Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

CƠ sở lý LUẬN về sự PHỐI hợp GIỮA đoàn THANH NIÊN với các lực LƯỢNG xã hội TRONG VIỆC tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.71 KB, 54 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP GIỮA ĐOÀN
THANH NIÊN VỚI CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH
NGUYỆN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu về hoạt động tình nguyện cho sinh
viên
Trong thời đại hiện nay, khi cả thế giới đang hướng tới
việc hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ, sự tham gia đóng
góp, đồng tâm hợp lực của tất cả công dân quốc tế là rất quan
trọng, hoạt động tình nguyện là một cách thức giúp các cá nhân
hiện thực hoá sự tham gia vào quá trình phát triển chung này.
Tuy nhiên, phong trào tình nguyện vẫn còn riêng lẻ, tự phát và
chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành đoàn
thể, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ có hệ thống dựa trên các khung
pháp lý có hiệu lực nên không đảm bảo được tính bền vững –
là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của
hoạt động tình nguyện. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hoạt
động tình nguyện ở Việt Nam chưa nhiều và các nghiên cứu
chưa thực sự phản ánh được bức tranh tổng thể về hiện trạng
các hoạt động, phong trào tình nguyện ở Việt Nam cũng như
những đóng góp cụ thể của hoạt động tình nguyện đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Trong những năm qua, có thể điểm tới một số công trình
nghiên cứu hoạt động tình nguyện cho sinh viên trong các cơ
sở giáo dục, điển hình là một trong các đề tài sau:
Viện Nghiên cứu Thanh niên Việt Nam nghiên cứu đề


tài nghiên cứu khoa học cấp Viện: "Cơ sở lý luận và thực
tiễn về phát triển phong trào thanh niên tình nguyện trong
điều kiện hiện nay" do Thạc sỹ Lê Thanh Khiết làm chủ
nhiệm đã khẳng định “phong trào thanh niên tình nguyện nói
riêng trong thời gian qua là một minh chứng rõ nét cho sự lớn
mạnh của tổ chức Đoàn, đồng thời cũng thể hiện được vai trò
thanh niên tình nguyện đối với các hoạt động tình nguyện”
Đề tài nghiên cứu của nhóm học viên: Nguyễn Văn Luân,
Vũ Anh Ngự, Nguyễn Duy Đạt, Nguyễn Thị Nga, Vũ Đình
Hoàn về “Khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của
sinh viên trong và ngoài quân đội về hiến máu tình nguyện”,
đây là đề tài được giải thưởng trong Lễ trao giải thưởng "Tài
năng khoa học trẻ Việt Nam" dành cho sinh viên năm 2013 do
Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp kỹ
thuật Thanh niên Việt Nam (VIFOTEC) đồng tổ chức. Đề tài
nghiên cứu cụ thể về nhận thức, thái độ, hành vi trong việc


hiến máu tình nguyện, từ đó giúp sinh viên hiểu rõ hơn về vai
trò của mình đối với cộng đồng; đồng thời đề tài cũng chỉ ra
được những yếu tố tích cực, yếu tố tiêu cực cản trở đến công
tác tuyên truyền, thay đổi hành vi, nhận thức đến thái độ, hành
vi của sinh viên.
Luận văn của tác giả Đặng Thị Phượng “Nghiên cứu các
yếu tố quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên
trường Đại học Nha Trang” năm 2017, đã xác định được những
nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia tình nguyện của sinh viên,
trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
và thu hút ngày càng hiệu quả hoạt động tình nguyện của sinh

viên trong trường.
Đề tài “Tìm hiểu tác động của hoạt động tình nguyện đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” được tiến hành
nghiên cứu bởi Viện Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã khẳng định “ở Việt Nam có hai hình thức tình
nguyện: chính thức và phi chính thức xét theo tính pháp lý của
cơ quan/tổ chức/đơn vị đứng ra chỉ đạo, tổ chức tình nguyện.
Trong đó tình nguyện chính thức được thực hiện bởi các tổ
chức thuộc chính phủ; các tổ chức phi chính phủ trong nước;
các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ nước ngoài có đăng ký


