Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thu hoạch hồ sơ dân sự số 09 HVTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.17 KB, 17 trang )

Vậy thì
BỘ TƯ PHÁP
HỌ VÀ TÊN HỌC VIỆN
:
TƯ PHÁP
MÃ HỌC VIÊN

:
------------

VAI DIỄN

:

Luật sư của Bị đơn

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
HỌC PHẦN: KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ
KHI THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ

DIỄN ÁN LẦN 04
HỒ SƠ VỤ ÁN: LS.DS 09 – B5.TH4-DA4/DS
HÀ NỘI 2019


MỤC LỤC


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
HỒ SƠ TÌNH HUỐNG DÂN SỰ SỐ LS.DS 06 – B3.TH1-DA2/DS
Họ và tên:


Mã học viên:
Lớp:
Vai diễn: Luật sư cho Bị đơn
I.
NỘI DUNG SƠ BỘ
1. Quan hệ pháp luật tranh chấp
Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải giữa bà Nguyễn Thị Thu và
công ty YD Việt Nam
2. Văn bản pháp luật điều chỉnh
- Bộ Luật lao động năm 2012;
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Xác định đương sự
3.1. Bà Trần Thị Thu, sinh năm 1985
Địa chỉ: số 6xx, phố Đ, Phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
Đại diện theo ủy quyền: Bà Nguyễn Thu Hà - Luật sư Công ty Luật sư K – Đoàn Luật
3.2.

sư thành phố Hải Phòng
Bị đơn: Công ty TNHH YD Việt Nam
Trụ sở: Lô 12xx khu công nghiệp NM – Hải Phòng, TP. Hải Phòng.
Người đại diện theo pháp luật: ông Shuhei- Chức vụ: Giám đốc
Người đại diện theo ủy quyền: bà Trần Thị Huyền – nhân viên pháp lý Công ty
YD Việt Nam
Người bảo vệ quyền, lợi ích theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn Hùng – Luật sư
Công ty Luật H, Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng

3.3.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Phạm Hồng Hạnh: Trưởng phòng hành chính của Công ty YD
- Bà Hoàng Thị Mai: nhân viên nhân sự của công ty YD
- Nhân viên bảo vệ công ty YD


4. Thẩm quyền giải quyết
Theo điểm a, Khoản 1, Điều 32, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về
Những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì vụ án
tranh chấp về lao động giữa Công ty YD Việt Nam và chị Thu thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án. Chị Thu và Công ty YD đã tham gia thủ tục hòa
giải lao động nhưng đều hòa giải không thành;
Theo điểm c, Khoản 1, Điều 35, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì vụ án này thuộc thẩm quyền
giải quyết của Toàn án nhân dân cấp huyện
Theo điểm a, khoản 1 Điều 39, Bộ luật tố tụng dân sư năm 2015 về thẩm
quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nơi Bị đơn có trụ sở;
Đồng thời, giữa nguyên đơn và bị đơn không có bất cứ thỏa thuận nào khác
về việc lựa chọn Tòa án giải quyết
Như vậy, Thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn
có trụ sở, cụ thể là Tòa án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
5. Về thời hiệu
Theo khoản 2 Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012 về Thời hiệu yêu cầu
giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thì thời hiệu khởi kiện alf 01 năm tính
từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo đó, thời điểm quyền lợi của chị Thu cho rằng quyền, lợi ích của mình
bắt đầu bị Công ty YD Việt Nam xâm phạm là từ ngày 09/12/2016.
Như vậy, chị Thu khởi kiện ngày 06/07/2016, thì thời hiệu khởi kiện vụ án
tranh chấp lao động vẫn còn.

II.

TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP

- Vào 17/10/2006, bà thu ký hợp đồng lao động với công ty YD với thời hạn 1 năm, từ
17/10/2007 gia hạn HĐLĐ lần 2 là 12 tháng.
- Ngày 17/10/2008, bà Thu ký ký kết hợp đồng không xác định thời hạn với công ty
YD, trình độ chuyên môn: kế toán, chức danh: Kế toán trưởng.


