Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Luận văn thạc sỹ - Bảo hiểm rủi ro thiên tai ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.9 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VŨ THỊ THU

BẢO HIỂM RỦI RO THIÊN TAI Ở VIỆT NAM
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ BẢO HIỂM

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ CHÍNH

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH...............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................5
TÌNH HÌNH THIÊN TAI Ở VIỆT NAM........................................................................................................5
VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH................................................................................................................5
1.1. Địa lý Việt Nam và các loại hình thiên tai chính..............................................................5
....................................................................................................................................................9
Dưới đây là biểu đồ thể hiện số liệu thống kê các trận lũ lớn từ năm 1961 – 2009. Tuy rằng
số liệu cho thấy tần suất trận lụt tăng lên trong thời gian gần đay nhưng một phần là do
có sự cải thiện trong việc ghi chép và báo cáo thủy văn và lũ lụt.........................................11
Việt Nam, về cơ bản, có nguy cơ bị động đất thấp, chủ yếu giới hạn tại vùng Tây Bắc là
nơi có mật độ dân số thấp và tập trung ít cơ sở hạ tầng. Nếu có một trận động đất tại
châu thổ sông Hồng thì thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn do mức độ tập trung dân số, cơ sở hạ
tầng, công nghiệp và nhà ở quanh Hà Nội. Trong Quy chuẩn Xây dựng đã có điều khoản


qui định về động đất nhưng công tác thực thi rất yếu kém nên nhiều công trình không có
khả năng kháng chấn. Chính phủ Việt Nam đã xác định việc ban hành và bắt buộc tuân
thủ các tiêu chuẩn xây dựng quốc tế là một ưu tiên như trong Chiến lược về GNTT đến
2020..........................................................................................................................................14
Tuy Việt Nam có nguy cơ thấp về sóng thần nhưng trận sóng thần năm 2004 do động đất
dưới biển ngoài khơi Sumatra gây ra cho thấy hiểm họa tiềm ẩn về động đất dưới biển tại
khu vực gần Phi-lip-pin có thể gây thiệt hại lớn cho những vùng đất thấp ven biển nam
Việt Nam..................................................................................................................................14
Trong giai đoạn 2010-2016 giá trị thiệt hại thiên tai trung bình tương đương 0,53% GDP
và đạt mức cao nhất năm 2016 là 0,88%. Đồ thị biểu diễn thiệt hại thiên tai tính theo tỉ lệ
phần trăm GDP không cho thấy xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Hai năm có
tỉ lệ thiệt hại vượt 0,8% là 2013 và 2016................................................................................16
Ghi chú: Phân tích dựa trên giá trị thiệt hại và GDP theo giá trị thực tế từng năm..........16
- Hệ thống đánh giá thiệt hại chủ yếu tập trung ghi lại những thiệt hại vật chất trực tiếp
của khu vực công và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ Chính phủ ra quyết định về khắc phục hậu
quả và tái thiết sau thiên tai. Hệ thống không đánh giá (i) chi phí tài chính hoạt động cứu
trợ (lương thực, nước uống, lều bạt, v.v) do những thứ này không nằm trong thiệt hại, (ii)
tổn thất thứ cấp do hậu quả bão, lũ gây ra, bao gồm chi phí gián đoạn kinh doanh đối với
nông nghiệp, thương mại và công nghiệp, và (iii) các chi phí rộng hơn của cả nền kinh tế.
..................................................................................................................................................16
- Hệ thống không ước lượng tác động lên cuộc sống và sinh kế của người dân và có lẽ
đánh giá không đầy đủ thiệt hại đối với khu vực tư nhân, kinh doanh và công nghiệp. Tuy
có ghi chép thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi, thủy sản và lâm
nghiệp) nhưng DANA không (i) đánh giá tác động thiên tai ở mức độ cộng đồng và hộ gia
đình, và (ii) không ghi chép một cách có hệ thống thiệt hại đối với các doanh nghiệp tư
nhân và nhà ở tư nhân tại khu vực thành thị. Vì vậy chắc chắn giá trị kinh tế thực sự của
những thiệt hại do thiên tai gây ra đã không được đánh giá đầy đủ, ít nhất là đối với nhà
ở tư nhân, doanh nghiệp và công nghiệp...............................................................................17



- Không rõ mức độ chênh lệch giữa con số ước lượng ở cấp tỉnh so với giá trị thiệt hại
thực tế là bao nhiêu. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp báo cáo thiệt hại từ cấp xã và
huyện và sau đó áp đơn giá vào để ước lượng tổng thiệt hại. Việc tính giá trị thiệt hại dựa
trên chi phí thay thế danh nghĩa của tài sản bị thiệt hại. Ví dụ như, đối với nhà cửa,
Chính phủ ấn định một khoản cứu trợ là 5 triệu Đồng (khoảng 300 Đô-la) cho trường hợp
bị hư hại hoàn toàn. Khoản tiền này có thể đủ để làm lại một ngôi nhà nhỏ bằng tranh tre
tại miền Nam nhưng không đủ để xây lại một ngôi nhà ở miền Bắc với chi phí thông
thường từ 30 đến 50 triệu Đồng hoặc cao hơn......................................................................17
- Không có bảng đơn giá chuẩn hoặc thống nhất dụng để tính toán giá trị từng hạng mục
thiệt cho 64 tỉnh thành. Vì vậy không thể kiểm tra tính thống nhất trong việc đánh giá
thiệt hại giữa các tỉnh..............................................................................................................17
- Ước lượng giá trị thiệt hại bằng tiền thường được báo cáo gộp bằng một con số tổng mà
không có chi tiết cho từng tiểu mục hoặc ngành. Do đó không thể phân tích tổng thể để
biết được nhóm hạng mục nào chịu thiệt hại lớn nhất. Tuy nhiên trên cơ sở số liệu hạn
chế có được, có thể thấy rằng nông nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và nhà cửa là thiệt
hại nặng nề nhất......................................................................................................................17
Trong thời gian từ năm 2010 trở lại đây, Bão là nguyên nhân tổn thất chính chiếm 45%
tổng giá trị tổn thất ước tính được kê khai cho Ban PCLBTU, sau đó là lũ lụt, bằng 32%
tổng tổn thất. Các hiểm họa khác như là lũ quét, sạt lở đất, lốc, sét mưa đá chiếm dưới
5% tổng giá trị thiệt hại..........................................................................................................21
Giá trị thiệt hại bằng tỷ lệ % theo Nguyên nhân tổn thất từ 2010 đến 2016.......................21
..................................................................................................................................................22


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH...............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................5
TÌNH HÌNH THIÊN TAI Ở VIỆT NAM........................................................................................................5

VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH................................................................................................................5
1.1. Địa lý Việt Nam và các loại hình thiên tai chính..............................................................5
....................................................................................................................................................9
....................................................................................................................................................9
Dưới đây là biểu đồ thể hiện số liệu thống kê các trận lũ lớn từ năm 1961 – 2009. Tuy rằng
số liệu cho thấy tần suất trận lụt tăng lên trong thời gian gần đay nhưng một phần là do
có sự cải thiện trong việc ghi chép và báo cáo thủy văn và lũ lụt.........................................11
Dưới đây là biểu đồ thể hiện số liệu thống kê các trận lũ lớn từ năm 1961 – 2009. Tuy rằng
số liệu cho thấy tần suất trận lụt tăng lên trong thời gian gần đay nhưng một phần là do
có sự cải thiện trong việc ghi chép và báo cáo thủy văn và lũ lụt.........................................11
Việt Nam, về cơ bản, có nguy cơ bị động đất thấp, chủ yếu giới hạn tại vùng Tây Bắc là
nơi có mật độ dân số thấp và tập trung ít cơ sở hạ tầng. Nếu có một trận động đất tại
châu thổ sông Hồng thì thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn do mức độ tập trung dân số, cơ sở hạ
tầng, công nghiệp và nhà ở quanh Hà Nội. Trong Quy chuẩn Xây dựng đã có điều khoản
qui định về động đất nhưng công tác thực thi rất yếu kém nên nhiều công trình không có
khả năng kháng chấn. Chính phủ Việt Nam đã xác định việc ban hành và bắt buộc tuân
thủ các tiêu chuẩn xây dựng quốc tế là một ưu tiên như trong Chiến lược về GNTT đến
2020..........................................................................................................................................14
Việt Nam, về cơ bản, có nguy cơ bị động đất thấp, chủ yếu giới hạn tại vùng Tây Bắc là
nơi có mật độ dân số thấp và tập trung ít cơ sở hạ tầng. Nếu có một trận động đất tại
châu thổ sông Hồng thì thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn do mức độ tập trung dân số, cơ sở hạ
tầng, công nghiệp và nhà ở quanh Hà Nội. Trong Quy chuẩn Xây dựng đã có điều khoản
qui định về động đất nhưng công tác thực thi rất yếu kém nên nhiều công trình không có
khả năng kháng chấn. Chính phủ Việt Nam đã xác định việc ban hành và bắt buộc tuân
thủ các tiêu chuẩn xây dựng quốc tế là một ưu tiên như trong Chiến lược về GNTT đến
2020..........................................................................................................................................14
Tuy Việt Nam có nguy cơ thấp về sóng thần nhưng trận sóng thần năm 2004 do động đất
dưới biển ngoài khơi Sumatra gây ra cho thấy hiểm họa tiềm ẩn về động đất dưới biển tại
khu vực gần Phi-lip-pin có thể gây thiệt hại lớn cho những vùng đất thấp ven biển nam
Việt Nam..................................................................................................................................14

Tuy Việt Nam có nguy cơ thấp về sóng thần nhưng trận sóng thần năm 2004 do động đất
dưới biển ngoài khơi Sumatra gây ra cho thấy hiểm họa tiềm ẩn về động đất dưới biển tại
khu vực gần Phi-lip-pin có thể gây thiệt hại lớn cho những vùng đất thấp ven biển nam
Việt Nam..................................................................................................................................14
Trong giai đoạn 2010-2016 giá trị thiệt hại thiên tai trung bình tương đương 0,53% GDP
và đạt mức cao nhất năm 2016 là 0,88%. Đồ thị biểu diễn thiệt hại thiên tai tính theo tỉ lệ


phần trăm GDP không cho thấy xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Hai năm có
tỉ lệ thiệt hại vượt 0,8% là 2013 và 2016................................................................................16
Trong giai đoạn 2010-2016 giá trị thiệt hại thiên tai trung bình tương đương 0,53% GDP
và đạt mức cao nhất năm 2016 là 0,88%. Đồ thị biểu diễn thiệt hại thiên tai tính theo tỉ lệ
phần trăm GDP không cho thấy xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Hai năm có
tỉ lệ thiệt hại vượt 0,8% là 2013 và 2016................................................................................16
Ghi chú: Phân tích dựa trên giá trị thiệt hại và GDP theo giá trị thực tế từng năm..........16
Ghi chú: Phân tích dựa trên giá trị thiệt hại và GDP theo giá trị thực tế từng năm..........16
- Hệ thống đánh giá thiệt hại chủ yếu tập trung ghi lại những thiệt hại vật chất trực tiếp
của khu vực công và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ Chính phủ ra quyết định về khắc phục hậu
quả và tái thiết sau thiên tai. Hệ thống không đánh giá (i) chi phí tài chính hoạt động cứu
trợ (lương thực, nước uống, lều bạt, v.v) do những thứ này không nằm trong thiệt hại, (ii)
tổn thất thứ cấp do hậu quả bão, lũ gây ra, bao gồm chi phí gián đoạn kinh doanh đối với
nông nghiệp, thương mại và công nghiệp, và (iii) các chi phí rộng hơn của cả nền kinh tế.
..................................................................................................................................................16
- Hệ thống đánh giá thiệt hại chủ yếu tập trung ghi lại những thiệt hại vật chất trực tiếp
của khu vực công và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ Chính phủ ra quyết định về khắc phục hậu
quả và tái thiết sau thiên tai. Hệ thống không đánh giá (i) chi phí tài chính hoạt động cứu
trợ (lương thực, nước uống, lều bạt, v.v) do những thứ này không nằm trong thiệt hại, (ii)
tổn thất thứ cấp do hậu quả bão, lũ gây ra, bao gồm chi phí gián đoạn kinh doanh đối với
nông nghiệp, thương mại và công nghiệp, và (iii) các chi phí rộng hơn của cả nền kinh tế.
..................................................................................................................................................16

- Hệ thống không ước lượng tác động lên cuộc sống và sinh kế của người dân và có lẽ
đánh giá không đầy đủ thiệt hại đối với khu vực tư nhân, kinh doanh và công nghiệp. Tuy
có ghi chép thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi, thủy sản và lâm
nghiệp) nhưng DANA không (i) đánh giá tác động thiên tai ở mức độ cộng đồng và hộ gia
đình, và (ii) không ghi chép một cách có hệ thống thiệt hại đối với các doanh nghiệp tư
nhân và nhà ở tư nhân tại khu vực thành thị. Vì vậy chắc chắn giá trị kinh tế thực sự của
những thiệt hại do thiên tai gây ra đã không được đánh giá đầy đủ, ít nhất là đối với nhà
ở tư nhân, doanh nghiệp và công nghiệp...............................................................................17
- Hệ thống không ước lượng tác động lên cuộc sống và sinh kế của người dân và có lẽ
đánh giá không đầy đủ thiệt hại đối với khu vực tư nhân, kinh doanh và công nghiệp. Tuy
có ghi chép thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi, thủy sản và lâm
nghiệp) nhưng DANA không (i) đánh giá tác động thiên tai ở mức độ cộng đồng và hộ gia
đình, và (ii) không ghi chép một cách có hệ thống thiệt hại đối với các doanh nghiệp tư
nhân và nhà ở tư nhân tại khu vực thành thị. Vì vậy chắc chắn giá trị kinh tế thực sự của
những thiệt hại do thiên tai gây ra đã không được đánh giá đầy đủ, ít nhất là đối với nhà
ở tư nhân, doanh nghiệp và công nghiệp...............................................................................17
- Không rõ mức độ chênh lệch giữa con số ước lượng ở cấp tỉnh so với giá trị thiệt hại
thực tế là bao nhiêu. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp báo cáo thiệt hại từ cấp xã và
huyện và sau đó áp đơn giá vào để ước lượng tổng thiệt hại. Việc tính giá trị thiệt hại dựa
trên chi phí thay thế danh nghĩa của tài sản bị thiệt hại. Ví dụ như, đối với nhà cửa,
Chính phủ ấn định một khoản cứu trợ là 5 triệu Đồng (khoảng 300 Đô-la) cho trường hợp
bị hư hại hoàn toàn. Khoản tiền này có thể đủ để làm lại một ngôi nhà nhỏ bằng tranh tre
tại miền Nam nhưng không đủ để xây lại một ngôi nhà ở miền Bắc với chi phí thông
thường từ 30 đến 50 triệu Đồng hoặc cao hơn......................................................................17
- Không rõ mức độ chênh lệch giữa con số ước lượng ở cấp tỉnh so với giá trị thiệt hại
thực tế là bao nhiêu. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp báo cáo thiệt hại từ cấp xã và


