Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SKKN một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 29 trang )

Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------***---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Tác giả:Nguyễn Thị Hồi Hương
Lĩnh vực :Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non

Năm học: 2016 - 201
0


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

MUC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................... 4
I. Đặc điểm tình hình:..........................................................................................4
1. Cơ sở lý luận:...................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................6
2.1.Thuận lợi:.......................................................................................................6
2.2.Khó khăn:.......................................................................................................7
II. Một số biện pháp thực hiện:...........................................................................8
1.Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ...........8
2.Biện pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn.....................................8


3.Biện pháp 3: Lựa chọn thực phẩm................................................................14
4.Biện pháp 4:Tăng cường bảo vệ các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ
chế, chế biến thực phẩm....................................................................................18
5.Biện pháp 5: Cải tiến, nâng cao phương pháp chế biến...............................20
6.Biện pháp 6: Tham mưu bổ xung cơ sở vật chất...........................................24
7.Biện pháp 7: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ học sinh.......................24
III. Kết quả thực hiện........................................................................................25
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG......................................................27
1. Kết luận:.........................................................................................................27
2. Bài học kinh nghiệm:....................................................................................27
3.Khuyến nghị , đề xuất:....................................................................................28

1


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mọi
trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác
GD&ĐT. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ: “ giáo dục là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của toàn dân, toàn nước”. Đồng thời giáo giáo dục mầm non
cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong sự nghiệp
đào tạo thế hệ trẻ, vì trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực
phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt các cháu sớm được phát
triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn cực
kì quan trọng trong sự nghiệp hình thành nhân cách.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng
được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi
sáng, trẻ em trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai. Ngay từ tuổi mầm non,
trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt
đức, trí, thể , mỹ và lao động. Trong đó, giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ
hàng đầu, quan trọng nhất vì sức khỏe là vốn quý giá nhất, có ý nghĩa sống còn
với con người
Ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc
biệt nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, không
những trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này. Để đảm bảo có
một sức khỏe tốt, cường tráng, dẻo dai cần chú ý đến các chất dinh dưỡng, vì
dinh dưỡng sức khỏe ngày nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi
người, mọi nhà. Chính vì dinh dưỡng hợp lí đã và đang nâng cao chất lượng cho
cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng.
Trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc hợp lý, mà ăn uống là một
biện pháp tốt nhất để giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh. Qua ăn uống, trẻ được cung
cấp năng lượng cho tất cả các bộ máy trong cơ thể. Khi trẻ khỏe mạnh, các bé sẽ
có sự cân bằng giữa tuổi- cân nặng và chiều cao.
Nếu ăn uống thiếu chất hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sụ trao đổi
chất. Từ đó làm cho cơ thể trẻ suy yếu và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng,
thấp còi và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Vậy làm thế nào để chế biến những món ăn cho trẻ vừa ngon, vừa đủ chất
giúp trẻ ăn hết xuất? Đó là vấn đề mà tôi và nhiều bạn đồng nghiệp luôn quan
2


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
tâm suy nghĩ trong suốt quá trình tham gia nấu ăn cho trẻ trong trường mầm
non. Chính vì vậy, tôi đã tìm ra “Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ
trong trường mầm non”. Với mong muốn cải thiện chất lượng bữa ăn cho trẻ

ngày càng đạt hiệu quả cao.

3


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình:
1. Cơ sở lý luận:
Căn cứ nghiên cứu (căn cứ pháp lý; căn cứ khoa học)Ngày 22/12/2012 Thủ
tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược
quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, và tầm nhìn đến năm 2030 với
quan điểm cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp, các ngành
và mọi người dân. Bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng
nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt
Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo mục tiêu” Đến năm 2020, suy
dinh dưỡng trẻ em đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao
tầm vóc và thể lực của người Việt Nam…”
Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm
non ở điều 8, tiêu chuẩn 5 đã nêu: ‘‘Chiều cao, cân nặng trẻ phát triển bình
thường theo độ tuổi đảm bảo sự phát triền thể chất theo mục tiêu của Chương
trình giáo dục mầm non’’.
Công văn số 5396/BGDĐT-GDMN ngày 20/8/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2012-2013 có
nêu: “Tăn cường biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ bị suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 8% và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới
10%. Tiếp tục chỉ đạo mở rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
trong các cơ sở Giáo dục mầm non. Đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thể

thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở
những nơi tổ chức ăn bán trú,đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong
các cơ sở Giáo dục mầm non”.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào
lớp một. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hòa giữa
nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khỏe là vốn
quý nhất của mỗi con người,là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Do vậy việc chăm sóc, bảo vệ tăng cường sức khỏe cho trẻ em những chủ nhân
tương lai của đất nước là việc làm thiêng liêng, cao cả là trách nhiệm của gia
đình, xã hội và đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non, lực lượng trực tiếp chăm
sóc và giáo dục trẻ, giúp trẻ lớn lên trở thành những con người mạnh về thể chất,
4


