Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Sử dụng học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin đề xuất và luận giải các giải pháp cho việc phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa Bibica trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.96 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC - LÊNIN II
Đề tài: Sử dụng học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin đề
xuất và luận giải các giải pháp cho việc phát triển của một công ty
sản xuất mà anh chị biết.
Giáo viên hướng dẫn:
Lớp:
Nhóm:

Page

1

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019


Mục lục:
A. Mở đầu:………………………………………………………………………….4
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………4
2. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………..4
3. Phạm vi đề tài……………………………………………………………..5
B. Nộidung:………………………………………………………………………….6
I. Lý thuyết về học thuyết giá trị……………………………………………..6
1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá………6
2. Hàng hoá…………………………………………………………….7
3. Tiền tệ……………………………………………………………….8
4. Quy luật giá trị………………………………………………………9


II. Đề xuất và luận giải các giải pháp cho việc phát triển một doanh nghiệp
hoạt động sản xuất………………………………………………………10
1. Giới thiệu chung về doanh ngiệp………………………………..10
2. Đối thủ cạnh tranh………………………………………………..14
3. Tình hình hoạt động kinh doanh…………………………………16
4. Vận dụng học thuyết giá trị đề xuất giải pháp phát triển công ty…20

Page

Tài liệu tham khảo:

2

C. Kết luận:………………………………………………………………………..26

1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin


2. Giới thiệu cơng ty
/> />3. Tình hình kinh doanh
/>4. Vận dụng
/>
Page

A. LỜI MỞ ĐẦU

3

5. “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Bibica đến năm 2020” –
Bài Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Vũ Tường Huy.



1. Lý do chọn đề tài
Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường
xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy vận
động, phát triển của chủ nghĩa tư bản; đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa
tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội
cao hơn.
Học thuyết giá trị thặng dư vạch ra động cơ, mục đích và kết quả vận động của tư bản.
Nó bóc trần bản chất bóc lột tinh vi của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và mâu
thuẫn đối kháng giữa hai giai cấp đó. Do đó, học thuyết giá trị thặng dư là vũ khí sắc bén
của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản. Phục vụ cho phong trào
công nhân đương thời và ngày nay.
Học thuyết giá trị thặng dư đã luận chứng một cách khoa học tính chất lịch sử quá độ
của chủ nghĩa tư bản, sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản và tính tất yếu của sự
quá độ lên phương thức sản xuất mới cao hơn.
Khi nghiên cứu về học thuyết giá trị thặng dư của Marx, V.I Lênin đã đánh giá rất cao
quy luật này. Ông coi quy luật giá trị thặng dư là hịn đá tảng trong tồn bộ học thuyết
kinh tế của Marx, là một trong hai phát kiến vĩ đại của Marx bên cạnh Chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Vậy học thuyết giá trị thặng dư sau bao nhiêu năm, trải qua bao thăng trầm của
lịch sử, có cịn vẹn ngun tính thời đại, và quan trọng hơn, có thể áp dụng quy luật này
vào sự phát triển của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư là một yêu cầu quan trọng và cần thiết, có
nhiều nội dung cần được nghiên cứu, vận dụng để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với
các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Tính cấp thiết của học thuyết giá trị của Mác và ý nghĩa thực tiễn trong việc phát triển
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất: học thuyết giá trị là xuất phátđiểm trong toàn bộ lý
luận kinh tế của C.Mác. Cơ sở về kinh tế để xáclập quan hệ giữa vật với vật, người với
người thông qua quan hệ laođộng, các thực thể yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa.


Page

4

+ Dựa trên lý luận là nền tảng là học thuyết giá trị, C.Mác đã xây dựng nền học thuyết
giá trị thặng dư – hòn đá tảng trong tồn bộ lý luận kinhtế của ơng. Vì vậy nghiên cứu
học thuyết giá trị của ông cũng cần phảibiết rằng: đó là ta bắt đầu nghiên cứu về phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng mới ở trạng thái chung nhất.


+ Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trong bối cảnh lịch sửTây Âu những năm
40 thế kỷ XIX.

Về thực tiễn kinh tế: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trênthành quả
cuộc cách mạng cơng nghiệp đã hồn thành. Chính nó đã tạora cơ sở vật chất để các
phạm trù kinh tế với tư cách là quan hệ sản xuấttư bản chủ nghĩa bộc lộ khá rõ nét.

Về thực tiễn chính trị xã hội: Là thời kỳ có nhiều biến đổi về chínhtrị và xã hội
đang diễn ra (Cách mạng phong kiến của Pháp, công xã Paris và phong trào công nhân ở
Pháp, phong trào hiến hương, cuộc cáchmạng tư sản năm 1948 mang tính tồn châu Âu).
Đó là những chất liệuq giá làm cho học thuyết của ơng hình thành

Về tiền đề lý luận: C.Mác đã dựa vào kinh tế chính trị tư sản cổđiển Anh W.petty,
A.smit, D.ricardo, chủ nghĩa xã hội không tưởng củaPháp, triết học cổ điển Đức
3. Phạm vi đề tài
Về không gian: nghiên cứu công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa Bibica.
Về thời gian: Sự phát triển của cơng ty cổ phần bánh kẹo Biên Hịa Bibica từ khi thành
lập cho đến nay.
-


Giai đoạn 1999-2000, thành lập công ty.
Giai đoạn 2000-2005, tăng vốn điều lệ , thành lập thêm nhà máy thứ 2 tại Hà Nội.
Giai đoạn 2006-2010, mở rộng lĩnh vực sản xuất (SP dinh dưỡng, ...), đầu tư nhà
máy thứ 3 tại Bình Dương.
Giai đoạn từ năm 2011 đến hiện nay, trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu
Việt Nam.

Page

B. NỘI DUNG

5

Về nội dung: Sử dụng học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin đề xuất và luận giải
các giải pháp cho việc phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa Bibica trong
lĩnh vực sản xuất bánh kẹo.


I.

