Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục văn hóa ỨNG xử CHO đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã dựa vào CỘNG ĐỒNG ở TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.41 KB, 55 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

1


Khái quát điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa,
giáo dục tỉnh Hải Dương
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Hải Dương là tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ, thuộc châu thổ
sông Hồng; phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Thái
Bình, phia Đông và Đông Nam giáp thành phố Hải Phòng, phái
Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông Bắc giáp tỉnh
Quảng Ninh. Hải Dương nằm trong khu vực trọng điểm phía
Bắc, cách Hải Phòng 45km2 và cách Hà Nội 57 km2. Diện tích
tự nhiên là 1605,2 km2. dân số trên 1,7 triệu người. Vùng đất
Hải Dương có lịch sử phát triển từ lâu đời.
Trải qua nhiều lần hợp nhất, chia tách, điều chỉnh địa giới
hành chính, đến nay Hải Dương có 10 huyện, 01 thị xã Chí Linh
và 01 thành phố Hải Dương. Toàn tỉnh có 265 đơn vị xã, phường,
thị trấn (trong đó có 227 xã, 25 phường và 13 thị trấn).
- Truyền thống văn hóa, giáo dục
Con người của Hải Dương nay - xứ Đông xưa luôn tự hào
về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của mảnh đất nơi “ánh
mặt trời tỏa sáng miền duyên hải”. Từ xa xưa, Hải Dương vốn
2


nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống học tập. Mảnh đất xứ
Đông này là quê hương của nhiều nho sĩ, trạng nguyên và thủ


khoa các thời kì lịch sử khác nhau. Trong 10 thế kỷ thời kỳ
Trung đại, từ khoa thi đầu tiên ( 1075) đến khoa thi cuối cùng
(1919), cả nước có 2.898 tiến sỹ và học vị tương đương, trong
đó tỉnh Hải Dương có nhiều tiến sỹ nhất ( 488 tiến sỹ), Làng Mộ
Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang là làng có nhiều tiến sỹ
nhất cả nước, được gọi là “ Lò tiến sỹ xứ Đông” với 39 tiến sĩ
dưới các triều đại phong kiến. Văn miếu Mao Điền tại huyện
Cẩm Giàng ngày nay đã tồn tại hơn 500 năm và thờ hơn 600 vị
tiến sĩ (chỉ xếp sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám) đã cho thấy
mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã nuôi dưỡng biết bao nhân tài
của Việt Nam, là những minh chứng cho truyền thống hiếu học
của người xứ Đông.
Nối tiếp truyền thống hiếu học đó, nền giáo dục hiện đại
của Hải Dương ngày nay đã đào tạo các thế hệ học sinh, bồi
dưỡng và chăm sóc tri thức cho học sinh có điều kiện phát triển,
phục vụ tốt hơn cho đất nước.
Toàn tỉnh hiện có 320 trường mầm non, 281 trường tiểu
học, 272 trường THCS, 54 trường THPT, với hơn 500 trường

3


đạt chuẩn quốc gia. Sau 20 năm tái lập tỉnh, Hải Dương luôn
trong tốp đầu về học sinh giỏi quốc gia. Trong kỳ thi học sinh
giỏi quốc gia hằng năm, Hải Dương luôn nằm trong số các tỉnh,
thành phố dẫn đầu toàn quốc về số lượng học sinh đoạt giải.
Tính từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh có 1.224 lượt học sinh đoạt
giải quốc gia. Nhiều học sinh xuất sắc được tuyển chọn đi thi
quốc tế, khu vực và đoạt giải cao;
Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 82/98 em học sinh đoạt

giải tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, tiếp tục duy trì vị trí thứ 4
cả nước về số lượng giải.
Năm 2017-2018, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn
văn hóa quốc gia học sinh Hải Dương dự thi 10 môn. Kết quả,
đoàn học sinh giỏi tỉnh có 65/98 em dự thi đạt giải, đạt tỷ lệ
66.3%, trong đó có 02 giải Nhất, 10 giải Nhì, 26 giải Ba...
Hai mươi năm qua, giáo dục Hải Dương đã có bước phát
triển mạnh mẽ về cả chiều rộng và chiều sâu. Những thành tích
đã đạt được của ngành giáo dục là nền tảng quan trọng để Hải
Dương hoàn thành các mục tiêu về kinh tế - xã hội, ngày càng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa cho người dân.