pháp nhân, chính danh. Tình nguyện phi chính thức được thực
hiện bởi các cá nhân, câu lạc bộ, đội nhóm không đăng ký
pháp nhân, không chính danh”. Bằng lý luận và thực tiễn đề tài
khẳng định “Sự ra đời của nhiều hình thức hoạt động tình
nguyện ở Việt Nam hiện nay cho thấy nhu cầu về sự tham gia
tình nguyện của người dân, đặc biệt là giới trẻ để đóng góp vào
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.
- Luận án khoa học giáo dục của tác giả Hà Mỹ Hạnh về
đề tại: “Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các
trường Đại học Sư phạm khu vực miền núi phía Bắc trong đào
tạo theo học chế tín chỉ” đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực hoạt động xã hội, từ đó đề ra một số giải pháp
phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên miền núi
phía Bắc.
Nhìn chung, những nội dung nghiên cứu về tổ chức hoạt
động tình nguyện cho sinh viên còn rất hạn chế, đặc biệt rất ít
những công trình nghiên cứu sự đổi mới trong nội dung, hình
thức và phương pháp tổ chức hoạt động tình nguyện. Bên

cạnh đó, thực tế về hoạt động tình nguyện hiện nay không chỉ
được tổ chức trong các nhà trường mà hoạt động này còn
được thực hiện bởi nhiều tổ chức xã hội, nhiều cá nhân bằng


những cách tiếp cận khác nhau. Sự tổ chức manh mún của
nhiều cá nhân và lực lượng xã hội chưa thật sự đem lại lợi ích
to lớn cho toàn xã hội và tạo ra tính lan tỏa trong cộng đồng.
Nhiều phong trào, chưa đi vào những nội dung thiết thực,
phương pháp tổ chức chưa đa dạng, chuyên nghiệp, điều này
rất cần thiết phải có thêm những đề tài nghiên cứu chuyên sâu
nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các hoạt động tình
nguyện cho sinh viên.
- Các công trình nghiên cứu về sự phối hợp giữa các
lực lượng trong hoạt động tình nguyện cho sinh viên
Năm 1991 ở Trung Quốc đã có Hội nghị quốc gia về sự
phối hợp các ban ngành trong việc giáo dục học sinh ngoài nhà
trường. Các lực lượng tham gia có: Bộ giáo dục, Ngành văn
hóa, thể thao, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ủy ban Phụ nữ và
nhiều ngành liên quan khác [65].
Tại Singgapore những năm gần đây, việc nghiên cứu đưa
ra các hoạt động hợp tác ngoại khóa của học sinh trung học
vào thực tiễn hằng ngày càng phong phú thì sự phối hợp giữa
các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh cùng với nhà
trường ngày càng đa dạng. Đó là tổ chức nhóm Chữ thập đỏ


(Red Cross), nhóm Quân sự (Military Band), Hiệp hội Hướng
đạo Singgapore (The Singgapo Scout Asociation), Nữ hướng
dẫn viên Singgapore, các câu lạc bộ thể thao, văn ghệ, khiêu

vũ…Các hoạt động này đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trường và các lực lượng xã hội để giúp đỡ các hoạt động của
học sinh đạt kết quả tốt, hiệu quả giáo dục được nâng cao
(ISSS International School (Singapore)) [66].
Tại Nhật bản, các hoạt động ngoại khóa (extracurricular
activities) cũng được phối hợp giữa nhà trường và các lực
lượng xã hội rất phong phú, hình thành nên các câu lạc bộ
khoa học, nghệ thuật cho học sinh (Daily life in Japansense
High School, Erich Digest [67]
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo
dục là sự nghiệp của toàn dân”. Điều 3 chương I, Luật giáo
dục 2005 ghi rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện
theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với
lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Điều
93 đến điều 98 chương VI cũng đã qui định trách nhiệm của
nhà trường, gia đình, xã hội đối với công tác giáo dục và đã thể


hiện ý nghĩa quan trọng của sự phối hợp nhà trường-gia đình xã hội [19].
Sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội nếu được thực
hiện một cách đồng bộ thì hiệu quả giáo dục sẽ nâng lên, ngược
lại sự phối hợp này không ăn khớp thì sẽ gây cản trở hoặc khó
khăn trong quá trình hình thành nhân cách học sinh. Một trong
những đặc điểm của quá trình giáo dục là quá trình giáo dục
diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp. Trong quá trình
giáo dục người được giáo dục chịu nhiều tác động từ các phía
khác nhau: gia đình, nhà trường, xã hội. Ngay trong gia đình,
nhà trường hoặc xã hội, người được giáo dục cũng chịu ảnh
hưởng của nhiều tác động khác nhau. Ví như, trong gia đình có