Lý thuyết về học thuyết giá trị
1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá
a. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá

Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao
đổi hoặc mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hố chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiến
sau:
- Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động xã hội thành các nghành,
nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một

vài sản phẩm nhất định. Song cuộc sống cuả mỗi người cần đến rất nhiều sản phẩm khác
nhau. Để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mỡi liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, phải trao
đổi sản phẩm cho nhau.
- Sự tách biệt tương về mặt kinh tế của những ngưởi sản suất: Sự tách biệt này do
các quan hệ sở hữu khác nhau tử tư liệu sản xuất, người nào sở hữu tư liệu sản xuất thì
người đó sở hữu sản phẩm lao động. Chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất
đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ laị nằm trong hệ
thống phâncông lao động nên họ phụ thuộc với nhau về sản suất lẫn tiêu dùng.
b. Đặc trưng và ưu thế cuả sản xuất hàng hoá
 Đặc trưng của sản xuất hàng hoá:
 Sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người sản xuất
ra nó tiêu dùng.
 Mục tiêu của sản xuất hàng hố là giá trị, là lợi nhuận chứ khơng phải là giá trị sử
dụng.
 Lao động cuả sản xuất hàng hố vừa mang tính tư nhân vưà mang tính xã hội

Page

6

 Ưu thế của sản xuất hàng hoá
 Sự phát triển sản xuất hàng hố dẫn đến chun mơn hoá, hợp tạc hoá ngày càng
tăng, mối liên hệ giữa các nghành , các vùng ngày càng chặt che
 Tạo động lực thúc đẩy người sản xuất tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển bằng cách cải tiến khoa học kỹ thuật.
 Sản xuất hàng hố quymơ lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp
với xu thế thời đại ngày nay.
 Thúc đẩy giao lưu kinh tế ,văn hố trong và ngồi nước.
2. Hàng hố
a. Hàng hố và hai thuộc tính của hàng hố



Hàng hố là sản phẩm cuả lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
thơng qua trao đổi, mua bán. Hàng hố có thể ở dạng vật thể hoặc ở dạng phi vật thể.
b. Hai thuộc tính của hàng hố
Hàng hố có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử sụng và giá trị
 Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn được nhu cầu nảo đó của
con người. Giá trị sử dụng hay cơng dụng của hàng hố là do thuộc tính tự nhiên của vật
thể hàng hố quyết định . Do đó giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
 Giá trị
Hai hàng hố khác nhau có thể trao đổi được với nhau lả do chúng đều là sản phẩm
của lao động và đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ
sở chung để so sánh trao đổi hàng hoá với nhau.Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
ẩn dấu trong hàng hố chính là giá trị của hàng hố.Vì vậy giá trị là lao động xã hội của
ngừơi sản xuất hàng hố kết tinh trong hàng hố
c. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hố
Hai thuộc tính của hàng hố là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hố
quyết định. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao
động trừu tượng.
 Lao động cụ thể.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỡi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng,
phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng.
 Lao động trừu tượng

Page

d. Lượng giá trị của hàng hoá
 Thước đo lượng giá trị hàng hoá


7

Lao động của người sản xuất hàng hố,nếu coi đó là sự hao phí về đầu óc, sức thần
kinh và cơ bắp nói chung của con người, chứ khơng kể đến hình thức cụ thể của nó như
thế nào.


Thước đo lượng giá trị hàng hoá là thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao
động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất một hàng hố nào đó những điều
kiện sản xuất trung bình của xã hội, với trình độ thành thạo trung bình, trình độ trang
thiết bị trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
 Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
 Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất lao động , nó được tính bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm
 Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng
hóa. Có 2 mức độ phức tạp của lao động là lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Trong nền sản xuất hàng hoá , hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp. Để thuận tiện
cho trao đổi,người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị trao đổi và quy tất cả
lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị hàng hoá
được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giàn đơn trung bình.
3. Tiền tệ
a. Sự phát triển các hình thái giá trị
Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hố được biểu hiện thơng
qua các hình thái cụ thể sau đây:
 Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
 Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

 Hình thái chung của giá trị
 Hình thái giá trị
b. Bản chất của tiền tệ

8

Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho
các hàng hố khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa chững người
sản xuất hàng hoá.
Page

Chức năng của tiền tệ: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thơng, phương tiện thanh
tốn, phương tiện cất giữ và tiền tệ thế giới


c. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát
 Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thơng hàng
hố ở mỡi thời kỷ nhất định.
 Lạm phát
- Lạm phát là trình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời
gian nhất định. Nó là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là
hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của
toàn bộ nền kinh tế.
- Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành:
 Lạm phát vừa phải ( tỉ số giá cả tăng dưới 111% năm )
 Lạm phát phi mã ( trên 10%/năm )
 Siêu lạm phát ( chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa )
4. Quy luật giá trị
a. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị.

- Nội dung của quy luật giá trị: đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở
giá trị xã hội ( hao phí lao động xã hội cần thiết )
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
 Đối với nhà sản xuất: phải sản xuất ra hàng hoá với giá trị cá biệt bằng hoặc thấp
hơn giá trị xã hội.
 Trong trao đổi phải tuân thủ nguyên tắc ngang giá.
b. Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hố.

Page

9

Điều tiết sản xuất tức là điều hồ, phân bố các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của
giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu:


 Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng sản xuất ra phải có
lãi, bán chạy
 Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩn sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp
hơn giá trị, hàng hố khó bán, sản xuất khơng có lãi.
 Cung cầu tạm thời cân bằng, giá cả trùng hợp.
- Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hố sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực
lượng sản xuất, xã hội phát triển.
Do đòi hỏi của quy luật giá trị người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ
hơn hao phí lao động xã hội của hàng hố ở thế có lợi se thu được lãi cao.
Từ đó, kích thích cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt
che, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra
mạnh me hơn, mang tính xã hội.

- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu,
người nghèo.

II.

Đề xuất và luận giải các giải pháp cho việc phát triển của Công ty Cổ phần
bánh kẹo Biên Hoà (BiBiCa)
1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
a. Sơ lược về công ty

Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica
được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Cơng ty
Đường Biên Hồ. Trụ sở của công ty đặt tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai.

