Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.92 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUÝ THẮNG

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN
HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUÝ THẮNG

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN
HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số : 8.38.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NGUYÊN THANH

Hà Nội, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác. Các
dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đầy đủ, đúng quy định và là kết quả nghiên
cứu của tôi.
Tác giả luận văn

Nguyễn Quý Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................5
1.1. Cơ sở của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma
túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...........................5
1.2. Đặc điểm của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất
ma túy của Hải quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..................................19
1.3. Ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất
ma túy của Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. ................................27
Chương 2: THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................29
2.1. Phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy thông qua xây
dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức lực lượng kiểm soát ma túy của Hải quan
Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................29
2.2. Hoạt động phòng ngừa chung và phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan Hải
quan đối với tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh. .................................................................................................36
Chương 3: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG
NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA
CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......57
3.1. Những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phòng ngừa tình
hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................57
3.2. Một số biện pháp phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy
của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. ..............................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

LTCCQĐTHS

: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự

QLNN

: Quản lý nhà nước


TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

XC,NC

: Xuất cảnh, nhập cảnh

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XK,NK

: Xuất khẩu, nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả bắt giữ ma túy từ năm 2014 đến năm 2018 của Cục Hải
quan TP.HCM. ..........................................................................................................45
Bảng 2.2. Tỉ lệ các loại ma túy bị thu giữ qua địa bàn hoạt động hải quan
TP.HCM ....................................................................................................................46
Bảng 2.3. Tỉ lệ các vụ bắt giữ ma túy qua các địa bàn hoạt động hải quan
TP.HCM ....................................................................................................................48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Trong những
năm gần đây nạn lạm dụng ma tuý có xu hướng gia tăng, các đối tượng phạm tội về
ma tuý ngày càng có nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt các hoạt
động mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới và các hành vi khác liên
quan đến ma tuý xảy ra trong địa bàn hoạt động hải quan đang diễn biến phức tạp,
nghiêm trọng.
TP.HCM không chỉ được coi là địa bàn tiêu thụ ma tuý mà còn là địa bàn sản
xuất, mua bán và vận chuyển ma tuý đi các nước của các cá nhân, tổ chức buôn lậu
ma tuý. Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý luôn được Đảng, Nhà
nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan hữu
quan, trong đó Hải quan được xem là lực lượng nòng cốt ngăn chặn tội phạm ma
tuý ngay tại biên giới, không để ma túy thâm nhập vào nội địa và đi ra nước ngoài.
Đây là một cuộc đấu tranh thầm lặng, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp, quyết liệt
và lâu dài, đối tượng phạm tội ma tuý với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chúng
luôn lợi dụng những sơ hở trong chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá
cảnh để vận chuyển ma túy qua đường hàng không, đường biển, bưu điện quốc tế và
các địa bàn hoạt động hải quan khác, tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan Hải
quan. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống, nhưng do tác động của
nhiều yếu tố và tính phức tạp của loại tội phạm về ma túy nên hiệu quả phát hiện
các hành vi vận chuyển ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM chưa
cao. Vì vậy, việc phòng, chống tội vận chuyển trái phép ma tuý thuộc lĩnh vực hoạt
động của hải quan trên địa bàn TP.HCM thực sự là một trong những yêu cầu hết sức
cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, học
viên mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái
phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.”
1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề tội phạm ma túy và phòng ngừa tội phạm vận chuyển, mua bán trái

