Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cải cách giáo dục của anh ở thuộc địa myanmar và malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.38 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NĂM 2018
Tên đề tài: CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA ANH Ở THUỘC ĐỊA
MYANMAR VÀ MALAYSIA TỪ NỬA SAU THẾ KỶ
XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Demo Version - Select.Pdf SDK
Mã số:
T.18– XH – 06
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐẶNG VĂN CHƯƠNG
Thời gian thực hiện: 11 THÁNG ( TỪ 1/2018 ĐẾN 11/2018)

Huế, 11/2018

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NĂM 2018
Tên đề tài: CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA ANH Ở THUỘC ĐỊA
MYANMAR VÀ MALAYSIA TỪ NỬA SAU THẾ KỶ
XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX


Mã số:
T.18 – XH – 06
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. ĐẶNG VĂN CHƯƠNG
PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU: Th.S. LÊ THỊ QUÍ ĐỨC

Huế, 11/2018

2


MỤC LỤC

Trang
Mục lục ....................................................................................................................i
Thông tin kết quả nghiên cứu .................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
5. Các nguồn tư liệu ................................................................................................ 6
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7
7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 7
8. Bố cục của đề tài ................................................................................................. 8

Demo
Version
- Select.Pdf
CHƯƠNG 1. BỐI

CẢNH
LỊCH SỬ
CỦA CẢI SDK
CÁCH GIÁO DỤC CỦA ANH
Ở MYANMAR VÀ MALAYSIA TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XX .......................................................................................................... 9
1.1. Quá trình xâm lược và thiết lập nền cai trị của Anh ở Myanmar và Malaysia ... 9
1.1.1. Thực dân Anh hoàn thành xâm lược Myanmar (1852 - 1885) ....................... 9
1.1.2. Quá trình thiết lập thuộc địa của Anh ở Malaysia ........................................ 12
1.2. Nền giáo dục truyền thống ở Myanmar và Malaysia ...................................... 14
1.2.1. Nền giáo dục truyền thống ở Myanmar ....................................................... 15
1.2.2. Nền giáo dục truyền thống ở Malaysia ........................................................ 22
CHƯƠNG 2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG CẢI CÁCH GIÁO DỤC
CỦA ANH Ở MYANMAR VÀ MALAYSIA TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ĐẾN
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ..................................................................................... 27
2.1. Cải cách nền giáo dục truyền thống ở Myanmar và Malaysia ......................... 27
2.1.1. Đối với nền giáo dục truyền thống ở Myanmar ........................................... 27

3


2.1.2. Đối với nền giáo dục truyền thống ở Malaysia ............................................ 30
2.2. Thiết lập nền giáo dục phương Tây ở Myanmar và Malaysia ........................ 32
2.2.1. Các giai đoạn Anh tiến hành cải cách giáo dục ở Myanmar và Malaysia ..... 32
2.2.1.1. Ở Myanmar .............................................................................................. 32
2.2.1.2. Ở Malaysia ............................................................................................... 36
2.2.2. Sự xuất hiện của hệ thống giáo dục phương Tây ở Myanmar và Malaysia ... 45
2.2.2.1. Ở Myanmar .............................................................................................. 45
2.2.2.2. Ở Malaysia ............................................................................................... 50
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA ANH Ở

