Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.84 KB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính,
Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là
nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều tư tưởng, quan điểm định hướng về cải cách tư pháp
trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị Quyết số 08-NQ/TW ngày
2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới”, trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là giai đoạn ban đầu với
mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tội phạm. Hỏi cung bị
can là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng
cứ từ lời khai của bị can. Do đó, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao
sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ án
được nhanh chóng và thuận lợi.
Mặt khác, trên thực tế vẫn còn hiện tượng một số điều tra viên sử dụng
nhục hình, bức cung đối với bị can gây oan sai. Để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết
388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị
oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Đồng thời,
trong hoạt động hỏi cung các điều tra viên nên sử dụng tác động tâm lý đến bị
can. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là điều tra viên tạo ra trạng
thái tâm lý tích cực nhất để bị can có thể khai về các tình tiết của vụ án.
Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này còn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều
điều tra viên còn chưa có một hiểu một cách có hệ thống về các phương pháp
này. Đồng thời, cũng chưa có một công trình nghiên cứu về đề tài này một cách
cụ thể và kĩ lưỡng. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can” là một yêu cầu cấp bách và
cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực
tiễn
1



2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ vai trò của những tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung
bị can, các phương pháp tác động tâm lý hay được điều tra viên sử dụng, qui
trình thực hiện tác động tâm lý đến bị can. Từ thực tế áp dụng, chúng tôi đề cập
đến một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt
động hỏi cung bị can.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tác động tâm
lý trong hoạt động hỏi cung bị can
- Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm
lý trong hoạt động hỏi cung bị can
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về tác động tâm
lý trong hoạt động hỏi cung bị can: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc tác động
tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Đặc điểm tâm lý của các chủ thể trong
quá trình thực hiện tác động cũng như những phương pháp tác động tâm lý
thường xuyên được sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can. Đồng thời cũng
đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động hỏi cung.
Bản khoá luận không nghiên cứu hỏi cung bị can như là một chiến thuật và
phương pháp trong hoạt động hỏi cung bị can của khoa học điều tra hình sự,
đồng thời cũng không nghiên cứu hỏi cung bị can theo góc độ của khoa học luật
tố tụng hình sự.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn
bản, tài liệu hồ sơ là chủ yếu.
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, so sánh,
hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến tác động tâm lý.
Nghiên cứu hồ sơ: Đây là phương pháp hỗ trợ giúp chúng tôi tìm hiểu sâu

hơn về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Chúng tôi tiến hành

2


nghiên cứu 20 biên bản hỏi cung bị can của Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Nam
Định đã tiến hành năm 2006 và năm 2007.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm có 3 chương:
- Chương I: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của tác động tâm lý trong
hoạt động hỏi cung bị can
- Chương II: Cơ sở của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
- Chương III: Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị
can và một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong
hoạt động hỏi cung bị can.

3


CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ
TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm tác động
Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân không thể tồn tại được nếu như
không có những tác động đến cá nhân khác hay đến cộng đồng của mình. Sự tác
động này diễn ra cũng rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực và bằng những cách thức
khác nhau. Tác động tâm lý là một hình thức trong vô số các hình thức tác động
qua lại giữa các cá nhân trong quá trình sống và hoạt động của họ. Hoạt động

này được tồn tại cụ thể như thế nào, điều đó được qui định bởi những hình thức,
phương tiện giao lưu và còn phụ thuộc vào từng giai đoạn tác động.
Trong từ điển Tiếng Việt, tác động đựơc hiểu là làm cho một đối tượng
nào đó có những biến đổi nhất định [11, tr.851]. Vậy tác động là một khái niệm
rộng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực, chỉ cần một sự kích thích nào đó gây ra sự
biến đổi (nội dung, hình thức,…) đều có thể được coi là tác động, trong đó tác
động đến con người là hình thức phức tạp nhất.
Còn trong Từ điển Tâm lý học do A.V.Petơrovxki và M.G. Iarosevxki chủ
biên định nghĩa: “Tác động là sự chuyển dịch có định hướng các vận động hoặc
thông tin từ thành viên này đến các thành viên khác tham gia tương tác” [9,
tr.58].
Như vậy, con người là chủ thể mang ý thức nên mọi tác động từ bên ngoài
đều phải thông qua ý thức chủ quan mới gây ra ở họ những biến đổi nhất định.
Tức là, những tác động vào con người không phải theo con đường trực tiếp một
cách máy móc, mà theo con đường gián tiếp qua hoạt động của não, thông qua
sự nhận thức và sự quyết định lựa chọn của người bị tác động.
1.2. Khái niệm tác động tâm lý
Tác động tâm lý là một trong các hình thức tác động phức tạp. Xung
quanh khái niệm này còn có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một tác giả đưa ra
4


khái niệm tác động tâm lý đã nhìn nhận, nghiên cứu nó ở những góc độ khác
nhau. Chẳng hạn:
Tác giả L.V.Petrenco cho rằng: “Tác động tâm lý được hiểu là một quá
trình, một hoạt động, chứ không đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn
điệu. Hoạt động ấy thể hiện bằng các hành động và cách thức tác động với mục
đích cụ thể khác nhau…” [10, tr.89].
Còn theo tác giả Trương Công Am, tác động tâm lý là hoạt động tích cực
và chủ động của con người, biểu thị phương thức tác động của cá nhân hay của

một bộ phận khác trên phương diện tâm lý nhằm làm chuyển biến, hình thành
hay xóa bỏ những đặc điểm nào đó trong đời sống tâm lý của họ [2, tr.12].
Theo tác giả Đặng Thanh Nga thì tác động tâm lý được hiểu là sự tác
động có tổ chức, kế hoạch, hệ thống của cá nhân hay một bộ phận người này đến
một cá nhân hay một bộ phận người khác nhằm làm thay đổi, hình thành hay
xoá bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó của họ, để đạt được mục đích nhất định
[8, tr.26].
Trên cơ sở các quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng:
Tác động tâm lý là tác động vào tinh thần của người bị tác động, kết quả làm
chuyển biến đời sống tâm lý của họ, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi
của người bị tác động, dẫn đến làm biến đổi phẩm chất tâm lý của con người.
Tác động tâm lý khác với việc tạo ra áp lực hoặc gây ra sức ép về mặt
tâm lý đối với người bị tác động. Tác động tâm lý cũng không giống như các
hình thức tác động bằng các phương pháp bất hợp pháp như: Tra tấn, đánh đập,
nhục hình,…Tác động tâm lý luôn có giới hạn trong phạm vi của sự giao tiếp
tự giác. Bởi tác động tâm lý có một sức mạnh to lớn biến một con người từ thái
cực này đến thái cực khác của cuộc sống. Bởi vậy, tác động tâm lý được sử
dụng rộng rãi trong nhiều ngành lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong hoạt động
bảo vệ pháp luật, tác động tâm lý được sử dụng trong nhiều giai đoạn điều tra
mà điển hình là hoạt động hỏi cung bị can.

