Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Lý thuyết tổ chức định mức cô Uyên NEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.68 KB, 21 trang )

CHƯƠNG 1: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Mức lao động: lượng hao phí TGLĐ hợp lý nhất để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hay hoàn
thành một khối lượng đơn vị nhất định, đảm bảo cho chất lượng theo quy đinh, trong điều
kiện TCKTLĐ nhất định.
Điều kiện TCKTLĐ gồm:
- Sức lao động : yếu tố động
- Công cụ LĐ
- Nguyên nhiên vật liệu
- Điều kiện lao động: 5 nhóm (Tâm sinh lý lao động, vệ sinh phòng bệnh, thẩm mỹ của LĐ,
Tâm lý XH, Chế độ làm việc nghỉ ngơi. )
Các dạng (7)
- Mức thời gian (Mtg)
- Mức sản lượng (Msl)
- Mức phục vụ (Mpv)
- Mức biên chế (Định biên) (Mbc)
- Mức quản lý
- Mức tương quan
- Mức LĐ tổng hợp
(1) Mức thời gian: lượng thời gian lao động hao phí được quy định cho 1 hoặc 1 nhóm NLĐ
có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ Sp hoặc 1 khối lượng công việc với
điều kiện TCKTLĐ nhất định.
Mtg = Tổng thời gian hao phí/số lượng thành phẩm sản xuất ra trong thời gian đó
(2) Mức sản lượng là số sản phẩm (khối lượng CV) quy định cho một hoặc một nhóm người
LĐ có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng với tiêu
chuẩn chất lượng trong những Điều kiện TCKTLĐ nhất định.
Msl: T (thời gian tính theo mức sản lượng: tháng-ngày-năm)/Mtg
(3) Mức phục vụ: Sô lượng máy, đầu kéo, gia súc, diện tích sản xuất quy định cho 1 hoặc 1
nhóm NLĐ có nghiệp vụ, trình độ thích hợp, phải phục vụ trong những điều kiện TCKTLĐ
nhất định, công việc ổn định và lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ.
(4) Mức biên chế: số lượng LĐ có trình độ nghiệp vụ thích hợp thích hợp có quy định chặt
chẽ để thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy quản lý nhất định.




Áp dụng với CV đòi hỏi hoạt động phối hợp của nhiều người mà KQ không tách riêng cho
từng người.
(5) Mức quản lý: là số lượng cho 1 người quản lý phụ trách, hay số lượng cấp dưới do 1
người lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý
(6) Mức tương quan: Lượng CNV của trình độ lành nghề này hay chức vụ này khớp với 1
người của trình độ lành nghề khác hay chức vụ khác trong những ĐKTCKT nhất định.
(7) Mức LĐ tổng hợp: tổng lượng lđ hao phí ( lđ công nghệ, lđ phục vụ, lđ quản lý ) quy
định cho 1 đơn vị sp.
Định mức lao động
Nghĩa hẹp: xd 7 loại mức trình bày ở trên cho tất cả các cv phù hợp với từng loại công việc,
2 nhóm phương pháp:
+ Định mức thống kê kinh nghiệm: là cách xây dựng mức thiếu căn cứ khoa học, không dựa
trên cơ sở phân tích một cách khoa học những ĐKTCKT của sx để áp dụng phương pháp
khoa học vào định mức mà dựa trên kinh nghiệm chủ quan của cán bộ định mức, quản đốc
hoặc các số liệu thống kê thời kỳ đã qua.
+ Định mức kỹ thuật lao động: là xây dựng các mức dựa trên cơ sở nghiên cứu 1 cách khoa
học QTSX của DN để quy định những đk hoàn thành sp hay chi tiết của sp trên cơ sở các
DKTCKT của DN.
Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung của ĐMKTLĐ
Đối tượng:
- Nghiên cứu quá trình TGLĐ của NLĐ: quá trình sản xuất
- Nghiên cứu phương pháp để định mức lao động
Tìm những biện pháp nhằm sử dụng hợp lý hóa lưu động sống và nguồn lực của tổ chức
Nhiệm vụ:
- Xây dựng và áp dụng các Mức LĐ hợp lý vào sản xuất
- Kiểm tra và xem xét những điều kiện SX cụ thể, kinh nghiệm SX tiến tiến
Nội dung:
- Phân chia quá trình SX thành các bộ phận, xác định kết cấu và trình tự hợp lý để thực hiện

các bộ phận BCV
- Nghiên cứu đầy đủ các khả năng SX, công tác NLV (TC&PVNLV) tình hình sử dụng máy
móc thiết bịm LĐ


- Tiến hành khảo sát TGLV, tìm nguyên nhân lãng phí
- Đề xuất các biện pháp về TCKT đẻ cải thiện NLV
- Tổ chức áp dụng các MLĐ trung bình tiên tiến, thường xuyên theo dõi kiểm tra có biện
pháp sửa đổi các mức không phù hợp.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
1. Nhóm các pp tổng hợp
Xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích của BCV và ĐKTCKTLĐ để
hoàn thành nó, TG hao phí được quy định chung cho toàn bộ BCV => áp dụng cho đm thống
kê kinh nghiệm.




PP thống kê: xđ mức dựa vào tài liệu thống kê thời gian hao phí để hoàn thành BCV và
NSLĐ của thời kỳ trước do Quản đốc, quản lý trực tiếp thống kê.
PP kinh nghiệm: Xác định dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ cán bộ, lãnh đạo hoặc cán
bộ định mức.
PP dân chủ bình nghị: Dựa vào mức dự kiến của cán bộ định mức thống kê kinh
nghiệm và sự thảo luận của công nhân để rq quyết định về mức lựa chọn.

