Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA
BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA
BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tổ chức và Quản lý vận tải
Mã số
: 9.84.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Vũ Trọng Tích


2. PGS.TS. Trần Thị Lan Hương

HÀ NỘI - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi,
không sao chép. Các số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Xuân Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước
về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở Việt Nam”, Nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học,
Khoa Vận tải - Kinh tế, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại
học Giao thông vận tải, các nhà khoa học trong và ngoài ngành, tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Vũ Trọng Tích, PGS.TS. Trần Thị Lan Hương, những thầy, cô giáo
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo để luận án được hoàn thành. Nghiên cứu sinh xin
chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cơ quan và gia đình đã động viên, khích lệ,
tạo điều kiện trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này./.
Tác giả



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II
MỤC LỤC .................................................................................................................III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... VII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. IX
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. X
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ ................................6
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................6
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ......................................................10
1.3. Khoảng trống và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................13
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................15
1.4.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................15
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................15
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI
HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ .....................................................................................19
2.1. Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế ....................................................19
2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế .................................................19
2.1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế ...............................................21
2.1.3. Phương pháp và các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế ...................24
2.2. Vận tải hàng hóa bằng ô tô .........................................................................30
2.2.1. Khái niệm về vận tải hàng hóa bằng ô tô ..............................................30
2.2.2. Các bộ phận cấu thành vận tải hàng hóa bằng ô tô ...............................32
2.3. Quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô .....................................35
2.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô .................35
2.3.2. Chức năng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô .................36

2.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô.............37
2.3.4. Cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô .....................46


iv
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa
bằng ô tô ..........................................................................................................49
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô và bài
học cho Việt Nam ..................................................................................................51
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô của
một số nước .....................................................................................................51
2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................54
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN
TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM....................................................56
3.1. Thực trạng vận tải hàng hóa bằng ô tô .....................................................56
3.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ....................................................56
3.1.2. Sản lượng vận tải hàng hóa bằng ô tô ...................................................57
3.1.3. Tình hình doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng ô tô .............................59
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô .....................66
3.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ..........66
3.2.2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vận tải bằng ô tô .......74
3.2.3. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch giao thông vận tải đường
bộ và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.....................................77
3.2.4. Công tác quản lý phương tiện ...............................................................78
3.2.5. Công tác quản lý người điều khiển phương tiện ...................................80
3.2.6. Công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải hàng hóa bằng ô tô .......................................................................................82
3.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra và an toàn giao thông ...............................85
3.3. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa

bằng ô tô ở Việt Nam ............................................................................................86
3.3.1. Mục tiêu đánh giá ..................................................................................86
3.3.2. Thiết kế điều tra .....................................................................................87
3.3.3. Tổ chức thu thập thông tin.....................................................................87
3.3.4. Phân tích kết quả khảo sát .....................................................................89


v
3.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa
bằng ô tô ở Việt Nam ............................................................................................90
3.4.1. Đối với doanh nghiệp vận tải vận tải hàng hóa bằng ô tô .....................90
3.4.2. Về hoạt động quản lý nhà nước .............................................................92
3.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế .......................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................97
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ..............99
VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM ...................................99
4.1. Quan điểm, mục tiêu tăng cường năng lực quản lý nhà nước về vận
tải hàng hóa bằng ô tô ở Việt Nam ......................................................................99
4.1.1. Cơ hội và thách thức trong phát triển vận tải hàng hóa bằng ô tô ở
Việt Nam .........................................................................................................99
4.1.2. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô .100
4.1.3. Mục tiêu tăng cường năng lực quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa
bằng ô tô ........................................................................................................101
4.2. Giải pháp tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về vận tải
hàng hóa bằng ô tô ..............................................................................................101
4.2.1. Đổi mới bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ......101
4.2.2. Tăng cường năng lực đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực ...............106
4.2.3. Đổi mới cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa
bằng bằng ô tô ...............................................................................................107
4.2.4. Thiết lập hệ thống thông tin quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải

hàng hóa bằng ô tô .........................................................................................110
4.3. Giải pháp tăng cường hoạt động chức năng quản lý nhà nước về vận
tải hàng hóa bằng ô tô .........................................................................................113
4.3.1. Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật về vận tải hàng hóa bằng ô tô ................................113
4.3.2. Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch ....116


vi
4.3.3. Hoàn thiện các chính sách tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả và
phát triển hài hòa các phương thức vận tải, phát triển vận tải đa phương
thức và logistics .............................................................................................118
4.3.4. Tăng cường công tác điều phối luồng phương tiện vận tải và hỗ trợ
thông tin điều hành vận tải cho doanh nghiệp ...............................................119
4.3.5. Đổi mới quản lý cấp phép kinh doanh dịch vụ vận tải ........................122
4.3.6. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải về an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường ..............................................................................123
4.3.7. Đổi mới chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách ....124
4.4. Điều tra, khảo sát về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở Việt Nam .....125
4.4.1. Về mức độ cần thiết của các giải pháp ................................................126
4.4.2. Về mức độ khả thi của các giải pháp ...................................................127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................130
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................134
PHỤ LỤC ...............................................................................................................141


