Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.58 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Vấn đề dân tộc mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế
giới. Vấn đề dân tộc luôn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt
trong bối cảnh hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp đối với
mỗi một quốc gia và cả toàn cầu. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm mà
các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, gây mất ổn định chính trị xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam là nước đa dân tộc. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân
tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất
đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc đấu
tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm
lịch sử cho đến ngày nay. Các dân tộc có ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa và trình độ
phát triển khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng. Nhưng bản thân nó cũng sẽ
tạo nên sự phân biệt nếu quan hệ dân tộc không được giải quyết tốt. Chính vì vậy,
giải quyết tốt quan hệ dân tộc là vấn đề cấp thiết luôn được đặt ra đối với Đảng và
Nhà nước.
Trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều vấn đề
phức tạp nảy sinh đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao độ khối đoàn kết dân tộc để
có thể đứng vững và phát triển. Vì vậy, nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc và
chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới có tầm quan trọng rất lớn. Đảng và Nhà nước
đã có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai
đoạn hiện nay thì việc thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam nói
chung và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng nước ta.
1


Từ những nhận thức trên kết hợp với tiếp thu bài giảng, em xin chon nội
dung: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc


của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới” để viết bài thu hoạch của mình.

2


NỘI DUNG
1. Khái niệm, nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
1.1. Khái niệm chính sách dân tộc
1.1.1. Chính sách dân tộc: của Nhà nước Việt Nam là một bộ phận quan hệ
hữu cơ với công tác dân tộc, được quy định bởi quan điểm về vấn đề dân tộc, xử lý
vấn đề dân tộc và cách thức thực hiện công tác dân tộc. Chính sách dân tộc cũng là
chính sách phát triển nhằm thiết lập nên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
cho đồng bào dân tộc và vùng dân tộc, hướng tới đạt mục tiêu cao nhất là sự bình
đẳng về mọi mặt, đặc biệt về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa giữa các vùng và các
dân tộc ở Việt Nam.
1.1.2. Thực hiện chính sách dân tộc: là việc đưa pháp luật, chính sách vào
cuộc sống, trên cơ sở cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước từ khâu
hướng dẫn, thông tin, phân công trách nhiệm, chuẩn bị các điều kiện nguồn lực tài
chính, nhân lực cần thiết bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ yêu cầu quy
định trong chính sách.
Trong thực hiện chính sách, đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng
nhằm xác định hiệu lực, kết quả, hiệu quả của chính sách, so sánh, đối chiếu với
những mục tiêu đặt ra, là cơ sở xem xét chính sách có phù hợp không, cần điều
chỉnh hay bãi bỏ. Đánh giá chính sách đòi hỏi phải thực hiện ở tất cả các khâu, giai
đoạn, theo sát tiến trình vận động của chính sách. Đây là một quá trình liên tục,
tương thích với sự vận động của chu trình chính sách. Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ
là hai hoạt động có tính bắt buộc nhằm tăng hiệu quả giám sát hoạt động chính
sách cũng như để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quốc gia, không thể tách rời

với sự phát triển chung của đất nước, nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia cả về khía
3


cạnh chính trị, kinh tế và xã hội. Thực hiện chính sách còn thể hiện mục tiêu công
bằng xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa; thể hiện tình cảm, trách
nhiệm của cả nước đối với những đóng góp của đồng bào dân tộc trong sự nghiệp
cách mạng giành và giữ nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Nguyên tắc thực hiện chính sách dân tộc
Bình đẳng giữa các dân tộc: Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người,
đều có tư cách chính trị - xã hội - pháp lý như nhau trong các quan hệ tộc người,
trong quyền hạn và nghĩa vụ đối với đất nước.
Đoàn kết giữa các dân tộc, là sự đoàn kết trong nội bộ của từng dân tộc
thiểu số; giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số; giữa các dân tộc ở Việt Nam với
các dân tộc trên thế giới vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Đoàn kết dân tộc là chiến
lược của cách mạng Việt Nam.
Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc là phương châm, nguyên tắc
quan trọng trong xử lý mối quan hệ giữa cán dân tộc với nhau, mối quan hệ giữa
nhà nước với các dân tộc. Đó không đơn thuần là các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã
hội mà biểu hiện cao nhất là quan hệ về chính trị.
Giúp nhau cùng phát triển, cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước,
các dân tộc anh em cùng chung trách nhiệm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, bằng
nhiều hoạt động cụ thể góp phần đẩy nhanh sự phát triển ở từng vùng, trong từng
dân tộc trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, môi trường một cách bền vững. Đồng
thời đây cũng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, mọi ngành, mọi cấp và cả hệ
thống chính trị.
1.3. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước thời kỳ đổi mới
Về chính trị. Cần thể hiện đầy đủ các chính sách dân tộc, phát triển mối quan
hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau,
cùng làm chủ tập thể. Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ

4


thận trọng đối với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc
của mỗi người. Chống thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những
biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
Công tác cán bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số. Có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ người dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo ở
các cấp chính quyền, cán bộ quản lý kinh tế. Đề xuất chính sách đặc thù, thống
nhất trong cả nước nhằm sử dụng hiệu quả số học sinh là con em đồng bào dân tộc
thiểu số đã được đào tạo.
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở vững mạnh. Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và
phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc đối với việc
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các địa bàn dân cư vùng dân
tộc và miền núi.
Về phát triển kinh tế. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân
tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa
đói giảm nghèo; áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng, chuyển giao kỹ thuật, sử dụng
đất đai. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển công
nghiệp chế biến, đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, mở mang dịch vụ. Có chính sách ưu
đãi đặc biệt thu hút đầu tư vào vùng sâu, vùng xã…
Về văn hóa - xã hội. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các
chương trình giáo dục miền núi; mở rộng việc dạy chữ dân tộc; tiếp tục thực hiện
tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc; thực hiện chính sách
ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số…
Về y tế. Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu
tiên các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
5



Về văn hóa. Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của
các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào các
dân tộc thiểu số…
Về an ninh, quốc phòng. Đầu tư nguồn lực xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân, thế trận an ninh nhân dân nhằm giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định
chính trị.
2. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới
2.1. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam
2.1.1. Thành tựu
Thành tựu lớn nhất trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
đến nay là: Tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giới
đều bình đẳng về chính trị, bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống và bình đẳng
trước pháp luật.
Nhà nước quan tâm và có chính sách ưu tiên đầu tư đối với các vùng dân tộc
thiểu số, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như: phát
triển hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình
trường học, trạm y tế.
Sản xuất ở hầu hết các địa bàn vùng dân tộc đều phát triển, nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp (một số vùng đã có sản xuất hàng hóa với các sản phẩm chủ lực
như cà phê, hồ tiêu, cao su (ở các tỉnh Tây Nguyên), lúa gạo (Điện Biên), chè
(Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ)…). Việc làm và thu nhập của người dân tăng lên.
Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng giảm rõ rệt, đặc biệt ở các huyện nghèo trong Chương
trình 30a (với 3-4%/năm). Đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng cuộc sống của
đồng bào từng bước được cải thiện đáng kể.

6



Công tác giáo dục, đào tạo nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho các dân tộc
thiểu số đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cơ bản xóa được tình trạng mù
chữ và thực hiện phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi.
“Năm 2017, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học đạt
95%; cả nước với 314 trường dân tộc nội trú và 1.013 trường dân tộc bán trú. Đến
nay đã có 50/54 dân tộc có người học từ trình độ cao đẳng, đại học trở lên”.
Văn hóa các dân tộc tiếp tục được giữ vững và phát huy. Đời sống tinh thần
của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng lên. Mạng lưới thông tin, phát thanh,
truyền hình phủ rộng khắp, giúp người dân tiếp cận được nhiều hơn chủ trường,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đời sống chính trị, xã hội
của đất nước, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, góp phần quan trọng mở mang dân trí.
Các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy góp phần làm phong phú, sống
động hơn văn hóa Việt Nam. Nhiều di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc được
UNESCO công nhận (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên) và một số di
sản được công nhận là di sản quốc gia (Sư thi Đam San - Tây Nguyên, Hát then dân tộc Tày, Nùng)…
Công tác y tế có bước cải thiện đáng kể. Mạng lưới y tế ở vùng dân tộc phát
triển. Đến nay, nhiều xã đạt chuẩn về y tế, có bác sĩ. Công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu được nâng lên, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được thực hiện đều khắp,
nhiều dịch bệnh nguy hiểm được kiểm soát và đẩy lùi như bệnh sốt rét, bạch hầu,
uốn ván. Đồng bào nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí và hưởng chính sách
bảo hiểm y tế theo quy định. Chất lượng dân số được nâng lên và kiểm soát ban
đầu tỷ lệ sinh tăng tự nhiên.
Hệ thống chính trị vùng dân tộc không ngừng được xây dựng, củng cố, đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
7


vùng dân tộc và là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từng bước được

