Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG Ở XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI Họ và tên sinh viên : Phí Thị Ngân Ngành : Chăn nuôi Lớp : DH05CN Niên khóa : 2005 2009 Tháng 09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI THÚ Y

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC
MỘT SỐ NHĨM GIỐNG Ở XÍ NGHIỆP CHĂN NI
XN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên
Ngành
Lớp
Niên khóa

Tháng 09/2009

: Phí Thị Ngân
: Chăn nuôi
: DH05CN
: 2005 - 2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ
NHĨM GIỐNG Ở XÍ NGHIỆP CHĂN NI XN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

Phí Thị Ngân


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 09/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: Phí Thị Ngân
Tên luận văn: “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm
giống ở xí nghiệp chăn ni Xn Phú, tỉnh Đồng Nai”.
Đã hoàn thành đúng luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi - Thú
Y ngày…….tháng……năm 2009.

Giáo viên hướng dẫn

TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

ii


LỜI CẢM TẠ
Suốt đời nhớ ơn cha mẹ
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên cho con vượt qua những khó
khăn để vững bước vươn lên trong cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Bộ mơn Di Truyền Giống Động Vật
Cùng tồn thể các thầy, cơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm cho tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Chân thành cảm ơn
Ban giám đốc công ty TNHH một thành viên Thọ Vực.
Ban giám đốc xí nghiệp chăn ni Xn Phú
Tồn thể các anh, chị kỹ thuật cơng nhân trong xí nghiệp chăn ni Xn Phú đã
tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian thực tập tại trại.
Chân thành cảm ơn
Thầy Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài, hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn đến
Tất cả người thân, bạn bè và tập thể các bạn lớp Chăn Nuôi 31 đã động viên giúp
đỡ tơi trong suốt thời gian vừa qua.
Sinh viên
Phí Thị Ngân

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua thời gian thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một
số nhóm giống ở xí nghiệp chăn ni Xn Phú” từ ngày 23/02/2009 đến ngày
23/6/2009, chúng tôi đã khảo sát trên 169 con heo nái tại xí nghiệp chăn ni Xuân
Phú và thu được kết qủa như sau:
- Khả năng mắn đẻ của nái

+ Tuổi phối giống lần đầu trung bình của các nhóm giống là 273,05 ngày.
+ Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của các nhóm giống là 407,15 ngày.
+ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ trung bình của các nhóm giống là 164,88 ngày.
+ Số lứa đẻ trung bình của các nhóm giống là 2,26 lứa/nái/năm.
- Khả năng đẻ sai của nái
+ Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh sống, số heo con sơ sinh sống hiệu
chỉnh trung bình của các nhóm giống là 11,37 con/ổ, 10,50 con/ổ và 11,06 con/ổ.
+ Số heo con chọn nuôi và số heo con giao nuôi trung bình của các nhóm giống
là 9,24 con/ổ và 9,59 con/ổ.
+ Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ và trọng lượng bình qn heo con sơ sinh
cịn sống trung bình của các nhóm giống là 14,21 kg/ổ và 1,37 kg/con.
- Khả năng nuôi con của nái
+ Tuổi cai sữa heo con trung bình của các nhóm giống là 25,41 ngày.
+ Số heo con cai sữa trung bình của các nhóm giống là 7,90 con/ổ.
+ Trọng lượng cai sữa toàn ổ thực tế và trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh
trung bình của các nhóm giống là 46,78 kg/ổ và 49,16 kg/ổ.
+ Trọng lượng heo con cai sữa trung bình tính chung của các nhóm giống là 5,88
kg/con.
+ Tỷ lệ ni sống đến khi cai sữa trung bình của các nhóm giống là 82,91 %.
+ Mức giảm trọng trung bình của các nhóm giống khi ni con là 14,04 kg/con.
- Dựa vào chỉ số sinh sản SPI, các nhóm giống heo nái được xếp hạng về khả năng
sinh sản theo thứ tự giảm dần như sau: nhóm LL (104,78 điểm) > nhóm YL (103,52
điểm) > nhóm YY (99,42 điểm) > nhóm LY (97,49 điểm).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i

Lời cảm tạ ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt khố luận ...........................................................................................................iv
Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU...........................................................................................1
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NI XN PHÚ.........................................3
2.1.1. Vị trí địa lý và q trình hình thành, phát triển .....................................................3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.....................................................................................4
2.1.3. Cơ cấu đàn và công tác giống................................................................................4
2.1.4. Nhiệm vụ và phương hướng chăn ni của xí nghiệp...........................................6
2.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC, NI DƯỠNG ............................................................6
2.2.1. Chuồng trại ............................................................................................................6
2.2.2. Thức ăn ..................................................................................................................7
2.2.3. Nước uống .............................................................................................................9
2.2.4. Ni dưỡng và chăm sóc .......................................................................................9
2.4.5. Vệ sinh thú y........................................................................................................11
2.2.6. Quy trình tiêm phịng...........................................................................................11
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................13
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái .............................13
2.3.1.1. Yếu tố di truyền ................................................................................................13
2.3.1.2. Yếu tố ngoại cảnh.............................................................................................13
v