- Sau thời kì nghỉ thai sản, ngày 9/12/2015, bà Thu quay trở lại công ty YD làm việc
tuy nhiên công ty không cho vào làm việc và nhận được thông báo số 05/2015/TB
ngày 5/12/2015 với thông báo 15/12/2015 đến làm rõ sai phạm kế toán. Ngày
20/12/2015, bà Thu tiếp tục nhận được thông báo số 07/2015/TB của công ty YD hẹn
bà Thu tham gia cuộc họp Hội đồng kỉ luật lao động vào 25/12/2015.
- Ngày 30/12/2015, bà Thu đến công ty theo thông báo và nhận được quyết định số
S008-14/QĐ để mời bà Thu quay lại làm việc tại công ty.
- Ngày 14/05/2016, Ban quản lý khu kinh tế và Công Đoàn khu kinh tế Hải Phòng
đã tiến hành buổi làm việc giữa bà Thu và ban lãnh đạo công ty YD Việt Nam, tuy
nhiên trong buổi làm việc này, bà Thu nhận được Biên bản xử lý kỷ luật lao động ngày
20/03/2016 với hình thức sa thải nên bà Thu đã khởi kiện công ty YD với lý do công ty
AD vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.
- Sau khi nhận được đơn khởi kiện của bà Trần Thị Thu ngày 06/07/2016, Tòa Án
Nhân dân huyện AD, thành phố Hải Phòng đã tổ chức phiên họp hòa giải, tiếp cận và
công khai chứng cứ giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Thu và bị đơn là Công ty TNHH
YD Việt Nam ba lần là vào các ngày sau: 13/11/2016, 27/04/2017 và 02/08/2017. Tuy
nhiên xét thấy 2 bên vẫn không thống nhất được các vấn đề tranh chấp nên vào ngày
22/08/2017 TAND huyện AD thành phố Hải Phòng đã ra quyết định đưa vụ án ra xét
xử sơ thẩm. Căn cứ theo Biên bản hòa giải cuối cùng của TAND huyện AD thành phố
Hải Phòng, sau đây là những vấn đề các bên đã thống nhất và không thống nhất được.

III. YÊU CẦU CỦA NGUYÊN ĐƠN VÀ PHẦN TRÌNH BÀY CỦA BỊ ĐƠN
1. Yêu cầu của nguyên đơn
Thứ nhất, Buộc công ty YD hủy biên bản xử lý kỷ luật lao động ngày 20/03/2016
với hình thức sa thải đối với chị Thu.
Thứ hai, Buộc công ty YD khôi phục mọi quyền lợi của tôi theo quy định tại Hợp
đồng lao động ký ngày 17/07/2006, cụ thể:


- Thanh toán toàn bộ tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời
gian không được làm việc kể từ ngày 09/12/2015 đến khi chính thức được nhận lại.
Tạm tính đến ngày 09/05/2017 (17 tháng) theo mức lương hiện tại, tổng số tiền là
20.393.000 đồng x 17 tháng = 346.681.000 đồng.
- Bồi thường cho chị Thu 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động (phụ lục
hợp đồng ký ngày 01/01/2015) theo quy định tại khoản 1, điều 42 Bộ luật lao động là
02 tháng x 20.393.000 = 40.786.000 đồng.
Tổng số tiền công ty YD phải bồi thường là 346.681.000 + 40.786.000 =
387.467.000 đồng
Thứ ba, hiện tại chị Thu không có nhu cầu quay trở lại công ty YD nên ngoài
khoản tiền trên còn phải bồi thường thêm:
- Tiền trợ cấp thôi việc căn cứ theo quy định tại điều 48 BLLĐ thì thời gian được
hưởng trợ cấp từ 17/07/2006 đến 31/12/2008 là 2.5 năm x ½ x 20.393.000 đồng =
25.491.250 đồng
- Bồi thường 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại khoản 3
điều 42 BLLĐ là 20.393.000 x 2 = 40.786.000 đồng;
Như vậy, Tổng số tiền công ty YD phải thanh toán là 387.467.000 + 25.491.250
+ 40.786.000 = 453.744.250 đồng.
Buộc công ty YD thực hiện ngay việc chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho chị Thu kể
từ ngày 9/12/2015 đến khi có phán quyết của Tòa án.Phần trình bày của Luật sư
bị đơn
2. Ý kiến của Luật sư bị đơn về các yêu cầu của nguyên đơn