huyện và sau đó áp đơn giá vào để ước lượng tổng thiệt hại. Việc tính giá trị thiệt hại dựa
trên chi phí thay thế danh nghĩa của tài sản bị thiệt hại. Ví dụ như, đối với nhà cửa,

Chính phủ ấn định một khoản cứu trợ là 5 triệu Đồng (khoảng 300 Đô-la) cho trường hợp
bị hư hại hoàn toàn. Khoản tiền này có thể đủ để làm lại một ngôi nhà nhỏ bằng tranh tre
tại miền Nam nhưng không đủ để xây lại một ngôi nhà ở miền Bắc với chi phí thông
thường từ 30 đến 50 triệu Đồng hoặc cao hơn......................................................................17
- Không có bảng đơn giá chuẩn hoặc thống nhất dụng để tính toán giá trị từng hạng mục
thiệt cho 64 tỉnh thành. Vì vậy không thể kiểm tra tính thống nhất trong việc đánh giá
thiệt hại giữa các tỉnh..............................................................................................................17
- Không có bảng đơn giá chuẩn hoặc thống nhất dụng để tính toán giá trị từng hạng mục
thiệt cho 64 tỉnh thành. Vì vậy không thể kiểm tra tính thống nhất trong việc đánh giá
thiệt hại giữa các tỉnh..............................................................................................................17
- Ước lượng giá trị thiệt hại bằng tiền thường được báo cáo gộp bằng một con số tổng mà
không có chi tiết cho từng tiểu mục hoặc ngành. Do đó không thể phân tích tổng thể để
biết được nhóm hạng mục nào chịu thiệt hại lớn nhất. Tuy nhiên trên cơ sở số liệu hạn
chế có được, có thể thấy rằng nông nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và nhà cửa là thiệt
hại nặng nề nhất......................................................................................................................17
- Ước lượng giá trị thiệt hại bằng tiền thường được báo cáo gộp bằng một con số tổng mà
không có chi tiết cho từng tiểu mục hoặc ngành. Do đó không thể phân tích tổng thể để
biết được nhóm hạng mục nào chịu thiệt hại lớn nhất. Tuy nhiên trên cơ sở số liệu hạn
chế có được, có thể thấy rằng nông nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và nhà cửa là thiệt
hại nặng nề nhất......................................................................................................................17
Trong thời gian từ năm 2010 trở lại đây, Bão là nguyên nhân tổn thất chính chiếm 45%
tổng giá trị tổn thất ước tính được kê khai cho Ban PCLBTU, sau đó là lũ lụt, bằng 32%
tổng tổn thất. Các hiểm họa khác như là lũ quét, sạt lở đất, lốc, sét mưa đá chiếm dưới
5% tổng giá trị thiệt hại..........................................................................................................21
Trong thời gian từ năm 2010 trở lại đây, Bão là nguyên nhân tổn thất chính chiếm 45%
tổng giá trị tổn thất ước tính được kê khai cho Ban PCLBTU, sau đó là lũ lụt, bằng 32%
tổng tổn thất. Các hiểm họa khác như là lũ quét, sạt lở đất, lốc, sét mưa đá chiếm dưới
5% tổng giá trị thiệt hại..........................................................................................................21
Giá trị thiệt hại bằng tỷ lệ % theo Nguyên nhân tổn thất từ 2010 đến 2016.......................21
Giá trị thiệt hại bằng tỷ lệ % theo Nguyên nhân tổn thất từ 2010 đến 2016.......................21

..................................................................................................................................................22
..................................................................................................................................................22


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế cho thấy, thời tiết xấu ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sống của
các hộ gia đình nghèo, các nhóm xã hội dễ tổn thương và là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng đói nghèo, tình trạng yếu kém của giáo dục, y tế và xa hơn nữa là sự trì
trệ kinh tế trong dài hạn. Theo một báo cáo của Liên hiệp quốc, tần suất các thảm
họa thiên nhiên đang tăng lên. Trung bình có khoảng 335 thảm họa thiên nhiên mỗi
năm trong vòng hai thập kỷ qua, tăng 14% so với thập kỷ trước và gần gấp đôi con
số ghi nhận được trong giai đoạn 1985 - 1994. Năm 2016, Việt Nam đã chứng kiến
nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt ở Nam Trung Bộ, hạn hán nặng nề,
xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Những thảm họa thiên tai diện rộng đó
đã gây ra thiệt hại hàng tỷ USD. Trong khi đó, theo số liệu từ công ty tái bảo hiểm
Munich RE của Đức, con số thiệt hại này trên thế giới lên tới 175 tỷ USD. Đây là
con số thiệt hại lớn nhất được ghi nhận trong vòng 4 năm qua. Theo thống kê này,
thiệt hại về người do thảm họa thiên nhiên trong năm 2016 là 8.700 người, thấp hơn
nhiều so với con số 25.400 người năm 2015. Tuy nhiên, thiệt hại về mặt kinh tế của
năm 2016 lại tăng gần 2/3 so với năm 2015.
Đây là yếu tố gây ra những thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường đầu tư không chỉ các nước phát triển mà còn các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, tác động kinh tế của thiên tai đối với nước đang phát triển còn
lớn hơn do thị trường bảo hiểm của những nước này còn non trẻ. Trong khi đó,
Chính phủ các nước không đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ phục hồi, tái thiết sau
thiên tai, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư.
Nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nơi gánh chịu đến 70% các

thảm họa thiên nhiên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên
chịu ảnh hưởng của thiên tai đồng thời chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến
đổi khí hậu. Theo nghiên cứu mới đây của Quỹ Châu Á và Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong 10 năm qua
Việt Nam là 1 trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Trung bình mỗi năm


