Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

BÍ QUYẾT DẠY HỌC SÁNG TẠO, CHỦ ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 39 trang )

Cuốn sách bí mật của việc trao quyền cho học sinh để có
một lớp học chủ động, sáng tạo.

Trò chơi
dạy học online
và trên lớp

Tác giả: Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Mục lục
Chương 1: Chỉ cần bảng đen và phấn trắng......... 6
Trò chơi 1: Happy ending...................................................... 7
Trò chơi 2: Happy ending phiên bản học sinh làm chủ
8
Trò chơi 3: Happy ending phiên bản online................... 9
Trò chơi 4: Ô chữ kỳ diệu........................................................ 9
Trò chơi 5: Ô chữ kỳ diệu phiên bản
học sinh làm chủ...............................................10
Trò chơi 6*: Ô chữ kỳ diệu phiên bản online................11
Trò chơi 7: The secret book – cuốn sách bí mật...........12
Trò chơi 8: The secret book- phiên bản
học sinh làm chủ...............................................13
Trò chơi 9*: The secret book – phiên bản online.........14

Chương 2: Thẻ bài – flashcards: những điều
bạn chưa biết...................................... 16
Trò chơi 10: Những lá bài ma thuật..................................16
Trò chơi 11: Những lá bài ma thuật phiên bản


học sinh làm chủ............................................18
2

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 12*: Những lá bài ma thuật
phiên bản online..........................................18
Trò chơi 13: Thuyết trình với các lá bài............................19
Trò chơi 14: Thuyết trình với các lá bài
phiên bản học sinh làm chủ......................20
Trò chơi 15*: Thuyết trình với các lá bài
phiên bản online.........................................21
Trò chơi 16: Trí nhớ siêu phàm...........................................22
Trò chơi 17: Trí nhớ siêu phàm phiên
bản học sinh làm chủ..................................23
Trò chơi 18*: Trí nhớ siêu phàm phiên bản online .....24

Chương 3: Chiếc hộp bí ẩn - Niềm vui đến từ
thùng carton đã bỏ đi........................ 25
Trò chơi 19: Bàn tay ma thuật ...........................................25
Trò chơi 20: Bàn tay ma thuật phiên bản
học sinh làm chủ............................................26
Trò chơi 21*: Bàn tay ma thuật phiên bản online.......27
Trò chơi 22: Thùng rỗng kêu to.........................................28
Trò chơi 23: Thùng rỗng kêu to phiên bản
học sinh làm chủ............................................28
Trò chơi 24: Ai là nghệ sĩ......................................................29

Trò chơi 25: Ai là nghệ sỹ phiên bản học sinh
làm chủ..............................................................30
Trò chơi 26*: Ai là nghệ sỹ phiên bản online................30

Sách bản quyền Trần Tú

3


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Chương 4: Hạt đậu thần- những trò chơi
ngoài lớp học...................................... 32
Trò chơi 27: Hạt đậu từ vựng..............................................32
Trò chơi 28: Hạt đậu từ vựng phiên bản
học sinh làm chủ............................................33
Trò chơi 29*: Hạt đậu từ vựng phiên bản online.........35
Trò chơi 30: Hạt đậu ngữ pháp..........................................36

