Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 81 trang )



Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn
KHOA TRIẾT HỌC






ĐẶNG ĐÌNH THÁI




CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU
THẾ KỈ XX, MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ




LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC







Hà Nội - 2003




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn
KHOA TRIẾT HỌC



ĐẶNG ĐÌNH THÁI



CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU
THẾ KỈ XX, MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VÀ
Ý NGHĨA CỦA NÓ


CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
MÃ SỐ : 5. 01. 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN HÙNG HẬU






HÀ NỘI - 2003


MỤC LỤC
A.Mởđầu
1
1.
Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp mới của luận văn 6
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6
7. Kết cấu của luận văn 6
B. Nội Dung 7
Chương I : Phong trào chấn hưng phật giáo ở
Việt nam đầu thế kỉ XX, Nguyên nhân và diễn
biếncủa nó
7
1.1. Những nguyên nhân của phong trào chấn hưng phật
giáo ở Việt Nam 7
1.1.1.Khái quát tình hình chính trị, xã hội và phật giáo
Việt Nam thế kỉ XIX,đầu thế kỷ XX 7
1.1.2. Những nguyên nhân dẫn tới phong trào 15
1.2. Diễn biến của phong trào 20
Chương II
:
Một số vấn đề Triết học trong
phong trào chấn hưng phật giáo 33


2.1.Một số vấn đề Triết học mà phong trào chấn hưng
phật giáo đặt ra 33
2.1.1. vấn đề Thượng đế 33
2.1.2. vấn đề: “ linh hồn”, “Thiên đường- Địa ngục”,
Niết bàn 44
2.1.3. vấn đề “có” và “không” 50
2.2. Vai trò và ý nghĩa của phong trào chấn hưng phật
giáo đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam 54
2.2.1.Vai trò của phong trào chấn hưng phật giáo đối
vớilịchsửtưtưởngViệtNam 54
2.2.2.Ý nghĩa của phong trào chấn hưng phật giáo đối
vớilịch sử tư tưởng Việt Nam 62
C. Kết luận
66
Danh mục tài liệu tham khảo
70








1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến
trước khi chủ nghĩa Mác du nhập và dần dần trở thành hệ tư tưởng chính
thống, thì Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng của

dân tộc. Lịch sử phật giáo Việt nam luôn gắn liền với lịch sử dân tộc
Việt Nam. Với lịch sử hơn 2000 năm, Phật giáo Việt Nam đã để lại cho
dân tộc ta nhiều dấu ấn, từ tín ngưỡng đến Văn hoá, từ phong tục tập
quán đến thế giới quan, nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Nhiều
vấn đề trong lịch sử tư tưởng dân tộc sẽ khó được làm sáng tỏ nếu không
hiểu được Phật giáo dân tộc. Nghiên cứu Phật giáo trong lịch sử dân tộc
Việt Nam, không những để tìm hiểu về một tín ngưỡng, một hệ tư tưởng
của quá khứ mà còn để biết và hiểu được đời sống tinh thần của con
người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Bởi vậy, nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử phật
giáo Việt Nam nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn này chúng tôi không đặt vấn đề tìm hiểu, nghiên
cứu toàn bộ lịch sử phật giáo Việt Nam mà chỉ giới hạn trong một giai
đoạn, với đề tài : “Chấn hưng phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, một
số vấn đề Triết học và ý nghĩa của nó”.
Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào Tôn giáo, tuy
thời gian tồn tại của nó rất ngắn ngủi so với chiều dài của lịch sử tư
tưởng dân tộc, nhưng nó có sức lan toả rộng lớn, có ảnh hưởng không
nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt là ảnh hưởng của nó tới sự
phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam. Cuộc tranh luận về những vấn đề
tư tưởng mang tính chất Triết học trong phong trào diễn ra công khai
trên báo chí hoặc trực tiếp giữa cá nhân với cá nhân, kéo dài hàng chục


2
năm. Đây không chỉ là những cuộc tranh luận diễn ra lần đầu tiên trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam, mà còn là cuộc tranh luận đề cập đến rất
nhiều những vấn đề tư tưởng, lí luận. Những cuộc tranh luận này đã thu
hút nhiều người tham ra, kể cả người dân và giới phật tử, để lại rất nhiều
giá trị nhận thức.

Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng đã có nhiều thay đổi so với
lúc nó mới du nhập, nhưng dù có thay đổi như thế nào đi chăng nữa ,lúc
này nó vẫn tỏ ra lạc hậu trước sự thay đổi đột biến của tình hình chính
trị, xã hội, tư tưởng ,so với nhãn quan của người đương thời.
Nghiên cứu phong trào chấn hưng Phật giáo nhằm làm sáng tỏ một
giai đoạn hết sức quan trọng của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đó là giai
đoạn có sự gắn kết giữa Phật giáo Việt Nam hiện đại với công cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh
đạo. Qua đây, chúng ta có điều kiện để làm rõ những vấn đề tư tưởng,
triết học mà phong trào Chấn hưng phật giáo đặt ra. Từ đó giúp chúng ta
thấy được vai trò của phong trào đối với lịch sử tư tưởng dân tộc. Thời
điểm lịch sử Việt Nam lúc phong trào xuất hiện có rất nhiều luồng tư
tưởng mới lạ xuất hiện, xâm nhập. Nếu lúc này nhân dân ta không xác
định rõ bản chất tư tưởng dân tộc, thì khi tiếp thu hệ tư tưởng mới rất dễ
bị pha tạp, lệch lạc.
Nghiên cứu phong trào Chấn hưng Phật giáo, phần nào cũng giúp
cho chúng ta thấy được sự nhạy cảm của Phật giáo Việt Nam, cũng chính
là sự nhạy cảm của con người Việt Nam về ý thức hệ. Sở dĩ chúng ta
khẳng định điều này là bởi vì, lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này
có rất nhiều biến động, có rất nhiều luồng tư tưởng mới lạ xâm nhập.
Nếu nhân dân ta lúc này không xác định rõ lập trường tư tưởng dân tộc
thì khi tiếp thu hệ tư tưởng mới rất dễ bị lệch lạc, bị pha tạp.