2.3.2. Một số tính trạng đặc trưng cho sức sinh sản của nái .........................................15
2.3.2.1. Ngoại hình thể chất...........................................................................................15
2.3.2.2. Tuổi thành thục.................................................................................................15
2.3.2.3. Tuổi phối giống lần đầu ...................................................................................15
2.3.2.4. Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................16
2.3.2.5. Số heo sơ sinh trên ổ.........................................................................................16
2.3.2.6. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ..............................................................................16
2.3.2.7. Số con đẻ ra trên ổ ............................................................................................17
2.3.2.8. Trọng lượng heo con sơ sinh ............................................................................17
2.3.2.9. Số lứa đẻ của nái trên năm ...............................................................................18
2.3.2.10. Số heo cai sữa trên nái trên năm.....................................................................18
2.3.2.11. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ (21 ngày tuổi)........................................18
2.3.2.12. Sự giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con .............................................19
2.3.3. Một số bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh.....................................................19
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT....................................21
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.............................................21
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.....................................................................................21
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...............................................................................21
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT.................................................................................21
3.4.1. Số lượng và tỷ lệ heo nái của các giống heo khảo sát (TLHNKS) .....................21
3.4.2. Chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của heo nái ............................................................21
3.4.3. Khả năng đẻ sai của nái .......................................................................................22
3.4.4. Khả năng nuôi con của nái ..................................................................................23
3.4.5. Tỉ lệ bệnh .............................................................................................................25
3.4.6. Xếp hạng các nhóm giống ...................................................................................25
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................27
4.1. TỶ LỆ HEO NÁI CỦA CÁC GIỐNG HEO KHẢO SÁT.....................................27
4.2. CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG MẮN ĐẺ CỦA NÁI ................................................27

4.2.1. Tuổi phối giống lần đầu.......................................................................................27
4.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu ....................................................................................................28
vi


4.2.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ...............................................................................29
4.2.4. Số lứa đẻ của nái trên năm...................................................................................29
4.3. CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG ĐẺ SAI CỦA NÁI ...................................................30
4.3.1. Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................................30
4.3.2. Số heo con sơ sinh còn sống................................................................................31
4.3.3. Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh .........................................................31
4.3.4. Số heo con chọn nuôi trên ổ ................................................................................32
4.3.5. Số heo con giao nuôi ...........................................................................................33
4.3.6. Trọng lượng heo con sơ sinh tồn ổ ....................................................................34
4.3.7. Trọng lượng bình qn heo con sơ sinh còn sống...............................................35
4.4. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG NUÔI CON CỦA NÁI ...................................35
4.4.1. Tuổi cai sữa heo con............................................................................................35
4.4.2. Số heo con cai sữa ...............................................................................................36
4.4.3.Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ .....................................................................37
4.4.4. Trọng lượng heo con cai sữa bình qn ..............................................................37
4.4.5. Tỷ lệ ni sống đến cai sữa .................................................................................38
4.4.6. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi.........................39
4.4.7. Mức giảm trọng lượng của nái khi nuôi con .......................................................40
4.5. TỶ LỆ BỆNH .........................................................................................................40
4.5.1. Tỷ lệ triệu chứng bệnh từng loại trên nái sinh sản ..............................................40
4.5.2. Tỉ lệ có triệu chứng bệnh tích chung cho các bệnh .............................................41
4.6. XẾP HẠNG CÁC NHÓM GIỐNG........................................................................42
4.6.1. Xếp hạng các nhóm giống theo số con cai sữa/nái/năm......................................42
4.6.2. Xếp hạng các nhóm giống theo trọng lượng cai sữa tồn ổ hiệu chỉnh sản xuất
của nái/năm....................................................................................................................43

4.6.3. Xếp hạng các nhóm giống theo chỉ số SPI..........................................................44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................46
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................46
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................47
PHỤ LỤC ......................................................................................................................49
vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LL

: Landrace thuần.

YY

: Yorkshire thuần.

LY

: Landrace x Yorkshire.

YL

: Yorkshire x Landrace.

LMLM

: Lở mồm long móng.


PRRS

: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (Porcine Reproductive
and Respiratory Syndrome).

THT

: Tụ huyết trùng.

PTH

: Phó thương hàn.

SC

: Tiêm dưới da.

IM

: Tiêm bắp.

