Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học y, dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.46 KB, 46 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y, DƯỢC


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp trong Chiến
lược phát triển giáo dục 2011 - 2020: “Đào tạo ra những con
người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công
dân, đạo đức và kĩ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỉ
luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm
và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao
động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và
thế giới” [2; 9]. Chương trình giáo dục đào tạo tại các trường
đại học không chỉ giảng dạy LT mà phải giảng dạy TH để
hình thành nên tư duy, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, hình
thành hoàn thiện nhân cách cho người học.
HĐTH trong các ngành nghề nói chung và HĐTH trong
các trường đại học y, dược nói riêng đang là vấn đề được xã
hội rất chú trọng, HĐTH góp phần nâng cao tay nghề của
người thày thuốc. Do đó, quản lí HĐTH của SV và các vấn đề
liên quan đến HĐTH cũng được rất nhiều các nhà nghiên cứu
quan tâm. Một trong các tài liệu của dự án phát triển giáo viên
THPT & THCN đã phân tích nội dung của những hoạt động
TH đó là: “Nội dung, qui trình TH BM đáp ứng mục tiêu đào


tạo sư phạm trình độ đại học. Nội dung TH phù hợp với thực
tiễn, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ” [4; 45]. Và đưa
ra yêu cầu của hoạt động TH “căn cứ vào chuẩn đầu ra của
chương trình và chuẩn nghề nghiệp giáo viên để thiết kế nội


dung, quy trình TH phù hợp. Căn cứ vào nội dung chương
trình, đặc biệt trong các môn học thực nghiệm đảm bảo cho
SV TH đầy đủ…tổ chức hoạt động TH hướng đến hình thành
thái độ khoa học, kiểm nghiệm LT, rèn luyện kĩ năng môn học
và các kĩ năng mềm” [4; 46] và so sánh giáo viên giống như
một bác “thợ lành nghề” hướng dẫn SV để SV “có thể tự thao
tác và hoàn thành nhiệm vụ của bài thí nghiệm, bài TH” [13;
115], thông qua các phương pháp DH TH như: “phương pháp
bài tập; phương pháp thí nghiệm; phương pháp TH tạo sản
phẩm; phương pháp trò chơi” [23; 198-201].
Đặc trưng của hoạt động TH trong hệ thống giáo dục đại
học là hình thành cho SV những kĩ năng, kĩ xảo để TH nghề
trên cơ sở LT và đây cũng là giá trị cốt lõi trong quá trình đào
tạo. Quản lí HĐTH của SV trường y, dược nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ Y bác sĩ, dược sĩ - nguồn nhân lực y tế
trong tương lai luôn là vấn đề được quan tâm của Nhà nước
cũng như ngành y tế từ trước tới nay. Trong đào tạo ngành y,


dược hiện nay, HĐTH luôn được coi trọng và được thể hiện
thông qua việc quy định chặt chẽ công tác quản lí HĐTH để
đạt được yêu cầu nhất định trong y học.
F.R.Abbatt đã đưa ra các khái niệm về kĩ năng, kĩ xảo,
tầm quan trọng của kĩ năng, kĩ xảo, hướng dẫn mô tả, thao
diễn, hướng dẫn TH kĩ xảo trong đào tạo ngành y [14; 89102].
Bên cạnh đó còn rất nhiều các bài báo, các tạp chí Y học
viết về HĐTH trong ngành Y liên quan đến thực trạng HĐTH
và các biện pháp quản lí HĐTH của các trường Đại học Y nói
chung và Đại học Y Dược nói riêng.
Trong những năm qua, Trường Đại học Y Dược Hải