những tác động của cha mẹ, của anh chị em, của nếp sống gia
đình; trong nhà trường có những tác động của giáo viên, của tập
thể lớp, của nội qui, của nội dung, phương pháp tổ chức giáo
dục; trong xã hội có những tác động của các cơ quan thông tin
đại chúng, của phim ảnh, sách báo, của người lớn. Những tác
động đó có thể đan kết vào nhau rất mật thiết tạo ra những ảnh
hưởng tích cực thống nhất đối với người được giáo dục, hoặc có
thể ngược chiều nhau tạo ra những “lực nhiễu” gây khó khăn
cho quá trình giáo dục. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tổ chức phối


hợp tất cả các tác động giáo dục theo hướng tích cực, có sự
tham gia của cộng đồng, các lực lượng xã hội trong giáo dục
học sinh trong và ngoài nhà trường.
Một trong các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm,
tính cộng đồng cao là hoạt động tình nguyện dành cho học sinh
và sinh viên các trường cao đẳng, đại học. Để thực hiện tốt nhiệm
vụ này nhà trường cần phối hợp với các lực lượng xã hội để tổ
chức các hoạt động tình nguyện cho sinh viên, đây là một trong
những hoạt động giáo dục bổ ích, có ý nghĩa lớn lao cho mọi học
sinh, sinh viên. Xét về các góc độ nghiên cứu, nhiều đề tài đã
quan tâm và nghiên cứu sâu về những hoạt động giáo dục này
điển hình là một số nghiên cứu sau:
Đề tài “Biện pháp phối hợp công tác giữa Bí thư Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và Hiệu trưởng trường THCS tỉnh Trà
Vinh nhằm tăng cường kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh”
của thạc sỹ Nguyễn Thành Tâm (năm 2006).
Đề tài “Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng trong
việc giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh” của Thạc sỹ Vương Quốc Tuấn (2006).



Đề tài “Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường
Trung học Cơ sở Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh
Hưng

Yên”

của

thạc

sỹ

Trần

Thị

Mai

Hạnh.

Đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
ở các trường THPT huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang” của
thạc sỹ Trịnh Thị Thanh Thuỷ.
Đề tài “Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường
– gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường
THPT huyện Cần Đước, Long An” năm 2009 của tác giả Hồ
Văn Thơm đã chỉ ra một số giải pháp quản lý hiệu quả sự

phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quá trình giáo
dục học sinh.
Đề tài “Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục
đạo đức học sinh của trường THCS huyện Vũ Thư, Thái
Bình” năm 2011 của tác giả Đoàn Thị Thu Hà, một trong các
giải pháp được đề cập là “Xây dựng kế hoạch quản lý, phối
hợp các lực lượng giáo dục đạo đức học sinh THCS, luận văn
đã chỉ ra “Kế hoạch” là cầu nối giữa hiện tại và tương lai và là


phương thức cho mọi hoạt động - Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội”.
Đề tài “Quản lý hoạt động tham gia xã hội hóa giáo dục
của nhà trường trung học phổ thông khu vực đồng bằng sông
Hồng” của tác giả Lương Việt Hà đã hệ thống hóa và phát triển
một số cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tham gia xã hội hóa
giáo dục ở các trường THPT ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề
huy động tham gia của vha mẹ học sinh và cộng đồng vào quá
trình giáo dục học sinh.
Luận án của tác giả Lê Gia Thanh về “Quản lý sự liên
kết của trường Trung học phổ thông với các lực lượng xã hội
trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay” đã làm rõ được
ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết việc quản lý sự liên kết của
trường THPT với các lực lượng xã hội để xây dựng môi
trường giáo dục học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay. Tác
giả đã phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh
hưởng tới sự liên kết các lực lượng xã hội và xác định mục
tiêu liên kết, cơ chế liên kết, nội dung liên kết của trường
THPT với các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo
dục học sinh THPT hiện nay.