3
Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường đổi mới. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đang tiến hành công cuộc
đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh
nhiệm vụ phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, tiếp thu có chọn
lọc những tinh hoa văn hoá tiên tiến trrên thế giới, thì vấn đề giữ gìn và

phát huy bản sắc Văn hoá dân tộc, truyền thống và tinh thần của cha ông
ta là một nhiệm vụ quan trọng, có đóng góp không nhỏ đến sự nghiệp
xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và Văn minh. Thực tế này đòi hỏi chúng ta cần tiến hành nghiên cứu
nhiều vấn đề. Đây cũng là lí do mà chúng tôi chọn Phong trào chấn hưng
phật giáo ở Việt nam đầu thế kỉ XX, một số vấn đề Triết học và ý nghĩa
của nó” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu.
cho tới nay ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch
sử phật giáo Việt nam, mà điển hình là một số công trình sau đây :“ Lịch
sử phật giáo Việt nam” của nhiều tác giả, do GS. TS Nguyễn Tài Thư
làm chủ biên. “ Lược sử phật giáo Việt nam” của Thượng toạ Thích
minh Tuệ.“ Việt nam phật giáo sử lược” của Thích mật Thể. “Phật giáo
Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỉ XIII” của Thích Mật Thể, “ Việt
Nam Phật giáo sử lược” (2 tập ) của Nguyễn Lang. Ngoài ra còn một số
bài viết đăng trên “ tạp chí Triết học” đề cập tới vai trò của Phật giáo
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Chẳng hạn bài “ Thử tìm hiểu vị trí của
ba đạo : Nho, Phật, Lão trong lịch sử tư tưởng Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Tài Thư đăng trên tạp chí Triết học, số1/ 1982, hoặc bài “ Thử
bàn về một vài tư tưởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu, đăng
trên tạp chí Triết học số 1/ 3 – 1989. v.v.


4
Trong các công trình này, các tác giả đều có những nhận định,
đánh giá nhất định về vai trò của phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam trên một số phương diện khác nhau.
Gần đây là cuốn “ Đại cương triết học phật giáo Việt Nam – Từ
khởi nguyên đến thế kỷ XIV ” của PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu.Trong
công trình này tác giả khẳng định : Triết học Việt Nam trong giai đoạn

này chủ yếu là triết học Phật giáo. Phật giáo với cái đích là cứu con
người thoát khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát; nhìn bề
ngoài, nó chủ yếu bàn về nhân sinh, nhưng để cho những quan niệm
nhân sinh này tồn tại một cách vững chãi, trải dài hơn 2500 năm thì
chúng phải dựa trên một cơ sở triết học, một nền tảng lí luận vô cùng sâu
sắc. Trong Phật giáo có Triết học theo đúng nghĩa của nó, triết học phật
giáo khác Triết học phương Tây ở chỗ, triết học Phật giáo đi từ nhân sinh
quan đến thế giới quan, còn Triết học phương Tây thường đi ngược lại,
tức là đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan. Chính vì vậy mà Phật giáo
mang đậm tính chất Triết học hơn bất kì một tôn giáo nào khác.
Bên cạnh các công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử phật giáo.
Chúng ta còn thấy có những công trình khoa học nghiên cứu về phong
trào Chấn hưng phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nhưng do mục
đích, yêu cầu cụ thể của mỗi đề tài đặt ra, mà mỗi tác giả lại có các cách
tiếp cận, hướng nghiên cứu riêng của mình về phong trào chấn hưng phật
giáo. Điển hình như một số công trình:
“ Tìm hiểu thêm về phong trào Chấn hưng phật giáo ở Việt nam
những năm đầu thế kỷ XX” của tác giả Thích Thanh Duệ. Trong công
trình này tác giả đã tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn lịch sử. Cụ thể là tác
giả dành sự quan tâm chủ yếu đến việc trình bày :Nguyên nhân, diễn
biến của phong trào, (theo trình tự thời gian và các sự kiện lịch sử).Còn
việc đi sâu phân tích những vấn đề tưởng dưới góc độ triết học để thấy


5
đươc giá trị của nó và những đóng góp cũng như những hạn chế của
phong trào đối với lịch sử tư tưởng việt Nam , thì công trình này chưa
làm được
Một công trình nữa “ sự phát triển tư tưởng ở Việt nam từ thế kỷ
XIX đến cách mạng tháng tám”, của GS.Trần Văn Giàu, ở đây tác giả đề

cập đến rất nhiều vấn đề. Khi trình bày về phong trào chấn hưng phật
giáo, tác giả đã đề cập đến tình hình xã hội và phật giáo trước khi phong
trào xuất hiện và người đương thời phê bình phật giáo, phê bình phong
trào chấn hưng phật giáo. Tác giả cũng đã đề cập tới những vấn đề tư
tưởng mà cuộc vận động chấn hưng Phật giáo đặt ra. Song phân tích trên
bình diện triết học cũng chưa thật đi sâu. Cho nên có thể nói, từ trước tới
nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về phong trào
này dưới góc độ triết học. Nguồn tài liệu về phong trào chấn hưng phật
giáo chưa được khai thác và sử dụng triệt để.
Điểm qua tình hình nghiên cứu về lịch sử tư tưỏng Việt nam, cho
thấy: 1/ phong trào chấn hưng phật giáo ở Việt nam đầu thế kỷ XX, đã
có một số công trình nghiên cứu, đề cập đến nhưng vẫn chưa đạt tới
khảo cứu một cách toàn diện. 2/ trong các công trình đó do mục đích và
yêu cầu cụ thể của mỗi đề tài, mà mỗi tác giả lại có những cách tiếp cận
rất khác nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích của luận văn là phân tích những vấn đề Triết học được
đưa ra tranh luận rất sôi nổi trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX. Để từ đó thấy được vai trò và ý nghĩa của nó trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:


6
+ Khái quát tình hình chính trị - xã hội và phật giáo Việt nam thế kỷ
XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở đó đi sâu phân
tích sự ra đời và diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giáo ở nước ta.
+ Phân tích một số vấn đề Triết học được đem ra tranh luận trong
phong trào chấn hưng phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Từ đó thấy
được vai trò và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.