X

: Trị số trung bình

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

CV


: Hệ số biến dị (Coeficient of Variation)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSTK

: Tham số thống kê

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám U11, U21 của công ty ANCO......7
Bảng 2.2: Thành phần thực liệu của một số loại cám tự trộn của xí nghiệp chăn ni
Xn Phú .........................................................................................................................8
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phịng cho heo nái bầu .........................................................11
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phịng cho heo hậu bị ...........................................................12
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phịng cho nái ni con ........................................................12
Bảng 2.6: Quy trình tiêm phịng cho heo con theo mẹ..................................................12
Bảng 2.7: Quy trình tiêm phịng cho heo cai sữa ..........................................................12
Bảng 2.8: Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng trên heo...........................13
Bảng 2.9: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo ..............................................................14
Bảng 2.10: Sự tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ với trọng lượng sơ sinh .........17
Bảng 3.1: Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh sống theo lứa đẻ..................................22
Bảng 3.2: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày................................23
Bảng 3.3: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về 21 ngày theo số con giao nuôi.......24

Bảng 3.4: Hiệu số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày theo lứa đẻ..........24
Bảng 4.1: Tỷ lệ heo khảo sát .........................................................................................27
Bảng 4.2: Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................27
Bảng 4.3: Tuổi đẻ lứa đầu .............................................................................................28
Bảng 4.4: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ.........................................................................29
Bảng 4.5: Số lứa đẻ của nái trên năm............................................................................29
Bảng 4.6: Số heo con đẻ ra trên ổ..................................................................................30
Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống .........................................................................31
Bảng 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh ..................................................31
Bảng 4.9: Số heo con chọn nuôi trên ổ..........................................................................32
Bảng 4.10: Số heo con giao nuôi...................................................................................33
Bảng 4.11: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ............................................................34
Bảng 4.12: Trọng lượng bình qn heo con sơ sinh cịn sống ......................................35
Bảng 4.13: Tuổi cai sữa heo con ...................................................................................35
ix


Bảng 4.14: Số heo con cai sữa.......................................................................................36
Bảng 4.15: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ............................................................37
Bảng 4.16: Trọng lượng heo con cai sữa bình qn......................................................37
Bảng 4.17: Tỷ lệ ni sống đến cai sữa.........................................................................38
Bảng 4.18: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi ................39
Bảng 4.19: Mức giảm trọng lượng của nái khi nuôi con...............................................40
Bảng 4.20: Tỷ lệ có triệu chứng viêm tử cung ..............................................................40
Bảng 4.21: Tỷ lệ có triệu chứng mất sữa.......................................................................41
Bảng 4.22: Tỉ lệ có triệu chứng bệnh tích chung cho các bệnh ....................................41
Bảng 4.23: Xếp hạng các nhóm giống theo số con cai sữa/nái/năm .............................42
Bảng 4.24: Trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh sản xuất/nái/năm ...........................43
Bảng 4.25: Chỉ số sinh sản của các nhóm giống ...........................................................44


x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp chăn ni Xn Phú .......................................4
Biểu đồ 4.1: Số con sơ sinh sống hiệu chỉnh.................................................................32
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi..............39
Biểu đồ 4.3: Số con cai sữa/nái/năm .............................................................................42
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh sản xuất/nái/năm .........................43
Biểu đồ 4.5: Chỉ số sinh sản của các nhóm giống.........................................................44

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản phẩm chăn nuôi heo là nguồn cung cấp thịt lớn cho con người, chiếm một vị
trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời đem lại nguồn lợi tức quan trọng
trong hoạt động nơng nghiệp. Vì vậy địi hỏi ngành chăn ni nói chung và ngành
chăn ni heo nói riêng phải phát triển đáp ứng đủ về số lượng và đạt về chất lượng
cho người tiêu dùng.
Để tăng về số lượng và đạt về chất lượng đàn heo thì việc nâng cao thành tích
sinh sản của heo nái là rất quan trọng. Để đạt được mục tiêu này thì ngành chăn ni
heo phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, trong đó cơng tác giống đóng vai trị rất
quan trọng. Ngồi việc áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân giống thuần, lai giữa
các giống heo ngoại có năng suất cao để cải tiến giống, thì việc thường xuyên khảo sát,
đánh giá thành tích sinh sản của đàn heo nái đang ni là một vấn đề hết sức quan
trọng. Qua đó chúng ta có thể thấy được có hay khơng có tiến bộ di truyền đã được

thông qua công tác chọn lọc, ghép phối đàn heo của xí nghiệp.
Xuất phát từ những mục tiêu trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Chăn
Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, của ban giám đốc xí nghiệp
chăn ni Xuân Phú và dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Trọng Nghĩa thuộc bộ môn
Di Truyền Giống Động Vật, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản
của heo nái thuộc một số nhóm giống ở xí nghiệp chăn ni Xn Phú, tỉnh Đồng
Nai”.
1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống
trong thời gian thực tập, nhằm phát hiện ra những nái tốt, loại bỏ kịp thời những nái
sinh sản kém, góp phần nâng cao phẩm chất đàn giống của xí nghiệp.