Chương 5: Thay lời kết.......................................... 37

4

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Lời nói đầu
Theo bạn,

Yếu tố nào tạo nên một lớp học thành công và hiệu
quả? Không hẳn là cơ sở vật chất, không hẳn là năng
khiếu và sự thông minh của học sinh mà đó chính là Bạn!
Chính bạn, khiếu hài hước, khả năng quan sát tinh tế và
nhiệt huyết của bạn với công việc mới là điều tạo ra sự
khác biệt cho các lớp học và những học sinh của mình.
Nhưng có khi nào, bạn cảm thấy mình đang cố gắng
quá sức, bạn dành nhiều giờ soạn giáo án, chuẩn bị mọi
thứ từ A đến Z mà dường như mình vẫn chưa được đền
đáp xứng đáng? Học sinh đôi khi tỏ ra chán nản, hay
chúng vẫn còn lơ đãng, hoặc thậm chí kể cả giờ học diễn
ra suôn sẻ, nhưng bạn vẫn thấy có gì đó thiếu sót?
Tôi muốn nói rằng, bạn không cô đơn. Đây cũng chính
là vấn đề trăn trở của rất nhiều thầy giáo, cô giáo khác.
Đó là lí do tôi viết cuốn sách này, dành tặng bạn. Cuốn
sách không chỉ là 30 mẫu trò chơi – hoạt động để bạn
tham khảo, áp dụng. Cuốn sách còn là nguồn cảm hứng
để bạn có cái nhìn chi tiết, thấu đáo, cụ thể hơn về việc:
“để học sinh làm chủ”.
Thêm vào đó, khi việc học được chuyển sang online,
người giáo viên càng phải học hỏi và thay đổi nhiều hơn
Sách bản quyền Trần Tú

5


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

để thích nghi với sự biến đổi không ngừng của công nghệ
mà vẫn giúp các em hào hứng mỗi giờ học trực tuyến.

Với cuốn sách này, tôi hy vọng bạn sẽ trở thành một
người chỉ đường, trao quyền - trao trách nhiệm, trao niềm
vui và hứng thú học tập cho học sinh của mình. Đồng
thời, vẫn nhận lại một cách đầy đủ và sâu sắc nhất tình
yêu và niềm nhiệt huyết từ chính công việc cao quý mà
mình đang làm.
Bởi vì, người thầy hạnh phúc sẽ có những học sinh
hạnh phúc.
Thân mến,
Trần Tú

6

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Chương
Chỉ cần bảng đen và phấn trắng
Để làm rõ khái niệm trao quyền, cuốn sách sẽ đưa
ra các trò chơi/ hoạt động cụ thể ở các phiên bản khác
nhau. Ở mỗi phiên bản, bạn sẽ có thể so sánh sự khác biệt
trong cách tổ chức hoạt động, từ đó dần hình thành kinh
nghiệm trao quyền làm chủ cho các em. Đừng lo lắng,
hãy nghiên cứu thật kỹ từng phiên bản và chơi thử nhé.
Bạn sẽ quen ngay thôi!
Chương 1 này sẽ giới thiệu những trò chơi đơn giản,
không cần đến giáo cụ, công cụ phức tạp, cầu kỳ. Tất cả
những gì bạn cần chính là bảng đen, phấn trắng, sự nhiệt

tình và một chút hài hước. Tất nhiên, bạn có thể thay bảng
đen, phấn trắng bằng bảng trắng, bút dạ cũng không sao cả.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé.

Chương 1: Chỉ cần bảng đen và phấn trắng

7


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 1: Happy ending
Mục đích: Kiểm tra bài cũ/ nhắc lại từ vựng vừa học/ thực
hành cấu trúc ngữ pháp mới…
Cách thức thực hiện:
Giáo viên chọn 1 từ bất kỳ của bài học trước, người chơi (học
sinh) phải ngay lập tức gọi ra 1 từ khác, có chữ cái đầu tiên
giống với chữ cái kết thúc của từ trước đó.
Ví dụ: Happy => Year => Red => Dinner=> Raise…
Lưu ý, các từ trong cùng 1 chuỗi này không được lặp lại.
Trò chơi kết thúc khi hết thời gian quy định, hoặc khi quá 5s
mà học sinh không tìm được từ tiếp theo.
Trò chơi này khá kinh điển, nhưng lại gay cấn và thách
thức. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi này ngay khi mở đầu
buổi học để tạo hứng thú cho học sinh.
Lưu ý quan trọng: Sau khi học sinh đọc ra từ đó, bạn hãy viết
lên bảng thật nhanh và tăng tốc trò chơi để thêm phần kịch tính.
Thay vì tự viết các từ, bạn cũng có thể chia học sinh thành nhiều
nhóm nhỏ, trong đó cử 1 đại diện lên viết và các thành viên khác
gọi tên từ. Các nhóm có thể chơi song song, chỉ cần bạn chia

bảng thành nhiều phần khác nhau, hoặc bạn cũng có thể bấm
giờ cho các đội lần lượt chơi. Đây cũng chính là mô tả cho phiên
bản 2 của trò chơi này.