Ngoài các đề tài, luận văn, luận án của các tác giả nêu
trên, nhiều đề tài nghiên cứu cấp bộ cũng đề cập tới nội dung
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội như:
Nâng cao tính thống nhất giữa giáo dục nhà trường, gia
đình và xã hội trong điều kiện mới, tập thể tác giả ở Trung tâm
Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (1993);
Những quan điểm, phương pháp luận của việc liên kết
giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình
giáo dục học sinh hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Kỳ, Viện Khoa
học giáo dục Việt Nam (1996).
Phối hợp việc giáo dục gia đình với nhà trường và các thể
chế xã hội khác, tác giả Phạm Khắc Chương (chủ biên), Nhà
Xuất bản Giáo dục (1998).
Các tác giả Phạm Tất Dong, Lê Thi, Đinh Thị Kim
Thoa… đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề
con người và vấn đề xã hội hóa, vấn đề gia đình và vai trò của
gia đình trong sự hình thành nhân cách trẻ em, sự phát triển
của gia đình Việt Nam và chức năng giáo dục gia đình; nghiên
cứu công tác bảo vệ giáo dục trẻ em trong gia đình và cộng
đồng, việc giáo dục truyền thống cho trẻ em trong gia đình.


Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên mới tập chung chủ
yếu về sự liên kết, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã
hội trong việc giáo dục học sinh, chủ yếu là học sinh phổ thông
và các hoạt động chủ yếu giới hạn trong nhà trường phổ thông.
Còn rất ít đề tài nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ chế phối hợp giữa
nhà trường và các lực lượng xã hội để tổ chức các hoạt động

tình nguyện cho sinh viên.
- Một số khái niệm cơ bản
- Nhóm khái niệm tình nguyện, sinh viên tình nguyện,
phong trào sinh viên tình nguyện và hoạt động của sinh viên
tình nguyện
- Tình nguyện
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê - 1998): Tình
nguyện là "Tự mình nhận lấy trách nhiệm để làm (thường là
việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh), không phải do bắt buộc".
Như vậy "Tình nguyện" chỉ hoạt động có tính tự giác cao độ,
không quản ngại khó khăn, gian khổ của cá nhân, tập thể vì
lợi ích của xã hội, cộng đồng. [42].


Tổ chức Liên hợp quốc xác định 3 đặc điểm của tình
nguyện sau:
- Được thực hiện không phải mục đích chính về tài
chính, mặc dù tình nguyện viên có thể hoàn lại chi phí hoặc
được nhận một khoản tiền hỗ trợ nào đó với mục đích để
triển khai hoạt động, chứ không phải là tiền lương, phần
thưởng.
- Hoạt động này thực hiện tình nguyện không vì mục
đích cá nhân
- Hoạt động tình nguyện hoạt động không chỉ vì bạn bè,
gia đình mà là vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Sinh viên tình nguyện
Là những sinh viên có tấm lòng nhân ái, có ý thức tự
giác và có tinh thần tình nguyện tham gia hoạt động trong các
đội hình thanh niên, sinh viên tình nguyện, sẵn sàng làm các
công việc khó khăn, gian khổ mà không nhất thiết phải có

quyền lợi vật chất cho bản thân.


-Phong trào sinh viên tình nguyện
Là khái niệm chỉ hoạt động xã hội có sức lôi cuốn đông
đảo sinh viên tham gia với tinh thần tự giác, ý thức trách
nhiệm cao, không quản ngại khó khăn gian khổ vì lợi ích của
xã hội, cộng đồng, thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lý
tưởng cho sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững
mạnh.
- Hoạt động của sinh viên tình nguyện
Hoạt động của sinh viên tình nguyện là các đối tượng
học sinh, sinh viên tại các trường cao đằng, đại học tham gia
hoạt động tình nguyện do tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng Sản
Hồ Chí Minh trong trường phát động theo chiều dọc. Thông
qua hoạt động tình nguyện này, các nhà trường giáo dục sinh
viên, sinh viên được rèn luyện và giúp ích cho cộng đồng, xã
hội. Ngoài ra, tham gia hoạt động tình nguyện góp phần tạo
thêm động lực và giúp các sinh viên cảm thấy cuộc sống có ý
nghĩa hơn; giúp sinh viên có dịp phát triển các mối quan hệ cá
nhân, hiểu thêm về mọi người ở nhiều tầng lớp xã hội, môi
trường khác nhau...