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Tiếng Việt
ATGT
ATKT

An toàn giao thông
An toàn kỹ thuật

ATKT & BVMT An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
CLCT

Chất lượng công trình

CNH

Công nghiệp hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CP

Chính phủ

DNVT


Doanh nghiệp vận tải

GTVT

Giao thông vận tải

GPLX

Giấy phép lái xe

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTTT

Hệ thống thông tin

ĐPT

Đa phương thức

GSHT

Giám sát hành trình

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


QLNN
QLXD

Quản lý nhà nước
Quản lý xây dựng

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KCHTGT

Kết cấu hạ tầng giao thông

KDVT

Kinh doanh vận tải

KT - XH

Kinh tế xã hội

KTTTX
NQ
NSNN

Kiểm tra tải trọng xe
Nghị quyết
Ngân sách nhà nước


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNGT

Tai nạn giao thông


viii
Chữ viết tắt
TNĐ

Chữ viết đầy đủ
Thủy nội địa

XHH

Xã hội hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VTHKCC


Vận tải hành khách công cộng

VTHH
VNĐ
VT

Vận tải hàng hóa
Việt Nam đồng
Vận tải

Tiếng Anh
AH

Asian highway (Đường xuyên Á)

ASEAN

Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

DRP

Gross Domestic Provincial Product (Tổng sản phẩm nội địa
của địa phương)


ICD

Inland Container Depot (Cảng cạn)

ICAO

International Civil Aviation Organization (Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế)

IBM

International Business Machines (Tập đoàn công nghệ máy
tính đa quốc gia)

ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế)

PET

Polyethylene terephthalate (Nhựa nhiệt dẻo)

USD

United States Dollar (Đồng đô la Mỹ)

WB

World Bank (Ngân hàng thế giới)


WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Các thành phần cấu thành hệ thống vận tải hàng hóa bằng ô tô ...............33
Hình 2.2: Các bên tham gia hệ thống quản lý vận tải hàng hóa bằng ô tô................34
Hình 2.3: Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô .............46
Hình 2.4: Phân cấp chức năng quản lý của Bộ GTVT ..............................................48
Hình 2.5: Cơ quan quản lý nhà nước về vận tải tại địa phương ...............................49
Hình 3.1: Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở trung ương ...................................68
Hình 3.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam .....................70
Hình 3.3: Cơ cấu bộ máy QLNN về GTVT ở cấp tỉnh, thành phố ...........................72
Hình 4.1: Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý Bộ GTVT theo chuyên ngành .............103
Hình 4.2: Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô theo địa
phương ...................................................................................................104
Hình 4.3: Kết nối quản lý nhà nước theo chuyên ngành .........................................107

Hình 4.4: Quan hệ QLNN ngành GTVT với Chính phủ, Bộ ngành liên quan và
các tỉnh, thành phố .................................................................................111
Hình 4.5: Sơ đồ quan hệ chức năng HTTT QLNN về VTHH bằng ô tô ................112
Hình 4.6: Mối quan hệ giữa hệ thống luật pháp ngành GTVT với các hệ thống
pháp luật khác ........................................................................................113
Hình 4.7: Mối quan hệ giữa quy hoạch GTVT đường bộ với quy hoạch ngành,
chuyên ngành khác ................................................................................117
Hình 4.8: Các phân hệ chức năng của hệ thống thông tin hỗ trợ điều phối luồng
phương tiện và điều hành vận tải ...........................................................121


x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên Bảng, Biểu

Trang

Bảng 3.1: Thống kê đường bộ theo cấp quản lý................................................... 57
Biểu đồ 3.1: Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng ô tô (1000 tấn) ..................... 58
Biểu đồ 3.2: Lượng luân chuyển hàng hóa bằng ô tô (triệu tấn.km) ...................... 58
Bảng 3.2: Tỷ trọng khối lượng vận chuyển, lượng luân chuyển hàng hóa bằng ô
tô (so với toàn ngành) ........................................................................ 59
Bảng 3.3: Cự ly bình quân của 1 tấn hàng vận chuyển bằng ô tô .......................... 59
Bảng 3.4: Số lượng doanh nghiệp và tình hình phương tiện của các doanh nghiệp
VTHH bằng ô tô................................................................................ 60
Bảng 3.5: Số lượng phương tiện vận tải hàng hóa bằng ô tô theo tải trọng ............ 63
Bảng 3.6: Số lượng doanh nghiệp phản hồi thông tin điều tra .............................. 89
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng quản lý nhà nước................... 90