nâng lên, nhất là cấp cơ sở, cả về số lượng và chất lượng.
Lãnh thổ và chủ quyền quốc gia ở các vùng biên giới được đảm bảo. An
ninh chính trị và trật tự xã hội trong vùng dân tộc cơ bản ổn định. Hiện nay, đại đa
số đồng bào các dân tộc vẫn tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước và Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Đồng bào đoàn kết, nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch; đã và đang tham gia tích cực
vào quá trình hội nhập với khu vực và thế giới của cả nước.
Những kết quả, thành tựu nêu trên là những thuận lợi rất cơ bản đảm bảo
cho sự phát triển toàn diện, bền vững của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
2.1.2. Hạn chế
Cán bộ thực hiện chính sách dân tộc thiểu số thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chính sách; hoặc thực
hiện chính sách không hiệu quả, thậm chí có một số chính sách thực hiện sai.
Việc tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương
nhiều nơi còn lúng túng. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hệ thống chính
trị chưa chặt chẽ nên chưa phát huy được nội lực và tính dân chủ trong các cộng
đồng dân cư.
Các nguồn lực để thực hiện chính sách còn thiếu nên nhiều dự án và công
trình thực hiện còn dở dang. Ở một số địa phương, trong quá trình thực hiện chính
sách dân tộc, vẫn còn tình trạng một bộ phận người dân có tư tưởng ỷ lại, trông
chờ sự bao cấp của nhà nước, chưa chủ động thực hiện các chính sách, vì vậy, hiệu
quả thực hiện chính sác không cao.
2.2. Tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Thành tựu

8


Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm trên
35% dân số toàn tỉnh (trong đó, Khmer chiếm 30,71%; Hoa chiếm 5,02%). Toàn

tỉnh có 49.501 hộ nghèo, trong đó: người Hoa có 1.098 hộ, chiếm 7,18%; người
Khmer có 23.042 hộ, chiếm 22,95%... Hộ cận nghèo có 38.290 hộ, trong đó: người
Hoa có 1.022 hộ, chiếm 6,69%; người Khmer có 14.790 hộ, chiếm 14,73%.
Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã quan tâm chỉ đạo triển
khai thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đầu tư phát triển
vùng đồng bào và hỗ trợ đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội và điều
kiện thuận lợi để các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển ngang tầm với các dân
tộc khác trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, tỉnh đã phê duyệt kinh phí đầu tư trên 100 tỷ
đồng để triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số
2085/QĐ-TTg, Quyết định số 102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chính
sách khác có liên quan. Ngoài ra, tỉnh còn triển khai thực hiện tốt chính sách cho
vay vốn phát triển sản xuất và các chính sách an sinh xã hội khác với số tiền hàng
trăm tỷ đồng, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; hiện có
95,5% đồng bào Khmer được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% hộ có điện sử
dụng. Nhờ những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số chuyển biến đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống rõ rệt, năm 2017
có khoảng 11.197 hộ thoát nghèo, chiếm 11,85% tổng số hộ, trong đó có 5.028 hộ
người Khmer thoát nghèo, chiếm 17,95% so với tổng số hộ người Khmer; 120 hộ
người Hoa thoát nghèo, chiếm 6,32% tổng số hộ người Hoa.
Mặt bằng dân trí trong đồng bào dân tộc được nâng lên, đặc biệt là hệ thống
trường phổ thông dân tộc nội trú, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân
tộc thiểu số. Toàn tỉnh có 01 Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ; 09
trường phổ thông dân tộc nội trú; 158 trường dạy song ngữ Việt-Khmer và hàng
năm, xét cử tuyển và dự bị gần 200 học sinh Khmer vào học ở trường đại học, cao
9


đẳng. Đối với đồng bào Hoa, hiện có 3.103 em học sinh người Hoa tốt nghiệp và
đang học tại các trường đại học, cao đẳng trong nước; có 08 trường dân lập tiếng

