Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

Luận án tiến sĩ lịch sử chính sách đóng cửa và mở cửa của tây ban nha ở thuộc địa philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.04 MB, 272 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
--------

TRẦN THỊ QUẾ CHÂU

CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA”
CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES
TỪ CUỐI THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Huế, 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
--------

TRẦN THỊ QUẾ CHÂU

CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA”
CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES
TỪ CUỐI THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 62.22.03.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS Đặng Văn Chương

HUẾ, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu,
đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận án đều được dẫn nguồn và có độ chính
xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
TP. Huế, ngày 26/3/2018
Người viết cam đoan

Trần Thị Quế Châu


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đặng Văn Chương, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Lịch sử và Phòng Đào tạo Sau Đại học,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu sinh, khóa (2013-2017).
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Huế, Ban Chủ nhiệm và các đồng nghiệp Khoa Lịch sử đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự cảm kích của mình đến Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
(Khoa Lịch Sử - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) và Giảng

viên Michael Bernal (Khoa Lịch Sử- Đại học Philippines ở Diliman), nếu không có
sự giúp đỡ của các bạn về tư liệu, tôi không thể hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ, ủng hộ tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận án.
Huế, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Tác giả

Trần Thị Quế Châu


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TÂY BAN NHA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ....... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Các nguồn tài liệu.................................................................................................... 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 7
6. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 8
7. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước ............................................................ 9
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài ......................................................... 11
1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 17

1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án ........................................................................ 18
CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC
ĐỊA PHILIPPINES (1593-1762) ............................................................................ 19
2.1. Cơ sở hình thành và bối cảnh Tây Ban Nha thực thi chính sách “đóng cửa” .... 19
2.1.1. Quá trình xác lập quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines (1521-1571) 19
2.1.2. Chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines trong những
thập niên đầu cai trị (1571-1593) .............................................................................. 34
2.1.3. Sự gia tăng những mối đe dọa an ninh chính trị và sức ép cạnh tranh
thương mại..................................................................................................... 41
2.1.4. Truyền thống độc quyền thương mại của Tây Ban Nha và ảnh hưởng của
“Chủ nghĩa trọng thương” ......................................................................................... 46
2.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “đóng cửa” ................... 51


iv
2.2.1. Chính sách hạn chế, độc quyền thương mại ................................................... 51
2.2.2. Chính sách hạn chế nhập cư, kiểm soát chặt chẽ đối với di trú của người nước ngoài... 67
CHƯƠNG 3. TỪ NỚI LỎNG “ĐÓNG CỬA” ĐẾN CHÍNH SÁCH “MỞ CỬA”
CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1764-1898) ...................... 77
3.1. Nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” ......... 77
3.1.1. Sự suy yếu của đế chế Tây Ban Nha và sự kém hiệu quả trong quan lý độc
quyền thương mại thế kỉ XVIII, XIX ........................................................................ 77
3.1.2. Sự ra đời của tư tưởng kinh tế chính trị mới ở châu Âu vào thế kỷ XVIII ..... 79
3.1.3. Anh xâm chiếm Manila (1762-1764) và nhu cầu phục hồi thương mại quốc tế,
duy trì quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines ................................................ 83
3.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “mở cửa” ...................... 84
3.2.1. Chính sách nới lỏng “đóng cửa” (1764-1789) ............................................... 84
3.2.2. Chính sách “mở cửa hạn chế” (1789-1833) ................................................... 92
3.2.3. Chính sách “mở cửa rộng rãi” (1834-1898) ................................................... 97
CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES .................................... 110
4.1. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” là kết quả của tác động nội tại với bối cảnh
quốc tế, khu vực ...................................................................................................... 110
4.2. Tây Ban Nha đã chú trọng mục tiêu chính trị, tôn giáo hơn lợi ích kinh tế trong
quá trình thực thi chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở Philippines .................... 116
4.3. Khoảng cách lớn giữa ban hành và thực thi chính sách “đóng cửa” ở thuộc địa
Philippines ............................................................................................................... 120
4.4. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở thuộc địa Philippines nằm trong “quỹ
đạo” chung của đế chế Tây Ban Nha ...................................................................... 122
4.5. Tác động ........................................................................................................... 124
4.5.1. Đối với Philippines........................................................................................ 124
4.5.2. Đối với Tây Ban Nha .................................................................................... 133
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 143


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Nghĩa đầy đủ

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

AGI


Archivo General de Indias

NAP
EIC
VOC

National Archive of Philippines
East India Company
Vereenigde Oost-Indische Compagnie

Lưu trữ chung của thuộc địa
Tây Ban Nha
Lưu trữ quốc gia Philippines
Công ty Đông Ấn Anh
Công ty Đông Ấn Hà Lan

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CNTT

Chủ nghĩa trọng thương

ĐNA

Đông Nam Á



vi

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TÂY BAN NHA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

STT

Thuật ngữ tiếng
Tây Ban Nha

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

1

Abaca

Inner fiber of the plant woven Sợi tơ chuối, dệt thành gai
into hemp
dầu

2

Alcaldias

Provinces

3

Alcade mayor


Tổng đốc, Người đứng đầu
Governor of a province, was
một Tỉnh, được chỉ định bởi
appointed by governor-general
Toàn quyền

4

Ancabala

Tax on goods

barangay
Caja real

Royal treasury

Ngân khố hoàng gia

House of trade

Phòng thương mại

Almojarifazgo

6

Audiencia


7

Barangay

8

Boleta

10
11

Thuế đánh vào hàng hóa

Thuế áp dụng đối với hàng
Tax applies to goods exported
hóa xuất khẩu từ Seville
from Seville to the West Indies.
đến Tây Ấn
Tòa án với 3 chức năng:
Tribulnal which performed the
lắng nghe những vấn đề
triple function of hearing
quan trọng, tư vấn cho Toàn
important cases, advising the
quyền, và đôi khi thực hiện
governor,
and
sometimes
chức năng dự thảo pháp
initiating legislation.

luật.
A kinship group composed of
Một nhóm quan hệ họ hàng
30-50 families. By the
gồm 30-50 gia đình. Đến
nineteenth century it had
thế kỷ XIX nó phát triển
evolved into a mere political
thành một đơn vị chính trị
unit.
Voucher for shipping-space on Phiếu dành cho khoang chở
the Galleon
hàng trên các Galleon
Thủ lĩnh của các barangay,
Barangay chiefs
thay thế cho Datu thời kì
tiền Tây Ban Nha

5

9

Tỉnh

Cabezas de

Casa de
Contractacion

12


Cedulas

Decrees

Sắc lệnh

13

Consulado

Exclusive traders class

Tầng lớp thương nhân độc
quyền

Consulate of Manila

Lãnh sự Manila

14

Consulado de
Manila


vii
STT
15
16


Thuật ngữ tiếng
Nghĩa Tiếng Anh
Tây Ban Nha
Consejo
de
Council of the Indies
Indias
Datu

Chieftain in preconquest times.