Bảng 4.1: Quan hệ giữa quản lý nhà nước trong vận tải hàng hóa bằng ô tô với
quản lý các ngành, lĩnh vực liên quan ............................................... 108
Bảng 4.2: Nội dung công tác quy hoạch ............................................................ 116
Bảng 4.3: Tổng hợp đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp ....................... 126
Bảng 4.4: Tổng hợp đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp ......................... 127


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong thời gian qua, VTHH bằng ô tô phát triển mạnh do đường bộ được
quan tâm đầu tư rất lớn về xây dựng kết cấu hạ tầng. Theo kế hoạch ngân sách hàng
năm, kết cấu hạ tầng đường bộ được đầu tư rất lớn so với đường sắt, đường thủy nội
địa. Đến nay, đường bộ Việt Nam đã phát triển thành mạng lưới giao thông khá
hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa hầu hết các vùng kinh tế. Với
ưu thế về tính linh hoạt và triệt để cao, VTHH bằng ô tô có khối lượng vận chuyển
chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành. Giai đoạn 2010 đến 2017, tỷ lệ khối
lượng vận chuyển hàng hóa của ô tô so với toàn ngành luôn ở mức từ 65% đến
77%; tỷ trọng về lượng luân chuyển hàng hóa đạt từ 14,5% đến 24,8% [36]. Như
vậy, VTHH bằng ô tô giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống giao thông vận tải nói
riêng và sự vận hành của hệ thống kinh tế Việt Nam nói chung.
Về năng lực vận tải, sự chuyển đổi mô hình kinh doanh của các doanh
nghiệp nhà nước và phát triển nhanh của doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình đã góp
phần tăng trưởng mạnh mẽ thị trường vận tải hàng hóa bằng ô tô. Song hành với sự
tăng nhanh của các doanh nghiệp vận tải trong nước, có sự tham gia ngày càng
nhiều với nhiều hình thức vận tải và mô hình kinh doanh khác nhau của doanh
nghiệp nước ngoài. Sự tăng trưởng nóng về số lượng doanh nghiệp, phương tiện
vận tải và tính đa dạng về mô hình kinh doanh dịch vụ VTHH nói chung, VTHH
bằng ô tô nói riêng đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với QLNN cũng như
quản lý hoạt động kinh doanh của các DNVT. Thực tế cho thấy, VTHH bằng ô tô

vẫn còn nhiều tồn tại bất cập về vấn đề chi phí vận chuyển cao, ảnh hưởng xấu đến
môi trường, gia tăng vấn nạn ùn tắc và tai nạn giao thông. Cho nên, đây là một
trong những lĩnh vực quan trọng đòi hỏi sự quan tâm và đặt ra yêu cầu không ngừng
nâng cao năng lực, hiệu quả đối với toàn bộ hệ thống quản lý từ cấp quản lý nhà
nước đến các doanh nghiệp.
Về QLNN, việc xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch và đề ra các chính
sách đã được các cơ quan QLNN tổ chức xây dựng, triển khai và liên tục điều chỉnh


2
nhằm tạo khung pháp lý và điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể tham gia.
Đồng thời, việc đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế song phương và đa
phương liên quan đến vận tải đường bộ đã được triển khai thực hiện nhằm đảm bảo
tính toàn diện của hành lang pháp lý về GTVT đường bộ. Tuy nhiên, quá trình tổ
chức thực hiện các chức năng QLNN nhằm kiểm soát hoạt động VTHH bằng ô tô
gặp không ít khó khăn và tồn tại nhiều bất cập. Công tác hậu kiểm sau đăng ký kinh
doanh bị buông lỏng vì nhiều lý do khác nhau nên chưa đảm bảo sự cân bằng cung cầu trên thị trường vận tải. Các chính sách điều tiết và kiểm soát hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực VTHH bằng ô tô còn nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến chưa
phát huy hết hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý điều hành và các chính sách về phát triển bền vững trong VTHH bằng ô tô
chưa được quan tâm thích đáng. Mặt khác, tính chủ động và sự tuân thủ quy định
pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động VTHH bằng ô tô chưa cao đã gây ra
những thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng, ùn tắc và làm mất an toàn giao thông, gây ô
nhiễm môi trường. Đây là những vấn đề nóng cần có sự vào cuộc của các cơ quan
QLNN và sự đồng thuận, tích cực của các chủ thể tham gia giao thông nói chung,
VTHH bằng ô tô nói riêng.
Về lý luận, trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu độc lập
hoặc dưới dạng các đề án nghiên cứu phát triển đã đề cập đến các giải pháp khác
nhau nhằm nâng cao năng lực QLNN về vận tải đường bộ trên cả nước. Tuy nhiên,
những nghiên cứu chuyên sâu về QLNN trong VTHH bằng ô tô còn khá khiêm tốn,

các giải pháp được nêu ra còn mang tính giải quyết sự vụ mà chưa được nghiên cứu
một cách hệ thống và có tính chiến lược lâu dài, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4.
Trước đòi hỏi phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả của hệ thống giao
thông vận tải quốc gia, đề tài “Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận
tải hàng hóa bằng ô tô ở Việt Nam” được lựa chọn nhằm cung cấp luận cứ khoa
học và thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao năng lực, tính hiệu lực,