Thực tế hay sử dụng kết hợp PP 1 và 2: PP thống kê – kinh nghiệm: phương pháp định mức
từ 1 BCV nào đó dựa trên cơ sở số liệu thống kê về NSLĐ của NLĐ thực hiện BCV ấy kết
hợp kinh nghiệm của cán bộ định mức, quản đốc phân xưởng, nv kỹ thuật để quyết định.
Các bước tiến hành:
B1: Thống kê NSLĐ (Tg hao phí) các công nhân làm CV cần định mức

B2: Tính NSLĐ trung bình W
B2: Tính NSLĐ trung bình tiên tiến Wtt
B4: Kết hợp Wtt với kinh nghiệm của cán bộ định mức quản đốc, nv kỹ thuật
Ưu điểm:
+ Tương đối đơn giản, tốn ít công sức
+ Có thể xây dựng đc hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn.
 Nhược điểm:
+ Không phân tích được tỉ mỉ năng lực sản xuất, các điểu kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể.
+ Không nghiên cứu và sử dụng được tốt những pp sản xuất tiên tiến của công nhân.
+ Không xây dựng đc các hình thức tổ chức lao động hợp lý trong doanh nghiệp, do đó không
động viên đc sự phát huy sáng kiến của công nhân.


2. Nhóm các pp phân tích
Đây là nhóm các pp đmlđ có căn cứ khoa học kỹ thuật, gọi tắt là các pp đm kỹ thuật lđ.
ĐMLĐ có căn cứ kỹ thuật là pp đm dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi


làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm
sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, hợp lý và sử dụng triệt để
những khả năng sản xuất nơi làm việc.
a. Pp phân tích tính toán
- Là pp định mức kỹ thuật lđ dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố
ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian
để tính mức thời gian cho bược công việc.
- Quy trình:
+ Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về lao động cũng như về
mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ
phận tiên tiến nhất để có kết cấu bước công việc hợp lý.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước

công việc để trên cơ sở đó, xác định trình độ lành nghề của công nhân cần có máy móc dụng
cụ, chế độ làm việc, tổ chức phục vụ nơi làm việc ra sao cho hợp lý.
+ Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời gian tính hao phí thời gian cho
từng bộ phận của bước công việc. Tổng cộng các loại hao phí thời gian này, ta được những kỹ
thuật thời gian cho cả bước công việc.
- Ưu điểm: nhanh và chính xác.
- Nhược điểm: phụ thuộc vào tài liệu tiêu chuẩn các loại thời gian; cán bộ định mức lao
động phải nắm vững nghiệp vụ và thành thạo về mặt kỹ thuật.
b. Pp phân tích khảo sát
- Là pp định mức kỹ thuật lđ dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố
ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng
thời gian của công nhân ở ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc.
- Quy trình:
+ Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về mặt lao động cũng như
về mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những
bộ phận tiên tiến để có kết cấu công việc hợp lý.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận bước công
việc để trên cơ sở đó, xác định trình độ lành nghề mà công nhân cần có, máy móc thiết bị cần
dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức phục vụ nơi làm việc hợp lý nhất.
+ Tạo ra điều kiện tổ chức kỹ thuật như đúng đã quy định ở nơi làm việc và chọn công nhân
đã nắm vững kỹ thuật sản xuất, có thái độ lao động đúng đắn, cho làm thử, khi công nhân đã
quen tay, năng suất lao động ổn định thì cán bộ định mức khảo sát hao phí thời gian của công
nhân ở ngay tại nơi làm việc bằng chụp ảnh và bấm giờ.
- Ưu điểm:
+ Mức lao động đc xây dựng chính xác
+ Tổng kết đc những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân, cung cấp được tài liệu để
cải tiến tổ chức lđ và xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động đúng đắn.
- Nhược:
+ Đòi hỏi nhiều thời gian, cán bộ định mức phải thành thạo nghiệp vụ
+ Chỉ áp dụng được trong sản xuất hàng loạt và hàng khối.



Pp so sánh điển hình
Là pp định mức lđ bằng cách so sánh với các mức của bước cv điển hình.
Quy trình:
+ Phân tích các bước công việc phải hoàn thành ra từng nhóm theo những đặc trưng nhất định
về kết cấu và quy trình công nghệ. Trong mỗi nhóm, chọn một (hoặc một số) bước công việc
tiêu biểu cho nhóm gọi là bước công việc điển hình (có tính chất hay lặp lại nhất)
+ Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý cho bước công việc điển hình.
+ Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng pp phân tích tính toán
hay phương pháp khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của bước công việc điển hình ký hiệu là
Mtg1 và Msl1
+ Xác định hệ số đổi (Ki) cho các bước công việc trong nhóm với quy ước: hệ số của bước
công việc điển hình (K1)=1, thì:
Ki<1 nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó thuận lợi hơn bước công
việc điển hình.
Ki>1 nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó khó khăn hơn bước công
việc điển hình.
+ Căn cứ vào mức của bước công việc điển hình và các hệ số đổi, ta tính mức kỹ thuật lao
động cho mỗi bước công việc trong nhóm (Mtgi và Msli) bằng cái công thức:
Mtgi = Mtg1 * Ki
c.
-

ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
QLSX
Với công thức tiền lương/ tiền công
Ltt = ĐGxQtt
ĐG = Lcbcv/Msl = Lcbcv x Mtg
ĐG phụ thuộc 2 yếu tố:

- TLcbcv: là yếu tố tương đối tĩnh
- Msl (Mtg) là yếu tố động, xác định chính xác, tạo điều kiện trả công theo lao động công
bằng.
Nếu mức lao động < khả năng thực tế. ĐG cao giả tạo, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Nếu mức lao động > khả năng thực tế, ĐG thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ, lâu dàu 
làm phát sinh tranh chấp LĐ.
Với NSLĐ và hạ giá thành sp :
Với tăng NSLĐ:
Áp dụng mức là quá trình nghiên cứu tính toán và giải quyết các yêu cầu về mặt kỹ thuật sắp
xếp NLĐ, các yếu tố để đảm bảo cho NLĐ có điều kiện thuận lợi để tiến hành công việc làm
tăng NSLĐ.


