Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

THỰC TRẠNG bồi DƯỠNG TÍNH CHUYÊN NGHIỆP CHO NGƯỜI dân TRONG tổ CHỨC HÌNH THỨC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TẢ VAN HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.15 KB, 65 trang )

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG TÍNH CHUYÊN NGHIỆP
CHO NGƯỜI DÂN TRONG TỔ CHỨC HÌNH THỨC DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TẢ VAN HUYỆN SA PA TỈNH
LÀO CAI


- Khái quát về nghiên cứu thực trạng
- Khái quát về địa bàn nghiên cứu
- Tình hình phát triển du lịch Sa Pa
i) Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội huyện
Sa Pa
Sa Pa là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Lào
Cai, giáp với tỉnh Lai Châu, có diện tích tự nhiên 68.329 ha.
Địa hình nằm trên triền đơng dãy núi Hồng Liên Sơn, Sa Pa
có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình nghiêng
và thoải dần theo hướng Tây-Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm
cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, là nóc nhà của Tổ
quốc. Nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa
là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Sa Pa là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là cầu nối giao
thương trọng điểm của tỉnh trong vùng núi Tây Bắc và vùng
biên giới Việt - Trung. Huyện Sa Pa có 18 đơn vị hành chính
cấp xã gồm 17 xã và 01 thị trấn với nhiều dân tộc với bản sắc
văn hóa riêng, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các dân tộc


miền núi phía Bắc. Được hình thành trên miền đất cổ, huyện
Sa Pa có 7 dân tộc chính, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm hơn 86%, gồm: Mông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xã Phó
(Phù Lá) và Hoa. Trong đó người Mơng chiếm 54,9%, Dao


25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộc
khác. Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng
nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền
thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan, du lịch cộng đồng… Dân
tộc kinh cư trú chủ yếu ở thị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông
nghiệp và dịch vụ thương mại.
Sa Pa là một địa danh nổi tiếng về du lịch, có khí hậu ơn
đới và cận nhiệt đới, khơng khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết
ở thị trấn Sa Pa một ngày có đủ bốn mùa. Sa Pa còn là một
trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết, với đặc
điểm đó vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây
dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng lý tưởng. Ngày
nay, tiềm năng du lịch của Sa Pa đã và đang được đầu tư, khai
thác với nhiều loại hình đa dạng, từ du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hóa cộng
đồng đến du lịch hội thảo, hội nghị. Năm 2016 doanh thu từ
khu vực du lịch - dịch vụ đạt trên 1.600 tỷ đồng, chiếm tỷ


trọng lớn trong tổng thu nhập của huyện và là ngành kinh tế
chủ lực của địa phương.
Với vị trí và vai trị to lớn đó, Sa Pa là một trong những
khu vực đã được Đảng và Nhà nước xác định cần quan tâm và
ưu tiên đầu tư phát triển kính tế du lịch. Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV và Đại hội Đảng bộ huyện Sa
Pa khóa XXII, nhiệm kỳ 2015 – 2020; xác định xây dựng
huyện Sa Pa thành thị xã Sa Pa và Khu du lịch vào năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1845/QĐTTg ngày 26/9/2016 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.
Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh như đã nêu trên,

Sa Pa còn gặp những khó khăn, thách thức đó là:
Với xuất phát điểm nền kinh tế thấp, tỷ lệ đồng bào dân
tộc thiểu số cao, trình độ văn hóa, dân trí thấp. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực của huyện
nói chung và năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, cơng
chức trên địa bàn huyện nói riêng.
Hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn
thấp, đến nay Sa Pa vẫn còn là một huyện nghèo, tỷ lệ hộ


nghèo trên 50% (với 16/18 xã, thị trấn là xã nghèo). Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành còn chậmc công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch và quản lý
xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đặc biệt là quản lý
quy hoạch đô thị và du lịch thực hiện chưa tốt, cơ sở kết cấu
hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, xuống cấp và cịn nhiều
khó khăn; nguồn vốn đầu tư cịn thấp.
Trình độ nguồn nhân lực cịn hạn chế, cơ cấu lao động
chuyển dịch chậm, chất lượng lao động qua đào tạo chưa cao;
đời sống của đại bộ phận người dân tộc thiểu số ở các xã vùng
cao còn khó khăn.
Những hạn chế, khó khăn nêu trên đang là lực cản đối
với sự phát triển, làm hạn chế việc khai thác, phát huy tiềm
năng, thế mạnh của huyện. Vì vậy, để phát huy tối đa lợi thế
của huyện, với định hướng thành lập thị xã và Khu du lịch
trong thời gian tới, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch
gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây
dựng nơng thơn mới, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, huyện cần có những giải pháp đồng
bộ để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, trước hết là vấn