phép ma túy đã có nhiều sách báo, bài viết, công trình nghiên cứu của các cá nhân,
tập thể, của các cơ quan chức năng như: “ Đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đoàn Thị Ngọc
Hà; “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng chống” của tác giả
Đặng Thị Huệ, đề tài thạc sĩ luật học, năm 2011 và “ Các tội phạm về ma túy qua
đường hàng không trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và
giải pháp phòng ngừa” của tác giả Vũ Đức Dũng, đề tài thạc sĩ luật học năm 2012,
Học viện Khoa học xã hội. Các đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu trên
đã đề cập nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về mặt lý luận về tội phạm ma
tuý và đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý, nhưng chưa đề cập cụ thể đến công
tác phòng chống tội vận chuyển trái phép ma tuý trên địa bàn TP.HCM của cơ quan
Hải quan với tư cách là một chủ thể phòng ngừa đặc biệt - vừa là cơ quan QLNN
trong lĩnh vực hải quan, vừa là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận khoa học về
phòng ngừa tình hình tội phạm ma túy nói chung và phòng ngừa tội vận chuyển ma
tuý qua biên giới nói riêng; hệ thống chủ thể phòng ngừa; tìm hiểu thực trạng tội
vận chuyển trái phép ma tuý và công tác phòng, chống trên địa bàn TP.HCM của
lực lượng Hải quan; đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội vận chuyển ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM
trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu làm rõ lý luận về phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép
chất ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM.

2



- Nghiên cứu thực trạng phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất
ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình
tội vận chuyển trái phép chất ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm tình hình tội vận chuyển trái
phép chất ma tuý và hoạt động phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy của
cơ quan Hải quan TP.HCM, với tư cách là một chủ thể đặc biệt.
Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi hoạt động phòng
ngừa của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đối với tội vận chuyển trái phép
chất ma túy từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phòng,
chống tệ nạn ma túy nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng
Quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kế, trực tiếp khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi
lấy ý kiến chuyên gia, so sánh thông qua các báo cáo tổng kết công tác đấu tranh
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý hàng năm của ngành Hải quan
và của Cục Hải quan TP.HCM.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài là tài liệu tổng kết thực tiễn, tình hình phát hiện, đấu tranh với tội vận
chuyển trái phép chất ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM; nó bổ
sung làm phong phú về mặt lý luận đối với công tác phòng ngừa với loại tội phạm
này.
Những kiến nghị, giải pháp của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công
tác phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý qua địa bàn hoạt
động hải quan của Cục Hải quan TP.HCM.

3



7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Lý luận về phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma
túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma
túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp phòng ngừa tình hình tội
vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.

4


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép
chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái
phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng ngừa tội phạm ma túy là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang và công dân nhằm tác động lên những yếu tố là nguyên
nhân, điều kiện thực hiện tội phạm ma túy hoặc là nguồn gốc làm phát sinh những
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ma túy nhằm làm giảm đến mức thấp nhất
số vụ phạm tội ma túy và tác hại do tội phạm ma túy gây ra.
Các tội phạm về ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực có liên quan đến

nguồn cung cấp chất ma túy và nguồn tiêu thụ các chất ma túy. Giảm nguồn cung
cấp ma túy có nghĩa là làm giảm nguồn trồng các loại cây có chất ma túy, giảm sản
xuất, tổng hợp chất ma túy, giảm nguồn cung cấp chất ma túy từ nước ngoài vào
Việt Nam, từ đó làm giảm tội phạm ma túy và hệ quả của tệ nạn ma túy ở trong
nước. Giảm nhu cầu sử dụng ma túy nghĩa là làm giảm số người lạm dụng ma túy
dưới mọi hình thức. Hệ quả sẽ trực tiếp làm giảm số người tàng trữ, vận chuyển,
mua bán, sản xuất các chất ma túy, từ đó sẽ góp phần từng bước loại trừ tệ nạn ma
túy ra khỏi đời sống xã hội.
Như vậy, phòng ngừa tội phạm ma túy là quá trình kết hợp chặt chẽ hai
nhiệm vụ: làm giảm nguồn cung cấp chất ma túy và làm giảm nhu cầu sử dụng ma
túy. Đây là quá trình thực hiện đồng bộ các biện pháp như tuyên truyền giáo dục để
mọi người hiểu tác hại của ma túy, không sử dụng ma túy, không trồng cây có chất
ma túy; tiến hành các biện pháp cai nghiện ma túy; kiểm soát chặt chẽ khu vực biên
giới, cửa khẩu ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển chất ma túy, tiền chất từ nước
ngoài vào Việt nam và từ Việt Nam ra nước ngoài góp phần làm giảm được nguồn
5