4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở lí luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - LêNin, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng và
Tôn giáo.
Luận văn được thực hiên trên cơ sở Phương pháp luận nghiên cứu
của chủ nghĩa Mác – LêNin. Các phương pháp được sử dụng trong luận
văn là Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá
- khái quát hoá, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp lô gíc và
lịch sử…
5. Đóng góp mới của luận văn.
Luận văn đi sâu phân tích một số vấn đề triết học mà phong trào
chấn hưng Phật giáo đặt ra.
Với kết quả đó, tác giả hy vọng luận văn này sẽ góp phần làm sáng
tỏ những đóng góp tích cực của phong trào chấn hưng phật giáo trong
lịch sử tư tưởng Việt nam.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn.


7
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử tư tưởng Việt nam trong các trường
đại học và cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục. Luận văn được kết gồm 2 chương và 4 tiết






8
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
PHONG TRÀO CHẤN HƢNG
PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX:
NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIẾN CỦA NÓ


1.1. Những nguyên nhân của phong trào chấn hƣng phật giáo ở Việt
Nam.
1.1.1. Khái quát tình hình chính trị, xã hội và phật giáo Viêt
Nam thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX
Nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, chúng ta không thể
tách nó một cách siêu hình với những điều kiện Kinh tế, chính trị, xã hội
và tư tưởng nảy sinh ra nó. Chỉ có đặt nó trong những điều kiện đó,
xem xét đánh giá nó trong mối liên hệ, quan hệ tác động qua lại giữa
chúng thì chúng ta mới thấy được tính khách quan, thấy được giá trị và ý
nghĩa của nó.
Vì vậy khi đặt vấn đề nghiên cứu phong trào Chấn hưng Phật giáo ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX. Chúng ta không thể không phân tích tình hình
chính trị - xã hội, đặc biệt là tình hình Phật giáo ở Việt Nam thế kỷ XIX
và những thập niên đầu thế kỷ XX.
Triều Nguyễn, bắt đầu là triều đại của vua Gia Long, cuối Triều
Nguyễn là triều đại của vua Tự Đức, nhìn chung chính sách của Nhà
Nguyễn ở hai thời kỳ này là hạn chế Phật giáo. Nhưng ở vào khoảng
giữa của Triều Nguyễn, đó là Triều đại của vua Minh Mạng và Thiệu
Trị, Phật giáo lại được quan tâm, phát triển.
Như trên đã nói Triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1802, năm thứ 2 của

thế kỷ XIX, một thế kỷ với những biến cố lịch sử dân tộc sôi động, đây


9
là thời kỳ Nho giáo độc tôn, Phật giáo có những bước thăng trầm. Nhà
Nguyễn dành được quyền thống trị là dựa vào thế lực bên ngoài, đã
khiến cho Nhà Nguyễn trở thành Triều đại thống trị hoàn toàn xa lạ,
không gắn bó với dân tộc. Trên thực tế Nhà Nguyễn không có khả năng
để ổn định đất nước. Đối với nhân dân, Triều đình luôn sợ sệt bị chống
đối, bị cô lập, bị lật đổ. Vì thế Nhà Nguyễn lúc này phải thực hiện ngay
một chế độ chuyên chế chưa từng thấy.
Vua quan Nhà Nguyễn trực tiếp nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Gia Long đặt ra lệ “bốn không”. Trên thực tế Nhà Nguyễn rất cần
một học thuyết, một tín ngưỡng có lợi cho chế độ chuyên chế cực đoan,
cho sự tập trung quyền lực về một mối. Nho giáo với hệ thống “Tam
cương”, Ngũ thường,” với tư tưởng coi vua là con trời, vua là đại diện
cho quyền uy và lẽ phải đã đáp ứng được yêu cầu đó. Vì thế mà Nhà
Nguyễn đã ra sức đề cao Nho giáo, tìm mọi cách đưa nho giáo lên vị trí
độc tôn, đồng thời họ cũng ra sức đả kích, bài xích, cấm đoán các tôn
giáo khác như Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo… Triều đại Gia
Long, Thiên chúa giáo có lúc bị cấm đoán, nhà thờ phải phá dỡ, giáo dân
bị cầm tù. Còn Phật giáo là một tín ngưỡng truyền thống không có quan
hệ gì với kẻ ngoại xâm, hơn nữa nó không có ý tranh giành quyền lực
nên đã tránh được cách xử lí theo hình luật của Triều đình. Nhưng Phật
giáo dưới con mắt của Triều đình là có ích hay không có ích, làm cách
nào để điều khiển được nó, nên hạn chế nó hay để nó tự do phát triển….
Tất cả những lẽ đó luôn buộc Nhà Nguyễn phải suy nghĩ, bởi Phật giáo
đã chiếm lĩnh được phần hồn của đại đa số nhân dân. Phật giáo rất có thể
làm cho nhân dân xa rời với những nguyên tắc sống, cách thức cai trị của
Triều đình.