Với giảm giá thành SP:
Z = VL (Chi phí NVL) + TL + TP (Chi phí khác)
Z = VL (tương đối tĩnh) + (TLcbcv x Mtg)x(1 + a/100)
a : tỷ lệ % chi phí khác so với tiền lương Z
Z phụ thuộc chủ yếu vào nhóm (TLcbcv x Mtg)x(1 + a/100)
Giảm Mtg  giá thành giảm xuống.
VD: VL = 35000/sp Mtg = 15h/sp Lcbcv = 3000/h a = 33,8%
Z = 95210/sp
(TLcbcv x Mtg)x(1 + a/100)/Z = 0,63
63% của Z phụ thuộc vào Mtg hay chất lượng của công tác định mức
Giả sức Mtg giảm 2h  Z giảm bao nhiêu % so với Z cũ.
(TLcbcv x Mtgmới)x(1 + a/100) mới = 52188/sp
Z mới = 87188/sp  % giảm Z = (87188-95210)/95210x 100% = 8,425
Quan hệ giữa giảm mức thời gian với giảm Z
A% là tỷ trọng tiền lương và chi phí khác trong Z
A = (TL + TP)/Z x 100 = (TLcbcv x Mtgmới)x(1 + a/100)
x% là tỷ lệ giảm Mtg thì tỉ lệ hạ Z (B%) do Mtg giảm x%

B = xA/100
Với công tác KHH NNL trong DN:
D = MtgQ/Tn
D: nhu cầu LĐ trong năm (K đổi)
Q: Khối lượng sp cần sản xuất (K đổi)
Tn: quỹ thời gian LĐ trong năm của NLĐ (k đổi)
Với tổ chức LĐ khoa học:
*Với PC&HTLĐ:


Muốn phân công LĐ cần biết khối lượng công việc cần thực hiện, tính chất phức tạp của mọi
loại công việc, yêu cầu về mặt kỹ thuật của công việc.
Mức LĐ đã thể hiện cả mặt số lượng và chất lượng công việc cần hoàn thành, nên là cơ sở
đầu tiên để phân công lao động.
Thông qua nghiên cứu kết cấu hao phí thời gian làm việc, giúp xác định được việc bố trí LĐ
phù hợp, xác định được các hình thức PCLĐ hợp lý.
Căn cứ vào mức LĐ để tính toán nhu cầu LĐ trong từng nghề, xác định được tỷ lệ số LĐ làm
việc ở từng bộ phân theo đúng nhu cầu.
Về mặt thời gian dựa vào các mức LĐ để biên chế tổ nhóm phù hợp với yêu cầu phục vụ của
từng đơn vị, thiết bị, NLV phù hợp với số ca làm việc trong 1 ngày đêm.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐMLĐ
1. Đưa mức vào sản xuất:
*Mục đích:
- Kiểm tra chất lượng của mức và có kế hoạch và biện pháp điều chỉnh sửa đổi mức cho phù
hợp với tình hình thực tế.
- Phát huy tối đa tác dụng của công tác định mức
*Yêu cầu:
- Các mức đưa vào sản xuất phải là các mức trung bình tiên tiến
- Phải đảm bảo các đk TCKT như đã dự kiến tỏng Quá trình xây dựng mức
- Thực hiện tốt công tác đào tạo NLĐ

- Có cơ chế khuyến khích người hoàn thành vượt mức ( lương theo sp, theo NSLĐ )
*Điều kiện:
- Các mức sau khi tính toán cần có sự phê duyệt của hội đồng định mức
- Phải thực hiện đầy dudur các đk TCKT như đã quy định khi tiến hành xây dựng mức
- Phải đào tạo NLĐ: thực hiện mức về các mặt:
- Giới thiệu quy trình công nghệ
- Huấn luyện các thao tác, động tác
- Hướng dẫn, giới thiệu các kinh nghiệm làm việc, những sáng kiến cải tiến.
- Huấn luyện các biện pháp ATLĐ, BHLĐ
2. Thống kê, phân tích , đánh giá tình hình thực hiện mức.


*Mục đích:
- Nắm được tình hình thực hiện mức của NLĐ theo tháng quý năm
- Biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng không hoàn thành mức
- Phát hiện ra những mức lạc hậu cần sửa đổi.
- Phát hiện những bất hợp lý trong tiền lương théo sp.
*Thống kê:
- Xây dưng các sổ sách, phiếu biểu để ghi chép lại tình hiện mức gồm:
- Bảng chấm công
- Tài liệu theo dõi NSLĐ
- Tài liệu ghi chép tình hình sd thiết bị vật tư
- Tài liệu ghi chép về TG làm việc trong ca
- Tài liệu ghi chép thống kê về tiền lương
*Phân tích tình hình thực hiện mức:
- Tỷ lệ Cv được định mức trên tổng số loại công việc có khả năng định mức
- Tỷ lệ mức có căn cứ khoa học/tổng số các mức LĐ
- Tỷ lệ NLĐ làm việc có mức/tổng số NLĐ của tổ chức
- Tỷ lệ NLĐ hoàn thành mức/tổng số NLĐ thực hiện có mức
- Tỷ lệ hoàn thành mức.

*Sửa đổi mức:
- Xem lại mức theo kế hoạch từ 3 đến 6 tháng hay 1 năm theo KHSX của DN (Thị hiếu của
thị trường, tính thời vụ của sp): trong các trường hợp:
- Xác định mức sai, mức lạc hậu dựa vào chỉ tiêu định mức, thường tỷ lệ số lao động vượt
mức > 20% thì xem là mức lạc hậu
+ Mức sai: khi xây dựng mức không tính đủ, tính đúng các đk TCKT, NLĐ thực hiện thường
cao hay thấp so với thực tế.
+ Mức lạc hậu: những mức không còn phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện nó do có sự
thay đổi kỹ thuật, công nghệ, tổ chức và trình độ NLĐ.
- Tính tỷ lệ về mức thu nhập giữa NLĐ làm việc có mức với làm việc không có mức
- Xem xét mức sai: việc sử dụng thời gian không hợp lý, số người không đạt được mức quá
thấp hoặc quá cao.
- Đến thời hạn mức quy định tạm thời đã hết.