5


1.3. Khái niệm hỏi cung bị can
Khi tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải
tiến hành rất nhiều các hoạt động khác nhau. Trong đó, giai đoạn điều tra đóng
vai trò quan trọng nhằm tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm, mà hoạt
động hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng. Hoạt động
hỏi cung bị can có mục đích thu thập tin tức, tài liệu về vụ án, giúp cơ quan điều

tra xác minh có hay không có sự kiện phạm tội, nếu có thì tính chất và mức độ
như thế nào.
Theo Điều 1 bản “Chế độ công tác xét hỏi bị can” thì hoạt động hỏi cung
được hiểu là một biện pháp công khai, trực diện đối với bị can nhằm làm rõ toàn
bộ sự thật về hành vi phạm tội của họ và đồng bọn; hoặc những vấn đề khác mà
họ biết [20, tr.3].
Trong Từ điển Luật học, hỏi cung bị can được hiểu là hoạt động tố tụng
do điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai của
người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội [17, tr.371].
Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủ
biên có viết: “Hỏi cung là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai
của bị can” [11, tr.295].
Theo quan điểm của tác giả Trương Công Am, thì hỏi cung bị can là hoạt
động điều tra hình sự, do điều tra viên tiến hành bằng cách tác động trực tiếp
vào tâm lý bị can nhằm mục đích thu được lời khai trung thực, đúng đắn và đầy
đủ về hành vi của bị can và đồng bọn cũng như những tin tức cần thiết khác góp
phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án [1, tr.11].
Theo tác giả Nguyễn Huy Thuật thì hoạt động hỏi cung bị can là một biện
pháp điều tra do những người theo luật định tiến hành nhằm mục đích thu thập,
mô tả theo trình tự tố tụng hình sự lời khai của bị can về nội dung vụ án, hành vi
phạm tội của bị can và đồng phạm về những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết
có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm [13, tr.152].
Còn theo quan điểm của tác giả Bùi Kiên Điện thì hỏi cung bị can là biện
pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có
6


liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó [4,
tr.103].
Trong giáo trình Tâm lý học tư pháp do tác giả Đặng Thanh Nga chủ

biên có viết: “Hoạt động hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sử
dụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can
trong khuôn khổ pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương
tiện biểu cảm khác như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt giữa điều tra viên với bị can
nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự” [8,
tr.162].
Trên thực tế, hoạt động hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa
bị can và điều tra viên trong khuôn khổ pháp luật. Theo Điều 19 của Bộ luật tố
tụng hình sự 2003 thì “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến
hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình
vô tội”.
Dưới góc độ tâm lý học, hỏi cung bị can được hiểu là quá trình nhận thức
gián tiếp của cơ quan điều tra, điều tra viên về vụ án thông qua tài liệu, thông tin
mà bị can cung cấp [16, tr.105]. Nói cách khác, hoạt động hỏi cung là một dạng
hoạt động phức tạp gồm hai quá trình độc lập tương đối. Quá trình khai thác thông
tin và quá trình nhận thức đánh giá thông tin của đỉều tra viên [32, tr.46].
Như vậy, hỏi cung bị can là quá trình giao tiếp đặc biệt, ở đó diễn ra sự
tương tác giữa điều tra viên và bị can, mà hai chủ thể tâm lý này có vị trí và
quyền lợi trái ngược nhau. Tuy nhiên, với trọng trách chứng minh tội phạm của
mình, điều tra viên có ưu thế chủ động sử dụng các phương pháp tác động tâm
lý để bị can có sự nhận thức đúng đắn, từ đó có những lời khai trung thực, chính
xác.
1.4. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc huy động các nhân tố cần thiết để
tác động tới bị can, giúp bị can vượt qua mọi trở ngại, khai báo đầy đủ, trung
thực hành vi phạm tội của mình là nhiệm vụ cơ bản của các điều tra viên - được
gọi là hoạt động tác động tâm lý bị can.
7



Tuy nhiên, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là một quá
trình mà ở đó các điều tra viên đã lên kế hoạch, sử dụng đồng bộ các phương
pháp, chiến thuật tác động tới bị can nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Do đó,
nó không phải là những hoạt động tự phát, đơn lẻ mà là một quá trình đồng bộ,
có sự phối hợp giữa các phương pháp và thủ thuật. Khi tiến hành tác động tâm lý
tới bị can, điều tra viên cần dựa vào hệ thống các kích thích và không có một
khuôn mẫu chung nào cho từng bị can.
Như vậy, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là hệ thống các
tác động theo kế hoạch của cơ quan điều tra đối với bị can nhằm làm chuyển
biến và dẫn đến thay đổi những hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, giúp bị can
khai báo trung thực, đầy đủ và chính xác về sự việc phạm tội. [1, tr.129].
2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
2.1. Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách
đầy đủ, toàn diện
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ ở trong
giai đoạn điều tra mà trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ án
hình sự. Cùng với các vật chứng, kết luận giám định, biên bản đối chất… thì lời
khai của bị can là một nguồn chứng cứ quan trọng.
Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần sử dụng các
phương pháp tác động phù hợp với từng bị can nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Bởi vì, có bị can vì biết rõ hành vi phạm tội của mình nên đã sử dụng những thủ
đoạn xảo quyệt nhằm lừa dối điều tra viên. Mặt khác, việc dựng lại nội dung sự
việc phạm tội, các quan hệ phạm tội là một quá trình phức tạp của tư duy bị can.
Bằng các tác động tâm lý tới bị can để tái lập chân lý về những sự kiện quá khứ,
về quan hệ nhân quả và các mối liên hệ khác mà sự liên hệ này có thể giúp cho
các quá trình tâm lý trở nên tích cực và đảm bảo sự đầy đủ, đúng đắn hơn. Nên
khi xem xét lời khai của bị can, các điều tra viên cần thận trọng, khách quan. Và
nếu điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can thích hợp, sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận thông tin đầy đủ và chính xác về các sự
kiện cần thiết từ bị can. Ví dụ: Trong vụ án Năm Cam và đồng bọn thực hiện

