Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

CƠ sở LÍ LUẬN về bồi DƯỠNG TÍNH CHUYÊN NGHIỆP CHO NGƯỜI dân TRONG tổ CHỨC HÌNH THỨC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.26 KB, 53 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG TÍNH CHUYÊN
NGHIỆP CHO NGƯỜI DÂN TRONG TỔ CHỨC
HÌNH THỨC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG


Cơ sở lý luận
Nghiên cứu ở nước ngoài
Bước sang thế kỷ 21, dân số trên thế giới đạt gần 7 tỷ
người. Cùng với sự gia tăng dân số là quá trình đô thị hóa.
Cuộc sống đô thị với bao sức ép đã làm tăng nhu cầu về du
lịch. Các điểm du lịch cũ trở nên nhàm chán. Một trong những
đặc trưng của du lịch trong giai đoạn hiện nay là mở rộng địa
bàn du lịch. Vùng núi đã trở thành ưu tiên thứ hai sau vùng
biển của khách du lịch. Theo báo cáo của UNWTO, du lịch
núi chiếm 15-20% thị phần khách du lịch quốc tế và mang về
một khoản thu nhập lớn (100 đến 140 tỷ đô la Mỹ/năm). Từ
những năm 60 của thế kỷ trước, người Pháp gọi vùng núi
tuyết phủ là kho “vàng” trắng (l’or blanc) của du lịch. Những
công trình nghiên cứu của các học giả Pháp (Babbier 1967,
1989, Balseinte R. 1977, Knafou R. 1978, 1987…) tập trung
xem xét các điều kiện phát triển loại hình du lịch trượt tuyết,
du lịch mùa đông ở Alpe, Pirénée, Haute Maurienne v.v…
Các học giả Liên Xô trước đây và Nga, Ucraine hiện nay như
Kroft 1966, Kriajev 1969, Vatrevskie M.V, Svintxop OM,
Kyznetxop 2001, Korobop, 2001, Kravxiv V.S, Vatevski M.V,


Epdikimenko V.K, Gabriel M.M cũng rất quan tâm đến du
lịch vùng núi.
Trước hiệu ứng nhà kính, tình trạng biến đổi khí hậu,
nhiều nhà khoa học trên thế giới dự báo tương lai các hoạt


động du lịch ở một số điểm du lịch núi ngày càng phát triển.
Năm 2003, tại Chitral, Pakistan, được sự hỗ trợ của
UNESSCO, các nhà khoa học đến từ Kazakhstan (Tien
Shan/Alatau), Kyrgyzstan (Issyk-Kul), Tajikistan (Murghab),
Nepal (Humla), Pakistan (Chitral), India (Ladakh), Iran
(Masouleh) and Bhutan (Phobjikha) đã tổ chức Hội thảo
Development of Cultural And Ecotourism in the Mountainous
Regions Of Central and South Asia. Hội thảo này trao đổi
kinh nghiệm xung quanh các vấn đề phát triển du lịch sinh
thái và văn hóa tại các vùng núi.
Nhiều tổ chức quốc tế đã hỗ trợ cho các dự án phát triển
du lịch miền núi. Tiêu biểu là dự án phát triển du lịch văn hóa
và sinh thái ở vùng núi Trung Á và Himalaya. Dự án của
UNESCO này nghiên cứu một khu vực rộng lớn thuộc lãnh
thổ của 7 quốc gia là Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Nepal, Pakistan và Tajikistan. Dự án chỉ ra những bài học


kinh nghiệm trong xây dựng các loại hình du lịch, trong việc
nâng cao nhận thức cộng đồng trong phát triển du lịch và bảo
vệ di sản văn hóa cũng như bảo vệ môi trường.
Tựu chung lại những công trình nghiên cứu nêu trên đều
tập chung vào việc phát triển du lịch cộng đồng nhằm mục
đích thỏa mãn một số nhu cầu củ khách du lịch như: thay đổi
môi trường sống, trải nghiệm cuộc sống vốn đã nhàm chán...
Bên cạnh đó những nghiên cơus trên còn giáo dục người dân
phát triển du lịch cộng đồng nhưng phải quan tâm đến bảo vệ
sinh thái; di sản văn hóa; bảo tồn tài nguyên
Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ trước, một số

nhà địa lý, nhà sinh học đã quan tâm nghiên cứu phát triển
du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Một số tác giả: Phạm
Trung Lương, Trần Đức Thanh, Nguyễn Thị Hải, Lê Văn
Lanh, Lê Huy Bá … đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
phát triển du lịch sinh thái và du lịch dựa vào cộng đồng.
Các nghiên cứu này đều có một điểm chung là xác định
được hệ thống lý luận liên quan đến du lịch cộng đồng (Mục
tiêu, nguyên tắc, sự hình thành và phát triển ... du lịch cộng