cung cấp ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; tăng
cường hợp tác quốc tế; xóa bỏ mọi sơ hở, thiếu sót và những điều kiện xã hội làm
nảy sinh tội phạm ma túy.
Như vậy phòng ngừa tội phạm ma túy được tiến hành theo hai hướng cơ bản:
Thứ nhất: Phòng ngừa theo nghĩa hẹp, phòng ngừa xã hội là không để cho tội
phạm ma túy xảy ra bằng cách thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ma
túy.
Thứ hai: Phòng ngừa theo nghĩa rộng, phòng ngừa nghiệp vụ là phòng ngừa
tội phạm bằng mọi cách không để tội phạm ma túy xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân,
điều kiện của tội phạm, đồng thời bằng mọi biện pháp làm giảm tình trạng phạm tội
ma túy, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội ma túy. Như
vậy, khái niệm phòng ngừa tội phạm ma túy bao hàm cả việc áp dụng các biện pháp

đấu tranh ngăn chặn để tiến tới đẩy lùi tình trạng phạm tội ma túy .
Phòng ngừa tội phạm là không để tội phạm xảy ra. Đây là phương hướng cơ
bản, quan trọng nhất trong phòng ngừa tội phạm, thể hiện tính nhân đạo, là mong
muốn của xã hội. Mặt khác nguyên nhân của tình trạng phạm tội ma túy mang tính
xã hội, cho nên hoạt động ngừa tình trạng phạm tội ma túy là trách nhiệm của toàn
xã hội. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm ma túy phải được thực hiện một cách
đồng bộ trong từng thời gian, từng địa bàn, khu vực, lĩnh vực, từng địa phương và
từng ngành hoặc phạm vi toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các
tổ chức đoàn thể và mọi công dân.
Trong nội dung chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, phòng ngừa tội
phạm ma túy là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đòi hỏi sự
tham gia tích cực và có hiệu quả của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và
mọi công dân vào hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy, trong đó các cơ quan bảo
vệ pháp luật là lực lượng nòng cốt. Mức độ tham gia tùy theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các chủ thể, trong đó,cơ quan bảo vệ pháp luật, được giao nhiệm vụ
phòng, chống tội phạm ma túy luôn là chủ thể đương nhiên và có tính chuyên môn
cao.
6


Chủ thể phòng ngừa tội phạm ma túy là các tổ chức nhà nước và xã hội, là
các công dân thực hiện chức năng hoạt động có mục đích để loại trừ, hạn chế và
làm suy yếu các quá trình, các hiện tượng và tình huống thuận lợi cho tội phạm ma
túy xảy ra. Để thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy có hiệu quả đòi hỏi
phải có sự tham gia của nhiều lực lượng, nhiều ngành, của các tổ chức, đoàn thể và
của công dân tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, cơ quan, tổ
chức và công dân. Hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy được tiến hành bởi các
chủ thể sau:
- Một là, Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn
bộ tiến trình cách mạng trong đó có hoạt động phòng ngừa tội phạm. Với quan điểm

coi ma túy như giặc ngoại xâm, đứng trên tư cách là chủ thể hoạt động phòng ngừa
tội phạm nhưng ở vị trí người lãnh đạo, Đảng đã chỉ đạo công tác phòng ngừa tội
phạm ma túy thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết về công tác phòng
chống ma túy; quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đấu tranh
với sự xâm nhập của ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam; Đảng thông qua các cấp
bộ Đảng và từng đảng viên để chỉ đạo các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể nhân
dân tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy; các cấp ủy Đảng thường
xuyên nghe báo cáo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng ngừa tội phạm để kịp
thời chỉ đạo, uốn nắn nhằm khắc phục những sai sót, khuyết điểm đảm bảo cho hoạt
động phòng ngừa tội phạm ma túy đi đúng hướng và có hiệu quả.
- Hai là, các cơ quan quyền lực và các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý kinh
tế, xã hội, quản lý hành chính. Đây là nhóm chủ thể quan trọng trong hoạt động
phòng ngừa tội phạm ma túy.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban
hành pháp luật, ra các nghị quyết về công tác phòng chống ma túy làm cơ sở và tạo
điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện; giám sát chặt chẽ việc tuân
thủ pháp luật trong các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy của các
cơ quan, tổ chức xã hội.
7


