Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

CƠ sở lý LUẬN của GIÁO dục BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI dân tộc THIỂU số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.93 KB, 64 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BÌNH
ĐẲNG GIỚI CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ


Cơ sở lý luận
Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những vấn đề có
tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và
của mỗi quốc gia nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy
bình đẳng giới là vấn đề hết sức quan trọng góp phần bảo đảm
sự phát triển bền vững của xã hội.
Trên thế giới, nhiều văn bản quốc tế quan trọng trong
việc giải quyết vấn đề giới và bạo lực trên cơ sở giới đã ra
đời. Một trong số đó là Tuyên bố Xoá bỏ bạo lực đối với phụ
nữ được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993.
Rất nhiều nỗ lực cải cách luật pháp đã được thực hiện trên thế
giới để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Cụ thể, có rất
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã sửa đổi hoặc
ban hành những quy định pháp luật về bình đẳng giới và bạo
lực đối với phụ nữ. Ở Châu Mỹ, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ
đã ban hành luật pháp về Bình đẳng giới và chống bạo lực đối
với phụ nữ, phần lớn trong giai đoạn 2000-2012. Puerto Rico
là quốc gia đầu tiên ban hành luật phòng chống bạo lực đối
với phụ nữ bằng việc thông qua đạo luật Phòng chống và can


thiệp đối với bạo lực gia đình năm 1989. Ở Châu Âu, trong số
17 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật pháp về bình đẳng giới
và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, Ukraine là quốc gia
đầu tiên ban hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm


2001. Tây Ban Nha có Luật về Các biện pháp bảo vệ chống
lại bạo lực giới năm 2004. Châu Á có 23 quốc gia đã xây
dựng và ban hành luật pháp phòng chống bạo lực đối với phụ
nữ, chủ yếu trong giai đoạn 1994-2012 và Malaysia là quốc
gia đầu tiên ban hành Luật Bạo lực gia đình năm 1994. Châu
Phi có 10 quốc gia và Châu Đại Dương có 1 quốc gia đã ban
hành luật bình đẳng giới về chống bạo lực đối với phụ nữ.
Năm 2011, Quốc hội Zambia đã thông qua Luật Chống bạo
lực trên cơ sở giới sau những đề xuất về luật pháp nhằm giải
quyết vấn đề giới và bạo lực trên cơ sở giới.
Mặc dù nhiều quốc gia đã phê chuẩn và ký các công ước
của Liên hợp quốc về xây dựng và thực hiện luật về bạo lực
đối với phụ nữ nhưng các bộ luật này dường như vẫn còn hạn
chế về nội dung và việc thực thi vì quyền và lợi ích hợp pháp
và cơ bản của người phụ nữ
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới về ”Bình đẳng
giới và phát triển” (2012), mức độ bạo lực gia đình giữa các


quốc gia có những khác biệt rất lớn và không có quan hệ rõ
ràng với thu nhập, trong khi phạm vi bạo lực có xu hướng gia
tăng cùng suy thoái kinh tế -xã hội, bạo lực không phân biệt
ranh giới. Tại một số quốc gia có thu nhập trung bình, chẳng
hạn như Braxin và Secbia có tới 25% phụ nữ bị bạn đời hoặc
người thân bạo lực thể chất. Tại Peru, gần 50% phụ nữ là nạn
nhân của bạo lực thể chất trong suốt cuộc đời. Theo báo cáo ở
Etiopia, 54% phụ nữ bị người thân lạm dụng thể chất hoặc
tình dục trong vòng 12 tháng qua.[28]
Kamla Bhasin, trong cuốn sách“Những nghiên cứu về
đặc điểm nam tính” đã cho rằng: “Tính gia trưởng là một hệ