17

Encomienda

Territories entrusted to one's
care. Each encomienda was
administered by a comendador.
Right to collect tribute from
people in certain areas, with the
corresponding responsibility of
providing
protection
and
spiritual administration.

18

Galleon


A big sailboat

Tầng lớp trí thức

Guardia Civil

21

Indio

22

Ilustrado

Intramuros

25

Las Leyes
Indias

26

Thuyền buồm lớn

The intellectual class.

20


24

Tộc trưởng trong thời kỳ
tiền Tây Ban Nha
Các vùng lãnh thổ được uỷ
thác cho một người cai
quản. Mỗi encomienda
được quản lý bởi một chỉ
huy được chỉ định. Họ có
quyền thu thuế từ người dân
ở một số khu vực, có trách
nhiệm tương ứng về bảo vệ
và quản lý tinh thần.

Legislative Council in the
Philippines
Full–blooded Malay. A native
Filipino.

Little governors, was elected
Gobernadorcillos yearly by prominent citizens of
the town

Inter caetera

Hội đồng thuộc địa

Người đứng đầu các quận,
huyện, thành phố (dưới
Tỉnh), được bầu lên hằng

năm bởi những công dân
sống lâu dài của thị trấn.
Hội đồng lập pháp ở
Philippines
Người bản xứ Philippines,
mang dòng máu Malay

19

23

Nghĩa Tiếng Việt

Sắc lệnh của Giáo hoàng
Alexander VI về phân chia
Bull of Alexander VI
thế giới giữa Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha
“Within the walls”, “Walled Trong các bước tường,
city”
thành phố bị cô lập
de

Law of Indias

Luật thuộc địa

Mestizo

Half-blooded Chinese


Người Hoa lai

27

Moors

Muslim

28

Nueva España

29

Obras pías

Tiếng Tây Ban Nha dùng
để gọi người Hồi giáo
Tân Tây Ban Nha (lãnh thổ
thuộc Tây Ban Nha gồm
New Spain
Trung Mĩ, Cuba, Puerto
Rico và Philippines)
Tổ chức cung cấp vốn cho
Making loans for the Acapulco
hoạt động thương mại
trade
Manila Galleon



viii
STT

Thuật ngữ tiếng
Tây Ban Nha

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

30

Pancada

whole-sale purchase

Hệ thống mua sĩ hàng hóa
Tây Ban Nha áp dụng ở
Manila

31

Polo

Forced labor service

Chế độ lao động cưỡng bức

32


Pueblo

Town

Thị trấn

33

Puerto de Japon

The port of Japan

Cảng Nhật Bản

34

Real Compania
Công ty Hoàng gia
The Royal Philippine Company
de Filipinas
Philippines (1785-1834)
Phong trào tái chiếm đất đai
của người Tây Ban Nha từ
Reconquest of Spain from the
Reconquista
tay người Hồi giáo ở bán
Moors.
đảo Iberia, từ thế kỷ VIII
đến thế kỷ XV


35

36

Royal Audiencia

Supreme Court

Tòa án tối cao

37

Regidor

Town council

Hội đồng thị trấn

Chinese merchants

Thuật ngữ Tây Ban Nha
dùng để gọi người Hoa.
Ghép của hai âm Xiang –
ley, nghĩa là thương nhân di
động

Court of Auditors

Tòa Kiểm toán


38

Sangleys

39

Tribulnal
Cuentas

de


ix
ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG, TIỀN TỆ CỔ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

STT

Đơn vị tiền tệ

Quy đổi

1.

Arroba

2.

Duro


3.

League

4.

Peso

Đơn vị tiền tệ Tây Ban Nha, 1 peso=8 reals

5.

Pico

1 pico=125 pounds=125x453.59237g= 56,699g

6.

Picul

7.

Quintal

8.

Reals

9.


Toneladas

1 arroba = 11.5kg
Tiền xu Tây Ban Nha, 1 Duro = 20 reales vellon
Đơn vị đo chiều dài, 1 league=3 dặm Anh hoặc = 4,8 km

Đơn vị đo lường sử dụng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đông
Nam Á, 1picul=60-64kg
Đơn vị đo lường, 1 quintal= 50,8kg (Anh), hoặc =45.36kg (Mĩ)
Reals of silver, 8 reals=1peso
1 toneladas=1.42 m3


x
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc đến Manila (XVI, XVII) .59
Bảng 2.2: Số thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc đến Manila thế kỷ XVIII ...........59
Bảng 3.1: Giá trị xuất nhập khẩu của các tàu buôn Mĩ với Philippines (1834 – 1854) .98
Bảng 3.2: Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Anh trong tổng giá trị xuất nhập khẩu
Philippines (1837-1865) .....................................................................................................99
Bảng 3.3: Khối lượng xuất khẩu tơ chuối từ Philippines đến Anh và Mĩ (1850-1890)
...........................................................................................................................................101
Bảng 3.4: Xuất-nhập khẩu của Philippines (1810-1894) ...............................................102
Bảng 4.1: Số lượng bạc xuất khẩu từ Tây Ấn đến Tây Ban Nha ..................................111
Bảng 4.2: Ngân sách Philippines năm 1757 ...................................................................118
Bảng 4.3: Ngân sách Philippines năm 1884 – 1897.......................................................119
Bảng 4.4: Tổng giá trị hàng hóa trên Galleon (XVII-XVIII) ........................................121
Bảng 4.5: Đường, Tơ chuối, cà phê xuất khẩu giai đoạn 1840-1895 (phần trăm trong
tổng số xuất khẩu, chọn lựa một số năm) .......................................................................128