3
hiệu quả của QLNN về VTHH bằng ô tô nói riêng và giao thông vận tải nói chung
trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Với thực trạng về vận tải hàng hóa nói chung, vận tải hàng hóa bằng ô tô nói
riêng và thực trạng QLNN đối với vận tải hiện nay ở Việt Nam, luận án tập trung
nghiên cứu xây dựng giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về VTHH bằng ô tô
nhằm tăng cường QLNN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và chiến lược
phát triển ngành giao thông vận tải trong xu thế hội nhập quốc tế, bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 và cách mạng xanh đang diễn ra.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa lý luận về quản lý, QLNN nói chung và trong lĩnh vực VTHH
bằng ô tô nói riêng từ các khái niệm, nội dung, hình thức, phương pháp, công cụ,
đặc điểm, đối tượng của quản lý nhà nước; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
QLNN; tăng cường QLNN về VTHH bằng ô tô.
- Phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các loại hình, đặc điểm của VTHH bằng ô
tô. Dựa trên dữ liệu thu thập từ điều tra, khảo sát thực tế, phỏng vấn và các báo cáo,
nghiên cứu đã công bố, luận án phân tích tổng thể thực trạng QLNN về VTHH bằng
ô tô; từ đó tổng hợp những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế, yếu kém cũng như các

nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý VTHH trên cả nước.
- Từ những kết quả đánh giá, bối cảnh trong nước, quốc tế; các cơ hội, thách
thức; các quan điểm và định hướng tăng cường QLNN, đề xuất các nhóm giải pháp
chung và giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện Việt Nam; tính khả thi, các điều kiện,
lộ trình thực hiện giải pháp nhằm tăng cường QLNN về VTHH bằng ô tô, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa
bằng ô tô trên lãnh thổ Việt Nam.


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Luận án nghiên cứu các hình thức, nội dung quản lý nhà nước về VTHH hiện
đang được áp dụng trên toàn quốc. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
QLNN về VTHH bằng ô tô ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Về không gian và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn
toàn quốc.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thống kê, điều tra chủ yếu tập trung vào giai
đoạn 2013-2017; các tình hình, số liệu dự báo, các giải pháp đề xuất tăng cường QLNN
về VTHH bằng ô tô đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Luận án hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận QLNN về
VTHH bằng ô tô. Những vấn đề luận án đề cập và nghiên cứu góp phần thiết thực
vào việc luận giải và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường QLNN về
VTHH bằng ô tô; đảm bảo tính hệ thống trong mối quan hệ giữa quản lý theo ngành

và quản lý theo địa giới hành chính về VTHH bằng ô tô.
- Đề xuất công cụ QLNN bằng cách ứng dụng khoa học, công nghệ trong
điều kiện phát triển về khoa học và công nghệ quản lý tiên tiến, tiếp cận với xu
hướng của cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ xanh hiện nay.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Nghiên cứu các kinh nghiệm QLNN về VTHH bằng ô tô và các lĩnh vực
QLNN để làm cơ sở trong xây dựng khung lý thuyết và đề xuất giải pháp tăng
cường QLNN về VTHH bằng ô tô.
- Đánh giá các hoạt động QLNN về VTHH bằng ô tô ở Việt Nam thời gian
qua, tổng hợp những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về VTHH bằng ô tô ở Việt Nam.