8


hành vi phạm tội có tổ chức. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với nhiều bị
can rất ngoan cố và liều lĩnh. Bị can Hải “bánh” là một trong số những bị can
đó. Trong suốt 5 tháng 24 ngày ở trại tạm giam, Hải không hề khai báo gì. Hải
biết với việc bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng thì thời hạn tạm giam
không quá 6 tháng và không được gia hạn thêm. Bởi vậy, các điều tra quyết định
tận dụng 6 ngày còn lại để buộc hắn phải khai. Mặc dù kế hoạch xét hỏi được
xây dựng tỷ mỉ, nhưng qua 2 ngày trực diện với Hải "bánh", các điều tra viên
vẫn phải đối mặt với thái độ "không nghe, không thấy, không biết gì về vụ giết
Dung Hà…" của Hải “bánh”. Đến khi vận dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp
vụ để đấu tranh thì hắn kêu mệt và giả bệnh không thể làm việc được. Đây là trò
“câu giờ” giết thời gian tạm giam mà Hải "bánh" cố tình gây ra. Do nắm bắt
được diễn biến tâm lý của Hải “bánh” nên thiếu tá Nguyễn Văn Nên đã quyết
định đẩy mạnh khâu cảm hóa giáo dục, đồng thời đột phá vào những mâu thuẫn
của Hải "bánh" trong vụ giết Dung Hà. Nhớ lại lần tiếp nhận Hải "bánh", anh
phát hiện ở dưới bụng của hắn có xăm hình phụ nữ lõa thể nằm sõng soài với
một mũi tên xuyên qua ngực. Vì hình xăm là hình màu, đường nét khá công phu,
tinh xảo nên chắc chắn bức hình ẩn chứa những điều uẩn khúc. Hơn nữa, từ khi
về Trại Tiền Giang, Hải "bánh" chỉ có một bộ quần áo, không hề có đồ dùng cá
nhân, trong buồng giam lại không có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc. Qua
nghiên cứu lai lịch, Thiếu tá Nên cùng cộng sự phát hiện Hải "bánh" là người rất
thương con. Được sự đồng ý của lãnh đạo, ngay buổi sáng thứ 3 (kể từ khi Hải
"bánh" chuyển về Trại tạm giam Tiền Giang), Thiếu tá Nên đã mang cho Hải 2
bộ quần áo, chăn màn, kem, bàn chải đánh răng và cho tiền mua thức ăn thêm.
Khi thấy người cán bộ tặng quà cho mình, Hải "bánh" vội quỳ xuống đón nhận,
hai tay run run và mắt ngấn lệ. Hải "bánh" cảm động thực sự trước sự đối xử
nhân đạo, đầy tình người của cán bộ điều tra. Theo đúng luật, chỉ còn 72 tiếng
đồng hồ nữa là phải trả tự do cho Hải "bánh". Điều đó càng hối thúc các điều tra

viên phải ra sức đấu trí với Hải…Và cuối cùng, bị can đã quyết định khai báo về
hành vi giết Dung Hà và hành vi phạm tội của đồng bọn. Đây là một chứng cứ

9


quan trọng để từ đó các điều tra viên mở rộng vụ án, thu thập chứng cứ về
những hành vi phạm tội của Năm Cam và đồng bọn [29].
2.2. Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy
những động cơ tích cực ở bị can tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ
được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan
Trong hoạt động hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự đối
lập về vị trí và quyền lợi. Điều tra viên là người đại diện cho pháp luật, có
trách nhiệm chứng minh tội phạm nên muốn biết rõ về sự thật khách quan của
vụ án. Còn bị can lại thường có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình.
Ngoài ra, có những bị can có thái độ thành khẩn khai báo nhưng không thể
nhớ hết được các chi tiết của sự việc hoặc nhớ nhầm. Chính vì vậy, việc tác
động tâm lý tới bị can trong những trường hợp này là vô cùng cần thiết để
điều tra viên có thể thu thập được những thông tin khách quan, toàn diện về
vụ án.
2.3. Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt động của bị can, giúp cho
quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp
luật
Khi tiến hành điều tra một vụ án, hoạt động hỏi cung là hoạt động quan
trọng và cơ bản. Hoạt động này là cần thiết và có thể tiến hành được với phần
lớn các loại bị can. Do đó, trong quá trình hỏi cung, các điều tra viên cần sử
dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can để họ có sự tích cực hoạt động, hạn
chế những cảm xúc hay hoạt động tiêu cực trong quá trình hỏi cung. Từ đó, bị
can có trạng thái tâm lý tích cực, bình tĩnh suy nghĩ, nhớ lại những tình tiết có
liên quan đến vụ án, đến hành vi phạm tội của mình hay của đồng bọn. Đồng

thời, việc sử dụng những biện pháp này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết
vụ án được nhanh chóng từ những tình tiết đã thu thập được.
3. Nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
3.1. Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật
Đây là nguyên tắc cơ bản mà tất cả các hoạt động tố tụng phải tuân theo,
gồm cả hoạt động tác động tâm lý trong hỏi cung bị can. Trước hết, tác động
10


tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự
1999 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Theo qui định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng
hình sự 2003: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Và khoản 4
Điều 131 Bộ luật này đã qui định: “Điều tra viên và kiểm sát viên bức cung hoặc
dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại
Điều 298 và Điều 299 Bộ luật hình sự”. Đồng thời, nguyên tắc này cũng được
qui định tại Điều 3 của Chế độ công tác xét hỏi bị can là: “Nghiêm cấm bức
cung, mớm cung, dụ cung và mọi hình thức nhục hình, kể cả biến tướng”.
Như vậy, trong hệ thống pháp luật hình sự đã có những điều khoản qui
định chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị
can cũng như trong hoạt động tác động tâm lý bị can. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng cho hoạt động của điều tra viên, đồng thời cũng là để bảo vệ cho quyền lợi
chính đáng của bị can.
3.2. Chú ý tới đặc điểm tâm lý bị can
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà điều tra viên phải nắm
vững khi tác động tâm lý tới bị can. Bởi vì, mỗi bị can có một đặc điểm tâm lý
riêng biệt và đặc điểm tâm lý này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tính
cách, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện phạm tội,…Do đó, khi thực hiện tác động
tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải sử dụng các phương pháp tác động tâm
lý hết sức linh hoạt và đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh.
Các phương pháp tác động tâm lý chỉ có hiệu quả khi áp dụng chúng điều tra

viên phải thường xuyên tính đến mọi thay đổi của các phẩm chất nhân cách nói
chung và các trạng thái tâm lý của bị can trong thời điểm bị tác động nói riêng
[ 3, tr.109].
Do vậy, các điều tra viên cần nắm vững những động cơ tâm lý cản trở sự
hợp tác và những yếu tâm lý tích cực có thể khai thác khi áp dụng tác động tâm
lý đến bị can.
3.3. Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can
Tính tích cực, tự giác của bị can luôn được coi là một yếu tố cần thiết,
một điều kiện đặc biệt đảm bảo cho sự tác động tâm lý đạt hiệu quả cao. Khi tiến
11