Phòng đã có nhiều đề tài nghiên cứu quản lí giáo dục. Tác giả
Đỗ Thị Duyên với đề tài: “Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của SV tại trường Đại học Y Dược Hải
Phòng”; tác giả Trần Quốc Trình với đề tài: “Quản lí hoạt
động đào tạo ở trường Đại học Y Dược Hải Phòng”; tác giả
Lữ Thị Xinh với đề tài: “Quản lí hoạt động khảo thí ở Trung
tâm KT&QLCLGD Trường Đại học Y Hải Phòng”… Các tác
giả này đã đóng góp cho nhà trường những hoạt động quản lí


rất bổ ích và thực tế. Tuy nhiên nghiên cứu đề tài quản lí
HĐTH của SV là một đề tài hay và mang tính thời sự lại chưa
có ai xây dựng. Một trong những mục tiêu của quả trình đào
tạo là góp phần hình thành, phát triển kĩ năng, kĩ xảo TH của
SV, “phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và năng lực sáng tạo
của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện
học vấn và tay nghề” [9; 109]. Đối với ngành Y, việc rèn
luyện kĩ năng, kĩ xảo lại càng cần chú trọng để góp phần tạo
nên các thế hệ thày thuốc không những giỏi về LT mà còn giỏi
về tay nghề. Bên cạnh đó việc đảm bảo các điều kiện CSVC
trong quá trình DH TH cũng là vấn đề cần được chú trọng. Do
vậy tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lí hoạt động thực
hành của SV khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng”
để nghiên cứu.
Các khái niệm cơ bản của đề tài
Hoạt động thực hành
Hoạt động
Theo quan điểm LT về hoạt động, A.N. Leontiev cho
rằng hoạt động “là một tổ hợp các quá trình con người tác
động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu



nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu
cầu của chủ thể” [7; 80], chủ thể ở đây là con người.
K.Marx cho rằng “hoạt động của con người là hoạt động
có mục đích, có ý thức: mục đích, ý thức ấy như một qui luật,
quyết định phương thức hoạt động và bắt ý chí con người phụ
thuộc vào nó”. Con người hiểu được mục đích hoạt động của
mình, từ đó mới đề ra chức năng, nhiệm vụ, động lực của hoạt
động để đạt hiệu quả trong công việc.
Thực hành
Theo từ điển Tiếng Việt: “Thực hành là làm để áp dụng
lí thuyết vào thực tế”. Như vậy có thể nói TH là bộ phận
không thể tách rời của quá trình DH và là một phần không thể
thiếu trong các ngành nghề đào tạo.
TH phải gắn kết với lí thuyết: Sau khi trình bày bài
giảng về LT, GV tiến hành thực hiện các thao tác đó trên mẫu
vật, mô hình, hóa chất…Nói tóm lại, TH là tập làm một công
việc nào đó sau khi được người khác hướng dẫn.
Hoạt động thực hành
HĐTH là những hoạt động của GV và SV thực hiện


trong giờ học TH. SV quan sát và thực hiện tự lực theo các
thao tác mẫu mà GV đã làm để thực hiện các bài tập, các công
việc thuộc chuyên ngành. HĐTH giúp SV nắm chắc hơn về
LT đã học, củng cố tri thức chuyên ngành, rèn luyện ý thức
độc lập trong công việc, xây dựng phẩm chất, tác phong công
nghiệp và phát triển năng lực tư duy, hình thành nên các kĩ
năng, kĩ xảo để SV sẵn sàng xử lí các tình huống nghề nghiệp

trong thực tế cuộc sống.
Giờ học TH của SV ở các trường Đại học y, dược thực
hiện tại phòng TH của của khoa, BM và các cơ sở thực tế liên
kết ngoài nhà trường.
Quản lí hoạt động thực hành trong nhà trường
Quản lí
Quản lí là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị,
cơ quan [28].
Hoạt động quản lí là hoạt động bắt nguồn từ sự phân
công lao động trong một tổ chức để giúp người đứng đầu tổ
chức đó phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong tổ chức
để hoàn thành tiêu đặt ra. Các nhà khoa học có rất nhiều cách


tiếp cận để đưa ra khái niệm quản lí:
Halold Koontz thì cho rằng: “Quản lí là một hoạt động
thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm
đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản
lí là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể
đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất… Với tư cách TH thì quản
lí là một nghệ thuật còn kiến thức về quản lí là một khoa học”
[15; 7].
Đối với C.Mac: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn,
thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những
hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự
vận động của những khí quan độc lập với nó. Một người độc
tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc cần