8

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 2: Happy ending phiên bản học sinh
làm chủ
Vẫn với cách chơi như vậy, nhưng đổi lại, bạn để học sinh làm
chủ toàn bộ cuộc chơi. Cách thức như sau:
Bước 1: Bạn mời lớp trưởng (hoặc 1 học sinh bất kỳ) chia
lớp thành 3 hoặc 4 nhóm tùy ý. Lúc này, bạn trao quyền chia
đội cho học sinh.
Bước 2. Bạn ra quy định và giới thiệu luật chơi. Mỗi đội
sẽ có đúng 3 phút/ 4 phút/ 5 phút… ngang nhau để viết từ.
Đội nào viết được chuỗi các từ dài hơn, không trùng lặp sẽ
chiến thắng.
Bước 3: Các đội oẳn tù tì phân thứ tự và lần lượt lên chơi.
Bước 4. Bạn cùng cả lớp tổng kết và tuyên bố người chiến thắng.
Lưu ý quan trọng: Hãy mời 1 học sinh làm trọng tài bấm giờ,
căn giờ, như vậy kết quả sẽ khách quan hơn. Hãy nhớ, công bằng
là yếu tố quan trọng trong mọi cuộc chơi và mọi hoạt động, mọi
vấn đề trên lớp.

Chương 1: Chỉ cần bảng đen và phấn trắng


9


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 3: Happy ending phiên bản online
Cách chơi tương tự, nhưng lần này là với lớp học online. Đây
sẽ là cách hiệu quả để lôi kéo sự tập trung của học sinh. Bạn
đừng coi thường trò chơi đơn giản này, nhỏ mà có võ đó!
Bước 1: Bạn mời 1 học sinh (có thể là online sớm
nhất, đăng nhập vào lớp học sớm nhất) chọn một từ bất
kỳ, ví dụ “Fish”
Bước 2: Lần lượt các bạn tiếp theo sẽ đọc các từ mới, có
chữ cái bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng của từ đó, trong ví dụ
trên là: Fish => Hate ...
Bước 3: Bạn cùng cả lớp tổng kết và tuyên bố người
chiến thắng.
Lưu ý quan trọng: Việc quy định thời gian trong trò chơi này là
rất quan trọng. Bạn cũng có thể để người chiến thắng quyết định
hình phạt cho người thua cuộc hoặc khi học sinh đó quá 15s mà
không đọc được đáp án...

Trò chơi 4: Ô chữ kỳ diệu
Bước 1: Bạn chọn 1 từ khóa có liên quan đến chủ đề bài
học/ tùy theo mục đích của mình
Bước 2: Giáo viên quy định điểm số cho từng ô chữ bí ẩn
Bước 3: Đưa ra gợi ý cho ô chữ
Bước 4: Chia đội, mời các đội lần lượt chọn ô và trả lời
Bước 5: Tìm ra từ khóa, tuyên bố đội chiến thắng

10

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Lưu ý quan trọng: Hãy chọn từ khóa có độ dài và độ khó vừa
phải. Mục đích của trò chơi này không phải để đánh đố học sinh
mà là một cách để các em suy nghĩ, động não, làm việc nhóm và
hào hứng với giờ học hơn.