hành tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, không những điều tra viên
phải chủ động, mà bị can cũng phải có sự tích cực hoạt động tâm lý mới đảm
bảo cho sự thu nhận các thông tin, phân tích đánh giá được tốt. Khi tác động tâm
lý trong hỏi cung bị can, các điều tra viên tạo điều kiện, hướng dẫn bị can tích
cực lựa chọn mục đích và phương thức hành động, giúp họ thấy được sự cần
thiết phải làm thế này mà không nên làm thế khác. Tác giả A.V. Đulôp chỉ ra
rằng: “Khi tiến hành tác động tâm lý, điều tra viên không chỉ chú ý phát hiện các
trạng thái tâm lý của đối tượng, mà còn phải cố gắng khêu gợi cho được những
trạng thái tâm lý tích cực” [5, tr.84]. Mặt khác, nguyên tắc này còn đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn đầu của quá trình hỏi cung bị can để thúc đẩy tạo ra các
trạng thái hưng phấn của bị can trước những tác động của điều tra viên.
3.4. Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng bị can
Nội dung của tác động tâm lý là những thông tin cần tác động đến nhận
thức, tình cảm, ý chí… của bị can. Đó là những thông tin về vụ án, về hoạt động
tội phạm của đối tượng và đồng bọn, những tài liệu cần thiết về nhân thân, về
quan hệ gia đình, xã hội,…. những thông tin về dư luận xã hội, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, nội dung tác động phải phù hợp với từng bị can.
Nghĩa là, những thông tin dùng để tác động tới bị can phải là những vấn đề mà

bị can đang quan tâm. Khi bị can tiếp nhận được những thông tin này, họ sẽ phải
suy nghĩ mà thay đổi nhận thức hay quan điểm, thay đổi trạng thái tâm lý hoặc
có sự nỗ lực nhất định trong việc khai báo, trình bày với điều tra viên. Bên cạnh
đó, điều tra viên phải sử dụng lượng thông tin đúng mức, không quá ít hoặc
nhiều cả về nội dung và phương pháp tác động. Đồng thời, điều tra viên phải
theo dõi, nắm bắt các phản ứng ngược chiều của bị can để từ đó có những điều
chỉnh phù hợp.
Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên có thể sử dụng
nhiều phương pháp tác động khác nhau. Các phương pháp cơ bản và thường hay
được sử dụng như: Phương pháp thuyết phục; Phương pháp truyền đạt thông tin;
Phương pháp ám thị gián tiếp…Mỗi phương pháp tác động có những ưu điểm và
nhược điểm khác nhau, áp dụng phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Để có thể
12


sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến bị can đạt hiệu quả cao, điều tra
viên phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cho mỗi phương
pháp, đồng thời hiểu được các đặc điểm tâm lý của bị can. Ở mỗi giai đoạn
trong quá trình tác động, điều tra viên cần xem xét, đánh giá tác dụng của từng
phương pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến tâm lý ở từng bị can.
3.5. Chú ý những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý
Điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài luôn luôn là cơ sở kích thích sự hưng
phấn của quá trình nhận thức ở bị can. Những yếu tố này có thể tạo ra thuận lợi
hay cản trở việc tác động của cơ quan điều tra cũng như khả năng tiếp thu thông
tin của bị can.
Điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có ảnh hưởng tới tác động tâm lý trong
quá trình điều tra vụ án bao gồm: Thời gian; Chế độ giam giữ; Số lượng người
tham gia trong quá trình tác động tâm lý….Các yếu tố này có thể tạo điều kiện
thuận lợi nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình tiến
hành tác động tâm lý tới bị can.

Vì vậy, trong quá trình điều tra vụ án, đặc biệt là trong khi hỏi cung bị
can, điều tra viên cần phân tích và chủ động khai thác các yếu tố có lợi, hạn chế
ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi làm giảm hiệu quả của tác động tâm lý tới bị
can.
3.6. Điều tra viên là người có phẩm chất chính trị tư tưởng, nắm vững
chuyên môn nghiệp vụ
Điều tra viên là người đóng vai trò chủ đạo, điều khiển trong quá trình tác
động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Hoạt động này thành công hay thất
bại, có được hiệu quả cao hay không là phụ thuộc rất nhiều vào điều tra viên. Do
đó, để thực hiện được hoạt động này có kết quả thì đòi hỏi điều tra viên có kiến
thức sâu rộng không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn, mà cần có bản lĩnh vững vàng,
có sự hiểu biết xã hội và đặc biệt có khả năng sử dụng các phương pháp tác
động tâm lý một cách hợp lý.

13


CHƯƠNG II
CƠ SỞ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG
BỊ CAN
1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên và đặc điểm tâm lý của bị can trong tác
động tâm lý
1.1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên
Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can được thực hiện chủ yếu
bởi điều tra viên. Trong hoạt động này, điều tra viên nắm vai trò chủ đạo, quyết
định tới sự thành công hay thất bại. Tuy nhiên với tư cách là một chủ thể cụ thể,
điều tra viên thường có một số đặc điểm khi tiến hành tác động tâm lý trong hoạt
động hỏi cung bị can. Những đặc điểm tâm lý đó là:
- Điều tra viên thường có trạng thái tâm lý căng thẳng. Đây là một đặc
điểm tâm lý thường thấy ở các điều tra viên khi tiến hành hỏi cung bị can nói

riêng, trong khi giải quyết vụ án nói chung. Bởi vì, trong mỗi buổi hỏi cung thực
sự là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa điều tra viên và bị can. Điều tra viên
có mục đích tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm thông qua lời khai của bị
can. Còn bị can lại ngoan cố che giấu hành vi phạm tội của mình. Đồng thời,
trong quá trình hỏi cung, điều tra viên luôn phải huy động tối đa khả năng tri
giác, trí nhớ, ý chí, … của mình để thu thập khối lượng thông tin lớn về vụ án.
Mặt khác, trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải quan
sát đánh giá thái độ của bị can để có thể điều chỉnh được phương pháp tác động
cho phù hợp.
- Khi hỏi cung bị can, điều tra viên thường có trạng thái bão hoà cảm
xúc. Đây là trạng thái tâm lý của con người bị mất tính nhạy cảm đối với kích
thích, mất khả năng phản ứng linh hoạt. Nguyên nhân của sự bão hoà cảm xúc
này ở điều tra viên là do:
+ Điều tra viên có sự căng thẳng tâm lý. Điều tra viên phải giải quyết
hàng loạt các nhiệm vụ có liên quan đến việc tháo gỡ những vướng mắc trong
quá trình tiếp xúc với bị can như đánh giá lời khai, sàng lọc tài liệu hay nhanh chóng
14


ra quyết định có liên quan tới hoạt động ngăn chặn, bắt giữ…Do đó, điều tra viên
luôn ở trong tình trạng nỗ lực ý chí cao nhất với tinh thần trách nhiệm cao.
+ Điều tra viên thường xuyên tiếp xúc đối với các sự kiện phạm tội, tiếp
xúc với người phạm tội. Đó có thể là những người lưu manh, xảo quyệt, côn đồ,
hung hãn…. Hay do điều tra viên thường xuyên tri giác hậu quả của tội phạm
như sự đau đớn về thể xác của nạn nhân, trạng thái tinh thần bị hoảng loạn của
họ.
Nếu điều tra viên gặp phải trạng thái bão hoà cảm xúc, thì họ sẽ làm việc
máy móc, không hưng phấn. Bởi vậy, tất yếu là trạng thái tâm lý này của điều tra
viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động hỏi cung bị can cũng như hoạt
động nhận thức của điều tra viên đối với vụ án. Vì vậy, trong trường hợp này,