có nhạc trưởng” [18; 34].
Theo tác giả Vũ Văn Dân và Võ Nguyên Du: “Quản lí là
tác động của chủ thể quản lí vào đối tượng quản lí trong một
tổ chức (hay một hệ thống xã hội) với những phương pháp


vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nhằm đạt mục
tiêu chung cũng như mục tiêu riêng của các đối tượng trong tổ
chức” [31; 9].
Theo Trần Kiểm: “Quản lí là các hoạt động được thực
hiện nhằm đảm bảo sự hình thành công việc qua nỗ lực của
người khác. Hoặc: Quản lí là công tác phối hợp có hiệu quả
các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một
tổ chức” [25; 12-13].
Cho đến nay, khái niệm quản lí được sử dụng rộng rãi
nhưng mỗi tác giả lại có cách tiếp cận khác nhau nên chưa có
một khái niệm thống nhất về quản lí. Tuy nhiên, từ những ý
chung của các khái niệm và xét quản lí với tư cách là một
hành động, có thể khái niệm: Quản lí là sự tác động của một
người, một bộ phận đến một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
nhất định trong điều kiện thực tế.
Quản lí thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí,
đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra [13].
Lập kế hoạch: “là một hoạt động xác định mục tiêu và
các nhiệm vụ, các bước đi, các biện pháp và các phương tiện
điều kiện cần thiết để thực hiện những mục tiêu đã được xác


định” [8; 25].
Tổ chức: “là sắp xếp công việc theo một trật tự hợp lí,

phân chia công việc thành những phần việc cụ thể và phân
công cho từng bộ phận, từng người trong các bộ phận của tổ
chức” [8; 30].
Lãnh đạo: “là tác động đến con người bằng các mệnh
lệnh, khuyến khích bằng các lợi ích làm cho người dưới
quyền phục tùng, tích cực làm việc đúng với kế hoạch, đúng
với nhiệm vụ được phân công” [8; 35].
Kiểm tra: “là thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt
động của tổ chức nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch
lạc để tổ chức đạt được mục tiêu” [8; 38].
Quản lí nhà trường
Nhà trường “là một cơ sở giáo dục, là nơi tổ chức quá
trình DH, giáo dục, đào tạo con người theo yêu cầu của xã
hội” [6; 11]. Để thực hiện quá trình DH thì hoạt động quản lí
DH cũng cần phải được trú trọng. Nhà trường là một đơn vị
cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó như tấm gương
phản chiếu của một nền giáo dục, nó phản ánh trình độ phát


triển của nền giáo dục của một quốc gia. “Nhà trường là nơi
chuyển giao, phát triển và sáng tạo tri thức không chỉ cho các
thế hệ người học học tập trong nhà trường mà cho cả cộng
đồng xã hội” [6; 11].
Quản lí nhà trường là “quá trình tác động có mục đích,
có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lí (đứng
đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lí (giáo
viên, cán bộ nhân viên, người học, các bên liên quan…) và
huy động sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực
nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo
dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục

tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến
động” [6; 31-32].
“Quản lí nhà trường về bản chất là quản lí con người” do
vậy quản lí con người trong nhà trường là “tổ chức một cách
hợp lí lao động của giáo viên và học sinh, là tác động đến họ
sao cho hành vi, hoạt động của họ đáp ứng được yêu cầu của
việc đào tạo con người” [25; 258]. Hay nói như tác giả
Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí nhà trường (một cơ sở giáo
dục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống, và hợp qui luật) của chủ thể quản lí nhà


trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lí (giáo viên, nhân
viên, người học,…) nhằm đưa ra các hoạt động giáo dục và
DH của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục” [20; 20].
Quản lí nhà trường là phải quản lí toàn diện, hợp lí, khoa
học và hiệu quả. Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới, nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường thì công tác quản lí của
nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, có định hướng và gắn với
điều kiện thực tiễn. Trong công tác giáo dục, CBQL phải xem
xét, chú trọng đến các điều kiện của nhà trường về nguồn
nhân lực và CSVC từ đó cải tiến các biện pháp quản lí giáo
dục. Có như vậy thì các biện pháp đưa ra mới mang tính hiệu
quả và khả thi cao.
Quản lí hoạt động thực hành
Quản lí HĐTH là một bộ phận của quản lí quá trình đào
tạo trong nhà trường. Quản lí HĐTH bao gồm quản lí các hoạt
động giảng dạy và hoạt động học tập liên quan đến việc TH
những việc TH những vấn đề đã học. Việc TH có thể diễn ra
ngay sau khi học LT tại lớp học, có thể tiến hành ở nhà TH,