5
Luận án sau khi hoàn thiện có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề liên quan đến quản lý VTHH trong
quá trình phát triển của ngành GTVT và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, luận án được kết cấu
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về vận
tải hàng hóa bằng ô tô
Chương 2: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô
Chương 3: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô
tô ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng
ô tô ở Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Quản lý nhà nước trong giao thông vận tải nói chung và vận tải hàng hóa
bằng ô tô nói riêng trên thế giới đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trên nhiều
phương diện khác nhau. Tại các nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, các
nghiên cứu QLNN về vận tải hàng hóa bằng ô tô tập trung chủ yếu vào các chính
sách mềm nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh năng động, hiệu quả hơn hay đánh
giá sự tác động đến các khía cạnh về an ninh năng lượng hay môi trường, với một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Tác giả Paweł Więcek, Augustyn Lorenc (2014) nghiên cứu các ảnh hưởng
của xã hội và kinh tế đến vận tải hàng hóa bằng ô tô, từ đó đề xuất ý tưởng về một
cách tiếp cận bền vững trên toàn hệ thống cho sự quản lý vận chuyển hàng hóa
trong đô thị gồm các giải pháp sáng tạo, bảo vệ môi trường được thực hiện ở các
thành phố ở châu Âu [62]. Mặt khác, nghiên cứu cũng khuyến nghị các giải pháp
ứng phó với những vấn đề gia tăng tình trạng tắc nghẽn giao thông, sự di chuyển
của dòng hàng hóa, sự kém hiệu quả của các quá trình phân phối hàng hóa, sự thiếu
hụt về không gian và những phiền toái về xã hội và môi trường trong nhiều thành
phố. Mỗi giải pháp đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nhằm đổi mới
mang tính hiện đại kết cấu hạ tầng và diện mạo của thành phố. Nghiên cứu cũng
định hướng việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực viễn thông, đổi mới
trong cách xử lý dữ liệu và hợp tác với nhiều tổ chức, các nhà phát triển và người sử
dụng hệ thống. Do đó, những nghiên cứu và cải tiến trong hệ thống vận tải ở các đô
thị trong tương lai cần được xem xét trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các bên liên
quan gồm doanh nghiệp, cơ quan chính quyền và người dân địa phương.
- Tác giả Phết Xạ Khon Văn Na Lạt (2013) với luận án tiến sĩ “Quản lý nhà
nước đối với hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Xa Văn Na Khệt Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào” tại Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh [26].



7
Những đóng góp quan trọng của nghiên cứu là làm rõ các vấn đề về quản lý nhà
nước đối với hoạt động vận tải ở cấp tỉnh, trình bày thực trạng và phương hướng
giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Xa
Văn Na Khệt - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đây cũng là một trong những vấn
đề cần giải quyết đối với việc tổ chức quản lý hoạt động vận tải tại các tỉnh thành ở
Việt Nam.
- J.B Nugent (1991), “Lý thuyết phát triển và các giải pháp trong nền kinh tế
thị trường” [57]. Trong đó tác giả đã tổng quan các lý thuyết phát triển và đi sâu vào
vai trò QLNN trong quá trình phát triển. Tác giả đã xác định 10 vai trò của QLNN
trong quá trình phát triển bao gồm: Bảo đảm hàng hóa công cộng, cơ sở hạ tầng; Tìm
các giải pháp trong việc tạo ra các quyền và tài sản; Cân đối ngân sách của chính phủ;
Tổ chức, phối hợp, điều hòa các các hoạt động trong việc thực hiện các chính sách,
chương trình của chính phủ; Bảo đảm sự ổn định trong các dự đoán của mình; Sàng
lọc quyết định, khuyến nghị các luật lệ cần được thực hiện; Tạo ra, tăng cường và
hoàn thiện thị trường; Điều chỉnh và phân bố quyền và tài sản tạo sự công bằng xã
hội; Xây dựng và và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển; Lựa chọn quy mô và
các bước thực hiện cải cách.
- Adrienne Curry (1999), “Sáng tạo quản lý dịch vụ công” [48] đã đề cập đến
việc quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông; nghiên cứu chỉ dừng lại QLNN
đối với các dịch vụ công trong đó có cơ sở hạ tầng GTVT, chưa làm rõ QLNN đối
với lĩnh vực vận tải đường bộ.
- Hamid Saeedia, Bart Wiegmansa, Behzad Behdanib, Rob Zuidwijkc
(2017), “Phân tích cạnh tranh trong mạng lưới vận tải hàng hóa đa phương thức: Ý
nghĩa thị trường của các chiến lược kinh doanh bền vững” [51]. Bài viết đã đề cập
đến môi trường cạnh tranh trong vận tải đa phương thức trong xu hướng hội nhập
quốc tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh từ đó đề xuất các chiến lược
phù hợp với từng cấu trúc thị trường.
- James J. Winebrakea, Erin H. Greenb, “Chính sách môi trường, ra quyết