- Ba là, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý kinh tế,
văn hóa, giáo dục... Đây là nhóm chủ thể rất quan trọng trong hoạt động phòng
ngừa tội phạm ma túy. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp với chức năng, nhiệm
vụ chính của các cơ quan này trong phòng ngừa tội phạm là quản lý, tổ chức điều
hành, phối hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết đối với hoạt động phòng ngừa tội
phạm ma túy.
Các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa với tư cách là cơ
quan trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm, chức năng chính là quản lý

và tổ chức hoạt động theo lĩnh vực chuyên môn. Ngành văn hóa thông tin thông qua
tuyên truyền tác hại của tệ nạn ma túy, phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua
bán, vận chuyển ma túy mà nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm ma túy trong
quần chúng nhân dân. Ngành công nghiệp quản lý chặt chẽ việc cấp phép XK, NK
tiền chất, không để thất thoát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp để bọn
tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp. Ngành y tế quản lý chặt chẽ các chất
ma túy, thuốc tân dược gây nghiện, tiền chất trong lĩnh vực y tế không để thất thoát
ra thị trường tự do là góp phần phòng ngừa tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy.
Sự tham gia của các ngành trong công tác phòng chống ma túy sẽ góp phần xóa bỏ
những cơ sở xã hội, những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ma túy nói chung
và tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới nói riêng.
- Bốn là, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, công dân là
những chủ thể quan trọng của của hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy. Mặt trận
tổ quốc Việt Nam và các thành viên của nó như Tổng liên đoàn lao động, Hội Nông
dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên... là cơ sở chính trị, chỗ dựa vững chắc của Nhà
nước. Hoạt động của tổ chức và công dân là phối hợp, hỗ trợ, tham gia cùng các cơ
quan, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn của các ngành giáo dục kiến
thức phòng chống ma túy, phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi
công dân tham gia tệ nạn ma túy; tham gia soạn thảo, xây dựng kế hoạch phòng
ngừa tội phạm, trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa cụ thể ở địa bàn, khu vực.

8


- Năm là, các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, các
cơ quan tư pháp và các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm ma
túy như cơ quan Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường...
Trong hệ thống cơ quan, tổ chức trên đây thì hầu hết hoạt động phòng, chống
tội phạm ma túy được thực hiện trong nội địa thì hoạt động kiểm soát ma túy của cơ
quan Hải quan được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan, đó là địa bàn biên

giới, cửa khẩu. Cơ quan Hải quan khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với
hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh tại địa bàn hoạt động hải quan vừa trực tiếp
phát hiện, bắt giữ các tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung,
vừa có tác dụng răn đe, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi mua bán, vận
chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất qua biên giới. Đây là loại tội phạm mà cơ
quan Hải quan thường xuyên đối mặt khi làm nhiệm vụ.
Quá trình phòng, chống tội vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới là quá
trình kết hợp chặt chẽ giữa các khâu điều tra của cơ quan điều tra chuyên trách và
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên
phòng, Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm ngư...) với khâu truy tố, xét xử Viện kiểm sát
và Tòa án.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái
phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan Hải quan là một chủ thể trong phòng ngừa tội phạm, trong đấu
tranh, phòng chống tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Nó được thể
hiện qua các quy định của pháp luật với nội dung sau:
- Thứ nhất: Vị trí, vai trò của cơ quan Hải quan với tư cách là cơ QLNN
trong đấu tranh phòng, chống tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy
Trải qua hơn 70 năm hoạt động của mình ngành Hải quan đều được xác định
là lực lượng bảo vệ biên cương tổ quốc về mặt kinh tế đối ngoại, có chức năng quản
lý nhà nước về lĩnh vực hải quan đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh;
đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và
các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
9


Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, cơ quan
Hải quan được giao các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; tiến hành những biện pháp
phát hiện, ngăn ngừa, điều tra, xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép

hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định
khác của Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định; tổ
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK; thực hiện thống kê
hàng hóa XK, NK theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp QLNN về hải quan đối với hoạt động XK,
NK, XC, NC, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK, hướng dẫn tổ
chức, cá nhân thực hiện quy định quy định của nhà nước về hải quan; hợp tác quốc
tế với hải quan các nước.
Những nhiệm vụ, quyền hạn trên của Hải quan Việt Nam cũng là những
nhiệm vụ, quyền hạn mà hầu hết các Nhà nước trên thế giới đều giao cho cơ quan
Hải quan. Đây là những nhiệm vụ cơ bản nhất, thể hiện tính chất, đặc điểm hoạt
động hải quan, gắn liền với sự tồn tại, phát triển lực lượng Hải quan.
- Với tư cách là chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, cơ quan
Hải quan được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương (Tổng cục Hải quan) xuống
địa phương (Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương), các Chi
cục Hải quan, Đội kiểm soát hải quan và các đơn vị tương đương thuộc cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố). Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung,
thống nhất, chỉ đạo, điều hành quản lý từ Trung ương xuống cơ sở. Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp;
Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của hải quan cấp trên.
Theo quy định của Luật Hải quan, cơ quan Hải quan là cơ quan giúp Chính
phủ thực hiện thống nhất QLNN về hải quan. Các cơ quan khác của Nhà nước có
trách nhiệm phối hợp thực hiện phối hợp thực hiện QLNN trong lĩnh vực hải quan,
trong đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hải quan như Bộ đội biên
phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, kiểm dịch y tế, kiểm tra văn hóa... Mọi tổ chức, cá
10


nhân thực hiện XK,NK, quá cảnh hàng hóa, XC,NC, quá cảnh phương tiện vận tải
là đối tượng quản lý có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, yêu cầu của cơ quan

QLNN trong lĩnh vực hải quan.
- Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan Nhà nước trên trong
QLNN đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh, đấu tranh phòng chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cơ quan Hải quan đóng vai trò là
cơ quan chủ trì thực hiện. Bởi vì, Hải quan Việt Nam có địa bàn hoạt động đặc thù
tại các cửa khẩu, các địa bàn do pháp luật quy định, thực hiện nhiệm vụ quản lý các
hoạt động XK, NK hàng hóa, XC, NC phương tiện vận tải, đấu tranh phòng chống
các vi phạm pháp luật về hải quan đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải
quan, mà chỉ có cán bộ, công chức hải quan, những người được đào tạo đúng
chuyên môn có khả năng đưa ra những biện pháp tác động quản lý phù hợp, có hiệu
quả.
Trong địa bàn hoạt động hải quan còn nhiều cơ quan hữu quan QLNN theo
chuyên ngành, với vai trò chủ đạo của mình cơ quan Hải quan phải bảo đảm cho các
cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng
không được vi phạm thời hạn thông quan cho hàng hóa, phương tiện theo luật định,
tránh sự chồng chéo, tranh chấp, tạo khe hở cho tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái
phép ma túy qua biên giới lợi dụng. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ
quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới.
Trong trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi
địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó
báo cáo ngay cho cơ quan Hải quan để kiểm tra, xử lý. Nếu hàng hóa, phương tiện
vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động mà cơ quan nhà nước hữu quan
có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên
giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra xử lý theo quy định
11



của pháp luật. Trường hợp này cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên
ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện
pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Trong
mối quan hệ này, cơ quan Hải quan là chủ thể phối hợp.
Thứ hai: Vị trí, vai trò của cơ quan Hải quan với tư cách là cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự.
Đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới nói chung và tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới là
một nhiệm vụ không thể thiếu của lực lượng Hải quan. Đặc biệt trong tình hình hiện
nay, tội phạm ma túy là mục tiêu đấu tranh chung của nhân loại, trong đó hải quan
các nước trên thế giới đều coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đảng,
Nhà nước ta xác định Hải quan là một trong những lực lượng có nhiệm vụ phòng,
chống kiểm soát ma túy cùng lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng. Một trong
những văn bản đầu tiên của nhà nước ta cũng xác định điều này, tại mục 3 của Nghị
quyết 06/CP ngày 29-01-1993 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo
công tác phòng chống và kiểm soát ma túy quy định về phân công trách nhiệm
trong công tác phòng, chống ma túy “Bộ nội vụ, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm,
chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép
thuốc phiện và các chất ma túy khác trên toàn lãnh thổ”.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình cơ quan Hải quan, công chức Hải
quan có những thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới, cụ thể là không chỉ được áp dụng các biện pháp theo
quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính mà còn được thực hiện các biện
pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với tội
phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung và tội phạm mua bán, vận
chuyển trái phép ma túy qua biên giới nói riêng. “Khi phát hiện có hành vi vi phạm
pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan Hải quan,
công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt
động điều tra. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra
12