Trò chơi 5: Ô chữ kỳ diệu phiên bản học sinh
làm chủ.
Bạn bắt đầu làm quen với cấu trúc cuốn sách này rồi đúng
không nào? Giờ chúng ta sẽ xem, chúng ta nên làm thế nào để
khiến cho học sinh tích cực và chủ động hơn nhé.
Bước 1: Bạn mời lớp trưởng (hoặc 1 học sinh bất kỳ) chia
lớp thành 3 hoặc 4 nhóm tùy ý. Lúc này, bạn trao quyền chia
đội cho học sinh.
Bước 2: Mời một học sinh bất kỳ chọn từ khóa và vẽ ô chữ
bí mật trên bảng. Hãy đảm bảo là số lượng ô chữ đã chính xác.
Bước 3: Bạn mời các nhóm lần lượt gán số điểm khác
nhau cho từng ô chữ. Như vậy, trò chơi sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Bước 4: Cử trọng tài
Bước 5: Các nhóm oẳn tù tì và lần lượt đoán chữ
Bước 6: Tìm ra từ khóa, trọng tài tuyên bố người thắng cuộc.
Lưu ý quan trọng: Hãy hướng dẫn và gợi ý để em học sinh lựa
chọn một từ khóa liên quan đến bài đang học/ bài cũ.


Chương 1: Chỉ cần bảng đen và phấn trắng

11


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 6*: Ô chữ kỳ diệu phiên bản online
Hầu hết các ứng dụng dạy học online đều cho phép giáo viên
chia sẻ màn hình, trong đó có cả chương trình bài giảng Power
point đang chạy. Nếu muốn tìm hiểu thêm để tận dụng triệt để
chức năng của Zoom Cloud Meeting, bạn có thể tham khảo
thêm cuốn sách “Dạy học online thật dễ dàng – Trần Tú”. Ở
đây chúng ta mặc định đã có thể sử dụng thành thạo Zoom và
Microsoft Power Point.
Bước 1: Bạn tạo ô chữ chiếc nón kỳ diệu trên Powerpoint.
Search Google và tìm hiểu cách tạo nhé, cũng không khó
lắm đâu.
Bước 2: Khi lớp bắt đầu học, bạn trình chiếu màn hình
Power Point này và chia sẻ qua Zoom để cả lớp cùng thấy.
Bước 3: Lần lượt mời học sinh đoán ô chữ và chơi như Trò
chơi 4, phiên bản học sinh làm chủ.
Lưu ý quan trọng: Từ khóa có thể do bạn chọn, nhưng tốt nhất
là sau khi kết thúc buổi học trước, bạn hãy mời 1 em học sinh
chọn từ khóa cho cả lớp để làm ô chữ cho buổi học sau. Hãy yêu
cầu em ấy giữ bí mật và cảm ơn học sinh sau khi học xong.

12

Sách bản quyền Trần Tú



Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 7: The secret book – cuốn sách bí mật
Bạn hãy chọn một cuốn sách bất kỳ, có thể là những tác phẩm
nổi tiếng như “Đồi gió hú”, “Thép đã tôi thế đấy”, “Dế mèn
phiêu lưu ký”… hay “Harry Potter”… Mang tới giới thiệu cho
cả lớp lúc đầu giờ.
Nếu trong lớp có học sinh từng đọc cuốn sách này, hãy mời
em ấy tóm tắt nội dung hoặc kể một vài chi tiết mà em thích.
Đây là cách rất hay để khuyến khích tinh thần đọc sách và
niềm yêu thích học tập ngoài trường lớp của các em, hơn nữa
còn cho thấy giáo viên của các em là người ham học hỏi. Tuy
nhiên, đây chưa phải là điểm quan trọng nhất, giờ ta vào việc
chính nhé:
Bước 1: Trước khi lên lớp, hãy chuẩn bị 2 – 3 mẩu giấy,
mỗi mẩu giấy có viết 1 câu hỏi và kẹp vào cuốn sách.
Bước 2: Ghi lại và ghi nhớ số trang mà bạn đã kẹp câu hỏi
Chương 1: Chỉ cần bảng đen và phấn trắng

13


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Bước 3: Sau khi giới thiệu sách với cả lớp, hãy trao cuốn
sách cho 1 học sinh bất kỳ, mời học sinh mở đúng số trang mà
bạn đã cất giữ câu hỏi.
Bước 4: Hướng dẫn để học sinh trả lời và dẫn dắt vào

bài học.
Bước 5: Đưa ra kết luận thông qua câu hỏi và cuốn sách.
Lưu ý quan trọng: Câu hỏi có thể khó hoặc dễ tùy thuộc mức độ
kiến thức bạn muốn học sinh đạt được. Bạn có thể đặt câu hỏi hài
hước hoặc yêu cầu tư duy logic... và trao phần thưởng cho học
sinh nếu muốn. Đa số các em đều cảm thấy tò mò và thích cách
đặt câu hỏi như thế này.