*Lưu ý:
Cần có cơ chế kích thích thỏa đáng để động viên NLĐ làm việc với mức có chất lượng cao
(có đơn giá hoặc thưởng cho người làm theo mức có căn cứ khoa học, hoặc phấn đấu tăng
Msl hoặc giảm Mtg)
CHƯƠNG II: TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG
Khái niệm:
Tiêu chuẩn để định mức lao động: là những đại lượng hao phí thời gian quy định để thực hiện
hoàn thành những bộ phận của bước công việc trong điều kiện tổ chức – kỹ thuật xác định,
dùng để tính các mức có căn cứ kỹ thuật.
Chất lượng của tiêu chuẩn để định mức lao động quyết định chất lượng của các mức lao động
có căn cứ kỹ thuật. Mặt khác, mức thời gian có căn cứ kỹ thuật là cơ sở để lập kế hoạch sản
xuất, tính số lượng công nhân và quỹ tiền lương, tính năng lực sản xuất của thiết bị và giá
thành sản phẩm. Vì vậy, mức độ chính xác của tiêu chuẩn không chỉ ảnh hưởng đến chất
lượng của mức mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của việc tính toán các chỉ tiêu trên.
Ý nghĩa:

-

-

Là cơ sở để xây dựng mức lao động có căn cứ kỹ thuật nhanh chóng, đảm bảo độ chính
xác và có tính áp dụng thống nhất ở quy mô lớn.
Là một phương tiện quan trọng để áp dụng vào sản xuất những chế độ làm việc của thiết
bị có năng suất cao, áp dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học công nghệ.
Xây dựng và áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn trong doanh nghiệp là biện pháp thúc đẩy các
doanh nghiệp vươn lên trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động tiên tiến, do đó đảm
bảo không ngừng nâng cao năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng
cạnh tranh.
Xây dựng và áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn trong oanh nghiệp là biện pháp quan trọng để
cải tiến công tác định mức, thay dần các mức thống kê kinh nghiệp bằng những mức có
căn cứ kỹ thuật. Đây cũng là những cơ sở để nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức
lao động và kích thích vật chất đối với người lao động.

Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động:
-

-

Phải phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học – kỹ thuật, những kinh
nghiệm tiên tiến của tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. Đồng thời tiêu chuẩn còn phải
thể hiện được những phương pháp làm việc tiên tiến của những công nhân có nhiều sáng
kiến cải tiến kỹ thuật và có năng suất lao động cao.
Phải đảm bảo mức độ chính xác và mức độ tổng hợp phù hợp với từng loại hình sản xuất,
kinh doanh.
Phải tính toán đầy đủ và chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian của bước công
việc và các bộ phận hợp thành của bước công việc.



-

Phải tính đến những điều kiện tổ chức – kỹ thuật cụ thể, đặc điểm của quy trình công nghệ
và của loại hình sản xuất, kinh doanh.
Phải bao gồm những phương án công nghệ phổ biến và đặc trưng nhất, những thông số
chủ yếu phản ánh mức đạt được của số đông, không phải của cá biệt.
Phải đơn giản và thuận tiện khi sử dụng tính mức lao động.

Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn thời gian và mức thời gian:
ND
Khái
niệm

Mức thời gian
Tiêu chuẩn thời gian
Đại lượng thời gian cần thiết được quy định để hoàn Là những đại lượng quy định
thành một công việc (bước công việc, một sản phẩm, về thời gian dùng để định mức
một chức năng) đối với một công nhân (một nhóm cho những công việc làm bằng
công nhân) của một nghề nào đó, có trình độ thành tay hoặc bằng những phần làm
thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc bằng tay của bước công việc
phải thực hiện trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, được thực hiện trên các thiết
sản xuất nhất định.
bị khác nhau
Cách Từ việc tổng hợp các tiêu chuẩn thời Được xây dựng trên cơ sở số liệu của những
xác
gian để thực hiện từng bộ phận của cuộc khảo sát tiến hành ở những phân xưởng sản
định bước công việc
xuất với điều kiện tổ chức và kỹ thuật sản xuất

hợp lý.
Nội
Mức thời gian là đại lượng quy định để hoàn Tiêu chuẩn thời gian là đại lượng quy
dung thành một công việc (bước công việc, sản định để hoàn thành một bộ phận của
phẩm, chức năng).
bước công việc.
Kết
Đặt ra cho cả bước công việc để quản lý từng Chỉ cho từng loại thời gian.
cấu
loại công việc nhất định.
Tác
Mức thời gian có căn cứ kỹ Là cơ sở để xây dựng định mức có căn cứ kỹ thuật
dụng thuật là cơ sở để lập kế hoạch nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác và có áp dụng
sản xuất, tính số lượng công thống nhất ở quy mô lớn.
nhân và quỹ tiền lương, tính
năng lực sản xuất của thiết bị Tiêu chuẩn thời gian không dùng để tính đơn giá sản
và giá thành sản phẩm
phẩm vì nó quá nhỏ, vì còn có thời gian nghỉ ngơi,
những thời gian khác không xây dựng được tiêu chuẩn
Phạ
Áp dụng cho các Chỉ liên quan khi phân ra từng bộ phận công việc áp dụng được
m vi bước công việc trong nhiều doanh nghiệp, trong nhiều ngành sản xuất khác nhau
áp
giống hệt nhau.
(do nó có cùng một chi tiết giống nhau).
dụng
4. Phân loại tiêu chuẩn:
*Theo ND sử dụng chia thành
- Tiêu chuẩn chế độ LV của thiết bị là những đại lượng quy định về các thông số của chế độ
gia công hợp lý dùng để tính mức thời gian chính (Máy, tay máy)