Nhìn một cách tổng thể thì chính sách của Gia Long nói chung là
hạn chế sự phát triển của Phật giáo. Triều đình tăng cường chính sách


10
quản lí số tăng ni, phật tử, bắt họ tham gia nhiều vào công việc xã hội.
Chủ trương của Nhà Nguyễn thời kỳ này là thu hẹp nhà chùa. Họ đặt ra
những quy định ngặt nghèo nhằm giảm bớt việc xây chùa, tô tượng, đúc
chuông, hạn chế tối đa số người dân thao đạo Phật. Vua Gia Long còn
cấm đoán việc xây chùa mới, cấm tô tượng đúc chuông, làm đàn chay.
Trong sách “ Đại nam Thực lục chính biên” có viết: “Gần đây có kẻ
sùng đạo Phật xây chùa triền quá cao, lầu gác rất tráng lệ, đúc chuông, tô
tượng rất đỗi đàng hoàng, làm đàn chay, mở hội hè, nuôi sư, cúng Phật
phí tổn… không sách nào có thể chép hết, cầu phúc báo viển vông đến
nỗi tiêu hao máu mỡ của dân. vậy từ nay về sau chùa quán có đổ nát mới
được tu bổ, còn làm chùa mới, tô tượng, đúc chuông, tổ chức hội chùa
hết thảy đều cấm. Sư sãi chân tu thì Lí trưởng sở tại phải nắm và khai rõ
tính danh, quán chỉ, đem nộp ở quan chấn để biết rõ số lượng”[7,Tr.367].
Song song với việc ban hành các chính sách hạn chế Phật giáo. Nhà
Nguyễn còn tiến hành phê phán gay gắt giáo lí Phật giáo, nhằm đánh đổ
tôn giáo này. Cả vua, quan, đình thần và nhiều nho sĩ tất thảy đều tham
gia vào việc này. Họ nhằm vào Thuyết "Nhân duyên báo ứng" của nhà
Phật, mà cho rằng thuyết này là vô ích, là không thể thực hiện được.
Chiếu của vua Gia Long về “định tiền lệ hương đảng cho dân xã Bắc hà”
nói: Người thờ Phật cốt để cầu phúc báo, sách nhà Phật nói: Người có
duyên được Phật độ, người không duyên Phật chẳng độ. Sách truyện
nói: Thờ cha mẹ chẳng ra gì, ăn chay niệm Phật cũng vô ích, chung với
Vua đến thế dẫu không cúng Phật cũng không sao. Nhờ thế người có
duyên được Phật độ, mà người không duyên Phật độ làm sao được.
Chuộng Phật giáo như Tiêu Diễn mà cũng không giữ được thân, huống

chi là bọn bất trung, bất hiếu không biết Quân Vương là Phật hiện thời,
bỏ cả cha mẹ là Phật sinh thành mà đi cầu Phật vô hình ngoài muôn dặm
để mong cầu phúc. Ngoài tư tưởng trên, Nhà Nguyễn còn cho Phật giáo


11
là một tôn giáo có hại cho đất nước, làm hại cho lễ giáo phong kiến, ảnh
hưởng đến việc thực hiện các giáo điều của nhà Nho.
Quan điểm này kéo sang thời Tự Đức, Tự Đức cũng cấm làm chùa,
tô tượng, đúc chuông, chùa quán có đổ nát thì mới được tu sửa, còn xây
chùa mới, tô tượng, đúc chuông, lập đàn chay… hết thảy đều bị cấm.
Không những thế, Tự Đức còn bắt buộc tách mọi hoạt động của nhà
chùa ra khỏi mọi hoạt động, sinh hoạt của Triều đình.
Luận điểm của Vua Quan thời Gia Long – Tự Đức thì không có gì
mới mẻ, cũng không phải là sự phân tích cặn kẽ sâu xa, nhưng đó là tư
tưởng của những kẻ nắm quyền lực trong xã hội, nên nó cũng có tác
động không nhỏ. Luận điểm đó cùng với những chính sách hạn chế Phật
giáo đã làm cho Phật giáo dưới Thời Gia Long- Tự Đức có phần suy
giảm, mất vị trí trong xã hội, không có điều kiện phát triển. Tăng ni
không được đối xử như trước. Vì thế mà lúc này có người nhận định
rằng Phật giáo Việt Nam bước vào giai đoạn suy đồi.
Nhưng không hẳn như vậy, Triều đại Nhà Nguyễn Vua Quan trong
Triều đình không phải ai cũng bài bác Phật. Vua Gia Long, Vua Tự Đức
thì thường hoài nghi, xa lánh Phật giáo, còn Vua Minh Mạng, Vua Thiệu
Trị thì lại sùng tín Phật giáo. Tại sao lại như vậy?Sở dĩ có điều đó là do:
Thời Gia Long là lúc Triều đại mới được dựng nên, còn gặp nhiều
lực lượng chống đối, nên họ cần phải đề cao ý thức Tôn quân của Nho
giáo. Đến thời Tự Đức là lúc Triều đại suy thoái, nên họ phải quay về
độc tôn Nho giáo để củng cố địa vị và quyền lực.
Giữa thời Gia Long và Tự Đức là Triều đại của Minh Mạng và

Thiệu Trị. Lúc này xã hội tương đối ổn định, để mở mang văn hoá, để
gần gũi trở lại nhân dân với Phật giáo. Minh Mạng và Thiệu Trị đã phải
vượt qua những trở ngại. Trước hết là những thành kiến tông tộc như cho