MYANMAR VÀ MALAYSIA TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XX ........................................................................................................ 57
3.1. Những tương đồng và khác biệt trong những cải cách giáo dục của Anh ở
Myanmar và Malaysia .......................................................................................... 57
3.1.1. Những nét tương đồng ................................................................................ 57
3.1.1.1. Mức độ quan tâm của chính quyền thuộc địa trong việc triển khai chính sách
Version - Select.Pdf SDK
giáo dục ở thuộc Demo
địa ..............................................................................................
57
3.1.1.2. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục truyền thống ở thuộc địa .... 58
3.1.1.3. Xây dựng nền giáo dục thế tục kiểu phương Tây mang tính chất đại chúng
với trình độ phát triển khá cao ............................................................................... 60
3.1.1.4. Tạo nên những bất bình đẳng lớn về cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục
tiên tiến ................................................................................................................. 62
3.1.2. Những điểm khác biệt ................................................................................ 65
3.1.2.1. Áp dụng chương trình giáo dục thế tục cho cư dân bản địa từ tách biệt đến
gắn kết trong nền giáo dục truyền thống ................................................................ 65
3.1.2.2. Cơ chế quản lý trực tiếp từ chính quyền Bengal đến chính quyền London .....
............................................................................................................................. 67
3.1.2.3. Sự khác biệt về loại hình trường đào tạo ở các thuộc địa .......................... 68
3.1.2.4. Sự đa dạng về đối tượng giáo dục và thành công của các trường giáo dục
Anh ngữ ................................................................................................................ 68

4


3.2. Tác động của những cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và Malaysia ...... 69
3.2.1. Đối với Anh – chủ thể tiến hành cải cách ................................................... 69
3.2.2. Đối với Myanmar và Malaysia – những chủ thể tiếp nhận cải cách ............. 71

3.2.2.1. Tác động tích cực ..................................................................................... 71
3.2.2.2. Tác động tiêu cực ..................................................................................... 75
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................ P1

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA ANH Ở THUỘC ĐỊA MYANMAR
VÀ MALAYSIA TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XX
- Mã số: T.18 – XH - 06
- Chủ nhiệm: PGS. TS.
- Cơ quan chủ trì: Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP, Đại học Huế
- Thời gian thực hiện: 11 tháng (từ tháng 01-2018 đến tháng 11-2018)
2. Mục tiêu:
- Làm rõ những cải cách của Anh ở hai thuộc địa Myanmar và Malaysia trên lĩnh
vực giáo dục từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, rút ra một số
tương đồng và khác biệt cũng như những tác động của những cải cách giáo dục mà Anh
thực hiện ở hai thuộc địa trên trong giai đoạn nghiên cứu.

Demo
3. Tính mới và sáng

tạo:Version - Select.Pdf SDK
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và tư liệu có
chọn lọc thu thập được từ nhiều nguồn, công trình có tính mới và sáng tạo sau đây:
- Đề tài góp phần nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về bối cảnh lịch sử
của cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa
đầu thế kỷ XX. Qua việc thực hiện đề tài sẽ bước đầu xác lập một hệ thống tư liệu tương
đối đầy đủ (ở mức độ cho phép) liên quan đến đề tài, đến giáo dục ở Myanmar và
Malaysia trong thời gian nói trên.
- Trình bày một cách có hệ thống về những nội dung chính trong cải cách giáo
dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
- Rút ra một số nhận xét cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ
nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
- Đề tài là công trình tập hợp nhiều nguồn tư liệu khá phong phú về cải cách giáo
dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
Cùng với những đóng góp nói trên, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, phục vụ cho việc

6


nghiên cứu lịch sử Myanmar, Malaysia nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung, đặc
biệt trên lĩnh vực giáo dục.
4. Kết quả nghiên cứu:
Hoàn thành mục tiêu đặt ra
5. Sản phẩm:
5.1 Sản phẩm khoa học:
- Bản báo cáo tổng kết, tóm tắt đề tài
- 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có phản biện: Dang Van Chuong (2018),
“Education in Southeast Asia From the Second Half of the 19th Century to the Early 20th
Century”, US-China Education Review B, David Publishing Company, Vol. 8, No. 4,
April.