Bảng 4.6: Hàng hóa xuất khẩu Philippines phân phối theo địa lý (phần trăm trong tổng
số xuất khẩu, lựa chọn một số năm từ 1818-1894). .......................................................129
Bảng 4.7: Thuế nhập khẩu các thuyền buôn nước ngoài nộp cho chính quyền Tây Ban
Nha trong 3 năm 1895, 1896, 1897 .................................................................................135

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Sự dao động của số lượng người Nhật ở Philippines (1571-1637) ...........74
Biểu đồ 3.1: Sự gia tăng số lượng người Hoa ở Philipines (XVI-XIX) .......................108
Biểu đồ 4.1: Giá trị xuất khẩu của hàng hóa nội địa Philipines.....................................127
Biểu đồ 4.2: Cán cân xuất nhập khẩu của Philippines một số năm từ 1841 đến 1894 130


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có lẽ nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng vào đầu thế kỉ XV châu Âu là một
vùng trì trệ và khốn khổ, khi họ đang phục hồi sau những thiệt hại của Cái Chết Đenđại dịch đã làm giảm một nửa dân số. Cuộc “Chiến tranh Trăm Năm” (1337-1453) giữa
Anh và Pháp vẫn đang tiếp diễn. Một số vương quốc trên bán đảo Iberia vẫn chịu sự cai
trị của tín đồ Hồi giáo. Các vùng phồn thịnh nhất của châu Âu thực sự chỉ còn những
thành bang Bắc Italy là Florence, Genoa, Pisa, và Venice. Những người giàu trí tưởng
tượng nhất cũng không thể nghĩ rằng châu Âu sẽ vươn lên thống trị thế giới trong bốn thế
kỉ tiếp theo. Bằng cách nào châu Âu có thể chinh phục được các đế chế phương Đông vĩ
đại, thần phục châu Phi, châu Mĩ và châu Úc? Nhà khoa học người Mỹ Jared Diamond
trong bài tiểu luận mang tựa đề How to get Rich năm 1999 đã lý giải như sau: “trên bình
nguyên phía Đông của lục địa Âu Á, các đế chế phương Đông vững như bàn thạch đã
bóp nghẹt mọi canh tân; trong khi đó tại rìa phía Tây trập trùng đồi núi và bị chia cắt
bởi những con sông, nhiều nền quân chủ và các thành bang đều tham gia vào hoạt động
cạnh tranh và giao lưu đầy sáng tạo”1. Hẳn là đó là một câu trả lời chưa đầy đủ về vấn
đề lớn của lịch sử nhưng phải thừa nhận đó là căn nguyên sâu xa nhất.
Sự cạnh tranh đưa đến sự xác lập vị trí thống trị của châu Âu được mở đầu bằng sự

ganh đua quyết liệt giữa hai quốc gia trên bán đảo Iberia trong “kỉ nguyên khám phá”
(Age of Discovery) vào cuối thế kỉ XV. Với người châu Âu, việc tìm ra tuyến đường
biển mới không chỉ là sự “phô trương quyền thế” mà còn để vượt trước các đối thủ
khác cả về kinh tế, lẫn về chính trị. Nó là một cuộc tranh giành không gian hoặc đúng
hơn là cuộc tranh giành vàng, gia vị và hương liệu giữa các nước châu Âu. Mặc dù nằm
ở vùng Viễn Đông xa xôi, Đông Nam Á vẫn bị lôi cuốn vào vòng xoáy của sự tranh
giành thương mại và sự thiết lập thuộc địa của các đế chế thực dân với những người
tiên phong Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Trên chuyến hành trình hướng về phương Đông nhằm tìm kiếm con đường đến
quần đảo hương liệu Moluccas, Magellan đã đặt chân đến quần đảo Philippines vào
năm 1521. Sau 43 năm phát hiện và khám phá, Tây Ban Nha chính thức tiến hành xâm
lược và thôn tính Philippines thông qua cuộc viễn chinh của Lopez de Legazpi, đến

1

Dẫn theo Furguson, Nail (2017), Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới, Nxb Hồng Đức, tr.51


2
năm 1571 về cơ bản Tây Ban Nha đã chinh phục được Philippines (trừ các quốc gia
Hồi giáo ở phía Nam).
Song song với quá trình xâm chiếm, Tây Ban Nha bắt đầu thiết lập bộ máy chính
quyền và thâu tóm toàn bộ quan hệ đối ngoại của Philippines. Vào thời kì đầu của sự
thống trị, để cạnh tranh với “người láng giềng” Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha theo đuổi
chính sách khuyến khích thương mại, thu hút các nhà buôn châu Á đến Philippines.
Trong môi trường buôn bán tự do, Manila phát triển thịnh vượng, trở thành trung tâm
của các hoạt động thương mại giữa châu Á và châu Mĩ, được mệnh danh là “hòn ngọc
phương Đông”.
Từ cuối thế kỷ XVI, Tây Ban Nha chuyển sang chính sách “đóng cửa”, cô lập thuộc
địa Philippines. Chính sách này được thực hiện một cách nghiêm ngặt thông qua các

biện pháp như hạn chế hoạt động ngoại thương của Philippines với các nước, độc
quyền sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng công nghiệp, ngăn cấm người nước ngoài
sinh sống ở Philippines. Từ nửa sau thế kỷ XVIII, Tây Ban Nha dần từ bỏ “đường lối
cô lập” chuyển sang “đường lối cởi mở” trong quan hệ với các quốc gia. Việc “mở
cửa” đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế Philippines, xuất khẩu tăng lên và những sản
phẩm sản xuất trong nước đã dần thay thế hàng hóa nước ngoài. Tại sao Tây Ban Nha
lại thực hiện hai chính sách khác nhau trong quá trình cai trị Philippines? Chính sách
“đóng-mở” cửa thuộc địa Philippines có phải chỉ do ý muốn chủ quan của thực dân
Tây Ban Nha hay còn do những nhân tố khách quan tác động? Mục đích của Tây Ban
Nha khi thực hiện những chính sách này là gì? Các phương diện và mức độ thực hiện
các chính sách đó như thế nào? Và chính sách đó đã tác động ra sao đến Philippines và
Tây Ban Nha? Làm sáng tỏ những câu hỏi này luận án sẽ có những đóng góp về cả
phương diện khoa học và thực tiễn.
Về góc độ khoa học, nghiên cứu chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban
Nha ở thuộc địa Philippines chúng ta sẽ góp phần lí giải sâu sắc hơn những chính sách
của Tây Ban Nha đối với thuộc địa Philippines dưới tác động của các nhân tố nội tại
(Tây Ban Nha và Philippines) và quốc tế. Qua đó, giúp chúng ta rút ra những đặc điểm
và tác động của chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” đối với Tây Ban Nha và
Philippines. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này chúng ta có cơ sở để nhìn nhận khách
quan hơn những tương đồng và khác biệt trong chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở
các nước Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.