Hoa, trong đó có 05 trường dạy 02 thứ chữ (Việt-Hoa), 04 trường bổ túc Hoa văn.
Theo thống kê, năm học 2017 - 2018, có 25.675 học sinh dân tộc thiểu số ra lớp,
trong đó dân tộc Khmer là 81.071 học sinh, Hoa là 14.377. Hiện tỉnh Sóc Trăng
đang tiếp tục thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống các trường phổ thông
dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Công tác y tế được quan tâm thực hiện. Hệ thống y tế được củng cố, cơ sở
vật chất và trang thiết bị, đội ngũ y, bác sỹ đều được đầu tư và tăng cường. Tính
đến nay, có 100% xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế (có 94/109 trạm đạt Bộ tiêu
chí quốc gia về y tế xã, 86/109 trạm y tế có bác sĩ, bình quân 4,1 bác sỹ trên 10.000
dân. Cấp 208.148 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và 126.244 người thuộc hộ
cận nghèo.
Các giá trị truyền thống văn hoá, lễ hội của đồng bào dân tộc được bảo tồn và
phát triển. Đặc biệt Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer (đã
được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia); các thiết chế văn hóa trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư xây dựng. Toàn tỉnh hiện có 65 tụ
điểm văn hóa chùa Khmer, 01 đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, có 02 di tích
lịch sử cấp quốc gia, 05 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (03 chùa Khmer, 02 chùa
Hoa), 01 nhà trưng bày đang lưu giữ trên 462 hiện vật văn hóa truyền thống có giá
trị về văn hóa lịch sử của đồng bào Khmer. Đối với đồng bào Hoa, các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh trong đồng bào Hoa thông qua ngày
hội văn hóa - thể thao các dân tộc, các ngày lễ, Tết Nguyên đán được quan tâm, tổ
chức thường xuyên.
Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Toàn tỉnh có trên
4.300 cán bộ, công chức, viên chức người Khmer (chiếm trên 18% tổng số cán bộ,
10


công chức, viên chức); trong đó có khoảng 3.900 đảng viên (chiếm 15,23% số đảng
viên). Cán bộ Khmer tham gia cấp ủy các cấp và chức danh chủ chốt có 193 người;

trong đó, cấp ủy tỉnh có 04 đồng chí (chiếm tỷ lệ 7,84%), cấp ủy huyện 20 đồng chí
(chiếm tỷ lệ 9,04%) và cấp ủy xã 169 đồng chí (chiếm tỷ lệ 10,92%). Đối với cán
bộ, công chức người Hoa: có 782 người (chiếm 3,02% so với tổng số cán bộ, công
chức, viên chức); trong đó, có 726 đảng viên (chiếm 2,9% số đảng viên).
Tình hình an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục ổn
định, các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch được phát hiện, ngăn chặn kịp
thời. Các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đồng bào dân
tộc thiểu số về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết quả đạt được nêu trên khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc trong sự nghiệp xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện sự vận dụng chính sách dân tộc có hiệu quả của các
cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nỗ lực to lớn của nhân dân nói chung, đồng
bào dân tộc thiểu số nói riêng.
2.2.2. Hạn chế
Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự lực, tự cường; thực hành tiết kiệm,
đẩy mạnh sản xuất, đề cao ý thức cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch trong đồng bào dân tộc thiểu số, tuy có chuyển biến nhưng chưa đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Tổ chức cơ sở đảng, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ chủ chốt
là người dân tộc còn ít; công tác kết nạp đảng viên là người dân tộc chưa đạt yêu
cầu so với nhiệm vụ chính trị. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc chưa ổn định.
Tỷ lệ cán bộ biết thành thạo tiếng dân tộc ở các địa phương có đông đồng bào dân
tộc chưa nhiều.
11


Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở một số nơi còn hạn chế,
hiệu quả công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc chưa cao. Việc
đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn yếu kém; kết quả xóa đói

giảm nghèo chưa được vững chắc; việc nâng cao trình độ dân trí và xây dựng các
thiết chế văn hoá trong vùng đồng bào dân thiểu số còn chậm. Công tác giải quyết
đơn thư khiếu nại có liên quan đến dân tộc, tôn giáo của các ngành và địa phương
đôi lúc chưa kịp thời, nhiều vụ việc kéo dài. Tình hình an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng lúc vẫn còn tiềm ẩn những
nhân tố phức tạp.
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc
Thứ nhất, Về kinh tế: Tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
thiết yếu gắn với xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là giao thông, điện, trường
học và thủy lợi; gắn với bố trí, sắp xếp lại dân cư, giải quyết cơ bản vấn đề đất ở,
đất sản xuất, đất phục vụ cộng đồng, nước sinh hoạt, bảo vệ và phát triển rừng, bảo
vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Tập trung phát triển sản xuất gắn với thị trường; đào tạo nghề, giải quyết việc
làm, xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, tăng dần mức thu nhập cho người dân.
Tiếp tục thể chế hóa những chính sách ưu tiên thúc đẩy việc làm đối với
nhóm lao động trong khu vực phi chính thức, đặc biệt là đối với lao động là người
dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn, lao động tự do…
Thứ hai, Về chính trị: Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc các cấp đủ
mạnh. Chú trọng, làm tốt công tác quy hoạch dự nguồn cán bộ dân tộc thiểu số.
Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc, chính sách đối với người tiêu biểu của
các dân tộc thiểu số.