đồng), và đưa ra một số mô hình điển hình về du lịch cộng
đồng của thế giới và Việt nam.
Nhiều địa phương trên cả nước đã áp dụng triển khai loại
hình du lịch cộng đồng và mang lại nguồn thu cho người dân
địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho
cộng đồng. Có thể kể đến một số địa phương đi đầu trong việc
phát triển loại hình du lịch này như: Mai Châu, Mộc Châu,
Quảng Bình, Huế, vùng đồng bằng sông Cửu Long ...
Các hình thức du lịch sinh thái cộng đồng thường thấy ở
nước ta như: du lịch homestay, tham gia các hoạt động văn
hoá, văn nghệ cùng người dân bản địa, tham quan các bản
làng dân tộc, tìm hiểu lối sống, văn hoá của người dân bản
địa, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học,… diễn ra một số
nơi như bản Lác - Mai Châu, Chiềng Yên - Sơn La, vườn
quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn Cù Lao Chàm - Hội An, v.v.
Trong những năm gần đây, số du khách đến thăm các điểm du
lịch tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư ở Việt
Nam ngày càng tăng, nhưng vẫn thường mang tính tự phát,
chưa được tổ chức bài bản. Các hình thức hoạt động của loại
hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ

môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo


dục bảo vệ môi trường và cảm nhận nét đặc sắc, cái hay, cái
đẹp trong văn hoá của cộng đồng bản địa.
Bên cạnh đó, một vài địa phương lại quan niệm phát
triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế địa phương
dựa trên lợi thế vùng miền, địa phương của mình. Chẳng hạn
như Đồng Tháp tận dụng cảnh quan nguyên sơ với những
cánh đồng sen bạt ngàn tại Huyện Tháp Mười để phát triển
mô hình du lịch sinh thái gắn với Sen: như chụp ảnh với đồng
sen, tham gia thu hoạch chế biến sản phẩm từ sen, dệt lụa tơ
sen,... Hay như tại làng rau Trà Quế, Hội An, Quảng Nam tổ
chức cho du khách trải nghiệm nông nghiệp bằng cách tham
gia trồng rau, làm đồng, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp...
Qua đó, du khách có điều kiện tìm hiểu nếp sống, tập quán và
các hoạt động phát triển kinh tế đặc thù của địa phương.
Võ Quế (2008) [12, tr. 57] cho rằng các nguyên tắc để
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm:
Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch,
quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền
làm chủ cho cộng đồng.
Phù hợp với khả năng của cộng đồng.


Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng
Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với
tài nguyên và văn hoá.
Nhìn chung các tác giả trên đều đi sâu vào việc nghiên
cứu về sự ra đời, mục tiêu, nội dung, cách thức để tổ chức

hình thức du lịch cộng đồng,… Song chưa có tác giả nào đi
sâu phân tích về tính chuyên nghiệp trong tổ chức hình thức
du lịch này và đặc biệt là không có ai quan tâm nghiên cứu về
việc bồi dưỡng cho người dân tính chuyên nghiệp trong việc
tổ chức hình thức du lịch cộng đồng ở những vùng phát triển
du lịch như Sa Pa.
Lí luận về du lịch cộng đồng
Khái niệm
Cộng đồng
Theo Unesco, cộng đồng là một tập hợp người có cùng
chung một lợi ích, cùng làm việc vì một lợi ích chung nào đó
và cùng sinh sống trong một khu vực xác định.
“Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá
nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung


một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẽ với
nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy” [1].
Cộng đồng là tập thể người số trong cùng một khu vực,
một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống
nhất; “Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng,
chủng tộc, cùng loại hình nghể nghiệp hoặc cùng một mối
quan tâm”; “ Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ hoặc có
tài nguyên chung hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số
khía cạnh nào đó”
Có thể phân ra 2 loại cộng đồng:
Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong
cùng một địa bàn có thể có chung một đặc điểm văn hóa xã
hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau, Họ có cùng
chính sách chung

Cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú
gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ
liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay
hiệp hội có tổ chức