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
đẹp về tâm hồn, cao về trí tuệ có ích cho xã hội. Trẻ em hôm nay là thế giới
ngày mai.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, dinh dưỡng chiếm
một vị trí rất quan trọng đối với con người , đặc biệt là đối với trẻ em, vì cơ thể
trẻ em đang phát triển và hoàn thiện nên có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Trong
khi bộ máy tiêu hóa còn chưa hoàn chỉnh, do đó bất cứ sai lầm nhỏ nào về dinh
dưỡng cũng gây ra rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Trẻ em cần có một chế độ ăn uống
hợp lý, dinh dưỡng cân đối để phát triển thể lực và trí tuệ, còn đối với người lớn
chúng ta thì cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc , hay nói cách khác
dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Chất dinh dưỡng nhằm
giúp con người phát triển khỏe mạnh, sinh sản để duy trì nòi giống.
Mỗi con người là một thực thể sống, cần được ăn uống để tồn tại và phát
triển. Từ đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc ăn uống, chúng ta phải
ăn uống như thế nào cho hợp lý, cơ cấu bữa ăn nên như thế nào cho phù hợp với

quá trình lao động….nhằm giúp con người khỏe mạnh phòng tránh được bệnh
tật. Đặc biệt, với trẻ em đang trong thời kỳ phát triển về mọi mặt, vì vậy nhu cầu
dinh dưỡng rất cần thiết đối với trẻ. Nếu chúng ta cho trẻ ăn uống không hợp lý
không đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ thì rất dễ gây
ra các bệnh như suy dinh dưỡng, còi xương…Ngoài những căn bệnh nói trên ở
trẻ em, hiện nay chúng ta còn có căn bệnh béo phì. Ở trẻ em có xu hướng tăng
rất nhiều đặc biệt là ở một số những thành phố lớn như Hà Nội, HCM, và ở khu
vực nông thôn chúng ta cũng đã và đang có một số trường hợp các cháu mắc
phải căn bệnh này. Đây cũng là một trong số những mối quan tâm của nhiều gia
đình và nhà trường nhất là ở độ tuổi mẫu giáo. Với lứa tuổi này, chúng ta cần
chú ý đảm bảo nhu cầu về năng lượng nhiều hơn lúc này nhu cầu dinh dưỡng
của trẻ rất lớn để phát triển về mọi mặt. Nếu chúng ta không có khẩu phần dinh
dưỡng thích hợp cho trẻ thì rất dễ dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ.
Chúng ta cũng biết muốn có một tình trạng sức khỏe tốt thì tình trạng dinh
dưỡng phải hợp lý mà muốn có dinh dưỡng tốt nhất cho mọi người thì phải phụ
thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng hợp lý thì mới cho chúng ta cơ thể khỏe mạnh
để chống lại các bệnh tật. Ngoài ra còn phải phụ thuộc vào cách biến thức ăn
uống khoa học của mỗi người. Nếu khẩu phần ăn của chúng ta ăn cân đối và
thích hợp với các chất dinh dưỡng thì sẽ giúp cho con người phát triển khỏe
mạnhvà phòng tránh được rất nhiều bệnh tật.
Trong cuộc sống, tương lai của chúng ta muốn thành đạt được trong công
việc của mình thì việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là có một sức khỏe tốt,
tinh thần thoải mái thì việc gì chúng ta cũng có thể làm được. Còn đối với trẻ em
như búp trên cành thì chúng ta cần phải chăm sóc cho các em có một sức khỏe
5


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
tốt để chống lại các bệnh tật, điều đó đối với trẻ mầm non rất quan trọng. Có sức
khỏe tốt thì các em mới có thể tham gia vào học tập vui chơi một cách tích cực,

thoải mái và hứng thú.
Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và đặc biệt quan
trọng đối với trẻ em nói riêng, vì trẻ em là tương lai của đất nước.
Muốn làm được điều đó thì trước hết nền giáo dục trong trường mầm non
của chúng ta không những quan tâm đến những vấn đề dạy dỗ cho trẻ những
kiến thức sơ đẳng để hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên cho trẻ em mà
bên cạnh những vấn đề đóthì làm một nhà giáo dục như chúng ta cần phải quan
tâm hơn nữa vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ một cách phù hợp.
Là một cô nuôi làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường, tôi luôn
suy nghĩ làm sao cho các bữa ăn của trẻ đã đủ chất, đủ lượng, theo thực đơn,
đúng khẩu phần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , làm thế nào chế biến để
trẻ ăn ngon miệng, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trường mầm non nơi tôi công tác là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Trường nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến. Trường tập trung về một điểm,
khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát. Trường gồm có mười lớp học và một
khu bếp (rộng rãi thoáng mát, thiết kế theo dây chuyền một chiều), có hơn 30
cán bộ giáo viên và nhân viên.
Để thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ trong
trường mầm non” tôi có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm.
Đặc biệt là được Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện về mọi mặt.
Năm học 2014-2015trường tôi được công nhận là Trường chuẩn Quốc gia
ở mức độ I.
Năm học 2015-2016, trường tôi kiểm định chất lượng Giáo Dục được công
nhận cấp độ II.
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc cộng tác tổ chức ăn bán trú và chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ đã được nhà trường đầu tư đầy đủ.
Trẻ ăn bán trú tại trường 100% nên thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi

dưỡng.
Bếp ăn đúng tiêu chuẩn, thiết kế theo một chiều.
Giáo viên nhân viên đều nhiệt tình và tâm huyết với nghề.
Các nhân viên đứng bếp đều có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn
và được tham gia kiến tập tại một số trường điểm của huyện.
Nhà trường kí hợp đồng thực phẩm sạch với công ty Bảo An Huy đã được
sự phê duyệt của Phòng Giáo dục.
6