đề con người, nhất là những người thực hiện công việc quản


lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, có thể thấy đây là vấn đề
mấu chốt, khách quan cần phải quan tâm trước tiên.
ii) Định hướng phát triển du lịch Sa Pa
Định hướng phát triển du lịch Sa Pa đã được xác định
trong Quyết định số 1845/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia Sa Pa, Lào Cai
đến năm 2030 ngày 26 tháng 9 năm 2016 bao gồm:
a) Phát triển thị trường khách du lịch
- Khách du lịch quốc tế: Củng cố và giữ vững thị trường
khách du lịch truyền thống: Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Tây
Ban Nha); Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Úc và Trung Quốc. Thu
hút, phát triển mạnh các thị trường khách du lịch gần như
Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); ASEAN (Bắc Thái Lan
và Lào). Từng bước tiếp cận và khai thác thị trường khách
quốc tế quá cảnh, khách kết nối chương trình du lịch đến từ
các tỉnh Bắc Thái Lan, Bắc Lào và các tỉnh vùng Tây Nam
Trung Quốc. Chú trọng khai thác phân khúc thị trường khách
du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, thể thao, tìm hiểu bản sắc
văn hóa.


- Khách du lịch nội địa: Ưu tiên phát triển các thị trường
khách du lịch mục tiêu đến từ Hà Nội, các đô thị trong vùng
đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc; các tỉnh trong
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; mở rộng thị trường từ các
trung tâm phân phối khách lớn như Thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Cần Thơ. Tập trung vào phân khúc thị trường khách

du lịch cuối tuần, du lịch tìm hiểu văn hóa, du lịch sinh thái,
du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe.
b) Phát triển sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch chính:
+ Sản phẩm du lịch đặc thù: Đẩy mạnh phát triển các sản
phẩm du lịch đặc thù để tận hưởng khí hậu, cảnh sắc thiên
nhiên và bản sắc văn hóa của người dân bản địa theo các
chương trình du lịch “Sa Pa - xứ sở của các chương trình du
lịch đi bộ dã ngoại hấp dẫn” và “Sa Pa - Vùng đất của sự trải
nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”; sản phẩm du lịch
“Chinh phục đỉnh cao” gắn với đỉnh Fansipan, nóc nhà Đơng
Dương (huyện Sapa), đỉnh Ky Quan San và đỉnh Nhíu Cù
San, thiên đường săn mây của giới trẻ (huyện Bát Xát); du
lịch nghỉ dưỡng ngắm tuyết rơi vào mùa đông.


+ Du lịch tham quan: Tham quan, ngắm cảnh đô thị du
lịch Sa Pa và các điểm du lịch: thác Bạc, núi Hàm Rồng,
Cổng trời, thác Tình yêu, bãi đá cổ, chợ Sa Pa, cầu Mây
(huyện Sa Pa); cầu Thiên Sinh, cột cờ Lũng Pô, động Mường
Vi (huyện Bát Xát).
+ Du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng: Ngắm cảnh
thiên nhiên theo mùa (ruộng bậc thang, mùa hoa Anh Đào,
hoa Đỗ Quyên, hái đào, mận, lê....); tìm hiểu, trải nghiệm các
quy trình sản xuất nơng nghiệp tại các trang trại rau sạch,
trang trại hoa, trang trại nuôi cá nước lạnh; nghỉ dưỡng và
chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược của người dân bản địa.
- Sản phẩm du lịch bổ trợ:
+ Du lịch tâm linh gắn với hệ thống đền, chùa trong tổ
hợp vui chơi giải trí cáp treo Fansipan; các điểm di tích tâm

linh trong khu vực; từng bước kết nối với các điểm di tích ở
khu vực lân cận như: đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai), đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái).
+ Du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền
thống: Các lễ hội theo mùa vụ (lễ hội trên mây, lễ hội hoa, lễ