1


1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, ghi nhận và đánh giá các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản của
một số nhóm giống heo nái hiện có ở trại.
Chọn loại được các heo nái có thành tích sinh sản kém.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NI XN PHÚ
2.1.1. Vị trí địa lý và q trình hình thành, phát triển
- Vị trí địa lý
Xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú thuộc Công ty TNHH một thành viên Thọ Vực,

nằm trên địa bàn xã Xuân Phú, huyện Xn Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Phía Đơng giáp xã Bảo Hịa của huyện Xuân Lộc.
Phía Tây giáp các đồi đá và các cánh đồng của xã Xuân Phú.
Phía Nam giáp các xã của huyện Long Khánh.
Phía Bắc giáp trạm khuyến nơng của huyện Xuân Lộc.
Do vị trí của trại nằm gần quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn
và sản phẩm chăn ni.
- Q trình hình thành và phát triển
Năm 1976, nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống cho nhân dân địa phương, Uỷ
ban Nhân Dân huyện Xuân Lộc ra quyết định thành lập trại chăn nuôi heo giống, lấy
tên là “trại chăn nuôi heo Xuân Phú”.
1982, trại chuyển về cho Xí Nghiệp Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Long Khánh,
cho đến năm 1988, Xí Nghiệp Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Long Khánh phá sản. Trại
chăn ni heo Xn Phú chuyển sang hạch tốn độc lập và trực thuộc Uỷ Ban Nhân
Dân huyện Xuân Phú.
Năm 1992, trại bị dịch bệnh nên bị thua lỗ và được sát nhập với Nông Trường
Quốc Doanh Thọ Vực với tên “Trại Chăn Ni Heo Xn Phú”. Từ đó đến nay, dưới
sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Nông Trường Thọ Vực, Trại đã áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật của ngành chăn nuôi, tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại mới, với
những trang thiết bị hiện đại như: ngăn nhốt cá thể, lồng sàn cho nái đẻ và nuôi con,
máng ăn, máng uống tự động, máy đo độ dày mỡ lưng…

3


Ngày 01/11/2004, nông trường quốc doanh Thọ Vực chuyển thành “Công ty
TNHH một thành viên Thọ Vực” và trại chăn ni heo Xn Phú cũng chuyển thành
“Xí nghiệp Chăn ni Xuân Phú”.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
- Cơ cấu tổ chức


Ban Giám Đốc công ty TNHH
một thành viên Thọ Vực

Ban Giám Đốc Xí Nghiệp

Kế Tốn

Tổ 1
Heo cai sữa

Kỹ Thuật

Tổ 2
Nái đẻ,
nuôi con

Kho, thủ kho

Tổ 3
Đực giống, hậu bị, nái khô,
nái mang thai

Tổ 4
Heo thịt

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp chăn ni Xn Phú
- Nhân sự: xí nghiệp gồm 17 người, trong đó:
Đại học: 4 người
Trung cấp: 10 người

Lao động phổ thông: 2 người
Nhà bếp: 1 người
2.1.3. Cơ cấu đàn và công tác giống
- Cơ cấu đàn tính đến tháng 6 năm 2009
Tổng đàn: 1902 con, trong đó:
Đực giống: 10 con
4


Nái sinh sản: 373 con, trong đó:
+ Nái khơ, nái mang thai: 216 con
+ Nái đẻ và nuôi con: 43 con
Hậu bị > 5 tháng tuổi: 76 con
Hậu bị < 5 tháng tuổi: 38 con
Heo con theo mẹ: 342 con
Heo con cai sữa: 419 con
Heo thịt: 758 con
- Nguồn gốc con giống
Heo đực giống và heo nái giống được mua từ trại giống cấp I, CP, Phú Sơn, Bành
Tỷ với các giống Duroc, Landrace, Yorkshire, Yorkshire x Landrace.
Heo hậu bị giống một phần được nhập về từ trại giống cấp I, Phú Sơn, Darby.
Một phần được tuyển lựa kỹ càng từ đàn heo cai sữa của các nái được chọn phối theo
kế hoạch ghép cha mẹ có sức sinh trưởng, sinh sản tốt.
- Công tác giống
Từ khi thành lập, công tác giống đã ln được xí nghiệp quan tâm với việc bấm
số tai, lập thẻ nái ghi đầy đủ thành tích sinh sản của nái. Đến nay, mỗi cá thể đều có
phả hệ rõ ràng tới đời ơng bà.
Hiện nay, xí nghiệp vẫn khơng ngừng nhân giống thuần, nhập giống thuần từ các
trại khác. Bên cạnh đó, cho lai giữa các nhóm giống với nhau để tạo ưu thế lai.
Heo giống có nguồn gốc từ trại được chọn lọc kỹ càng thông qua gia phả và kiểm

