Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tập tính săn mồi của các loài động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 21 trang )

Thế giới động vật vô cùng đa dạng và phong phú. Đó là sự đa dạng về số lượng loài ,
nơi cư trú, cách thức sinh hoạt,...và nhiều điều mà con người chúng ta chưa khám
phá hết.Trên khắp trái đất từ Bắc cực đến Nam cực, từ rừng sâu hoang vu tới biển
cả bao la, từ những đồng cỏ xa van tới những hoang mạc cằn cỗi tất cả đều có sự
hiện diện của động vật với những tập tính khác nhau. Mỗi loài đều có những thói
quen riêng bao gồm tập tính bẩm sinh và học được. Trong số những tập tính của
động vật: tập tính kiếm ăn săn mồi, tập tính sinh sản, bảo vệ lãnh thổ,... thì có thể
nói rằng “ kiếm ăn săn mồi” là tập tính mà bất cứ loài động vật nào cũng có, và tập
thể tổ 1 lớp 11/2 xin giới thiệu tới các bạn bộ sưu tầm “ tập tính kiếm ăn săn mồi
của động vật” để cùng tìm hiểu về một phần đời sống của động vật.
Trong tập này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn cách thức kiếm ăn và săn mồi
của hổ “ ông vua rừng xanh”, cách để con báo hoa có được một bữa no nê với chú
sơn dương, cùng xem con sư tử xơi tái con trâu rừng. Và rời rừng xanh các bạn sẽ
đựoc đến dòng sông để xem một chú cá sấu bắt mồi, và cách rắn hổ mang tìm
“thức ăn lót dạ”.
Tập “Tập tính kiếm ăn săn mồi của động vật” là sự nổ lực cố gắng và sưu tầm
từ các tư liệu có sẵn. Mong rằng sẽ giúp ích các bạn hiểu biết thêm về các tập tính
của động vật.
Trong tập này gồm có 3 chương và mỗi chương nói về một nhóm động vật khác
nhau trong thế giới tự nhiên bao la rộng lớn này.
(Tập thể tổ 1 lớp 11/2)

CHƯƠNG I: ĐỘNG VẬT SĂN MỒI TRÊN MẶT ĐẤT


Hổ là một tay săn mồi lão luyện, đối tuợng của chúng thuờng là: hưu cao cổ,
linh dương, trâu rừng, ngựa vằn.... Chiến lược săn mồi của chúng thường là ẩn nấp
trong các bụi rậm để rình, tiếp cận và đợi thời cơ tấn công con mồi. Những con
mồi này thường đi kiếm ăn mà không ngờ rằng nguy hiểm đang rình rập mình (hù
^_^ giật mình).


Khi thời cơ đã đến hổ ta rượt nhanh theo con mồi rồi vồ lấy nó. Đầu tiên hổ sẽ
cắn vào cổ con mồi làm nó không còn sức kháng cự. Sau khi hổ đã hoàn toàn
khống chế được con mồi, tiếp đó đánh chén no nê.(Đó là một bài học cho những
con mồi thiếu cảnh giác ^!^).


Không thua kém gì hổ sư tử là một tay săn mồi cừ khôi được mệnh danh là
“Chúa tể rừng xanh”.
Qua hình ảnh trên cho thấy sự lợi hại của sư tử khi vật ngã một con trâu rừng to
lớn. Khi vồ được con mồi sư tử sẽ dùng răng nanh sắt nhọn của mình để từ từ hạ
gục con mồi, rồi chia sẽ bữa tiệc cùng với đồng loại.
Thu nhận được chiến lợi phẩm sau một cuộc đi săn, cả đàn cùng nhau chia sẽ
thức ăn. Linh cẩu nổi tiếng do thường cướp mồi của các loài khác và cũng hay săn
mồi theo bầy đàn nhưng điều đáng ngạc nhiên là con đầu đàn bao giờ cũng là một
con cái.
Vào mùa thu, cá hồi trên biển Thái Bình Dương trở về các dòng sông trong vùng
để đẻ trứng. Đây cũng là lúc những con sói ưa thích món thực phẩm giàu dinh
dưỡng này và có vẻ cá hồi cũng là con mồi dễ bắt hơn nhiều loài khác. Bắt cá hồi
chi phối ít thời gian hơn so với việc rượt bắt nai hươu trong rừng. “Ngoài lợi ích an
toàn, chúng tôi khẳng định, thịt cá hồi cũng cung cấp cao hơn thịt nai, nhất là chất
béo và năng lượng so với nhiều con mồi khác”, các chuyên gia nói thêm.Các nhà
nghiên cứu phát hiện, loài chó sói sống tại miền Tây Canada thích thú với việc bắt
cá hồi hơn đi săn hươu nai và một số loài thú hoang dã khác.
Hằng năm đến mùa cá hồi bơi ngược dòng về nguồn để sinh sản thì cũng là mùa
kiếm ăn no nê của gấu xám đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng chính cho nó.
Gấu xám thường ngủ trong hang suốt mùa đông và khi mùa xuân đến nó sẽ rời
hang và đi kiếm thức ăn trong mua này nó tìm cho mình một lượng lớn thức ăn để
tạo mỡ tích trữ cho mùa đông ngủ dài không ăn uống.

Tất cả các loài rắn đều ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và những

động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác hay sâu bọ.
Một số loài có nọc độc để giết chết con mồi trước khi tiêu thụ. Một số loài khác thì
xiết mồi đến chết. Thậm chí có những loài rắn nuốt sống cả con mồi.Xương hàm
dưới của rắn rất linh hoạt, hai hàm của nó không gắn liền cố định mà đa phần được
nối thẳng vào sọ, cho phép chúng mở rộng miệng để nuốt trọn con mồi dù cho con
mồi có lớn hơn nhiều so với đường kính thân rắn. Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng
mỗi khi nuốt mồi lớn rắn phải đảo hàm dưới của nó. Sau khi ăn, rắn trở nên lười
biếng và thụ động trong khi hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt
động rất mạnh, nhất là khi phải tiêu thụ 1 con mồi lớn. Ở một số loài rắn, toàn bộ
hệ thống tiêu hóa sẽ nghỉ ngơi giữa những bữa ăn để tránh thất thoát năng lượng do
rắn ăn khá ít; trong vòng 48 giờ hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ
con mồi. Vì vậy, khi đang tiêu hóa mồi mà bị tấn công đột ngột, rắn có thể nôn con
mồi ra để đối phó với sự đe dọa bất ngờ đó. Tuy nhiên, khi không có động tĩnh, bộ
tiêu hóa của rắn hoạt động rất hiệu quả, có thể hấp thụ mọi thứ trừ lông và móng
của con mồi, chúng sẽ chuyển 2 thứ này xuống hệ bài tiết của rắn. Thỉnh thoảng
khi cố nuốt một con mồi quá lớn rắn có thể chết. Axít trong dạ dày rắn phần lớn
không chuyển hóa được các loại thực vật thành chất dinh dưỡng.

×