Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

BÙI TRỌNG TÀI

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
VÀ CHẾ BIẾN CHÈ MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “TÂN CƯƠNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

BÙI TRỌNG TÀI

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
VÀ CHẾ BIẾN CHÈ MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “TÂN CƯƠNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Thu Hà

Hà Nội, 2014




MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ V
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... VIII
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... IX
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 5
5. Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................... 5
6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 5
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH ............................................ 7
VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ....................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan về Công nghệ sạch ................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm công nghệ ........................................................................................ 7
1.1.2. Khái niệm công nghệ sạch ................................................................................ 9
1.1.3. Tiêu chí đánh giá công nghệ sạch ................................................................... 11
1.1.4. Vai trò của công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp................................. 13
1.2. Tổng quan về chỉ dẫn địa lý ................................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm Chỉ dẫn địa lý và bảo hộ Chỉ dẫn địa lý ........................................ 14
1.2.2. Điều kiện bảo hộ và duy trì điều kiện bảo hộ CDĐL ..................................... 16
1.3. Vai trò của công nghệ sạch đối với bảo hộ CDĐL ................................................ 22

1.3.1. Công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người
trong sản xuất ............................................................................................................ 22
1.3.2. Công nghệ sạch góp phần kiểm soát đặc tính, cải thiện chất lượng của CDĐL
................................................................................................................................... 23
1.3.3. Công nghệ sạch góp phần phát triển danh tiếng của CDĐL ........................... 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH VÀO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TÂN CƯƠNG ............. 29
2.1. Giới thiệu chung về Chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho sản phẩm chè ....................... 29
2.1.1. Bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè ................................................ 29
2.1.2. Điều kiện bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản phẩm Chè................................ 32
2.1.3. Công tác quản lý, sử dụng CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè .................. 34
2.2. Tình hình sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương ................................... 36
2.2.1. Về diện tích và sản lượng ............................................................................... 36
2.2.2. Về năng suất cây chè....................................................................................... 37
2.2.3. Những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của CDĐL Tân Cương cho sản
phẩm chè ................................................................................................................... 38
a) Nguy cơ ô nhiễm môi trường sản xuất: ................................................................ 39
b) Nguy cơ tập quán canh tác lạc hậu thuộc yếu tố con người ................................. 40


c) Nguy cơ sản xuất, chế biến không an toàn, ảnh hưởng đến đặc tính, chất lượng
sản phẩm chè ............................................................................................................. 42
d) Nguy cơ tồn tại trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng CDĐL. .................... 43
2.3. Chủ trương của Nhà nước và Chính quyền địa phương trong việc áp dụng công
nghệ sạch vào sản xuất chế biến Chè mang CDĐL Tân Cương ................................... 44
2.4. Quy trình công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân
Cương............................................................................................................................ 46
2.4.1. Quy trình công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất .......................................... 46
2.4.2. Quy trình công nghệ sạch áp dụng trong chế biến .......................................... 65
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY

MẠNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ
MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TÂN CƯƠNG ...................................................................... 72
3.1. Đánh giá việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang
CDĐL Tân Cương ........................................................................................................ 72
3.1.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 72
a) Công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người trong
vùng địa lý mang chỉ dẫn Tân Cương ....................................................................... 72
b) Chất lượng và đặc tính của chè cải thiện do công nghệ sạch. .............................. 77
c) Công nghệ sạch góp phần phát triển danh tiếng của sản phẩm chè mang CDĐL
Tân Cương ................................................................................................................ 80
3.1.2. Những hạn chế của việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế
biến chè mang CDĐL Tân Cương ............................................................................ 82
3.2. Khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động
sản xuất và chế biến chè mang CDĐL Tân Cương....................................................... 87
C. PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 92
PHẦN PHỤ LỤC .............................................................................................................. 95


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BVTV
CDĐL
CTKLM
ESCAP

GAP
KH&CN
Luật SHTT 2005

OECD

R&D
SHCN
SHTT
SXSH
UNCTAD
VietGAP
WIPO
NN&PTNT

Từ, cụm từ hoàn chỉnh
Bảo vệ thực vật
Chỉ dẫn địa lý
Cạnh tranh không lành mạnh
Economic and Social Commission for Asia
and the Pacific(Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu
vực châu Á - Thái Bình Dương)
Good Agriculture Practice
(Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)
Khoa học và Công nghệ
Luật số 50/2005/QH11 của Quốc hội về Sở
hữu trí tuệ, được sửa đổi bổ sung năm 2009
Organization for Economic Co-operation and
Development (Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế)
Research and Experimental Development
Nghiên cứu và triển khai
Sở hữu công nghiệp
Sở hữu trí tuệ

Sản xuất sạch hơn
Trung tâm thương mại quốc tế
Bộ tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt của Việt Nam
Tổ chức SHTT thế giới
Nông nghiệp và phát triển nông thôn


CÁC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TT

Tên hình ảnh,
bảng biểu
I. HÌNH ẢNH
1
Hình 1.1
2
Hình 2.1

Nội dung

Trang

8
29

3

Hình 2.2


Phương trình công nghệ.
Bản đồ địa giới hành chính vùng chè mang chỉ
dẫn địa lý Tân Cương gồm: Phúc Xuân, Phúc
Trìu và Tân Cương.
Địa hình vùng chè mang CDĐL Tân Cương

4

Hình 2.3

41

5
6

Hình 2.4
Hình 2.5

7
8

Hình 2.6
Hình 3.1

Máy sao chè thủ công: sử dụng mạt cưa và quay
bằng tay.
Hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý Tân Cương
Vườn ươm của HTX chè Tân Hương
- Xóm Cây Thị - xã Phúc Xuân
Cây ruốc cá – thuốc trừ sâu sinh học