Trò chơi 8: The secret book- phiên bản học sinh
làm chủ
Cũng tương tự như phiên bản trên thôi, nhưng lần này bạn hãy
để học sinh làm hết nhé:
Bước 1: Trong buổi học trước đó, hãy chia lớp thành 3/4/5
nhóm tùy ý.
Bước 2: Yêu cầu các nhóm lựa chọn 1 cuốn sách để buổi
sau mang tới giới thiệu trước lớp. Nhớ dặn các em chuẩn bị
3 – 4 câu hỏi kẹp sẵn bên trong.
Bước 3: Mở đầu buổi học mới, mời từng nhóm lên giới
thiệu và lựa chọn đội sẽ mở sách, trả lời câu hỏi
Bước 4: Các nhóm tự đánh giá đáp án đúng sai và trao
thưởng/ phạt theo sự hướng dẫn của cô.
14

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Lưu ý quan trọng: Trò chơi này đòi hỏi học sinh đã rât quen với
việc chủ động, sáng tạo trong việc học. Chỉ cần đầu tư 1 chút thời

gian lắng nghe thôi, bạn sẽ thấy học sinh của mình thật ra rất hài
hước và thú vị.

Trò chơi 9*: The secret book – phiên bản online
Trên lớp thì thế, nhưng làm sao để áp dụng hoạt động này
cho lớp học online đây? Cũng đơn giản thôi, chúng ta cùng
xem nhé:
Bước 1: Trong buổi học online trước, giáo viên yêu cầu
từng học sinh chuẩn bị 1 cuốn sách mà mình thích, tóm tắt nội
dung và trình bày trước lớp trong khoảng 4 – 10 câu.
Bước 2: Khi buổi học online bắt đầu, hãy mời từng học
sinh trình bày nội dung đã chuẩn bị.
Bước 3 (quan trọng): Sau khi học sinh trình bày, bạn hãy
chọn 1 trang bất kỳ và yêu cầu học sinh mở trang đó ra, chọn
1 từ bất kỳ để đọc lên.
Chương 1: Chỉ cần bảng đen và phấn trắng

15


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Bước 4: Học sinh đặt câu với từ đã đặt/ Dịch từ này sang
tiếng Anh/ Chuyển cho bạn khác đặt câu…
Bước 5: Giáo viên tổng kết và chúc mừng cả lớp đã thuyết
trình thành công.
Lưu ý quan trọng: Với phiên bản online này, thay vì tự lựa chọn
số trang, bạn có thể mời học sinh chọn trang chéo cho nhau.
Được làm chủ, các em sẽ rất vui và hào hứng.


16

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Chương
Thẻ bài – flashcards:
những điều bạn chưa biết
Flashcards là một công cụ rất phổ biến trong các môn học
ngôn ngữ nói chung, tiếng Anh, tiếng Việt nói riêng. Tuy
nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng những lá bài này sao
cho học sinh phát huy được tối đa khả năng của mình. Trong
khuôn khổ cuốn sách này, tác giả quy định từ Flashcards được
dịch là thẻ bài/ lá bài.

Trò chơi 10: Những lá bài ma thuật
Bạn hãy nhớ, mục đích của việc học ngôn ngữ là nói được,
sử dụng được các từ đơn lẻ tạo thành câu, đoạn văn và diễn
đạt ý nghĩa mạch lạc. Vậy nên sẽ vô nghĩa nếu như các em
chỉ nhớ được nhiều từ đơn mà không thể ghép thành câu
Chương 2: Thẻ bài – flashcards: những điều bạn chưa biết