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
Hội phụ huynh học sinh luôn quan tâm ủng hộ nhà trường trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ
2.2.Khó khăn.
Trường thuộc vùng xa của Huyện tiền ăn của trẻ còn thấp nên việc chế biến
các món ăn còn gặp nhiều khó khăn.
Một số nhân viên nấu ăn mới vào nghề nên kinh nghiệm còn hạn chế
Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều, một số phụ huynh còn thờ ơ với
việc chăm sóc giáo dục con, một số gia đình lại chiều con quá nên việc ăn uống
không khoa học .
BẢNG KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC NGHIỆM

Kết quả trước khi thực nghiệm

Thời gian
Nội dung

Số lượng trẻ

Tỷ lệ %


Trẻ đến lớp toàn trường

371

100

Trẻ ăn tại trường

371

100

352

94.4

Kênh suy dinh
dưỡng

19

5.2

Kênh bình
thường

348

93.8


Kênh thấp còi

23

6.2

Kênh bình
thường
Cân nặng

Chiều cao

NT: 79.1
MG: 80.3

Calo đạt

Trước những thuận lợi và khó khăn trên, tôi cùng đồng nghiệp tìm ra những
giải pháp tối ưu để khắc phục khó khăn nhằm đáp ứng cho trẻ đủ các chất dinh
dưỡng qua bữa ăn ở trường.
II. Một số biện pháp thực hiện:
7


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
1.Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Với tinh thần “Học, học nữa học mãi” là nhân viên nấu ăn tôi luôn tự học
tập bồi dưỡng kiến thức về công tác nuôi dưỡng để tích lũy cho mình hiểu biết
và có những kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng đạt kết quả

tốt. Là tổ trưởng chuyên môn, tôi tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, có lịch
kiến tập cụ thể để cùng nhau trau dồi, thảo luận, phát huy sáng kiến về cách lựa
chọn thực phẩm sạch, tươi ngon, cách bảo quản, kĩ thuật chế biến thực phẩm,
đảm bảo vệ sinh an toàn trong khi sơ chế , chế biến , chia ăn..
Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, kiến
thức vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế, phòng giáo dục tổ chức...
Tham gia các buổi kiến tập tại các trường điểm của Huyện, các buổi hội
giảng, hội thi chế biến các món ăn do trường tổ chức, sưu tầm trên báo chí, báo
hình, mạng...Qua đó tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, có thêm kiến thức
để làm được tốt hơn chuyên môn nuôi dưỡng của mình tạo ra những bữa ăn
ngon, hấp dẫn và đầy đủ các chất dinh dưỡng.
2.Biện pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn
Việc xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ là việc làm mang
tính chất khoa học nhằm mục đích sử dụng tiền ăn đúng mục đích và tương ứng
với tỷ lệ các chất dinh dưỡng định lượng calo.
Khi tiền ăn phân phối hợp lý sẽ giảm tối đa sự thiếu, thừa tiền ăn của trẻ
trong ngày. Đặc biệt là bữa ăn của trẻ đủ được 4 nhóm lương thực, thực phẩm
đólà nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất bột đường và
nhóm thực phẩm giàu chất vitamin và muối khoáng.
Khi xây dựng thực đơn tôi cùng đồng nghiệp, kế toán chọn thực phẩm đa
dạng phong phú kết hợp nhiều loại thực phẩm, mỗi nhóm thực phẩm phải thay
đổi từng bữa từng ngày, từng món ăn để làm món ăn thêm phong phú và hấp dẫn
trẻ.
Bên cạnh phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích
hợp, tôi rất chú trọng tới việc xây dựng thực đơn theo mùa như:
VD:Thực đơn mùa hè: Thời tiết nóng bức thì nhu cầu về các món ăn cần
phải có nhiều nước. Tôi tìm ra những thực phẩm có tính mát để chế biến các
món ăn cho trẻ như món: Thịt gà + thịt lợn om nấm; đậu thịt sốt cà chua; trứng
hấp vân… và các loại canh như: Canh rau đay mồng tơi nấu cua, canh ngao( cua
hến) nấu chua…, cùng các loại chè như: chè hạt sen thập cẩm và thêm một số

loại hoa quả mà trẻ yêu thích.
Thực đơn mùa đông: Thời tiết rất lạnh nên tôi chú trọng chọn những thực
phẩm ấm nóng hơn giúp trẻ giữ nhiệt lâu hơn như món thịt bò + thịt lợn hầm
rau, củ quả, món tôm+ thịt lợn xào ngũ sắc,… canh khoai tây + cà rốt nấu thịt,
8