Biển quảng cáo sản xuất chè an toàn của xóm
Hồng Thái II, xã Tân Cương – TP Thái Nguyên
So sánh thành phần hóa học của nước mắm cổ
truyền và nước mắm cải tiến.
Số hộ và tỷ lệ nhận thức của các hộ gia đình về
tầm quan trọng của CDĐL
Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của các hộ gia
đình
Phương pháp nhân giống chè ở Tân Cương
Liều lượng bón phân cho chè giai đoạn cây con
Sâu hại và các loài thiên địch của chúng
Kỹ thuật hái chè theo mùa vụ
Tổng hợp quy trình công nghệ sạch áp dụng
theo giai đoạn trong sản xuất chè mang CDĐL
Tân Cương
Thành phần hóa học trong những búp chè khác
nhau
Một số máy vò chè cùng đặc điểm và cách vận
hành
Tổng hợp quy trình công nghệ sạch áp dụng
theo giai đoạn trong sản xuất chè
Kết quả sử dụng phân xanh với năng suất cây
chè
Diễn biến hàm lượng tanin và chất hòa tan trong
quá trình chế biến nhiệt của chè xanh

25

II. BẢNG
1

Bảng 1.1
2

Bảng 2.1

3

Bảng 2.2

4
5
6
7
8

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

9

Bảng 2.8

10

Bảng 2.9

11


Bảng 2.10

12

Bảng 3.1

13

Bảng 3.2

III. SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

30

44
53
61
83

36
43
52
55
58
65
65

68
70

73
75
80


1

Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 1.2

3

Biểu đồ 2.1

4

Biểu đồ 2.2

5
6
7

Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5

8

9
10

Sơ đồ 2.6
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8

11

Biều đồ 2.9

12
13

Sơ đồ 2.10
Biểu đồ 2.11

14

Biểu đồ 3.1

15

Sơ đồ 3.2

16

Sơ đồ 3.3

Quan hệ giữa các yếu tố thuộc về vùng địa lý và

các yếu tố thuộc sản phẩm với việc duy trì điều
kiện bảo hộ CDĐL.
Tính chất bắc cầu giữa áp dụng công nghệ sạch
với phát triển danh tiếng sản phẩm.
Sản lượng chè búp tươi và khô qua các năm từ
2011 – 2013 của Thành phố Thái Nguyên
Năng suất trung bình của chè qua các năm từ
2007 - 2013
Tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tỷ lệ sử dụng phân bón
Tỷ lệ thị trường đầu ra của Chè Tân Cương tại
xóm Hồng Thái II – xã Tân Cương
Các bước của công nghệ sản xuất chè
Tỷ lệ về thời gian trồng chè thích hợp trong năm
Tỷ lệ công cụ tạo tán chè được sử dụng ở Tân
Cương
Tỷ lệ sử dụng cây ruốc cá làm thuốc trừ sâu sinh
học tại vùng chè Tân Cương
Quy trình công nghệ chế biến chè Tân Cương
Số hộ sử dụng biện pháp công nghệ trong giai
đoạn làm khô chè ở Tân Cương
Tỷ lệ số hộ áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp
IPM
Tổng hợp các biện pháp công nghệ sạch góp
phần duy trì các yếu tố tự nhiên và tập quán sản
xuất của vùng chè Tân Cương
Tổng hợp các biện pháp công nghệ sạch góp
phần duy trì đặc tính và cải thiện chất lượng chè
Tân Cương


19

27
37
38
39
40
42
50
54
56
62
67
71
75
78

82


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu ngoài việc kế thừa các công trình
nghiên cứu đi trước, có chú thích rõ ràng về nguồn gốc; còn lại các số liệu
kết quả do tôi khảo sát và nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu
mọi trách nhiệm về những thông tin đã được công bố.


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình theo học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công
nghệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh
chị học viên cao học của khoa và nhà trường:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Lê Thị Thu Hà – trường
Đại học Ngoại Thương về những chỉ bảo tận tình của cô trong quá trình
hướng dẫn. Xin trân trọng cảm ơn những nhận xét góp ý quí báu của
PGS.TS Vũ Cao Đàm, TS. Trần Văn Hải, PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, TS.
Đào Thanh Trường, TS. Nguyễn Văn Chiều và các thầy cô giáo trong Khoa
đã giúp đỡ trong quá trình học tập và viết luận văn.
Gửi tới lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, đơn vị đã giúp đỡ tôi
về mặt tài liệu trong quá trình viết luận văn: Xin trân trọng cảm ơn các bạn
đồng nghiệp trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên; Sở KH&CN,
Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên, Phòng Văn hóa, Phòng
Kinh tế - UBND Thành phố Thái Nguyên…
Kết quả luận văn tuy đã có sự cố gắng từ phía tác giả, nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của các thầy cô giáo
và các nhà khoa học để luận văn được hoàn chỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, 2014
Học viên

Bùi Trọng Tài


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, xu hướng áp dụng công nghệ sạch là mối quan tâm không chỉ của
các chính phủ, các quốc gia mà còn cả các doanh nghiệp và người dân. Bởi vì

