Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BDTX CHUYÊN sâu “ hướng dẫn toán tính nhẩm fingermat cho học sinh lớp 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.87 KB, 9 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
PHẦN I. LÝ THUYẾT
1. Tên chuyên đề: “ Hướng dẫn toán tính nhẩm fingermat cho học sinh
lớp 1"
2. Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các em phải học tốt tất cả các
môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - xã hội, Mĩ thuật, Hát nhạc, Thủ công, Thể
dục... Trong đó môn Toán là môn học có tầm quan trọng đặc biệt.
Qua thực tế giảng dạy ở lớp tôi nhận thấy mạch kiến thức “Số học” là mạch
kiến thức cơ bản nhất đối với học sinh lớp 1 vì các em phải nhận biết, so sánh,
cộng trừ thành thạo thì mới làm tốt ở các dạng toán khác.
Toán là môn học rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và sự tập
trung của trẻ nhỏ. Học Toán trang bị cho trẻ những kỹ năng hữu ích về mặt suy
luận, khả năng phân tích giúp bé có tư duy nhạy bén và tự tin hơn. Tuy nhiên toán
luôn khô khan và khó hiểu khiến các bé sợ và không muốn học. Đặc biệt là học
theo phương pháp truyền thống bình thường bé chỉ có thể đếm và cộng
trừ trên bàn tay trong phạm vi 0-10, nhưng với phương pháp
FingerMath, bé có thể đếm và cộng trừ đến hai con số (trong
phạm vi từ 0-99). vì vậy tôi đã áp dụng một phương pháp giúp bé học toán
hiệu quả, cộng trừ nhanh trong phạm vi 0-99 mà không cần dùng
đến giấy bút hay que tính.
Nên tôi chọn modul chuyên sâu “Hướng dẫn toán tính nhẩm fingermath
cho học sinh lớp 1’’
3. Khái niệm
Môn toán trong trường Tiểu học là môn học quan trọng cùng với những môn
học khác hình thành và phát triển nhân cách cũng như trí tuệ của học sinh. Trong
Chương trình của trường Tiểu học, nhiệm vụ cơ bản của việc học toán là làm cho
1


học sinh nắm được và hệ thống được một số kiến thức toán học, biết vận dụng kiến


thức thực hành và suy luận, từ đó phát triển năng lực nhận thức, tư duy, trí tuệ và có
sáng kiến trong học toán. Là giáo viên Tiểu học ai cũng nhận thấy tầm quan trọng
của môn toán và có học tốt môn toán học sinh mới có thể học tốt được các môn
khác.
Finger Math là chương trình toán học chỉ với đôi bàn tay, trẻ sẽ được học
cách tính nhẩm cộng trừ trong phạm vi từ 0 tới 99.
Finger Math cũng giống soroban là phương pháp học toán tư duy qua việc
tính nhẩm bằng ngón tay có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Phương pháp này giúp học
sinh rèn luyện tư duy cũng sự tập trung cũng như phát triển 2 bán cầu não.
3. Mục tiêu cần đạt sau khi bồi dưỡng
- Tìm hiểu về toán tính nhẩm fingermath và phương pháp dạy giải toán tính
nhẩm fingermath cho học sinh lớp 1.
- Một số nhược điểm học sinh thường mắc phải.
- Đề xuất một số ý kiến góp phần khắc phục khó khăn, sai lầm của giáo viên
và nâng cao chất lượng dạy mảng số học ở lớp 1.
- Học sinh có kỹ năng cộng trừ thành thạo, chính xác.
- Học sinh yêu có hứng thú học môn toán. Đáp ứng với mục tiêu giáo dục của
bậc tiểu học.
4. Hình thức bồi dưỡng
- Tự học, tự nghiên cứu, kết hợp với các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn tại
tổ, trường, bồi dưỡng qua mạng Internet: trao đổi qua email, tìm tài liệu tham
khảo...
- Khảo sát đánh giá kỹ năng tính toán của học sinh
- Thăm lớp dự giờ đồng nghiệm để đáng giá rút kinh nghiệm cho bản thân
2