4


Giáo dục Hải Dương đã tạo nên nét văn hóa của người xứ
Đông, nền văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Trong lao động thì cần cù, chịu thương chịu khó, bền bỉ, sáng
tạo làm ra của cải vật chất; Trong đấu tranh chống kẻ thù xâm
lược thì tài trí, dũng cảm, đoàn kết. Trong cuộc sống thì giản dị,
chân thành, mộc mạc, bao dung, thân thiện, đúng mực trong ứng
xử...Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là sau 20 năm tái
lập tỉnh ( 1997 - 2017) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương
đã chung sức, đồng lòng xây dựng tỉnh nhà ngày một phát triển
đi lên, phát triển toàn diện về mọi mặt, trong đó xác định: Xây
dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là trung
tâm, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội.
Người Hải Dương đã tạo nên một đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã sống chan hòa, giản dị, chăm chỉ, cần cù, chịu khó,

tính cách hiền hậu, chất phác, thật thà; Văn hóa ứng xử của họ
cũng mạng đậm nét chân quê, dung dị, chân thật, có phần chậm
đổi mới, tư duy của nền nông nghiệp lúa nước, làm việc chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm và thói quen của cá nhân, ít sáng tạo,
ứng xử đôi khi còn nóng nảy, nghĩ sao nói vậy, chưa bắt nhịp

5


được với cuộc sống văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương luôn tự hào vì đội ngũ
cán bộ, công chức của tỉnh nhà, nhất là đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, có
phẩm chất đạo đức, văn hóa ứng xử chuẩn mực, có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc, là lực lượng nòng cốt trong hệ
thống chính trị góp phần xây dựng quê hương phát triển đi lên
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Khái quát điều kiện tự nhiên và truyền thống văn
hóa, giáo dục huyện Kim Thành
- Điều kiện tự nhiên, lịch sử
Kim Thành là huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Hải
Dương, phía Bắc giáp huyện Kinh Môn, phía Đông nam giáp
huyện An Dương của thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp
huyện Thanh Hà, và thành phố Hải Dương. Với diện tích là 115,
64 km2; dân số 127.0000 người. Đơn vị hành chính gồm 20 xã
và 01 thị trấn. Huyện Kim Thành có giao thông thuận lợi có
đường sắt và Quốc lộ 5 đi qua với chiều dài 18km, nối 3 thành
phố Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, toàn huyện còn được
bao bọc bởi hệ thống sông Kinh Môn, sông Rạng, sông Lai Vu,
6



sông Lạch Tray với chiều dài bao quanh 55km, rất thuận tiện
cho việc tưới tiêu, phát triển kinh tế và giao thông đường thủy.
Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Thành có truyền thống
anh hùng cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ
và nhân dân huyện Kim Thành đã anh dũng đứng lên chống
giặc ngoại xâm với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh”, góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng
Điện Biên “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Đảng bộ
và nhân dân Kim Thành tự hào với “ Tiếng sấm đường Năm” đã
đi vào lịch sử như một huyền thoại, làm quân thù khiếp sợ.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với nhiệm vụ xây
dựng miền Bắc và chi viện sức người sức của cho chiến trường
miền Nam, với tinh thần “ Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, Đảng
bộ và nhân dân huyện Kim Thành đã góp phần cùng nhân dân
cả nước viết nên trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, người
dân cả nước biết đến quê hương Kim Thành qua những vần thơ
cách mạng nổi tiếng của Nhà thơ Tố Hữu viết về người con gái
du kích thôn quê dũng cảm: “ .... Chuyện cô du kích xóm Lai
Vu. Rắn quấn bên chân, vẫn bắn thù; Mỹ hại trăm nhà, lo diệt
trước. Rắn, mình em chịu, có sao đâu!..”