- 01 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm, Đại
học Huế: Lê Thị Quí Đức (2019), “Những chuyển biến trong giáo dục nhà chùa ở Miến
Điện dưới thời vua Mindon (1853-1878)”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học
Sư phạm, Đại học Huế, số 1 (49). (Có Giấy nhận đăng)
5.1 Sản phẩm đào tạo:
- Đã hướng dẫn thành công 1 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp năm học 20172018 có quyết định kèm theo: Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Tuyết (28/6/1995), MSV:
14S6021145 với Demo
đề tài khóa
luận: Cải
cách giáo dục
của Anh ở thuộc địa Malaysia từ thế
Version
- Select.Pdf
SDK
kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Được sử dụng làm tài liệu tham khảo cần thiết cho giảng viên, cán bộ nghiên cứu
sinh, học viên, sinh viên ngành Lịch sử, ngành Quan hệ quốc tế và cho những ai quan
tâm, tìm hiểu nghiên cứu giáo dục ở Myanmar và Malaysia, đóng góp vào việc nghiên
cứu về cải cách giáo dục ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2018
Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì
Trưởng Khoa Lịch sử

PGS. TS. Trương Công Huỳnh Kỳ

Đặng Văn Chương


7


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau khi thiết lập nền thống trị ở Myanmar và Malaysia vào thế kỷ XIX, người
Anh đã thực hiện nhiều chính sách cai trị khác nhau. Trong đó, giáo dục luôn được coi là
một vấn đề trọng tâm của chính quyền Anh ở hai thuộc địa Đông Nam Á này. Do đặc thù
dân tộc như đặc tính đa cộng đồng (cộng đồng bản địa và cộng đồng nhập cư) cũng như
các đặc điểm về tôn giáo, kinh tế, chính trị khác nên giáo dục Myanmar và Malaysia thời
thuộc Anh có những nét đặc sắc riêng biệt không giống với những nước thuộc địa khác.
Trên cơ sở nền giáo dục bản địa mang tính chất giáo dục Phật giáo ở Myanmar và Hồi
giáo ở Malaysia, từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, người Anh đã thực hiện
các cải cách giáo dục, từng bước thiết lập nền giáo dục mới mang phong cách phương
Tây song hành với nền giáo dục truyền thống, góp phần hình thành nền tảng cho một nền
giáo dục hiện đại hiện nay của hai nước Myanmar mà Malaysia. Việc nghiên cứu về cải
cách giáo dục của Anh ở thuộc địa Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa
đầu thế kỷ XX có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Về mặt khoa học, từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm rõ bối cảnh, nội
dung chủ yếu, những tương đồng, khác biệt cũng như tác động của những cải cách giáo
dục mà người Anh thực hiện ở hai thuộc địa Myanmar và Malaysia; Qua đó, thể hiện tầm
nhìn về chiến lược giáo dục của giới cầm quyền Anh trong bối cảnh của xã hội thuộc địa
trong mối tương tác với xu hướng giáo dục của phương Tây và Anh lúc bấy giờ.
Về mặt thực tiễn, Việt Nam với Myanmar và Malaysia là những quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á, vốn có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa. Cả ba nước đều
trải qua thời kỳ thuộc địa và đều phải gánh chịu những ảnh hưởng hết sức nặng nề bởi

chính sách cai trị hà khắc của các nước thực dân. Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam với
Myanmar và Malaysia là những đối tác của nhau, cùng chung tay xây dựng một cộng
đồng ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển với ba trụ cột, trong đó có trụ cột về văn hóa
– xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu về giáo dục Myanmar và Malaysia, nhất là dưới thời
thuộc Anh là rất cần thiết trong việc cung cấp cho Việt Nam những bài học và kinh
nghiệm lịch sử về cải cách giáo dục nói chung.