2
thiên tai làm chết khoảng 231 người, gây thiệt hại 18. 637 tỷ đồng, tương đương
0,5% GDP cả nước. Trong khi đó, chi dự phòng của ngân sách chỉ đảm bảo hỗ trợ
30% giá trị thiệt hại do thiên tai. Nội dung chi chủ yếu nhằm cứu trợ khẩn cấp, chưa
đáp ứng được yêu cầu phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau khi xảy ra thiên tai, các quốc gia đã dành nhiều ưu tiên cho công tác
quản lý rủi ro và tài trợ rủi ro thông qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có
việc quy định phải mua bảo hiểm cho rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, theo Munich Re,
ngoại trừ Nhật Bản, các nước khác trong khu vực Đông Á có mức độ quan tâm đến
bảo hiểm rủi ro thiên tai không thỏa đáng.
Để giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai, Việt Nam đã thực thi một số
chính sách tài chính như chính sách miễn giảm thuế, chính sách chi cho công tác
giảm nhẹ và khắc phục thiên tai và bảo hiểm (thí điểm bảo hiểm nông nghiệp). Tuy
nhiên, cũng giống như các nước khác, vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải là ngân
sách còn eo hẹp trong khi nhu cầu chi cho giảm nhẹ, khắc phục thiên tai thì ngày
một tăng vì vậy, việc phát triển, mở rộng và triển khai bảo hiểm thiên tai tại Việt
Nam là yêu cầu cần thiết.
Trên thực tế, xét dưới góc độ là một gói bảo hiểm độc lập, thì bảo hiểm thiên
tai là một hình thức bảo hiểm mới, chưa được triển khai tại Việt Nam, rủi ro thiên
tai thường được triển khai như là một đơn mở rộng trong các đơn nghiệp vụ bảo
hiểm khác. Xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài đề tài: “Bảo hiểm rủi ro
thiên tai ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá vai trò của bảo
hiểm đối với rủi ro thiên tai ở Việt Nam, thực trạng triển khai bảo hiểm thiên tai ở

Việt Nam... từ đó đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm phát triển bảo
hiểm thiên tai ở Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, đánh giá tình hình thiên tai, thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam
trong thời gian qua và các giải pháp tài chính chủ yếu để đối phó với thiên tai.
- Tìm hiểu về các hình thức bảo hiểm thiên tai trên thế giới, phân tích và
đánh giá thực trạng bảo hiểm thiên tai ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng mô hình bảo hiểm thiên


3
tai tại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thiên
tai tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động bảo hiểm thiên tai ở
Việt Nam trong những năm gần đây và các mô hình thiên tai ở một số quốc gia trên
thế giới

4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên việc kết hợp các phương pháp
thông dụng trong nghiên cứu khoa học, bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Thứ nhất, các phương pháp định lượng trong nghiên cứu này được
sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của thiên tai tại Việt Nam.Thứ hai, các
phương pháp định tính sẽ được sử dụng để mô tả, đánh giá vai trò của bảo hiểm
thiên tai.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp so sánh để nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng bảo hiểm

thiên tai, trên cơ sở đó rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

5. Tổng quan nghiên cứu
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy tại một số nước có ngành bảo hiểm phát triển và
có lịch sử lâu đời, bảo hiểm thiên tai đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, trong
đó tập trung chủ yếu vào những khía cạnh nghiệp vụ, cơ sở pháp lý, vai trò của nhà
nước, cách thức tổ chức thực hiện v.v. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước về bảo
hiểm thiên tai hầu như rất ít, mặc dù trên thực tế, một số cuộc hội thảo, trao đổi về
việc thực hiện bảo hiểm thiên tai ở Việt Nam đã được tiến hành, tiêu biểu cuộc hội
thảo giữa Tổng CTCP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) với Tập đoàn Tái
bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re về triển khai giải pháp bảo hiểm thiên tai ở Việt Nam,
Luật Phòng chống thiên tai được Quốc Hội thông qua vào tháng 6/2013 có quy định
Quỹ phòng, chống thiên tai; báo cáo “Các giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại
Việt Nam” của Word Bank năm 2010. Trong khi đó phần lớn các bài viết, công
trình khoa học, sách viết về bảo hiểm thiên tai chủ yếu tập trung ở các nghiên cứu


4
nước ngoài.
Trên thực tế, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện mà nội
dung ít nhiều có liên quan đến chủ đề này như “Bảo hiểm giảm nhẹ thiên tai” 1,
“Bảo hiểm mùa màng ở Việt Nam”2, “Tổng quan về thiên tai Khu vực đồng bằng
sông Hồng”3, “bảo hiểm thiên tai: Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng tại
Việt Nam”4 v.v. Đáng chú ý nhất là đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Bảo hiểm thiên tai:
Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam” của TS. Lê Thị Thùy Vân
và TS. Tống Thiện Phước. Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và
kinh nghiệm các quốc gia (Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Mexico,
Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha...) về việc thực hiện bảo hiểm thiên tai, từ đó, rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam mà chưa đưa ra được phương án đề xuất phù hợp
với tình hình thực tế tại Việt Nam.


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu và tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương I: Tình hình thiên tai ở Việt Nam và các giải pháp tài chính
Chương II: Bảo hiểm thiên tai trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai qua hình thức bảo hiểm

1

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Cơ quan chủ trì: Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: Giáo sư Tiến sĩ Trương Mộc Lâm, Hà Nội năm 1993-1994.
2
Để tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng Công ty. Cơ quan chủ trì: Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: Giáo sư Tiến sĩ Trương Mộc Lâm, Hà Nội năm 1993.
3
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Vụ Phát triển Công nghệ, tháng 12/1994
4
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thùy Vân và TS. Tống Thiện Phước, Hà Nội năm 2014


5
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH THIÊN TAI Ở VIỆT NAM
VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
1.1. Địa lý Việt Nam và các loại hình thiên tai chính
1.1.1. Địa lý Việt Nam
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới ẩm trong vành đai nhiệt đới của Bắc bán

cầu thuộc khu vực gió mùa Đông Nam Á. Hình dạng lãnh thổ đã tạo cho Việt Nam
có một bờ biển dài trên 3.000 km mở ra những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
biển và khai thác thềm lục địa nhưng cũng là địa bàn hứng chịu tác động của bão
xuất phát từ Tây Thái Bình Dương và biển Đông.
Là một nước có lượng mưa phong phú nên mật độ sông ngòi ở Việt Nam khá
dày. Ở phía Bắc và phía Nam có đồng bằng châu thổ của hai hệ thống sông lớn là hệ
thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long bao gồm hơn 20 tỉnh thành phố và là
hai vựa lúa chính của cả nước. Bờ biển ở phía Bắc và phía Nam tương đối bằng
phẳng, trong khi đó ở Trung Bộ vùng đồng bằng hẹp, núi và biển sát nhau, các
nhánh núi đâm ngang chia thành từng ngăn tạo ra bờ biển khúc khuỷu gập ghềnh.