Kính thưa Hội đồng xét xử,
Thưa Đại diện Viện kiểm sát,


Thưa vị luật sư đồng nghiệp,
Tôi là Luật sư A, thuộc Công ty Luật H, Đoàn luật sư TP. Hải Phòng.
Là luật sư tham gia phiên tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty
TNHH YD Việt Nam, là bị đơn trong vụ án tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo
hình thức sa thải giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Thu và bị đơn là Công ty TNHH YD
Việt Nam được thụ lý giải quyết tại TAND huyện AD thành phố Hải Phòng.
Sau khi nghe phần trình bày bên phía nguyên đơn, thay mặt bị đơn tôi trình bày
quan điểm đồng tình và không đồng tình như sau:
• Những nội dung thống nhất với nguyên đơn
-

Về mức lương bà Thu được hưởng: thống nhất với nguyên đơn mức lương bà Thu
được hưởng lương 6 tháng liền kề là 20.393.000đ

-

Về thời điểm vào làm việc của bà Thu: thống nhất với nguyên đơn vào làm việc tại
Công ty vào ngày 17/07/2006.

-

Về việc chốt sổ, trả sổ: thống nhất sẽ chốt sổ, trả sổ BHXH cho bà Thu.

• Những nội dung không thống nhất với nguyên đơn
-


Về việc chấm dứt hợp đồng lao động: bên bị đơn không đồng ý ngày bà Thu bị
Công ty sa thải từ 20/03/2016 mà xác định bà Thu bị sa thải từ 15/08/2016.

-

Về thời gian yêu cầu hưởng lương: phía bị đơn giữ nguyên quan điểm bà Thu chỉ
được nhận lương những ngày bà Thu đến công ty trong khoảng từ 9/12/2015 đến ½
ngày 5/1/2016, tổng cộng là 26,5 ngày làm việc.

-

Về trợ cấp thôi việc, bồi thường tiền lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 3
Điều 42 Bộ Luật lao động: bên bị đơn không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn, mà
vẫn giữ nguyên quan điểm bà Thu không được hưởng trợ cấp thôi việc và không được
bồi thường.

-

Về thời điểm chốt sổ bảo hiểm: bên bị đơn không đồng ý với yêu cầu của nguyên
đơn mà giữ nguyên quan điểm bị đơn chỉ đồng ý chốt sổ đến ngày 09/12/2015.


• Chứng minh, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa Án
-

Bản sao giấy phép đầu tư Công ty TNHH YD Việt Nam

-

Hợp đồng lao động ngày 17/10/2008 của Công ty TNHH YD Việt Nam với bà Trần

Thị Thu

-

Biên bản xử lý kỷ luật ngày 20/03/2016 ( bản photo đóng dấu treo của công ty TNHH
YD Việt Nam)

-

06 Bản sao phụ lục hợp đồng (có chữ ký xác nhận của chị Trần Thị Huyền)

-

Bản sao quyết định tăng lương cơ bản ngày 17/10/2011 của Công ty YD Việt Nam với
bà Trần Thị Thu.

-

Bản sao quyết định tăng lương cơ bản ngày 16/06/2012 của Công ty YD Việt Nam với
bà Trần Thị Thu.

-

Bản sao quyết định tăng lương cơ bản ngày 17/10/2012 của Công ty YD Việt Nam với
bà Trần Thị Thu.

-

Bản sao quyết định tăng lương cơ bản ngày 17/10/2013 của Công ty YD Việt Nam với
bà Trần Thị Thu.


-

Bản sao quyết định tăng lương cơ bản ngày 17/10/2014 của Công ty YD Việt Nam với
bà Trần Thị Thu.

-

Nội quy lao động của Công ty ( trích quy định về kỷ luật sa thải)

-

Vận đơn ngày 20/12/2015 của Công ty YD gửi cho bà Trần Thị Thu về thông báo mời
bà Thu đến họp ngày 25/12/2015.

-

03 Vận đơn của Công ty YD gửi bà Thu kèm thông báo ngày 10/03, 13/03 và 17/03
mời bà quay lại công ty làm việc trước khi có buổi làm việc họp hội đồng kỷ luật ngày
20/03/2016.
Trên đây là toàn bộ những ý kiến đồng tình và không đồng tình bên phía bị đơn cùng
các tài liệu, chứng minh, chứng cứ.
Cảm ơn HĐXX đã lắng nghe.