công nghệ sạch khi được áp dụng vào sản xuất sẽ đảm bảo không gây hại cho môi
trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Trong nông nghiệp, việc áp dụng công nghệ sạch góp phần tạo ra những
sản phẩm sạch đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện nay, đồng thời giảm thiểu các tác
động xấu đến môi trường, duy trì tốt mức độ khai thác, sử dụng các tài nguyên
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hơn thế nữa, công nghệ sạch còn góp phần cải tạo
môi trường và tài nguyên sản xuất, góp phần phát triển ổn định, bền vững nền
nông nghiệp, nông thôn.
Việt Nam là một nước kinh tế nông nghiệp, với đa dạng các sản phẩm nông
nghiệp. Việc phát triển tốt các sản phẩm nông nghiệp là một hướng đi giúp phát
huy được lợi thế cạnh tranh quốc gia. Để giúp các sản phẩm nông nghiệp của Việt
Nam có chỗ đứng, uy tín trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, Chính Phủ và các
doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều biện pháp hỗ trợ. Một trong những biện pháp
đó là xác lập và bảo vệ quyền SHTT đối với các sản phẩm nông nghiệp gắn với
các địa danh trong nước, như nước năm Phú Quốc, chè Shan Tuyết- Mộc Châu,
Bưởi Đoan Hùng, thanh long Bình Thuận, chè Tân Cương, vải thiều Thanh Hà,
v..v. Những tài sản trí tuệ này đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn và kinh tế xã hội của quốc gia.
Chè Tân Cương là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được biết đến không
chỉ bởi hương vị đặc trưng của nương chè xứ Thái, mà nơi đây còn mang nhiều nét
riêng biệt về đất đai, khí hậu tích tụ trong mỗi búp chè non. Điều đó đã tạo ra nét
khác biệt về đặc tính, chất lượng của sản phẩm chè Tân Cương, khẳng định danh
tiếng và thương hiệu của sản phẩm này đối với người tiêu dùng. Chè Tân Cương
đã được bảo hộ CDĐL ở Việt Nam. Tuy vậy, việc khai thác và sử dụng CDĐL
Tân Cương còn bộc lộ nhiều hạn chế: Tình trạng làm giả, làm nhái và xâm phạm
quyền SHTT còn diễn ra phổ biến; việc tạo lập một quy trình chuẩn để kiểm soát
1


và duy trì các đặc điểm về đặc tính, chất lượng và danh tiếng của sản phẩm chè

còn chưa chặt chẽ, dẫn đến một bộ phận không nhỏ sản phẩm thứ cấp được đưa ra
thị trường, gây thiệt hại về uy tín và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, sản phẩm chè
hiện nay còn có hàm lượng thuốc BVTV cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của người tiêu dùng. Do vậy, nhu cầu áp dụng công nghệ sạch, an toàn vào sản
xuất chè ở đây là cần thiết, góp phần tạo ra sản phẩm chè sạch, đồng thời giúp
kiểm soát và duy trì các tiêu chuẩn bảo hộ đối với sản phẩm chè mang CDĐL Tân
Cương. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước về ban
hành các tiêu chí của nền nông nghiệp SXSH. Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản
xuất và chế biến chè mang CDĐL Tân Cương” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sỹ ngành quản lý Khoa học và Công nghệ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề áp dụng công nghệ sạch để bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp gắn
với tài sản trí tuệ nói chung, cây chè nói riêng đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đề cập:
Ở nước ngoài công trình chuyên khảo về chủ đề công nghệ sạch trong sản xuất:
Trường cao đẳng thương mại kỹ thuật Los Angeles với chuyên khảo Clean
Technology - Workforce Challenges and Opportunities(1) đã mô tả các cụm công nghệ
sạch và tác động hiện tại cũng như tiềm năng của nó trên các khu vực kinh tế và nhân
sự. Tuy vậy, nghiên cứu chưa quan tâm đến tác động của công nghệ sạch đến sản xuất
nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ dưới dạng tài sản trí tuệ.
Công trình nghiên cứu của công ty Cleantech Investor(2): Cleantech in
agricultural đăng trên Cleantech magazine đã thảo luận về một trong những công
ty phát triển các giải pháp “xanh” để cải thiện sản lượng cây trồng, cho thấy xu
hướng áp dụng công nghệ sạch để cải thiện các sản phẩm nông nghiệp đã được thế
giới quan tâm từ lâu.
1

Theo Los Angeles Trade-Technical College. Clean Technology - Workforce Challenges and
Opportunities, Partial Funding Provided by the Los Angeles Department of Water and Powe,

Febuary, 2008.
2
First published in Cleantech magazine, May 2008. Copyright Cleantech Investor 2008

2


Xu hướng nghiên cứu khía cạnh kinh tế, thương mại của CDĐL:
Hai nghiên cứu “The Economics of Geographically Differentiated AgriFood Products- Theoretical Considerations and Empirical Evidence”(3) và “The
Socio-Economics of Geographical Indications”(4) đã chỉ ra tầm quan trọng của
việc bảo hộ pháp lý đối với các sản phẩm mang nguồn gốc địa lý khác nhau cần
được quan tâm để thúc đẩy hiệu quả kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp. Tuy
vậy, các nghiên cứu chưa đưa ra những giải pháp ứng dụng công nghệ để gìn giữ
và duy trì các đặc điểm về danh tiếng, đặc tính và chất lượng của sản phẩm nông
nghiệp mang CDĐL.
Ở trong nước, các các nghiên cứu khoa học từ cấp nhà nước đến cấp cơ sở và
các công trình khoa học của sinh viên cũng tỏ mối quan tâm đặc biệt tới việc áp dụng
các biện pháp công nghệ vào giữ vững những đối tượng SHTT đã được bảo hộ:
Chuyên khảo của Nguyễn Vân Thịnh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh – Đại học Thái Nguyên với chủ đề: “Chè tân cương – được và mất với
bảo hộ CDĐL” đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên
Số tháng 1/2012, tr79-82. Với chuyên khảo này, tác giả đã chỉ ra rằng tính từ thời
điểm đăng ký thành công bảo hộ CDĐL “Chè Tân Cương” ngày 12 tháng 11 năm
2007 đến nay, mức giá trên thị trường chè cũng như đời sống của người dân Tân
Cương hầu như chưa được cải thiện. Ngoài ra, vẫn tồn tại khá phổ biến tình trạng
chè Tân Cương bị làm giả, không đúng quy cách phẩm chất.
TS. Đỗ Văn Ngọc thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi
phía Bắc với đề tài: Chọn tạo giống, xây dựng quy trình quản lý cây trồng tổng
hợp nhằm phát triển chè an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Với công trình
này, tác giả đã đề xuất chọn tạo các giống chè có triển vọng phát triển, đồng thời

xây dựng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp đối với các giống chè mới. Tuy
vậy, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc khai thác quy trình chọn tạo giống, mà chưa đi
sâu vào phân tích tác động của áp dụng và thực hành quy trình công nghệ từ sản

Của Prof.