điều tra viên cần được nghỉ ngơi, thay đổi công việc để vượt lên kiểm soát hoạt
động của bản thân, trở lại trạng thái cân bằng tâm lý.
- Điều tra viên thường có tâm thế định hướng vào những thông tin phù
hợp với dự kiến và mong muốn của mình trong quá trình điều tra vụ án. Với
những thông tin ban đầu thu thập được về sự kiện phạm tội, các điều tra viên
thường xây dựng mô hình tâm lý (bằng hình ảnh, bằng biểu tượng,…) về diễn
biến của hành vi phạm tội cũng như những thông tin cần phải thu thập. Chính vì
vậy, trước mỗi buổi hỏi cung, điều tra viên thường có kế hoạch giải quyết một
nhiệm vụ, một vấn đề nào đó liên quan đến vụ án. Từ đó, điều tra viên có thể
chủ động sàng lọc các thông tin thu được, xây dựng hệ thống các câu hỏi để bị
can khó có thể khai nhỏ giọt, dài dòng. Tuy nhiên, tâm thế này của điều tra viên
có thể dẫn đến những hạn chế sau:
+ Điều tra viên có thể kém tinh nhạy với những thông tin mới bị can khai,
mà những thông tin này không liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, những thông tin
này có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án.
+ Tâm thế này của điều tra viên có thể ảnh hưởng đến không khí của buổi
hỏi cung. Khi bị tâm thế này chi phối, điều tra viên thường có xu hướng chờ đợi
những thông tin mình mong muốn. Tuy nhiên bị can lại nói tới những thông tin
mà điều tra viên không quan tâm hay không quan trọng. Do đó, điều tra viên có
15


thể có những hành động hay cử chỉ làm cho bị can sợ sệt, hẫng hụt hay tỏ ra
ngang bướng trong buổi hỏi cung. Ngược lại, nếu điều tra viên nhận được thông
tin mà mình mong muốn, thì thường có thái độ hài lòng, thoả mãn. Nếu bị can
nhận thấy được thái độ này của điều tra viên, thì họ sẽ có sự tính toán trong lời
khai nhằm dẫn dắt tư duy của điều tra viên. Do vậy, trong hoạt động hỏi cung bị
can, điều tra viên tuyệt đối không để lộ thái độ của mình cho bị can nhận thấy.
- Điều tra viên có tâm thế khai thác thông tin buộc tội bị can. Điều tra
viên thường có tâm thế này là do:

+ Bị can là người đã bị cơ quan điều tra khởi tố. Việc làm này của cơ quan
điều tra là có cơ sở. Bởi vậy, điều tra viên thường có ý nghĩ rằng hỏi cung bị can
là hỏi cung người có tội.
+ Khi hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự trái ngược nhau
về quyền lợi và vị thế. Điều tra viên là đại diện của pháp luật, có trách nhiệm
chứng minh tội phạm. Còn bị can lại thường có thái độ che giấu hành vi phạm
tội của mình. Xuất phát từ cơ sở đó, điều tra viên thường hay có tâm thế hướng
vào việc khai thác những thông tin buộc tội bị can. Do đó, những thông tin có ý
nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm của bị can thường ít được điều tra viên quan tâm.
1.2. Đặc điểm tâm lý của bị can
Theo Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Bị can là người đã bị khởi tố về
mặt hình sự”. Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến
khách thể nào đó được pháp luật hình sự bảo vệ, bị cơ quan điều tra khởi tố và
áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, bị can
cũng là con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý nhất định. Và những đặc
điểm tâm lý này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Những yếu tố chi phối
tới đặc điểm tâm lý của bị can gồm:
- Tính chất của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của bị can thường để
lại hậu quả nhất định. Hành vi phạm tội của bị can xâm hại đến khách thể nào,
với lỗi cố ý hay vô ý, …đều được ghi dấu trong tâm lý cũng như ảnh hưởng đến
thái độ, trạng thái tâm lý của họ. Bị can sẽ thành khẩn khai báo nếu họ phạm tội
16


trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, với lỗi vô ý, khung hình phạt thấp,
…vì họ nhận thức được rằng họ có cơ hội được hưởng sự khoan hồng của pháp
luật. Ngược lại, nếu bị can thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, hành vi phạm tội gây
hậu quả nghiêm trọng,…thì bị can sẽ ngoan cố, nhất định không chịu khai báo.
Thực tế cho thấy, hỏi cung bị can trong các vụ án buôn bán, tàng trữ trái phép
chất ma tuý thường gặp khó khăn. Bởi vì, khung hình phạt của loại tội này rất

nghiêm khắc nên bị can thường khai báo ngoan cố, nhỏ giọt. Ví dụ, trong vụ án
bị can Trịnh Nguyên Thuỷ và đồng bọn phạm tội sản xuất và buôn bán trái phép
chất ma tuý thì nếu tính cả giai đoạn thứ nhất của vụ án, thì đây đã là ngày thứ
mấy trăm các anh phải "lặn ngụp" với các đối tượng ma túy - những người vốn
dĩ liều lĩnh, ngoan cố và có không ít thủ đoạn đối phó như chối tội, gạ gẫm hối
lộ, "câu giờ" hỏi cung, nghe ngóng…[30]. Hay đối với những vụ án xâm phạm
an ninh quốc gia, do tính chất nghiêm trọng của khách thể thì 81,3% bị can
ngoan cố không chịu khai báo [2, tr.94]. Bởi vậy, khi tiến hành hoạt động hỏi
cung bị can, các điều tra viên phải linh hoạt, xác định được những yếu tố chi
phối đến đặc điểm tâm lý tiêu cực của bị can.
- Tình huống bị bắt và bị giam giữ. Đây là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến tâm lý của bị can. Bị can bị bắt ở đâu, vào thời điểm nào, lúc đó
bị can đang thực hiện tội phạm hay đã thực hiện xong…Sau khi bị bắt, bị can bị
giam giữ ở đâu, chế độ giam giữ ra sao, …tất cả đều tác động tới tâm lý của bị
can. Những bị can bị bắt trong trường hợp quả tang, bị bắt trong trường hợp truy
nã, …đều có đặc điểm tâm lý đặc trưng. Bởi vì, những yếu tố này đều là những
biến cố lớn trong cuộc đời bị can.
- Những chứng cứ chứng minh hoạt động tội phạm của bị can mà cơ quan
điều tra đã thu thập được. Những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được
về hành vi pham tội của bị can cũng có tác động rất lớn đến tâm lý của bị can.
Trong hoạt động điều tra nói chung và trong hoạt động hỏi cung nói riêng, trách
nhiệm của điều tra viên là thu thập chứng cứ, chứng minh hoạt động tội phạm
của bị can. Tuy nhiên, nếu bị can nhận thức được rằng tiến trình điều tra của các
17