hội bốn mùa) và hiện tượng thiên nhiên kỳ thú (ngắm mưa
băng và tuyết rơi...)
+ Du lịch thương mại gắn với tham quan, mua sắm tại
các trung tâm thương mại, chợ truyền thống; du lịch gắn với
các hoạt động thương mại vùng biên hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa
nơng sản đặc trưng của tỉnh Lào Cai như: thổ cẩm, cá nước
lạnh, măng, nấm hương, hoa quả theo mùa...
+ Du lịch nghiên cứu, tìm hiểu sinh thái gắn với giáo dục
mơi trường: Tham quan Vườn quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo
tồn thiên nhiên Bát Xát.
+ Du lịch thể thao mạo hiểm: Leo núi, dù lượn, xe đạp
địa hình,...
+ Du lịch gắn với sân golf Lào Cai tại xã Bản Qua,
huyện Bát Xát.
c) Tổ chức không gian phát triển du lịch
- Nguyên tắc tổ chức khơng gian phát triển khu du lịch:
hình thành mối liên hệ giữa các khu, phân khu với các điểm
du lịch tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa với thiên
nhiên; hạn chế tối đa chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp


và di chuyển dân cư; giảm thiểu sự tác động đến cảnh quan
môi trường, đời sống, hoạt động sản xuất của người dân; bố

trí khơng gian phát triển du lịch bảo đảm khai thác hợp lý lợi
thế tài nguyên du lịch tự nhiên; bảo đảm hài hòa với các dự án
thủy điện đã có trong khu vực.
- Tập trung phát triển vùng lõi khu du lịch với các phân
khu chính:
+ Trung tâm của Khu DLQG Sa Pa là Đô thị du lịch Sa
Pa: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sự kiện,
tham quan, dịch vụ, lưu trú;
+ Phân khu du lịch Bản Khoang - Tả Giàng Phình (xã
Bản Khoang và xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa): Phát triển
du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái nông nghiệp;
+ Phân khu du lịch Tả Phìn (xã Tả Phìn, huyện Sa Pa):
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng và chăm sóc sức
khỏe; du lịch cộng đồng; du lịch gắn với các hệ sinh thái nông
nghiệp;


+ Phân khu du lịch Tả Van - Séo Mý Tỷ (xã Tả Van,
huyện Sa Pa): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng
đồng, du lịch gắn với các hệ sinh thái nông nghiệp;
+ Phân khu du lịch Thanh Kim (xã Thanh Kim, huyện
Sa Pa): Đầu tư phát triển thành đầu mối đón tiếp khách du lịch
từ phía Nam (kết nối với sân bay Lào Cai và đường cao tốc
Nội Bài - Lào Cai); tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch cộng đồng.
- Định hướng phát triển các phân khu du lịch mới tại
huyện Bát Xát nhằm giảm tải cho Khu DLQG Sa Pa và phát
huy tiềm năng du lịch của khu vực phụ cận:
+ Trung tâm du lịch Mường Hum (xã Mường Hum,
huyện Bát Xát): Phát triển dịch vụ, lưu trú; du lịch cộng đồng,

du lịch gắn với các hệ sinh thái nông nghiệp;
+ Phân khu du lịch Y Tý (xã Y Tý, huyện Bát Xát): Phát
triển du lịch cộng đồng và du lịch gắn với các hệ sinh thái
nông nghiệp; du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát
Xát;


+ Phân khu du lịch Bản Qua (xã Bản Qua, huyện Bát
Xát): Phát triển du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp; du
lịch nghỉ dưỡng gắn với sân golf Lào Cai;
- Phát triển các điểm du lịch: Phát triển du lịch sinh thái,
khám phá gắn với giáo dục mơi trường tại vườn quốc gia
Hồng Liên (huyện Sa Pa), khu bảo tồn tự nhiên Bát Xát
(huyện Bát Xát); các điểm du lịch cộng đồng tại các bản làng
dân tộc: Cát Cát, Lao Chải, bản Dền, Nậm Cang và bản Sài
(huyện Sa Pa); Lũng Pô II, bản Xèo, Sàng Ma Sáo và Dền
Sáng (huyện Bát Xát); các điểm tham quan: Thung lũng
Mường Hoa; bãi đá cổ, thác Bạc, thác Tình yêu và động Tả
Phìn (huyện Sa Pa); cầu Thiên Sinh, cột cờ Lũng Pô và động
Mường Vi (huyện Bát Xát).
d) Phát triển các tuyến du lịch chủ yếu
- Tuyến du lịch quốc tế:
+ Tuyến du lịch kết nối Khu DLQG Sa Pa tới Thạch
Lâm (Côn Minh, Trung Quốc), Đại Lý, Lệ Giang (Vân Nam,
Trung Quốc) qua cửa khẩu đường bộ quốc tế Hà Khẩu (Lào
Cai).