tư tưởng xã hội mà trong đó coi đàn ông là đẳng cấp trên so
với phụ nữ, một biểu hiện cụ thể là đàn ông điều khiển nhiều
hơn ở mọi lĩnh vực và được đưa ra quyết định”. Theo lẽ đó,
đàn ông là người lãnh đạo gia đình, người thừa kế của gia
đình và người đứng tên tài sản. Uy quyền của người đàn ông
trong gia đình cho phép họ có những hành động bạo lực đối
với người vợ của mình.[14]
Nhiều nghiên cứu về giới đã chỉ ra rằng: theo cấu trúc xã
hội của giới, nam giới được dạy để có nam tính: Mạnh mẽ,
uy quyền, xông xáo, độc lập, bình tĩnh, thống trị, năng động,


ganh đua, tự tin…Phụ nữ được dạy để có nữ tính: Mềm yếu,
thụ động, ân cần, lệ thuộc, mong manh, dễ xúc động, phục
tùng, nhu mì, sẵn sàng hợp tác, thiếu tự tin…Theo Robin
Haarr, quan hệ giới và cấu trúc nam tính- nữ tính dựa trên
cơ sở nguyên lý tổ chức: Ưu thế của nam giới đối với phụ
nữ; sự thống trị của nam giới về mặt xã hội, chính trị và
kinh tế đối với phụ nữ; sự phục tùng của phụ nữ đối với nam
giới trong gia đình và xã hội.
Pierre Bourdieu đã viết trong cuốn “Sự thống trị của
nam giới” như sau: “Sự thống trị của nam giới neo chắc vào
vô thức của chúng ta đến mức ta không nhận thấy nó nữa và
phù hợp với những trông đợi của chúng ta đến mức ta khó mà
xét lại nó”. Bởi lẽ, về phương diện lịch sử, sự thống trị của
nam giới đã được thực hiện thường xuyên, bền bỉ kể từ khi có
đàn ông và đàn bà thông qua các thể chế gia đình, nhà Thờ,
nhà trường, Nhà nước. Những thể chế này được tổ chức và
điều hoà một cách khách quan và có điểm chung giống nhau
là tác động đến các cấu trúc vô thức. Có lẽ, gia đình có vai trò

chính trong việc tái sản xuất nền thống trị và cách nhìn của
nam giới, bởi trong gia đình con người buộc phải sớm có trải
nghiệm về sự phân chia lao động theo giới. Nhà Thờ thông


qua biểu tượng của Kinh thánh, các lễ điển đã có cái nhìn bi
quan về phụ nữ và về nữ tính. Nhà trường là nơi truyền đạt
những tư tưởng thống trị của nam giới đã không ngừng
chuyên chở các kiến thức tư duy mẫu mực cổ xưa nhằm hạn
chế quyền tự trị của phụ nữ. Nhà nước có trách nhiệm quản lý
và điều chỉnh cuộc sống hàng ngày của con người có vai trò
phê chuẩn và đề ra những quy định trong xã hội. Trong các
yếu tố đó, gia đình được coi là nơi mà sự thống trị của nam
giới biểu lộ theo cách hiển nhiên nhất và nhìn thấy rõ nhất.
Nhưng căn nguyên của sự vĩnh cửu hoá quan hệ này lại ở cấp
nhà Thờ, nhà trường, Nhà nước.[34]
Những nghiên cứu và các văn bản trên thể hiện sự quan
tâm của thế giới tới phụ nữ và khẳng định vai trò của bình
đẳng giới trong xã hội, là cơ sở quan trọng để tác giả tham
khảo, nghiên cứu lý luận, xây dựng các khái niệm liên quan
về bình đẳng giới, giáo dục bình đẳng giới và đề xuất các biện
pháp giáo dục bình đẳng giới trên địa bàn.
Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngay từ


những ngày đầu cách mạng đã quan tâm tới vấn đề này, coi
việc giải phóng phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ, thực hiện
“nam nữ bình quyền” là một trong những mục tiêu đấu tranh