7


Với những thành tích xuất sắc, năm 1996, nhân dân và lực
lượng vũ trang huyện Kim Thành vinh dự được Chủ tịch nước
phong tặng danh hiệu cao quý “ Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân”.

- Truyền thống văn hóa, giáo dục
Đến nay huyện Kim Thành đã có 11/20 xã đạt Chuẩn
Nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
ngày càng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2017 dạt 40,07 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 4,63%, có 21/21 xã thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về Y
tế,. 100% các xã có trụ sở làm việc kiên cố cao tầng. các xã đều
có nhà văn hóa trung tâm, phong trào xây dựng làng văn hóa,
khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa có nhiều tiến bộ, 84/89
làng, đạt 94,38% (tỉnh 85,1%); Số gia đình văn hóa đạt 86% (
tỉnh 85,3%);
Hệ thống giao thông từng bước được nâng cao, hoàn thiện,
huyện đạt 95% đường bê tông nông thôn. 100% hộ dân dùng
nước hợp vệ sinh, 80% hộ dân dùng nước sạch, 97% hộ dân sử
dụng điện..

8


Hệ thống cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT của huyện
hiện nay có 70 trường công lập (21 trường Mầm non, 24 tường
Tiểu học, 21 trường THCS, 03 trường THPT, 01 TTGDTX ) và
01 trường THPT Dân lập. Trong đó trường THPT Kim Thành
trong nhiều năm qua chất lượng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ
vào các trường Đại học có điểm cao luôn giữ vững là một trong
5 trường tốp đầu bậc THPT và tốp 200 trường THPT trong cả
nước có điểm thi Đại học cao nhất. Công tác xây dựng, duy trì
trường chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm, toàn huyện có
46/70 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 65,7% (tỉnh: 62,83%);
Năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục huyện xếp thứ 3/12

huyện, thị xã, thành phố, được Sở Giáo dục và Đào tạo Hải
Dương tặng Giấy khen.
Các yếu tố tự nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa giáo
dục đã ảnh hưởng đến bản chất nhân cách, lối sống của con
người nơi đây, hiền hòa, cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo,
ham học, có ý chí vươn lên...Cán bộ, công chức huyện Kim
Thành cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của truyền thống văn
hóa, giáo dục đó.

9


Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 24, nhiệm kỳ
2015 – 2020, phấn đấu đưa Kim Thành trở thành 1 huyện Nông
thôn mới vào năm 2020 và trở thành huyện công nghiệp vào
năm 2030. Trong quá trình xây dựng và phát triển đi lên, huyện
Kim Thành luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng bộ, chính
quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ từng
bước đáp ứng yêu câu của sự nghiệp đổi mới trong đó đặc biệt
đến quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở ( các
xã, thị trấn trong huyện) có bản lĩnh chính trị, có năng lực
chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và đặc biệt xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức xã có văn hóa ứng xử cao trong thi hành
công vụ - phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan và khách quan,
ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông
tin 2 chiều, do trình độ học vấn, nhận thức, rèn luyện của một số
cán bộ, công chức chưa cao, mà thực tế đội ngũ cán bộ công
chức huyện Kim Thành còn 1 bộ phận cán bộ, công chức năng
lực chuyên môn còn hạn chế, ý thức thực thi công vụ không

cao, văn hóa ứng xử thấp kém, chấp hành thời giờ làm việc
chưa nghiêm (có công chức là Trưởng công an xã trong thi hành