1.1.1.2. Hệ thống sông ngòi
Là một nước có lượng mưa phong phú nên mật độ sông ngòi ở Việt Nam khá
dày đặc.
a. Các sông ở Bắc Bộ
Có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.
Hệ thống sông Hồng gồm sông Đà, sông Thao, sông Lô có diện tích lưu vực từ Việt
Trì trở lên F=140.000 km2. Phần lớn diện tích lưu vực thượng nguồn nằm ở phía
Trung Quốc, một số ít nằm trên lãnh thổ Lào, phần diện tích lưu vực ở Việt Nam
chiếm 60.000 km2. Hệ thống sông Thái Bình do 3 sông Cầu, sông Thương và sông
Lục Nam hợp thành có diện tích lưu vực F= 12.700 km2.
Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nối với nhau bằng sông Đuống và
sông Luộc nên lũ của các hệ thống sông này có tác động chi phối lẫn nhau. Hệ
thống sông Hồng nằm trên địa thế cao hơn nên mực nước lũ thường cao hơn và


6
thường truyền lũ về hệ thống sông Thái Bình. Hệ thống sông Thái Bình do ở địa thế
thấp nên thường chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều.
b. Các sông ở Trung Bộ:

Các sông ở miền Trung thường ngắn trừ một vài sông ở Thanh Hoá, Nghệ
An bắt nguồn từ Lào. Duyên hải miền Trung có rất nhiều sông, phần lớn phát sinh
từ nội địa và đều có xu hướng chảy từ Tây sang Đông. Nếu chỉ tính những con sông
có chiều dài từ 10 km trở lên thì đã có 740 sông, trong đó có tới 93% sông có diện
tích lưu vực nhỏ hơn 5000 km2. Các sông suối chảy qua 75- 90% diện tích là đồi
núi bị cồn cát chắn ngang ở phía biển nên lũ chảy tràn trên đồng bằng nhỏ hẹp gây
úng ngập. Các sông thường nối với nhau ra tới biển tạo thành nhiều cửa sông, lại
gặp chế độ triều phức tạp, nơi là bán nhật triều, nơi là nhật triều đều, nơi là nhật
triều không đều, nơi là chế độ triều hỗn hợp, biên độ có thể đạt từ 1m đến 4m.
Với địa hình bất lợi như trên, mưa dễ gây lũ lớn cho các tỉnh miền Trung, đặc
biệt là vùng ven biển.
c. Các sông ở Nam Bộ
Sông Mê kông là một trong những con sông lớn nhất thế giới. Diện tích lưu
vực là 793.000 km2, trong đó Lào 202.400 km2 (hầu hết lãnh thổ), Thái Lan 184.240
km2, Campuchia 154.750 km2. Phần diện tích trên đất Việt Nam chỉ có 65.170 km 2
chiếm 6,18% diện tích toàn bộ lưu vực. Sông Mê Kông có chiều dài là 4.220 km,
phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có 220 km.
Bắt đầu vào đất Việt Nam, lượng nước chảy vào sông Tiền chiếm từ 75% 80%, chỉ có từ 15%-20% lượng nước chảy vào sông Hậu. Nhưng vào sâu trong lãnh
thổ Việt Nam các kênh rạch như: Vàm Nao, Tân Châu, Châu Đốc, Chợ Mới làm
nhiệm vụ điều tiết làm cho lượng nước chảy trong hai sông xấp xỉ nhau, sông Tiền
là 51% và sông Hậu là 49%.

1.1.2. Các loại thiên tai thường xảy ra
Việt Nam là một trong số những nước nằm trong khu vực thường xuyên chịu
ảnh hưởng của thiên tai. Thiên tai ở Việt Nam cũng có nhiều loại như: bão, lũ, úng,
hạn, lốc, động đất, sạt lở đất, cháy rừng, biến đổi bờ biển, xâm nhập mặn, sâu bọ,
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường v.v...


7

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực châu Á
– Thái Bình Dương (nơi gánh chịu đến 70% các thảm họa thiên nhiên thế giới), Việt
Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi
khí hậu; trong đó bão, lũ lụt là hai loại thiên tai thường xuyên và nguy hiểm nhất.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB)5 thì Việt Nam là một trong những quốc
gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Bảng 1 dưới đây cho ta thấy mức độ của từng loại thiên tai ở Việt nam.
Bảng 1.1: Tần số xuất hiện của các thiên tai ở Việt Nam
CAO
TRUNG BÌNH
THẤP
Lũ, ngập úng
Mưa đá và mưa lớn
Động đất
Bão, áp thấp nhiệt đới
Sạt lở đất
Sương muối
Hạn hán
Cháy rừng
Sóng thần
Lũ quét
Xâm nhập mặn
Xói lở/bồi lấp
Lốc xoáy
Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương

1.1.2.1. Bão
a. Đặc điểm chung của bão ở Việt Nam
Bão vào Việt Nam hình thành và phát triển hoặc ở tây Thái Bình Dương hoặc
ngay trên biển Đông. Trong số các cơn bão hoạt động ở biển Đông, có khoảng

40,7% hình thành ở biển Đông và 59,3% hình thành ở tây Thái Bình Dương.
Khí hậu biển Đông được biết là có sự nhiễu loạn nhiều do là nơi hoạt động,
giao thoa của nhiều khối khí có nguồn gốc khác nhau. Đặc biệt biển Đông còn là
nơi hoạt động mạnh mẽ của gió mùa nhưng không thuần nhất về bản chất, cả mùa
đông lẫn mùa hạ. Điều này đã dẫn tới một hệ quả quan trọng là sự xuất hiện của các
nhiễu động trong cơ chế hoàn lưu. Biển Đông và lưu vực của nó gần như nằm hoàn
toàn trong miền nhiệt đới nên lượng bức xạ khá dồi dào, nhất là trong các tháng
mùa hạ.
Cũng do sự bất ổn định của khí quyển cộng với nguồn nhiệt ẩm dồi dào nên
đối lưu rất phát triển trên biển Đông, tạo ra lượng mưa hàng năm lớn.
5

Nguồn: Các giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam (WB, 3/2010)


8
Với tất cả các đặc điểm này, biển Đông trở thành nơi hình thành xoáy thuận
nhiệt đới, một số phát triển thành bão, tác động trực tiếp đến đất liền các nước khu
vực Đông Nam Á, nhất là đối với Việt Nam.
Theo quy luật chung của mùa bão ở Việt Nam thường kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 12. Bão thường đổ bộ vào miền Bắc từ tháng 5 và di chuyển dần vào phía
Nam và thường xảy ra ở miền Nam vào khoảng tháng 11. Xu thế chung là đầu mùa,
bão ở vĩ độ cao, dần dần về cuối mùa, bão ở vĩ độ thấp, nhưng cũng có khi trái quy
luật gây ra tổn thất lớn. Mùa bão tại miền Bắc mùa bão cao điểm là tháng 6/tháng
7, còn cao điểm tại miền Trung rơi vào cuối tháng 8 và tháng 9 và miền Nam là
tháng 10, tháng 11.
b. Thống kê sơ bộ số lượng các cơn bão của Việt Nam thời gian gần đây
Trung Tâm KTTVQG ghi lại số liệu hàng năm và từng biến cố tại Việt Nam
có tốc độ gió từ cấp 6 theo thang Beaufort trở lên (39-49 kmh) cho đến cấp 13
(>133 kmh) theo các biến số sau: vùng, cấp, tháng, năm của từng sự kiện. Trong