cơ bản của sự nghiệp các mạng. Điều đó được thể hiện bằng
các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong hệ thống
pháp luật và chính sách của Nhà nước ta.
Hiện nay, với tâm huyết của các nhà khoa học trong
nước cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, một số lý
luận và thực tiễn nghiên cứu vấn đề giới- bình đẳng giới đã
nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp, đúng đắn. Trong
những năm gần đây, việc nghiên cứu vấn đề giới đã được triển
khai rộng rãi và đồng bộ. Đã có rất nhiều cơ sở, các trung
tâm, các khoa, bộ môn thuộc chính phủ và phi chính phủ
nghiên cứu và giảng dạy khoa học về giới.
Đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng giới bao gồm các hoạt
động nghiên cứu khoa học và thực tiễn mang tính toàn cầu.
Tuy vậy, nghiên cứu khoa học về giới và bình đẳng giới được
“phổ biến” vào Việt Nam và chính thức trở thành một chuyên
ngành khoa học chỉ trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây
(nhiều nhà khoa học coi sự kiện thành lập trung tâm nghiên
cứu phụ nữ, nay là viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, thuộc


viện Khoa học xã hội Việt Nam vào năm 1987 như là cột mốc
của sự ra đời và phát triển của khoa học này). Các công trình
nghiên cứu của cá nhân hoặc tổ chức đã góp phần luận giải
nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra trong nghiên cứu về vai trò của
phụ nữ trong gia đình và xã hội, thực hiện bình đẳng giới
trong gia đình.
Có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, “Phụ nữ - giới và
phát triển”, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, (1996) [2]. Tác giả cuốn
sách đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa

phụ nữ - giới và phát triển. Phân tích vị trí, vai trò của phụ nữ
trong đổi mới kinh tế - xã hội gắn với vấn đề việc làm, thu
nhập, sức khỏe, học vấn chuyên môn; phụ nữ quản lý kinh tế xã hội; phụ nữ và gia đình; chính sách xã hội đối với phụ nữ
và ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với phụ nữ và thực
hiện bình đẳng giới.
Lê Thi, “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt
Nam”, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, (1998) [43]. Công trình khoa học
này chính là kết quả bước đầu của sự vận dụng quan điểm của
Đảng và Nhà nước, cũng như quan điểm tiếp cận giới vào


việc xem xét các vấn đề có liên quan đến bình đẳng giới, kết
hợp với các hình thức thu thập thông tin qua các cuộc khảo
sát đời sống phụ nữ công nhân, nông dân, trí thức trong quá
trình đổi mới đất nước. Từ đó đã nêu lên những vấn đề đáng
quan tâm và đề xuất ý kiến về một số chính sách xã hội cần
thiết, nhằm xây dựng sự bình đẳng giới trong tình hình mới.
Lê Thi, “Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi
kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1999)
[44]; Hoàng Bá Thịnh, “Vai trò của người phụ nữ nông thôn
trong công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn”, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, (2002) [45]. Các công trình này đã
trình bày lý luận về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế- xã hội, quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng và chính
sách của Nhà nước Việt Nam về vấn đề này trên quan điểm và
phương pháp tiếp cận giới, đặc biệt trong lao động và hưởng
thụ, vấn đề xây dựng chính sách kinh tế- xã hội đáp ứng sự
bình đẳng giới hiện nay.
Nguyễn Linh Khiếu, “Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia
đình”, Nxb KHXH, Hà Nội, (2003) [17]. Tác giả đã phân tích

làm sáng rõ vai trò của phụ nữ cũng như quan hệ giới trong
gia đình thể hiện trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, tiếp cận