tra cá thể. Các cá thể sau khi được chọn theo gia phả sẽ được kiểm tra kỹ qua nhiều
giai đoạn:
Giai đoạn sơ sinh (1 ngày tuổi): chọn những con to, khỏe mạnh, nhanh nhẹn,
không dị tật.
21 ngày tuổi: chọn những con to khỏe, khơng dị tật, lơng bóng mượt, có 12 vú trở
lên…heo đực phải có dịch hồn lộ rõ. Các heo được chọn sẽ được bấm tai, ghi phiếu
cá thể.
90 đến 150 ngày tuổi: tiếp tục lựa chọn bằng cách đo dài thân, vịng ngực, dầy
mỡ lưng,…để loại thải những con khơng đủ tiêu chuẩn. Những con đạt tiêu chuẩn
được chuyển qua khu hậu bị, cịn lại chuyển qua ni thịt.
5


2.1.4. Nhiệm vụ và phương hướng chăn ni của xí nghiệp
- Nhiệm vụ của xí nghiệp
Cung cấp heo hậu bị giống thuần, lai
Cung cấp heo nuôi thịt
Cung cấp heo thịt
Cung cấp tinh heo phục vụ công tác phối giống nhân tạo cho địa bàn xã Xuân
Phú.
- Phương hướng chăn nuôi
Nhập các giống heo hậu bị đồng thời tuyển chọn hậu bị từ đàn heo của xí nghiệp
để thay đàn nhằm trẻ hố đàn heo, tăng chất lượng heo tại trại.
Khơng ngừng nâng cao chất lượng của đàn giống, cải tạo con giống nhằm nâng
cao giá trị của sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Xây dựng xưởng chế biến phân hữu cơ vi sinh tại xí nghiệp chăn ni Xn Phú.
2.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
2.2.1. Chuồng trại
Tất cả các dãy chuồng ni đều được thiết kế dạng nóc đơi, mái che bằng tole và
nền bằng xi măng.

Chuồng heo nọc: mỗi đực giống được nuôi dưỡng riêng từng ô, các ô được ngăn
cách với nhau bằng các song sắt. Mỗi ơ có diện tích là 4 m2, có đầy đủ máng ăn bán tự
động bằng inox và núm uống tự động. Đầu mỗi dãy chuồng là hệ thống màng lọc thấm
nước, cuối mỗi dãy chuồng là hệ thống quạt hút để làm mát cho heo khi điều kiện thời
tiết nắng nóng.
Chuồng cho nái hậu bị chờ phối và nái mang thai: là chuồng hở, có hệ thống
phun nước trên mái để làm mát, thiết kế dạng chuồng lồng cá thể. Mỗi chuồng gồm có
4 dãy lớn, mỗi dãy chia thành nhiều ô nhỏ được ngăn cách với nhau bởi các song sắt
chắc chắn. Trong mỗi ơ có núm uống tự động, máng ăn bán tự động bằng inox cho
heo.
Chuồng cho nái đẻ: là chuồng nửa kín nửa hở xung quanh có bạt che khi thời tiết
quá nóng hay mất điện có thể kéo bạt xuống để đảm bảo độ thơng thống cho heo.
Trong chuồng có lắp đặt hệ thống làm mát, một đầu đặt các quạt hút để hút phần nào
chất bụi và khơng khí trong chuồng ra ngồi, đầu đối diện lắp đặt hệ thống màng lọc
6


thấm nước để làm mát. Mỗi chuồng đẻ gồm có 4 dãy, mỗi dãy có 15 ơ, trong mỗi ơ
đều có đèn úm dùng để sưởi ấm cho heo con, máng nhựa cho heo con tập ăn, uống
nước và núm uống tự động, máng ăn bán tự động cho nái. Nái được nuôi cá thể trong
chuồng lồng sàn sẽ hạn chế hao hụt heo con do mẹ đè góp phần làm tăng tỷ lệ heo con
sống đến khi cai sữa.
Chuồng heo cai sữa: là chuồng hở, có hệ thống phun nước trên mái làm mát, có
quạt đẩy đặt ở đầu chuồng, xung qoanh có bạt che được sử dụng vào ban đêm, khi trời
mưa, thời tiết lạnh. Heo cai sữa được nuôi ở chuồng lồng sàn, khi mới chuyển heo cai
sữa qua thì chúng được ni ở chuồng có sàn bằng sắt, sau đó chúng được chuyển qua
ni ở chuồng có sàn bằng xi măng. Mỗi chuồng cai sữa gồm có 2 dãy song song, mỗi
dãy chia thành nhiều ơ nhỏ, mỗi ơ ni từ 8 - 10 con, có đèn sưởi ấm, núm uống tự
động và máng ăn tự động được đặt ở giữa hai ô chuồng.
Chuồng heo thịt: là chuồng hở có hệ thống quạt hút và màng lọc thấm nước để

làm mát cho heo. Heo thịt được ni trên chuồng nền bằng xi măng. mỗi chuồng có
hai dãy chia thành nhiều ô nhỏ, mỗi ô nuôi 25 con, giữa mỗi ơ có máng ăn tự động,
cuối mỗi ô có bể tắm và núm uống.
2.2.2. Thức ăn
Heo con 7 ngày tuổi tập ăn bằng cám U11, heo cai sữa sử dụng cám U11, U21
của công ty liên doanh dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế ANCO.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám U11, U21 của công ty ANCO
Thành phần