3
Về góc độ thực tiễn, làm rõ chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha
ở Philippines thời thuộc địa là góp phần làm phong phú thêm bức tranh “đóng cửa” –
“mở cửa” ở thời đại châu Á phải đối mặt với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân
phương Tây. Đó là việc một nước thực dân là chủ thể thực hiện chính sách “đóng cửa”
và “mở cửa” ở một nước thuộc địa.
Từ những lý do nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Chính sách “đóng cửa”

và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XIX” làm đề tài luận án tiến sĩ thuộc Chuyên ngành Lịch sử thế giới, mã số 62.22.03.11
nhằm làm rõ tính đặc thù và bản chất chính sách thuộc địa của Tây Ban Nha ở Philippines
nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng, từ đó góp phần nhận diện, so sánh các chính
sách thuộc địa của Phương Tây ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới thế kỷ XVI-XIX.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở
thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, luận án sẽ làm rõ bức tranh
toàn cảnh cũng như chỉ ra bản chất của chính sách cai trị và tác động của nó đối với
Tây Ban Nha và Philippines.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành những mục tiêu trên, chúng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phân tích bối cảnh lịch sử và nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Tây Ban Nha
chinh phục Philippines và thực hiện chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” tại thuộc địa này.
- Làm rõ những nội dung cơ bản chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây
Ban Nha ở Philippines (cuối thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XIX) trên hai phương diện chủ
yếu là chính sách thương mại và chính sách đối với vấn đề di trú của người nước ngoài.
- Rút ra những đặc điểm trong chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban
Nha ở thuộc địa Philippines.
- Phân tích những tác động, hệ quả của những chính sách này đối với Tây Ban
Nha và Philippines trong giai đoạn nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban
Nha ở thuộc địa Philippines trong ba thế kỷ (từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX).


4
Vì vậy, để xác định rõ đối tượng nghiên cứu, trước hết chúng ta phải làm rõ nội hàm

hai khái niệm cơ bản của luận án đó là chính sách “đóng cửa” và “mở cửa”.
Khái niệm chính sách “đóng cửa” được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến
trong những thập kỉ gần đây nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ.
Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ “closed – door policy” thường được sử dụng với 3 nội
hàm cơ bản: (1) Thực thi sự hạn chế thương mại với các quốc gia, công ty và tổ chức khác;
(2) Thực hiện việc cấm người nước ngoài đi lại hoặc chuyển đến quốc gia của bạn; (3)
Thực hiện công việc một cách bí mật và không để công chúng biết về nó.2 Trong luận án
Tiến sĩ sử học của tác giả Nguyễn Văn Kim, thuật ngữ “chính sách đóng cửa” được
dùng nhằm để chỉ “một nội dung tổng quát, quán xuyến toàn bộ quan hệ quốc tế của
đất nước trong một thời kì chứ không phải là riêng một chính sách cụ thể nào” [14].
Bởi lẽ, trong từng thời điểm lịch sử, cũng có thể có những chủ trương đối ngoại khác
nhau. Chính sách “đóng cửa” được thực hiện thông qua các biện pháp chính trị, kinh
tế khác nhau như kiểm soát chặt chẽ địa điểm buôn bán, số lượng tàu, thuyền, chủng
loại, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hằng năm, hạn chế trong quan hệ ngoại giao.
Như vậy, qua những cách giải thích trên, chúng ta hiểu chính sách “đóng cửa” có
nghĩa là các chủ thể chính trị hạn chế (limit/restrict) quan hệ thương mại với bên ngoài,
kiểm soát gắt gao vấn đề nhập cư và di cư và thực hiện công việc quốc gia một cách bí
mật. Khi đề cập đến khái niệm chính sách đóng cửa của một quốc gia, chúng ta hiểu đó
không phải là một chính sách cụ thể vào một thời điểm lịch sử nào đó, mà là một nội
dung bao quát toàn bộ quan hệ đối ngoại của cả một thời kì.
Chính sách “mở cửa” (open-door policy) có nội hàm trái ngược với khái niệm
chính sách “đóng cửa” nói trên. Đó là các chủ thể chính trị khuyến khích những quốc
gia khác thiết lập quan hệ thương mại và đầu tư với quốc gia của mình và mọi người
được tự do đến sống và làm việc tại quốc gia đó.
Từ những khái niệm và cách hiểu trên, để làm rõ chính sách “đóng cửa” và “mở
cửa”, luận án tập trung vào hai phương diện nghiên cứu chủ yếu đó là chính sách
thương mại và chính sách di trú đối với người nước ngoài của Tây Ban Nha ở thuộc
địa Philippines từ cuối XVI đến cuối XIX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu gần như trọn vẹn thời kì thống trị của

Tây Ban Nha ở Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX. Trong đó chúng
tôi tập trung vào những mốc thời gian quan trọng như sau:
2