IV.

KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TÒA

STT

MỤC TIÊU
CÂU HỎI
1
Làm rõ những sai phạm
• Hỏi bị đơn
trong công việc của Chị - Chị Huyền cho biết, khi chị Thu còn làm việc tại
Thu
công ty YD, chị Thu đảm nhiệm chức vụ gì?
- Chị Huyền cho biết, Phía công ty Kiểm toán đã
cảnh báo cho Công ty YD những sai phạm cụ thể là
gì?
• Hỏi nguyên đơn
- Theo như lời trình bày của phía Bị đơn, chị Thu có
đồng ý hay có ý kiến gì khác không?
- Chị Thu cho biết, chị có nắm rõ những quy định
của Luật kế toán về việc một người kế toán không
được kiêm nhiệm đồng thời các công việc kế toán
tiền, thủ kho, thủ quỹ hay không?
(Nếu trả lời là không, hỏi tiếp: Đây là quy định tại
Luật kế toán, tại sao chị lại không nắm rõ? Chị có
nhận thấy như vậy là thiếu trách nhiệm với công việc
hay không?
Nếu trả lời là có, hỏi tiếp: Tại sao chị nắm rõ mà chị
lại không thông báo với công ty?)
- Chị Thu cho biết, khi chị chuẩn bị nghỉ thai sản, chị
có bàn giao lại công việc cho nhân viên kế toán mới
hay không? Chị bàn giao những gì?
- Chị Thu cho biết, tại sao chị lại không thực hiện
bàn giao các dữ liệu quan trọng của Công ty cho
nhân viên kế toán mới.

- Có phải khi chị Thu nghỉ việc tại công ty, chị vẫn
điều khiển công việc qua phần mềm teamviewer hay
không?
- Chị đã làm những gì qua phần mềm này? Trong ban
lãnh đạo công ty, có ai cho phép chị làm việc đó hay
không?
• Hỏi bị đơn:
- Bà Huyền cho biết, việc điều khiển công việc qua
phần mềm teamviewer có hợp lý hay không? Có tiềm
ẩn những nguy cơ gì không?
- Ban lãnh đạo có biết việc chị Thu đã thực hiện việc
điều khiển từ xa bằng phần mềm teamviewer này hay


2

không?
Làm rõ về nội dung
• Hỏi nguyên đơn
công việc kế toán kho - Chị Thu cho biết công ty YD kinh doanh trên lĩnh
mà công ty YD sắp xếp vực gì?
cho chị Thu sau kỳ nghỉ
- Sau khi chị nghỉ thai sản, công ty YD đã sắp xếp
thai sản
cho chị công việc cụ thể là gì?
• Hỏi bị đơn
- Theo như chị Thu trình bày, chị Thu được giao
công việc là quản lý kho rác, vậy bà Huyền cho biết?
Vậỵ rác thải tại kho rác đó là rác thải loại gì?
- Chị Thu trình bày, công việc đó có phải là công

việc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ,
vậy công ty YD nhận định như thế nào về việc này?

3

Làm rõ việc, công ty
• Hỏi Bị đơn
YD đã tạo điều kiện cho - Chị Huyền cho biết, tại sao biết rõ chị Thu đã mắc
chị Thu được
phải những sai lầm nghiêm trọng trong kế toán mà
Công ty YD vẫn tiếp tục cho chị Thu đi làm công
việc khác?
- Công việc mời mà Công ty YD giao cho chị Thu
làm có mức lương bao nhiêu?

4

Làm rõ việc chị Thu tự
ý nghỉ việc tại công ty
mà không có sự thông
báo trước, khi có thông
báo nhưng vẫn không
quay lại làm việc?

• Hỏi bị đơn
- Chị Huyền cho biết, Chị Thu đã tự ý nghỉ việc từ
ngày nào?
(trả lời: ngày 05/01/2016)
- Khi nghỉ việc, Chị Huyền có thông báo, hay xin
nghỉ không?