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
canh bí đao xanh nầu tôm…và các loại xôi như xôi đỗ xanh, xôi gấc , xôi dừa,
mỳ (phở, bún) bò rau cải…
Đặc biệt nhất là nhóm thực phẩm rau, củ, quả như rau giền, bí đỏ, rau ngót
là những loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin C có tác dụng phòng ngừa bệnh
thiếu máu, khô mắt cho trẻ em…
Đảm bảo thực đơn 2 tuần không trùng nhau và tránh những thực phẩm
xung khắc, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng thực phẩm, biết kết hợp những màu
sắc hấp dẫn vào món ăn để tăng thêm sự hấp dẫn cho trẻ, kích thích trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết xuất của mình
Từ đó, tôi đã xây dựng thực đơn cho các ngày trong tuần phù hợp với mùa
đông, mùa hè đảm bảo đủ các chất. Từ thực đơn hàng ngày kế toán tính số lượng
thực phẩm của từng loại đảm bảo cần đối tỷ lện các chất L:P:G, Canxi, B1.
Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức:
P =14-16%, L =24-26%, G =60-62%
Nhu cầu canxi của trẻ: 1-3 tuổi: 350mg/ngày/trẻ.
4-6 tuổi: 420mg/ngày/trẻ.
Nhu cầu B1: 1-3 tuổi: 0.41 mg/ngày/trẻ.
4-6 tuổi: 052 mg/ngày/trẻ.
Từ thực đơn tôi và kế toán tính khẩu phần ăn cho trẻ.
Tỷ lệ dinh dưỡng giữa các chất bình quân trong tháng:
Các chất


P

L

G

Mẫu giáo

14.8

24.5

60.7

Nhà trẻ

14.3

24.5

61.2

Định lượng calo đạt:
Mẫu giáo

860 calo/trẻ/ ngày

Nhà trẻ

815 calo/trẻ/ngày


Dưới đây là bảng thực đơn theo mùa và theo tuần:
THỰC ĐƠN MÙA HÈ TUẦN 1+3
Th


Sáng MG +NT

Chiều MG

9

Chiều NT


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

2

-Thịt bò, lợn hầm củ

-Súp gà

-Thịt gà rim

quả

-Bánh dinh dưỡng

-Canh rau ngót nấu


-Canh bí nấu tôm

thịt
-Uống sữa

3

-Thịt tôm rim

-Bún ngan

-Bún ngan

-Canh rau ngót nấu

-Uống sữa

-Dưa hấu

thịt

4

-Uống sữa

-Thịt gà, lợn nấu cà ri

-Chè bí đỏ


-Chè bí đỏ

-Canh mồng tơi,

-Hoa quả

-Bánh dinh dưỡng

mướp nấu cua

5

-Hoa quả

-Thịt đậu rán sốt cà

-Cháo vịt

-Cháo vịt

chua

-Uống sữa

-Bánh dinh dưỡng

-Canh bầu nấu ngao

6


-Uống sữa

-Cá, thịt kho tộ

-Phở bò rau cải

-Đậu thịt xốt cà chua

-Canh đu đủ, cà rốt

-Uống sữa

-Canh rau cải nấu thịt

nấu thịt

7

-Uống sữa

-Trứng hấp vân

-Bánh bông lan

-Bánh bông lan

-Canh rau thập cẩm

-Uống sữa


-Hoa quả

nấu thịt

-Uống sữa
THỰC ĐƠN MÙA HÈ TUẦN 2+4

Th


Sáng MG +NT

Chiều MG

10

Chiều NT


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

2

3

4

5

6


7

-Trứng thịt chưng cà
chua
-Canh rau thập cẩm

-Bún riêu cua
-Chuối tiêu

-Bún riêu cua
-Bánh dinh dưỡng
-Chuối tiêu

-Cá xốt thịt cà chua
-Canh đu đủ cà rốt
nấu thịt

-Phở bò rau thơm
-Uống sữa

-Thịt đậu xốt cà chua
-Canh bầu nấu thịt
-Uống sữa

-Thịt ngan xào thập
cẩm
-Canh bí ngao nấu
tôm


-Súp thập cẩm
-Bánh dinh dưỡng

-Súp thập cẩm
-Bánh dinh dưỡng
-Hoa quả

-Thịt đậu rim cà chua
-Canh rau ngót nấu
cua

-Chè thập cẩm
-Hoa quả

-Chè thập cẩm
-Hoa quả
-Bánh dinh dưỡng

-Thịt tôm xào ngũ sắc
-Canh rau cải nấu thịt

-Cháo thịt lợn bí ngô
-Uống sữa

-Thịt lợn kho trứng
cút
-Canh rau giền
-Uống sữa

-Thịt bò, lợn xốt vang

-Canh bầu nấu ngao

-Bánh bông lan
-Uống sữa

-Bánh bông lan
-Uống sữa
-Hoa quả

THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG TUẦN 1+3
Th


Sáng MG +NT

Chiều MG

11

Chiều NT


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

2

3

4


5

6

7

-Cá, thịt kho tộ.
-Xôi dừa
-Canh khoai tây, cà rốt -Uống sữa
nấu thịt.