+ Tuyến du lịch bằng ô tô tự lái (Caravan tour) nối Khu
DLQG Sa Pa với Lai Châu, Điện Biên, Luang Prabang (Lào,

qua cửa khẩu đường bộ quốc tế Tây Trang, Điện Biện), Viêng
Chăn (Lào) và Chiang Mai (Thái Lan).
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Kết nối với Lai Châu, Điện
Biên, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên
theo các tuyến quốc lộ: 4D, 37, 279 và quốc lộ 2.
- Tuyến du lịch nội tỉnh: Kết nối Khu DLQG Sa Pa với
thành phố Lào Cai, các huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bảo
Thắng, Si Ma Cai và Bát Xát.
- Tuyến du lịch trong Khu DLQG Sa Pa:
+ Các tuyến tham quan: Tuyến tham quan trong đô thị
du lịch Sa Pa và kết nối đô thị du lịch Sa Pa tới các phân khu
du lịch của Khu DLQG Sa Pa;
+ Các tuyến du lịch đi bộ dã ngoại (trekking): Từ đô thị
du lịch Sa Pa đến các bản làng dân tộc: Cát Cát, Sín Chải, Tả
Phìn, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Sa Pả, Hầu Thào,
Sử Pán...;


+ Tuyến du lịch chuyên đề: Tuyến du lịch leo núi, chinh
phục đỉnh Fansipan (huyện Sa Pa).
- Tuyến mở rộng nối sang huyện Bát Xát:
+ Tuyến du lịch đi bộ dã ngoại (trekking) kết nối đến các
bản làng dân tộc: Bản Xèo, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền
Sáng, Y Tý, A Mú Sung, A Lù, Trịnh Tường...;
+ Tuyến du lịch chuyên đề: Tuyến chinh phục đỉnh Ky
Quan San - Bạch Mộc Lương Tử, đỉnh Nhìu Cù San (huyện
Bát Xát);
+ Tuyến du lịch đua xe đạp vượt núi: Kết nối từ thành
phố Lào Cai đi Bát Xát, Sa Pa.
đ) Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Về cơ sở lưu trú: Tổng nhu cầu buồng lưu trú đến năm
2020 đạt 6.000 buồng. Phấn đấu đến năm 2030 có trên 15.000
buồng, trong đó khoảng 3.000 buồng khách sạn từ 3 sao trở
lên.
+ Ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân
(homestay) tại các bản du lịch cộng đồng đạt chuẩn: Cát Cát,
Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn, Séo Mý Tỷ, bản Dền, Nậm Cang,


Nậm Sài, Bản Khoang (huyện Sa Pa); Lũng Pô II, Lao Chải,
bản Xèo, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng (huyện Bát
Xát);
+ Phát triển khách sạn cao cấp, biệt thự cao cấp, khu
nghỉ dưỡng tại đô thị du lịch Sa Pa và các phân khu du lịch:
Bản Qua (huyện Bát Xát), Tả Van - Séo Mý Tỷ, Thanh Kim
(huyện Sa Pa); khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng kết hợp chăm sóc
sức khỏe tại đô thị du lịch Sa Pa và phân khu du lịch Tả Phìn
(huyện Sa Pa).
- Cơ sở vui chơi giải trí: Ưu tiên phát triển các cơ sở vui
chơi giải trí cao cấp tại đơ thị du lịch Sa Pa; trung tâm huấn
luyện và phục hồi sức khỏe vận động viên tại Sâu Chua (xã Sa
Pả, huyện Sa Pa); sân golf Lào Cai (xã Bản Qua, huyện Bát
Xát).
- Cơ sở thương mại, dịch vụ: Phát triển các siêu thị, chợ
truyền thống tại đô thị du lịch Sa Pa, trung tâm du lịch Mường
Hum (huyện Bát Xát), phân khu du lịch Tả Phìn (huyện Sa
Pa). Từng bước hình thành các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm
đạt chuẩn phục vụ du lịch tại các phân khu, điểm du lịch.