17


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

hoàn chỉnh khi nói và viết. Trò chơi này sẽ giúp các em hoàn

thiện điều đó.
Bước 1: Chuẩn bị 5 – 10 thẻ bài ở nhiều (hoặc 1) chủ đề
tùy ý, một chiếc đũa thần tự chế (chỉ cần sơn óng ánh hoặc
dán giấy màu).
Bước 2: Quy định mỗi lá bài có 1 câu thần chú khác nhau,
ví dụ: Lá bài củ cà rốt = I am a rabbit. Dán câu thần chú này
đằng sau thẻ bài.
Bước 3: Bạn mời học sinh chọn thẻ bài tùy ý, lật lên và
đọc thuộc thần chú.
Bước 4: Học sinh cầm đũa, xoay vòng vòng quanh thẻ bài
và nói: You are a rabbit. You are a rabbit.
Bước 5: Giáo viên tổng kết và cho điểm
Lưu ý quan trọng: Trò chơi này là cách rất hay để học sinh ghi
nhớ, đồng thời phân biệt các ngôi khác nhau I, you… Bạn cũng
có thể giảm bớt độ khó và số lượng từ vựng bằng cách chỉ đặt
câu với từ trong thẻ, ví dụ: Lá bài củ cà rốt = It’s a carrot.

18

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 11: Những lá bài ma thuật phiên bản
học sinh làm chủ
Còn nhớ quy tắc của chúng ta chứ? Ta sẽ để học sinh làm chủ:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm 5 thẻ bài bằng
cách: Cắt giấy A4, vẽ hình, tự quy định từ vựng và viết 1 câu
đơn hoàn chỉnh ở mặt sau. (Đa số các em đều thích cắt vẽ như

thế này).
Bước 2: Chọn học sinh bất kỳ đứng trước lớp, đưa ra thẻ
bài của mình và đố cả lớp đọc câu thần chú hoàn chỉnh. (Chính
là câu được viết ở mặt sau).
Bước 3: Tính điểm cho cá nhân/ nhóm đội, tổng kết và
trao thưởng theo hướng dẫn của giáo viên.

Trò chơi 12*: Những lá bài ma thuật phiên
bản online
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm 5 thẻ bài bằng
cách: Cắt giấy A4, vẽ hình, tự quy định từ vựng và viết 1 câu
đơn hoàn chỉnh ở mặt sau.
Bước 2: Yêu cầu học sinh chụp ảnh thẻ bài gửi qua Zalo/
Facebook/ Email khoảng 2 -3 ngày trước buổi học.
Bước 3: Giáo viên sử dụng những hình ảnh này, đưa
vào slide bài giảng Power Point và trình chiếu qua Zoom
khi học online.
Bước 4: Tiến hành bình thường như bước 2, bước 3 ở trên.

Chương 2: Thẻ bài – flashcards: những điều bạn chưa biết

19


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 13: Thuyết trình với các lá bài
Trò chơi này tương tự như trò chơi của phần 8, nhưng yêu cầu
cao hơn, đòi hỏi sự sáng tạo và chuẩn bị công phu hơn của
giáo viên và học sinh. Làm được, đây sẽ là một buổi học đáng

nhớ của cả cô và trò.
Bước 1: Dựa vào từng Unit, giáo viên lựa chọn khoảng 5 - 6
thẻ bài thể hiện rõ nhất nội dung của bài hội thoại/ bài đọc trong
Unit đó.
Bước 2: Giáo viên lần lượt giới thiệu các thẻ bài trước lớp,
lưu ý phát âm để các em học từ đơn trước
Bước 3: Giáo viên đọc câu có chứa từ trong thẻ
Bước 4. Kết nối tất cả các thẻ bài, tạo thành đoạn hội thoại/
nội dung có ý nghĩa theo Unit đang học.
Bước 5: Mời học sinh viết lại các từ, mẫu câu, ghi nhớ để
trình bày.