Dr. Roland Herrmann and Prof. Dr. P. Michael Schmitz
Của Dwijen Rangnekar nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu của
Globalis Regionalisation, Đại học Warwick, Vương quốc Anh
3
3
4


xuất đến bảo quản chè theo chủ trương thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good
Agricultural Practices - GAP) của Bộ NN&PTNT.
Một số công trình nghiên cứu khoa học sinh viên của Trường Đại học Khoa
học - Đại học Thái Nguyên như tác giả: Lê Thị Hà với đề tài: Giữ vững bảo hộ
CDĐL chè Tân Cương tại xóm Hồng Thái II, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên,
Phạm Hoài Nhi với đề tài “Thực trạng và biện pháp xử lý xâm phạm quyền Sở hữu
công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương” ; Nguyễn Thanh Huệ với đề
tài“Xử lý xâm phạm quyền đối với sản phẩm chè Tân Cương bằng biện pháp hành
chính” đã chỉ ra những giải pháp để giữ vững bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản
phẩm chè, trong đó chủ yếu là cải thiện chất lượng chè và sản xuất chè sạch, đồng
thời áp dụng các biện pháp để bảo vệ và thực thi quyền đối với CDĐL tân Cương.
Tuy vậy, phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài chỉ khoanh vùng tại xã Tân
Cương, nên tính đại diện và phổ quát của kết quả nghiên cứu chưa cao.
Trên cơ sở kết thừa kết quả các công trình nghiên cứu đi trước, với cách
tiếp cận từ giác độ kiểm soát và đổi mới công nghệ đối với các tài sản trí tuệ, tác
giả của luận văn này lựa chọn hướng: Áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản

xuất, chế biến chè mang CDĐL “Tân Cương” để duy trì và giữ vững chất lượng,
đặc tính và danh tiếng của CDĐL này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đánh giá kết quả áp dụng các biện pháp công nghệ sạch vào sản xuất,
chế biến các sản phẩm chè mang CDĐL “Tân Cương” nhằm duy trì các điều kiện
bảo hộ của CDĐL này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm tốt mục tiêu, đề tài cần giải quyết 3 nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công nghệ sạch và chỉ dẫn địa lý; Sự
cần thiết áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm
mang CDĐL.
Hai là, tìm hiểu thực trạng áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất,
chế biến chè mang CDĐL “Tân Cương”.

4


Ba là, đánh giá kết quả áp dụng và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp
đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang
CDĐL “Tân Cương”.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng áp dụng công nghệ sạch vào
sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương để duy trì các điều kiện bảo hộ của
CDĐL Tân Cương cho sản phẩm chè.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở sản xuất,
chế biến trong vùng phạm vi bảo hộ CDĐL Tân Cương và các cơ sở kinh doanh
chè trở trong và ngoài vùng phạm vi bảo hộ CDĐL này.

- Phạm vi thời gian:
Thời gian khảo sát số liệu:Thời gian khảo sát số liệu được tiến hành từ
tháng 6 năm 2012 đến tháng 06 năm 2014
Thời gian khảo sát đối tượng: từ 2007 – 2014 (Kể từ thời điểm CDĐL Tân
Cương cho sản phẩm chè được bảo hộ đến nay)
5. Vấn đề nghiên cứu
Áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL
“Tân Cương” sẽ mang lại những kết quả như thế nào?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất, chế biến chè sẽ góp phần duy trì
các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người của vùng địa lý Tân Cương, từ đó góp
phần duy trì đặc tính, cải thiện chất lượng và phát triển danh tiếng của sản phẩm
chè mang CDĐL Tân Cương, tiến tới duy trì các điều kiện bảo hộ của CDĐL này.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc nghiên cứu các chuyên
khảo, các công trình nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước, phương pháp
này giúp hoàn thiện cơ sở lý luận về công nghệ sạch và CDĐL. Đồng thời bổ sung
một số luận cứ thực tiễn về CDĐL Tân Cương, các biện pháp công nghệ sạch
được áp dụng vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương.
5


- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được tiến hành với một số người dân và
cán bộ chính quyền địa phương để đánh giá đặc điểm về vùng chè, khí hậu, quy
trình sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm chè. Các nội dung phỏng vấn sâu
được phản ánh trong các lời phát biểu, lời nhận định trong phần nội dung của đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Với phương pháp này, đối tượng
được điều tra là các tổ chức và cá nhân, các hộ gia đình áp dụng công nghệ sạch
vào sản xuất và chế biến sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cương. Vùng địa lý được

bảo hộ bao gồm ba xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu. Việc lựa chọn mẫu
khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phân tầng: Mỗi xã được gán là một tầng.
Trong mỗi tầng đó, việc điều tra lại được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên
đơn giản theo sự lựa chọn bất kỳ của người đi điều tra.
Bảng lựa chọn mẫu được ghi chép đầy đủ trong báo cáo điều tra tại phần
Phụ lục 2. Theo đó, tác giả đã đưa ra 300 và thu về 295 bảng hỏi dành cho các hộ
gia đình trên địa bàn 3 xã, và lựa chọn ba đơn vị điển hình để khảo sát quy trình
công nghệ sạch trong sản xuất và chế biến chè bao gồm: Xóm Hồng Thái II – xã
Tân Cương – TPTN, Hợp tác xã chè Tân Hương nằm trên địa bàn xã Phúc Xuân
và hợp tác xã chè Thiên Phú An của xã Phúc Trìu. Kết quả của quá trình nghiên
cứu, khảo sát được trình bày cụ thể trong nội dung của chương II và chương III.
- Phương pháp quan sát:: Phương pháp quan sát chủ yếu được áp dụng để
mô tả công cụ, quy trình trong sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương.
Các quan sát được phản ánh bằng các hình ảnh công bố trong luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu, các báo cáo,
các bảng hỏi phỏng vấn được, tác giả chọn lọc, phân tích và đánh giá tương quan
giữa việc áp dụng công nghệ sạch với khả năng duy trì và phát triển các đặc điểm
về chất lượng, đặc tính và danh tiếng của CDĐL này.