10


nhiệm vụ do thiếu bình tĩnh, nóng giận, thiếu chuyên nghiệp
dẫn đến xảy ra đôi co, cãi vã với dân rồi đánh dân, làm giảm sút
niềm tin của dân với cán bộ, gây bức xúc trong dư luận nhân
dân, là nguyên nhân của đơn thư khiếu kiện kéo dài, làm ảnh
hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương, và cán bộ đó đã bị xử
lý kỷ luật); Dù chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh” nhưng cách ứng
xử thiếu văn hóa đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
cán bộ, công chức cấp xã của huyện. Công tác cải cách hành
chính của huyện Kim Thành vẫn còn có những chuyển biến
chậm trễ, thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh Hải Dương,
mặc dù Kim Thành là một huyện có nhiều tiềm năng lợi thế để
phát triển kinh tế - xã hội, nhưng kết quả phong trào xây dựng
Nông thôn mới của huyện hiện nay đang đứng tốp cuối của tỉnh;
Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 đứng thứ 11/12 huyện, thị
xã, thành phố, mặc dù năm 2017 đã vươn lên xếp thứ 2/12,
nhưng hiệu quả, chất lượng có mặt không cao, không bền vững,
có nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, kéo dài vượt cấp còn
xảy ra như ở xã Đồng Gia, xã Việt Hưng, xã Lai Vu, cũng xuất
phát từ những sai phạm của cán bộ, công chức cấp xã, trong đó
phần nhiều từ nguyên nhân ứng xử văn hóa chưa chuẩn mực, kỹ

11



năng làm việc thiếu chuyên nghiệp của một số cán bộ, công
chức cấp xã của huyện Kim Thành.
- Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện
Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
-. Số lượng công chức xã theo vị trí công việc:
Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Kim
Thành, năm 2017 tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 372
người, trong đó Số lượng cán bộ cấp xã là 201 người, công chức
là 172 người.Chi tiết tại bảng 2.1a.
Số lượng công chức cấp xã theo vị trí công việc của huyện
Kim Thành năm 2017 được thể hiện Chi tiết tại bảng 2.1b.

12


Qua thống kê của bảng , ta có thể thấy tổng số cán bộ
công chức của huyện tính đến 10/2017 là 372 người ( cán bộ
200, công chức 172); Số lượng công chức được giao cho các
xã loại 1 là 13 người/7 chức danh; xã loại 2,3 là 11 người/7
chức danh. Số lượng công chức hiện có 172 người/253 biên
chế được giao, các vị trí công việc đều có công chức phụ
trách, ngoài ra các xã còn thực hiện chế độ hợp đồng trong
biên chế theo quy định của tỉnh, của huyện, đảm bảo cho hoạt
động chuyên môn của địa phương.
Số lượng và cơ cấu công chức xã theo giới tính và độ
tuổi:
Số lượng công chức xã theo giới tính và độ tuổi huyện
Kim Thành năm 2017 được thể hiện qua bảng
- Số lượng công chức xã theo giới tính và độ tuổi

huyện Kim Thành
Số lượng và cơ cấu công chức xã theo giới tính và độ
tuổi theo thống kê của Phòng Nội vụ huyện Kim Thành năm
2017 thì tổng số công chức là 172 người trong đó nam: 132
người, tỷ lệ 76,7%; nữ: 40 người, tỷ lệ 23,3%. Độ tuổi dưới

13


30 có 24 người, tỷ lệ 14%; từ 31-40 có 57 người, tỷ lệ 33,1%;
từ 41-50 có 36 người tỷ lệ 20.9% và độ tuổi từ 51 trở lên có
55 người, tỷ lệ 32%.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã ở huyện
Kim Thành giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện qua bảng
- Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã
huyện Kim Thành giai đoạn 2015 - 2017
Đang

Trình độ chuyên môn
Năm

học

Tổng
số

Chưa

Sơ cấp,


Đại học,

Thạc

đào tạo

trung cấp

Cao đẳng



SL

SL

SL

%

%

%

ĐH Ths

SL %

2015


399

14 3,51 238 59,65 147 36,84

0

0

0

2016

391

21 5,37 201 51,41 169 34,22

0

0

9

2017

373

14 3,75 176 47,18 183 49,06

0


0

9

Trình độ chuyên môn: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
của huyện Kim Thành đã qua đào tạo về chuyên môn khá cao
14