định, và ảnh hưởng trong ngành vận tải đường bộ của Mỹ” [55]. Bài viết về các


8
công nghệ và chính sách mới đã nâng cao hiệu quả của các loại xe tải hoạt động tại
Hoa Kỳ. Những cải tiến này làm giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp vận
tải và đặt câu hỏi về phản ứng ở cấp độ công ty với những chi phí thấp hơn. Dựa
trên các kết quả phỏng vấn với 8 công ty vận tải đường bộ, bài báo này thảo luận về
các yếu tố chính tác động đến quá trình ra quyết định ở cấp độ công ty trong các chế
độ chính sách tiết kiệm năng lượng.
- Nghiên cứu của tác giả Chaiyot Peetijade and Athikom Bangviwat (2012)
phân tích đặc trưng và ảnh hưởng xe tải chạy rỗng di chuyển trong khu vực thủ đô
Bangkok (Thái Lan) làm gia tăng chi phí vận tải và sử dụng không hiệu quả nhiên
liệu [53]. Theo nghiên cứu, có hơn 85,75% số xe tải chạy trong một tuần có một
chiều đi là không chở hàng đã làm tăng lượng tiêu thụ nhiên liệu gây lãng phí đến
37,42%. Tác giả đề xuất phương pháp kết hợp trong quá trình vận chuyển giúp
giảm khoảng 14,59% độ dài quãng đường và giảm chi phí. Trong đó, mô hình
logistics kết hợp được sử dụng như là giải pháp cho tương lai nhằm làm giảm
lượng tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực vận tải trên cả nước. Về trách nhiệm của
các bên, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quản lý của các nhà sản xuất trong việc
giảm lượng xe “rỗng” để hạ thấp chi phí gây nên bởi tắc nghẽn giao thông, ô
nhiễm môi trường và tai nạn giao thông.
- Cũng tập trung vào các giải pháp từ phía doanh nghiệp vận tải, M.Kulović
(2004) đã chỉ ra rằng các chi phí vận chuyển hàng hóa đường bộ là một hàm của
nhiều yếu tố phân tích theo tính chất và mức độ sử dụng nhân lực, kỹ thuật của
doanh nghiệp vận tải [61]. Việc ước tính chi phí vận tải là một vấn đề phức tạp do
sự khác nhau của giá đầu vào, sự khác nhau về yêu cầu dịch vụ, sử dụng phương
tiện như thế nào giữa các doanh nghiệp. Ảnh hưởng lớn nhất đến những chi phí
này là do việc lãng phí thời gian, bao gồm: thời gian chờ đợi, thời gian đi từ nhà
ga đến địa điểm bốc hàng và thời gian cần thiết để bốc và dỡ hàng. Các thông số

vận hành đội xe có ảnh hưởng mang tính quyết định đến chi phí vận chuyển hàng
hóa. Những thông số này là các hệ số khác nhau đại diện cho mức độ sử dụng của
xe tải, thời gian, công suất xe, tuyến đường xe đi, tốc độ trung bình và quãng


9
đường mà xe đã bốc hàng đi được. Mô hình này cho phép thay đổi các thông số
đầu vào và phản ánh ảnh hưởng của các quyết định quản lý khác nhau mà có tác
động đến chi phí vận chuyển.
- Nhằm cải thiện quản lý khả năng tiếp cận vận tải đa phương thức, nhóm tác
giả Stefan Jacobsson, Per Olof Arnäs và cộng sự đã nghiên cứu xác định các thuộc
tính thông tin hiện có và bắt buộc cần được trao đổi giữa các trung tâm quản lý và
các nhà vận chuyển, từ đó đề xuất mô hình ứng dụng công nghệ thông tin để thiết
lập kênh kết nối giữa hệ thống quản lý vận tải, hệ thống vận tải đa phương thức và
hệ thống thông tin [50].
- JieLiu (2011), Carrier Managed Transportation in Supply Chain
Management (2011- Quản lý VTHH trong quản trị chuỗi cung ứng) [60]. Tác giả
JieLiu (2011) nghiên cứu đề xuất chính sách hợp tác mới nhằm tăng cường quan hệ
phối hợp giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng trong một chuỗi cung ứng. Tác
giả cho rằng quản lý vận tải trong quản trị chuỗi cung ứng Logistics vận chuyển là
một bước không thể thiếu được kết nối sản xuất, lưu trữ và khách hàng cuối cùng, tuy
nhiên có rất ít sự hợp tác trong chuỗi cung ứng để tối ưu hóa việc vận chuyển hậu
cần từ cấp độ chiến lược. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã đề ra giải pháp nhằm
mục tiêu chi phí thấp, độ chính xác cao về thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ
khách hàng hay giảm thiểu tai nạn, hư hỏng hàng hóa. Các giải pháp được đề cập
trong nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở lý luận cho các nhà quản trị doanh nghiệp
vận tải phát triển công cụ quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch
vụ vận tải.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài, nhận định của tác
giả luận án được nêu ra trên các khía cạnh sau:

- Đối với các nước có nền công nghiệp tiên tiến, các nghiên cứu đặt ra yêu
cầu tập trung vào các mục tiêu nâng cao tính kết nối giữa hệ thống QLNN và quản
lý doanh nghiệp vận tải bằng các giải pháp công nghệ nhằm phát triển vận tải đa
phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics, chuỗi cung ứng; tối ưu hóa chi
phí vận tải cho doanh nghiệp, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông và bảo vệ môi