Page

10

Với năng lực sản xuất lúc mới thành lập là 5 tấn kẹo/ ngày Công ty đã dần dần mở
rộng hoạt động, nâng công suất và đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, Cơng ty là một trong
những đơn vị sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam với hơn 20 năm
kinh nghiệm và có thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng. Mỡi năm cơng ty có
thể cung cấp cho thị trường hơn 20.000 tấn bánh kẹo các loại như: bánh tết, bánh hura,
bánh quy, socola, bánh trung thu, kẹo cứng, kẹo mềm,…
Tầm nhìn 2020: Cơng ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.


b. Q trình hình thành và phát triển
Năm 1993, cơng ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo, ba dây chuyền sản xuất: dây chuyền
kẹo được nhập khẩu từ châu Âu, dây chuyền bánh Biscuits theo công nghệ APV của Anh,

dây chuyền mạch nha với thiết bị đồng bộ dùng công nghệ thuỷ phân bằng Enzyme và
trao đổi ion lần đầu tiên có ở Việt Nam, được nhập khẩu từ Đài Loan. Sản phẩm bánh kẹo
của Cơng ty nhanh chóng được phân phối đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước và đã
được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lương.
Năm 1996, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền bánh cookies với thiết bị và công
nghệ Hoa Kỳ để đa dạng hóa sản phẩm và kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của sản
phẩm bánh ngọt trong nước.
Năm 1998, Công ty tiếp tục đầu tư thiết bị sản xuất kẹo dẻo được nhập khẩu từ Úc.
Năm 1999 – 2000, thành lập công ty. Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ phần bánh kẹo
Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng:
bánh, kẹo và mạch nha của Cơng ty Đường Biên Hồ. Trụ sở của công ty đặt tại Khu
công nghiệp Biên Hịa 1, Đồng Nai. Ngành nghề chính của cơng ty là sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm: bánh, kẹo, mạch nha. Vốn điều lệ của công ty vào thời điểm ban
đầu là 25 tỷ đồng. Cũng trong năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng
carton và khay nhựa để phục vụ sản xuất, đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng
được đầu tư mở rộng và nâng công suất đến 11 tấn/ngày.
Năm 2000 – 2005, tăng vốn điều lệ, thành lập thêm nhà máy thứ hai tại Hà Nội. Bắt
đầu từ năm 2000, Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mơ hình mới. Các chi
nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được thành lập
để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước. Năm 2000,
Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack nguồn gốc Indonesia với công suất 2
tấn/ngày.

Page

11

Năm 2006-2010, mở rộng lĩnh vực sản xuất (SP dinh dưỡng, …), đầu tư nhà máy
thứ ba tại Bình Dương. Bước vào năm 2006, Cơng ty triển khai xây dựng nhà máy mới
trên diện tích 4 ha tại khu cơng nghiệp Mỹ Phước I, tỉnh Bình Dương. Giai đoạn 1 Công

ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem Hura cao cấp nguồn gốc châu Âu cơng
suất 10 tấn/ngày.Cơng ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hịa chính thức đổi tên thành "Cơng Ty
Cổ Phần Bibica" kể từ ngày 17/1/2007. Tại Đại Hội Cổ Đông bất thường ngày
22/09/2007, Công ty đã điều chỉnh và bổ sung kế hoạch phát hành 9,63 triệu cổ phần giai
đoạn 2 trong số 11,4 triệu cổ phần phát hành thêm trong năm 2017 của Công ty.


Từ 2011- hiện nay, trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Với
tầm nhìn trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, với doanh số 2.300 tỉ
và chiếm thị phần 14% vào năm 2018, trong năm 2011 Công ty đã cải tổ toàn diện hệ
thống bán hàng, mở thêm nhà phân phối, tăng số lương nhân sự bán hàng và đầu tư phần
mềm quản lý hệ thống bán hàng. Kết quả doanh số năm 2011 của Công ty đạt con số trên
1.000 tỉ.

12

Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có
tồn quyền nhân danh Cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công
ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 05 thành
viên, nhiệm kỳ là 05 năm, trong đó có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 3 uỷ viên.

Page

Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát hội đồng quản
trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Cơng ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty và chịu trách


nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hiện tại
Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ là 05 năm, thành viên Ban kiểm sốt

có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
-

Ban Giám đốc

Tổng Giám Đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, trực tiếp thay mặt HĐQT để điều
hành các hoạt động hàng ngày của Công ty, là người đại diện hợp pháp theo pháp luật và
chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
Phó Tổng Giám đốc – phụ trách kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong
lĩnh vực quản lý, điều hành các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh mua bán
của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc SX – phụ trách sản xuất: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong
lĩnh vực phụ trách hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001; Quản lý và
điều hành phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng, phòng vật tư và các phân xưởng sản
xuất.
-

Các phịng ban chức năng

Phịng Tài chính – Kế tốn: Thực hiện các chức năng hạch toán, kế toán, hoạt động
tài chính và thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế.
Phịng Kĩ thuật đầu tư: Thực hiện cơng tác quản lý thiết bị công nghệ sản xuất, các
dự án đầu tư và đào tạo cơng nhân kỹ thuật.
Phịng Xuất nhập khẩu: Thực hiện công tác mua bán xuất nhập khẩu.
Phòng Kinh doanh: Thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, quản lý kho hàng
cùng với công tác nghiên cứu thị trường, điều độ sản xuất, xây dựng các kế hoạch kinh
doanh và các chiến lược marketing. Phòng kinh doanh có hai phịng ban trực thuộc là
phịng bán hàng và phòng marketing.
Phòng Kế hoạch – thị trường: Xây dựng kế hoạch SXKD ngắn hạn và dài hạn, triển
khai các đơn vị trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch; Xây dựng CLKD của Công

ty; Theo dõi, tập hợp thơng tin, điều độ sản xuất.

Page

13

Phịng Quản lý chất lượng (QM): Thực hiện công tác nghiên cứu nâng cao chất
lượng SP và kiểm tra chất lượng sản phẩm.