12


Xây dựng chế độ trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, nhất
là cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số, nhằm giảm nguy cơ có thể xâm phạm
các quyền của công dân, quyền con người đối với đồng bào dân tộc.
Thứ ba, Về giáo dục: Phát triển giáo dục ở tất cả các cấp học, nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

bồi dưỡng trí thức dân tộc thiểu số. Tăng cường hiệu quả các chính sách dạy nghề
nhằm nâng cao kỹ năng lao động lao động cho dân tộc thiểu số, nhất là đối tượng
thanh niên.
Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách của Chiến lược
phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, tập trung ưu tiên cho đối tượng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Thứ tư, Về y tế: Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám
chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
và đặc biệt khó khăn. Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân
dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao khả
năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho nhân dân vùng nghèo, dân tộc thiểu
số. Bảo đảm nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của từng dân tộc,
nhất là đối với các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
Thứ năm, Về văn hóa - xã hội: Khai thác và sử dụng hợp lý tri thức địa
phương. Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất
lượng các sản phẩm văn hóa, thông tin phù hợp. Xây dựng đồng bộ và nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng.
Chăm lo xây dựng đời sống văn hóa mới trong các vùng dân tộc thiểu số.
Tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, gắn liền với xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc, thống nhất trong đa dạng.

13


Thứ sáu, Về an ninh, quốc phòng: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân
và thế trận an ninh nhân dân. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội ở
vùng dân tộc và miền núi. Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các khu kinh tế kết
hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Giải quyết tốt các vấn đề liên quan
đến tôn giáo ở các vùng dân tộc.

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc cần phải thực hiện
đồng bộ các giải pháp nêu trên, trong đó, đặc biệt chú trọng đổi mới triển khai tổ
chức thực hiện:
Xây dựng kế hoạch cho công tác chuẩn bị và triển khai chính sách xuống các
cấp có liên quan cần xuất phát từ nhu cầu của người dân, thực tiễn điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, đặc thù văn hóa và định hướng quy hoạch phát triển của địa phương.
Phát huy được nguồn lực tại chỗ, bảo đảm hài hòa lợi ích của các nhóm dân
cư và tổ chức địa phương trên các khía cạnh: lợi ích về kinh tế - xã hội, lợi ích về
chính trị, lợi ích về môi trường.
Thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội,
dân tộc cùng các chỉ số phát triển cho các vùng, dân tộc, đơn vị hành chính. Thông
tin về chính sách và tiến trình thực hiện chính sách, kết quả và những tác động ảnh
hưởng đến các cơ quan quản lý có liên quan, phương tiện thông tin đại chúng
nhằm tăng cường thông tin và nhận thức chung.
Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác nắm tình hình chính trị, kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh trật tự và môi trường vùng dân tộc. Thông tin, tuyên truyền,
vận động để quần chúng hiểu và thực hiện đúng chính sách từ vận động dư luận, vận
động nguồn lực, vận động tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá.
Đổi mới công tác giám sát, đánh giá, quản lý theo mục tiêu chính sách. Công
khai hóa các chương trình, dự án đầu tư, nhất là về nguồn lực tài chính, các chính
14


sách, chế độ liên quan đến người nghèo, đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, xã
nghèo, đặc biệt khó khăn để dân được biết và tham gia thực hiện. Giám sát bảo
đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội, tăng cường công tác giám
sát việc tổ chức thực hiện các chính sách còn hiệu lực thi hành.
Tăng cường năng lực cho cơ quan hoạch định chính sách, đội ngũ cán bộ cơ
sở vùng dân tộc, kiện toàn hệ thống cơ quan công tác dân tộc.

Tăng cường nhận thức, trách nhiệm chung của các ngành, các cấp quản lý và
toàn xã hội. Tuyên truyền nâng cao nhận thức sâu sắc hơn nữa đối với các ngành,
các cấp cũng như toàn xà hội về chủ trương và định hướng cùa Đảng, Nhà nước về
vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong bối cảnh tình hình mới
để có sự chia sẻ, ủng hộ.

15


KẾT LUẬN
Với quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo thực hiện công tác dân
tộc và chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi. Trong
thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc của Đảng ta vừa bảo đảm tính nhất quán, vừa
đổi mới trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế nhằm giải quyết thành công
vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Trong suốt quá trình phát
triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán theo
nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
Điều này, một mặt, thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số; mặt khác, cho thấy việc giải quyết vấn đề dân tộc đang là sự
đòi hỏi cấp thiết cần phải có những chỉ đạo kịp thời.
Việc nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc cũng như thực hiện đúng chính sách
dân tộc là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần xây dựng, củng cố
khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh mà còn nâng cao sức mạnh quốc phòng,
an ninh của từng địa phương và cả nước.

16




×