12
Phật giáo là “dị đoan”, là “không hợp lẽ”, “cho xây chùa triền là tiêu hao
máu mỡ của dân”, sau nữa là những băn khoăn về giáo lí nhà Phật như:
giáo lí nhà Phật không nói tới “trung hiếu”, không đề cao uy quyền của
Thiên tử. Để khắc phục được những trở ngại này là cả một thử thách lớn
đối với Họ. Trong giai đoạn lịch sử dân tộc dưới Triều đại Minh Mạng
và Thiệu Trị, chúng ta thấy có những thay đổi dần trong lời lẽ của họ.
Nếu Minh Mạng đối với Phật giáo đôi lúc còn ngập ngừng, còn phải
thanh minh về việc làm của mình, đến Thiệu Trị, ông đã xem việc chu
cấp cho nhà chùa, tô tượng, đúc chuông, lập đàn chay là những việc làm
tất yếu. Hơn thế nữa Thiệu Trị còn làm thơ ca ngợi cảnh chùa. Ngoài
Vua ra, số Quan lại và Nho sĩ lúc này cũng tin tưởng vào Phật giáo ở
những góc độ khác nhau. Có những Đại thần cũng tự xưng mình là Bồ
tát, là người tu tại gia, Họ cũng chú ý tới việc xây dựng chùa triền, tạo
bia, khắc kinh. Có người thì lấy cảnh chùa làm nơi thăm viếng để thoả
lòng hoà nhập với thiên nhiên, chùa triền là nơi để tâm hồn thanh thoát.
Cũng có những người đồng cảm với giáo lí nhà Phật về cảnh ngộ con
người, về sự giải thoát. Trong số những người có sự đồng cảm với Phật
giáo. Họ đã thể hiện được suy tư của thời đại, tiêu biểu cho nhiều người
và để lại những dấu ấn sâu đậm trong quan niệm của họ về nhân sinh, về
tư duy của người đương thời.
Trong Triều Vua- Quan và các Nho sĩ thời kì Minh Mạng, Thiệu
Trị quan tâm đến Phật giáo như vậy, thì ngoài dân gian việc thay đổi
Triều Đại đã không làm thay đổi tín ngưỡng, niềm tin của họ vào đạo
Phật. Có khi những quy định khắt khe của Triều Đình về việc xây chùa,

tô tượng, đúc chuông, lập đàn chay… đối với dân chúng chỉ có tác dụng
trong thời gian ngắn, trong phạm vi hẹp. Nhưng Sẵn lòng tin vào nơi cõi
Phật, người dân coi việc đóng góp xây dựng chùa triền là một nghĩa vụ,
là sự tự tâm, tự nguyện. Còn nhà chùa thì luôn ghi công của họ vào bia,


13
chuông, phổ hệ và sắm hương hoa cầu khấn khi họ qua đời. Một quan hệ
qua lại giữa niền tin và tín ngưỡng như thế nên tấm lòng từ bi, công đức
của người dân vì thế mà ngày càng tăng thêm. Chính vì những lẽ trên
đây mà thời Minh Mạng, Thiệu Trị chùa triền phát triển thành một hệ
thống đủ loại. Đặc biệt là Kinh đô Huế – nơi tập trung nhân lực, tài lực
của nhà nước, chùa tháp được tu sửa, xây mới rất đồ sộ, tráng lệ. Lực
lượng tăng ni đông đảo, mỗi ngày sư sãi tụng Chư kinh nhật tụng, vô
lượng thọ, Quán vô lượng thọ, A di đà, Diệu pháp liên hoa… ba, bốn lần
(sáng, trưa, chiều, tối). Tình hình trên cho thấy, Phật giáo Thời kì Minh
Mạng - Thiệu Trị là một giai đoạn có những nét riêng về hệ thống chùa
tháp, về tổ chức, về hình thức nghi lễ, về tâm lí tôn giáo Nguyên nhân
của sự khác biệt, nét đặc thù đó là sự tác động của tình hình chính trị xã
hội và chính sách của Triều đình. Phật giáo thời bấy giờ một phần vì
không có ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị, một phần vì có tinh thần
dung hợp, không kì thị tôn giáo nên nó đã không phải là nguyên nhân
đưa tới những “Cấm đạo” của vua Minh Mạng – Thiệu Trị. Trong lịch sử
của mình, Phật giáo Việt Nam thời kì nàyđã làm được nhiều việc, góp
phần quan trọng vào lịch sử phát triển lâu dài của Phật giáo Việt Nam.
Nhìn một cách khái quát về tình hình chính trị - xã hội và Phật giáo Việt
Nam thế kỷ 19 là như vậy.
Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam có những biến động lớn về chính trị,
kinh tế, Văn hoá, tư tưởng. Phật giáo Việt Nam lại có những nét đặc thù
riêng. Bởi vì, Việt Nam lúc này đã trở thành một nước thuộc địa thật sự

của Pháp. Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, Việt Nam có những thay
đổi quan trọng trong kết cấu kinh tế, xã hội và tư tưởng.
+ Về chính trị : Cùng với những biện pháp đàn áp rã man, tàn bạo
các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng của nhân dân ta. Thực


14
dân Pháp còn thực hiện chính sách “chia để trị”, cụ thể chúng chia đất
nước ta thành 3 kỳ, với 3 hình thức cai trị khác nhau.
Nam kỳ là chế độ trực trị, đứng đầu bộ máy công quyền là viên
Thống đốc.
Bắc kỳ là chế độ bảo hộ, đứng đầu là viên Thống sứ.
Trung Kỳ thực chất cũng do người pháp nắm, đứng đầu là viên
Khâm sứ. Nhìn chung quyền lực do người Pháp thâu tóm trong cả nước.

+ Về kinh tế : Tập đoàn tư bản Pháp ở Việt Nam hầu như không
chú ý đến việc mở mang, phát triển công nghiệp nói riêng, kinh tế nói
chung. Chúng triệt để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
của Việt Nam bằng nguồn nhân lực rẻ mạt người Việt. Chúng biến Việt
Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cho chính quốc.
Chúng duy trì hình thức bóc lột phong kiến, bằng nhiều thủ đoạn, bằng
nhiều loại sưu thuế, để tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân Việt Nam.
+ Về Văn hóa : Chúng thực hiện chính sách “ngu dân” gây tâm lý
tự ti vong bản trong nhân dân, khuyến khích đồi phong bại tục, truyền bá
Văn hoá phương Tây.
Phật giáo Việt Nam lúc này ở vào hàng thứ yếu, thậm chí còn bị đả
kích, đạo và đời tách biệt nhau. Mỗi người từ đời đến đạo hay từ đạo trở
về đời là cả một chặng đường khó khăn, phải dũng cảm lắm mới vượt
qua được, nhất là những Phật tử tiến bộ, có tinh thần yêu nước. Người
Phật tử hoạt động cho đời vì đạo, lúc này là phải đứng lên chống lại kẻ

thù xâm lược.
Trước tình hình chính trị - xã hội, tư tưởng và Phật giáo Việt Nam
thời kỳ này như vậy. Với vị trí là người dân mất nước, mất tự do, mất
quyền sống, quyền sáng tạo mọi giá trị. Tăng ni, phật tử trước hết Họ là