- Cơ sở ăn uống: Phát triển mơ hình nhà hàng, phố ẩm
thực, chợ ẩm thực tại đô thị du lịch Sa Pa; mơ hình nhà hàng,
điểm ăn uống ngồi trời tại các phân khu du lịch: Thanh Kim,
Tả Phìn, Bản Khoang - Tả Giàng Phình, Tả Van - Séo Mý Tỷ
(huyện Sa Pa) và tại trung tâm du lịch Mường Hum (huyện
Bát Xát)
- Phát triển mơ hình nhà văn hóa cộng đồng tại các điểm
du lịch cộng đồng; cơ sở y tế khám chữa bệnh, nhà vệ sinh
công cộng đạt chuẩn tại các trung tâm, phân khu du lịch và
các điểm du lịch cộng đồng.
- Khái quát về xã Tả Van
i) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
Tả Van là một xã vùng III cách trung tâm huyện 9 km về
phía đơng nam, xã có diện tích tự nhiên 6789, 86 ha, địa hình
đồi núi phức tạp, dân cư sống rải rác, xã có 7 thơn bản với các
dân tộc sinh sống là dân tộc Mông chiếm 67,05%, dân tộc
Giáy chiếm 25.48%, dân tộc Dao chiếm 5.53%, dân tộc khác
chiếm 1,93%. Tồn xã có 837 hộ bằng 4328 khẩu trong đó có
2672 khẩu trong dộ tuổi lao động chiếm 61,73% tổng dân số,


nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ hộ nghèo
còn cao 446/837hộ = 53,28%.
Được sự quan tâm và lãnh chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ,
HĐND, UBND Huyện SaPa và sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, xã
tiếp tục được hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và nhà
nước, cán bộ và nhân dân trong tồn xã ln hồn thành mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự xã hội luôn được
giữ vững; Là xã nằm trong thung lũng Mường Hoa có nhiều
di tích thắng cảnh đẹp và có giá trị văn hóa lịch sử như ruộng

bậc thang, bãi đá cổ, suối mường hoa, đèn cô bé Mướng Và,
và đặc biệt xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống và vẫn gìn giữ
được các bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà thu hút được nhiều
khách trong và ngoài nước đến thăm qua và nghỉ trọ qua đêm
nên hoạt động du lịch cộng đồng của xã ngày càng phát triển
và đa dạng.
Tả Van là một xã có tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí
ở một số thơn bản cịn thấp, dân cư sống rải rác chưa tập
trung, đường xá đi lại cịn gặp nhiều khó khăn nhất là hai thơn
Séo Mý Tỷ và thôn Dền Thàng cách trung tâm xã 22 km do
vậy công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất còn gặp


nhiều khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
còn chậm, chưa đồng bộ;
Đời sống của nhân dân trên địa bàn chủ yếu nhờ vào sản
xuất nông nghiệp nên thu nhập thấp, tỷ lệ đói nghèo vẫn cịn
cao. Trình độ dân trí thấp, số hộ theo đạo có chiều hướng gia
tăng, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn vần còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố phức tạp như trộm cắp, phụ nữ bỏ đi khỏi địa
phương.....
Do phát triển mặt trái của du lịch cho nên hiện nay trên
địa bàn có nhiều người nơi khác đến làm ăn, xây dựng lấn
chiếm ruộng bậc thang, phá vỡ cảnh quan môi trường trên địa
bàn, xây dựng nhà cửa các kiểu không theo nếp nhà cổ của
địa phương hiện những ngơi nhà cổ cịn ít, cạnh tranh làm ăn
khơng lành mạnh dẫn đến nhiều hộ dân của địa phương không
kinh doanh được, kéo theo xuất hiện những tệ nạn xã hội như
nghiện hút…Hiện trên địa bàn vấn đề rác thải và gây ô nhiễm

môi trường du lịch mất mỹ quan gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới
hình ảnh của xã.
ii) Việc thực hiện hoạt động du lịch nói chung
và du lịch cộng đồng nói riêng