- Sau khi Chị Thu tự ý nghỉ việc, phía công ty YD có
thông báo, nhắc nhở chị Thu đi làm trở lại hay
không?
- Sau 3 lần thông báo đó, chị Thu có đi làm trở lại,
hay có ý kiến gì phải hồi hay không?
• Hỏi Nguyên đơn
- Chị Thu cho biết, lời trình bày của chị Huyền như
vừa rồi có đúng hay không?
- Tại sao chị nghỉ việc mà lại không thông báo, ngay
lúc đó?


- Sau khi chị tự ý bỏ việc, tại sao chị lại không có bất
cứ thông báo nào đến Ban quản lý kinh tế hoặc Công
đoàn khu Kinh tế để bảo vệ quyền và lợi ích của chị?
• Hỏi bị đơn
- Khi nào công ty YD mới nhận được thông báo về
việc phối hợp hòa giải tranh chấp lao động của Ban
quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng?
• Hỏi Nguyên đơn

5

6

- Tại sao, chị tự ý nghỉ việc từ ngày 05/1/2015,
nhưng mãi cho đến tháng 03, năm 2016, chị mới gửi
thông báo, yêu cầu đến Ban quản lý khu kinh tế Hải
Phòng
Làm rõ thời điểm sa thải

• Hỏi Nguyên đơn
chị Thu
- Căn cứ vào đâu chị cho rằng, mình bị sa thải từ
ngày 20/03/2016?
- Chị có nhận được hay biết được có bất cứ quyết
định nào đi kèm Biên bản họp ký luật ngày hôm đó
không?
• Hỏi Bị đơn
- Chị Huyền cho biết, Sau cuộc họp kỷ luật ngày
20/03/2016, Công ty có ra quyết định sa thải chị Thu
ngay hôm đó hay không?
- Tại sao mãi cho đến ngày, 15/08/2016, Công ty mới
ra quyết định sa thải đối với chị Thu?
Làm rõ thời gian chị
• Hỏi Nguyên đơn
Thu làm việc sau khi - Chị Thu cho biết, sau khi nghỉ thai sản, chị đã làm
nghỉ thai sản
việc thực tế tại công ty YD từ ngày nào đến ngày
nào?
- Sau khi chị nghỉ cho đến giờ, chị có quay lại làm
việc bất kỳ ngày nào nữa không?


V.

BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ ĐƠN

Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa Đại diện Viện Kiểm Sát!
Thưa các luật sư đồng nghiệp!

Tôi là luật sư A, thuộc Công ty Luật H, Đoàn luật sư TP. Hải Phòng.
Là luật sư tham gia phiên tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty TNHH
YD Việt Nam, là bị đơn trong vụ án tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình
thức sa thải giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Thu và bị đơn là Công ty TNHH YD Việt
Nam được thụ lý giải quyết tại Toàn Án Nhân Dân huyện AD thành phố Hải Phòng.
Được sự chấp thuận bào chữa của Quý tòa. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và phần
thủ tục hỏi tại phiên tòa hôm nay, tôi xin có ý kiến trình bày để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của thân chủ của tôi như sau:
1.Tóm tắt nội dung vụ kiện
Do trước đó tôi cũng đã trình bày về nội dung vụ kiện và vị luật sư bên nguyên
đơn cũng đã trình bày tóm tắt vụ án vậy nên để tránh làm mất thời gian của quý
Tòa, tôi xin phép không trình bày tóm tắt nội dung vụ án mà vào thẳng quan điểm
của tôi về vụ án.
2. Về quan điểm pháp lý
2.1 Về cơ sở pháp lý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
+ Việc bà Thu dựa vào biên bản làm việc ngày 20/03/2016 (Tại BL 27) để xác
định công ty YD đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà Thu và khởi
kiện công ty YD là trái với quy định của pháp luật do yêu cầu khởi kiện của bà
Thu là Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật 20/03/2016 chứ không phải quyết định
kỷ luật sa thải ngày 15/08/2016 (bút lục số 41).