www.dictionary.cambridge.org/closed-door


5
+ Năm 1593: Hoàng gia Tây Ban Nha ban hành sắc lệnh hạn chế thương mại ở
thuộc địa Philippines. Đây được xác định là mốc khởi đầu của chính sách “đóng cửa”
thuộc địa Philippines.
+ Năm 1764: Sau sự kiến Anh xâm chiếm Manila (1762-1764). Đây được xem là
mốc khởi đầu cho sự chuyển biến từ “đóng cửa” sang “mở cửa”
+ Năm 1789: Tây Ban Nha ban hành sắc lệnh cho phép các thuyền buôn nước
ngoài đến Manila trao đổi hàng hóa miễn là không mang theo hàng hóa từ châu Âu.
Đây được xem là mốc khởi đầu cho chính sách “mở cửa hạn chế” thuộc địa.
+ Năm 1834: Công ty Hoàng gia Tây Ban Nha chấm dứt hoạt động, độc quyền
thương mại thuộc địa Philippines của Tây Ban Nha kết thúc. Nữ hoàng Isabel tuyên bố
Manila mở cửa một cách tự do đối với thương mại thế giới. Đây được xem là mốc khởi
đầu của giai đoạn “mở cửa hoàn toàn” Philippines.
+ Ngoài ra để làm rõ bối cảnh Tây Ban Nha đi đến chính sách “đóng cửa” vào
cuối thế kỉ XVI, chúng tôi đã tập trung phân tích chính sách thương mại của Tây Ban
Nha ở Philippines trong giai đoạn 1571-1593.
- Về phạm vi không gian, luận án nghiên cứu chính sách của Tây Ban Nha ở trên
lãnh thổ quần đảo Philippines (trừ vùng Hồi giáo ở phía Nam không chịu sự thống trị của
người Tây Ban Nha). Ngoài ra, vì đây là đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề đối
ngoại, nên chúng tôi luôn đặt thuộc địa Philippines trong bối cảnh quốc tế, khu vực và cả
chính quốc, đặc biệt là sự tranh giành độc quyền thương mại giữa Tây Ban Nha với các
nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Mĩ ở Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
- Về phạm vi nội dung: Trong suốt hơn ba thế kỉ (1571-1898) hiện diện ở

Philippines, về cơ bản chính sách của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines có thể chia
thành hai giai đoạn lớn: (1)1593-1762 chính sách “đóng cửa”, cô lập Philippines; và
(2) 1789-1898 chính sách “mở cửa” Philippines. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi
nhận thấy rằng việc chuyển từ chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” thực chất nó còn
phải trãi qua một giai đoạn “chuyển tiếp” (hay còn gọi “buổi giao thời” (Transition
period) trong chính sách của Tây Ban Nha). Giai đoạn này có thể được tính từ 1764
(sau sự kiện Anh chiếm Manila) đến năm 1789 khi Tây Ban Nha tuyên bố Manila trở
thành hải cảng tự do đối với thuyền buôn các nước miễn là không mang theo hàng hóa
từ châu Âu. Vì thế, để thấy rõ sự chuyển biến trong chính sách của Tây Ban Nha, cũng
như để nhận thức được vấn đề một cách logic và biện chứng, chúng tôi sẽ trình bày nội
dung này vào trong giai đoạn trước khi Tây Ban Nha chính thức ban hành sắc lệnh “mở
cửa” thuộc địa Philippines vào năm 1789.


6
4. Các nguồn tài liệu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài luận án đã kế thừa một số tư
liệu, những kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, cụ thể là:
-

Tài liệu gốc

+ Các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha, thư từ trao đổi giữa vua Tây Ban
Nha với quan chức ở Philippines về các vấn đề thuộc địa. Tất cả những văn bản này
được tập hợp trong một công trình khá đồ sộ (gồm 55 tập) của các nhà nghiên cứu
của Mỹ Blair, E,H. and Robertson (1903-1909), “The Philippines Islands (1493 1898): Explorations by early navigators, descriptions of the islands and their
peoples, their history and records of the Catholic missions, as related in
contemporaneous books and manuscripts, showing the political, economic,
commericial and religious conditions of those islands from their earliest relations
with European nations to the beginning of the nineteenth century”. Tài liệu này

lưu trữ tại thư viện của Đại học Michigan.
/>AnalyticalIndextotheSeriesAI
+ Những ghi chép của những nhà du hành châu Âu về tình trạng Nhà nước, cư dân,
thương nhân ở Philippines vào cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX được tập hợp trong công
trình The Former Philippines thru Foreign Eyes (1916) (Lịch sử Philippines thông
qua con mắt của người nước ngoài), được biên tập bởi Austin Craig, University of the
Philippines, Manila.
+ Những ghi chép của Tổng đốc Antonio de Morga về quan hệ của quần đảo
Philippines với các nước trong khu vực tại thời điểm người Tây Ban Nha đặt chân đến
và 30 năm sau đó. Công trình này được xuất bản ở Mexico vào thế kỷ XVII và dịch
sang tiếng Anh vào thế kỷ XIX với tiêu đề “History of the Philippine Islands Molucca, Siam, Cambodia, Japan and China at close of the sixteenth century” (Lịch
sử quần đảo Philippines-Molucca, Xiêm, Campuchia, Nhật Bản và Trung Quốc vào
cuối thế kỷ XVI)
+ Sắc lệnh thành lập công ty Hoàng gia Philippines năm 1785 và mở cửa cảng
Manila đối với các nước châu Á của vua Charles III (1759-1788) được biên soạn
bẳng tiếng Tây Ban Nha bởi Ibarra, D.Joachim với tiêu đề “De Ereccion de la
Compania de Filipinas 1785”


7
+ Những điều khoản trong Hiệp ước Wesphalia năm 1648 giữa Tây Ban Nha và
Hà Lan, Hiệp ước Utrecht năm 1713 giữa Tây Ban Nha với Anh có liên quan đến
vùng Đông Ấn.
- Tài liệu nghiên cứu thứ cấp
Để đảm bảo độ tin cậy của tư liệu, tránh sự phiến diện trong các nhận định, đánh
giá về các chính sách, chúng tôi còn phải tham khảo, đối chiếu với nguồn tài liệu của
các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, Philippines, Anh, Hà Lan (đa phần đã được dịch
sang tiếng Anh). Đó là các sách chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành (chủ yếu là Philippine Studies), báo cáo tham luận tại các cuộc hội thảo khoa
học, … Nguồn tài liệu được sử dụng trong các bài nghiên cứu này chủ yếu là tài liệu ở

những trung tâm lưu trữ như: The State Archives of Simancas (Valladolid), the
Archives of the Indies (Seville), the Ministry of Finance and the National Historical
Archives at Madrid, Archives of the Indies phần Audiencia de Filippinas. Ngoài ra, còn
có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công trong và ngoài nước.
- Tài liệu internet: chủ yếu các website đăng tải sách, bài báo điện tử chuyên về
Philippines thời kì Tây Ban Nha.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Đối với vấn đề chính sách của thực dân Tây Ban Nha ở Philippines, nguồn tài liệu
nghiên cứu ngày nay hết sức đa dạng, phong phú và hầu hết được viết ra bởi các học
giả nước ngoài, với nhiều quan điểm khác nhau. Do vậy, khi nghiên cứu chúng tôi phải
quán triệt quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin
trong phân tích, đánh giá các nội dung, đặc điểm, tính chất và tác động của các sự kiện
lịch sử.
- Do Philippines thời kì Tây Ban Nha vừa tham gia vừa chịu sự tác động của những
chuyển biến quốc tế và sự xáo trộn trong quan hệ truyền thống giữa các nước trong khu
vực bởi sự xuất hiện của người phương Tây từ giữa thế kỷ XVI, chúng tôi đã vận dụng
quan điểm hệ thống để soi xét các vấn đề trình bày trong luận án.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Là một đề tài lịch sử, mặc nhiên phương pháp lịch sử, phân tích mối liên hệ giữa
các sự kiện lịch sử cả đồng đại và lịch đại luôn là dòng mạch chính trong luận án.
Trong chừng mực nhất định, những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp
logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp sơ đồ hóa cũng được
vận dụng.