Phịng Nhân sự: Thực hiện cơng tác quản lý hành chính, văn thư, tài sản cơng cộng,
bảo vệ an ninh kinh tế cùng với chức năng quản lý LĐ và tiền lương, bảo hiểm xã hội, an
toàn LĐ và thi đua. Đồng thời, cũng thực hiện chức năng quản lý và điều hành phương
tiện vận tải.
Phòng Dịch vụ: Tổ chức phục vụ, sản phẩm ăn uống, phối hợp với các đơn vị giải
quyết công việc chung.
Các Phân xưởng sản xuất: Thực hiện công tác tổ chức, điều hành sản xuất theo kế
hoạch đã được phê duyệt và quản lý LĐ.
2. Một số đối thủ cạnh tranh
a. Cạnh tranh trong nước
- Công ty Xây Dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô(Kinh Đô): cạnh tranh với
Công ty về các sản phẩm bánh cracker tại các tỉnh phía Nam. Với hệ thống phân phối
gồm 130 đại lý, sản phẩm của Kinh Đô được phân phối trên khắp thị trường Việt Nam,
đặc biệt tại thành phố HCM. Kinh Đô rất chú trọng đến các hoạt động tiếp thị với nhiều
biện pháp như quảng cáo, khuyến mãi, tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý cao và đặc biệt là
thiết lập hệ thống các bakery tại thành phố HCM, thị trường chính của Cơng ty. Kinh Đô
cũng đang tiến hành xây dựng hệ thống các Bakery tại Hà Nội. Tháng 9 năm 2001, nhà
máy sản xuất tại Hưng Yên của Kinh Đô bắt đầu đi vào sản xuất,. phục vụ cho thị trường
miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Tuy nhiên, giá bán sản phẩm của cơng ty Kinh Đơ ở mức
trung bình đến khá cao so với các sản phẩm của các công ty khác trên thị trường, Hiện

nay, Kinh Đô chiếm khoảng 10% thị trường bánh kẹo trong nước. -Công ty Bánh Kẹo
Hải Hà sản xuất các sản phẩm ở cả năm nhóm cookies, bánh quy, kẹo cứng, kẹo mềm và
kẹo dẻo nhưng có thế mạnh chủ yếu ở các sản phẩm kẹo. Sản phẩm của Hải Hà phục vụ
cho thị trường bình dân với mức giá trung bình thấp. Với hơn 100 đại lý, Hải Hà đã thiết
lập được một hệ thống phân phối ở 34 tỉnh thành trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các
khu vực miền Bắc và miền Trung. Chủ trương của Hải Hà là đa dạng hóa sản phẩm đặc
biệt là những sản phẩm mang hương vị đặc trưng của hoa quả miền Bắc như kẹo chanh,
mận…đồng thời bảo đảm ổn định chất lượng sản phẩm hiện hành, Về chiến lược tiếp thị
của Công ty chiếm khoảng 6,5% thị trường bánh kẹo trong nước.

14

- Công ty Bánh Kẹo Hải Châu: cũng tương tự như Hải Hà, thị trường chính của Hải
Châu là các tỉnh phía Bắc, sản phẩm phục vụ cho thị trường bình dân với giá bán trung
bình và thấp, Hải Châu đang chiếm khoảng 3% thị trường bánh kẹo.
Page

- Công ty Đường Quảng Ngãi: bắt đầu tham gia vào thị trường bánh kẹo từ năm
1994, đến nay Cơng ty đã có hơn 60 sản phẩm bánh kẹo các loại. Thị trường chính của


các sản phẩm bánh kẹo của công ty là khu vực miền Trung, Tuy nhiên, do bánh kẹo chỉ là
một trong nhiều ngành hàng của Công ty Đường Quảng Ngãi, mức độ tập trung đầu tư
cho bánh kẹo không lớn. Thị phần của Công ty Đường Quảng Ngãi vào khoảng 2,5 %.
- Ngồi ra cịn có Cơng ty Đường Lam Sơn, Xí nghiệp bánh Lubico, Cơng ty Bánh
kẹo Tràng An…
b. Đối thủ cạnh tranh nước ngồi
Là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngồi như Cơng ty Liên doanh Vinabico
Kotobuki, Công ty Liên doanh sản xuất Kẹo perfetti… các doanh nghiệp này đều có lợi
thế về cơng nghệ do mới được thành lập khoảng bốn năm trở lại đây, Trong đó Cơng ty

Liên doanh Vinaco-Kotobuki được thành lập ngày 12/11/1992 với vốn đăng kí kinh
doanh là 3.740.000 USD, tập trung vào sản xuất các loại bánh cookies và bánh bích quy.
Tuy nhiên, do thị trường chính của Vinabico-Kotobuki là thị trường xuất nhập khẩu nên
cơng ty ít đầu tư, không quảng cáo để mở rộng thị phần trong nước. Vinabico-Kotobuki
chỉ chiếm khoảng 1% thị trường bánh kẹo trong nước.
Công ty Liên doanh Sản xuất Kẹo Perfetti- Việt Nam được hình thành vào ngày
22/8/1995 với vốn đăng ký kinh doanh là 5.600.000 USD, tập trung sản xuất các lọai kẹo
cứng cao cấp Perfetti tập trung vào công tác tiếp thị và phân phố . Sản phẩm của Perfetti
được ổn định chất lượng ở mức cao, Perfetti đang chiếm khoảng 60% thị trường bánh kẹo
sản xuất trong nước.
Bên cạnh các công ty sản xuất lớn, các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhở chiếm một thì
phần lớn, khoảng 35%-40% tổng sản lượng bánh kẹo sản xuất trong nước. Sản phẩm
nhập khẩu chiếm 30% thị phần ( bao gồm chính thức và chưa chính thức) chủ yế từ Thái
Lan, Malaysia, Hồng Kơng và Trung Quốc… Một số sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu hiện
nay các đơn vị trong nước vẫn chưa sản xuất được.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh
a. Phân tích doanh thu của doanh nghiệp:

15

Năm 2005, doanh thu của công ty đạt 287 tỷ đồng, năm 2006 đạt hơn 343 tỷ đồng,
tăng 19,5%, tương ứng với khoảng 56 tỷ đồng. Năm 2007, doanh thu đột nhiên tăng cao
hơn gần gấp rưỡi, khoảng 456 tỷ đồng, tăng 33,17% so với năm 2006, tương ứng với 113
tỷ đồng.
Page