 Căn cứ khởi kiện của nguyên đơn dựa trên Biên bản làm việc ngày
20/03/2015 là không có căn cứ và chưa đủ điều kiện khởi kiện.
2.2 Về nội dung tranh chấp
- Thứ nhất về việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà Thu vào ngày
15/08/2016 là hợp pháp.
+ Trong lúc bà Thu nghỉ thai sản, công ty đã thuê một kế toán mới và phát
hiện ra nhiều sai phạm cần thời gian làm rõ nên ra thông báo số
05/2015/TB ngày 5/12/2015 hẹn bà Thu 15/12/2015 đến Công ty làm rõ

sai phạm kế toán. Căn cứ theo khoản 1 điều 129 BLLĐ 2012 “Người sử
dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi
phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm
việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh”. Vì vậy việc tạm đình chỉ công việc của
Bà Thu là hợp pháp và đúng quy định của pháp luật.
 Thông báo số 05/2015/TB của công ty YD là đúng với quy định của
pháp luật
+ Tiếp theo do công việc cũ của bà Thu đã không còn nên căn cứ theo Điều 158
Bộ Luật lao động 2012 về Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản thì “
trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm
khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.”. Công
ty đã chuyển bà Thu sang vị trí kế toán kho rác, tuy nhiên do bà Thu không đồng ý với
Quyết định bố trí công việc tạm thời này và tự ý bỏ về.
Căn cứ theo điều 160 BLLĐ 2012 về công việc không được sử dụng lao động nữ và
Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH, đối chiếu với công việc thực tế mà Công ty YD
giao cho chị bà Thu là quản lý kho rác dệt may, thì công việc của bà Thu không thuộc
danh mục 77 công việc bị pháp luật cấm. Điều này cho thấy, việc bà Thu tự ý bỏ về và
không đến công ty làm việc là trái với quy định của pháp luật.


Vì vậy căn cứ theo khoản 3, điều 126 BLLĐ 2012 và điều 31 Nghị định 05/2015/NĐCP quy định: người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20
ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp dụng hình thức
kỷ luật sa thải. Tuy nhiên bà Thu đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên công ty
không áp dụng biện pháp kỷ luật này.
 Việc điều chuyển công việc của công ty YD cho bà Thu là đúng quy định pháp
luật.
 Hành vi tự ý nghỉ việc của bà Thu là hành vi trái pháp luật và cố ý không hợp
tác.
+ Hơn hết, việc bà Thu dựa vào biên bản làm việc ngày 20/03/2016 để xác
định công ty YD đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà Thu là

không đủ căn cứ. Bởi lẽ, theo Điều 29.3.d Nội quy công ty YD (bút lục 77,78), Điều
123.4.d và Điều 155.4 Bộ luật Lao động năm 2012, bà Thu là lao động nữ đang nuôi
con dưới 12 tháng tuổi nên không thể xử lý kỷ luật.
Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
một số nội dung của Bộ luật Lao động năm 2012, sau khi tiến hành họp xử lý kỷ luật
lao động phải có biên bản về cuộc họp này và người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động.
 Như vậy, theo quy định nêu trên, bước cuối cùng của trình tự xử lý kỷ luật
lao động không phải biên bản xử lý kỷ luật lao động mà phải là quyết định
xử lý kỷ luật lao động. Áp dụng trong vụ án này, có thể khẳng định rằng
việc lập Biên bản xử lý kỷ luật lao động đối với bà Thu ngày 20/03/2016
chưa phải là sự kiện sa thải bà Thu.
+ Ở thời điểm ngày 14 và 15 tháng 08/2016, con bà Thu đã đủ 12 tháng tuổi trở lên
nên công ty có thể tiến hành sa thải bà Thu. Để đảm bảo cuộc họp này có đủ các thành
phần đến dự, công ty YD đã 03 lần gửi thông báo mời bà Thu đến họp kỷ luật lao động


vào các ngày 20/07, 27/07 và 14/08/2016 nhưng bà Thu đều không đến. Do vậy, theo
Khoản 2 Điều 30 Nghị định 05/2015, công ty được phép tiến hành họp xử lý kỷ luật
lao động mà vắng mặt bà Thu. Sau cuộc họp này, Giám đốc công ty YD đã ra Quyết
định sa thải bà Thu ngày 15/08/2016. Có thể khẳng định rằng, nội dung và thủ tục ban
hành Quyết định sa thải bà Thu đều phù hợp với quy định pháp luật.
=> Hai bên chính thức kết thúc quan hệ hợp đồng vào 15/08/2016.
-