vòng 56 năm (từ năm 1961 đến năm 2016) đã ghi nhận được 274 biến cố có tốc độ
gió từ cấp 6 đến cấp 13 đã đổ bộ vào Việt Nam. Như vậy, Việt Nam chịu trung bình
khoảng 5 cơn bão một năm, trong đó 1,5 cơn bão được coi là bão lớn.
Miền Bắc và miền Trung bị nhiều bão hơn miền Nam. Bảng 2.1 và Hình 2.1
cho thấy trong thời gian kể trên vùng Quảng Ninh – Thanh Hóa thuộc miền Bắc
chịu trung bình khoảng 1.7 cơn bão một năm trong khi vùng Bình Thuận – Cà Mau
ở phía Nam chỉ chịu trung bình 3 năm một trận. Cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa
miền Bắc và miền Nam về con số các cơn bão cấp 10 trở lên (bão lớn) tính theo tốc
độ gió theo thang Beaufort. Vùng Quảng Ninh – Thanh Hóa chịu tổng cộng 37 cơn
bão từ cấp 10 trở lên trong vòng 56 năm, tức là 0,7 cơn/năm. Trong khi đó vùng
Bình Thuận – Cà Mau ở phía Nam chỉ chịu 4 cơn bão loại này, tức là cứ 14 năm
mới có một lần.

Bảng 1.2. Số trung bình các cơn bão* tại từng vùng (1961 – 2016)


9
Vùng (theo chiều Bắc Nam)

Số cơn
bão

Quảng Ninh - Thanh Hóa
Nghệ An – Quảng Bình
Quảng Trị - Quảng Ngãi

96
49
51


Bình Định - Ninh Thuận
Bình Thuận - Cà Mau
Tổng số

60
18
274

Số cơn bão
trung bình
hàng năm
1.7
0.9
0.9

Số cơn
bão cấp
10 trở lên
37
20
12

Số trung bình
hàng năm bão
cấp 10 trở lên
0.7
0.4
0.2

1.1

9
0.2
0.3
4
0.1
4.9
82
1.5
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia

Ghi chú: * Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra số liệu về bão nhiệt đới
từ áp thấp cấp 6 theo thang Beaufort (tố độ gió trên 39 km/h) đến bão cấp 13 –
typhoon (tốc độ gió trên 133 km/h)
Hình 1.1. Số cơn bão trung bình hàng năm chia theo vùng (1961 – 2016)

Nguồn:Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

1.1.2.2. Mưa, lũ, úng
a. Ở các tỉnh Bắc Bộ
- Mưa lũ: Nước lũ của sông Hồng do lũ của 3 sông Đà, sông Thao và sông
Lô, với diện tích lưu vực 143.600 km 2. Lũ luôn là mối đe doạ cho đồng bằng
sông Hồng là vùng tập trung các cơ sở quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tất
cả các cơ sở này đều nằm dưới mức nước lũ thường xuyên của sông Hồng. Nếu


10
vỡ đê, ngập lụt vùng châu thổ sông Hồng thì các thiệt hại không thể lường hết, sẽ
kéo lùi sự phát triển của đất nước. Những hình thái thời tiết gây ra mưa lớn ở đây
thường là bão hoặc áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, cao áp cận nhiệt đới,
đường đứt và Front lạnh, thời gian mưa kéo dài 10 đến 12 ngày, gây nên những

trận lũ lớn.
- Úng ngập: Do mưa với cường độ lớn và thường tập trung trong một thời đoạn
ngắn, xảy ra trong lúc nước lũ các triền sông lên cao nên úng là mối đe dọa lớn đến
kinh tế Việt nam, trước hết là nông nghiệp.
b. Ở các tỉnh Miền Trung
Các tỉnh miền Trung có đồng bằng nhỏ, hẹp, kẹp giữa núi và cồn cát tạo
thành thế lòng chảo nghiêng. Địa hình các tỉnh Miền Trung phía tây là núi, phía
đông là biển; dọc ven bờ biển là các cồn cát án ngữ. Nền kinh tế nông nghiệp
vẫn là chủ yếu nhưng lại bấp bênh, phụ thuộc vào diễn biến của thời tiết. Có
thể nói đây là một vùng rất nhậy cảm với thời tiết, từ đang khô hạn lại chuyển
ngay sang ngập lụt và ngược lại nước lũ vừa rút được ít ngày lại tạo ra hạn hán
cho mùa màng. Điển hình là trận lụt ở miền Trung tháng 10/2011 và tháng
10/2013
Mưa ở Miền Trung chủ yếu là do bão, áp thấp nhiệt đới và các nhiễu động
thời tiết khác gây ra, đặc biệt là khi có gió mùa đông bắc tràn về lại gặp các hình
thái thời tiết khác tạo nên những đợt mưa rất to gây lũ lớn, có khi các đợt lũ liên tiếp
xảy ra trong một thời gian ngắn nên thường gây thiệt hại nặng nề.
c. Ở các tỉnh Nam bộ
Lũ lụt ở ĐBSCL kéo dài 6 tháng, từ tháng VII đến tháng XII (chậm
hơn ở thượng lưu khoảng 1 tháng). Do địa hình thấp, phẳng, cửa thoát lũ lại
chịu ảnh hưởng thời kỳ có triều cao nhất trong năm, lượng nước tập trung
của vùng thượng nguồn rất rộng lớn nên hầu như hàng năm đều bị ngập từ 36 tháng, độ ngập sâu trong toàn vùng từ 0,5m-3m chiếm trên 2/3 diện tích
của đồng bằng.
Đồng bằng sông Cửu long năm nào cũng xẩy ra lụt, độ ngập lụt chỉ có khác
nhau về mức độ của lũ lớn, lũ vừa hay lũ nhỏ.


11
Với đặc tính lũ của vùng ĐBSCL mọi sinh hoạt xã hội và sản xuất phải thích
nghi với lũ, nhưng do các công trình hạn chế lũ chưa phát triển nên các mặt sinh

hoạt cần thiết (đi lại, ăn ở, học hành, chữa bệnh...) cho nhân dân hiện nay vẫn bị xáo
trộn trong thời gian dài, làm chậm khả năng phát triển của vùng.

1.1.2.3. Lũ quét ở khu vực miền núi
Do đặc điểm của địa hình, các sông suối ở vùng núi phía Bắc, khu vực Tây
Nguyên và các vùng núi khác có độ dốc rất lớn do vậy thời gian tập trung lũ nhanh,
sinh ra lũ quét. Lũ quét là loại thiên tai lưu vực nhỏ, cường suất lũ lớn, vận tốc dòng
chảy xiết nên lũ quét có sức tàn phá cực kỳ ác liệt. Những năm gần đây ở các Thị xã
của các tỉnh Miền núi như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Cạn, Sơn La... liên
tiếp bị lũ quét; đặc biệt là các trận lũ quét xảy ra ở thị trấn Mường Lay (Lai Châu)
liên tiếp xảy ra, tháng 5 năm 1990, tháng 7 năm 1994, tháng 8 năm 1996, tháng 7
năm 1997 dẫn đến xoá hẳn trên bản đồ thị trấn này.
Rừng bị tàn phá nặng là nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ quét, làm cho tình
trạng du canh du cư không giảm, vì vậy thực hiện việc định canh định cư, giao đất
giao rừng, khuyến khích trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc có tầm chiến lược
trong công cuộc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện số liệu thống kê các trận lũ lớn từ năm 1961 –
2009. Tuy rằng số liệu cho thấy tần suất trận lụt tăng lên trong thời gian gần đay
nhưng một phần là do có sự cải thiện trong việc ghi chép và báo cáo thủy văn và
lũ lụt.