phải theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình
sự... Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy
định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”
[19, tr.96,97]
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được Luật Hải quan quy định
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
lực lượng Hải quan trong công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa nói chung và tội vận chuyển, mua bán trái phép ma túy
qua biên giới nói riêng; các văn bản pháp luật của Nhà nước còn quy định nhiệm
vụ, quyền hạn điều tra đối với các vụ án hình sự của cơ quan Hải quan. Theo đó,
Điều 164 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Bộ đội
biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan
khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra, như sau:
“1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn
quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực
lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,
chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự,
khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm
quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
b. Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định
khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án
cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự.
…4. Thẩm quyền điều tra cụ thể của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải

quan… thực hiện theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.”
13


Nhằm cụ thể hóa quyền hạn điều tra của cơ quan Hải quan theo quy định của
BLTTHS, Điều 33 LTCCQĐTHS qui định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Hải
quan:
“1. Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 188, 189 và 190 của Bộ luật hình sự
thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông
quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi
cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,
chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy
lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ
án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan,
trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra
khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ
án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết
định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự,
lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến
vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải
quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07
ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.”
Theo quy định của pháp luật thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra, trong đó có cơ quan Hải quan không phải là cơ quan điều tra,
những cán bộ tham gia điều tra không phải là điều tra viên. Việc quy định như trên
là xuất phát từ sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực

hải quan được Nhà nước giao cho. Bởi vì, trong địa bàn, lĩnh vực hoạt động hải
quan thường xuất hiện những hành vi đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người thực hiện hành vi đó, cho nên pháp luật mới giao cho cơ quan Hải
14


quan tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, nhằm bảo đảm việc thu thập
chứng cứ kịp thời, giúp việc điều tra phá án nhanh chóng đảm bảo đúng pháp luật.
Như vậy, theo quy định tại Điều 164 BLTTHS và Điều 33 LTCCQĐTHS thì
cơ quan Hải quan chỉ được phép tiến hành điều tra vụ án hình sự trong lĩnh vực
quản lý của mình đối với Tội buôn lậu hoặc Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền
tệ qua biên giới và Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm tại Điều 188, 189 và 190
BLHS Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Hay tại Điều 38b Luật phòng, chống ma túy quy định: Bộ Tài chính có trách
nhiệm:
“Chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động phòng, chống ma túy theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Ngày 12 tháng 12 năm 1998 Kế hoạch số 01/1998/KH/CS-HQ-BP của Tổng
cục Cảnh sát – Tổng cục Hải quan - Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng về kế hoạch phối
hợp giữa lực lượng Cảnh sát, Hải quan, Bộ đội biên phòng trong công tác đấu tranh,
ngăn chặn các loại tội phạm về ma tuý ở khu vực cửa khẩu, biên giới. Tại Điểm a,
Phần 2, Mục II về nội dung phối hợp trong phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý
tội phạm ma tuý giữa ba lực lượng Cảnh sát, Hải quan, Bộ đội biên phòng ở khu
vực cửa khẩu, biên giới quy định:“Hải quan, Bộ đội biên phòng các cấp điều tra, xử
lý những hành vi phạm tội được quy định tại chương VIIA- các tội phạm về ma tuý,
đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình theo
thẩm quyền…”. Các tội phạm ma túy trên hiện nay được quy định tại Chương XX
Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Điều 5 Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh
sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng chống các tội phạm ma túy tại địa bàn

biên giới, cửa khẩu và trên biển được ban hành kèm theo Quyết định số
133/2002/QĐ-TTg ngày 09-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ
phối hợp, điều tra, xử lý các vụ, việc cụ thể: “ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển,
Hải quan các cấp điều tra, xử lý những hành vi phạm tội ma túy được quy định tại
Chương XVIII BLHS năm 1999 (Nay là chương XX Bộ luật hình sự 2015) trong địa
bàn quản lý của mình theo đúng thẩm quyền được quy định…”.
15