- Soạn giáo án và lên lớp dạy thực nghiệm để đánh giá quá trình thực hiện
chuyên đề
- Ghi chép các nội dung bồi dưỡng có liên quan đến việc lựa chọn chuyên đề

5. Kế hoạch bồi dưỡng
Tháng
9+10

Nội dung

Bổ sung

Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu học hỏi
Soạn giảng, rèn học sinh tính toán theo finger math

11+12

Dự giờ
Soạn giảng, rèn học sinh tính toán theo finger math
Viết bài thu hoạch

1+2+3

Dự giờ
Soạn giảng, rèn học sinh tính toán theo finger math

4

Dự giờ
Ôn tập

6. Quá trình bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng
- Tìm tài liệu có liên quan đến học toán theo phương pháp finger math
- Ghi chép những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức một giờ dạy

- Thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để có những phương pháp
dạy học tích cực
- Thực hành soạn giảng để đánh giá kết quả của chuyên đề
7. Những kết quả đạt được sau bồi dưỡng
* Giáo viên
Giáo viên tích lũy thêm kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cộng trừ theo
phương pháp finger math. Giúp giáo viên tự tin, chủ động, sáng tạo hơn để tìm ra
3


các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Giám tự chịu trách nhiệm về chất
lượng học tập của lớp mình. Quá trình dạy học giúp giáo viên có cơ hội nhìn lại quá
trình dạy, tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời, quan tâm nhiều
hơn đến những khó khăn của học sinh, đặc biệt là những học sinh chưa đạt chuẩn.
Biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của học sinh trong các giờ học. Quan hệ giữa giáo
viên với học sinh gẫn gũi, thân thiện.
* Học sinh
Giúp các em biết cộng trừ thành thạo, tính nhanh, kết quả chính xác. Không những
góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng tính toán, tích cực góp phần
phát triển tư duy cho học sinh tiểu học mà còn là chiếc cầu nối giữa toán học với
thực tế đời sống. Học sinh tham gia các buồi ngoại khóa "Đừng để kiến thức rơi"
hay hội vui học tập, trò chơi...đều hoàn thành rất tốt những kiến thức liên quan đến
giải toán và đạt kết quả cao.
Phương pháp FingerMath, bé có thể đếm và cộng trừ đến hai
con số (trong phạm vi từ 0-99). Việc bé thao tác tính toán bằng
các ngón tay là sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với
tư duy sẽ giúp cho 2 bán cầu não hoạt động cân bằng, giúp bé
yêu thích môn toán, không còn sợ tính toán.
Phương pháp này còn giúp học sinh có thể cộng trừ liên tiếp
nhiều số với nhau.

Rèn luyện mức độ tập chung: Vì các bé cần tập trung vào con
số, phép tính. Số càng lớn, mức độ rèn luyện càng cao. Thế nên
người ta hay ví Fingermath như tập gym cho não bộ vậy.
Rèn luyện khả năng tư duy: Đối với Fingermath, sau khi bé
dùng tay một thời gian sẽ có thể hình dung được hai bàn tay trong
đầu. Từ đó không cần dùng tay khi tính toán nữa
4


Với cách hướng dẫn mà tôi đã đưa ra thực hiện hướng dẫn học sinh tính toán
theo phương pháp finger mmath góp phần nâng cao chất lượng môn toán lớp 1 nói
riêng và góp phần nâng cao hiệu quả của môn Toán trong nhà trường nói chung.
PHẦN II. VẬN DỤNG THỰC TIỄN
1. Mô tả quá trình vận dụng kết quả bồi dưỡng vào thực tiễn hoạt động
giáo dục giảng dạy
Chương trình lớp 1 học sinh học cộng trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
Trong quá trình hướng dẫn tôi cũng thực hiện theo 3 quy ước dưới đây:
1.1. Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái
Bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng
chục. Quy ước bàn tay phải trong phương pháp Finger Math là nền tảng giúp trẻ
đếm số thành thạo.
Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị):
Số 1: ngón trỏ, số 2: ngón giữa, số 3: ngón áp út, số 4: ngón út, số 5: ngón cái. Tiếp
tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 6: ngón trỏ, số 7: ngón giữa, số 8: ngón áp
út, số 9: ngón út. Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5 trẻ phải nắm các ngón tay
1,2,3,4 lại

5



Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục)
Số 10: ngón trỏ, số 20: ngón giữa, số 30: ngón áp út, số 40: ngón út, số 50: ngón
cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 60: ngón trỏ, số 70: ngón giữa, số
80: ngón áp út, số 90: ngón út.
Vậy để biết số có 2 chữ số ở hai số khác nhau ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng
đơn vị, ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.
Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (bàn tay phải) + số 10: ngón trỏ (bàn tay trái) = số 11.