điều tra viên đang gặp khó khăn thì sẽ không chịu khai báo hoặc khai báo nhỏ
giọt. Nhưng ngược lại, nếu điều tra viên đã thu thập được đầy đủ chứng cứ buộc
tội bị can thì họ sẽ thành khẩn khai báo. Ví dụ, trong vụ án phạm tội mua bán
trái phép chất ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn. Bị can Nguyễn Văn

Quyết biết rằng, cơ quan điều tra còn thiếu thông tin về hành vi phạm tội của
mình nên suốt hai tháng đầu đã thách thức và trả lời với điều tra viên rằng: “Các
ông bắt tôi mà không có căn cứ, đố các ông làm gì được tôi. Còn những lời khai
của đứa khác, tôi không tin” [24].
- Các chỗ dựa bên ngoài của bị can. Đây là một trong những yểu tố chi
phối sâu sắc tới đặc điểm tâm lý của bị can. Đó là những mối quan hệ cá nhân
được hình thành trước đây khi bị can còn tự do ngoài xã hội: Quan hệ gia đình,
thân quen, ô dù, cũng có thể không có mối quan hệ nào nhưng bị can vẫn hi
vọng có thể mua chuộc điều tra viên hoặc cán bộ có quyền để họ can thiệp. Đặc
điểm này đặc biệt được thể hiện rõ ở các bị can phạm tội tham nhũng, phạm tội
kinh tế, …Ví dụ, trong vụ án Năm Cam, trong suốt thời gian gần 7 tháng, bị can
Hải “bánh” luôn tin vào lời hứa của Năm Cam trước đó: “Nếu có chuyện gì dính
dáng đến pháp luật anh Năm sẽ lo”, nên Hải “bánh” kiên quyết không khai báo.
Nhưng sau đó, Hải biết rằng, anh Năm không lo cho mình được, mà còn nói
rằng : “Anh không dính dáng gì đến việc này, chú mày làm được thì chú mày tự
lo”. Lúc này, Hải hết hi vọng vào sự trợ giúp của các thế lực bên ngoài. Lợi dụng
tình thế lúc này, điều tra viên đã tiến hành tác động tâm lý đến Hải và làm cho Hải
chuyển đổi thái độ khai báo [29].
Chính vì vậy, khi tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra
viên cần đập tan thái độ ảo tưởng, hi vọng của bị can vào những mối quan hệ
bên ngoài. Đồng thời, trong từng trường hợp cụ thể, điều tra viên có thể sử dụng
các mối quan hệ cá nhân tích cực của bị can để tác động đến họ làm chuyển biến
thái độ khai báo của bị can.
- Đặc điểm nhân cách của bị can. Hệ thống các quan niệm, lí tưởng sống,
khí chất, tính cách, và cảm xúc của bị can cũng có ảnh hưởng tới đặc điểm tâm
18


lý của họ. Mỗi bị can có đặc điểm nhân cách khác nhau. Có bị can có khí chất
ưu tư thì thường có tâm trạng lo sợ, thất vọng cho rằng mình không còn tương

lai, cuộc đời như vậy là chấm dứt. Kết quả điều tra cho thấy 25,8 % các bị can
phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khai báo tốt do khêu gợi tình cảm đối với
những người thân trong gia đình và 31,5% số bị can không khai báo là do động
cơ này chi phối [2, tr.207].
Trong vụ án phạm tội ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn, bị can
Đinh Thị Dung là người đặc biệt cứng rắn, nhất định không khai báo sợ liên lụy
đến gia đình. Nhưng bị can là người rất thương con. Hiểu được điều này, nên
điều tra viên đã nói với bị can Đinh Thị Dung: “Chị có thương ba con của chị,
thương bố mẹ hai bên không? Tôi xin phổ biến để chị biết, hành vi mua bán vận
chuyển hêrôin của chị, nếu chị ra toà thuộc khung hình phạt nào chắc chị đã rõ.
Vì thế chị nên nghĩ đến các con mà thành khẩn khai báo để sớm về nuôi các
cháu…”. Không ngờ ngay sau khi nghe điều tra viên nói thế, Đinh Thị Dung
bưng mặt khóc to, gọi tên các con và buổi chiều hôm ấy Dung bắt đầu khai ra
hành vi buôn bán 31 bánh hêrôin bằng 10,850g.
- Kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan điều tra. Thực tế cho thấy những bị
can có tiền án, tiền sự, những đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp,
thường có thái độ bàng quan, trâng tráo thậm chí là thách thức điều tra viên. Còn
những đối tượng phạm tội lần đầu, thường không làm chủ được hành vi của
mình nên dễ dàng khai báo hơn.
- Thái độ, phong cách, năng lực hỏi cung bị can của điều tra viên. Trong
điều kiện bị giam giữ, bị can luôn ở trong tâm thế cảnh giác. Khi tiếp xúc với
điều tra viên, bị can luôn ở trong tình trạng quan sát, tìm hiểu đánh giá phong
cách và trình độ của điều tra viên. Từ đó, bị can có thể điều chỉnh được thái độ
cũng như lời khai của họ. Do đó, các điều tra viên cần rèn luyện cho mình phong
cách đàng hoàng, thái độ xét hỏi nghiêm túc, trôi chảy, đưa ra chứng cứ đúng lúc
và phù hợp với trình độ của bị can. Theo số liệu khảo sát thực tế cho thấy, đối với

19



các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có tới 18,3 % số bị can khai báo thiếu tích cực
do cảm thấy bị xúc phạm trong khi hỏi cung [2, tr.208].
Do các yếu tố trên đã chi phối rất nhiều đến tâm lý của bị can nên trong
nhiều trường hợp khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can thường có đặc điểm tâm
lý sau đây:
- Bị can thường có tâm trạng hoang mang, lo lắng, tâm lý không ổn định.
Theo kết quả trưng cầu ý kiến của 103 điều tra viên thì có 76,4 % số điều tra
viên được hỏi cho rằng, biểu hiện này là phổ biến nhất [16, tr.111]. Ở những bị
can có trình độ, phạm tội lần đầu, phạm tội với lỗi vô ý,… thường nhận thức
được sai lầm của họ nên họ cảm thấy rất ân hận và mong muốn được sửa chữa
sai lầm của mình. Nhưng cũng có không ít bị can lại bi quan, chán nản cho rằng
mình không có tương lai, nên họ có thái độ bất cần, phó mặc cho số phận. Trong
hoàn cảnh khó khăn, mọi suy nghĩ, hành động của bị can luôn diễn ra trong
trạng thái tâm lý tiêu cực. Dù rơi vào trạng thái nào, bị can cũng đều bị mất ổn
định về tâm lý, giảm sút khả năng tự kiểm soát thái độ và hành vi của mình. Các
trạng thái tâm lý tiêu cực này cũng gây ra nhiều trở ngại cho việc tiếp xúc tâm lý
giữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung, làm giảm hiệu quả của các
biện pháp tác động tâm lý mà điều tra viên áp dụng đối với họ. Ví dụ: Khi tiến
hành hỏi cung bị can Nguyễn Văn Tám, phạm tội mua bán trái phép các chất ma
tuý, các điều tra viên cho biết có hai giai đoạn vất vả nhất. Giai đoạn lúc Tám bị
bắt khoảng 1 tháng, tư tưởng Tám lúc đó rất nặng nề. Sau một thời gian dài kiên
quyết không khai, một hôm trong buổi hỏi cung Tám lại khai rất nhiều. Bằng
linh cảm nghề nghiệp, ngay lập tức điều tra viên trở lại phòng giam. Khi tới nơi
thì phát hiện Tám đã xé áo bện thành dây treo lên song sắt cửa sổ định tự sát
[24].
Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần chú ý, xem
xét ảnh hưởng của các trạng thái tâm lý tiêu cực này đến hành động khai báo của
bị can. Một mặt, điều tra viên nên lợi dụng sự hoang mang dao động, thúc đẩy bị
can nhanh chóng đi đến quyết định khai báo. Mặt khác, điều tra viên cần tìm
cách để tác động tâm lý tới bị can đạt hiệu quả nhất, tạo cho bị can trạng thái