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH
VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1. Tổng quan về Công nghệ sạch
1.1.1. Khái niệm công nghệ
Trước khi tìm hiểu khái niệm công nghệ sạch, cần điểm qua khái niệm công
nghệ. Công nghệ là một khái niệm phức tạp, đa diện:
Công nghệ nhìn từ góc độ kinh tế:
Định nghĩa của UNCTAD(1972) cho rằng: “Công nghệ là một đầu vào cần

thiết cho sản xuất, và do đó nó được mua và bán trên thị trường như một hàng
hóa”(5). Với cách hiểu này, công nghệ được xem như một dạng tư liệu sản xuất.
Công nghệ nhìn từ góc độ đối tượng quản lý:
Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(ESCAP) thì: "Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng
để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và
các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ"[3;6]. Với định
nghĩa này, công nghệ được coi là hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật chế biến
vật liệu, thông tin.
Luật KH&CN của Việt Nam định nghĩa "Công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các
nguồn lực thành sản phẩm"[25; điều 4]; Tiếp đến Luật chuyển giao Công nghệ của
Việt Nam năm 2006 định nghĩa "Công nghệ là các giải pháp, quy trình, bí quyết
(gắn hoặc không gắn với công cụ, phương tiện) dùng để biến đổi các nguồn lực
thành sản phẩm"[24; điều 3].
Như vậy, Luật KH&CN của Việt Nam đã chỉ ra các hình thức tồn tại của
công nghệ như: giải pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện...để dễ
bề nắm bắt và quản lý. Đây là nét rõ nhất khi coi công nghệ là đối tượng quản lý.

Theo Trần Ngọc Ca (2010), Công nghệ và chuyển giao công nghệ: một số đặc trưng, Tài liệu phục
vụ giảng dạy chương trình Cao học về chính sách và quản lý KH&CN, (Lưu hành nội bộ), tr3
5

7


Công nghệ nhìn từ góc độ khoa học:
Dưới góc độ công nghệ học: Công nghệ được định nghĩa gắn với phương
trình công nghệ [23; 29].


CÔNG NGHỆ
Technology
(T)

=

MÁY, CÔNG CỤ
Machines, Tools
(M)

+

TRI THỨC
Knowledge
(K)

+

KỸ NĂNG
Skills
(S)

Hình 1.1. Phương trình công nghệ
(Nguồn: BM Quản trị Công nghệ - ĐHKT, ĐHQGHN)

Trong công thức này, công nghệ (T) là sự tổng hợp của ba thành tố: Công
cụ, phương tiện máy móc, vật liệu (M) cộng với tri thức hay kiến thức về công
nghệ(K) được mô tả dưới dạng bản vẽ, các công thức, các mô tả và kỹ năng, kỹ
xảo của người vận hành, người quản lý công nghệ(S). Như vậy, nó cũng bao gồm
ba thành tố: Technoware - phương tiện kỹ thuật; Infoware - Thông tin, tri thức và

Humanware - Con người.
Trong khoa học luận – hay lý thuyết về KH&CN, dưới góc độ phân loại
khoa học: Công nghệ được xác định là bước kết nối giữa quá trình nghiên cứu
khoa học và sản xuất. Sau khi nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển
khai(R&D), kết quả sau cùng của triển khai(D)chính là công nghệ. Muốn đưa tri
thức này vào quá trình sản xuất, người ta phải thực hiện quá trình chuyển giao
công nghệ(T). Như vậy, công nghệ "được hiểu là các hoạt động ở mọi lĩnh vực
nhằm áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng và
triển khai - một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn - nhằm mang lại hiệu
quả cao hơn trong các hoạt động của con người"[3; 6].
Tóm lại, có nhiều góc độ nhận thức khác nhau về công nghệ, xong trong
luận văn này khái niệm công nghệ được sử dụng là: "Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện được áp dụng vào quá trình
sản xuất, chế biến và bảo quản để tạo ra sự chuyển biến về đặc tính, chất lượng
sản phẩm và môi trường xung quanh".

8


1.1.2. Khái niệm công nghệ sạch
Hiện nay, có ba hướng tiếp cận nội hàm khái niệm công nghệ sạch, gồm:
Công nghệ sạch nhằm bảo vệ môi trường(công nghệ thân thiện môi trường); Công
nghệ sạch tạo ra sản phẩm sạch an toàn cho sức khỏe con người; Tiếp cận tổng hợp.
i) Tiếp cận công nghệ thân thiện môi trường:
Bảo vệ môi trường, chống lại các chất thải nguy hại của quá trình sản xuất
là xu hướng sống còn hiện nay. Áp dụng công nghệ sạch để bảo vệ môi trường
nằm trong chương trình SXSH, đã được thế giới quan tâm với tuyên ngôn năm
1998 của UNEP: "Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn" (International
Declaration on Cleaner Production). Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc
tế về SXSH, khẳng định cam kết thúc đẩy chiến lược phát triển bền vững.