T = L/Sp
L: chiều dài bề mặt gia công
Sp: bước tiến của dao cắt (dao cắt chạy được 1 vòng thì tiến được 1 lượng)
- Tiêu chuẩn thời gian đại lượng quy định về thời gian dùng để định mức cho những BCV
làm = tay, hoặc những phần làm
- Tiêu chuẩn phục vụ: đại lượng hao phí quy định cho Phục vụ 1 đơn vị thiết bị, một NLV,
một đội SX
- Tiêu chuẩn biên chế: quy định tổng số NLĐ cần thiết để hoàn thành 1 chức năng hoặc một
đơn vị khối lượng CV – Vd: nhà hàng, khách sạn
*Theo kết cấu chia thành;
- Tiêu chuẩn bộ phận: Đại lượng hao phí, thời gian quy định cho từng thao tác của BCV
- Tiêu chuẩn tổng hợp: đại lượng hao phí thời gian quy định cho những yếu tố CV lớn hơn
như tổng hợp thao tác BCV


Tiêu chuẩn bộ phận hay được sử dụng hơn vì dễ hơn và có sự tương đồng

*Theo phạm vi sử dụng chia thành
- Tiêu chuẩn doanh nghiệp: tiêu chuẩn chỉ dùng để định mức cho những loại công việc riêng
biệt của DN do không thể dùng tiêu chuẩn ngành hay thống nhất
- Tiêu chuẩn ngành: tiêu chuẩn xác định mức trong phạm vi ngành (do ngành tự xây dựng
hoặc nhà nước xây dựng áp dụng chung)
VD: ngành dầu khí, may mặc, xây dựng tự xây dựng theo chuẩn riêng của ngành
- Tiêu chuẩn thống nhất: tiêu chuẩn dùng để định mức cho những công việc hoặc những sản
phẩm, công việc giống nhau của các ngành khác, doanh nghiệp khác nhau. Do nhà nước ban
hành thường được xây dựng cho những công việc phổ biến.
VD: :Lắp đặt điều hòa theo tiêu chuẩn châu Âu,..
Trình tự xậy dựng tiêu chuẩn:

1. Chuẩn bị xây dựng tiêu chuẩn
*Xác định loại hình sản xuất ở nơi sẽ xác định tiêu chuẩn (trình độ kỹ thuật hóa)
*Xác định hình thức tổ chức lao động, (phân công, bố trí LĐ, mức độ CM hóa)
*Xác định mức độ tổng hợp của tiêu chuẩn  xác định danh mục BCV, phân chia các BCV
thành các bộ phận hợp thành (về mặt công nghệ & lao động)
*XĐ nội dung, kết cấu hợp lý và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện BCV


*Lập bảng phân loại tiêu chuẩn kỹ thuật kết quả của việc tính toán giữa MQH yếu tố biến
thiên đến yếu tố phụ thuộc, yếu tố biến thiên ;yếu tố biến thiên phải mang đặc trưng của công
nghệ, trình độ của công nhân (cân bằng giữa Cbvn vs CBcv)
2. Tiến hành khảo sát thu thập tài liệu:
*Xác định biên độ của yếu tố biến thiên: XĐ khả năng về giá trị của yếu tố biến thiên mà
xuất hiện nhiều lần phổ biến
*XĐ số lần khảo sát tiến hành:
n =Căn bậc hai của (Xmax/Xmin) + 3
n: số lần khảo sát
Xmanx: trị số lớn nhất của yếu tố (biến độc lập)
Xmin: trị số nhỏ nhất của yếu tố
*tiến hành thu thập cá cặp giá trị về mqh giữa yếu tố biến thiên và yếu tố phụ thuộc, 1 khoản
cách của yếu tố biên thiên (dạng phụ thuộc là dạng đường thẳng)
H = (Xmax – Xmin)/(n-1)
3. Dùng các phương pháp toán học để hệ thống hóa và phân tích tài liệu khảo sát, lập phương
trình tiêu chuẩn
*Phương pháp đồ thị
*Phương pháp bình phương bé nhất  hàm --- máy tính chạy
 ngày này dùng phương pháp thứ 2 phổ biến và có phần mềm hỗ trợ
4. Lập tiêu chuẩn (bảng, vẽ đồ thị hoặc dùng máy tính)
*XD bảng tiêu chuẩn
-Mô tả ND của những thao tác của BCV phải định mức (tên thao tác, đặc điểm, trình tự tiến

hành, tiêu chuẩn kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian)
 DN tham chiếu giữa tim của hệ với tiêu chauanr này
-Tính hệ số điều chỉnh và những yếu tố a.h  thời gian
- Xác định độ chính xác của bản thảo tiêu chuẩn
*Tùy theo phương pháp bản
5. Kiểm tra tiêu chuẩn trong sản xuất
- Kiểm tra các giá trị trong bảng tiêu chuẩn theo số liệu thực tế phù hợp với hình thức TCLĐ,
thiết bị, loại hình sản xuất đặt ra trong tiêu chuẩn


- Xác định mức độ chính xác của tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu sản xuất của tiêu chuẩn.
- Đánh giá mức độ chính xác của tiêu chuẩn ( so sánh mức tính theo tiêu chuẩn với thời gian
hao phí thực tế)
- Phân tích những điều kiện sả xuất hiện có đề ra những biện pháp tiêu chuẩn kĩ thuật mới để
áp dụng những tiêu chuẩn vào sản xuất một cách thích hợp
- Người đầu tư tài chính để cải tiến máy móc thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn.
- Sửa đổi những tiêu chuẩn theo trình tự đã hướng dẫn.
Lưu ý: Kiểm tra tiêu chuẩn cần có sự tham gia: công nhân, thợ cả, cán bộ kỹ thuật, cán bộ
định mức.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO MỘT CÔNG VIỆC TIÊU BIỂU
Định mức công việc
Là xác định khối lượng công việc được tính theo giờ định mức, hoặc theo số đo hiện vật (m,
tấn, m2) để giao cho một người hay một nhóm người hoàn thành trong một ca làm việc, một
ngày (tổ máy làm việc) làm việc hay một kỳ làm việc
Quy trình:
- Xác định danh mục, tính chất, thành phần, nội dung công việc
- Xác định điều kiện tổ chức – kỹ thuật tiến hành công việc
- Thiết kế quy trình thực hiện công việc hợp lý (loại bỏ thao tác thừa, thay thế thao tác lạc hậu
bằng thao tác tiên tiến)
- Xác định khối lượng công việc theo KH phải hoàn thành theo tiến độ quy trình công nghệ

và quá trình SXKD  tính ra KLCV theo đơn vị hiện vật (theo giờ - mức) để định mức cho cá
nhân hay một nhóm NLĐ.
Định mức lao động cho công việc cơ khí:
ĐẶC ĐIỂM: (SGK-291) cụ thể :