Như vậy, theo những văn bản trên đây thì cơ quan Hải quan là chủ thể phòng
ngừa tội phạm ma túy, có quyền điều tra không chỉ hành vi phạm tội buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại Điều 188,189 và Điều 190 BLHS mà
còn có quyền điều tra các tội phạm ma túy trong lĩnh vực quản lý của mình. Những
quy định này là hết sức cần thiết và phù hợp thực tiễn công tác của lực lượng hải
quan, tạo điều kiện cho lực lượng Hải quan hoàn thành nhiệm vụ, làm cho công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển trái ma túy có hiệu quả ngày càng cao.
Đây cũng là quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò của cơ quan Hải quan trong
phòng, chống tội phạm ma túy nói chung và tội vận chuyển trái phép chất ma túy
nói riêng.
Về chủ trương, định hướng:
Tại quyết định 1001/QĐ-TTg Ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở việt nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030, nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2020 : “Nâng tỷ
lệ phát hiện, thu giữ ma túy tại khu vực biên giới lên trên 30% so với tổng số ma túy
thu giữ trong toàn quốc; xóa bỏ cơ bản các tổ chức mua bán, vận chuyển, tàng trữ
và sử dụng trái phép chất ma túy ở trong nước”. Và định hướng đến năm
2030:”Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, hạn chế đến mức thấp nhất ma
túy thẩm lậu qua biên giới; kiên quyết triệt phá và xóa bỏ tận gốc các điểm, tụ điểm
mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong nội địa”.
Quán triệt thực hiện Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xây dựng đề án
"Tăng cường năng lực phòng, chống ma tuý của ngành Hải quan" và đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 330/QĐ-TTg ngày 17/02/2006. Ngày
02/8/2018 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị số 4550/CT-TCHQ
về việc tăng cường công tác phòng, chống ma túy trong địa bàn hoạt động hải quan.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển
trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động XK, NK, XC, NC, quá
cảnh đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cơ quan Hải quan, cán bộ, nhân viên
16


trực tiếp thực hiện nhiệm vụ luôn phải đối mặt, phát hiện, xử lý với nhiều đối tượng,
nhiều hành vi vi phạm pháp luật hải quan. Không chỉ là các hành vi vi phạm hành
chính, mà có rất nhiều hành vi phạm tội được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải
quan. Ngoài tội phạm kinh tế, rửa tiền, tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới, cơ quan Hải quan còn phát hiện, xử lý nhiều vụ vận chuyển
trái phép chất ma túy qua biên giới. Các vụ việc được cơ ngành Hải quan nói chung
và lực lượng Hải quan TP.HCM phát hiện, bắt giữ mang tính phổ biến, số lượng ma
túy lớn được các đối tượng phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép từ nước ngoài
vào Việt Nam và từ Việt nam ra nước ngoài.
Từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019 Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện,
bắt giữ, xử lý 242 vụ vận chuyển trái phép ma túy qua địa bàn, thu giữ 3.280,687 kg
ma túy các loại, 77.413 lọ, viên ma túy, phối hợp với các lực lượng chức năng thu
giữ 507,5 kg ma túy tổng hợp ketamine.
Trong thời gian qua, khi thực hiện các hoạt động phòng ngừa tội vận chuyển
trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM, cơ quan Hải quan đã thể hiện mình là
chủ thể có vai trò hết sức quan trọng. Cơ quan Hải quan có đầy đủ tính pháp lý, có
điều kiện để thực hiện công tác phòng ngừa tội vận chuyển trái phép ma túy.
Trong tình hình hiện nay, để đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy nói