Như vậy, công đồng có thể có quy mô các cấp khác nhau
từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Khái niệm cộng
đồng xuất hiện vào những năm 1940 tại một số nước thuộc
địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm
cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm
này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ
quy mô lớn về kĩ thuật, phương pháp và tài chính [1].
Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu
tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích
chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó. Theo Keith
và Ary (1998) cho rằng “Cộng đồng là một nhóm người,
thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình
thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng
đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể
thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [12, tr.
34]. Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái
chung, nhưng sẽ trở nên phức tạpp̣ nếu cho rằng ho p̣ là môt
nhóm đồng nhất. Các cộng đồng có thể bao gồm nhiều nhóm
riêng như nông dân và thi p̣ dân, người giàu và người nghèo,
người định cư lâu và người mới định cư... Các nhóm quyền
lợi khác nhau trong một cộng đồng dường như bi p̣các thay đổi


liên quan đến du licp̣h tác động đến một cách khác nhau. Các

nhóm ấy phản ứng trước những thay đổi đó như thế nào phu
tp̣ huộc vào mối quan họ hàng, tôn giáo, chính tri p̣ và các mối
ràng buộc đã được phát triển giữa các thành viên qua nhiều
thế hê.p̣ Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộng đồng có thể đoàn
kết hay chia rẽ về tư tưởng hay hành động (United Nation
Food and Agriculture Organisation, 1990).
Theo tác giả Schmick lại cho rằng: “Cộng đồng là tập
hợp nhóm người chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng tài
nguyên thiên nhiên ở địa phương” [12, Tr. 34].
Khái niệm cộng đồng (community) là một trong những
khái niệm xã hội học. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng
đồng được sử dụng một cách tương đối rộng rãi để chỉ nhiều
đối tươṇg có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô,
đặc tính xã hội. Từ những khối tập hợp người, các liên minh
rộng lớn như cộng đồng châu Âu, cộng đồng các nước A
Râpp̣,... đến một hạng/kiểu xã hội, căn cứ vào đặc tính tương
đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo như cộng đồng người
Do Thái, cộng đồng người da đen tại Chicago. Nhỏ hơn nữa,
danh từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vi p̣xã hội cơ bản
là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc


tính xã hội chung về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thân
phận xã hội như nhóm những người lái xe taxi, nhóm người
khiếm thi,p̣..
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ
cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt
chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán, được liên kết
bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay
ngắn như phong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám

đông,... Bên cạnh đó , còn có một cách nhìn nhận khác, coi
cộng đồng như một đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người,
ở đó con người hợp tác với nhau nhờ những lợi ích chung.
Cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Khái
niệm cộng đồng có thể được hiểu ở những mức độ quy mô
khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc, quốc gia. Tuy
nhiên trong thực tế, cộng đồng thường được hiểu theo nghĩa
hẹp, hạn chế đối với những nhóm cư dân sinh sống ở những
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển, cuộc
sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác trực tiếp
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Vậy khái niệm cộng đồng thường được hiểu: “Cộng
đồng là những nhóm dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ
qua nhiều thế hệ, có những đặc điểm chung về sinh hoạt và
văn hoá truyền thống, sử dụng chung các nguồn tài nguyên,
môi trường” [11, tr. 36]
Du lịch cộng đồng
Ngày nay, du lịch cộng đồng đang nhận được nhiều sự
đồng thuận trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở các
quốc gia phát triển mà còn có ở nhiều quốc gia khác với mục
tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương, đặc
biệt cho cộng đồng các làng quê xa xôi ở nông thôn. Tại Việt
Nam, du lịch cộng đồng cũng đã đem lại nhiều lợi ích thực sự
về mặt kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn. Nhân tố
chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này
chính là cộng đồng địa phương. Họ có mối quan hệ mật thiết
trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nên
các hoạt động, loại hình và sản phẩm du lịch. Vì thế, việc phát

triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng là quan điểm phát
triển hợp lý ngày càng được xã hội quan tâm và khuyến khích.


Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) đã được
đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, cụ thể: Ở Thái Lan khái niệm Community-Based
Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa:
“DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính
cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt
môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có
cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng
đồng địa phương” (REST, 1997) [22].
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình
nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama
(Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản
địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về
Community-Based Tourism như sau: “Du lịch cộng đồng là
loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng
địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và
được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa
phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông
qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng
cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và
phát huy giá trị truyền thống của địa phương” [22].