phòng thí nghiệm, ở các cơ sở hành nghề…
Quản lí HĐTH tại các trường đại học y, dược về thực


chất là quá trình quản lí hoạt động dạy TH của người GV,
quản lí hoạt động học TH của SV và quản lí các điều kiện
phục vụ hoạt động TH. Hay nói cách khác quản lí hoạt động
TH chính là quá trình quản lí các thành tố của quá trình DH
và quản lí các điều kiện đảm bảo sự phối hợp thực hiện một
cách có hiệu quả các thành tố đó một cách chặt chẽ và logic.
Hoạt động thực hành ở các trường đại học Y dược
Khái quát về hoạt động thực hành ở các trường đại
học Y dược
HĐTH được diễn ra trong phòng TH của BM, của khoa
trong nhà trường với các dụng cụ, mô hình, hóa chất được GV
thực hiện để minh họa cho LT đã giảng.
Sau khi quan sát các thao tác mẫu, SV được chia thành
từng nhóm cùng với dụng cụ TH, hóa chất và tập làm trên mô
hình, trên mẫu vật, trên tiêu bản hay trên chính bản thân hoặc
các bạn trong nhóm như lấy máu, đo huyết áp, bắt mạch…
dưới sự hướng dẫn GV, KTV.
Trong quá trình TH, các SV được phát bảng kiểm để tự
lượng giá hoặc lượng giá lẫn nhau, từ đó kiểm tra mức độ đạt


được và điều chỉnh quá trình học tập của mình. Trong khi đó,
GV hướng dẫn TH có nhiệm vụ tổ chức, giám sát, điều chỉnh
HĐTH của SV theo đúng qui trình và thực hiện được mục tiêu
bài giảng.
HĐTH gồm nhiều hình thức khác nhau: TH từng cá

nhân, TH theo nhóm và kiến tập.
TH từng cá nhân: Từng SV làm lại theo các thao tác mà
GV đã hướng dẫn và làm mẫu, từ đó SV nắm được các bước
trong qui trình và chủ động thực hiện các bước đó.
TH theo nhóm: Lớp học chia thành nhiều nhóm, mỗi
nhóm gồm 5 - 6 SV và cùng lúc thực hiện một qui trình. Các
thành viên trong nhóm sẽ tương tác, trao đổi và hoàn thành
sản phẩm theo yêu cầu của GV hướng dẫn.
Kiến tập: Lớp học chia thành các tổ để quan sát cách
làm, theo dõi các mô hình, các thiết bị hoặc thao tác mẫu để
hiểu được những yêu cầu của nghề nghiệp, đúc kết kinh
nghiệm thực tế cho bản thân.
Hoạt động dạy thực hành của giảng viên
Hoạt động dạy TH là một bộ phận của hoạt động DH


trong khuôn khổ nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục. Trong đó, hoạt động DH gồm các hoạt động tương tác
giữa người dạy và người học. Dưới sự hướng dẫn của người
dạy, người học lĩnh hội một hệ thống tri thức khoa học, những
kĩ năng, kĩ xảo và hình thành năng lực nhận thức, hình thành
thế giới quan, phương pháp luận và tạo nên nhân cách của con
người.
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh: “Hoạt động dạy của
người giảng viên là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển
hoạt động nhân thức - họ tập của SV, giúp SV thực hiện có
hiệu quả chức năng của bản thân” [26; 135].
Tổ chức DH TH trong các trường Đại học Y cũng có thể
hiểu là “Tổ chức tốt quá trình DH về thực chất là xác định đúng
mục đích, hiện đại hóa nội dung và hoàn thiện về phương pháp”

[22; 73]. Ở đây GV có vai trò chủ đạo, thể hiện bằng việc đứng
lớp và truyền đạt cho SV một lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
nhất định thông qua sự chỉ bảo tận tình các bước tiến hành trong
bài TH. Hoạt động DH thông thường xuất phát từ việc xây
dựng mục đích học tập, từ đó mới xác định các nhiệm vụ DH
theo chương trình khung đào tạo.