15
người dân, nên Họ cũng có những nỗi đau như những người dân khác.
Họ cũng phải đứng lên chống ngoại xâm dành lại những quyền thiêng
liêng ấy. Hệ quả tất yếu là hàng loạt các phong trào như: Đông du, Đông
kinh nghĩa thục, phong trào Duy tân, phong trào truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin, phong trào Chấn hưng Phật giáo…ra đời. Trong số những
chí sĩ lãnh đạo phong trào Đông du và Đông kinh nghĩa thục, chúng ta có
thể thấy rằng : Phan Chu Trinh là người tin tưởng nhiều nhất ở sự đóng
góp của một nền Phật giáo phục hưng. Ông thường hô hào việc chấn
hưng Phật giáo để hỗ trợ cho cách mạng. Có lần trong một buổi họp, sau
khi chuông mới rung, ông lên tiếng: “ Nước Đại nam chúng ta nay sở dĩ
yếu hèn là vì thiếu tinh thần tôn giáo. Tôn giáo luyện cho chúng ta đức
hy sinh, coi nhẹ tính mạng, phá sản vì đạo. Không có tinh thần tôn giáo,
chúng ta không biết cương cường xả thân vì nghĩa, chỉ bo bo giữ cái lối
riêng của mình. Nay bà con thử xét xem đời Trần sao dân tộc ta hùng
dũng như vậy, quân Nguyên lấy cả á, cả Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà
qua đến nước ta thì bại tẩu, nào bị cướp sáo ở Chương Dương, Dương
Độ, nào bị bắt chói ở Bạch Đằng. Như vậy chẳng phải là nhờ đạo Phật ở
ta thời bấy giờ rất thịnh ư, nhờ cái tinh thần tôn giáo của ta ư?" [31 , Tr.
16 ]. “Tinh thần tôn giáo” mà cụ Phan Chu Trinh nói ở đây không phải là
tinh thần Nho giáo mà là tinh thần Phật giáo. Bởi ông đã nhiều lần lên
tiếng cho rằng: Chính Nho học đã làm cho đất nước Việt Nam suy
nhược. Ông có soạn một bài nói về cái tệ của Nho học, nhan đề là “Bất
phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc”[31, Tr.16 ]: kết án chế độ khoa cử.

Ông kết luận là phải bỏ Hán tự, dùng chữ quốc ngữ. Phan Chu Trinh
không phải là nhà nho cố chấp, thấy sao ông nói vậy. Sự tin tưởng của
Ông vào Phật giáo không những bắt nguồn ở nhận thức về khả năng duy
tân ở một xã hội Phật giáo như quốc gia Nhật Bản, mà bắt nguồn ở sự
nhận thức về thời đại cực thịnh Lí - Trần.


16
Bên cạnh các phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục là phong
trào Duy tân đất nước. Những người khởi xướng và nhiệt thành nhất
trong phong trào Duy tân là các nhà nho tân tiến, tiêu biểu như: Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can, Đào
Nguyên Phố, Nguyễn Quyền Họ là những nhà Nho không chỉ có kiến
thức Hán học mà họ còn biết cả tiếng Pháp, đọc thông Văn bạch thoại,
có điều kiện đi khắp Trung- Nam- Bắc, có người sang cả Châu Âu tiếp
thu được những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây. Phong trào yêu
nước diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nội dung chủ yếu là
hô hào,vận động, đoàn kết dân tộc, tuyên truyền tư tưởng tự do bình
đẳng, dân chủ, bình quyền bài trừ những hủ tục lạc hậu. Phong trào vận
động duy tân đất nước đã đưa đến một kết quả có ý nghĩa quan trọng là
thức tỉnh tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng tạo nên một luồng sinh khí
mới.
Một phong trào rất được chú ý, quan tâm xuất hiện vào thời kì này
đó là phong trào truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam dẫn tới
việc thànhlập tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội”
tháng 6 năm 1925, một tổ chức tiền thân cuả Đảng cộng sản Việt Nam
sau này. Đứng đầu phong trào này là nhà cách mạng nhiệt thành, giàu
kinh nghiệm, Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. Chủ nghĩa Mác – LêNin được
truyền bá vào Việt Nam một cách có tổ chức, có hệ thống, đã ảnh hưởng
tới mọi tầng lớp, giai cấp, đặc biệt là giai cấp công nhân, tầng lớp trí

thức yêu nước. Hệ tư tưởng Mác – Lênin dần trở thành hệ tư tưởng chính
thống của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc.
Như vậy, lịch sử dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX, đã có những
thay đổi quan trọng về chính trị – xã hội, văn hoá, tư tưởng…các giai
tầng xã hội phức tạp đan xen, các hệ tư tưởng mới, cũ cùng chung tồn


17
tại. Sự thống trị của thực dân Pháp càng tạo điều kiện cho Thiên chúa
giáo phát triển. Tôn giáo này ngày càng lấn lướt muốn thay thế tôn giáo
bản địa, Phật giáo có nguy cơ bị đẩy lùi và có thể mất chỗ đứng trong xã
hội.
1.1.2. Những nguyên nhân của phong trào Chấn hƣng Phật giáo
Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Những thập niên đầu của thế kỷ XX, Việt Nam có những biến động
lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội. Nho giáo với tư cách là hệ tư
tưởng dân tộc đã bất lực trước yêu cầu mới của sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Nhiều Nho sĩ đã từng đỗ đạt cao bắt đầu lên tiếng phản đối Nho
giáo. Họ không chỉ phê phán, không tin tưởng ở từng cá nhân, mà còn tỏ
rõ thái độ phủ nhận Nho giáo. Họ cho rằng một phần dẫn tới sự mất
nước, sự yếu hèn của dân tộc là có phần trách nhiệm của Nho giáo.
Trước tình hình này, những Nhà Nho có đầu óc duy tân, kể cả tầng lớp
tiểu tư sản, trí thức cũng hoang mang dao động. Họ đã quay lại lục tìm
trong kho tàng di sản tư tưởng truyền thống của dân tộc, của những Triều
Đại huy hoàng trước đó xem cái gì còn dùng được, cái gì đã lỗi thời, lạc
hậu cần bỏ đi. Họ đặt ra câu hỏi, tại sao thời Lý – Trần Việt Nam thịnh
vượng như thế? Phải chăng các Triều đại ấy Phật giáo được coi trọng;
với hy vọng tìm ra cơ sở, nền tảng tư tưởng, đạo lí, phương thức vận
động, thức tỉnh quần chúng nhân dân, đa số những Nhà Nho tân tiến đã