nguồn lực, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, tác giả
nhấn mạnh hơn đối với phụ nữ nông thôn miền núi, vị thế của
họ trong gia đình cũng như những rào cản văn hóa đang cản
trở quá trình phát triển của họ. Những kết luận mà tác giả khái
quát cũng chính là những vấn đề đặt ra cho những nhà khoa
học cũng như những nhà hoạch định chính sách đối với vấn
đề phụ nữ - giới và gia đình.
Nguyễn Thị Tuyết, “Vấn đề giới trong lãnh đạo và ra
quyết định ở Việt Nam, hiện trạng và giải pháp” - Kỷ yếu
Hội thảo Hội nghị cán bộ khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà
Nội lần thứ 8, 2003 [50]; Lê Thị Nhâm Tuyết, “Phụ nữ
Việt Nam qua các thời đại”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
(1973) [51]; Nguyễn Đức Bạt, “Nâng cao năng lực lãnh
đạo củ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, (2007) [4]. Các công trình này đã trình
bày khái quát, tổng hợp nhiều khía cạnh của phụ nữ Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử xã hội khác nhau, từ thời
nguyên thủy đến thời đại chống Mỹ và đề cập đến các vấn
đề phụ nữ để hướng tới bình đẳng giới trong hệ thống chính
trị, đánh giá thực trạng bình đẳng giới, trong đó có những
số liệu về phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo xã hội.


Phan Thanh Khôi - Đỗ Thị Thạch (Đồng chủ biên)
(2007) [41], “Những vấn đề giới - từ lịch sử đến hiện đại”.
Đây là công trình của tập thể các nhà khoa học của Viện

CNXHKH - Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Các tác giả của
công trình đã nghiên cứu các vấn đề về giới từ tiếp cận trong
các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và
Hồ Chí Minh đến vấn đề giới trong đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam; vấn đề giới trong
một số phương tiện thông tin đại chúng và trong sách giáo
khoa. Có thể nói, đây là một công trình đã đề cập đến tương
đối đầy đủ những vấn đề về giới. Đó cũng chính là căn cứ lý
luận và thực tiễn về thực trạng quan hệ giới ở nước ta hiện
nay.
Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên),
(2008),“Bình đẳng giới ở Việt Nam”, (Phân tích số liệu điều
tra), Nxb KHXH, Hà Nội [3]. Với mục tiêu chính là điều tra
cơ bản về bình đẳng giới, xác định thực trạng bình đẳng giới
về cơ hội và khả năng nắm bắt cơ hội của phụ nữ và nam giới
và tương quan giữa hai giới trên lĩnh vực lao động - việc làm,
giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe và địa vị trong gia
đình, cộng đồng và xã hội.


Đối với cộng đồng dân tộc thiểu số và vai trò của
người phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và xã hội,
chúng ta có thể kể đến một số công trình sau:
Đỗ Thị Bình (2001), “Mấy vấn đề về vai trò giới trong
gia đình nông thôn hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp các xã
miền núi phía Bắc), Khoa học về phụ nữ, số 3 [6]. Từ phân
tích vai trò giới trong gia đình dân tộc Thái, Mông, Dao, tác
giả đã chỉ ra sự biến đổi vai trò giới trong gia đình ở đây theo
cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực.
Đặng Thị Hoa (2001), “Vị thế của người phụ nữ

H’Mông trong gia đình và xã hội”, (Nghiên cứu ở bản Hang
Kia, xã Pa cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình), Khoa học về phụ
nữ, số 1 [12]. Tác giả phân tích vai trò, vị thế của phụ nữ
H’mông trong gia đình trước đây cũng như hiện nay và kết
luận: Người phụ nữ H’mông là người phụ thuộc trong gia
đình lại càng trở nên bị cách biệt trong xã hội khi họ không có
trình độ học vấn, ngôn ngữ phổ thông, không thể hòa nhập
vào cộng đồng và càng không thể chủ động tham gia công tác
xã hội. Những ràng buộc về phong tục tập quán, thói quen
trong suy nghĩ, cách làm của họ bị khép kín trong cộng đồng


và chưa thể hòa nhập với nhịp độ phát triển của xã hội trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Nguyễn Linh Khiếu (2002), “Khía cạnh quan hệ giới
trong gia đình nông thôn miền núi” (Nghiên cứu trường hợp
xã Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái), Khoa học về phụ nữ, số 1
năm 2002 [16]. Trong khuôn khổ một cuộc khảo sát tiền dự
án tại một xã nghèo miền núi phía Bắc, tác giả đã chỉ ra
những thành tựu đã đạt được, những hạn chế cần phải khắc
phục, cũng như những xu hướng vận động và phát triển trong
tương lai của nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam trong
điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.
Báo cáo “Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng
đồng người dân tộc thiểu số” cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu
số thiệt thòi hơn nam giới trên hầu hết mọi phương diện, kết
quả của một chuỗi những bất bình đẳng trong xã hội. Về một
phương diện nào đó có thể kết luận rằng vị thế của người phụ
nữ dân tộc thiểu số có sự liên hệ mật thiết với mức độ phát
triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ

bản và tiếp cận thị trường ở từng địa phương cụ thể. Chẳng
hạn, trong những cộng đồng vùng thấp có mức sống cao hơn
thì tiếng nói và nhu cầu của người phụ nữ được quan tâm hơn


những cộng đồng vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn
hơn. Các nhóm dân tộc vùng sâu vùng xa không những bị
tách biệt về không gian địa lý mà còn bị tách biệt về không
gian xã hội. Chính sự tách biệt này đang ảnh hưởng đến khả
năng ứng phó với những thay đổi không lường trước trong
môi trường sống của họ [56].
Phạm Quỳnh Phương trong nghiên cứu “Giới, tăng
quyền và phát triển. Quan hệ giới từ góc nhìn của người dân
tộc thiểu số ở Việt Nam” cho rằng các chương trình phát triển
nhắm đến quyền gần đây thường gắn bình đẳng giới với yếu
tố kinh tế nhưng chưa quan tâm đúng mức đến góc độ văn hóa
cộng đồng và yếu tố tộc người. Các hoạt động can thiệp nhằm
nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cần xóa bỏ định kiến
đối với phụ nữ dân tộc thiểu số thay vì chỉ nâng cao nhận thức
cho phụ nữ và các chương trình xóa đói giảm nghèo do phụ
nữ phụ trách, cần chú trọng thay đổi niềm tin và quan niệm
của nam giới và cộng đồng nhiều hơn. Mặt khác, chiến lược
tăng quyền cho phụ nữ cần đi liền với những điều tra đánh giá
ở từng cộng đồng xem cách thực hành nào được coi trọng,
những hoạt động nào phụ nữ đang bị giới hạn tham gia để từ
đó có những hoạt động can thiệp căn bản và gốc rễ. [35]


Theo Báo cáo “Đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số”, mặc dù có nhiều nhu

cầu về dịch vụ pháp lý, khi tình trạng thiếu tiếp cận đến các
dịch vụ của phụ nữ dân tộc thiểu số còn khá phổ biến, thiếu
thông tin và kiến thức về các quyền lợi hợp pháp của mình
hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình, nhưng tiếp cận đến các
dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số lại rất hạn chế và
hạn chế hơn so với dân tộc đa số. Việc tiếp cận hạn chế này
thể hiện qua việc phụ nữ dân tộc thiểu số thiếu kiến thức và
hiểu biết về các dịch vụ, họ hầu như không sử dụng các dịch
vụ này khi có nhu cầu thay vào đó là cam chịu và chấp nhận
mỗi khi quyền hợp pháp của họ bị xâm phạm. [55]
Theo “Đánh giá giới tại Việt Nam”, mặc dù có nhiều sự
quan tâm dành cho các khu vực có đồng bào dân tộc, khoảng
cách về giới trong các nhóm đồng bào thiểu số vẫn lớn hơn so
với trong nhóm đa số. Vẫn phải có các chương trình trình diễn
cùng với các đánh giá tác động đi kèm để xác định chiến lược
tốt nhất nhằm giúp đỡ cho nhóm đối tượng này. Ngoài ra, cần
phải tiến hành nghiên cứu về văn hoá và các chuẩn mực xã
hội và ảnh hưởng của chúng tới các quyết định trong gia đình
và công việc. [27]