8


Mặt khác, thực tế ở Việt Nam cho đến nay vẫn có rất ít công trình nghiên cứu về
giáo dục Myanmar và Malaysia thời thuộc địa nói chung và cải cách giáo dục của Anh ở
hai thuộc địa này nói riêng. Nghiên cứu “cải cách giáo dục của Anh ở thuộc địa Myanmar
và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX”, chúng tôi mong muốn đưa
đến một nhận thức toàn diện hơn về một khía cạnh quan trọng trong thời kỳ thuộc địa thời kì có ý nghĩa to lớn, chi phối trực tiếp đến đặc điểm và khuynh hướng phát triển của
mỗi quốc gia, dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.
Chính vì tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn cũng như những khoảng trống
trong nghiên cứu liên quan đến khía cạnh này nên chúng tôi rất quan tâm và quyết định
chọn vấn đề “Cải cách giáo dục của Anh ở thuộc địa Myanmar và Malaysia từ nửa sau
thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX làm đề tài cấp Trường năm 2018.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cải cách giáo dục của Anh ở thuộc địa Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ
XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cũng như các lĩnh vực khác có liên quan đã được các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm ở những mức độ khác nhau. Trên cơ sở những
công trình và tài liệu tiếp cận được, chúng tôi trình bày những vấn đề chính liên quan đến
lịch sử nghiên cứu vấn đề theo hai hướng như sau:

Demo Version - Select.Pdf SDK

2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về giáo dục Myanmar và Malaysia thời
thuộc Anh cũng như những cải cách giáo dục của Anh ở hai quốc gia Đông Nam Á này
đã được các học giả trong nước quan tâm ở một mức độ nhất định.
Tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” (tập IV) do Trần Khánh chủ biên, xuất bản năm
2012 đã đề cập đến lịch sử các quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Myanmar và
Malaysia từ thế kỷ XVI đến năm 1945. Tác phẩm đã dành một dung lượng đáng kể để
trình bày về chính sách khai thác thuộc địa và những hệ quả của nó đối với tình hình kinh
tế, xã hội Myanmar và Malaysia. Trong đó, tình hình giáo dục ở Myanmar và Malaysia đã
được đề cập một cách khái lược; đồng thời, tác giả khẳng định việc thực dân Anh đã thực
hiện những cải cách quan trọng làm biến đổi sâu sắc nền giáo dục tại hai thuộc địa này.
Ở tác phẩm “Lịch sử Myanmar”, Vũ Quang Thiện (2005) đã trình bày khái quát
tiến trình lịch sử của đất nước Myanmar từ thời văn hóa đá cũ cho đến cuối thế kỷ XX.
Trong đó, tác giả dành gần một chương để nói về chính sách thực dân của Anh ở
Myanmar trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, hành chính, và
9


đặc biệt là lĩnh vực giáo dục… Tuy nhiên, những nội dung này vẫn còn ở mức độ khái
quát.
Trong bài viết “Chính sách giáo dục của Anh đối với cộng đồng người Malay bản
địa (từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)”, tác giả Lí Tường Vân (2011) đã phân
tích một cách sâu sắc sự đối lập giữa chính sách giáo dục của người Anh dành cho tầng
lớp tinh hoa quý tộc và những nông dân, ngư dân bản địa Malaysia.
Với “Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya từ cuối thế kỷ XIX
đến năm 1957”, Lí Tường Vân (2014) cho rằng, giáo dục với những cải cách của chính
quyền thực dân đã tạo nên những chuyển biến quan trọng về chính trị, tác động to lớn đến
phong trào giải phóng dân tộc ở Malaysia trong giai đoạn nói trên.
Nhìn chung, các công trình trên đều nêu được những nét cơ bản về chính sách
giáo dục và tác động của nó đối với nền giáo dục ở Myanmar và Malaysia. Mặc dù chưa
cung cấp được một cái nhìn toàn diện về những cải cách giáo dục ở hai thuộc địa này