6


1.2. Quy ước trong phép cộng
Khi đã bung hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta bung tiếp ngón ở hàng chục.
Khi ngón hàng chục bung ra thì đồng thời các ngón ở hàng đơn vị phải thu lại.
1.3. Quy ước trong phép trừ
Khi đã thu về hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta thu tiếp ngón ở hàng chục.
Khi ngón hàng chục thu về thì đồng thời các ngón hàng đơn vị phải bung ra.
Lưu ý: khi thực hiện trừ và cộng đối với số có 2 chữ số , ta thực hiện trừ và
cộng hàng chục trước, sau đó mới thực hiện trừ và cộng hàng đơn vị.
Ví dụ : 38 + 61, ta thực hiện 38+60 trước, sau đó mới cộng thêm 1. Tương
tự: 72- 49, ta thực hiện 72-40 trước, sau đó mới trừ thêm 9.
2. Kết quả vận dụng

7


Qua một thời gian áp dụng các giải pháp trên vào quá trình dạy học, tôi đã thu
được một số kết quả ban đầu, học sinh lớp tôi cộng trừ nhanh, chính xác, cộng trừ
liên tiếp nhiều lần. Chất lượng giáo dục của lớp được nâng cao.
Kết quả khảo sát kĩ năng tính toán :

Thời gian

Kĩ năng tính toán

Kĩ năng tính toán chưa

thạo

thành thạo
%

SL

%

SL

KS đầu năm

10

23

20

Giữa học kì I

25

57


15

Chưa tính được
SL

%

45

14

32

34

4

9

Cuối học kì I
3. Đánh giá hiệu quả
* Ưu điểm
Phương pháp dạy học toán này giúp học sinh tính toán nhanh hơn, chuẩn xác
hơn. Học sinhcó thể vừa học vừa chơi và cảm nhận toán học đơn giản và thú vị hơn
bao giờ hết
Finger Math giúp phát triển bán cầu não cân bằng do sự phối hợp nhịp nhàng
giữa tư duy và hoạt động cơ thể. Ngoài ra cách học toán này còn có thể giúp học
sinh cộng trừ nhiều số cùng lúc một cách đơn giản, miễn sao kết quả của chuỗi
cộng trừ đó không vượt quá 100.

Phương pháp dạy học toán Finger Math giúp học sinh tiếp thu rất nhanh. Học
sinh vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
* Nhược điểm
Giáo viên chưa có tài liệu, tự tìm hiểu học trên mạng, chưa có sách bài tập cho
học sinh thực hành thêm.
Chưa nâng cao cho học sinh học trên bàn tính.
4. Bài học kinh nghiệm
8


Kiên trì, nhiệt tình để dẫn dắt hướng dẫn học sinh cách tính cụ thể.
Động viên kịp thời đối với học sinh có tiến bộ trong học tập sẽ là những giải
pháp tốt giúp các em có thêm niềm tin vào bản thân, hứng thụ tự tin hơn trong học
tập.
Định hướng cho học sinh luyện tập thực hành thêm. Mỗi học sinh phải độc
lập suy nghĩ, làm việc tích cực. Có thói quen tự giác, chủ động khi làm bài, không
chép bài bạn.
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường
Giáo viên tiếp tục học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
5. Đề xuất, kiến nghị
- Tổ chức cho học sinh thêm nhiều sân chơi toán học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong dạy toán hướng dẫn
tính nhẩm nhanh. Tôi đã áp dụng có hiệu quả và sẽ áp dụng tiếp trong những năm
tới. Chắc rằng chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các bạ đồng nghiệp, của chuyên môn và lãnh đạo nhà
trường.

9




×