Các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên
đã đề cập đến vấn đề giới, vai trò của bình đẳng giới đối với
sự phát triển xã hội nói chung, ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, gia đình. Những công trình trên bước đầu đặt cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu bình đẳng giới, đã phác họa bức
tranh đa dạng, nhiều màu sắc về địa vị người phụ nữ trong sự
nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Qua đó tác động đến suy
nghĩ, quan niệm, thái độ và hành vi của mọi người đối với gia
đình và bình đẳng giới ở Việt Nam, do vậy đây là những tư

liệu hết sức quý báu cho việc triển khai đi sâu nghiên cứu của
tác giả về giáo dục bình đẳng giới cho cộng đồng dân tộc
thiểu số huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình đẳng giới của cộng đồng người dân tộc thiểu số
Cộng đồng người dân tộc thiểu số
Khái niệm dân tộc thiểu số
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Dân tộc thiểu số là
dân tộc có số dân ít (có thể là hàng trăm, hàng ngàn và cho
đến hàng triệu dân) cư trú trong một quốc gia thống nhất có
nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc số dân đông. Như vậy,
có thể hiểu, dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn


so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong các quốc gia có nhiều thành
phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về
Tổ quốc chung và ý thức về dân tộc mình. Những dân tộc
thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác xen kẽ, thường ở
những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội còn khó khăn. Vì vậy, các Nhà nước tiến bộ
thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa dần
những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa dân
tộc đông người và các dân tộc thiểu số.
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc với 54 dân tộc
cùng sinh sống. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 87% dân số cả
nước. Các nhóm DTTS hiện chiếm khoảng 13% tổng dân số
cả nước, tương đương hơn 10 triệu người thuộc về 53 dân tộc
sống tập trung chủ yếu trên các vùng đồi núi, cao nguyên,
chiếm 2/3 diện tích tự nhiện cả nước và trải dài từ Bắc vào

Nam. Các nhóm DTTS rất khác nhau về số dân. Có những
nhóm có đông dân cư như Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ-me,
Nùng với dân số của mỗi dân tộc lên đến trên một triệu người,
nhưng cũng có những nhóm người DTTS như Brâu, Romam,


O-du...với số dân chỉ hơn 300 người trên một nhóm. Mỗi
nhóm dân tộc đều có nền văn hoá riêng biệt, giàu có và độc
đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng có điểm
khác biệt. Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc cũng tạo
nên sự khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập
trong nền kinh tế thị trường.
Về phân bố dân cư, người DTTS ở Việt Nam sinh sống
chủ yếu ở hai vùng miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên,
với khoảng 75% tổng số người DTTS sống ở 2 khu vực này.
Hai nhóm DTTS là người Chăm và người Khơ Me sống biệt
lập ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do nhiều lý do, hiện
nay, các nhóm người DTTS ở Việt Nam thường sống xen kẽ
giữa các dân tộc trên một địa bàn. Có đến hơn một nửa số
huyện ở miền núi phía Bắc có mười hoặc nhiều hơn nhóm dân
tộc đang sinh sống hoặc là cạnh nhau hoặc đan xen nhau trong
một thôn bản. Ngay cả một dân tộc cũng không sinh sống
cùng nhau ở một vùng mà rải rác ở các khu vực khác nhau.
Đặc điểm này có đã lâu đời ở các vùng người DTTS ở phía
Bắc và đang dần xuất hiện ở các khu vực khác như Tây
Nguyên. Sự phân bố rải rác của một nhóm DTTS trên nhiều
địa phương hay đan xen các nhóm DTTS trong cùng một địa