20


thoải mái, hưng phấn, giúp bị can tích cực lĩnh hội và giải quyết các nhiệm vụ
của cuộc hỏi cung.
- Bị can thường sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm tâm lý bao trùm, chi phối các đặc
điểm khác của bị can. Khi bị hỏi cung, hầu hết các bị can đều có thái độ giấu
diếm, hoặc khai sai nhằm đánh lạc hướng điều tra của điều tra viên.
Tâm lý sợ tội nặng làm cho bị can hoang mang, căng thẳng. Tâm lý này
kìm hãm sự khai báo của bị can, làm bị can không dám thú nhận tội lỗi của mình
mà luôn quanh co, chối tội hoặc khai báo nhỏ giọt. Điều này thể hiện ở việc bị
can thường có thái độ thận trọng khi khai báo các vấn đề liên quan đến việc xác
định vai trò, vị trí của mình trong tổ chức nên thường hay đổ lỗi cho đồng bọn.
Cũng vì lo sợ tội nặng, nên bị can thường lẩn tránh những vấn đề có tính chất
mấu chốt, những tình tiết dẫn đến tăng nặng hình phạt. Bị can thường khai
những vấn đề mà điều tra viên đã biết, những vấn đề mà chúng tin rằng đồng
bọn của chúng đã khai rõ. Theo số liệu điều tra cho thấy, đối với các tội xâm
phạm an ninh quốc gia thì có 83% bị can không dám khai báo là do sợ bị trừng
phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [1, tr.94].
- Bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên. Khi bị tam giam, bị can
thường có hai khuynh hướng đối lập nhau. Một mặt, bị can thường muốn tiếp
xúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu về quá trình điều tra của điều tra viên.
Mặt khác, bị can lại cố tình né tránh điều tra viên vì họ muốn có thời gian để tìm
cách đối phó với điều tra viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị can mong
muốn tiếp xúc, gặp gỡ điều tra viên để tìm hiểu tâm lý điều tra viên nhằm bàn
bạc thoả thuận với điều tra viên về cách giải quyết những vấn đề của bị can. Bị
can có thể tạo ra kế hoạch gặp gỡ điều tra viên một cách tự nhiên, để rồi biến
điều tra viên thành nguồn cung cấp thông tin cho họ.
Đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thường có đặc điểm chung

là được tổ chức chặt chẽ, có nhiều người tham gia. Vì vậy, khi bị can bị bắt, họ
rất muốn biết kế hoạch của họ bị lộ ở giai đoạn nào nên bị can rất muốn tiếp xúc
nhằm thăm dò về sự hiểu biết của cơ quan điều tra [1, tr.39].
21


2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
2.1. Phương pháp thuyết phục
Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho
bị can nhằm giúp họ nhận thức được đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn về những vấn
đề có liên quan đến họ. Từ đó, làm cho bị can thay đổi thái độ, hành vi phù hợp
với yêu cầu của hoạt động hỏi cung. Đó là sự giải thích, khuyên nhủ bằng lí lẽ,
lập luận bằng logic và trong một số trường hợp có thể lôi kéo đối tượng bị tác động
vào khuôn khổ nhất định của sự tranh luận vấn đề đó.
Phương pháp thuyết phục được thực hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ của
điều tra viên nhằm giải quyết tư tưởng của bị can, giúp họ thay đổi cách nhìn,
thay đổi thái độ và hình thành cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu của pháp luật
tố tụng hình sự. Bởi vậy, phương pháp này được xác định là cơ bản và quán triệt
với mọi trường hợp, với mọi bị can. Ví dụ: Bị can L. trong tổ chức Lực lượng
phục hưng Tổ quốc Việt Nam, do có nhiều tội ác nên khi bị bắt, L. cho rằng chắc
chắn sẽ bị chết, xác định thái độ thà chết không khai. Điều tra viên đã dùng
nhiều biện pháp khác nhau để tác động như đối xử tử tế, nhân đạo, lấy chính
sách khoan hồng để phân tích, giáo dục. Đặc biệt, điều tra viên đã lấy những
điển ví dụ thực tế để chứng minh rằng một số tên có quá trình chống đối cách
mạng quyết liệt, có tội ác phải nghiêm trị nhưng cách mạng vẫn khoan hồng và
giải quyết cho sống tự do cùng với gia đình bởi họ biết nhận ra lẽ phải. Từ thực
tế sinh động cùng với sự phân tích có tình có lí của điều tra viên giúp cho bị can
L. có nhận thức mới làm cơ sở thay đổi thái độ khai báo của L. [2, tr.227].
Tuy nhiên, để thay đổi bản chất cũng như thái độ của bị can là một việc
làm không hề đơn giản. Nó là một cuộc tấn công tích cực, chủ động, có mục