dưới thời thực dân của Anh nhưng đây là những trang tư liệu quý giá tạo điều kiện cho
chúng tôi có cơ sở để triển khai các luận giải cho vấn đề nghiên cứu của mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nếu so sánh
với các
công trình
trong nước SDK
thì các công trình nước ngoài viết bằng
Demo
Version
- Select.Pdf
tiếng Anh nghiên cứu về giáo dục Myanmar và Malaysia thời thuộc Anh có phần phong
phú hơn.
Trong đó, có một số công trình đã được dịch sang tiếng Việt như “Lịch sử Đông
Nam Á” của D. G. E. Hall (Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Hoàng Anh Tuấn,
Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng dịch), ấn hành năm 1997. Công trình này đã nghiên cứu
quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á từ thời cổ đại
cho đến giữa thế kỷ XX. Trong tác phẩm này, Hall đã dành một phần nội dung để khái
quát về các cuộc chiến tranh Anh - Myanmar (1824 - 1885), mối quan hệ giữa chính phủ
Ấn Độ thuộc Anh với triều đình Konbaung ở Myanmar vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế
kỷ XIX, chính sách thống trị của Anh ở Myanmar cũng như quá trình Anh xâm lược và
thiết lập quyền kiểm soát từ tiểu quốc này đến tiểu quốc khác trên bán đảo Malaysia rồi
sau đó triển khai chính sách cai trị tại đây. Trong đó, ông đã điểm qua những nét cơ bản
về giáo dục Myanmar và Malaysia thời thuộc Anh.

 Về những cải cách giáo dục ở Myanmar, đáng chú ý có những công trình sau:

10



“Comparasion of Japanese and British colonial policy in Asia and their effect on
indigenous education systems through 1930” của J. L. Fuqua (1992) là một trong những
nguồn tư liệu tham khảo quan trọng của chúng tôi. Nội dung tác phẩm tập trung so sánh
về chính sách giáo dục thuộc địa của Nhật Bản ở Triều Tiên, của Anh ở Myanmar từ thế
kỷ XIX đến thế kỷ XX và tác động của nó đối với hệ thống giáo dục bản địa. Trong đó,
phần I, tác giả đề cập những nét cơ bản về chủ nghĩa thực dân; phần III - phần có nội
dung liên quan trực tiếp đến đề tài, Fuqua đã trình bày khá đầy đủ về quá trình xây dựng
và hoàn thiện nền giáo dục theo mô hình phương Tây ở Myanmar qua các giai đoạn từ
năm 1854 đến năm 1930.
Trong tác phẩm Between Idealism and Pragmatism - A study of Monastic
Education in Burma and Thailand from the Seventeenth century to the present (2004),
Khammai Dhammasami đã dành trọn chương II và III để đề cập đến nền giáo dục nhà
chùa ở Myanmar dưới thời các vị vua Thalun, Bodawpaya, Midon, Thibaw. Những nội
dung mà tác giả trình bày trong hai chương này đã trở thành nguồn tham khảo có giá trị
cho chúng tôi trong việc hoàn thành đề tài.
Ở bài viết “Constitutions and Education: Building and Burning Bridges in
Burma”, Jacob Bower – Bir (2008) đã dành chương II để nói về bối cảnh lịch sử của giáo
Select.Pdf
dục ở Myanmar, Demo
trong đóVersion
có đề cập- một
cách kháiSDK
quát đến giáo dục Myanmar từ thế kỷ
thứ VIII đến năm 1948.
*Về những cải cách giáo dục của Anh ở Malaysia không thể không thể đến những
tác phẩm sau:
Chuyên khảo The Origins of Malay Nationalism của William R. Roff (1967) có
thể được coi là công trình nghiên cứu toàn diện về sự hình thành và phát triển chủ nghĩa
dân tộc của người Malaysia trong những năm 1930. Trong đó, ông đã đề cập đến nguồn
gốc xuất thân và nền giáo dục mà các nhóm trí thức được hưởng – nền giáo dục mang

màu sắc phương Tây do người Anh thiết lập ở đất nước này.
Philip Loh F.S (1975) với Seed of separatism: Educational policy in Malaya
1874-1940, nghiên cứu nguồn gốc ra đời của bốn hệ thống trường học từ 1874 đến 1920
và các chính sách giáo dục mà người Anh thực hiện ở Malaysia từ 1920 đến 1940.
Rex Stevenson (1975) trong tác phẩm Cultivators and Administrators: British
educational policy towards the Malays, 1875-1906 đã tập trung nghiên cứu chính sách