bàn cùng với sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và mức độ

phát triển giữa các nhóm DTTS ở Việt Nam đang đặt ra thách
thức cho các chính sách ở các địa phương có đông người dân
tộc và các chính sách đối với người DTTS. Các chính sách
không những phải quan tâm đến vấn đề người DTTS mà còn
phải quan tâm đến sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc thì mới
tránh không tạo ra những bất bình đẳng vốn đã có.
Đặc điểm của cộng đồng người dân tộc thiểu số
Ở nước ta hiện nay có 53 dân tộc thiểu số. Số dân của
các dân tộc nhiều ít khác nhau, nhưng mỗi dân tộc có bản sắc
văn hóa riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của
văn hóa Việt Nam (biểu hiện qua ngôn ngữ, phong tục, luật
tục, kiến trúc nhà cửa, giao tiếp, ứng xử...). Do hậu quả lâu
dài bởi các chính sách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân
phong kiến cùng với điều kiện tự nhiên và môi trường khắc
nghiệt, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc
không đều nhau, thậm chí còn có sự chênh lệch khá lớn giữa
các vùng miền và giữa các dân tộc; đặc điểm tâm lý, văn hóa
tộc người mang nhiều sắc thái đa dạng, phức tạp. Đồng bào
các dân tộc thiểu số ở nước ta sống phân tán và xen kẽ ở
nhiều cấp độ khác nhau, không hình thành vùng lãnh thổ riêng


cho từng dân tộc. Tỉnh Sơn La có đến 12 dân tộc anh em cùng
sinh sống, chiếm gần 80% tổng số dân. Riêng ở Huyện Vân
Hồ, tỉnh Sơn La có 6 dân tộc anh em: Thái, Kinh, Mông,
Mường, Dao, Tày. Cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây có một
số đặc điểm cơ bản như sau:
Đồng bào nơi đây sống chủ yếu sống bằng nghề nương
rẫy nên đời sống kinh tế của đồng bào còn gặp nhiều khó
khăn, thường xuyên thiếu đói về lương thực. Cây trồng chính

là ngô, lúa, dong giềng và một số loại rau quả. Sản xuất mang
tính tự cung tự cấp trong môi trường sinh hoạt gần như khép
kín. Vì thế đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây ít có cơ hội giao
lưu với các cộng đồng bên ngoài. Ít có cơ hội để mở mang
kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa lẫn nhau và
vì thế tiếng phổ thông (tiếng Kinh) của đại đa số đồng bào nơi
đây còn hạn chế, không thành thạo thậm chí nhiều người
không biết nói tiếng phổ thông.
Đặc điểm tiếp theo là đồng bào dân tộc thiểu số thường
cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, sống phân tán, thưa
thớt. Giao thông đi lại khó khăn. Nhiều gia đình con cái
không được tới trường vì nhà ở quá xa, địa hình hiểm trở,
phương tiện đi lại không có…Những hệ lụy từ điều này là rất


lớn, nhiều trẻ em thất học, tỷ lệ mù chữ cao, nghèo đói, tảo
hôn…
Nhiều vùng, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn
còn chưa có đường lưới điện, do đó họ ít có cơ hội tiếp cận
thông tin, ít được tiếp cận các phương tiện thông tin đại
chúng. Mặt khác, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ vẫn
còn tồn tại làm ảnh hưởng nặng nề tới đời sống sinh hoạt của
đồng bào. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, nhận thức
và sự phát triển toàn diện của người dân nơi đây.
Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm
nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến.
Đặc biệt, người ta thường kết hợp gầm sàn nhà làm chuồng
trại chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn…gây ô nhiễm không khí và ô
nhiễm nguồn nước. Thường chỉ có người phụ nữ mới đảm
nhiệm những công việc này. Do đó, đối tượng chịu ảnh hưởng

trực tiếp và đầu tiên từ hệ quả đó chính là phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì đồng bào dân tộc thiểu
số có những đặc trưng riêng biệt khác như có một nền văn hóa
lâu đời, đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc riêng vùng
miền, họ có tính cố kết cộng đồng rất cao, sống rất đoàn kết,