Hoạt động dạy hoc TH trong trường Y cần phải theo
đúng qui định, qui chế của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế và của nhà
trường để đảm bảo việc DH đi đúng hướng, đúng mục đích
đào tạo đồng thời cũng phải linh hoạt, uyển chuyển không
cứng nhắc dập khuôn đúng như tác giả Lương Xuân Hiến
viết: “Dạy tốt thuần túy là nghệ thuật cá nhân, là cách diễn
giải sao cho người học dễ tiếp thu nhất” hay “dạy tốt trong
đào tạo nhân viên y tế là giúp cho người học được tối đa thấu
đáo những gì cần học để họ trở thành những người thực hành
tốt” [17; 18].
Để hoàn thành tốt hoạt động dạy TH của mình, bài giảng
của GV cần đạt các tiêu chuẩn sau:
Mục tiêu dạy TH: Thực hiện đúng theo yêu cầu của
chương trình khung do Bộ quy định, mang tính khả thi cao và
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Mục tiêu dạy TH
phải được thực hiện đồng bộ ở cả ba cấp độ đó là:
+ Mục tiêu tổng quát: chức năng nghề nghiệp
+ Mục tiêu trung gian

: hoạt động nghề nghiệp

+ Mục tiêu chuyên biệt


: nhiệm vụ cụ thể, chính là


mục tiêu của bài học, của môn học.
Các mục tiêu này luôn có mối quan hệ lôgic với nhau,
nội dung của bài giảng phải phản ánh được mục đích của môn
học.
Nội dung dạy TH: Phù hợp với năng lực của người học,
đáp ứng yêu cầu ngành nghề đào tạo, cập nhật và mang tính
thực tế. Nội dung đó phải được sắp xếp một cách khoa học, rõ
ràng và chính xác.
Phương pháp dạy TH: Phải dựa trên cơ sở phát huy tính
tích cực nhận thức của SV, thực hiện bằng nhiều hình thức tổ
chức DH phong phú và đa dạng, có sự hỗ trợ của các phương
tiện DH hiện đại, làm đơn giản hóa nội dung bài giảng, nhấn
mạnh được các nội dung quan trọng, mọi SV đều có thể nghe
rõ và nhìn rõ... giúp SV dễ ghi nhớ, dễ bắt chước, dễ thao tác.
Vì vậy các GV cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên
lớp để đảm bảo kĩ năng hướng dẫn TH đem lại hiệu quả cao
góp phần thực hiện mục tiêu bài giảng. Muốn thực hiện được
yêu cầu đó thì trong quá trình làm mẫu các thao tác của GV
phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Hình thức dạy TH: Phải đảm bảo có sự tương tác GV -


SV, SV - SV, trong đó SV được chủ động thực hiện các bước
TH, đảm bảo SV khi tham gia học TH phải được thường
xuyên rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo TH, kĩ năng hoạt động
nhóm. Trong quá trình giảng dạy, GV có thể thu thập phản hồi

của SV thông qua bảng kiểm, bản thu hoạch, phỏng vấn,
phiếu khảo sát… từ đó điều chỉnh hình thức và phương pháp
DH cho phù hợp.
Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
SV có nhiều hình thức:
+ Đánh giá SV qua quan sát SV thực hiện một hay nhiều
kĩ năng.
+ Đánh giá SV qua hình thức hỏi vấn đáp.
+ Đánh giá SV qua nghiên cứu tình huống.
Việc kiểm tra đánh giá SV phải được tiến hành ngay sau
mỗi buổi học để đánh giá mức độ TH đạt của SV.
Các hình thức DH, kiểm tra, đánh giá kết quả học TH
phổ biến hiện nay trong các Trường Đại học Y là sử dụng
bảng kiểm và tổ chức thi chạy trạm OSPE (Objective Structured Practical Examination).