- Nhóm khái niệm đoàn thanh niên, lực lượng xã hội,
phối hợp
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội
do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Vị trí, vai trò của Đoàn Thanh niên
Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người
lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.
Đối với Đảng: Đoàn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp
cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà
nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào
tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.


Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào
thanh niên: Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc
xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ
Việt Nam và các thành viên khác của Hội.
Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là
người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội,
lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi,
tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của
Đội.
Chức năng
Chức năng thứ nhất: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội
dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chức năng thứ hai: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường
học Xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam

Chức năng thứ ba: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người
đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.


Chức năng thứ tư: Đoàn phụ trách Đội TNTP Hồ Chí
Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh
niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
Nhiệm vụ
Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, thực
hiện tốt vai trò nòng cốt, định hướng chính trị trong việc xây
dựng tổ chức hoạt động của Hội LHTN, Hội sinh viên Việt
Nam…nhằm đưa thanh niên vào trong tổ chức của Hội và
Đoàn cùng phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nuớc Việt Nam
độc lập dân chủ, giàu mạnh, công bằng, xã hội văn minh theo
định hướng XHCN.
Giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên, thanh niên
thông qua các phong trào hành động cách mạng. Mảng hoạt
động giáo dục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động
của Đoàn - đối tượng giáo dục chủ yếu là đoàn viên, thanh
niên - lực lượng to lớn, có vị trí vai trò rất quan trọng trong
việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, suy cho cùng là hình thành
bộ mặt nhân cách con người trong xã hội mới phù hợp với đòi
hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nội dung công tác
giáo dục rất phong phú, bao gồm:


Giáo dục chính trị tư tưởng.
Giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống.

Giáo dục về khoa học kỹ thuật công nghệ, về DS - SK MT.
Giáo dục về phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Giáo dục truyền thống Cách mạng.
Tham gia công tác giáo dục thanh niên phải thông qua
những phong trào, những hành động Cách mạng cụ thể. Đoàn
không thể chỉ nói suông, giáo dục mang tính kinh viện, giáo
điều mà phải tổ chức, đưa thanh niên vào các phong trào hành
động cách mạng, qua các công việc và phong trào thiết thực
đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Kết hợp chặt chẽ
nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, lý luận gắng liền với
thực tiễn.
Tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, coi nhiệm vụ
xây dựng Đảng là một tất yếu trong xây dựng tổ chức Đoàn,
ngược lại Đoàn TNCS phải là đội quân trung thành, kế tục sự


nghiệp của Đảng, mang ngọn cờ, lý tưởng của Đảng đến đích
cuối cùng, đưa NQ và đường lối của Đảng vào trong cuộc
sống. Đoàn TNCS là nguồn cung cấp bổ sung cho Đảng lực
lượng trẻ, có tri thức, đạo đức, sức khoẻ để gánh vác công
việc tạo sinh lực mới cho Đảng. Quán triệt tinh thần công tác
xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, lấy xây
dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đoàn thanh niên phải là lực
lượng nồng cốt trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng.
- Lực lượng xã hội
Lực lượng xã hội tham gia vào họat động tình nguyện
của nhà trường bao gồm nhà trường và các tổ chức xã hội và
cá nhân. Giáo dục trong nhà trường không phải của riêng nhà
trường mà cần có sự phối hợp của các lực lượng xã hội, giáo
dục sinh viên không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà cần

giáo dục thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động cộng
đồng trong và ngoài nhà trường. Điều này cần sự phối hợp
giữa nhà trường nói chung và đoàn trường nói riêng với các
lực lượng xã hội. Một trong các hoạt động rất cần thiết đòi hỏi
sự tham gia của các lực lượng xã hội đó là hoạt động tình
nguyện của sinh viên. Sự tham gia của các lực lượng xã hội
không chỉ là hỗ trợ về mặt tài chính cho các họat động mà còn