Đối với công việc đúc phôi (làm khôn, rót kim loại, dỡ phôi và làm sạch…) áp dụng
các mức thời gian, mức sản lượng. Để xây dựng mức cho các công việc này sử dụng
phương pháp thống kê, phân tích khảo sát và phân tích khảo sát và phân tích tính toán từ
các tiêu chuẩn đã được xây dựng.
Đối với các công việc gia công cơ khí trên các máy cắt gọt kim loại (máy tiện, máy
phay, bào, khoan, doa..) có thể áp dụng các mức thời gian, mức sản lượng. Các phương
pháp xây dựng là phương pháp phân tích khảo sát và tính toán các chế độ cắt gọt của các
máy








Đối với các công việc rèn và dập có thể áp dụng các mức thời gian, mức sản lượng. Để
xây dựng mức cho các công việc này sử dụng phương pháp thống kê, phân tích khảo sát
và tính toán mức từ các tiêu chuẩn đã được xây dựng.
Đối với các công việc sử chữa có thể áp dụng mức thời gian, mức phục vụ và mức số
lượng người (mức biên chế). Để xây dựng mức cho các công việc này sử dụng phương
pháp phân tích khảo sát và tính toán mức từ các tiêu chuẩn đã được xây dựng

Đối với công việc lắp ráp có thể áp dụng mức thời gian, mức sản lượng lắp ráp. Để xây
dựng mức cho các công việc này sử dụng phương pháp phân tích khảo sát và tính toán
mức từ các tiêu chuản đã được xây dựng.

Định mức công việc làm trên các máy cắt gọt kim loại:
- Các công việc có tính chất lặp đi lặp lại
- Trình tự thự hiện công việc không đổi
- Sản phẩm được hoàn thành theo đơn vị chiếc, cái…
Chế độ cắt gọi là tổng hợp của 3 yếu tố:
- Chiều sâu cắt gọt (t)
- Lượng chạy dao (s)
- Tốc độ cắt (v)
Để đảm bảo hiệu quả quá trình cắt gọt thì chế độ cắt phải đảm bảo yêu cầu:
- Thời gian cắt là nhỏ nhất
- Công suất sử dụng của máy là lớn nhất, đồng thời phải đảm bảo được thông số kỹ thuật của
quá trình cắt gọt
- Một chế độ cắt gọt đáp ứng đươc yêu cầu đó là chế độ cắt gọt tối ưu
Tđ.đ = (Tc + Tp)(1 + (Bpv + Cnn)/100) + Tck/m
Trong đó
Tđđ : Mức thời gian đầy đủ của một đơn vị sản phẩm
Tc: Thời gian chính – thời gian máy
Tp: thời gian phụ - thời gian làm bằng tay
Bpv:% thời gian phục vụ trong thời gian tác nghiệp
Cnn: % thời gian nghỉ ngời và nhu cầu cần thiết trong thời gian tác nghiệp
Tck: Thời gian chuẩn kết
m: số sản phẩm trong loạt sản phẩm gia công


Tc = L/Sp = L.i/ns = L.h/nst = 3,14dLh/1000vst
Trong đó

Tc: thời gian chính, thời gian máy
L: Chiều dài đoạn đường dao cắt đi qua theo hướng bước tiến (mm)
L = l1 + l + l2 + l3
l: là chiều dài của bề mặt gia công (mm)
l1 và l2 là chiều dài củ đoạn chạy dao mút (mm)(chạy vào và chạy ra hai đầu chi tiết gia
công trong quá trình cắt)
l3: chiều dài thêm vào khi cắt thử trong điều kiện sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỉ và cả
hàng loạt khi làm việc trên máy vạn năng (mm). Chiều dài thêm vào khi cắt thử (l3) thường
lấy từ 3 – 10 mm.
L1 = T/tan(Phi) (Phi là góc trước của dao tiện)
Nếu góc chính phi bằng 90độ  l1 = 0 nếu tiện bằng răng thì l1 = 2 đến 5mm (khoa học)
n: số vòng quay của chi tiết trong một phút (vòng/phút)
n= (1000.v)/(3,14.d)
s: bước tiến của dao cắt (hay chi tiết) trong một vòng quay (mm/vòng)
sp: bước tiến của dao cắt (hay chi tiết) trong một phút (mm/phút)
sP = n.s
t: chiều sâu cắt (mm)
h: lượng dư gia công (mm) trên chi tiết:
h=(D-d)/2:
i: số lần cắt gọt
i=h/t
v: là tốc độ cắt (m/phút)
D: là đường kính của chi tiết trước khi gia công (tiện ngoài)
d: đường kính của chi tiết sau khi gia công (mm) tiện trong
Định mức lao động công việc phục vụ:
Khi định mức lđ phục vụ cần lưu ý:


- Là 1 trong những chức năng quan trọng của tổ chức, không thể thiếu được.
- khi thực hiện phục vụ phụ thuộc vào NSLĐ của công nhân chính