chung, tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới có hiệu quả
Hải quan TP.HCM đã tiến hành các biện pháp sau:
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nâng cao ý thức
của nhân dân tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm mua vận chuyển trái
phép ma túy qua biên giới, phát hiện, tố giác các tội phạm ma túy.
- Phối hợp các cơ quan hữu quan trong khu vực, địa bàn như Bộ đội biên
phòng, Công an, An ninh hàng không... tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm ngăn
chặn, hạn chế nguồn cung cấp ma túy; kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường
đường biển, đường hàng không, các địa bàn hoạt động hải quan khác nhằm ngăn
chặn các hoạt động vận chuyển ma túy thẩm lậu qua biên giới; kiểm soát các hoạt
động XK, NK ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần theo đúng quy
định của pháp luật.
17


- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức phòng chống tội phạm ma túy của Liên
hiệp quốc, Hải quan các nước, Cảnh sát quốc tế, các quốc gia trên thế giới nắm tình
hình phạm tội ma túy ở nước ngoài, phương thức, thủ đoạn, xu hướng hoạt động của
tội phạm ma túy có liên quan đến Việt Nam để chủ động áp dụng các biện pháp
phòng chống.
Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ mang tính đặc trưng chuyên môn được
lực lượng Hải quan tiến hành nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ nguyên nhân, điều
kiện phạm tội của tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới, gồm một số
nội dung sau:
- Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép ma túy qua biên giới, tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, phát
hiện, tố giác tệ nạn ma túy nói chung và tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy
qua địa bàn hoạt động hải quan.
- Tiến hành công tác điều tra nắm tình hình những vấn đề có liên quan đến
công tác phòng chống tội vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới để tổng hợp,

nghiên cứu rút ra những kết luận, đề ra những phương án, biện pháp phòng ngừa,
đấu tranh thích hợp.
- Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, chủ trì
phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới trong địa bàn hoạt động của hải
quan.
- Tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát, bố trí lực lượng, phương tiện kiểm
tra, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu đường hàng không, cảng biển và các khu vực,
địa bàn theo thẩm quyền nhằm ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ, xử lý những hành vi
vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.
- Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp vụ
cần thiết, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải
quan thường xuyên, liên tục để chủ động, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma
túy qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
18


- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác được pháp luật cho phép để đấu
tranh có hiệu quả đối với các tội phạm ma túy xảy ra trên địa bàn hoạt động hải
quan.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát ma túy theo
thẩm quyền của lực lượng Hải quan cho cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát ma
túy đảm bảo đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn vững vàng.
- Nghiên cứu áp dụng, đề xuất các chế độ chính sách nhằm động viên cán bộ
làm công tác kiểm soát ma túy và mọi công dân tham gia tích cực phòng chống tội
phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.
Hoạt động phòng chống tội phạm ma túy nói chung và tội phạm vận chuyển
trái phép ma túy qua biên giới là một hệ thống đồng bộ, thống nhất các biện pháp
kinh tế, văn hóa, pháp luật nghiệp vụ. Các biện pháp phòng ngừa chung thường
mang tính bao trùm nhiều lĩnh vực, mang tính chất xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo

dục rõ rệt, làm nền tảng thực tiễn cho hoạt động phòng ngừa chuyên môn. Các biện
pháp phòng ngừa chuyên môn nghiệp vụ thường có tính chất trực tiếp hơn, mang
tính chuyên môn nghiệp vụ đặc trưng của lực lượng Hải quan trong phòng ngừa tội
phạm vận chuyển trái phép ma túy. Phòng ngừa chuyên môn tốt sẽ giải quyết các
vấn đề cụ thể sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa chung đối với
loại tội phạm này.
1.2. Đặc điểm của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái
phép chất ma túy của Hải quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Cơ quan Hải quan chủ yếu phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái
phép chất ma túy qua biên giới
Hoạt động phòng, chống tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hoạt động
của của toàn hệ thống chính trị xã hội, của cơ quan, tổ chức và công dân. Nếu như
cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án phòng ngừa tội phạm này bằng các hoạt
động nghiệp vụ của mình trong nội địa thì cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động
này trong địa bàn hoạt động Hải quan. Đây là địa bàn đặc trưng mà cơ quan Hải
quan khi thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thẩm quyền, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ
19


×