10
trường định hướng phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải. Một số nghiên
cứu cụ thể về chính sách phát triển công nghệ sạch tiết kiệm năng lượng, thực thi
chức năng quản lý và điều tiết thị trường của QLNN, hoặc cải cách dịch vụ công
nhằm tăng cường vai trò QLNN về hoạt động vận tải trong bối cảnh ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng.
- Tại các nước đang phát triển, các nghiên cứu tập trung giải quyết bài toán
nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải trên cơ sở kết hợp đồng bộ giữa quản lý nhà
nước và quản lý doanh nghiệp trong việc điều phối hoạt động vận tải (Thái Lan),
hoặc đề ra giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông
vận tải ở cấp tỉnh (Lào).
Với các điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ và trình độ quản lý khác nhau,
các nghiên cứu chuyên sâu trên một số khía cạnh về QLNN và quản lý doanh
nghiệp nhằm nâng cao hoạt động QLNN về giao thông vận tải nói chung và VTHH
bằng ô tô nói riêng. Trong đó, chính sách phát triển công nghệ cao và vận tải bền
vững, tạo lập môi trường kinh doanh hiệu quả, nâng cao tính kết nối giữa QLNN và
quản lý doanh nghiệp là những vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Đây cũng là
những vấn đề cần giải quyết đối với phát triển giao thông vận tải nói chung và
QLNN về VTHH bằng ô tô nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Vận tải hàng hóa bằng ô tô là hình thức vận tải phổ biến và chiếm tỉ trọng
cao trong ngành vận tải ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp vận tải
trong nước đã chủ động đầu tư công nghệ và đổi mới tổ chức quy trình vận tải nhằm

nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Về QLNN, hệ thống pháp luật
trong VTHH bằng ô tô đã liên tục được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự
thay đổi môi trường kinh doanh. Về lý luận, quản lý nhà nước nói chung và quản lý
nhà nước trong lĩnh vực vận tải hàng hóa nói riêng đã được các nhà nghiên cứu
trong nước đề cập trên một số khía cạnh sau:
Các nghiên cứu QLNN về xây dựng cơ bản trong giao thông vận tải:
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam” của tác giả


11
Nguyễn Thị Bình (2012) [1]. Tác giả đã phân tích nội dung, các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước đến đầu tư xây dựng cơ bản, tuy nhiên cũng chỉ giới hạn trong
lĩnh vực QLNN đối với đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành GTVT Việt Nam.
- Tác giả Bùi Minh Huấn nghiên cứu đề xuất “phương hướng biện pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng giao thông” [22]. Trên cơ sở phân tích
thực trạng mô hình tổ chức quản lý xây dựng giao thông qua các thời kỳ trước và
sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nghiên cứu đã làm rõ thực chất và nội
dung QLNN đối với xây dựng giao thông theo quá trình đầu tư và các chủ thể kinh
doanh xây dựng giao thông. Nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại chủ yếu trong hoạt
động của từng loại chủ thể kinh doanh, sử dụng công cụ QLNN và phân chia chức
năng trong bộ máy quản lý. Tuy nhiên, sự kết nối như thế nào giữa cơ quan quản lý
nhà nước với doanh nghiệp chưa được đề cập sâu và có tính hệ thống.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ
ngân sách nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Tạ Văn Khoái, tại Học viện chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009) [25]. Nghiên cứu chủ yếu QLNN đối với
dự án đầu tư xây dựng từ NSNN trên các giai đoạn của chu trình dự án gồm năm
nội dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thể chế, tổ chức bộ
máy và kiểm tra, kiểm soát. Luận án đã chỉ ra ba nhóm nguyên nhân của những hạn
chế, bất cập, trong các nguyên nhân đó có nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán bộ
quản lý. Trong luận án tác giả cũng đã đưa ra các khái niệm chung về công tác quản

lý nhà nước, tuy nhiên chỉ tập trung đối với dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước ở
Việt Nam.
Các nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động vận tải:
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Quản lý nhà nước về thu và sử dụng phí đường bộ
ở Việt Nam” của tác giả Phan Huy Lệ (2012) đã hệ thống hoá lý luận cơ bản của
quản lý nhà nước về thu và sử dụng phí đường bộ tại Việt Nam, chỉ rõ các nhân tố
ảnh hưởng đối với thu và sử dụng phí đường bộ như: năng lực thể chế của Nhà nước;
trình độ phát triển dân trí; sự phát triển kinh kế xã hội của đất nước; sự phát triển
khoa học công nghệ; môi trường quốc tế [27].