11


giáo dục của thực dân và hệ quả xã hội của nó đối với nền giáo dục Malaysia nói riêng và
xã hội nước này nói chung.
Hai công trình của Khasnor Johan: The Emergence of the modern Malay
administrative elite (1984) và Educating the Malay elite: The Malay College Kuala
Kangsar, 1905-1941 đã bàn đến vai trò của giáo dục theo mô hình Anh đối với sự phát
triển của giới trí thức quý tộc mới và giới viên chức người Malaysia trong chính quyền
thực dân.
Một công trình có giá trị khác thuộc về nhóm tác giả Francis H. K. Wong và
Gwee Yee Hean là Official Reports on Education: Straits Settlements and the Federated
Malay States, 1870 – 1939 (1980). Công trình đã tập hợp được 12 Báo cáo của chính
quyền thực dân về giáo dục ở Khu định cư Eo biển và Liên bang Malaysia. Tác phẩm có ý
nghĩa như là nguồn tư liệu gốc, rất có giá trị trong nghiên cứu phát triển giáo dục ở
Malaysia.
Công trình Islamic education in Malaysia của Ahmad Fauzi Abdul Hamid (2010)
đã nghiên cứu khá kỹ về các trường học tôn giáo. Tác phẩm cho thấy, các trường học Hồi
giáo đã giảm số lượng nhanh chóng trước chính sách giáo dục mới của thực dân Anh
nhưng đã phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX với các trường Hồi giáo cách tân.

Demo Version - Select.Pdf SDK


Ngoài ra với sự phức tạp trong chính sách giáo dục của Anh đối với khu vực này
trong thời kỳ cai trị, nhiều công trình thường đã nghiên cứu sâu về từng trường hợp cụ thể
như theo khu vực hành chính hoặc theo cộng đồng dân cư (người Malaysia bản địa, người
nhập cư Hoa, Ấn Độ). Trong đó, những nghiên cứu về giáo dục người Hoa có khá nhiều
tài liệu, tiêu biểu như cuốn Problems of Chinese Education của Victor Purcell, vốn là
viên chức phụ trách vấn đề giáo dục của người Hoa tại Malaysia hay một số học giả
người Hoa ở Malaysia như Lee Ah Chai với cuốn Policies and Politics in Chinese
Schools in the Strait Settlement and Federated Malay States, 1786 to 1941... đều là những
tài liệu mà chúng tôi có thể tham khảo để có những góc nhìn đa chiều trong quá trình
đánh giá giáo dục Malaysia thời thuộc Anh.
Nhìn chung, qua sự khảo cứu và hệ thống hóa tư liệu liên quan đến đề tài, có thể
thấy các công trình nghiên cứu trên đã có đề cập đến những cải cách giáo dục của Anh ở
Myanmar và Malaysia ở những mức độ khác nhau, song chưa có tính hệ thống. Các công
trình chỉ mới nghiên cứu từng đối tượng đơn lẻ mà chưa mô tả một bức tranh toàn cảnh về
những cải cách giáo dục của Anh ở hai thuộc địa cũng như chỉ ra những tương đồng và

12


khác biệt trong những cải cách giáo dục của Anh ở mỗi thuộc địa. Tuy vậy, các công trình
này đã có tác dụng gợi mở để chúng tôi hình thành đề tài. Đồng thời, đây là những nguồn
tư liệu quý giá giúp chúng tôi thực hiện đề tài “Cải cách giáo dục của Anh ở thuộc địa
Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Là làm rõ những cải cách của Anh ở hai thuộc địa Myanmar và Malaysia trên lĩnh
vực giáo dục từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, rút ra một số
tương đồng và khác biệt cũng như những tác động của những cải cách giáo dục mà Anh
thực hiện ở hai thuộc địa trên trong giai đoạn nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày bối cảnh lịch sử của cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và
Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
- Phân tích những nội dung chính trong cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và
Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.