20

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 14: Thuyết trình với các lá bài phiên bản
học sinh làm chủ
Trò chơi này có thể được áp dụng khi kiểm tra bài cũ khá tốt.
Các em cũng có thể về nhà ôn bài một cách sáng tạo, không gò
ép và khô khan như phương pháp học thuộc lòng truyền thống.
Bước 1: Hết giờ, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự vẽ
tranh làm flashcards, thẻ bài thể hiện được nội dung của bài
đọc trong buổi hôm đó.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn để học sinh học các câu hội
thoại, chuẩn bị thuyết trình trong buổi tới.
Bước 3: Giờ học mới đến, học sinh sử dụng thẻ bài

flashcards đã vẽ, trình bày lại chủ đề đã học theo ngôn ngữ và
cách riêng của mình.
Bước 4: Giáo viên tổng kết, tuyên dương và chấm điểm.

Chương 2: Thẻ bài – flashcards: những điều bạn chưa biết

21


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 15*: Thuyết trình với các lá bài phiên
bản online
Với phiên bản online, giáo viên không cần quy định nội dung
và chủ đề cụ thể của bài thuyết trình. Có thể để các em tự do
lựa chọn theo các bước sau đây, bạn sẽ khá ngạc nhiên về
những gì học sinh của mình có thể làm được. Đừng lo, đừng
sợ, đừng suy nghĩ quá nhiều là trò chơi này quá khó! Khi bạn
trao quyền, nghĩa là bạn tin tưởng. Khi có niềm tin, các em sẽ
làm được nhiều điều kỳ diệu hơn bạn nghĩ đó.
Bước 1: Giáo viên giao bài tập về nhà, học sinh tự lựa chọn
chủ đề, vẽ tranh minh họa và viết nội dung khoảng 5- 10 dòng.
Bước 2: Yêu cầu chụp ảnh gửi giáo viên qua zalo/
facebook/ email để giáo viên chuẩn bị trên power point.
Bước 3: Buổi học online đến, học sinh lần lượt trình bày
về ý tưởng và thông điệp của mình.
Bước 4: Giáo viên tuyên dương, khen thưởng, tổng kết điểm.

22


Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 16: Trí nhớ siêu phàm
Trò chơi này rất tốt cho việc tổng hợp từ vựng, nhất là trong
các buổi ôn tập giữa học kỳ hoặc cuối học kỳ.
Bước 1: Chuẩn bị 5-10-15 thẻ bài tùy ý.
Bước 2: Giáo viên trộn các thẻ bài với nhau, xếp thành
hàng ngang trên bảng.
Bước 3. Học sinh có 1 phút để nhìn đúng thứ tự của thẻ bài.
Bước 4. Giáo viên lật ngược tất cả hoặc 1 số thẻ bài.
Bước 5: Yêu cầu học sinh gọi đúng tên của thẻ bài, theo
đúng thứ tự.

Chương 2: Thẻ bài – flashcards: những điều bạn chưa biết

23


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 17: Trí nhớ siêu phàm phiên bản học sinh
làm chủ
Bước 1: Chuẩn bị 5-10-15 thẻ bài tùy ý.
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 3 – 4 nhóm, thi đấu
với nhau.
Bước 3. Mời đại diện từng nhóm lên xáo trộn thẻ bài, treo
thẻ bài lên bảng.

Bước 4. Các nhóm cùng ghi nhớ thứ tự các từ, các hình ảnh.
Bước 5: Nhóm tự điều khiển trò chơi theo các bước ở
trò chơi 11.

24

Sách bản quyền Trần Tú


Trần Tú ­-­ Đào tạo đổi mới

Trò chơi 18*: Trí nhớ siêu phàm phiên bản online
Trò này chơi online đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần power
point và một chút hình ảnh là xong ngay trò chơi siêu trí nhớ.
Bước 1: Sắp xếp các thẻ bài theo thứ tự nhất định trên một
trang slide power point.
Bước 2: Tạo slide tiếp theo với các ô trắng, tượng trưng
cho mặt sau của các thẻ bài. Lúc này bạn chỉ cần di chuyển
next slide là sẽ có cảm giác như vừa lật thẻ.
Bước 3: Mời học sinh đọc tên các thẻ bài.
Bước 4: Tổng kết, đáp án và tuyên dương.

Chương 2: Thẻ bài – flashcards: những điều bạn chưa biết

25


×