8
- Để làm rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến chính sách “đóng cửa”, “mở cửa”
cũng như để có những phân tích khách quan hơn sự chuyển biến của các nhân tố chính
trị, kinh tế, xã hội khu vực và quốc tế, chúng tôi đã vận dụng phương pháp cấu trúc vào

nghiên cứu. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” là một hệ thống, được tập hợp bởi
nhiều bộ phận kinh tế, chính trị, xã hội cấu thành. Do vậy, luận án không chỉ tập trung
phân tích các chính sách trên các lĩnh vực cụ thể mà còn đi sâu xem xét sự tác động
tương hỗ giữa các thành tố.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu về chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở thuộc
địa Philippines nói chung và chính sách đối ngoại nói riêng với một cách tiếp cận mới
qua hai giai đoạn chính “đóng cửa” và “mở cửa”.
- Luận án đã chỉ ra và phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản liên quan đến ba vấn đề
chủ yếu: (1) những nguyên nhân dẫn đến chính sách “đóng cửa”, “mở cửa” của Tây
Ban Nha ở thuộc địa Philippines; (2) Những chính sách cụ thể đối với vấn đề ngoại
thương và vấn đề người nước ngoài ở Philippines; (3) Những đặc điểm và tác động của
những chính sách đó đối với Philippines và Tây Ban Nha.
- Đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam tập trung viết về quan hệ đối ngoại của
Philippines thời kì thuộc Tây Ban Nha. Là công trình nghiên cứu theo hướng chuyên
đề, luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho công tác học tập, nghiên
cứu, giảng dạy về Tây Ban Nha và Philippines thế kỷ XVI-XIX ở Việt Nam.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được
chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2. Chính sách “đóng cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines (1593-1762)
Chương 3. Từ nới lỏng “đóng cửa” đến chính sách “mở cửa” của Tây Ban Nha ở
thuộc địa Philippines (1764-1898)
Chương 4. Nhận xét về chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở
thuộc địa Philippines


9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước
Lịch sử Philippines nói chung và chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở
Philippines nói riêng từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Việt
Nam. Kết quả của những công trình nghiên cứu có thể phân thành ba nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Những công trình viết về lịch sử - văn hóa Philippines
Cuốn Lịch sử Philippines: từ thế kỷ XV-XVI đến những năm 1980 (1993) của
Huỳnh Văn Tòng; cuốn Lịch sử Philippines (2007) của Cao Minh Chơng, cuốn Tìm
hiểu lịch sử văn hóa Philippines, tập 1 (1996) của Đức Ninh chủ biên và cuốn Tìm hiểu
lịch sử văn hóa Philippines, tập 2 (2001) của Trung tâm KHXH & NVQG - Viện Đông
Nam Á. Đây là những công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của Philippines viết
theo lối thông sử nên có ưu điểm là mang tính hệ thống, đề cập đến tình hình Philippines
từ thời tiền Tây Ban Nha, quá trình xâm lược đến chính sách cai trị của Tây Ban Nha.
Tuy vậy do khai thác nguồn tài liệu còn ít ỏi nên mỗi vấn đề chỉ được trình bày trong
những trang viết ngắn, mang tính sơ lược.
Nhóm thứ hai: Những công trình viết về chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở
thuộc địa Philippines
Trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, trong những năm trở lại đây, rải rác có
một số bài viết mang tính gợi mở một số khía cạnh liên quan trực tiếp đến đề tài. Bài
viết So sánh chế độ cai trị của của Tây Ban Nha và Mỹ ở Philippines dưới thời
thuộc địa của Trần Khánh, số 6, 2011; Chính sách hạn chế thương mại của Tây Ban
Nha ở thuộc địa Philippines (1593-1834) của Đặng Văn Chương – Hà Thị Thơm, số
2, 2011; Tranh giành thương mại và thiết lập chế độ cai trị thuộc địa của Tây Ban
Nha ở Philipin thế kỷ XVI-XIX của Bùi Văn Hào – Trần Khánh, số 12, 2011; Thương
cảng Manila (Philippines) thế kỷ XVII, số 3, 2010 và Người Hoa ở Philippines dưới
thời thuộc Tây Ban Nha (1565-1898), số 7, 2012 của Dương Văn Huy; Manila và
dòng chảy bạc Tân thế giới thế kỷ XVI-XVIII của Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Minh
Nguyệt. Những bài viết này góp phần làm sáng tỏ vị trí của Manila trong thương mại
Philippines và thương mại thế giới vào thế kỷ XVI, XVIII. Các tác giả đã chỉ ra rằng,
trong suốt thời kỳ này, Manila chính là trạm trung chuyển hàng hóa giữa hai thị trường
Đông Á và thuộc địa châu Mĩ thông qua thương mại thuyền buồm lớn Manila Galleon.