(98,7% có trình độ từ trung cấp trở lên – toàn tỉnh là 97,5%,
trong đó có 44,2% có trình độ đại học – toàn tỉnh là 48.5%).
Trình độ văn hóa: THPT; 370 người, đạt tỷ lệ 99.2%
THCS: 03 người, đạt tỷ lệ 0,8%;
Trình độ Chính trị : 286/373 có trình độ TCCT, tỷ lệ
76,7%; 86 người có trình độ Sơ cấp, tỷ lệ 23. 1%. Như vậy,
trình độ chính trị của cán bộ, công chức cấp xã tuy đã đạt
76,7% nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh (cán bộ, công
chức cấp xã toàn tỉnh có trình độ TCLLCT là 82.1%) và yêu
cầu phát triển thì trình độ này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu
cao của công tác cán bộ, còn trên 23% công chức chưa có bằng
Trung cấp chính trị, đội ngũ cán bộ cũng chưa ai có bằng Cao
cấp lý luận chính trị, phần nào hạn chế việc nâng cao nhận thức
về chủ chương, đường lối của Đảng, quan điểm chủ nghĩa MácLên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có đạo đức người
cách mạng, văn hóa ứng xử. Vì vậy huyện Kim Thành cần phải
quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận
chính trị cho đội ngũ này trong thời gian tiếp theo.
Trình độ Tin học: 266/373 người trong đó công chức là
158 người) đã có chứng chỉ, đạt tỷ lệ 71,3%; Trình độ Tiếng


15


Anh có 54/373 người có chứng chỉ (công chức 35 người), tỷ lệ
14,4%.
Cán bộ, công chức cấp xã của huyện Kim Thành đa số đã
được bồi dưỡng trình độ tin học, trong đó 71,3% có chứng chỉ
Tin học đáp ứng yêu cầu tác nghiệp, xử lý, soạn thảo văn bản,
giao dịch qua thư điện tử, email.. thuận tiện cho việc trao đổi
cập nhật thông tin, nhất là trong những việc gấp. Nhiều cán bộ
công chức trẻ có khả năng ứng dụng tin học cao, góp phần
quan trọng cho việc quản lý, sử dụng công nghệ thông tin
trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội địa phương và trong
học tập, giao tiếp, ứng xử, tiếp cận nguồn thông tin cần thiết
trong nước và trên thế giới, nâng cao hiểu biết về văn hóa ứng
xử cho cán bộ, công chức của địa phương, Tuy nhiên, số cán
bộ, công chức cấp xã chưa có chứng chỉ còn gần 30% ( gần
bằng 1/3 tổng số cán bộ, công chức), nhất là những cán bộ,
công chức có tuổi, tập trung ở một số chức danh như Chủ tịch
hội CCB, MTTQ, Chủ tịch Hội Phụ nữ...), phần nào ảnh
hưởng đến chất lượng xử lý công việc; Trình độ Tiếng Anh còn
rất khiêm tốn, chưa ứng dụng được nhiều cho công việc hàng
ngày.
Trình độ quản lý nhà nước: chuyên viên: 37 người, đạt tỷ lệ
16


10%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 336 người, tỷ lệ 90%. Qua số
liệu thống kê cho thấy, hiện nay số lượng cán bộ, công chức
được qua đào tạo bồi dưỡng chương trình chuyên viên còn rất

thấp (10%), trong đó số chưa qua bồi dưỡng là 90%, chưa có cán
bộ nào được đào tạo chương trình chuyên viên chính, dẫn đến
trình độ nhận thức về kiến thức quản lý Nhà nước còn nhiều hạn
chế, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến văn hóa
ứng xử... đây là một vấn đề cần quan tâm của huyện Kim
Thành, nhất là nâng cao nhận thức cho đội ngũ này, và trách
nhiệm của phòng Nội vụ trong công tác tham mưu lập kế hoạch.
- Tổ chức khảo sát thực trạng
- Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử; nội dung, phương
pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử đối với CBCC các
cơ quan cấp xã theo hướng dựa vào cộng đồng trên địa bàn
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, phân tích kết quả đạt
được và xác định nguyên nhân của thực trạng.
- Nội dung khảo sát
Trên cơ sở lý luận về giáo dục văn hóa ứng xử đối với

17


CBCC cấp xã theo hướng dựa vào cộng đồng đã đựợc trình
bày ở chương 1, để thấy được thực trạng của vấn đề nghiên
cứu, tác giả đã tiến hành tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục
văn hóa ứng xử đối với CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Kim
Thành, Hải Dương với các nội dung cụ thể sau:
Khảo sát thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử đối với
CBCC cấp xã theo hướng dựa vào cộng đồng.
Khảo sát nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn
hóa ứng xử đối với CBCC cấp xã theo hướng dựa vào cộng
đồng.

Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp giáo dục văn hóa ứng xử đối với CBCC cấp xã theo
hướng dựa vào cộng đồng.
- Đối tượng, phương pháp khảo sát và phạm vi khảo
sát
Khảo sát đối với CBCC công tác tại UBND các xã ngẫu
nhiên trên địa bàn huyện Kim Thành, bao gồm cán bộ lãnh đạo
(chủ tịch UBND xã, Phó chủ tịch HĐND&UBND xã) và công
chức chuyên môn thuộc UBND xã, tổng số lượng khảo sát là 60

18


mẫu/60 đối tượng là CBCC đã được tuyển dụng và có kinh
nghiệm công tác ít nhất 01 năm, trong đó có 35 người giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý. Sau khi thu phiếu, sàng lọc 100% số
phiếu, tác giả đưa vào xử lý 57 phiếu hợp lệ và đảm bảo yêu
cầu.
- Xử lý kết quả khảo sát
Sử dụng phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn,
tổng kết kinh nghiệm, phương pháp toán học. Từ kết quả khảo
sát đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho đội ngũ
cán bộ, công chức trên địa bàn, làm cơ sở để đề xuất giải
pháp.
- Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã dựa vào cộng đồng ở huyện Kim
Thành , tỉnh Hải Dương
- Thực trạng nhận thức của các lực lượng tham gia
giáo dục văn hóa ứng xử cho đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã ở huyện Kim Thành

Để nghiên cứu nhận thức của của cán bộ, công chức cấp
xã ở huyện Kim Thành về văn hóa ứng xử, tác giả đã sử dụng

19


phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phương pháp trò
chuyện, phỏng vấn, từ đó làm căn cứ đề xuất các biện pháp
giáo dục văn hóa ứng xử có hiệu quả, góp phần nâng cao chất
lượng thực thi công vụ.
Để đánh giá nhận thức của CBCC cấp xã ở huyện Kim
Thành về văn hóa ứng xử tác giả đã hỏi ý kiến 60 cán bộ lãnh
đạo, quản lý và công chức chuyên môn, với 60 phiếu khảo sát
và thu về 60 phiếu hợp lệ. Như vậy, Tổng số CBCC khảo sát
hợp lệ là 60 người.
Đánh giá về nội dung giáo dục văn hóa ứng xử của
CBCC cấp xã ở huyện Kim Thành được thể hiện qua bảng
- Đánh giá về nội dung giáo dục văn hóa ứng xử của
CBCC cấp xã ở huyện Kim Thành

ST
T

Nội dung

CBCC

CC

lãnh đạo


chuyê

quản lý

n môn

S
L
1

%

Giáo dục nghĩa vụ, đạo 35 100,
20

SL %
23

Tổng
cộng
S
L

%

9 58 96,


đức công vụ


0

2

7

100,

9

98,

Giáo dục chuẩn mực
đạo đức, văn hóa ứng
2

xử của cán bộ công 35
chức trong thi hành

0

24

6

59

3


nhiệm vụ
Giáo dục chuẩn mực
đạo đức, văn hóa ứng
3

xử của cán bộ công
chức trong các mối

35

100,
0

22

8
8

57

95

quan hệ xã hội, trong
hoạt động cộng đồng

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: CBCC đã đánh giá các nội
dung giáo dục văn hóa ứng xử của CBCC cấp xã ở huyện Kim
Thành được thực hiện khá tốt và phù hợp.
Trong đó, CBCC lãnh đạo quản lý đánh giá cao hơn so với
công chức chuyên môn. Đa số, CBCC cho rằng các nội dung