đích và có kế hoạch. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp thuyết phục, đòi hỏi
điều tra viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tìm hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của bị can, đặc biệt là những động cơ
chi phối sự khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can. Mỗi bị can đều có nét
tâm lý riêng biệt được hình thành và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như:
Điều kiện và hoàn cảnh sống, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội, tính chất và hậu
22


quả của hành vi phạm tội …Thông thường, bị can từ chối khai báo là do một số
nguyên nhân: Sợ mất uy tín, sợ đồng bọn trả thù, chưa tin vào chính sách khoan
hồng của Đảng và Nhà nước,….Vì vậy, việc thuyết phục bị can không nên tiến
hành một cách máy móc, mà phải thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phù
hợp với đặc điểm tâm lý của từng bị can. Đồng thời, điều tra viên phải dùng
nhiều cách, vừa công khai, vừa bí mật, có thăm dò thử thách hoặc dùng cách toạ
đàm tự do để bị can bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Ngoài ra, điều tra viên
phải phối hợp với các chủ thể khác trong việc giáo dục, cảm hoá bị can như cán
bộ trại tạm giam hay người thân của bị can. Ví dụ: Trong vụ án bị can Bình
phạm tội cướp tài sản, các điều tra viên đã sử dụng phương pháp thuyết phục
đến bố mẹ của bị can. Và việc sử dụng phương pháp này rất hiệu quả. Sau khi
thực hiện xong hành vi phạm tội, Bình đã bỏ trốn lên Hà Nội. Vừa ráo riết tiến
hành truy bắt, Công an huyện Kiến Xương đã sử dụng biện pháp tâm lý, tác
động đến gia đình đối tượng. Bởi qua tìm hiểu, các anh được biết, bố mẹ Bình
đều là những người nông dân chất phác, yêu thương con. Các anh đã đến phân
tích cho họ thấy rằng, con đường tốt nhất dành cho con trai họ là ra đầu thú để
hưởng khoan hồng của pháp luật. Lúc đầu, gia đình Bình im lặng. Sau đó, chính
người mẹ nông dân luôn một nắng hai sương còng lưng nơi đồng ruộng ấy đã
chủ động tìm đến cơ quan Công an để xin được cùng các anh lên Hà Nội tìm con
trai. Từ sáng 8/11, tổ công tác của Công an huyện Kiến Xương cùng với mẹ của
Bình đã lên Hà Nội thông qua một số bạn bè của Bình để tìm cậu ta. Đến đêm

8/11 thì mẹ Bình đã điện thoại được cho con. Nước mắt chan chứa trên gương
mặt đang hằn những nếp nhăn của người mẹ nhưng bà vẫn tìm đủ các lý tình để
khuyên con trở về đầu thú [27].
- Thông tin dùng để thuyết phục bị can phải xuất phát từ đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phải gắn với tình hình thực tế
xã hội. Khi điều tra viên giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước phải
chính xác, thuyết phục và không mâu thuẫn với thái độ xử sự của mình. Đồng
thời, nội dung thuyết phục phải phù hợp với trình độ, nhận thức, kinh nghiệm

23


của từng bị can, tương ứng với động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cũng
như gợi được những suy nghĩ mới ở họ.
- Điều tra viên phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm
vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến công
tác điều tra và xử lý tội phạm, biết vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can.
Điều tra viên phải là người có trình độ học vấn cao, có vị trí nhất định trong xã
hội, có khả năng lí giải, phân tích các vấn đề một cách logic, mạch lạc. Đồng
thời, bị can phải là người biết lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, các thông tin
ngược chiều từ phía bị can.
2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin
Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp, mà điều tra viên đưa ra
những thông tin có liên quan tới sự kiện phạm tội. Từ đó làm xuất hiện ở bị can
những cảm xúc nhất định hoặc làm thay đổi động cơ, giúp bị can khai báo thành
khẩn mọi chi tiết của sự việc phạm tội. Những thông tin mà điều tra viên sử
dụng tác động tâm lý có thể là những dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường,
các tài liệu do người bị hại cung cấp, hỏi cung đồng bọn hoặc sự tố giác của
quần chúng nhân dân.
Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Thay đổi hướng tư duy của bị can khi họ cung cấp những thông tin
không đúng pháp luật;
- Nhằm tăng sự hiểu biết, kiến thức của bị can;
- Giúp bị can khôi phục lại trí nhớ về những sự kiện hoặc tình tiết mà bị
can quên hoặc nhầm lẫn;
- Làm thay đổi xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý của bị can. Trong
trường hợp này, phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng kèm theo
phương pháp thuyết phục. Việc điều tra viên cung cấp một số thông tin làm bị
can mất tự tin, nghi ngờ lập trường của mình dễ bị thuyết phục.
Ví dụ: Trong vụ án giết người, cướp tài sản ngày 2/4/2006 xảy ra tại cửa
hàng Biti’s, 25 phố Chùa Bộc, Hà Nội. Trong quá trình hỏi cung, bị can Trương
24


Ngọc Hoa tỏ ra ngoan cố lì lợm. Chỉ đến khi chiếc điện thoại di động của anh
Quảng ( nạn nhân) được giơ trước mặt hắn, cùng hàng loạt chứng cứ trực tiếp
khác hắn mới thừa nhận là kẻ giết anh Quảng rồi cướp tài sản [33, tr.12].
Để đảm bảo việc sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Điều tra viên cần phải hiểu được tâm lý bị can trước khi tác động, đặc
biệt là các động cơ đang kìm hãm sự khai báo của bị can để lựa chọn những
thông tin có sức công phá lớn sự ổn định trạng thái tâm lý của bị can. Khi bị can
đang ở trạng thái liều lĩnh cao độ, đang phản ứng quyết liệt hoặc đang bi quan,
chán nản thì không sử dụng phương pháp này. Nếu điều tra viên truyền đạt
thông tin lúc này có thể bị can ngồi ỳ không đáp hoặc trả lời liều lĩnh: “Cái đó
đúng thì đúng với các ông thôi còn tôi không biết”. Gặp những trường hợp này,
tốt nhất điều tra viên nên nói chuyện thoải mái, giải thích thuyết phục đưa bị can
trở lại cuộc sống hiện tại.
- Thông tin tác động phải đảm bảo tính chính xác, có liên quan trực tiếp
đến việc phạm tội và hành vi che giấu tội phạm của bị can, buộc bị can không

thể thờ ơ mà phải suy nghĩ. Hoặc thông tin mà điều tra viên đưa ra phải làm cho
bị can có những phản ứng cần thiết. Để làm được điều này, điều tra viên không
được sử dụng thông tin giả để tác động, vì nó sẽ phá vỡ mối quan hệ tâm lý đang
được xây dựng giữa điều tra viên và bị can, gây cho bị can sự nghi ngờ, không
tin tưởng điều tra viên.
- Đảm bảo tính bất ngờ trong truyền đạt thông tin cần thiết tới bị can, về
thời điểm tác động cũng như nội dung tác động. Khi bị bất ngờ, bị can phải
nhanh chóng đi đến quyết định hoặc là khai báo thành khẩn hoặc là khai báo
gian dối. Nhưng vì bị can không đủ thời gian để nghĩ lời khai gian dối logic nên
sẽ rất dễ bị điều tra viên phát hiện, khiến bị can phải khai báo trung thực. Ngược
lại, nếu những thông tin mà điều tra viên dùng để tác động đã được bị can biết
trước hoặc đoán được thì bị can sẽ có sự chủ động đối phó.
- Những thông tin điều tra viên dùng để tác động phải đầy đủ về chất và
lượng. Bởi vì, khi điều tra viên sử dụng những thông tin này sẽ làm bị can “giật
25


×