- Triển khai thực hiện theo Luật du lịch 2005; Nghị định
92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007; Nghị định 16/2012/NĐ-CP
ngày 12/.3/2012; Thông tư số 88/2008/BVHTTDL ngày
30/12/2008; Quyết định số 05/2008 của UBND tỉnh Lào Cai.
- Thực hiện theo Quy chế hoạt động DLCĐ trên địa bàn
huyện Sa Pa xã đã ra Quyết định thành lập Ban Quản lý du
lịch cộng đồng năm 2015 gồm 7 thành viên trong đó Chủ tịch
UBND xã làm trưởng ban, Trưởng BCA xã làm phó ban, các
thành viên là trưởng thơn, CAV, hộ kinh doanh có uy tín. Năm
2017 thực hiện theo Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày
21/3/2016 của UBND huyện Sa Pa về củng cố và duy trì hoạt
động du lịch cộng đồng năm 2016; Quy chế quản lý hoạt động
du lịch cộng đồng tại các xã trên địa bàn huyện Sa Pa tại
quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của UBND
huyện, xã đã kiện toàn lại Ban quản lý DLCĐ xã, xây dựng kế
hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- Công tác tuyên truyền, tập huấn, đào
tạo phát triển nguồn nhân lực
+ Hàng năm UBND xã đã phối hợp với phịng Văn hóa
và Ban quản lý du lịch cộng đồng tổ cức tuyên truyền, phổ


biến pháp luật tới các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
thông qua các buổi họp thôn, họp các hộ kinh doanh dịch vụ

và du lịch tại các xã có hoạt động du lịch cộng đồng;
+ Từ năm 2015 đến hết năm 2017 đã triển khai tuyên
truyền, phổ biến, hướng dẫn được 03 buổi về công tác quản
lý giá, niêm yết giá và các thủ tục thẩm định cơ sở lưu trú du
lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia
(homestay); 06 buổi tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đối
với các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch về các nội dung ban
hành trong quy chế quản lý hoạt động du lịch cộng đồng;
+ Đội ngũ nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ trong lĩnh
vực du lịch như: Thuyết minh viên, lễ tân, bàn, buồng, pha…
phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. dưới dự lãnh,
chỉ đạo của UBND huyện Sa Pa và phịng Văn hóa xã đã
được các tổ chức SNV, EU, Viện đại học mở Hà Nội , trường
Đại học Capilano… đào tạo cho người dân địa phương tại xã
và cấp chứng chỉ cho các người dân tham gia trực tiếp vào
hoạt động du lịch…Bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh du
lịch cũng thường xuyên tổ chức đào tạo tại chỗ, tạo điều kiện
cho nhân viên có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao
kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phục vụ khách du lịch;


+ Tuy nhiên, đội ngũ lao động trực tiếp vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế về đội ngũ lao động trên địa bàn:
Nhiều chủ cơ sở lưu trú vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể
chưa qua lớp bồi dưỡng về quản lý lưu trú, an ninh, an tồn
phịng, chống cháy nổ…., Đội ngũ lao động làm việc trong
các nhà nghỉ nhỏ, lẻ chủ yếu là những lao động nhàn dỗi trong
gia đình, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên
còn yếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng du lịch;
iii) Phát triển du lịch cộng đồng

- Về bộ máy quản lý hoạt động du lịch cộng đồng
+ Đã thành lập và kiện toàn Ban Quản lý du lịch cộng
đồng gồm (07 thành viên do Chủ tịch xã làm Trưởng ban.
+ Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý du lịch cộng đồng
thực hiện theo Quy chế quản lý hoạt động du lịch cộng đồng tại
các xã trên địa bàn huyện Sa Pa tại quyết định số 12/QĐ-UBND
ngày 06/01/2017 của UBND huyện.
- Về hoạt động kinh doanh lưu trú tại gia


+ Số lượng cơ sở lưu trú tại gia: Năm 2015 tổng số hộ
kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia: 48 cơ sở; Năm 2016: 55 cơ
sở; Năm 2017: 62 cơ sở
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh môi
trường: Các nhà nghỉ lưu trú tại gia cơ bản đã đảm bảo yêu
cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ lưu trú như: chăn,
ga, gối, đệm, buồng ngủ, nhà vệ sinh, bếp nấu ăn… đáp ứng
nhu cầu tối thiểu khi khách lưu trú tại gia đình.
+ Đội ngũ lao động trong các cơ sở lưu trú tại gia: Chủ
yếu là các thành viên trong gia đình tham gia phục vụ nhu cầu
khách du lịch:
- Về lượng khách tham quan các tuyến, điểm du lịch
cộng đồng từ năm 2015 đến hết năm 2017. Từ năm 2015 đến
hết năm 2017 lượng khách đến tham quan tại xã là 142.751
lượt khách.
- Về công tác đầu tư vào du lịch cộng đồng
+ Đầu tư vào hệ thống đường giao thông: Các tuyến
đường liên thôn liên gia được xây dựng ngày càng nâng cao
đường xá đi lại thuận tiện và sạch sẽ. Tuy nhiên đường từ Sa