-Thịt lợn rim cà chua
-Canh rau cải nấu thịt
-Uống sữa

-Trứng chưng thịt cà
chua
-Canh rau cải nấu cua

-Súp gà, ngô non
-Bánh dinh dưỡng

-Súp gà ngô non
-Hoa quả
-Bánh dinh dưỡng

-Thịt bò,lợn hầm củ
quả
-Canh ngao nấu chua


-Bún ngan
-Uống sữa

-Bún ngan
-Bánh dinh dưỡng
-Uống sữa

- Thịt gà, lợn nấu cà ri -Cháo tôm thịt
-Canh đu đủ cà rốt
-Uống sữa
nấu thịt

-Cháo tôm thịt
-Hoa quả
-Uống sữa

-Đậu thịt xốt cà chua
-Canh cải nấu thịt

-Bún bò rau thơm
-Uống sữa

-Trứng cút kho thịt
-Canh rau giền nấu
thịt
-Uống sữa

-Tôm thịt rim cà chua
-Canh bắp cải nấu thịt


-Bánh bông lan
-Uống sữa

-Bánh bông lan
-Hoa quả
-Uống sữa

THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG TUẦN 2+4
Th


Sáng MG +NT

Chiều MG

12

Chiều NT


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

2

3

4

5


6

7

-Ruốc thịt gà, thịt lợn
-Canh su hào, cà rốt
nấu thịt

-Bún mọc
-Uống sữa

-Bún mọc
-Bánh dinh dưỡng
-Uống sữa

-Cá rán xốt thịt cà
chua
-Canh đu đủ cà rốt
nấu thịt

-Súp thập cẩm
-Bánh dinh dưỡng

-Thịt gà xào củ quả
-Canh rau cải nấu thịt
-Uống sữa

-Thịt ngan xào lăn
-Canh rau cải nấu cua


-Xôi đỗ xanh
-Uống sữa

-Xôi đỗ xanh
-Bánh dinh dưỡng
-Uống sữa

-Tôm, thịt xào ngũ sắc -Bún bò rau thơm
-Canh bắp cải nấu thịt -Uống sữa

-Bún bò rau thơm
-Bánh dinh dưỡng
-Uống sữa

-Thịt bò, lợn hầm sốt
vang
-Canh bí xanh nấu
tôm

-Cháo gà
-Uống sữa

-Đậu thịt xốt cà chua
-Canh rau ngót nấu
thịt
-Uống sữa

-Trứng, thịt hấp vân
-Canh ngao nấu đậu


-Bánh bông lan
-Uống sữa

-Bánh bông lan
-Hoa quả
-Uống sữa

3.Biện pháp 3: Lựa chọn thực phẩm
Từ thực đơn đã xây dựng , tôi lên kế hoạch để chuẩn bị thực phẩm theo
từng ngày cụ thể . Sau đó dựa vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của bản
thân để lựa chọn thực phẩm.
Cụ thể như sau:
13


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
3.1.Thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Các loại rau, củ, quả:
Rau mùng tơi: Chọn lá nhỏ, xanh biếc, không dập nát hoặc sâu. Không
chọn loại rau lá to và dày.

Rau mồng tơi
Bầu: chọn loại bầu sao tươi ngon, quả thon đều, nhiều long tơ, không dập.

Quả bầu sao
Rau ngót: Chọn loại rau lá nhỏ, non, có màu xanh tươi
Cà rốt: tươi màu da cam, nhẵn, cuống nhỏ, nây đều, chắc tay, không dập,
không có mắt
Cà chua:tươi, chín đều, cùi dày, ít hạt. Đó là loại cà chua hồng.
Khoai tây: chọn củ nhẵn, tròn đều, màu vàng, không có đám màu xanh trên

da, ít mắt, đặc biệt là không được mọc mầm
14


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
Bí đỏ:Chọn quả bí già, múi to, vỏ vàng, cứng, thịt quả dày, có màu da cam
sẫm, viền ngoài có màu xanh, ăn rất bùi, thơm và ngọt.
Các loại như nấm khô: chọn nấm khô có mùi thơm đặc trưng, cánh dày,
cụp, không mối mọt.

Nấm hương
3.2.Thực phẩm có nguồn gốc động vật
Chọn các loại thịt:
Thịt gà:Chọn thịt mềm, có màu trắng hồng, có độ đàn hồi tốt, da gà màu
trắng hoặc vàng, có độ co giãn tốt, nếu là gà ác thì da màu đen.

Thịt gà
Thịt bò: chọn thịt thới nhỏ, mịn, màu đỏ hồng, mỡ vàng nhạt, có mùi thịt
đặc trưng, không có mùi hôi, dẻo dính.
Thịt lợn: chọn thịt có màu tươi sáng, mềm mại, độ đàn hồi tốt, khả năng
giữ nước tốt, bề mặt có chất dịch màu hồng tiết ra. Khi luộc lên mọng nước,
nước luộc trong, có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng

15


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

Thịt lợn
Chọn các loại trứng gia cầm:

Chọn vỏ trứng sach, quả nguyên vẹn, bên ngoài có lớp bụi phấn, có màu
trắng hồng hoặc hơi xanh cả cuống, cầm chắc tay, không lúc lắc, kích thước
buồng khí nhỏ, khi soi lên ánh sáng, giữa lòng trắng và lòng đỏ không có vết
đen, không có mùi.