Hàm lượng
Cám U11

Cám U21

21,5 %

19 %

1 - 1,2 %

0,9 - 1,2 %

0,6 %

0,6 %

3300 kcal

3200 kcal


13 %

13 %

0,35 – 0,7 %

0,35 – 0,7 %

2,5 %

4%

20 mg/kg

20 mg/kg

Đạm tối thiểu
Ca
P tối thiểu
Năng lượng trao đổi tối thiểu
Độ ẩm tối đa
Muối
Xơ tối đa
Colistin tối đa

7


Heo đực giống sử dụng cám số 10A, nái khô, mang thai sử dụng cám số 9A, 9B,
nái đẻ và nuôi con sử dụng cám 10A, 10B, heo thịt sử dụng cám số 6, 7 do xí nghiệp

tự trộn.
Bảng 2.2: Thành phần thực liệu của một số loại cám tự trộn của xí nghiệp chăn ni
Xn Phú.
Thành phần thực liệu

Đơn vị

Loại cám
9A

9B

10A

10B

0,3

0,3

Amoxcillin 50 %

Kg

Bột bắp

Kg

208


208

400

400

Bột bánh dầu dừa

Kg

80

80

60

60

Bột bánh dầu đậu lành

Kg

90

90

95

95


Bột cá

Kg

37

37

50

50

Aci Dal

Kg

1

1

2

2

Bột sò

Kg

4


4

4

4

Borgafat hill 360

Kg

10

10

Cám chuốt

Kg

557,85

556,85

355,55

335,55

DCP

Kg


5

5

5

5

Feedadd NC1

Kg

3

3

3

3

Lysine

Kg

0,5

0,5

1


1

Methyonine

Kg

0,5

0,5

1

1

Muối (NaCl)

Kg

7

7

5

5

Nbiotine

Kg


1

1

1

1

Premix AK

Kg

2

2

2

2

Premix AS

Kg

2

2

2


2

CTC

Kg

2

2

Tpbosel

Kg

0,15

0,15

0,15

0,15

Elitox

Kg

1

1


1

1

Khang phú số 1

Kg

PBT 4 way

Kg

1
20

(Nguồn: Xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú)
8


2.2.3. Nước uống
Nước sử dụng cho heo uống là nguồn nước từ giếng khoan được bơm lên bồn
chứa rồi phân phối tới các ô chuồng theo hệ thống ống dẫn. Nguồn nước này còn được
sử dụng để tắm heo, xịt rửa chuồng hàng ngày.
Nước bơm lên bồn để sử dụng được xử lý bằng chlorine đảm bảo nước sạch cho
heo sử dụng.
2.2.4. Ni dưỡng và chăm sóc
- Đực giống
Heo đực được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 h 30’ và 13 h 30’ với mức ăn là 2,0 –
2,5 kg/ngày. Hàng ngày tắm cho heo, rửa chuồng 1 lần vào lúc 14 h sau khi cho heo
ăn.

Tinh được khai thác 2 lần/tuần vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Tinh sau khi
khai thác được kiểm tra, pha loãng rồi đóng bao.
- Nái khơ, mang thai
Nái khơ, mang thai hàng ngày được tắm rửa sạch sẽ vào buổi sáng, phân được
dọn sạch cho vào bao rồi chuyển đến khu chứa phân.
Nái khô cho ăn hạn chế khẩu phần để tạo stress giúp cho nái nhanh lên giống.
Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và đầu giờ chiều theo định mức, ngày đầu cai sữa
cho ăn 1 kg/con/ngày, từ ngày thứ 2 đến khi phối giống cho ăn 2,5 – 3,5 kg/con/ngày.
kiểm tra sự lên giống của nái bằng đực thí tình.
Nái mang thai được cho ăn 2 lần/ngày theo định mức:
Ngày phối: 1 kg/con/ngày
Từ ngày phối đến 30 ngày: 1,5 – 2 kg/con/ngày
Từ 30 – 60 ngày: 2 – 2,5 kg/con/ngày
Trên 60 ngày: 2,5 kg/con/ngày
Trước khi sinh 7 – 10 ngày, chúng được chuyển từ chuồng bầu qua chuồng nái
đẻ. Khi nái chửa sắp sinh được tắm 1 lần/ngày cho ăn với lượng 3,5 - 4 kg/con/ngày
sau đó giảm dần cịn 2 – 3 kg/con/ngày.
- Nái đẻ, ni con
Khi nái có dấu hiệu sắp đẻ thường bỏ ăn hoặc ăn ít nên ngừng cho ăn hoặc cho ăn
ít. Khi nái sinh được vài con đầu tiên thì chích oxytoxin 4 – 6 cc/con tuỳ vào trọng
9