Còn Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các
nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo
tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang

phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội
dung của DLCĐ theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình
du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại
không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là
các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc
sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thông
qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên
hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn
trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội
thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt
động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã
hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống” [22].
Trong khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người
nghèo đã nêu: “DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc
đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng
đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự
tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và
quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm


nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các
sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền
thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên
nhiên” [22].
Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề
cập:
Tác giả Trần Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho
khái niệm này như sau: “ DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa
các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho
cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và

mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự
án.”. [11]
Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức
phát triển DLCĐ trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên
và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã nhìn nhận: “ Du lịch
dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó
cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển
du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về


vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự
nhiên” [12].
Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương
thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn,
tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia
của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: “DLCĐ
có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng
đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong
các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng
nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong
nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính
phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động
du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài
nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du
lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”
[21, Tr. 18].
Có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về du lịch
cộng đồng, tuy nhiên có thể thống nhất và hiểu du lịch cộng

đồng là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa
phương. Du lịch cộng đồng là một cách tiếp cận nhằm tạo ra


lợi nhuận cao nhất cho người dân địa phương, những người sử
dụng du lịch như một công cụ tạo nguồn lợi kinh tế. Du khách
phải trả tiền khi họ đến tham quan khu vực và khoản tiền này
được sử dụng để bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên và
giúp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó. Có thể đưa
ra một khái niệm chung như sau:
“Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch cho phép du
khách có được những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa
phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp
vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ
hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi
trường, bản sắc văn hóa của cộng đồng”.
Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Khái niệm DLCĐ nêu trên chứa đựng các đặc điểm chủ
yếu như sau:
Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi
ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc
thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân
văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.


Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về
mặt tài nguyên du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu
và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ
thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng
đồng địa phương.

Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh
tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách
cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du
khách.
Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về
khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây
dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Từ đó,
cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình.
Mục tiêu, nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng
Theo Viện nghiên cứu phát triển Miền núi để phát triển
du lịch cộng đồng thì mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng
phải gồm những điểm sau:
Là một công cụ cho hoạt động bảo tồn;


Là công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống;
Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu
biết của mọi người bên ngoài cộng đồng về những vấn đề như
rừng trong cộng đồng, con người sống trong khu vực rừng,
nông nghiệp hữu cơ, quyền công dân cho người trong bộ lạc.
Là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận các
vấn đề, cùng làm việc và giải quyết các vấn đề cộng đồng.
Mở các cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du
lịch và cộng đồng.
Cung cấp các khoản thu nhập thêm cho cá nhân các
thành viên trong cộng đồng.
Một số mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được
coi là kim chỉ nam cho loại hình phát triển du lịch này gồm:
Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên và văn hóa, bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài
nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,...
Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào sự phát triển kinh
tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu về du lịch và
những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương.


Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng
của cộng đồng địa phương.
Du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách du lịch một
sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển
du lịch cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du
lịch bền vững:
Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình
sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ
sinh thái được thừa hưởng.
Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng
địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí
truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm
đối với các nền văn hoá khác nhau.
Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung
cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên
quan nhằm phân bổ công bằng.


Đề tài sử dụng nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng theo Võ Quế (2008) bao gồm [12]:
Cộng đồng được tham gia và thảo luận các kế hoạch,

quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch,
trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng
đồng.
Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng.
Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với
tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền
vững.
Các điều kiền kiện tổ chức hình thức du lịch cộng
đồng
Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên
và nhân văn.
Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư (đó là: Số lượng
các thành viên; bản sắc dân tộc; phong tục tập quán, trình độ
học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và
phát triển du lịch). Xác định phạm vi cộng đồng là những dân


cư sống, sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài hoặc liền kề
vùng có tài nguyên thiên nhiên.
Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến
tham quan du lịch, nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được
nhiều khách.
Điều kiện về cơ chế, chính sách hợp lý tạo môi trường
thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng
đồng.
Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ
trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm
phát triển du lịch cộng đồng và các công ty lữ hành trong vấn
đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham

quan.
Tính chuyên nghiệp cho người dân trong tổ chức du lịch
cộng đồng
Khái niệm về tính chuyên nghiệp
Xét trên khía cạnh ngôn ngữ thì chuyên nghiệp là một
cụm từ có ý nghĩa rất rộng, để cụ thể hoá sự chuyên nghiệp ra
thành những hành động cụ thể tương ứng với mỗi vị trí công