tìm đến Phật giáo, coi Phật giáo như chỗ dựa tinh thần.
Một nguyên nhân nữa phải kể đến ở đây. Đó là vào cuối năm 1925
đầu năm 1926 đạo Cao Đài ra đời, hoạt động rầm rộ, thu hút được đông
đảo quần chúng nhân dân ở các tỉnh Nam bộ. Đạo Cao Đài là sự kết hợp
giữa Phật giáo với đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên chúa gọi tên là Đại đạo
tam kỳ phổ độ. Đạo Cao Đài ra đời làm cho ở nhiều địa phương, Phật
giáo mất tín đồ, mất cả chùa triền, các nhà sư đều phản ứng, các nhà Phật


18
học bất mãn dữ dội. Bên cạnh đó, đạo Cao Đài vừa như sự thách thức,
vừa với tư cách như một tôn giáo thay thế sự chi phối xã hội của đạo
Phật chính thống. Đạo Cao Đài còn lớn tiếng khẳng định rằng: Các tôn
giáo truyền thống (bao gồm cả đạo Phật) đều đã hư hỏng, nên “Đại đạo
tam kỳ phổ độ” mới nảy sinh. Theo đà này nếu đạo Phật không có sự
thay đổi (chấn hưng) thì mất hết quần chúng, mất hết tín đồ và có nguy
cơ mất chỗ đứng trong xã hội. Muốn đương đầu với đạo Cao Đài thì các
Phật tử phải làm sao đây? Điều chắc chắn là có nhiều cái lâu nay lưu tệ
trong cửa Phật không thể chối cãi được mà cần phải chỉnh đốn, cần phải
chấn hưng. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tôn giáo mới được tách ra từ đạo
Phật truyền thống. Có những tôn giáo mới ra đời trên cơ sở sử dụng một
số yếu tố của Phật giáo pha trộn với một số yếu tố của các tôn giáo khác
như: đạo Tin Lành, đạo Phật Đường, đạo Minh Sử, đạo Phật Thầy Đây
là những tôn giáo mới xuất hiện ở Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.
Đầu thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam đang trên đà suy đồi. Nhiều
nhà sư, cư sĩ lúc bấy giờ thấy được điều đó cũng phải kêu lên. Chẳng hạn
cư sĩ Thanh Quang viết : “Xứ ta, những hạng người xuất gia vào chùa
phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhập tâm
cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám khác, cũng tràng hạt, cũng cà

xa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì có khác nào người trần tục”[47,
Tr.15]. Còn cư sĩ Khánh Vân thì phải thốt lên rằng: “Có kẻ mượn Phật
làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu thọ trì, sóc vọng, xám hối
như ai, nhưng lại thủ dị cầu kì, học thêm bùa ngải, luyện roi thần làm
bạn với thiên linh, khi ông lên, lúc bà xuống, ngáp ngắn, ngáp dài thù
phu niệm chú, gọi là cứu nhân độ thế. Nhưng thực chất là lợi dụng lòng
mê muội của thiện nam, tín nữ mở lòng tham vơ vét – bảo sao chẳng suy
đồi – làm tấm bia cho các nhà duy vật mỉa mai”[17, Tr.15]. Tất nhiên


19
những lời lẽ trên đây có phần quá khích hoặc với mục đích nhằm thúc
dục nhanh hơn nữa nhu cầu phải chấn hưng Phật giáo. Nhưng thực tế
trong thời kì này ở khắp 3 miền, Trung - Nam -Bắc vẫn có những vị cao
tăng tiếp tục duy trì mạch Phật pháp với những đạo tràng lớn. Ví dụ:
Ở trong Nam có Thiền sư Từ Phong duy trì đạo tràng Giác Hải ở
Chợ Lớn. Ông vẫn đều đặn mở lớp giảng dạy Phật pháp cho tăng ni
trong vùng, tổ chức khắc ván, in kinh và khuyến khích việc phiên dịch
Kinh Phật ra chữ quốc ngữ. Chính Ông dịch ra quốc ngữ và cho xuất bản
bộ “ Quy nguyên trực chỉ ”. Thiền sư Khánh Hoà trụ trì ở chùa Tiên Linh
(Bến Tre), Ông đã xây dựng nơi đây thành một đạo tràng lớn, rất có uy
tín ở vùng Tây Nam Bộ. Dưới sự chỉ đạo của Thiền sư Chí Thành ở chùa
Phi Lai (Châu Đốc), hàng năm có hàng trăm tăng ni theo học, còn có cả
một trường riêng cho nữ giới, mỗi khoá có hàng trăm ni sinh.
Ở miền Trung có Thiền sư Tuệ Pháp nổi tiếng uyên thâm giáo điển,
Ông thường quy tụ những tăng già ưu tú của Kinh đô, về châu Thiên
Hưng để đàm luận, giảng dạy Kinh luận. Chùa Thập Pháp ở Bình Định
là một trung tâm Phật học nổi tiếng nhờ sự có mặt của Thiền sư Phước
Huệ, học vấn uyên thâm về Phật pháp của ngài lừng lẫy cả miền Trung,
đã khiến cho dư luận quốc dân khắp nơi quy ngưỡng.