Theo hướng tiếp cận này: "Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được các ngành
công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô
nhiễm tại nguồn và tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là
công nghệ sạch. Các biện pháp kỹ thuật này có thể được áp dụng từ khâu thiết kế
để thay đổi quy trình sản xuất hoặc là các áp dụng trong các dây chuyền sản xuất
nhằm tái sử dụng sản phẩm phụ để tránh thất thoát" (OCED, 1987)[32;3].
Cũng có thể hiểu "Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp
kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất
gây ô nhiễm môi trường"(6). Những cách tiếp cận công nghệ sạch như vậy hướng
đến giảm thiểu những nguy hại do quá trình sản xuất, chế biến đối với môi trường.
Xong, nghiên cứu những công nghệ kiểu này thuộc mối quan tâm của các ngành
khoa học về môi trường, sản xuất sạch hơn v...v. Không phải là tiêu điểm của
nghiên cứu công nghệ học.
ii) Tiếp cận công nghệ sạch cho sản phẩm sạch:
Cách tiếp cận công nghệ sạch ở dạng này chủ yếu liên quan đến các ngành
sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ trực tiếp đời sống con người.
Con người hàng ngày không chỉ hít thở không khí, uống nước (từ môi trường) để

6

Theo

9


sống mà còn phải nạp vào một lượng năng lượng lớn thông qua lương thực, thực
phẩm. Do vậy các chế phẩm từ nông nghiệp hay công nghiệp thực phẩm đều phải
"sạch" hay an toàn, nghĩa là không để lại các hệ lụy về sức khỏe hay ảnh hưởng
đến tính mạng con người.
Xuất phát từ góc nhìn đó, PGS.TS Đỗ Ngọc Quỹ cho rằng “Công nghệ sạch

là công nghệ an toàn đối với sức khỏe con người” [27;19].
Hay, theo trường Đại học Khoa học Huế trong giáo trình Sản xuất sạch
hơn“Công nghệ sạch là quy trình công nghệ sau khi áp dụng vào sản xuất, chế biến tạo
ra các sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng”[32;19].
iii) Tiếp cận tổng hợp:
Tiếp cận tổng hợp đánh giá tác động của công nghệ sạch đến cả môi trường
và sức khỏe con người. Hướng tiếp cận này phổ biến hơn cả bởi vì nó đánh giá
toàn diện các mặt tác động của công nghệ.
Theo đó,“Công nghệ sạch là bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ để cải thiện
hiệu suất hoạt động, năng suất, hiệu quả hoặc trong khi giảm chi phí, đầu vào,
tiêu thụ năng lượng, chất thải, ô nhiễm môi trường”(7).
Định nghĩa của Cleantech Group cho rằng: “Công nghệ sạch là dạng công
nghệ mới và liên quan đến các mô hình kinh doanh nhằm cung cấp lợi thế cạnh
tranh cho các nhà đầu tư và khách hàng trong khi cung cấp các giải pháp đối với
các thách thức toàn cầu”(8). Các giải pháp đối với thách thức toàn cầu ở đây là
tổng hợp các vấn đề đặt ra của thế giới hiện nay như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường, sức khỏe của con người.
Cũng có thể hiểu “Công nghệ sạch được hiểu là quy trình công nghệ áp
dụng vào sản xuất và chế biến nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đối với môi
trường và sức khỏe con người”.
Trong luận văn sử dụng hướng tiếp cận tổng hợp, nghĩa là công nghệ sạch
trong sản xuất, chế biến phải thân thiện với môi trường đồng thời phải tạo ra sản
phẩm sạch an toàn cho sức khỏe con người.
7

Theo />
8

Theo />
10



1.1.3. Tiêu chí đánh giá công nghệ sạch
Việc đánh giá một công nghệ là “sạch” phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố,
điều kiện khác nhau. Chẳng hạn như việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào của
công nghệ sạch(tiếp cận đầu vào - input approach), quy trình công nghệ sạch diễn
ra(tiếp cận hộp trắng- Process approach), tác dụng của công nghệ sạch đối với môi
trường và con người, các sản phẩm hay đầu ra của công nghệ sạch (tiếp cận đầu ra Output approach); hay là sự tổng hợp của tất cả các tiêu chí trên (Integrated
approach).
Tiếp cận đầu vào của công nghệ sạch (Input approach): Ở cách tiếp cận
này, một công nghệ được đánh giá là sạch khi nó sử dụng các nguồn nguyên liệu
đầu vào tiết kiệm, hiệu quả và không để lại các hệ quả phải giải quyết đối với các
nguyên liệu đầu vào đó. Mặt khác công nghệ đó có thể thu hồi hoặc tái sản xuất tại
chỗ để tạo ra sản phẩm có ích. Ví dụ, sản xuất cồn từ rỉ đường phế thải của nhà
máy đường, thu hồi nước ngưng để dùng lại cho nồi hơi.
Tiếp cận đầu ra của công nghệ sạch (Output approach): Công nghệ được
đánh giá là sạch ở đầu ra khi nó tạo ra các sản phẩm sạch và không thải ra môi
trường các chất thải nguy hại (ở dạng rắn, lỏng, khí). Ví dụ, trong công nghệ sản
xuất bia, người ta sử dụng bã để làm thức ăn chăn nuôi hoặc sử dụng công nghệ
hiếu khí kết hợp yếm khí để xử lý nước thải ở khâu cuối nguồn.
Tiếp cận quy trình công nghệ sạch (tiếp cận hộp trắng – Process approach):
Với cách tiếp cận này, công nghệ sạch được đánh giá ở các khâu, các bước của
quy trình công nghệ. Đây thường là tổng hợp của hàng loạt các biện pháp kỹ thuật
trong một quy trình công nghệ chung mà mỗi biện pháp kỹ thuật đó đều ít nhiều
có yếu tố “sạch” được đánh giá. Ví dụ, quy trình sản xuất chè sạch là một dạng
công nghệ chung, tuy nhiên trong đó có nhiều biện pháp kỹ thuật được đánh giá là
sạch như: chọn tạo giống “sạch”, bón phân hữu cơ“sạch”, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật sinh học “sạch”, chế biến sạch…Đó đều là tiếp cận theo các bước của quy
trình công nghệ sạch. Cũng cần nói thêm, tiếp cận hộp trắng thì có thể đánh giá


