt theo lý tục đế. Về hình tướng của các pháp,
bao gồm có: Thật-Đức-Nghiệp-5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, kể cả nhân sinh vũ trụ
trong thế gian.
"A - nan nhữ du vị minh nhứt thiết phù trần chư huyễn hóa tướng.
Đương xứ xuất sanh tùy xứ diệt tận huyễn vọng xưng tứng. Kỳ tánh chơn vi
diệu giác minh thể.
A - nan, ông còn chưa rõ tất cả các tướng huyễn hóa nơi tiền trần,
ngay đó sinh ra, ngay đó diệt mất. Huyễn vọng nên gọi là tướng, nhưng tánh
chân thật vốn là thể giác ngộ sáng suốt nhiệm màu.
Giảng:
"... Huyễn vọng nên gọi là tướng". Nó có tên gọi là huyễn vọng.
Nhưng tánh chân thật vốn là thể giác ngộ sáng suốt nhiệm màu. Nó được gọi
là hư vọng, nhưng căn nguyên các hư vọng nảy sinh khởi là ở đâu? Cũng
vậy, nó lưu xuất từ thể tánh chân thật sáng suốt nhiệm màu. Nó sinh khởi từ

chân tâm của chúng ta. Do chân tâm mà khởi vọng. Từ hư vọng mà có kiến
phần và tướng phần. Kiến phần là khả năng thấy. Tướng phần là tất cả các
hiện tượng, vật thể, đối tượng của cái thấy. Tướng phần và kiến phần cũng
đều lưu xuất từ thể tánh chân thật sáng suốt nhiệm màu, đều lưu xuất từ chân


18

tâm thường trụ thể tánh thanh tịnh sáng suốt. Nó chẳng đến từ đâu
cả"[36;291- 292].
Hay: "Như thị nãi chí ngũ ấm lục nhập. Tòng thập nhị xứ chí thập bát
giới. Nhân duyên hòa hợp hư vọng hữu sanh. Nhân duyên biệt ly hư vọng
danh diệt.
Như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát
giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời hư
vọng gọi là diệt.
Giảng:
Đạo lý mà Như Lai đã giảng giải cũng giống như vậy đối với mọi
phần loại khác nhau của Ngũ ấm - sắc, thọ, tưởng, hành, thức, lục nhập - có
nghĩa là 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - từ thập nhị xứ - 6 căn: mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân, ý cùng với 6 trần: sắc, thanh hương, vị, xúc, pháp - cho đến
thập bát giới - 6 căn, 6 trần và 6 thức phát sinh ra do khi căn và trần tiếp xúc
nhau: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Sáu căn và
sáu trần kết hợp thành 12 xứ, cùng với 6 thức tạo thành 18 giới. Các thứ Sắc
pháp và Tâm pháp này đều do nhân duyên hòa hợp mà hư vọng sinh ra"
[36;293-294].
Tóm lại: Tướng hay hình tướng tức chỉ cho muôn pháp do các duyên
mà sinh khởi, rồi cuối cùng quay về Alaya thức. Cho nên gọi các hình tướng
là Pháp sở sinh, và để phân biệt danh tướng, nên gọi là Pháp tướng. Do vậy
Pháp tính và Pháp tướng phải được hiểu:

Pháp tính: là bản tính của các pháp, Pháp tính này đối với phương diện
hữu tình gọi là Pháp tướng, đối với phương diện vô tình thì gọi là Pháp tính.
Pháp tính chính là thật tướng, Chân như Pháp giới là biệt danh của Niết bàn.
Pháp tướng: đối lại với Pháp tính, tức chỉ hình tướng, tướng trạng
hoặc trạng thái của sự vật. Theo Pháp tướng Duy thức thì tướng là hình dáng
mỗi sự vật hiện tượng khác nhau, mắt ta có thể thấy được, như sắc chất.
Tướng chia làm hai loại: Tổng tướng và Biệt tướng:
- Tổng tướng: là "Tướng" chung của tất cả các pháp như vô thường.
Còn Biệt tướng là "Tướng" riêng của mỗi pháp như tướng cứng, mềm, nóng,
lạnh... mỗi loại đều khác nhau. Lại lấy "Tính" làm bản thể của sự vật, còn


19

"Tướng" thì là tướng dạng (dáng mạo) có thể biết, có thể thấy, chúng ta có
thể hiểu. Tướng không cũng gọi là Tự tướng không, Tự cộng tướng không,
tức các tướng "Tổng biệt đồng dị" đều có tính chất bất khả đắc của các pháp.
Nói rõ hơn, "Tướng" là Sở thủ phần chỉ cho bóng dáng của sự vật ở
ngoại giới, ảnh hiện vào tâm, là Tâm pháp trong 4 loại tâm.
Tâm sở: là tác dụng của tâm được chia ra 4 loại:
1) Thực tướng: Danh tướng các Tướng chân thật, Thể tướng là Chân
như thật thể.
2) Cảnh tướng: Danh tướng đối cảnh của Căn và Tâm.
3) Trạng tướng: Danh tướng chỉ cho các tướng dạng của hữu vi. Trong
3 loại cảnh chung cho cả: Tính cảnh, Độc ảnh cảnh và Đới chất cảnh, là do
thức biến hiện ra.
4) Nghĩa tướng: Danh tướng chỉ cho nghĩa Năng thuyên và Sở thuyên.
Nhưng thông thường chỉ cho 3 tướng trong 4 tướng đã nêu ở trên, thuộc về
Tướng phần. Tướng phần được chia làm hai loại:
a) Bản chất Tướng phần tức là "Sắc pháp", do chủng tử của thức