Ngoài ra, những bài viết này còn bước đầu đề cập đến chính sách “đóng cửa” của Tây
Ban Nha ở thuộc địa Philippines, rõ ràng nhất là chính sách hạn chế thương mại và


10
chính sách phân biệt đối xử với người Hoa.
Nhóm thứ ba: Các công trình đề cập đến lịch sử Philippines thời kì Tây Ban
Nha trong tổng thể khu vực Đông Nam Á.
Cuốn Lịch sử Đông Nam Á (2005) của Lương Ninh (cb) – Đỗ Thanh Bình – Trần
Thị Vinh; Cuốn Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong trào giải phóng dân
tộc” (từ đầu thế kỉ XVI đến 1945) của Trần Khánh (cb) nằm trong bộ sách Thông sử
Đông Nam Á. Hai công trình này cũng đã bước đầu trình bày về quá trình xâm chiếm,
sự thiết lập chế độ cai trị và tình hình Philippines dưới sự thống trị của Tây Ban Nha
trong tổng thể khu vực Đông Nam Á.
Nếu hai công trình kể trên lấy lịch sử các quốc gia Đông Nam Á làm đối tượng
nghiên cứu chủ yếu thì công trình Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XVXVII (2003) của Nguyễn Văn Kim lại đặt các nước ở Đông Nam Á thời Trung-Cận đại
trong quan hệ với Nhật Bản. Trong công trình này có bài viết “Quan hệ của Nhật Bản
với Phillipin thế kỷ XVI – XVII”. Đây là một trong những bài viết hiếm hoi nghiên
cứu về quan hệ của Philippines với các nước trong khu vực thời thuộc Tây Ban Nha.
Quá trình thực dân hóa của Tây Ban Nha ở Philippines trong vòng 3 thế kỷ còn
chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt với các thế lực Phương Tây khác (Bồ Đào Nha, Hà
Lan, Anh, Pháp). Điều này có thể nhận thấy qua một số bài viết của tác giả Lê Thanh
Thủy Tiếp xúc và hội nhập thương mại ở Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
(2007); Sự hình thành đế chế Anh ở phương Đông và vai trò của Công ty Đông Ấn Anh
thế kỷ XVII – XIX (2009); Về sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600 (2011). Các
bài viết và công trình kể trên đã góp phần làm rõ quá trình và phương thức xâm nhập
của các nước thực dân Phương Tây thông qua hoạt động thương mại và tranh giành
độc quyền thương mại ở Đông Nam Á. Điều này là nhân tố chi phối đến chính sách cai
trị của các nước ở khu vực Đông Nam Á nói chung và của Tây Ban Nha ở Philippines
nói riêng. Đối với tác giả, những công trình nghiên cứu trên không chỉ là nguồn tài liệu

tham khảo cần thiết mà nó còn mở ra những hướng và phương pháp tiếp hệ thống trong
việc phân tích những vấn đề đặt ra của luận án.
Những sách tham khảo, bài nghiên cứu trong nước chủ yếu cung cấp cho tác giả
luận án một cách khái quát về quá trình thiết lập thuộc địa và chính sách cai trị của Tây
Ban Nha ở Philippines. Trong bức tranh chung đó, một số tài liệu đã bước đầu đề cập
đến một số khía cạnh về quan hệ của Philippines với một số nước trong khu vực (Nhật
Bản, Trung Quốc) thời kì thuộc địa Tây Ban Nha.


11
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài
Sự hiện diện của Tây Ban Nha ở quần đảo Philippines nói chung và chính sách đối
ngoại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines nói riêng đã được nhiều nhà sử học châu
Á, Âu, Mĩ quan tâm nghiên cứu qua nhiều giai đoạn dưới nhiều góc độ khác nhau.
Nhóm thứ nhất: Các công trình đề cập đến công cuộc xâm chiếm thuộc địa và
tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Đế chế Tây Ban Nha trong bối cảnh châu
Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Trước hết, phải kể đến những công trình “nhập môn” về Lịch sử Tây Ban Nha như
“Spain, A Modern History”) của Rhea Marsh Smith, (1965) và “A History of Spain”
của Charles E. Chapman, (1966) hay cuốn “Tây Ban Nha –ba ngàn năm lịch sử” của
nhà nghiên cứu lịch sử Tây Ban Nha Antonio Dominguez Ortiz, được Nxb thế giới ấn
hành năm 2009. Bên cạnh khái quát toàn bộ lịch sử Tây Ban Nha theo biên niên sử, các
công trình này đã tập trung phân tích tình hình Tây Ban Nha dưới triều đại Charles I
(1516-1556), Philip II (1556-1598), thời kì khủng hoảng và suy vong (1598-1700) và
tình hình Tây Ban Nha trong thế kỉ XVIII.
Tiếp đến là những công trình về lịch sử Tây Ban Nha thời kì Đế chế như cuốn
“Imperial Spain 1469-1716” của J.H.Elliot (1963) đã trình bày trọn vẹn giai đoạn
quan trọng nhất trong Lịch sử Tây Ban Nha thời sơ kì cận đại, từ sự thống nhất ngai
vàng giữa Aragon và Castilla năm 1469 đến năm 1716, khi cuộc chiến tranh thừa kế
ngôi báu (1701-1714) kết thúc. Công trình này đã cung cấp những kiến thức nền tảng

về lịch sử, về mối quan hệ giữa những biến động chính trị với những chính sách kinh tế
của Tây Ban Nha ở thuộc địa châu Mĩ, là cơ sở quan trọng để có những so sánh trong
khi nghiên cứu về chính sách của Tây Ban Nha ở Philippines.
Cuốn “Golden Age Spain” của Henry Kamen đã trình bày một cách khái quát về quá
trình ra đời Chế độ chuyên chế Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ XV và sự hình thành của Đế
chế Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ XVI. Trong đó, tác giả đã tập trung lý giải những nguyên
nhân đưa đến sự suy tàn của Đế chế Tây Ban Nha vào nửa sau thế kỷ XVII.
Công trình “Lịch sử ngoại giao cận đại (thê kỷ XVI-XVIII)” của V.P.Pochemkin
(2001) (cb), bản dịch của Nguyễn Trung, Học viện quan hệ Quốc tế, Hà Nội đã khái
quát quan hệ quốc tế ở châu Âu thời kỳ cận đại. Đây là thời kỳ suy tàn của đế chế Tây
Ban Nha đánh dấu bằng sự kiện cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, đồng thời là thời
kỳ mạnh lên của chủ nghĩa tư bản Anh và sự tranh giành của Anh và Pháp trong việc
giành quyền thống trị châu Âu.