Trứng gà
3.3.Chọn thủy sản:
Chọn tôm: Tôm tươi sống, vỏ trong, thịt chắc, bám sát vỏ, độ đàn hồi tốt,
mắt lồi, đầu nguyên vẹn, râu càng còn nguyên có màu trong xanh.

16


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

Tôm đồng
Chọn lươn: Lươn phải tươi sống, màu lung vàng óng, bụng trắng, nhanh
nhẹn, đầu nhỏ bò ngóc lên, thân to còn nguyên vẹn.
Chọn cua đồng:Chọn cua cái, cua còn sống, nguyên vẹn chân, càng, mắt
lồi, mai chắc.

Cua đồng
Chọn cá: Cá tươi mắt trong, sạch, vảy bám chắc vào thân, mang đỏ tươi,
chất nhày trong, thịt đàn hồi, hậu môn không lồi, đối với trẻ mầm non nên chọn
cá to để dễ gơ xương
17


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
Chọn ốc nhồi:Ốc còn sống,con to vừa, màu vàng hoặc nâu, vỏ nhẵn, miệng

đầy, thả vào nước thì chìm
3.4Chọn ngũ cốc:
Chọn gạo hạt nhỏ đều, khô, cắn giòn tan màu trắng trong, không có màu
đen, ố, mốc, không bạc bụng, có mùi thơm đặc trưng của từng loại gạo, không
có mùi lạ, hôi, chua, không có tạp chất, không có nhiều hạt gãy tấm. Độ ẩm
không quá 12-14%,…

Chọn gạo
Chọn đỗ xanh: hạt đỗ xanh lòng, là loại đỗ đã được phơi kỹ thì đỗ mới có
độ bở ngon, hạt đều sạch sẽ, không có hạt lép và mảy.
4.Biện pháp 4:Tăng cường bảo vệ các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ
chế, chế biến thực phẩm.
Lựa chọn thự phẩm tốt chưa đủ mà điều quan trọng là phải giữ được các
chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm đó.Chúng ta cần biết rằng, trong
thực phẩm có một số chất dinh dưỡng rất dễ hòa tan trong nước.Bởi vậy, các
chất nãy rất dễ dàng mất đi trong quá trình sơ chế, làm biến đổi giá trị dinh
dưỡng của thực phẩm.Chính vì thế,cùng với trình độ chuyên môn của mình, tôi
đã tích cực tham khảo thêm nhiều tài liệu để tìm cách hạn chế tối đa sự biến đổi
và hao hụt chất dinh dưỡng đó. Cụ thể như:
Khi sơ chế các thực phẩm có nhiều chất đạm như: Thịt, cá,… tôi không
rửa quá kĩ, ngâm quá lâu làm cho các chất đạm hình cầu hòa tan trong nước. Sử
dụng mọi biện pháp để tẩy mùi tanh, hôi khó chịu.
Ví dụ: Thị gà dùng chanh, muối xát để tẩy da cáy
18


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
Cá: Dùng rượu gừng để tẩy và cạo màng đen để khỏi tanh
Khi sơ chế các thực phẩm có nhiều chất béo tôi không để ánh sáng mặt trời
chiếu vào làm chất béo bị ôxi hóa tạo thành các chất độc có mùi khét, hôi,…

Khi sơ chế thực phẩm có nhiều chất bột đường như:Gạo, đỗ, khoai,…tôi
không ngâm qúa lâu, rửa quá kĩ vì tinh bột rất dễ hòa tan vào trong nước hoặc
lên men làm cho thực phẩm bị chua.Đặc biệt là khi vo gạo kĩ, một lượng vitamin
B1 có trong lớp cám gạo bao bên ngoài hạt gạo sẽ bị mất đi.
Khi sơ chế các loại thực phẩm có nhiều vitamin hòa tan trong nước như:
Rau, củ, quả tôi luôn rửa sạch rồi mới cắt thái nhỏ.Đặc biệt khi rửa tôi luôn cố
gắng làm nhẹ tay tránh làm nát rau, củ, quả.Để bảo vệ được các vitamin, nguồn
dinh dưỡng quý giá có trong thực phẩm.Riêng đối với một số loại rau chứa
nhiều nhựa như:Khoai tây, đu đủ xanh, su su,… thì tôi phải cắt thái rồi mới rửa
sạch.
Thực phẩm đã qua sơ chế đúng cách đảm bảo được giá trị dinh dưỡng. Tuy
nhiên, để trở thành món ăn giàu dinh dưỡng thì phải trải qua giai đoạn chế biến.
Trong giai đọan này, các chất dinh dưỡng quý giá lại một lần nữa có nguy cơ
hao hụt. Vậy tôi phải làm gi để bào vệ được chúng?
Trong giai đoạn này, tùy vào từng món ăn mà tôi có thể chọn phương pháp
chế biến như: nấu, ninh, hầm, rán, đồ, xào,…cho phù hợp. Thời gian chế biến
phụ thuộc vào số lượng thực phẩm.Đối với các món ăn cả cái và nước thì yêu
cầu thành phẩm của món ăn là cái ngon nước ngọt.
Đối với các món ăn dùng phương pháp ninh nhừ tôi cho thực phẩm đã sơ
chế vào ninh từ lúc nước lạnh, đun sôi hớt bọt. sau đó giảm nhiệt độ sôi nhẹ để
thực phẩm tiết hết chất ngọt, chín mềm chín nhừ,…
VD :Ninh các loại xương,..
Đối với món kho: Cho nguyên liệu vào nồi cùng gia vị, nước gia vị, nước
sôi. Đun giảm nhiệt độ, nhỏ lửa đến khi thực phẩm chín mềm. Cạn hết đến khi
thực phẩm chín mềm là được.Sản phẩm kho thường có màu vàng cánh gián đến
vàng nâu, vị mặt mùi thơm, thực phẩm mềm, không bị nát.
VD: món thịt kho trứng cút: Tạo nên món ăn giàu dinh dưỡng rất hấp dẫn
với trẻ.
Đối với các món xào cũng vậy, tôi luôn dùng nhiệt độ cao khi chế biến để
nguyên liệu không bị chảy nước và mất chất dinh dưỡng. Tôi chọn cách xào hỗn