lượng của nái để tăng co bóp tử cung giúp nái đẻ nhanh hơn. Khi thấy nái có hiện
tượng đẻ khó thường can thiệp bằng móc thai. Nái sau khi sinh được tiêm oxytoxin,
kháng sinh stylo 200, tycosone và thuốc bổ Bcomplex, oligovit liên tục trong vòng 3
ngày để bài hết dịch hậu sản, kích thích sự tạo sữa, chống viêm và tăng sức lực cho
nái. Những nái yếu sau khi sinh được truyền dung dịch glucose 5 % qua xoang bụng.
Ngày đầu sau khi sinh cho nái ăn với mức 1 kg/con/ngày sau đó tăng dần đến
mức ổn định 4 – 6 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 h 30’ và 16 h.

Nái đẻ nuôi con không tắm, chỉ dọn phân thường xuyên để giữ chuồng luôn sạch
sẽ khơ ráo. Hàng ngày chuồng nái đẻ cịn được rắc bột Sefa Guard nhằm giữ ấm cho
heo con và giữ chuồng luôn khô ráo.
- Heo con theo mẹ
Heo con khi sinh ra được lau sạch nước ối ở mũi, miệng và trên người sau đó
được rắc lên người bột Sefa Guard để giữ ấm rồi đưa heo con vào sưởi ấm dưới đèn
úm. Khi heo cứng cáp sẽ tự lần tìm để bú mẹ, những heo con nhỏ yếu thì được bắt vào
giữ bú. Khi heo mới đẻ ra cho bú ngay như vậy vừa kích thích heo mẹ đẻ nhanh, vừa
giúp cho heo bú được sữa đầu tăng sức đề kháng. Những heo đẻ ra bị ngộp được lau
sạch và hô hấp nhân tạo bằng cách co duỗi người nhiều lần.
Heo con được một ngày tuổi tiến hành bấm răng, cắt đuôi, cắt rốn và bấm tai. Sau
khi cắt rốn và đuôi được sát trùng bằng thuốc xanh methylen hoặc cồn iod 5 %. Những
heo nào đủ tiêu chuẩn khơng dị tật, khơng cịi yếu, trọng lượng trên 0,8 kg thì mới cắt
đi, bấm tai. Đến 2 ngày tuổi chích Fe cho heo con với mức 1 cc/con, sau đó chích lại
lần hai vào ngày thứ 10. Ở hai ngày đầu sau khi sinh heo con được cho uống globigen
pig doer giúp heo con tăng sức đề kháng. Sang ngày thứ 3 cho uống toltrazuril để
phòng ngừa cầu trùng.
Khi heo con được 7 ngày tuổi thì cho heo con tập ăn bằng cám U11 của công ty
ANCO, thức ăn được đổ vào máng cho heo ăn tự do.
Những heo con còi yếu được truyền dung dịch glucose 5 % pha với thuốc bổ,
truyền qua xoang bụng từ 10 – 20 cc/con tuỳ vào trọng lượng.
Nước uống cho heo con được cung cấp đầy đủ, nước được pha với sun styl nhằm
cung cấp chất điện giải, vitamine cho heo con.

10


Khi heo được 10 – 15 ngày tuổi thì tiến hành thiến sau đó được chuyển lên heo
cai sữa lúc 21 – 28 ngày tuổi.
- Heo cai sữa

Heo con theo mẹ được cai sữa lúc 21 - 28 ngày tuổi, ở giai đoạn đầu cai sữa cho
ăn tự do bằng cám U11 sau đó chuyển dần sang cám U21 của công ty ANCO. Hàng
ngày tắm heo, xịt rửa chuồng 1 lần vào buổi sáng, rồi kiểm tra theo dõi và điều trị
bệnh. Đến 60 ngày tuổi những con được chọn làm giống chuyển sang ni hậu bị, cịn
lại chuyển sang nuôi thịt hoặc bán thương phẩm.
2.4.5. Vệ sinh thú y
Vệ sinh công nhân: công nhân trước khi xuống khu vực chăn nuôi phải thay đồ
bảo hộ lao động và đi ủng qua hố sát trùng.
Vệ sinh khách thăm quan: khi khách thăm quan đến trại cũng phải tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình vệ sinh của trại. Trước khi xuống chuồng nuôi cũng phải mang
ủng, mặc áo blouse và đi qua hố sát trùng, khi xuống chuồng phải tuân thủ theo hướng
dẫn của kỹ thuật viên.
Trước cổng trại có đặt hố sát trùng, mọi phương tiện ra vào trại đều phải đi qua
hố sát trùng này.
Trước mỗi dãy chuồng ni có đặt khay chứa thuốc sát trùng. Khi đi ra, vào đều
phải nhúng chân vào khay để sát trùng.
Chuồng trại được vệ sinh định kỳ 1 lần/tuần, khi có dịch bệnh thì trại vệ sinh sát
trùng thường xuyên thường 2 ngày/1 lần.
Các dụng cụ thú y như xi lanh, kim tiêm, kìm bấm răng, bấm tai…đều được rửa
sạch rồi đem nấu sôi vào mỗi buổi sáng trước khi sử dụng.
2.2.6. Quy trình tiêm phịng
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phịng cho heo nái bầu
Thời gian trước khi sinh
(ngày)