Pa xuống Tả Van còn hay sạt lở hay mưa to trơi xói đường đi
lại khó khăn.
+ Đầu tư vào phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng:
Hàng năm xã tổ chức lễ hội đầu năm như Lễ hội xuống đồng
của dân tộc Giáy nói riêng và các dân tộc trên địa bàn nói
chung như, Ngày mùa trên danh thắng ruộng bậc thang tại
Lao Chải, Lễ hội Mùa hè, Lễ hội Mùa đơng Sa Pa..; ngồi ra
cịn phát triển các nhóm nghề truyền thống như thêu, dệt, trạm
khắc đá, làm hương truyền thống… Tuy nhiên, các sản phẩm
du lịch trên tuyến du lịch cộng đồng còn thiếu sự đa dạng và
chưa thực sự được quan tâm đầu tư, chủ yếu là đang khai thác
tài nguyên sẵn có nên việc phát triển du lịch cộng đồng gặp
nhiều khó khăn và thiếu bền vững.
- Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt
động du lịch cộng đồng
+ Tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ: Du lịch
cộng đồng phát triển đã thu hút đông đảo người dân địa
phương tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ như:
cung ứng dịch vụ lưu trú, công tác hướng dẫn khách du lịch,


cung cấp dịch vụ xe ôm, khuân vác hành lý, biểu diễn văn
nghệ, mua sắm thổ cẩm…
+ Tham gia vào giữ gìn và phát huy các giá trị truyền
thống, bản sắc văn hóa, các nghề truyền thống và bảo vệ mơi
trường.
- Về tình trạng đeo bám, chèo kéo khách, bán hàng
rong tại xã:
Tại xã tình trạng đeo bám, chèo kéo khách và bán hàng

rong vẫn diễn ra, đặc biệt trong những ngày nghỉ cuối tuần
hoặc những lúc nhàn dỗi khi chưa đến mùa thu hoạch, một số
người dân địa phương (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) vẫn đeo
bám, chèo kéo khách để bán hàng rong kiếm thêm thu nhập.
Để giảm thiểu tình trạng đeo bám, bán hàng rong, ăn xin,
UBND các xã triển khai thực hiện theo kế hoạch 153/KHUBND ngày 22/5/2017 về việc giải quyết tình trạng người
dân chèo kéo khách du lịch, đeo bám, bán hàng rong trên địa
bàn xã, đến nay lượng người dân tham gia chèo kéo khách đã
giảm còn nhiều; tuy nhiên vân chưa dứt điểm tại xã bà cn các
xã lân cận cũng tràn sang nhiều nên rất khó khăn trong cơng
tác vận động và giải quyết.


- Khái quát về điều tra, khảo sát
- Mục đích điều tra, khảo sát
Làm rõ thực trạng tổ chức du lịch cộng đồng tại xã Tả
Van huyện Sa Pa cũng như bồi dưỡng tính chuyên nghiệp của
người dân trong tổ chức hình thức du lịch cộng đồng tại xã Tả
Van, huyện Sa Pa
- Nội dung điều tra, khảo sát
- Khảo sát thực trạng tổ chứchình thức du lịch cộng đồng
của xã Tả Van;
- Khảo sát thực trạng bồi dưỡng tính chuyên nghiệp của
người dân trong tổ chức hình thức du lịch cộng đồng xã Tả
Van
- Đối tượng điều tra, khảo sát
Đề tài khảo sát 110 người dân xã Tả Van và 60 người
thuộc các LLXH bao gồm các cán bộ UBND xã, huyện,
phịng Văn hóa – Thể thao và Du lịch, cán bộ các tổ chức,
đồn thể chính quyền địa phương và đại diện các công ty Lữ

hành, du lịch, các hướng dẫn viên du lịch.


×