Thứ hai về thời gian yêu cầu hưởng lương

+ Do phạm vi yêu cầu khởi kiện của bà Thu dựa vào biên bản làm việc
ngày 20/03/2016 mà căn cứ vào biên bản này không chứng minh được
việc chấm dứt quan hệ lao động giữa bà Thu và công ty YD nên mọi quan

hệ pháp luật lao động giữa bà Thu và công ty YD vẫn tồn tại. Cho nên căn
cứ tính lương sẽ vẫn phụ thuộc vào hợp đồng lao động, bà Thu đến công
ty hôm nào và được bảo vệ xác nhận sẽ được hưởng lương hôm đó
+ Công ty xác định khoảng thời gian từ 9/12/2015 đến 14/08/2016, bà
Thu sẽ được nhận lương những ngày bà Thu được bảo vệ công ty xác
định đến công ty. Cụ thể từ ngày 9/12/2015 đến ½ ngày 05/01/2016 (bút
lục số 2), bà Thu đến công ty tổng cộng 26,5 ngày. Mức lương bà Thu
được hưởng là 20.393.000đ, công ty làm việc 48h/ tuần.
-

Thứ ba về trợ cấp thôi việc và bồi thường tiền lương

+ Tôi xin nhắc lại và khẳng định lại như sau, căn cứ vào đơn khởi kiện tại bút
lục số 03 của bà Trần Thị Thu, bà Thu căn cứ vào Biên bản xử lý kỷ luật ngày
20/03/2016 chứ không phải Quyết định xử lý kỷ luật vào 15/08/2016 để khởi
kiện đòi bồi thường. Theo Khoản 3 Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn
thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động chỉ
phải thực hiện các nghĩa vụ tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012 khi sa thải trái
pháp luật.


 Công ty YD không chấp nhận bồi thường tiền lương và trợ cấp thôi việc
vì căn cứ đòi bồi thường tiền lương và trợ cấp thôi việc là từ Biên bản xử
lý kỷ luật ngày 20/03/2015 là không đủ cơ sở pháp lý.
- Thứ tư về thời điểm chốt sổ bảo hiểm.
+ Như đã trình bày tại Phiên hòa giải ngày 02/08/2017 tại Trụ sở TAND huyện AD
thành phố Hải Phòng (bút lục số 130). Do phát hiện ra nhiều vấn đề sai phạm cần
phải điều tra làm rõ nên công ty YD đã ra thông báo số 05-2015/TB (bút lục số
16) để tạm đình chỉ công việc của bà Thu. Căn cứ điều 129 BLLĐ 2012, công ty
YD có quyền tạm đình chỉ công việc của bà Thu và thời hạn đình chỉ theo pháp

luật quy định tối đa là 90 ngày, trong thời gian tạm đình chỉ, người lao động được
tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
+ Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐBHXH quy định về việc đóng BHXH trong thời gian tại đình chỉ công tác để điều
tra, như vậy, theo quy định trên người lao động bị tạm đình chỉ công tác để điều
tra, xem xét có vi phạm pháp luật hay không thì người lao động và đơn vị được
tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT
hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được
hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm đình chỉ công tác nếu được
xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH,
BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng
BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng.
Còn trường hợp xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù
BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị
tạm giam.
 Quyết định tạm đình chỉ của công ty YD qua thông báo số 05/2015/TB
là đúng quy định của pháp luật và trong thời gian tạm đình chỉ, công ty
YD được tạm dừng đóng BHXH từ tháng 12/2015 (bút lục số 109).


 Thời hạn tạm đình chỉ từ 09/12/2015 đến 05/01/2016 là vẫn trong thời
hạn đình chỉ (<90 ngày)
Đáng lý ra, sau khi tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, do bà Thu không bị xử lý kỷ
luật mà còn được sắp xếp công việc mới nên công ty đã có thể tiếp tục đóng bảo
hiểm cho bà Thu, nhưng bà Thu lại tự ý nghỉ việc từ 05/01/2016. Đối với vấn đề
này, Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định người sử dụng
lao động “xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp
luật”.
 Như vậy, việc công ty chốt sổ bảo hiểm đến hết tháng 12/2015 là có căn
cứ và trên thực tế đã được cơ quan bảo hiểm xã hội huyện AD công

nhận (bút lục 109).
Trên đây là toàn bộ ý kiến, quan điểm của tôi về vụ án này.
Cảm ơn hội đồng xét xử và các quý vị đã chú ý lắng nghe./.



×