12
Công trình “Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000” của Michel Beard
(2002) là công trình mang tính lý luận và thực tiễn về các giai đoạn của sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản. Nhìn nhận dưới góc độ vĩ mô, tác giả cho rằng từ thế kỷ XVI đến
thế kỷ XIX các nước châu Âu đều bị chi phối bởi hai tư tưởng kinh tế chính trị đó là
Chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) và Chủ nghĩa tự do (Liberalism). Thế kỉ XVI,
được coi là “chủ nghĩa tư bản thương nghiệp”: các tầng lớp tư sản ngân hàng và tài
chính, các nhà nước nắm những phương tiện chinh phục và thống trị, một thế giới
quan coi trọng của cải và sự làm giàu. Thế kỉ XVIII được biết đến là thế kỉ ánh sáng,
thế kỉ của tinh thần Pháp, nó còn là thế kỉ mở rộng những trao đổi hàng hóa, đặc biệt
của thương mại thế giới và sự tiến bộ về sản xuất hàng hóa, nông nghiệp và chế biến,
với giá hàng tăng và dân số gia tăng. Công trình còn dừng lại phân tích sự suy tàn của
Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ XVI, nửa đầu thế kỷ XVII. Tác giả cho rằng, từ năm
1580, Tây Ban Nha trở thành “siêu cường về lãnh thổ” trên thế giới nhưng sự thất bại
của “Armada vô địch” năm 1588 khiến Tây Ban Nha chìm sâu vào một sự suy thoái

không lường được [2, tr.55-56].
Công trình “Lịch sử kinh tế của các nước (ngoài Liên Xô) - Thời đại phong kiến
của F.Ia.Poolianxki đã dành dung lượng khá lớn để phân tích những hậu quả kinh tế của
các cuộc phát kiến địa lí, trong đó có sự ra đời của đế quốc thuộc địa. Ở chương IX, tác
giả đã phân tích khá sâu nội dung Lịch sử kinh tế Tây Ban Nha vào các thế kỷ XVIXVII. Trong khi phân tích những nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Tây Ban Nha
trong các thế kỷ XVI-XVII, tác giả đã phân tích các hình thức bóc lột thuộc địa của thực
dân Tây Ban Nha. Có thể nói đây là cuốn sách cung cấp nhiều số liệu, tư liệu quý giá cho
người viết khi tìm hiểu về Lịch sử Tây Ban Nha từ thời kì hưng thịnh đến khi suy tàn.
Nhóm thứ hai: Các công trình đề cập đến Lịch sử Philippines và quan hệ
Philippines với các nước trong khu vực thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha
Philippines là thuộc địa của Tây Ban Nha trong vòng 333 năm (1565-1898), sau đó
Mĩ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philippines trong nửa thế kỷ (1899 - 1946). Chế độ
thuộc địa đã kìm hãm việc nghiên cứu về lịch sử dân tộc. Cho đến nửa sau thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI mới bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Philippines
được xuất bản. Tiêu biểu là các tác giả Conrado, Benitez (1954), History of Philippines;
Zaide, Gregorio.F (1957), Philippine Political and Cultural History; Alip, Eufronio.M
(1964), Political and Cultural History of the Philippines; Zaide, Soria.M (1999), The
Philippines – A Unique Nation; Zulueta, Francisco.M – Nebres, A. Briel (2003),


13
Philippine History and Government through the Year; Zaide, Gregorio.F – Zaide,
Sonia (2004), Philippine History and Government ; Agoncillo, Teodoro.A (2006),
History of the Filipino People; Costa, Horacio de la, S.J. (1992), Readings in Philippine
History. Hầu hết những công trình này nghiên cứu lịch sử Philipines một cách hệ thống
từ thời tiền sơ sử đến thời kì hiện đại. Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tài liệu phong
phú về thời kì thuộc địa, các tác giả đã phần nào tái dựng lại một cách đầy đủ và sâu sắc
lịch sử và xã hội Philippines từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Trong công trình “History of Philippines”, tác giả Conrado Benitez đã đề cập
đến những mối quan hệ giữa thuộc địa Philppines với bên ngoài (outside relations) như

Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và cuộc xâm chiếm Manila của Anh năm 1762. Trên
cơ sở phân tích về hoạt động thương mại, tác giả đã bước đầu phân chia lịch sử
Philippines thành hai thời kỳ, “thời kỳ hạn chế” (period of restrictions) (1600-1815),
và “thời kỳ tự do thương mại và cải cách chính trị” (period of commercial liberty and
political reforms) (1781-1898). Trong đó ông giải thích khái niệm “thời kỳ hạn chế”
như sau: “chúng ta gọi là thời kỳ hạn chế bởi vì chính sách của những kẻ cai trị là hạn
chế mọi lĩnh vực của đời sống, từ thương mại, công nghiệp, chính trị đến tôn giáo, văn
hóa, xã hội” [46, tr.135]. Theo tác giả, “thời kỳ hạn chế” còn có thể gọi theo những
cách khác nhau, chẳng hạn “thời kỳ đình trệ” (period of stagnation) hoặc “thời kỳ tối
tăm và suy tàn” (period of obscurity and decline). “Thời kỳ tự do thương mại và cải
cách chính trị” ở Philippines xuất phát từ bối cảnh châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII.
Chính cuộc cách mạng công nghiệp, sự ra đời động cơ hơi nước và những phát minh
khác đã đưa đến quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu, châu Mĩ. Nhu cầu tìm kiếm thị
trường cho việc tiêu thụ sản phẩm và nguồn nguyên liệu thô để cung cấp cho những
nhà máy của họ đã thúc đẩy sự tiếp xúc giữa Philippines với các nước Anh, Mỹ, Pháp
từ đầu thế kỷ XIX. Có thể nói, cách tiếp cận của Conrado Benitez đã gợi mở nhiều ý
tưởng quan trọng cho vấn đề luận án đang nghiên cứu.
Nghiên cứu về lịch sử Philippines trọn vẹn trong thời kỳ Tây Ban Nha phải kể
đến công trình “Spain in the Philippines” của Cushner, Nicholas P., SJ (1971). Công
trình bao gồm 9 chương đề cập đến nhiều khía cạnh trong chính sách cai trị của Tây
Ban Nha ở Philippines, từ những chuyến thám hiểm đầu tiên đến sự kết thúc của đế
chế, từ quá trình truyền giáo đến chính sách thuế khóa và lao động. Đặc biệt, tác giả đã
dành hai chương để trình bày về thương mại của Tây Ban Nha ở Philippines, chương 6
với tiêu đề “Trade and Finance” (Thương mại và Tài chính) và chương 9 “Bourbon


×