Có thể nói, doanh thu của cơng ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh. Điều đó
chứng tỏ cơng ty đã khơng ngừng nỡ lực đàm phán, tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ



kinh tế nhằm làm tăng doanh thu, đồng thời cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo dựng được uy tín trên thị trường.
Năm 2005, doanh thu của công ty là 287,091,873,695 triệu đồng. Đây là năm
Bibica hồn tất các cơng việc chuẩn bị và chính thức xuất khẩu lơ hàng bánh trung thu
đầu tiên sang thị trường Mỹ. Việc xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, một thị
trường nổi tiếng khắt khe về yêu cầu chất lượng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm một lần nữa khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Bibica. Nhờ bước
tiến về mặt xuất khẩu này, doanh thu của Bibica sang năm 2006 đã tăng 19,5%. Thêm
một lý do nữa khiến doanh thu không ngừng tăng trường là do Bibica rất chịu khó nghiên
cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để tung ra các sản phẩm mới vào các ngày lễ đặc
biệt. Không những thế, các sản phẩm của Bibica cũng không ngừng đổi mới về mẫu mã
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Valentine năm 2006, công ty Bibica lần đầu tiên đưa ra thị trường Việt Nam sản
phẩm Choco Bella Light sử dụng đường Isomalt thay thế hồn tồn cho đường
Sacharose bình thường, nhờ đó nhắm tới được đối tượng khách hàng là những người ăn
kiêng, người e ngại thừa cân béo phì – những người tưởng chừng không bao giờ chạm tới
thỏi socola. Thị trường Socola phục vụ cho nhu cầu dịp Valentine day’s những năm qua
cho thấy thương hiệu Choco Bella của Bibica luôn là sự lựa chọn ưu tiên của người tiêu
dùng do đảm bảo được chất lượng, mẫu mã đẹp, sang trọng, phù hợp thị hiếu thẩm mĩ.
Ngày Tết thiếu nhi 01/06, Bibica cũng tung ra thị trường sản phẩm mới, đón nhu
cầu mua sắm của các hộ gia đình, các cơ quan tổ chức chăm lo cho trẻ em. Có thể nói,
Bibica đã chịu khó cung cấp nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng ở mọi độ tuổi, giúp
đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đem lại doanh thu ngày càng lớn.
Nhắc đến những nguyên nhân khiến doanh thu của cơng ty khơng ngừng tăng, cịn
phải kể đến nỡ lực vươn ra ngồi biên giới Việt Nam của Bibica. Đã 2 lần được tín nhiệm
chọn làm nhãn hàng bánh kẹo phục vụ các hội nghị quốc tế : ASEM 5 ( năm 2004) và gần
đây nhất là hội nghị APEC 2006.Sản phẩm bánh kẹo Bibica phục vụ cho hội nghị APEC
là những sản phẩm có chất lượng cao đã được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn hàng
Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền.


Page

16

Đồng thời với việc quảng bá hình ảnh cho bạn bè quốc tế, Bibica cũng rất chịu khó
tạo dựng uy tín và củng cố hình ảnh một doanh nghiệp thành đạt vì cộng đồng ở trong
nước. Điều này được thể hiện bằng một loạt các hoạt động xã hội có sự tham gia của
Bibica như: Tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân nghèo bị bão số 6 ; Bibica với
chương trình “ Trái tim nhân ái”; các hoạt động tài trợ cho dịp tết Trung Thu; hay tài trợ


70 triệu đồng cho trẻ em bị teo hóa cơ Delta…Tất cả những hoạt động xã hội nay
giúp Bibica không ngừng củng cố thương hiệu và uy tín của mình, trở thành doanh
nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam, tạo dựng được sự tín nhiệm đối với
khách hàng, giúp tăng doanh thu.
Năm 2007, doanh thu của công ty là 456,850,115,543 VNĐ, tăng hơn 113
tỷtương ứng với 33,17%. Lý giải điều này, bên cạnh những lý do đã nêu trên, cịn phải kể
đến việc Bibica chính thức khởi cơng xây dựng nhà máy Bibica Bình Dương vào ngày
22/01/07. Dự án Nhà máy Bibica Bình Dương trên diện tích 40.000 m2, trong đó gồm 79
tỷ đồng là tổng vốn đầu tư giai đoạn 1, gồm xây dựng nhà xưởng và đầu tư dây chuyền
sản xuất bánh bông lan kem cao cấp từ Ý, Châu Âu có năng suất 2.500 tấn sản
phẩm/năm. Việc đầu tư giai đoạn 1 Nhà máy Bibica Bình Dương dự kiến se góp phần
tăng thêm doanh thu bình quân hàng năm của Bibica hơn 90 tỷ đồng/năm và thực tế là
doanh thu năm 2007 đã tăng thêm tới hơn 113 tỷ so với năm 2006.
b. Phân tích chi phí của doanh nghiệp:
Năm 2005 chỉ là 50 tỷ, chiếm 17,6 % tổng doanh thu nhưng năm 2006 đã là 67,4 tỷ,
chiếm 19,75% tổng doanh thu, biến động 2005-2006 là 34,23% tương ứng với gần 17,2
tỷ đồng. Năm 2007, tổng chi phí kinh doanh của cơng ty là 95,3 tỷ đồng, chiếm tới 21 %
tổng doanh thu, biến động 2006 – 2007 là 41,42 %,tương ứng với gần 28 tỷ. Cụ thể biến
động về chi phí bán hàng và chi phí quản lí như sau:

Chi phí bán hàng: Trong giai đoạn 2005 – 2007: tỉ trọng chi phí bán hàng trong tổng
doanh thu tăng liên tục. Năm 2005 chi phí bán hàng là 35,8 tỷ đồng, chiếm 12,56 %
doanh thu, năm 2006 chiếm 76,12% tổng chi phí kinh doanh. Năm 2007, chi phí bán
hàng xấp xỉ 74,2 tỷ, chiếm 77,9% tổng chi phí kinh doanh. Biến động chi phí bán hàng
2005 – 2006 là 43,10%, tương ứng với 15, 45 tỷ đồng. Biến động chi phí bán hàng năm
2006 – 2007 là 44,72 %, tương ứng với xấp xỉ 23 tỷ đồng. Tuy chi phí bán hàng tăng,
nhưng tỉ suất phí lại giảm.

Page

17

Chi phí quản lí: Năm 2005, chi phí quản lí đạt 14,35 tỷ đồng, chiếm 28,59% tổng
chi phí kinh doanh. Năm 2006, chi phí quản lí chiếm 23,88 % tổng chi phí kinh doanh và
năm 2007 chiếm 22,1% tổng chi phí kinh doanh. Biến động 2005 – 2006 là
12,09%, tương ứng với 1, 73 tỷ. Biến động 2006 – 2007 là 30,88%, tương ứng với xấp xỉ
5 tỷ. Tương tự như chi phí bán hàng, dù chi phí quản lí qua các năm là tăng, nhưng tỉ suất
phí vẫn giảm.