12
- Tập trung nghiên cứu những vấn đề quản lý nhà nước về giao thông vận tải
ở cấp tỉnh, tác giả Lê Trọng Thành (2018) đã phân tích phạm vi, chức năng và thực
trạng hoạt động quản lý nhà nước và đề xuất giải pháp mang tính định hướng tăng
cường quản lý về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình [38].
- Về vấn đề an toàn giao thông, tác giả Nguyễn Ngọc Thạch (2015) nghiên
cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt
Nam [37]. Tác giả đã phân tích phạm vi và những vấn đề liên quan đến an toàn giao
thông, từ đó đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông
đường bộ, trong đó có đề cập đến các chính sách QLNN về an toàn giao thông
đường bộ ở Việt Nam.
- Dưới góc độ nghiên cứu giải pháp về kỹ thuật, Dương Tất Sinh [32] nghiên
cứu khả năng vận dụng lý thuyết đánh giá chất lượng khai thác - giao thông vào
điều kiện đường của Việt Nam và xác định khả năng xuất hiện sự cố giao thông
đường bộ; giới thiệu một số kết quả áp dụng vấn đề nói trên đối với một số cung
đường ở Việt Nam. Mục đích là góp phần tìm giải pháp phát hiện các cung đường
có chất lượng giao thông không đảm bảo, loại trừ vấn đề sự cố và TNGT do có
nguyên nhân từ đường. Bài báo đã phân tích yếu tố an toàn giao thông trên đường
thông qua 03 yếu tố đặc trưng của phương tiện hoạt động trên đường, đánh giá chất

lượng trên 04 tiêu chí; nghiên cứu mối tương quan giữa chất lượng khai thác - giao
thông với khả năng bảo đảm ATGT trên một số tuyến đường bộ. Đây là một trong
những vấn đề mà cơ quan nhà nước cần quan tâm để đảm bảo an toàn vận tải.
- Liên quan đến xây dựng bộ máy QLNN về vận tải, tác giả Vũ Hồng Trường
(2013) nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước VTHKCC trong đô thị Việt Nam [41].
Trên cơ sở phân tích chức năng nhiệm vụ và mô hình quản lý nhà nước VTHKCC
trong đô thị ở Việt Nam, nghiên cứu đề xuất mô hình QLNN về VTHKCC cho 3
nhóm thành phố Việt Nam mang tính kế thừa và phát triển từ thấp đến cao, có đủ tầm
và năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tới và ứng dụng cụ
thể cho Thủ đô Hà Nội. Mô hình quản lý với đô thị đặc biệt và đô thị loại III là đề
xuất mới, với đô thị loại I, II là mô hình đã có nhưng có sự hoàn thiện và bổ sung cho
phù hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập đến QLNN về VTHH bằng ô tô


13
Các chương trình, đề án nghiên cứu của cơ quan QLNN:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đề án nghiên cứu do Bộ GTVT tổ chức
thực hiện về “ Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm thiểu tai nạn giao thông ” [2]. Thông
qua khảo sát, đề án đã phân tích tồn tại yếu kém trong quản lý ở các cấp có tác động
tiêu cực đến chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông. Trong đó, nhấn mạnh
công tác quản lý Nhà nước về vận tải tuy không ngừng được hoàn thiện và đã đạt
được những kết quả nhất định nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp sự
phát triển và những diễn biến của hoạt động vận tải, công tác quản lý của các đơn vị
kinh doanh vận tải còn nhiều yếu kém, cần được khắc phục. Theo đó, công tác quản
lý hoạt động vận tải đường bộ cần được định hướng để nâng cao chất lượng dịch vụ
vận tải cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các phương thức vận tải khác và
hội nhập quốc tế.
1.3. Khoảng trống và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cả phương diện thực tế và nghiên cứu lý luận, vấn đề làm thế nào để

tăng cường QLNN đối với các ngành nói chung và ngành giao thông vận tải nói
riêng luôn được sự quan tâm đặc biệt và chuyển hóa thành các kế hoạch hành động
cụ thể từ Chính phủ, Bộ, Ban ngành đến các địa phương.
Trong hơn 10 năm vừa qua, sự tăng trưởng nhanh kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải đường bộ đã góp phần giải quyết cơ bản yêu cầu và nhu cầu về hoạt động
kinh doanh vận tải hàng hóa trên cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển kết cấu hạ tầng
hệ thống giao thông quốc lộ chưa đảm bảo tính đồng bộ đã dẫn đến sự mất cân đối
về năng lực vận chuyển, khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải kém hiệu
quả. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí và thời
gian vận chuyển hàng hóa trong chuỗi logistics ở Việt Nam. Về thực tiễn hoạt
động QLNN ngành GTVT, hình thành 3 phân hệ chức năng: Hoạch định chiến
lược phát triển toàn ngành, quy hoạch phát triển GTVT tại các địa phương; Hệ
thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn về phương tiện, thiết bị phục vụ vận tải và các quy
định về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả hệ thống quản lý trật


×