Alaya hiện khởi.
b) Ảnh tượng Tướng phần tức là các thức duyên theo Cảnh biến ra
bóng dáng, chứ không có bản chất để nương gá. Lại từ tư tưởng này tiến
bước, mà có thuyết "Sinh Phật Nhất Như" tức Chúng sinh và Phật là một.
Ngoài ra, các từ ngữ như: "Tất cả do Tâm chuyển" hay nhất thiết do
Tâm tạo... đều là những từ ngữ điển hình thường thấy trong Kinh-Luận để
biểu hiện tư tưởng trên (Tâm và Tướng).
Tuy nhiên theo Duy thức học, con người muốn nhận thức rõ chân lý
ngoài "Tâm" không có "Cảnh" (lý Duy thức), thì phải Quán Duy thức theo
thứ tự cao thấp, theo năm lớp như sau:
- Thứ nhất là , "khiển hư tồn thật thức", nghĩa là trừ bỏ cái biến kế sở
chấp giả dối mà để lại Y tha và Viên thành thật có. Đó là phép Quán Duy
thức "không" và "hữu" tương đối.
- Thứ hai là, "xả lạm lưu thuần thức", nghĩa là trong lớp thứ nhất con
người để lại hai tính Y tha và Viên thành. Trong thức Y tha gồm có bốn
phần: Tướng phần thuộc về "Cảnh", sợ không khỏi xen lẫn với cảnh ngoài
tâm, cho nên con người phải bỏ. Kiến phần, Tự Chứng phần, Chứng tự,


20

Chứng phần thuộc về Tâm năng duyên chủ quan, nên phải lưu lại. Đó là
phép Quán Duy thức tâm và Cảnh tương đối.
- Thứ ba là, "nhiếp mạt quy bản thức", nghĩa là trong lớp thứ hai, con
người đã bỏ sự lộn xộn về "Cảnh", lưu lại phần thuần túy của tâm. Tuy
nhiên, con người phải xét tự chứng phần tâm ấy, là bản thể Năng biến, tức là
Tướng phần và Kiến phần là sự tác động gọi là "Dụng" từ trong tự chứng
phần mà hiện ra, tức là Mạt na thức. Bản thể của "Tâm" chính là phép Quán
Duy thức "Thể" và "Dụng" tương đối.
- Thứ tư là, Ẩn liệt hiển thắng thức, nghĩa là trong lớp thứ ba, tuy rằng

con người đã quy tự về gốc là bản thể, nhưng Tâm thể gồm có Tâm vương
và Tâm sở. Tâm vương là chủ năng biến, cho nên thắng Tâm sở và phát khởi
phần liệt nhược. Chính vì vậy, con người phải tìm cách tiêu diệt phần liệt
nhược của Tâm sở, hiển bày phần ưu thắng của Tâm vương. Đó là phép
Quán Duy thức Vương và Sở tương đối.
- Thứ năm là, Khiển tướng chứng tính thức, nghĩa là trong lớp thứ tư
tuy rằng con người chỉ lưu lại Tâm vương, nhưng Tâm vương lại có đủ Lý
tướng và Lý tính. Sự tướng là Y tha khởi tính; lý tính là viên thành Phật tính.
Cho nên, con người phải thủ tiêu những sự "Tướng y tha", cầu chứng nhập lý
tính và viên thành. Có thể sơ đồ hóa năm phép quán đó như sau:

Hai là, xả lạm lưu thuần thức –

tâm cảnh tương đối

Ba là, nhiếp mạt qui bổn thức – thể dụng tương đối
Bốn là, ẩn liệt hiển thắng thức –

vương sở tương đối

thức

Năm là, khiển tướng chứng tính thức – sự tướng tương

Tướng Duy thức

Năm lớp Quán Duy

Một là, khiển hư tổn thật thức – không hữu tương đối


đối – tính duy thức

Hình 1: Sơ đồ Quán Duy thức
Như vậy, theo sơ đồ trên ta thấy, tất cả muôn pháp không rời lìa Tâm
thức. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết: "Bất tri sắc thân ngoại bạc sơn hà
hư không đại địa. Hàm thị diệu minh chơn tâm truy vật". Có nghĩa là: Chẳng
biết rằng từ sắc thân cho đến núi sông, hư không và thế giới đều là vật ở trong
diệu minh chân tâm [36;44]. Tuy theo Quán Duy thức có thứ tự năm lớp,


×