“Giáo dục nghĩa vụ, đạo đức công vụ” “Giáo dục chuẩn mực đạo

21


đức, văn hóa ứng xử của cán bộ công chức trong thi hành nhiệm
vụ” đưa vào giáo dục văn hóa ứng xử đều đạt hiệu quả cao, tác
động tích cực đến cán bộ, công chức. Tuy nhiên vẫn còn CBCC
còn đánh giá hạn chế về vai trò quan trọng của những nội dung
“Giáo dục chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử của cán bộ công
chức trong các mối quan hệ xã hội, trong hoạt động cộng đồng”.
Để thực hiện tốt công tác giáo dục văn hóa ứng xử,
CBCC cấp xã ở huyện Kim Thành cần phải xác định nội dung
giáo dục văn hóa ứng xử có vai trò rất quan trọng nó tác động
trực tiếp đến việc hình thành và thể hiện hành vi văn hóa ứng
xử của CBCC. Nhận thức của CBCC cấp xã ở huyện Kim
Thành về vai trò của văn hóa ứng xử được thể hiện qua bảng
- Nhận thức của CBCC cấp xã ở huyện Kim Thành
về vai trò của văn hóa ứng xử trong hoạt động công vụ
Sự cần thiết
T

Khách

Không

thể

quan


T
khảo sát

trọng
SL

%

Ít quan

Quan

trọng

trọng

SL

22

%

SL

%

Rất
quan
trọng
SL


%


Cán bộ
1

lãnh đạo

0

0.0

0

0.0

21

2

8.0

5

20

12

quản lý


60.
0

14

40,
0

Công chức
2

chuyên

48

6

24

môn
Kết quả chung

2

3,3

5

8,3


33

55

20

33,
3

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBCC cấp xã ở huyện
Kim Thành được điều tra đều khẳng định văn hóa ứng xử có vai
trò quan trọng (55%) và rất quan trọng (33,3%) đối với hoạt
động công vụ. Họ đều cho rằng trong hoạt động công vụ văn
hóa ứng xử chính là những chuẩn mực văn hóa ứng xử trong
giao tiếp; CBCC khi thực thi công vụ phải tuyệt đối chấp hành;
văn hóa ứng xử có vai trò quan trọng, là yếu tố cốt lõi quyết
định chất lượng hoạt động công vụ và cho rằng giáo dục văn
hóa ứng xử cho CBCC không những giúp giảm thiểu các tác

23


động tiêu cực mà còn giúp CBCC nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong hoạt động công vụ. Tuy nhiên, ở đối tượng công chức
chuyên môn khi được hỏi thì nhận thức lại khác có 8% công
chức cho rằng văn hóa ứng xử không quan trọng và 20% cho
rằng văn hóa ứng xử ít quan trọng trong hoạt động công vụ của
CBCC; 48% công chức cho rằng văn hóa ứng xử có vai trò
quan trọng và 24% cho rằng văn hóa ứng xử có vai trò rất quan

trọng. Như vậy, ở đối tượng CBCC lãnh đạo, quản lý cấp xã ở
huyện Kim Thành cơ bản đã xác định rõ vai trò của văn hóa
ứng xử trong hoạt động công vụ; còn đối với công chức chuyên
môn nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và sự cần thiết của văn
hóa ứng xử trong thực thi công vụ. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối
với cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức của CBCC về vai trò của văn hóa ứng
xử trong hoạt động công vụ, nhất là đội ngũ công chức chuyên
môn.
- Quan niệm của CBCC cấp xã ở huyện Kim Thành
về văn hóa ứng xử
ST

Nội dung

Cán bộ

T

24

Công

Tổng

chức

cộng



quản lý
S
L

%

SL

%

S
L

%

Trung thành với
Đảng
Việt
1

Cộng
Nam,

sản
Nhà

nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt

35


100,
0

25

100,
0

60

100,
0

Nam; bảo vệ danh
dự Tổ quốc và lợi
ích quốc gia.
Thực

hiện

cần,

kiệm, liêm, chính,
2

chí công vô tư 33 94,3 24
trong

hoạt


96

57

95

động

công vụ
3

Chấp hành nghiêm 35 100,
kỷ luật và có tình

0

thần sáng tạo trong

25

25

100, 60 100,
0

0



×