ở nhiều hỗ trợ khác như: nội dung, phương pháp và sức
người...Mức độ tham gia của nhà trường và các tổ chức xã hội
được tiến hành như thế nào, trách nhiệm đến đâu đây cũng là
vấn đề cần được đưa ra thảo luận nghiên cứu cụ thể.
Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã
nêu rõ về lực lượng xã hội trong điều 97 là “Các lực lượng xã
hội bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng...”. Lực lượng xã hội
theo cách hiểu của Luật Giáo dục như trên cho thấy bao hàm
mọi tổ chức, cá nhân trong đó có bao hàm cả các cơ quan Nhà
nước như Trường Cao đẳng Hải Dương. Tuy nhiên, trong luận
văn này, lực lượng xã hội được hiểu theo góc độ là các lực
lượng đã và đang tham gia phối hợp với Đoàn Thanh niên
trường Cao đẳng Hải Dương trong việc tổ chức hoạt động tình
nguyện cho sinh viên. Chẳng hạn như một số tổ chức như:
Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn
Thanh niên công an, cơ sở đoàn các cấp, các doanh nghiệp,
các câu lạc bộ thiện nguyện....
- Phối hợp



Trong các công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa các
lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục và đào tạo, các tác
giả dùng các khái niệm như: hợp tác, kết hợp, thống nhất, liên
kết, phối hợp...Các từ này được từ điển Tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ (2005) định nghĩa:
- Kết hợp: là gắn chặt cho nhau, bổ sung cho nhau;
- Liên kết: là kết hợp nhiều thành phần, nhiều tổ chức để
thể hiện. Theo cách hiểu trên thì “Liên kết" là một khái niệm
thể hiện tính chất liên minh của các lực lượng tham gia hoạt
động. Liên kết trong hoạt động giáo dục thể hiện sự thống
nhất từ nhận thức đến hành động giữa các thành viên tham gia
liên kết trong giáo dục; tạo sự ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với
nhau về mục tiêu, về quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm và sát
cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn hay thuận
lợi; và đòi hỏi tính tự giác, tự nguyện, sự nỗ lực vượt khó với
nhận thức sâu sắc mục tiêu chung phải đạt được đôi khi phải
tạm gác quyền lợi cá nhân hay lợi ích bộ phận.
- Hợp tác: là gắn chặt với nhau để bổ sung cho nhau;
- Thống nhất: là hợp lại thành một khối;


Các khái niệm trên có ý nghĩa gần giống nghĩa của từ
“Phối hợp”. Khái niệm “phối hợp” cũng phản ánh một cách rõ
nét về bản chất của tính thống nhất, chặt chẽ, liên tục, toàn
vẹn của quá trình giáo dục. Như vậy, nếu coi các lực lượng xã
hội tham gia xây dựng giáo dục trong cộng đồng là thành tố
của của hệ thống tạo thành môi trường giáo dục thì chất lượng
hệ thống phụ thuộc vào quan hệ tương tác giữa các lực lượng
giáo dục trong cộng đồng mà biểu hiện của nó là thể chế và

cơ chế phối hợp trong hoạt động giáo dục.
Sự phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động tình
nguyện cho sinh viên là sự giao kết thống nhất giữa 2 bên
nhằm tạo ra nhận thức và hành động chung cho tất cả các bên.
Trong đó, Ban Chấp hành Đoàn trường là lòng cốt của sự phối
hợp trong việc chủ động đề xuất, tham mưu xây dựng chương
trình, kế hoạch phối hợp hoạt động và là đầu mối phối hợp tổ
chức thực hiện thông qua các chương trình ký kết; khi đó, vai
trò của nhà trường là cơ quan đại diện thống nhất, chỉ đạo,
đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hoạt động
tình nguyện.
- Hoạt động tình nguyện của sinh viên trường cao
đẳng


- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của sinh viên trường cao
đẳng
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm
lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Ở lứa tuổi
sinh viên, là những người có hoạt động chủ đạo là học tập để
tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường
cao đẳng, đại học.
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa
tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự
ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả
năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển
bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn
sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ
nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình,
mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề

nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn
luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ
lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng
tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét
năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ
thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.


Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của
đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài
bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt
tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo
dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được
phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động
còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực
hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan
tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ
nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những
hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những
người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những
hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín
chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu,
học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội
nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin,
nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc
với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông
và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá
của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm



×