hợp nhiều nguyên liệu có nguồn gốc động vật và thực vật giúp cho cơ thể dễ
dàng hấp thu một số vitamin tan trong dầu mỡ như:A, D, E, K…
Ví dụ:Thị lợn xào giá, thịt bò xào su su.
5.Biện pháp 5: Cải tiến, nâng cao phương pháp chế biến
Tôi luôn suy nghĩ làm sao để có được món ăn hấp dẫn, ngon miệng để trẻ
ăn hết xuất, trẻ hấp thu được đầy đủ các dưỡng chất, khỏe mạnh và phát triển tốt
19


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
về mọi mặt.Để làm dược điều này bản thân tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi đồng
nghiệp, sách báo,…và những kinh nghiệm của mình:Thực hiện nghiêm túc đúng
quy trình giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến thực phẩm đến khâu chia ăn cho
trẻ đảm bào an toàn vệ sinh
Khi giao nhận thực phẩm cần chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đầy đủ, sạch sẽ,
Mặc dù thực phẩm cho trẻ đã được kí kết cung cấp bởicông ti thực phẩm sạch
Bảo An Huy,các loại thực phẩm đã qua kiểm dịch. Song, không vì vậy mà tôi
chủ quan trong khâu này, thực phẩm nhận phải tươi ngon đúng với chất lượng
của từng loại. Giờ giao nhận của tôi bao gồm đầy đủ các thành phần: Ban giám
hiệu, kế toán,người đứng nấu, giáo viên,thủ kho, thanh tra đột xuất.
Khi chế biến tôi phối hợp với đồng nghiệp chế biến thực phẩm theo đúng
dây chuyền , đảm bảo chất lượng của thực phẩm,đảm bảo vệ sinh an toàn và khi
nấu tùy theo từng loại thực phẩm tôi cắt tỉa các loại hình dáng rau,củ quả để bắt
mắt trẻ.

Món: Tôm, thịt xào ngũ sắc

20



Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

Món: Cá rán xốt thịt cà chua
Khi sơ chế ,chế biến thực phẩm ,để đảm bảo an toàn vệ sinh ,tôi và đồng
nghiệp chú trọng đến các khâu vệ sinh đồ dùng,dụng cụ,rửa tay bằng xà phòng
trước và sau khi chế biến,đeo gang tay tạp dề,khẩu trang, đội mũ để cho đảm
bảo vệ sinh.vì nếu thực phẩm bị nhiễm bấn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa
ăn,ngoài ra có thể xảy ra ngộ độc đối với trẻ.

Chế biến thịt
21


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
Khi chế biến thực phẩm tùy theo tửng loại thực phẩm tôi kết hợp thêm
chút rau gia vị như thì là,hành, gừng và một số rau gia vị khác….để làm tăng
thêm mùi thơm đặc trưng của món ăn.
Cũng tùy theo thực phẩm tôi có thể phi hành ,tỏi để chế biến hấp dẫn hơn
như món: Thịt ngan, thịt lợn xào lăn, tôm xào ngũ sắc…
Ngoài ra cần phải đảm bảo được lượng vitamin…. Không bị mất đi trong
quá trình nấu chín món ăn.Khi nấu đậy vung và không nên khấy nhiều…
Chia ăn đảm bảo đúng qui trình ,chia xong phải đậy vung cẩn thận tránh để
bị nhiễm bẩn.
Để thức ăn đảm bảo được chất lượng và đảm bảo được lượng vitamin
không bị mất đi trong quá trình chế biến

Chia ăn
Để đánh giá được chất lượng bữa ăn cũng như xem các món ăn có phù hợp
với các cháu không? các cháu có thích món ăn đó không thì sau khi chia ăn xong
tôi thường xuyên lên lớp cùng với giáo viên tổ chức cho trẻ ăn.