11


từng bước của quy trình công nghệ vì các bước đó có thể nắm bắt được, còn tiếp
cận hộp đen cũng chính là tiếp cận đầu ra và đầu vào của công nghệ.
Tiếp cận tổng hợp (Integrated approach): Công nghệ được đánh giá sạch “toàn
diện” ở cả khâu đầu vào, đầu ra và quy trình công nghệ. Ví dụ, công nghệ chế biến
chè sạch là dạng công nghệ sạch tổng hợp. Ở đầu vào nguyên liệu là chè búp tươi
sạch đã qua quá trình sản xuất sạch. Ở quy trình chế biến, các bước từ sao diệt men,
vò rũ tơi, sấy và lên hương, bảo quản đều được áp dụng đảm bảo đúng kỹ thuật sạch.
Ở đầu ra, sản phẩm chè được ra đời cũng đảm bảo “sạch”, an toàn, không có dư
lượng thuốc trừ sâu. Với cách tiếp cận như vậy, công nghệ sạch được coi là tổng hợp
của các yếu tố đầu vào, đầu ra và từng bước của quy trình công nghệ. Trong luận văn
sử dụng cách tiếp cận tổng hợp để phân tích quy trình sản xuất và chế biến chè.
Hiện nay, việc đánh giá một công nghệ là sạch phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố như quan điểm tiếp cận của các cơ quan, tổ chức quốc tế, các chính phủ và các
đơn vị đánh giá công nghệ; mục tiêu của đánh giá:
Chẳng hạn, theo chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP, 1994)
chiến lược về SXSH được nhận định là một chiến lược phòng ngừa môi trường
tổng hợp, trong đó các quá trình sản xuất, các sản phẩm được quan tâm rất chặt
chẽ, nó là quy trình hay kết quả của các công nghệ sạch. UNEP nhận định: Đối với
các quy trình công nghệ sản xuất “phải bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính
các chất thải vào nước và khí quyển”. Đối với các sản phẩm “phải nhắm vào mục
đích làm giảm tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản
phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đếnh khâu thải bỏ cuối cùng”[32;8]. Đây là
cách tiếp cận tổng hợp vừa theo quy trình(hộp trắng) vừa nhấn mạnh yếu tố đầu
vào, đầu ra(in put, out put)- Nghĩa là tiếp cận tổng hợp(Integrated approach).
Ở Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 2612/QĐTTg ngày 30 tháng 12 năm 2013 về việc Phê duyệt chiến lược sử dụng công nghệ
sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu tổng

quát của chiến lược là: “Sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tăng
12


hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp trong sản xuất công
nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nâng cao
đời sống cộng đồng”. Đây cũng chính là cách tiếp cận tổng hợp trong đánh giá
công nghệ sạch.
1.1.4. Vai trò của công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp. Hiện nay, nhiều thành tựu của KH&CN đã được ứng dụng trong
nông nghiệp như việc cơ giới hóa để giải phóng sức lao động, việc chọn tạo giống
cây trồng tốt để tăng năng suất, chất lượng; việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm
sóc khoa học phù hợp với sinh trưởng của từng loại cây; vấn đề áp dụng đưa phân
bón hữu cơ, hóa học vào cải tạo đất; đưa thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng v…v.
Những áp dụng này một mặt giúp nông nghiệp phát triển, xong mặt khác làm nảy
sinh những nguy cơ ô nhiễm, thoái hóa đất, nước do tồn dư vi lượng hóa học của
phân bón, thuốc BVTV, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia sản xuất
nông nghiệp và người tiêu dùng.
Trước thực trạng đó, các xu hướng về một nền nông nghiệp sạch được xây
dựng, bao gồm: Chiến lược về Sản xuất sạch hơn (Clearner Production) trong
nông nghiệp thể hiện qua "Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn" năm 1998
của UNEP; Chiến lược về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP - Good
Agriculture Practices) trong đó hướng đến 4 mục tiêu cốt lõi là: 1- An toàn cho
thực phẩm; 2- An toàn cho người sản xuất; 3- Bảo vệ môi trường; 4- Truy nguyên
được nguồn gốc sản phẩm. Các xu hướng này đã tạo ra các công nghệ sạch áp
dụng trong nông nghiệp, bao gồm:
- Công nghệ sạch trong sản xuất: Công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất

sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất
nông nghiệp: Như giảm thiểu ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, không gây hại
cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các động vật, thực vật có lợi cho sản
13


xuất và đời sống. Ví dụ, biện pháp sử dụng thiên địch để chống lại các loại dịch
hại cho cây trồng được coi là công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất; hay như sử
dụng phân hữu cơ để chăm bón cho cây nông nghiệp thay vì sử dụng phân bón hóa
học được coi là một dạng "công nghệ sạch" trong sản xuất.
- Công nghệ sạch trong chế biến: Công nghệ sạch trong chế biến được áp
dụng sẽ góp phần đẩy lùi các nguy cơ về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc không
sử dụng các chất hóa học, chất phụ gia công nghiệp độc hại trong chế biến sẽ tạo ra
những sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người.
- Công nghệ sạch trong bảo quản: Áp dụng công nghệ sạch trong bảo quản
nông phẩm, thực phẩm cũng góp phần đẩy lùi nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực
phẩm, đem lại cho con người cuộc sống an toàn, bền vững. Ví dụ việc bảo quản
các sản phẩm nông nghiệp không sử dụng các thuốc hóa học chống héo, chống
thối rữa (ví dụ đất đèn) và các thuốc kích thích tăng trưởng.
Tóm lại: Công nghệ sạch có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bởi
nó đem lại những lợi ích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã
hội và nhân văn sâu sắc, góp phần phát triển bền vững cả hiện tại và tương lai.
1.2. Tổng quan về chỉ dẫn địa lý
1.2.1. Khái niệm Chỉ dẫn địa lý và bảo hộ Chỉ dẫn địa lý
a) Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Khái niệm về CDĐL ở tầm quốc tế được quy định tại Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs) được ký kết
ngày 15 tháng 04 năm 1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995,
theo đó:“CDĐL là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một
thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy

tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”[30;điều 22.1].
Khái niệm trên có những điểm đáng lưu ý sau:
Một là, CDĐL là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hoá. Thuật ngữ
“chỉ dẫn” được quy định trong Hiệp định không nói rõ phải là những dấu hiệu cụ
thể nào, do đó các dấu hiệu được sử dụng làm CDĐL là rất rộng. Nó có thể là tên
14


gọi địa danh của một vùng địa lý, tên, hình ảnh, biểu tượng hoặc bất cứ dấu hiệu
nào miễn là các dấu hiệu này dùng để chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá.
Hai là, hàng hoá mang CDĐL phải có nguồn gốc từ vùng địa lý được chỉ
dẫn. Định nghĩa quy định “hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên
hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó”. Như vậy, có thể hiểu vùng
địa lý được nhắc đến ở đây có thể là một quốc gia, một vùng trong lãnh thổ của
quốc gia, miễn là nơi đó trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên (WTO). Đối
với nhãn hiệu, khi lựa chọn hàng hoá, người tiêu dùng sẽ có sự liên tưởng tới hàng
hoá và nhà sản xuất ra loại mặt hàng đó trong khi CDĐL cho người tiêu dùng biết
sản phẩm đó có nguồn gốc từ địa phương nào. Chính vì lý do này mà CDĐL sử
dụng trên hàng hoá phải chỉ rõ chính xác nguồn gốc nơi mà nó mang xuất xứ.
- Ba là, sản phẩm mang CDĐL phải có “chất lượng”, “uy tín” hay “các
đặc tính nhất định” và các yếu tố này có được chủ yếu do xuất xứ địa lý: Thứ nhất
là yếu tố “chất lượng”, Định nghĩa không diễn đạt cụ thể sản phẩm mang CDĐL
phải có “chất lượng riêng biệt”, “chất lượng đặc biệt”, “chất lượng khác biệt và
phân biệt với các sản phẩm cùng loại” hay “chất lượng cao”…như trong pháp luật
một số nước. Điều này cũng khiến cho việc quy định “chất lượng” của sản phẩm
mang CDĐL được mở rộng hơn. Tiếp đến là yếu tố “Uy tín” hay “Danh tiếng” của
sản phẩm được quy định trong khái niệm về CDĐL ở Hiệp định TRIPs nhưng lại
không được đề cập đến trong Hiệp ước Lisbon

(9)


. Như vậy, đây là điểm mới của

TRIPs so với quy định trước đó. Thứ nữa, yếu tố “đặc tính” của sản phẩm do
chính sản phẩm đó quyết định và những yếu tố này được bắt nguồn từ xuất xứ địa
lý. Trong Hiệp định TRIPs không nêu rõ “xuất xứ địa lý” của sản phẩm gồm
những yếu tố nào. Theo cách hiểu chung nhất thì các yếu tố trong xuất xứ địa lý
của sản phẩm bao gồm hai yếu tố: 1- Yếu tố tự nhiên, 2- Yếu tố con người (10).
Theo Hiệp ước Lisbon quy đình về Tên gọi xuất xứ hàng hóa thì “TGXXHH là tên địa lý của
một nước, một vùng hay một địa phương dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại nơi đó
và chất lượng hay những đặc tính của sản phẩm chỉ có hoặc được tạo thành chủ yếu từ môi
trường địa lý bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người” Định nghĩa này không nhắc gì đến yếu
tố “uy tín” của sản phẩm.
10
Vấn đề này cũng đã được Hiệp ước Lisbon quy định trong định nghĩa về tên gọi xuất xứ hàng
hóa.
9

15


Ở Việt Nam, CDĐL được quy định lần đầu tiên tại Nghị định
54/2000/CP- NP ngày 03/10/2000 với quy định về “Tên gọi xuất xứ hàng hóa” và
được chính thức định nghĩa tại khoản 22 điều 4 luật SHTT 2005. Theo đó “ CDĐL
là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hay quốc gia cụ thể”[26;điều 22.4]. Định nghĩa trong Luật SHTT không bao
quát được hết các yếu tố cần thiết như “chất lượng”, “danh tiếng” hoặc “đặc tính”
của sản phẩm mang CDĐL phải có nguồn gốc từ khu vực địa lý mà nó xuất xứ.
Tuy vậy, luật cũng đã đưa vấn đề này vào trong mục các điều kiện bảo hộ đối với
CDĐL tại điều 79 luật SHTT 2005.

1.2.2. Điều kiện bảo hộ và duy trì điều kiện bảo hộ CDĐL
a ) Điều kiện bảo hộ đối với CDĐL
Theo đó, CDĐL được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:
1. Sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL;
2. Sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu
do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng
với CDĐL đó quyết định.[26;điều 79].
Phân tích các điều kiện bảo hộ, ta thấy:
Một là, sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc từ khu vực địa lý mà nó
xuất xứ. Pháp luật các nước quan niệm điều này không giống nhau. Một số nước
quy định tất cả quá trình sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thô đến đến quá trình
chế biến và sản xuất thành phẩm phải được diễn ra trong phạm vi xác định của
vùng địa lý được chỉ dẫn tới; một số nước yêu cầu chỉ cần nguyên liệu thô có
nguồn gốc từ vùng địa lý được xác định còn quy trình chế biến có thể diễn ra trong
một phạm vi khác. Trong khi đó pháp luật một số nước quy định rõ chỉ cần ít nhất
một công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra trong vùng địa lý đó(11).
Ở Việt Nam Pháp luật cũng chưa chỉ rõ vấn đề này. Do đó, tùy vào từng đối tượng
bảo hộ mà người thực thi pháp luật vận dụng. Một điểm đáng chú ý trong điều
11

Xin xem thêm ở phần định nghĩa CDĐL theo Hiệp định TRIPs.

16


×