Ở miền Bắc có Thiền sư Thanh Hạnh, một vị tôn túc được quốc dân
sùng kính chủ trì đạo tràng Vĩnh Nghiêm. Năm nào Ngài cũng quy tụ
tăng sĩ về đây để giảng dạy Phật pháp. Chùa Bà Đá ( Linh Quang Tự)
cũng duy trì một đạo tràng lớn, mỗi năm đạo tràng này quy tụ hàng trăm
tăng sĩ về kết hạ và học tập giáo điển. Thiền sư Đỗ Văn Hưng chủ trương
khắc bản, in thêm kinh sách, kể cả những Kinh lớn như Đại Bảo Tích.
Còn nhiều cao tăng và những đạo tràng khác nữa chưa kể hết được, đã
tạo nên một nền tảng xã hội và giáo hội cần thiết cho một cuộc chấn
hưng Phật giáo. Những cao tăng ở những đạo tràng lớn, những bậc tôn


20
túc trong cả nước, cùng các Nho sĩ, các trí thức trẻ đều chung một chí
hướng, mong muốn canh tân Phật giáo nước nhà trước những yêu cầu
mới của đất nước.
Một nguyên nhân nữa: Phong trào chấn hưng Phật giáo là một
phong trào mang tính Quốc Tế. Thời kì những thập niên đầu thế kỷ XX,
phong trào Chấn hưng Phật giáo được khở đầu ở Ân Độ (nơi quê hương
của Đức Phật) rồi lan sang Trung Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt ở Trung
Quốc phong trào chấn hưng Phật giáo nảy sinh và phát triển mạnh mẽ ở:
Nam Kinh, Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu .Tiếng vang của nó
vang ra khắp Châu á, sang tận Châu Âu với những khẩu hiệu “Cách
mạng giáo lí - Cách mạng giáo hội”. Nhiều viện nghiên cứu Phật học,
nhiều trường đào tạo tăng đồ, nhiều sách báo được xuất bản. Trong đó có
tạp chí “ Hải triều âm” được rất nhiều học giả, các phật tử Việt Nam hâm
mộ. ở Trung Quốc, những hoạt động sôi nổi của các nhà sư, nhất là Hoà
Thượng Thái Hư, đã truyền sang Việt Nam làm nức lòng những người
yêu thích đạo Phật. Giới phật tử Việt Nam tìm được ở đó những lời động
viên, những kiến thức mới, những lời giải thích mới, về kinh điển Phật
giáo. Đồng thời giới phật tử Việt Nam cũng lấy đó làm cơ hội để nhìn

nhận lại mình, từ đó đi đến nhất trí, thống nhất quyết tâm đẩy nhanh
những tư tưởng đã nung nấu bấy lâu nay thành phong trào công khai.
Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ đã làm
động lực thúc đẩy phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.
Nguyên nhân rất quan trọng thúc đẩy sự ra đời phong trào chấn
hưng mà không thể không nói tới đó là, Việt Nam đầu thế kỷ XX, những
đòi hỏi cải cách, đổi mới trong sinh hoạt Phật giáo đồng thời là sự vận
động của dân tộc, là xu hướng đi tới của đất nước. Nếu không thấy được
điều này thì sẽ không hiểu được vì sao khi phong trào nổi lên đã diễn ra


21
một cách liên tục, trên nhiều phương diện, thu hút nhiều người tham gia,
kéo dài nhiều năm và đưa tới những kết quả bất ngờ.
Nhờ những động lực này mà ý kiến chấn hưng Phật giáo ở Việt
Nam được trình bày đi trình bày lại trên các báo và trên các diễn đàn từ
1926–1927 đến 1930–1931 mà vẫn chưa đem lại kết quả nào. Tại sao lại
như vậy? Bởi vì : Thực dân Pháp và triều đình Huế không muốn cho
người Việt Nam tự tổ chức, dù là tổ chức một phong trào tôn giáo, nếu tổ
chức ấy chúng không kiểm soát được một cách chặt chẽ.
Vào những năm 1930-1931, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nổi lên
cao trào cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương đã làm điên đảo thực dân Pháp và triều đình Huế.
Trước tình hình này, thực dân Pháp nhận thấy, đồng thời với sự đàn áp
phong trào cách mạng bằng vũ lực, còn có thể sử dụng thêm cả vũ khí
tinh thần. Vì vậy, Thống Đốc Nam Kỳ cho Commy Trấn đứng ra chủ
chương thành lập “Hội nghiên cứu Phật học” và tờ tạp chí “Từ bi âm” ra
đời từ tháng riêng năm 1932. Rồi tháng 6 năm 1933, tờ nguyệt san “viên
âm” ra đời ở Huế là cơ quan nghiên cứu của Hội Phật học Trung kỳ.
Tháng 11 năm 1934, Hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập do Tổng đốc

Hoàng Trọng Phu và Tổng đốc Nguyễn Năng Quốc đứng đầu. Năm 1935
tạp chí “Đuốc Tuệ” ra đời, là cơ quan tuyên truyền của hội. Nhưng dù ở
đâu (Bắc, Trung, Nam) các hội Phật giáo vừa kể trên đều do Thống đốc,
Khâm sứ, Thống sứ và một số quan chức của Pháp và của triều đình Huế
làm chủ tịch hay hội viên danh dự. Tuy nhiên, các hội Phật giáo ra đời từ
1932 đến 1934 ở cả ba kỳ không phải chỉ do ý đồ của Pháp và triều đình
Huế, trên thực tế một số phật tử Việt Nam cũng đã “tương kế, tựu kế” để
thực hiện việc Chấn hưng Phật giáo, tập hợp tín đồ. Trong số những
nhân vật kể trên, không phải ai ai cũng làm theo ý đồ của Pháp. Nhưng
lúc này, rõ ràng là ngay những người thật tâm huyết với Phật giáo cũng

×