Sử dụng bảng kiểm trong DH TH được coi là một trong
những phương pháp DH TH hiệu quả nhất, DH theo bảng
kiểm dùng để dạy TH các kĩ năng. Nó liệt kê các bước tiến
hành của một kĩ năng theo một trình tự hợp lí để thực hiện
một qui trình kĩ thuật, một công việc, một nhiệm vụ dưới sự
hướng dẫn của GV. Phương pháp DH TH bằng bảng kiểm
giúp cho SV chủ động học tập, dễ tự học, dễ kiểm tra. Thông
qua bảng kiểm, SV sẽ rút kinh nghiệm qua mỗi lần thực hiện,
đẩy nhanh quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo TH, kĩ năng tự
đánh giá.
Chạy trạm là hình thức chia bài tập TH thành nhiều công
đoạn, mỗi trạm TH một công đoạn. Chạy trạm có thể kết hợp
đánh giá LT và TH hoặc bố trí cho bài TH lớn, qui trình thao
tác gồm nhiều công đoạn kế tiếp nhau hoặc được bố trí theo

mục tiêu của bài TH, mỗi trạm thể hiện một mục tiêu. Vì vậy
tổ chức thi bằng hình thức này có thể đánh giá được SV một
cách tổng quát về mức độ nắm vững một cách khái quát toàn
môn học.
Bên cạnh đó, bài giảng của GV cũng cần phải đảm bảo các
yêu cầu sau đây:


Xác định rõ mục tiêu bài TH: rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
TH.
Thiết kế được buổi TH phù hợp với mục tiêu môn học.
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất liên
quan.
Trình diễn được những động tác mẫu.
Tạo điều kiện để tất cả các SV đều được TH.
Đánh giá sự chuẩn bị của từng SV trong quá trình TH.
Thu thập được thông tin phản hồi từ SV.
Xử lí kịp thời các tình huống bất thường, những sự cố kĩ
thuật.
Phối hợp tốt với đồng nghiệp và KTV trong buổi TH và
tổng kết được những nội dung chính của buổi TH.
Hiện nay, nhà trường đang khuyến khích GV áp dụng
các phương pháp DH tích cực góp phần hình thành và rèn
luyện các kĩ năng TH cho SV, hướng dẫn SV vận dụng và
phát triển các kĩ năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn
đề phát sinh trong thực tiễn, tổ chức cho SV hoạt động cá


nhân hoặc hoạt động theo nhóm dưới sự phân công của GV,
qua đó SV có thể tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, rèn

luyện các kĩ năng, kĩ xảo đồng thời tăng tính tự học, tự nghiên
cứu cũng như hoạt động nhóm của SV.
Hoạt động thực hành của SV
HĐTH của SV cần đề cao vai trò chủ động, tích cực của
người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình DH. Ở
thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đích
đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân
cách… hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít
hơn, học sinh học nhiều hơn”. Nhiều nhà giáo dục khác như
Carl Rogers, John Dewey… cũng chú trọng vị trí của người
học, đặt người học ở vị trí trung tâm của quá trình DH để từ
đó đề ra đưa ra được nội dung DH nhằm đáp ứng nhu cầu tìm
tòi, học hỏi của người học.
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh: “Hoạt động học của
SV là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều
khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận,
xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài tri thức của bản thân, qua
đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú


những giá trị của mình” [26; 135].
Và như vậy, trong quá trình học TH, SV phải hoàn toàn
chủ động, tích cực, sáng tạo trong nhận thức và học tập, phải
xác định được mục đích học tập với động cơ và thái độ học
tập đúng đắn, có kế hoạch học tập chủ động và tích cực thực
hiện kế hoạch đó.
Hoạt động học TH của SV đạt kết quả tốt hay không
được đánh giá trên các lĩnh vực sau:
Sự chấp hành nội qui, qui chế nhà trường một cách
nghiêm túc.