- NSLĐ của cv phục vụ phụ thuộc vào bản chất công việc, công suất máy móc thiết bị, cách
thức tổ chức công việc phục vụ ( TC và PV NLV)
- Phụ thuộc vào thời gian hoàn thành các thủ tục giấy tờ.
Định mức cho công việc vận chuyển và sửa chữa.
Vận chuyển:
Nhóm 1: công việc có thể xác định được khối lượng, chủng loại thời gian và chu kì
Trong trường hợp này phải tính được mức thời gian, Msl 1 ngày/ 1 ca/ 1 quá trình làm việc
cho 1 công nhân vận chuyển. gồm 2 nhóm:
+ đường đi có hàng
+ đường đi không có hàng
Dựa vào Mtg, Msl có thể tính được mức định biên
Nhóm 2: những công việc phục vụ đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, phụ
tùng… nhưng không có tính chu kỳ và không xác định trước được về khối lượng hàng hóa,
thành phần hàng hóa ( vận chuyển đột xuất )=> không tính được Mtg, Msl mà chỉ tính được
mức số lượng công nhân phục vụ cần thiết hay mức phục vụ.
Công việc sửa chữa:
- Nhóm 1: công việc sửa chữa theo định kỳ, bảo dưỡng, tiêu chuẩn của nhà thiết kế.
+ sửa chữa lớn
+ sửa chữa vừa
+ sữa chữa nhỏ
Thời gian sửa chữa được xác định trước và được bố trí lệch ca so với công nhân sx chính, có
thể định mức được ( về số lượng công nhân sửa chữa )
- Nhóm 2: công việc sửa chữa không có tính chu kỳ, không xác định trước được, hỏng đột
xuất => không định mức được.
Định mức lao động công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Xác định nhóm lao động kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Trong quá trình CN của tổ chức xem bước kiểm tra nằm ở khâu nào, liên quan đến bước
nào.



=> định biên số công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm cho quá trình kiểm tra chất lượng
sản phẩm.
Định mức lao động cho công việc trong quy trình sản xuất tự động hóa
Quy trình chính trong quy trình sản xuất tự động hóa là sản xuát hàng loạt lớn, sản xuất hàng
khối, sản xuất hàng loạt vừa tự động hóa.
Trong thời gian máy chạy công nhân đứng máy có thể không cần có mặt tại nơi làm việc.
- Những công việc như điều chỉnh, kiểm tra, khởi đông máy là do chính thợ máy đảm nhận
=> không có thời gian chuẩn kết.
- Thời gian phục vụ kỹ thuật tại NLV được tính vào mức lao động của thợ máy.
- Có 3 loại mức:
+ Mức thời gian
+ Mức sản lượng
+ Mức phục vụ

Định mức lao động cho quá trình sản xuất tổ hợp máy tự động
- Đặc điểm công việc: những công việc trong quá trình này được tự động hóa hoàn toàn: từ
đưa NLV vào đến hoàn thành.
- Có tính ổn định, lặp đi lặp lại theo chu kỳ
- Thời gian tác nghiệp được tính bằng thời gian máy
- thời gian phục vụ được tính khi nó không trùng với thời gian máy chạy.
2 loại mức: mức phục vụ, mức sản lượng ca.
Mức lao động tổng hợp:
- Theo hình thức này, 1 công nhân hoặc 1 nhóm công nhân có thể vận hành nhiều máy do
máy tự động.
- Thời gian bận việc của công nhân đứng nhiều máy là khoảng thời gian để công nhân thực
hiện các công việc như phục vụ theo dõi, kiểm tra máy và thời gian chuyển từ máy này đến
máy khác ( tốc độ đi lại bình thường )
- thời gian tác nghiệp của máy được tính bằng độ dài thời gian máy chạy tự động và thời gian
bận việc của công nhân.



- Định mức chỉ gồm:
+ xác định số máy móc hợp lý tối đa mà 1 người công nhân/ 1 nhóm công nhân có thể phục
vụ được=> chỉ tính thời gian máy tự động => số máy 1 công nhân có thể phục vụ được ( tính
mức phục vụ => số công nhân cần thiết để phục vụ tất cả máy móc của tổ chức )
Lưu ý: Để tính số máy tối ưu mà 1 công nhân có thể phục vụ
- Tính hệ số bận việc của 1 công nhân
- Tính sản lượng máy tối đa mà công nhân có thể phục vụ được ( số máy tối đa xác định trong
2 trường hợp: TH1 cùng loại máy, hđ cùng chế độ; TH2 cùng loại máy rõ hđ khác chế độ ).

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP
KN & Phân loại lao động quản lý
1. Khái niệm:
LĐQL được hiểu là tất cả những người lao động hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia
vào việc thực hiện các chức năng quản lý
2. Phân loại lao động quản lý
*Theo tính chất của chức năng quản lý
- Lao động quản lý kỹ thuật
- Lao động quản lý kinh tế: những người làm công tác lãnh đạo, tổ chức các hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và bộ phận phòng ban (Phòng kế hoạch, phòng TCKT, bộ phận tác nghiệp, GĐ, PGĐ phụ trách Kinh doanh)
- LĐ quản lý hành chính: những người làm công tác tổ chức nhân sự, thi đua, khen thưởng,
tạp vụ, quản lý hành chính…
*Theo vai trò
- Lãnh đạo: Lao động quản lý thực hiện các chức năng quản lý (GĐ, PGĐ, Trưởng bộ
phận…) trực tiếp chịu trách nhiệm về việc tổ chức chỉ đạo và đưa ra các quyết định quản lý
(tỷ trọng ít nhất về số lượng) – quan trọng nhất
- Chuyên gia (Specialist):Những người làm phân tích, nghiên cứu, tính toán  tính toán về
kinh tế, kỹ thuât  và sự chỉ đạo của LĐ (thường cao hơn đội ngũ LĐ) theo sự phát triển của