Demo Version - Select.Pdf SDK

- Rút ra một số nhận xét về cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ
nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu cải cách giáo dục của Anh ở thuộc địa Myanmar và
Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về ph m vi th i gian, được xác định là từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ
XX, khi người Anh thực sự quan tâm đến việc thực hiện chính sách giáo dục ở hai quốc
gia Đông Nam Á là Myanmar và Malaysia.
Về ph m vi không gian, đề tài nghiên cứu cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar
và Malaysia (bao gồm Singapore lúc bấy giờ).
Mặt khác, để hiểu sâu sắc và hệ thống hơn về cải cách giáo dục của Anh ở
Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, ở mức độ nhất

13


định, đề tài cũng đề cập và làm sáng tỏ một số vấn đề cũng như sự kiện lịch sử xảy ra
trước và sau khung thời gian nói trên.
5. Các nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài trên, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu sau:

- Nguồn tư liệu gốc bao gồm các văn kiện của liên quan đến cải cách giáo dục của
Anh ở Myanmar và Malaysia, bao gồm các báo cáo (Official Report), các kế hoạch/dự
thảo kế hoạch (Proposal) của chính quyền Anh ở Myanmar và Malaysia.
- Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan đến đề tài, chủ
yếu bằng tiếng Anh.
- Các sách chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, báo cáo
tham luận tại các cuộc hội thảo khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã
công bố trong những năm gần đây.
- Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các tài liệu website trên mạng Internet có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng và quán triệt sâu
Demo Version - Select.Pdf SDK
sắc chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Phương pháp luận này được chúng tôi vận dụng để xem xét, phân tích nội dung
các sự kiện, đánh giá những vấn đề liên quan đến cải cách giáo dục của Anh ở hai thuộc
địa Myanmar và Malaysia trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Là một đề tài nghiên cứu lịch sử do vậy, chúng
tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp chuyên ngành như: phương pháp lịch sử, phương
pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này. Với việc sử dụng phương pháp lịch
sử, chuyên đề sẽ khôi phục lại tiến trình cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và
Malaysia theo trình tự thời gian với những nội hàm cụ thể của nó. Bằng phương pháp
logic, tác giả móc nối các sự kiện, kế thừa, gắn kết các sự kiện để lý giải, tìm ra bản chất,
đặc điểm và tác động của những cải cách trên.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, … khi nghiên cứu từng nội dung cụ thể của đề tài.
7. Đóng góp của đề tài
Theo chúng tôi, đề tài sẽ có những đóng góp sau:
14



* Về mặt khoa học:
- Đề tài góp phần nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về bối cảnh lịch sử
của cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa
đầu thế kỷ XX. Qua việc thực hiện đề tài sẽ bước đầu xác lập một hệ thống tư liệu tương
đối đầy đủ (ở mức độ cho phép) liên quan đến đề tài, đến giáo dục ở Myanmar và
Malaysia trong thời gian nói trên.
- Trình bày một cách có hệ thống về những nội dung chính trong cải cách giáo
dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
- Rút ra một số nhận xét cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ
nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
* Về mặt thực tiễn: đề tài là công trình tập hợp nhiều nguồn tư liệu khá phong phú
về cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu
thế kỷ XX. Cùng với những đóng góp nói trên, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, phục
vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Myanmar, Malaysia nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói
chung, đặc biệt trên lĩnh vực giáo dục.
8. Bố cục của đề tài

Demo
Version
- Select.Pdf
Ngoài phần
Mở đầu,
Kết luận
và Tài liệu SDK
tham khảo, Nội dung đề tài được chia
làm 3 chương:
Chương 1. Bối cảnh lịch sử của cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và
Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX
Chương 2. Những nội dung chính trong cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và

Malaysia từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX
Chương 3. Một số nhận xét về cải cách giáo dục của Anh ở Myanmar và Malaysia
từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX

15



×