12
Hình 1.2. Thống kê các trận lũ lớn từ 1961 to 2009

Nguồn:

1.1.2.4. Nước dâng
Gió mạnh và bão nhiệt đới với gió xoáy đổi chiều là nguyên nhân chính gây
ra nước dâng đáng kể ở ven biển Việt Nam; đó là một thiên tai quan trọng ở vùng

ven biển mà chúng ta cần đặc biệt chú ý.
- Khi có gió mạnh hay bão thường gây ra hiện tượng nước dâng hay nước rút
ở biển tuỳ theo hướng gió và vệt bờ, tuỳ theo cường độ gió và các thông số khác.
Như vậy, dao động thực của mực nước biển thường gồm dao động do thuỷ triều
( nguyên nhân thiên văn ) và dao động nước dâng-rút do gió. Chiều cao nước dâng
có thể đạt vài chục cm tới vài mét, tùy từng nơi và tùy cường độ gió.
- Nước dâng do gió mạnh nguy hiểm ở chỗ nó xảy ra tương đối đột ngột và
khi nước triều lên cao nó có thể gây nên tai hoạ lớn cho vùng ven biển; làm ngập
nước mặn hoặc cùng với sóng lớn làm sạt lở đê biển, thậm chí vỡ đê biển. Thực tiễn
cho thấy mỗi khi bão kèm theo nước dâng bao giờ thiệt hại cũng lớn gấp bội. ( Cơn
bão tháng 11/1970 vào Bangladet làm chết hàng chục vạn người).
- Vùng biển Việt Nam chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa với tốc độ gió
mạnh có thể đạt tới 15- 20 cm/s và ảnh hưởng của bão trong một số tháng của năm
với tốc độ gió có thể đạt tới 30-50m/s.


13
- Qua kết quả xử lý số liệu thực đo (đã loại trừ ảnh hưởng thuỷ triều và lũ )
và kết quả tính toán nước dâng do gió mùa đông bắc ở vùng ven biển phía bắc Việt
Nam hoặc gió chướng ở vùng biển phía nam, có thể đạt tới 10-30 cm và có thể
truyền sâu vào sông. Trường hợp gió mùa tây nam, phần lớn vùng ven biển Việt
Nam không xảy ra nước dâng mà chủ yếu nước rút.
- Một điều cần chú ý nữa là không nhất thiết cơn bão nào cũng gây ra nước
dâng nguy hiểm mà chỉ những cơn bão đổ bộ vào thời kỳ triều lên, nhất là trùng với
kỳ nước cường trong mỗi chu kỳ nửa tháng của thuỷ triều. Theo thống kê, cứ 3-4
cơn bão mới có một cơn gây ra nước dâng nguy hiểm. Vùng ven biển có bờ thấp ở
phía bắc Việt Nam cần quan tâm đến hiện tượng nước dâng khi có bão.
Mặc dù độ lớn nước dâng do bão ở ven biển Việt Nam chưa bằng một số
vùng khác trên thế giới (Bănglađét, Mỹ, đảo Reuniông...) song vẫn là một hiện
tượng nguy hiểm do cộng thêm với thuỷ triều có biên độ đáng kể và đặc biệt nguy

hiểm đối với vùng bờ thấp chưa có công trình đê biển vững chắc.
Trong mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long, khi thuỷ triều lên cao nước
mặn có thể xâm nhập vào sâu trong sông; nguy hiểm nhất là khi có gió chướng sẽ
gây ra nước dâng, tuy không lớn nhưng nước có độ mặn cao, xâm nhập sâu tới 1020 km là một thiên tai đối với lúa và các cây trồng quý khác.
Tuy nhiên, trong khoảng 50 năm gần đây, chưa quan sát thấy tổ hợp triều
cường với bão lớn mà mới có bão lớn với triều trung bình hay triều cao hơn trung
bình một ít.

1.1.2.5. Lốc và vòi rồng
Nguyên nhân: Khối không khí lạnh tràn tới khối không khí nóng và đẩy khí
nóng bốc lên cao, không khí nóng bị lạnh đi và phía trên bắt đầu hình thành những
đám mây vũ tích cho mưa rào có thể gây mưa đá và tố. Một số dẫn chứng về các
trận lốc, tố, vòi rồng ở Việt nam:
- Cơn lốc ở Lào Cai: sáng 3/3/75 một cơn lốc mạnh xuất hiện ở Lào cai, qua
Hưng liên sơn đến Sa pa, tới Simacai, Mường Khương ( dài 65-80km) theo một dải
rộng 30-35km. Với diện tích 2400-2800km2 sức gió đạt tới cấp 10-11, riêng tại
Cam Đường, Bảo Nhai có gió 35-40m/s (cấp 12-13) và kèm theo mưa đá.


14
- Vòi rồng và mưa đá: ở Hoàng Long (NB) tối 27/3/81 xuất hiện ở xã Yên
Quang kèm theo mưa đá. Khoảng 19h mây đen bao phủ kín bầu trời, xuất hiện 1 vòi
rồng trên hồ Yên quang gió cấp 11-12, kèm theo sấm chớp và mưa đá. Thời gian vòi
rồng khoảng 10’, nhà gỗ loại từ 3-5 gian đổ 18 cái, doanh trại quân đội 50 gian, 250
mẫu thuốc lá bị dập nát.

1.1.2.6. Động đất và sóng thần
Việt Nam, về cơ bản, có nguy cơ bị động đất thấp, chủ yếu giới hạn tại vùng
Tây Bắc là nơi có mật độ dân số thấp và tập trung ít cơ sở hạ tầng. Nếu có một trận
động đất tại châu thổ sông Hồng thì thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn do mức độ tập trung

dân số, cơ sở hạ tầng, công nghiệp và nhà ở quanh Hà Nội. Trong Quy chuẩn Xây
dựng đã có điều khoản qui định về động đất nhưng công tác thực thi rất yếu kém
nên nhiều công trình không có khả năng kháng chấn. Chính phủ Việt Nam đã xác
định việc ban hành và bắt buộc tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng quốc tế là một ưu
tiên như trong Chiến lược về GNTT đến 2020.
Tuy Việt Nam có nguy cơ thấp về sóng thần nhưng trận sóng thần năm 2004 do
động đất dưới biển ngoài khơi Sumatra gây ra cho thấy hiểm họa tiềm ẩn về động
đất dưới biển tại khu vực gần Phi-lip-pin có thể gây thiệt hại lớn cho những vùng
đất thấp ven biển nam Việt Nam.