KH-KT; các công nghệ hỗ trợ cho nhóm chuyên gia  tỷ trọng xu hướng giảm xuống (có khả
năng tư duy, đầu óc, đoán tình hình)
- Nhân viên thừa hành kỹ thuật: gồm những người làm công việc giản đơn, lặp đi lặp lại,
cung cấp thông tin đầu vào, công việc phục vụ cho quá trình quản lý của cấp trên cũng như
công việc đưa chuyển các thông tin đầu ra của quá trình quản lý (quyết định quản lý) với sự
hỗ trợ và phát triển của KHCN và sự đầu tư cho máy móc thiết bị, quy trình … mạng LAN,..
công việc của bp này được giảm tải  số người có tỷ lệ nghịch với công nghệ của DN
Những đặc điểm của hoạt động LĐ quản lý:
- HĐ LĐ trí óc mang nhiều đặc tính sáng tạo
- HĐ mang tính tâm sinh lý cao (đòi hỏi khả năng tư duy, khả năng tính toán, trí nhớ tốt, có tư
duy logic, khái quát và tổng quát vấn đề)
- Đòi hỏi yêu cầu cao về đặc tính xã hội ( đòi hỏi có khả năng nhạy cảm trong ứng xử giao
tiếp thiết lập mối quan hệ trong và ngoài tổ chức)
- Đòi hỏi yêu cầu cao về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý.
- Kết quả của hoạt động lao động quản lý không biểu hiện dưới dạng vật chất.(*trong công
tác tổ chức cho LĐ này  khó hơn cho tính các mức  chủ yếu dựa trên định biên)
Những ND của yếu của tổ chức LĐ quản lý trong DN
1. Phân công và hiệp tác LĐ
*PCLĐ: Sự phân chia toàn bộ cv quản lý thành những việc nhỏ (chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm, quyền hạn—càng rõ ràng tốt) và trao cho những người quản lý có nghề nghiệp và
trình độ phù hợp đảm nhận (MTCV,YCCV, TCTHCV) hình thành cơ cấu tổ chức, bộ máy
quản lý.
*HTLĐ: là sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong nội bộ nhóm (tổ); giữa các nhóm
(tổ) trong một bộ phận; giữa các bp quản lý với nhau nhằm thực hiện tốt các chức năng quản
lý (mqh dọc, ngang trong thực hiện các hoạt động quản lý)
Kql = Nql/∑CNV (Kql: tỷ trọng lao động quản lý trong tổng số LĐ của DN-hợp lý 8-15%)
2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Tổ chức NLV
*Thiết kế NLV: đảm bảo đường di chuyển ngắn nhất và thuận tiện nhất
*Trang bị NLV: các thiết bị, phương tiện cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ và chức năng lao

động (đồ gỗ văn phòng, máy móc, thiết bị văn phòng, phương tiện liên lạc – tính đến chi phí,
khẩu hao, đầu tư của sp để tính toán đầu tư hợp lý)


*Bố trí phương tiện hợp lý đảm bảo tính thẩm mỹ trong lao động
Phục vụ NLV
*Hình thức: tương tự
*Chế độ: tương tự
3. Điều kiện làm việc của lao động quản lý
*Chiếu sáng và màu sắc phù hợp: kết hợp chậu cảnh, cây xanh…
*Chống tiếng ồn: tách biệt so với nơi sx là tốt nhất
*Bầu không khí làm việc hòa nhã, thân ái, hợp tác: bố trí NLĐ tính cách phù hợp gần nhau…
4. Định mức cho lao động quản lý
ĐM cho LĐ quản lý phức tạp hơn nhiều so với định mức LĐ SX vì:
- LĐ quản lý phần lớn là LĐ trí óc không thể trực tiếp khảo sát và đo lường được
- CV quản lý rất đa dạng, khác nhau về tính chất và nội dung: đánh giá KQ không chỉ dựa
vào hao phí LĐ mà còn dựa vào kết quả chung của DN hay bộ phận của DN.
Các loại mức áp dụng:
*Mtg/Msl áp dụng cho nhữngcán bộ mà khối lượng cv của họ có thể tiêu chuẩn đc: thiết kế
sp, đánh máy, căn in sp…
*Mpv áp dụng cho nhân viên thủ quỹ, nhân viên phụ trách chấm công, thợ cả sửa chữa máy
móc thiết bị.
*Mql áp dụng cho nhóm lãnh đạo (giám đốc, trưởng phó phòng, đốc công) định biên LĐ
quản lý cho tổ chức
Phương pháp định mức (2 pp)
* PP phân tích khảo sát: dựa vào nghiên cứu những hao phí thời gian làm việc được áp dụng
để tính Mtg, Msl, cho công việc tương đối ổn định (nv đánh máy, scan in, thủ quỹ, máy tính..)
- Việc nghiên cứu TGLV cũng chụp ảnh, bấm giờ tiến hành tương tự như định mức của công
nhân
- Trong trường hợp cùng mội công việc quản lý mà những cán bộ quản lý có trình độ lành

nghề khác nhau điều có thể thực hiện được. Kết quả tính toán sẽ cho phép điều chỉnh lại công
việc theo phương pháp hợp lý nhất (lượng tiêu hao LĐ ít nhất, LĐ sống giảm )
- Khi tính toán cần biết lượng lao động của công việc thông qua khảo sát để xác định thời
gian hao phí và từ đó lập bài toán tìm phương pháp bố trí (phân công, hiếp tác) tối ưu.
* PP Phân tích tính toán: áp dụng tính mức cho cán bộ lãnh đạo, chuyên gia


- Đối với nhóm này thường dùng tiêu chuẩn số lượng và tiêu chuẩn quản lý để tính số lượng
cán bộ theo từng chức năng và toán bộ hệ thống quản lý
- Tiêu chuẩn số lượng cán bộ được xây dựng theo liên ngành hoặc theo từng ngành cho cá
chức năng quản lý, các chức vụ riêng biệt. Dựa vào các phân tích thông kê, phân tích hồi quy
tương quan (tùy theo từng ngành)  nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa tiêu hao thời gian với
các yếu tố ảnh hưởng trên cơ sở tài liệu thống kê ban đầu  xác định các dạng hàm phụ
thuộc định biên LĐ quản lý
Tìm hiểu thực trạng về công tác tổ chức lao động cho lao động quản lý trong doanh nghiệp?
Đánh giá và nhận xét đưa ra hướng hoàn thiện
+ DN có những loại lao động quản lý nào?
+ Đặc thù của các LĐ quản lý đó là gì?
+ Các hoạt động chủ yếu: Phân công và hiệp tác lao động; tổ chức và phục vụ nơi làm việc
(chỉ ra sự khác biệt với phục vụ tổ chức cho lao động trực tiếp); Điều kiện làm việc, các mức
áp dụng (Mức biên chế, mức phục vụ)



×