Tính chuyên cần trong học hành thể hiện thông qua sự
tích cực rèn luyện để lĩnh hội kiến thức, làm chủ và thành
thạo các thao tác TH mà thầy cô đã định hướng. Để đạt được
sự thành thạo các thao tác TH, SV không chỉ học theo phương
pháp thụ động như nghe giảng, đọc sách, xem hình ảnh…học
kiểu như vậy chúng ta chỉ ghi nhớ khoảng 30%, còn TH hóa
các kiến thức ấy thì khả năng ghi nhớ có thể lên đến 90%.
Theo nghiên cứu giáo dục của Mỹ về sự phát triển của mô
hình Kim tự tháp học tập (The Learning Pyramid), người ta
thấy rằng khả năng con người sẽ ghi nhớ được:


+ 5% thông qua giảng dạy ở các trường Đại học hoặc
Cao đẳng.
+ 10% từ văn bản như đọc sách, báo.
+ 20% thông qua những hình ảnh minh họa: các ứng dụng
hoặc xem video.
+ 30% thông qua hiện vật trưng bày, triển lãm.
+ 50% thông qua thảo luận nhóm.
+ 75% thông qua thực hành.
+ 90% nếu được áp dụng ngay lập tức kiến thức đó.
SV chủ động trong hoạt động học TH của mình như:
nghiên cứu trước các tài liệu hướng dẫn TH, chẩn bị dụng cụ,
nguyên vật liệu cần cho bài học TH. Trong giờ TH, SV tự chủ
động tìm hiểu nắm được các bước TH, trao đổi, hoạt động
nhóm thực hiện mục tiêu học tập. Kết quả TH của mỗi SV sẽ
được tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau trước khi có sự đánh
giá cuối cùng của GV. Như vậy, ngoài việc thu nhận kiến thức
SV còn rèn luyện được các kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng
đánh giá…góp phần thực hiện mục tiêu học tập.



Các yếu tố tác động đến HĐTH của SV
Các yếu tố tác động đến HĐTH gồm: đội ngũ CBQL,
GV, SV, CSVC, trang thiết bị phòng học TH và nội qui, qui
định trong giờ học TH.
Đội ngũ CBQL, GV: phải đủ về số lượng và đạt về chất
lượng. CBQL, GV phải có năng lực, có phẩm chất đạo đức,
có tinh thần trách nhiệm cao. Các GV phải có kiến thức, có
khả năng sư phạm tốt, nhiệt tình, hăng say trong công việc,
biết cách thu hút SV trong giờ.
Tập thể SV: phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội qui,
qui định của nhà trường cũng như của BM đề ra, phải phát
huy cao độ tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập
và nghiên cứu.
CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học TH:
hệ thống phòng TH, dụng cụ TH, mô hình, mẫu vật TH, hóa
chất, vật liệu phục vụ TH phải được đáp ứng đầy đủ cả về số
lượng và chất lượng.
Lí luận về quản lí HĐTH của SV ở các trường đại
học y, dược


Nội dung của quản lí HĐTH của SV ở các trường đại
học y, dược
Quản lí hoạt động dạy thực hành của giảng viên
Nhiệm vụ DH của trường đại học là: “trang bị cho SV hệ
thống những tri thức khoa học hiện đại và hệ thống những kĩ
năng, kĩ xảo tương ứng về một lĩnh vực khoa học nhất định,
bước đầu trang bị cho SV phương pháp luận khoa học, các

phương pháp nghiên cứu và phương pháp tự học có liên quan
tới nghề nghiệp tương lai của họ” [11; 32-33].
Hoạt động DH là “quá trình truyền thụ, tổ chức nhận
thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho SV
nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân
cách nghề nghiệp nói riêng” [21; 12], như vậy hoạt động DH
nói chung và hoạt động DH TH nói riêng sẽ hướng đến hình
thành kĩ năng kĩ xảo, thái độ nghề nghiệp đúng đắn cho SV.
Quản lí HĐTH của GV trong các Trường Đại học Y
Dược là quản lí việc thực hiện, chấp hành các quy định, các
yêu cầu trong quá trình dạy TH:
Quản lí việc chấp hành thời lượng lên lớp: Qui định thời


×