việc là cả một công trình nghiên cứu và ứng dụng. Đối với
mỗi ngành nghề sẽ có những cách hiểu khác nhau, chẳng hạn
sự chuyên nghiệp đối với những công việc của người bán
hàng sẽ khác với sự chuyên nghiệp của những người kế toán,
sự chuyên nghiệp của đội lễ tân sẽ khác so với sự chuyên
nghiệp của đội ngũ bảo vệ... Do vậy để đạt đến sự chuyên
nghiệp của cả một tập thể, một tập đoàn thì mỗi một vị trí
công việc cần phải định rõ những hành động nào được coi là
chuyên nghiệp và truyền đạt những hành động đó đến từng cá
nhân để giúp họ hiểu được thế nào là sự chuyên nghiệp.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính chuyên nghiệp
trong công việc, nhưng tựu trung lại đều thống nhất rằng “tính
chuyên nghiệp được khẳng định bằng hiệu quả”. Chuyên
nghiệp, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là chuyên tâm vào
ngành nghề của mình. Ai chuyên tâm làm việc đều đã có thể
là chuyên nghiệp. Khi chuyên tâm và dốc toàn lực vào đó thì
thường họ sẽ rất gipor trong phạm vi ngành nghề của họ.
Chuyên nghiệp là biết cách điều tiết công việc phù hợp
với tiến độ và môi trường xung quanh để tạo nên hiệu quả tốt
nhất. Hay chuyên nghiệp thể hiện qua tác phong làm việc



nhanh nhạy, khoa học kết hợp với việc nắm vững về kiến thức
chuyên môn.
Phong cách chuyên nghiệp không chỉ có trong những
công việc có quy mô lớn mà phải thể hiện ngay trong những
công việc nhỏ. Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo
ra sự hoàn chỉnh và sự hoàn chỉnh chỉ có được khi tất cả các
chi tiết dù là nhỏ nhất phải được xây dựng một cách đồng bộ,
nhất quán.
Nói tới chuyên nghiệp, người ta dễ tưởng tượng là cái gì
to tát. Nhưng ngược lại, chuyên nghiệp có được khi đánh giá
ở những cái bé tẹo đến không ngờ. Đó có thể là “điện thoại đổ
chuông ba tiếng phải nhấc máy”, “không trể hẹn với khách
hàng, nếu trễ vì bất kì lý do gì phải điện thoại báo”, “đi làm
đúng giờ”, “biết cười với khách hàng”, “không được phéo
mang sandal, dép lê, guốn, không mặc áo thun, áo quần lòe
loẹt”.
Ở một công ty, tính chuyên nghiệp được “đánh giá” qua
từng nhân viên. Không lạ khi những công ty lớn, lâu đời (đa
phần là công ty nước ngoài) đều chủ động xây dựng cho mình


một “chuẩn mực chuyên nghiệp” và đòi hỏi nhân viên phải
tuân thủ:
Đầu tiên là sự chuyên nghiệp về tinh thần công ty. Trọng
tâm sẽ được xoay quanh vấn đề đoàn kết của nhóm lãnh đạo
và quản lý. Nhóm chính sẽ cần có văn hóa chung, mục tiêu
chung, nhu cầu chung. Mọi người cùng nhìn về một hướng,
cùng tiến bước.
Cách nhận ra 1 thành viên này là có khả năng tạo nhóm

làm việc. các thành viên trong nhóm luôn thấy vui khi được
làm cùng nhau, thấy mất mát, nhớ khi bị chia sẻ, tách rời. Họ
là người có tài tập thể, cách làm viêc, sinh sống theo đội
hình. Là tác nhân kết dính, đoàn kết mọi người.
Thứ hai là sự chuyên nghiệp về tư duy: các vấn đề chính
phải bắt buộc dùng trí tuệ của nhiều người hiểu biết nhất,
thông minh nhất cùng nhau bàn bạc, cùng nhau xây dựng, cùng
nhau quyết định. Trong nhóm tư duy trí tuệ thì cần chú ý nhất
đến năng lực đặt trọng tâm theo tỉ lệ quan trọng công việc.
Thứ ba là chuyên nghiệp về thông tin: Xây dựng toàn
Công ty có một luồng thông tin nhanh nhạy thông suốt, chính


×