Để lý giải điều này, phải nhìn vào thực tế là công ty đã không ngừng cải thiện để
nâng cao doanh thu, do đó lượng hàng bán ra ngày càng nhiều, nên chi phí bán hàng
tăng. Kể từ năm 2005, Bibica đã trở thành doanh nghiệp sản xuất Socola đi đầu
của Việt Nam, doanh số bán hàng bán ra tăng không ngừng với đủ các loại mẫu mã, điều
này lý giải cho việc chi phí bán hàng khơng ngừng tăng từ năm 2005 đến năm 2007.
Chi phí quản lý năm 2006 chỉ tăng so với năm 2005 là 1, 73 tỷ, nhưng đến năm
2007 đã vọt tăng gấp 4 lần con số này, xấp xỉ 5 tỷ. Đó là do đầu năm 2007, công ty khởi
công xây dựng nhà máy Bibica Bình Dương, một dự án lớn cầu đầu tư cả vốn và nhân
lực, do đó cơng tác quản lý phải được đẩy mạnh. Chính vì vậy mà chi phí quản lý tăng
cao.

Tuy nhiên, mặc dù chi phí bán hàng, chi phí quản lý và tổng chi phí kinh doanh
tăng, nhưng tỷ suất phí vẫn giảm. Đó là do năm 2006, công ty đạt giải thưởng Sao khuê
của Hiệp hội Phần Mềm Việt Nam VINASA nhờ sự quyết tâm trong ứng dụng và ứng
dụng có hiệu quả giả pháp phần mềm ERP ( phần mềm giúp hoạch định các nguồn lực
doanh nghiệp).
Cơng ty đã ứng dụng đầy đủ các tính năng của bộ phần mềm bao gồm : Quản lý Tài
Chính Kế tốn, Quản lý bán hàng, Quản lý mua hàng, Quản lý kho, Quản Lý sản xuất.
Điều này giúp Bibica quản lý hoạt động doanh nghiệp khoa học hơn. Do vậy, tuy chi phí
bán hàng và chi phí quản lý vẫn tăng nhưng công ty quản lý tốt nên tỷ suất phí qua các
năm vẫn giảm.
c. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp:
Năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế của Bibica đạt 16 tỷ đồng. Năm 2006, con số
này đã đạt trên 25 tỷ đồng và tăng 57.43% so với năm 2005. Từ năm 2006 đến 2007 tổng
lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có tốc độ tăng chậm hơn giai đoạn 2005-2006
(34.35%) nhưng vẫn đạt mức cao, 34 tỷ đồng.

18

Nhìn chung cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp khơng có nhiều biến động đáng kể.
Năm 2005 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỉ trọng 98.94% và lợi
nhuận khác chiếm 1.06% tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2005 tỷ trọng của lợi nhuận
khác tăng 1.4% lên mức 2.46%, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm xuống còn
97.57%. Tuy nhiên đến năm 2007 mức tỷ trọng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận khác lại gần giống với năm 2005, là 98.34% và 1.66%.
Page

Giai đoạn 2005-2006 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng gần 8.8 tỷ
đồng tương đương 55.20%. Bên cạnh đó lợi nhuận khác tăng 265.16% từ hơn 170 triệu



đồng lên đến hơn 622 triệu đồng. Tuy nhiên vì chiếm tỷ trọn nhỏ trong tổng lợi nhuận
nên con số này dù lớn nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức tăng của tổng lợi
nhuận. Từ năm 2006 đến 2007 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tăng, tuy
mức độ có chậm hơn 35.46%. Ngược lại, lợi nhuận khác lại giảm hơn 58 triệu đồng
(9.42%) tương đương với mức giảm tỉ trọng là 0.8%.
Từ năm 2006 đến 2007 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tăng, tuy
mức độ có chậm hơn 35.46%. Ngược lại, lợi nhuận khác lại giảm hơn 58 triệu đồng
(9.42%) tương đương với mức giảm tỷ trọng là 0.8%.
Với mức lợi nhuận thuần trên trong năm 2007 Bibica đã lọt vào top 500 doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo lợi nhuận với vị trí thứ 78 (Theo
www.vnr500.com.vn). Trong các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần thì doanh thu
thuần là nhân tố có ảnh hưởng tích cực nhất tới lợi nhuận thuần. Mức tăng 33% của
doanh thu thuần năm 2007 so với 2006 nhờ việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm… ảnh hưởng lớn nhất tới việc gia tăng lợi nhuận thuần.
Bên cạnh đó, việc chi phí quản lý tăng nhanh lại là ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận
thuần do đó Bibica cần phải có những biện pháp để giảm chi phí này.

Báo cáo kết quả kinh doanh

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

287.091.873.695

343.061.150.267

456.850.115.543


1.729.630.268

1.730.500.189

2.874.617.047

285.362.243.427

341.330.650.078

453.975.498.496

216.296.053.953
69.066.189.474

254.908.885.176
86.421.764.902

335.662.124.255
118.313.374.241

219.830.271

9.011.374.278

14.189.899.449

3.152.731.691
3.094.576.229

35.855.608.472

3.323.504.266
2.478.137.604
51.307.969.400

3.717.954.055
3.297.174.121
74.254.015.306

16.092.048.926

21.060.872.607

14.356.957.577
Page

Chỉ tiêu
1. DT bán hàng và cung
cấp DV
2. Các khoản giảm trừ
3. DTT bán hàng và
cung cấp DV
4. GVHB
5. Lợi nhuận gộp
6. DT từ hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp

19

Đơn vị tính: VNĐ


10. LNT từ hoạt động
KD
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận trước
thuế
15. Thuế thu nhập DN
16. Lợi nhuận sau thuế
17. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu

15.920.722.005

24.709.616.588

33.470.431.722

560.727.081
390.346.920
170.380.161


1.160.267.499
538.102.347
622.165.152

1.222.964.533
659.430.628
563.533.905

16.091.102.166

25.331.781.740

34.033.965.627

3.772.985.317
12.318.116.849

6.149.268.168
19.182.513.572

9.038.734.795
24.995.221.832

1.989

2.593

2.541

4. Vận dụng học thuyết giá trị đề xuất giải pháp phát triển công ty

a. Đầu tư vào việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ
Với phương châm đầu tư chiều sâu, kể từ khi bắt đầu thành lập đến nay, công ty đầu
tư ngày cành nhiều hơn vào nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc từ các nước tiên tiến trên
thế giới để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị
trường.
Để duy trì hoạt động ổn định của máy móc thiết bị, nhằm cho sản phẩm chất lượng
cao, hợp vệ sinh an tồn thực phẩm, cơng ty cần hết sức chú ý tới bảo dưỡng sửa chữa
máy móc thiết bị. Chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và thường xuyên.
Các dây chuyền công nghệ của công ty có trình độ tự động hóa cao, phần thủ cơng
chủ yếu tập chung ở giai đoạn bao gói. Hệ thống nhà xưởng khá rộng, đảm bảo cho các
dây chuyền bố trí theo hình thức dịng chảy. Như vậy, cơng ty cần bố trí một cách hợp lý
vị trí của các dây chuyền để giúp giảm thiểu thời gian sản xuất ra một sản phẩm, nâng
cao năng suất lao động.
Do nhập khẩu dây chuyền sản phẩm mới, đối với nhân viên mới công ty cần ưu tiên
tuyển dụng và bôi dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề, đặc biết là những kĩ sư cơng nghệ, kĩ
sư tự động hóa và công nhân kĩ thuật.

Page

20

Về nguồn nhân lực, Công ty phải đặc biệt quan tâm đến đội ngũ lao động gián tiếp
từ khâu tuyển dụng đầu vào đến khâu tổ chức đào tạo, đào tạo lại để từng bước nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao.


Đối với nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc, Bibica nên thêm các khóa đào tạo
nâng cao để nhân viên có thể tiếp tục phát triển nghiệp vụ và kĩ năng, tạo nền tảng để có
thể thăng tiến.
Hiện nay, phát triển thương mại điện tử cũng là một cách hiệu quả để phát triển

thương hiệu của công ty. Các trang web bán hàng giúp việc tiếp cận của khách hàng với
hàng hóa của cơng ty dễ dàng hơn từ đó tăng doanh thu cho cơng ty. Đầu tư phát triển
mảng kĩ thuật về mảng bán hàng online cũng cần được cơng ty chú ý.

b. Lưu thơng hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
Cơng ty cần mở rộng hệ thống phân phối của mình rộng khắp cả nước. Tính đến
nay Bibica mới chỉ có hơn 108 đại lý phân phối, còn rất khiêm tốn so với con số 200 đại
lý của Kinh Đô. Nếu như việc cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm giúp công ty có
được niềm tin từ người tiêu dùng thì việc mở rộng đại lí se tăng thị phần cho cơng ty.
Đồng thời hiện nay, thị trường chính của Cơng ty là khu vực miền Nam, chiếm 70%
doanh thu của Công ty. Khu vực miền Trung-Cao nguyên và khu vực miền Bắc có tỷ
trọng doanh thu ngang nhau, mỡi khu vực chiếm 15% doanh thu của Công ty nên Bibica
cũng cần tập trung hơn nữa để phát triển các đại lý ở khu vực miền Trung và miền Bắc,
mở rộng thị trường trong nước.

Page

21

Về thị trường: dựa vào khả năng và ưu thế hiện tại của mình, Cơng ty BiBiCa cần
tập trung vào thị trường trọng điểm của mình, tìm hiểu và dự báo xu hướng tiêu dùng
trong thời gian sắp tới. Công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tạo được một


mạng lưới tiếp thị phân phối rộng khắp, phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của
đối thủ cạnh tranh.
Về phân phối: Cơng ty phải có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống phân phối, kể cả chất lượng dịch vụ trước và sau khi bán cho phù hợp với đặc điểm
của thị trường tiêu dùng. Đa dạng hóa các kênh tiêu thụ sản phẩm, nên cố gắng phát triển
kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, tránh phụ thuộc vào các đơn vị trung gian

Về công tác sản xuất: Luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm, sai sót trong q trình
sản xuất. Đẩy nhanh cơng tác giao hàng cho khách hàng, thực hiện chế độ hậu mãi cho
khách hàng, cam kết chất lượng sản phẩm. Thiết lập mối quan hệ tốt đối với các khách
hàng truyền thống và các khách hàng tiềm năng mới.
Về hình thức thanh toán: Xây dựng các phương thức thanh toán thuận lợi cũng là
một yếu tố làm tăng độ hài lòng của khách hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của
Công ty Bibica so với các đối thủ khác. Vì vậy, Bibica cần xây dựng nhiều hình thức
thanh tốn phù hợp cho khách hàng. Đối với các khách hàng thân thiết Bibica có thể có
chính sách chậm thu.
Về cơng tác nghiên cứu thị trường: Hiện nay, bộ phận Marketing của công ty
BiBiCa hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường cịn yếu kém. Vì vậy, Bibica cần
thành lập bộ phận chun trách, các nhóm nghiên cứu nhằm phân tích, dự báo cho từng
mảng thị trường. Bộ phận nghiên cứu thị trường phải thơng thạo các nghiệp vụ để có điều
kiện chuyên sâu nắm vững đặc điểm của thị trường. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng có
nhiệm vụ là cung cấp các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về thị trường (sức mua của đồng
tiền), đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp cơng ty có định hướng tốt trong
sản xuất. Bộ phận này se liên kết với các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, tài chính...
và với bộ phận hoạch định chiến lược để đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng thời điểm.

Về cạnh tranh:

Page

22

Tốc độ tăng trưởng GDP: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có
những bước phát triển nhanh chóng, mặc dù kinh tế khó khăn,khủng hoảng nhưng tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam vẩn rất cao so với các nước trên thế giới, lạm phát luôn ở
mức ổn định. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người
tăng mạnh trong những năm gần đây đặc biệt là ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà

Nội, Đà Nẵng.. Bên cạnh đó sự phân hóa giàu nghèo với khoảng cách ngày càng lớn. Do
đó nhu cầu sử dụng bánh kẹo của mọi người cũng khác nhau, do đó các sản phẩm bánh
kẹo đòi hỏi phải thỏa mãn về số lượng, giá cả cạnh tranh chất lượng, phú hợp túi tiền của
mọi người, mẫu mã phong phú hơn, hợp vệ sinh, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.