chân thật và luôn sẵn sàng bảo vệ, giúp đỡ nhau khi khó
khăn…
Các cộng đồng ở Việt Nam rất đa dạng và khác nhau về
văn hóa, phong tục tập quán và các điều kiện kinh tế xã hội và
cả mối quan hệ giới. Trong mỗi cộng đồng, cách thức phân
công trách nhiệm giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và
xã hội, các giá trị và mong đợi đối với phụ nữ và nam giới,…
tất cả đều có căn nguyên sâu xa từ văn hóa và là một phần của
văn hóa. Để đảm bảo công bằng và bình đẳng giới cần phải
hiểu rõ mối quan hệ giới và các vai trò giới truyền thống ở
mỗi tộc người và để chính cộng đồng đó xác định thế nào là
bình đẳng giới đối với họ và làm gì để đạt được điều đó chứ
không thể áp dụng các hiểu biết về mối quan hệ giới của cộng
đồng đa số người Kinh cho các nhóm dân tộc thiểu số. Các
chính sách và chương trình thúc đẩy bình đẳng giới đối với
người dân tộc thiểu số vì thế cũng cần tính đến sự đa dạng
giữa các dân tộc.
Một số nội dung về bình đẳng giới của
cộng đồng người dân tộc thiểu số


Khái niệm bình đẳng giới của cộng đồng người dân tộc
thiểu số

Giới là một khái niệm mới xuất hiện, mãi đến nửa đầu
thế kỷ XX mới được sử dụng rộng rãi ở trong phong trào
phụ nữ ở các nước phương Tây và vào nước ta những năm
1980. Cho đến nay, nhất là từ khi xuất hiện Luật Bình đẳng
giới, thuật ngữ giới đã trở nên khá quen thuộc đối với các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có
sự nhầm lẫn cách hiểu về giới, có sự lẫn lộn giữa “giới” và
“giới tính” cũng như đánh đồng những khác biệt giữa nam
và nữ về vai trò giới (do học mà có) với những khác biệt về
mặt sinh học (do di truyền mà có). Sự xuất hiện của khái
niệm giới đã làm rõ sự khác biệt giữa nam và nữ trên hai
khía cạnh: sinh học (giới tính) và xã hội (giới). Giới là khái
niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt
giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò,
trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định
cho nam và nữ.
Có rất nhiều khái niệm về giới xuất phát từ những góc độ
nghiên cứu khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản:


“Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò,
thái độ và giá trị của giới tính do kỳ vọng các cộng đồng xã hội
gán cho; là sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới về mặt xã
hội, mang tính xã hội, không đồng nhất, có thể thay đổi được”
[19].
Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và
tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một
bối cảnh xã hội cụ thể. Hay nói cách khác, nói đến giới là nói
đến sự khác biệt của phụ nữ và nam giới về mặt xã hội [48].
Theo Luật bình đẳng giới, giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò

của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Tóm lại, khi nói về giới có thể hiểu là nói về vai trò,
trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định
cho nam và nữ. Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi đó thể hiện
trước hết ở sự phân công lao động, phân chia các nguồn của
cải vật chất và tinh thần, tức là cách đáp ứng nhu cầu của nam
và nữ trong xã hội.
Theo Trần Xuân Kỳ: “Bình đẳng giới là môi trường lý
tưởng trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí ngang
nhau, có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng


của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được
hưởng lợi từ các kết quả đó”.[19]
Trong Luật Bình đẳng giới thì: “Bình đẳng giới là việc
nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của
sự phát triển đó” [21].
Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có vị trí
như nhau và có cơ hội như nhau để làm việc và phát triển. Vai
trò và vị trí như nhau không có nghĩa là nam và nữ phải có
trách nhiệm giống nhau trong xã hội mà nhấn mạnh việc thừa
nhận và tôn trọng sự khác biệt trong vai trò và trách nhiệm
của nam và nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Bình
đẳng giới cũng có nghĩa là nam và nữ hưởng quyền lợi như
nhau, thừa hưởng những cơ hội và điều kiện để tiếp cận các
nguồn lực một cách bình đẳng và tận hưởng những thành quả
của phát triển xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế. Thể hiện
cao nhất của bình đẳng giới là qua việc đánh giá ngang nhau

tiếng nói của nam giới và nữ giới trong những quyết định của
gia đình và xã hội. Nói bình đẳng giới không có nghĩa là chỉ
đấu tranh quyền lợi cho phụ nữ mà là đấu tranh cho sự bất bình


×