Phòng

Vaccine

bệnh


Liều

Đường cấp

25

Pes -Vas -Lus

Giả dại

2 cc/con

IM

15 - 20

Litter Guar

E.coli

2 cc/con

IM

11


Bảng 2.4: Quy trình tiêm phịng cho heo hậu bị.
Thời gian (ngày tuổi)


Vaccine

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp

75

PRRS

PRRS

2 cc/con

IM

120

Parrow sur B

Parvo

2 cc/con

IM

135


Aftopor

LMLM

2 cc/con

IM

150

Coglapest

Dich tả

2 cc/con

IM

165

Parrow sur B

Parvo

2 cc/con

IM

180


Pes -Vas -Lus

Giả dại

2 cc/con

IM

Bảng 2.5: Quy trình tiêm phịng cho nái ni con
Thời gian sau khi sinh

Vaccine

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp

10

Aftopor

LMLM

2 cc/con

IM


21 - 25

PRRS

PRRS

2 cc/con

IM

(ngày)

Bảng 2.6: Quy trình tiêm phịng cho heo con theo mẹ
Thời gian

Thuốc hoặc

(ngày tuổi)

Vaccine

2

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp

Fe, B12


Thiếu máu

1 cc/con

IM

3

Toltrazuril

Cầu trùng

1 cc/con

Uống

10

Fe, B12

Thiếu máu

1 cc/con

IM

11

Myco PAC


Mycoplasma

1 cc/con

IM

20 - 24

Myco PAC

Mycoplasma

1 cc/con

IM

Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa
Thời gian

Vaccine

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp

30


PTH+THT

PTH, THT

2 cc/con

SC

40

Aftopor

LMLM

2 cc/con

IM

45

Coglapest

Dịch tả

2 cc/con

IM

(ngày tuổi)


12


2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái
2.3.1.1. Yếu tố di truyền
Đây là đặc tính sinh học khơng thể thay đổi của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ
sau. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng suất sinh sản khác nhau
vì đó là đặc tính di truyền của chúng (Phạm Trọng Nghĩa, 2004).
Những giống heo mà có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và sức đề kháng
tốt thì thế hệ con của chúng cũng mang đặc điểm đó và ngược lại. Do đó, khi chọn heo
làm giống phải dựa vào phả hệ của giống thơng qua ơng bà, cha mẹ giống đó tốt hay
xấu mới tiến hành chọn giống.
Mức độ di truyền của từng tính trạng có sự sai khác nhau và được thể hiện bằng
hệ số di truyền (h2).
Bảng 2.8: Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng trên heo
Tính trạng

Hệ số di truyền

Mức độ

Số heo con đẻ ra trên ổ

0,05 – 0,15

Thấp

Số heo con cai sữa


0,10 – 0,15

Thấp

Trọng lượng heo con sơ sinh

0,15 – 0,20

Thấp

Trọng lượng heo con cai sữa

0,15 – 0,20

Thấp

Trọng lượng lúc 6 tháng tuổi

0,20 – 0,25

Trung bình

Tăng trọng

0,25 – 0,40

Trung bình

Tuổi động dục


0,30 – 0,40

Trung bình

Độ dày mỡ lưng

0,40 – 0,60

Cao

(Cẩm Nang Chăn Ni Lợn Cơng Nghiệp, 2000)
Đa số các tính trạng sinh sản có hệ số di truyền thấp nên chịu nhiều ảnh hưởng
của ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc ni dưỡng. Tuy nhiên, điều kiện ngoại cảnh tối
ưu và sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt cũng chỉ giúp thú đạt đến giới hạn di truyền chứ
không giúp thú vượt qua giới hạn di truyền của giống.
2.3.1.2. Yếu tố ngoại cảnh
Là một yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục và sức sinh sản
của thú. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái như: dinh
dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, chế độ chăm sóc quản lý, bệnh tật...
13


×