- Nâng cao chất lượng khoa học kỹ thuật cải tiến máy móc tạo ra những sãn phẩm tạo
ra những sản phẩm có giá re phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
- Thành lập phòng Marketing hoạt động độc lập với phịng kinh doanh, có chức năng
thực hiện các nghiên cứu,vạch ra các chiến lược Marketing, phát triển thị trường, nghiên
cứu các phương pháp Marketing của đối thủ cạnh tranh
- Cho nhân viên khảo sát thị trường giá cả sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trưc
tiếp thông qua phiếu điều tra thu thập ý kiến ,từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu
của đối thủ cạnh tranh từ đó sẻ có những giải pháp cụ thể
- Có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẩn, giảm giá thành sản phẩm nhằm thu hút khách
hàng mới và chiết khấu, hêu hồng cho các đại lý mới và các đại lý của đối thủ cạnh tranh
*Song, Công ty không nên chỉ chú trọng mở rộng thị trường trong nước mà còn cần
quan tâm đến việc mở rộng cả thị trường xuất khẩu.
Xây dựng chiến lược Marketing rõ ràng, tập trung nghiên cứu các phương pháp
Marketing mà các đối thủ trong và ngồi nước đang thực hiện có hiệu quả. Từ đó xây
dựng chiến lược và giải pháp mở rộng phát triển, quảng bá hình ảnh cơng ty BiBiCa ngày
càng mạnh hơn nữa trên thị trường quốc tế.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu để đảm bảo chất lượng
hàng xuất khẩu, giữ uy tín trên thị trường thế giới. Đăng ký hoạt động theo tiêu chuẩn của
hệ thống ISO đã và đang trở thành các điều kiện tiên quyết cho việc xuất khẩu vào các thị
trường nước ngoài..
Nâng cao chất lượng sản phẩm liên tục, và thường xuyên tham gia hội chợ triển
lãm. Bố trí và sắp xếp gian hàng có tính khoa học, đẹp mắt và thu hút được sự chú ý của
khách hàng. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi, biết giao tiếp và hiểu tâm lý khách
hàng đặc biệt là kỹ năng về ngoại ngữ. Đội ngũ này se đại diện Công ty tại các hội chợ

quốc tế.

Page

23

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xúc tiến thương mại và bán sản phẩm, để
khách hàng và Công ty Bibica có thể chủ động tìm thấy nhau mà khơng phải tốn quá
nhiều thời gian thông qua trung gian. Đầu tư hơn trong việc thiết lập website giới thiệu
Bibica và sản phẩm. Thực hiện tiếp nhận đơn hàng qua mạng và nhanh chóng liên lạc với
khách hàng làm thủ tục mua bán khi khách hàng đăng ký. Cập nhật tình hình giá cả để
khách hàng dễ dàng nắm bắt.


Bibica cần chủ đơṇg trong việc tìm hiểu các quy tắc của WTO; xem xét các cam kết
theo WTO liên quan đến khu vực doanh nghiêpp̣ để có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích và
thách thức do những cam kết này đem lai. Đây là cơ sở cho các doanh nghiêpp̣ xác định lại
chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của mình. Để tránh việc bi p̣áp đặt biện pháp trừng
phạt thương mại, Bibica cần chuẩn bị đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, và điều
đầu tiên cần làm là phải thực hiện là nghiên cứu các luật mà những nhà nhập khẩu lớn se
áp dụng.
Cơng ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, nhất là
khả năng thanh tốn bằng tiền. Để làm được điều đó cơng ty cần quản trị tốt tiền mặt và
các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm
lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này
một cách hiệu quả hơn vào kinh doanh hoặc dùng để đáp ứng kịp thời việc thoanh tốn
tránh tình trạng thanh toán chậm chậm trễ.

C. KẾT LUẬN


Page

24

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá, quy định bản chất
của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa. Cơ
chế điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố là sự hoạt động của quy luật giá trị được biểu
hiện thông qua giá cả. Thông qua sự hoạt động của giá cả ta se thấy sự hoạt động của quy
luật giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị phát sinh khi tác dụng lên doanh nghiệp
trong lĩnh vực sản xuất nói chung và Cơng ty cổ phần bánh kẹo Biên Hồ Bibica nói
riêng thơng qua cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền.


 Điểm mạnh
- Doanh thu của cơng ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh trong giai đoạn 20052006 là do công ty chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm , tạo dựng được thương hiệu
trên thị trường. Một phần nữa đó là vì cơng ty đã khơng ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị
hiếu của khách hàng để tung ra các sản phẩm mới vào các ngày lễ đặc biệt và quan tâm
tới nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng ở mọi độ tuổi.
- Bibica cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và đạt được hiệu quả
cao khi ứng dụng có giải pháp phần mềm ERP ( phần mềm giúp hoạch định các nguồn
lực doanh nghiệp).
- Công ty đầu tư ngày càng nhiều hơn vào nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc… để
nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhằm đáp
ứng được nhu cầu của thị trường. - Trong suốt 3 năm từ 2005 đến 2007, vốn lưu động
rịng của Bibica đều dương, doanh nghiệp có khả năng tài trợ tốt cho các hoạt động kinh
doanh trong ngắn hạn cũng như có khả năng thanh tốn trong ngắn hạn
- Việc thu hồi công nợ của Bibica có hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp
cùng ngành.
 Điểm hạn chế
- Nhìn chung khả năng thanh tốn của công ty là không mấy sáng sủa. Năm 2007,

hệ số thanh tốn ngắn hạn của Bibica giảm chỉ cịn 1.27 cho thấy khả năng thanh toán
ngắn hạn của Bibica đã giảm rõ rệt. Trong khi đó hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh
toán tức thời của Bibica cũng đều thấp hơn 1 chứng cho thấy lượng tiền mặt cũng như là
các khoản tương đương tiền (có tính thanh khoản cao nhất) luôn ở mức thấp hơn nhiều so
với những khoản nợ ngắn hạn và công ty gần như khơng đủ khả năng thanh tốn trong
nếu khơng sử dụng đến các biện pháp đi vay, bán hàng tồn kho hay đi thu các khoản phải
thu.
- Trong khi đó các khoản nợ lại chiếm một tỷ lệ cao trên tổng tài sản của Bibica ,
cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành năm 2007 là 0.24 vì thế dẫn đến những rủi ro
trong khả năng thanh toán trong dài hạn và thanh khoản trong ngắn hạn của Bibica là khá
lớn.

Page

25

- Vịng quay hàng tồn kho thấp, hàng hố của Bibica được lưu kho lâu hơn, so với
các doanh nghiệp cùng ngành Bibica có khả năng giải phóng hàng tồn kho chậm hơn hẳn.


×