22


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

Giờ ăn của trẻ lớp MGB C2
Trong khi trẻ ngồi ăn tôi quan sát trẻ để nắm bắt được sở thích của trẻ rồi
rút kinh nghiệm cho những lần chế biến sau.
Tôi cùng giáo viên trao đổi, nhận xét về số lượng, chất lượng và sở thích
của trẻ các món ăn mà trẻ thích ăn.
Những món ăn chế biến từ thịt bò, thịt lợn, trứng, đậu. Trẻ đều thích ăn
những món: đậu thịt xốt cà chua, trứng rán thịt, thịt bò hầm khoai tây…
Để làm được điều này, tôi cùng đồng nghiệp luôn luôn quan tâm, cải tiến
nâng cao phương pháp chế biến thực phẩm để cho bữa ăn của trẻ vừa ngon vừa
đảm bảo vệ sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phục vụ bữa ăn cho trẻ trong
trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) là vẫn đề đặc biệt quan
trọng đối với nhân viên bếp vì thực phẩm quyết định chất lượng dinh dưỡng
trong bữa ăn của trẻ.Tôi cùng đồng nghiệp luôn thực hiện nghiêm túc các quy
trình từ giao nhận chế biến thực phẩm đến chia ăn để chống lãng phí…Lưu
nghiệm mẫu thực phẩm trong 24 giờ, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng
dụng cụ, ngoài ra luôn luôn ghi nhớ và vận dụng 10 nguyên tắc vàng về an toàn
thực phẩm.
Với môi trường: nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Trường mâm non sử dụng
sinh hoạt lấy từ nguồn nước giếng khoan đã qua hệ thống lọc sạch, nước máy…
Nước uống và nước nấu là nguồn nước tinh khiết từ công ty, đảm bảo chất lượng
vệ sinh cao, có kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống được đựng
trong các bình có nắp đậy và được chuyển về các lớp học.
Rác thải của trường mầm non được để xa khu sơ chế, khu chế biến thực

phẩm, được để vào thùng có nắp đậy kín, được thu gom vào đúng nơi quy định
23


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
Bên cạnh đó, trường có cống thoát nước ngầm không có mùi hôi thối, các
khu vệ sinh luôn được cọ rửa hàng ngày.
Qua đó chất lượng bữa ăn của trẻ được nâng lên rõ rệt, mùi vị hấp dẫn,
hình thức bắt mắt để trẻ ăn ngon miệng và hết xuất của mình.
6.Biện pháp 6: Tham mưu bổ xung cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất đầy đủ là điều kiện để giáo viên và nhân viên phục vụ tốt
cho việc ăn học bán trú của trẻ ở trường. Nếu cơ sở vật chất thiếu thốn hay bị
hỏng hóc… Sẽ ảnh hưởng đến công việc và không đảm bảo cho việc chăm sóc
tốt bữa ăn của trẻ. Đồng thời không đảm bảo cho việc chăm sóc nuôi dưỡng về
mọi mặt.
Chính vì thể đầu năm học và hàng tháng tôi và đồng nghiệp kiểm kê đồ
dùng, trang thiết bị còn thiếu hay hỏng hóc gì để tham mưu với ban giám hiệu
cho bổ sung: sửa lại xe đẩy,chạn bát cho bổ sung thêm chảo rán, rổ, rá, bát, đĩa,
thìa...
Kết quả: Nhà trường đã bổ sung, thay thế đầy đủ, trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ cho công tác nuôi dưỡng luôn quan tâm và đầu tư hoàn toàn bằng inox,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo thuận lợi cho chúng tôi trong sử dụng
và đạt được hiệu quả cao.
7.Biện pháp 7: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ học sinh.
Với phương châm “Mẹ và cô là hai cô giáo” để nuôi dạy trẻ là biện pháp
cần thiết để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. Vì vậy cần tạo được lòng tin đối
với phu huynh để họ nhận thức được chất lượng bữa ăn của trẻ ở trường là vô
cùng quan trọng để họ tự nguyện giúp đỡ nhà trường những khi cần thiết.
Để có được điều này chúng tôi đã tạo được niềm tin với các bậc phụ
huynh bằng các hình thức:

Tôi đã cùng giáo viên phối hợp để tuyên truyền tới cha mẹ trẻ nội dung
những kiến thức về sức khỏe, tổ chức hợp lý bữa ăn, phong chống bênh
dịch,phòng chống suy dinh dưỡng, các bệnh do thiếu vi chất (thiếu vitamin A,
thiếu sắt, thiếu iot….), thực đơn của trẻ theo từng mùa…
Thông qua các tuyên truyền ở nhóm lớp, qua các bài viết ngắn gọc súc
tích, những thông tin dễ hiểu, gần gũi đi kèm với các hình ảnh minh họa để đi
vào lòng người nên được cha mẹ học sinh rất quan tâm.
Công khai thực đơn, tài chính bữa ăn hàng ngày để phụ huynh biêt.
Ngoài ra còn khuyến khích phụ huynh đến tham quan giờ ăn của trẻ, từ đó
phụ huynh tin tưởng vào nhà trường tỷ lệ trẻ ăn tại trường là 100%.

24


×