1.1.2.7. Các loại thiên tai khác
Các loại thiên tai khác như hạn hán, cháy rừng, nước mặn xâm lấn, nóng và
lạnh gây ra ít thiệt hại hơn. Hạn hán và cháy rừng hay xảy ra nhất tại Tây Nguyên
và đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô. Hạn hán được coi là loại gây thiệt hại
nhiều thứ 3 tại Việt Nam sau lũ lụt và bão do nó tác động lên mùa màng. Không khí
lạnh và sương muối chỉ xảy ra ở phía Bắc Việt Nam.
Một số biến cố điển hình trong các năm vừa qua được liệt kê dưới đây6:
• Hạn hán (1998): 3,1 triệu người bị thiếu nước. Tổng thiệt hại ước tính 500 tỉ
Đồng (37 triệu Đô-la);
• Hạn hán (2002): Tổng thiệt hại ước tính 2.060 triệu Đồng (135 triệu Đô-la);
• Hạn hán (2005): Tổng thiệt hại ước tính1.743 tỉ Đồng (110 triệu Đô-la);
6

Hội thảo về các thiên tai không liên quan đến nước tại Việt Nam, Hà Nội, 5/2008.


15
• Cháy rừng U Minh (2002) (đồng bằng sông Cửu Long): 5.415 ha rừng bị phá
hủy;
• Cháy rừng (2007): 791 vụ cháy phá hủy 4.740 ha rừng;

• Lạnh (1991) miền Trung Việt Nam: 251 người chết.

1.1.3. Thiệt hại do thiên tai gây ra
1.1.3.1. Về số lượng người chết
Theo thống kê, 7 năm trở lại đây, thiên tai gây ra ở Việt Nam làm: 2.401
người hết, mất tích và 3.437 người mất tích. Như vậy, bình quân mỗi năm có 231
người chết, 430 người mất tích do thiên tai. Trong đó:
-

1 năm có trên dưới 200 người chết, mất tích: 2015

-

3 năm có trên 200 người chết, mất tích: 2011, 2012, 2016

-

3 năm có trên 300 người chết, mất tích : 2010, 2013, 2014.
Số người chết do thiên tai ở Việt Nam (2010-2016)

1.1.3.2. Về tổng thiệt hại kinh tế
Do kinh tế của đất nước ngày càng được phát triển nên tổng số giá trị thiệt
hại có xu hướng chung là tăng hơn. Theo báo cáo của WB, giá trị thiệt hại ước tính
do thiên tai trong vòng thời gian qua đã cao hơn nhiều so với mức trung bình hàng
năm dài hạn. Trong gần 30 năm qua, giá trị thiệt hại trung bình hàng năm là 8.736 tỷ
đồng, cụ thể có thể thấy qua biểu sau:


16


Trong giai đoạn 2010-2016 giá trị thiệt hại thiên tai trung bình tương đương 0,53% GDP và
đạt mức cao nhất năm 2016 là 0,88%. Đồ thị biểu diễn thiệt hại thiên tai tính theo tỉ lệ phần trăm
GDP không cho thấy xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Hai năm có tỉ lệ thiệt hại vượt
0,8% là 2013 và 2016.
Giá trị thiệt hại thiên tai tính theo tỉ lệ phần trăm GDP (2010-2016)

Ghi chú: Phân tích dựa trên giá trị thiệt hại và GDP theo giá trị thực tế từng năm.

Mặc dù vậy, số liệu thiệt hại do thiên tai vẫn chưa thể phản ánh được đầy đủ so với
mức độ thiệt hại thực tế do:
- Hệ thống đánh giá thiệt hại chủ yếu tập trung ghi lại những thiệt hại vật
chất trực tiếp của khu vực công và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ Chính phủ ra quyết định


17
về khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai. Hệ thống không đánh giá (i) chi phí
tài chính hoạt động cứu trợ (lương thực, nước uống, lều bạt, v.v) do những thứ này
không nằm trong thiệt hại, (ii) tổn thất thứ cấp do hậu quả bão, lũ gây ra, bao gồm
chi phí gián đoạn kinh doanh đối với nông nghiệp, thương mại và công nghiệp, và
(iii) các chi phí rộng hơn của cả nền kinh tế7.
- Hệ thống không ước lượng tác động lên cuộc sống và sinh kế của người dân
và có lẽ đánh giá không đầy đủ thiệt hại đối với khu vực tư nhân, kinh doanh và công
nghiệp. Tuy có ghi chép thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi,
thủy sản và lâm nghiệp) nhưng DANA không (i) đánh giá tác động thiên tai ở mức độ
cộng đồng và hộ gia đình, và (ii) không ghi chép một cách có hệ thống thiệt hại đối với
các doanh nghiệp tư nhân và nhà ở tư nhân tại khu vực thành thị.8 Vì vậy chắc chắn giá
trị kinh tế thực sự của những thiệt hại do thiên tai gây ra đã không được đánh giá đầy
đủ, ít nhất là đối với nhà ở tư nhân, doanh nghiệp và công nghiệp.
- Không rõ mức độ chênh lệch giữa con số ước lượng ở cấp tỉnh so với giá
trị thiệt hại thực tế là bao nhiêu. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp báo cáo thiệt hại

từ cấp xã và huyện và sau đó áp đơn giá vào để ước lượng tổng thiệt hại. Việc tính
giá trị thiệt hại dựa trên chi phí thay thế danh nghĩa của tài sản bị thiệt hại. Ví dụ
như, đối với nhà cửa, Chính phủ ấn định một khoản cứu trợ là 5 triệu Đồng (khoảng
300 Đô-la) cho trường hợp bị hư hại hoàn toàn. Khoản tiền này có thể đủ để làm lại
một ngôi nhà nhỏ bằng tranh tre tại miền Nam nhưng không đủ để xây lại một ngôi
nhà ở miền Bắc với chi phí thông thường từ 30 đến 50 triệu Đồng hoặc cao hơn.
- Không có bảng đơn giá chuẩn hoặc thống nhất dụng để tính toán giá trị
từng hạng mục thiệt cho 64 tỉnh thành. Vì vậy không thể kiểm tra tính thống nhất
trong việc đánh giá thiệt hại giữa các tỉnh.
- Ước lượng giá trị thiệt hại bằng tiền thường được báo cáo gộp bằng một
con số tổng mà không có chi tiết cho từng tiểu mục hoặc ngành. Do đó không thể
phân tích tổng thể để biết được nhóm hạng mục nào chịu thiệt hại lớn nhất. Tuy
nhiên trên cơ sở số liệu hạn chế có được, có thể thấy rằng nông nghiệp, ngư nghiệp,
cơ sở hạ tầng và nhà cửa là thiệt hại nặng nề nhất.
a. Thiệt hại về thuỷ sản
7

Lưu ý rằng hệ thống đánh giá thiệt hại ECLAC có tính đến thiệt hại kinh tế thứ cấp do thiên tai gây ra.
Một số tỉnh, tuy vẫn đang dùng hệ thống đánh giá thiệt hại cũ của CCFSC nhưng cũng báo cáo thiệt hại về
doanh nghiệp tư nhân và nhà ở tại khu vực đô thị.
8


18
Diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển của nước ta là 970.375 km 2 (chưa
kể diện tích vùng đặc quyền kinh tế thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Phần lớn vùng đặc quyền kinh tế này đều có độ sâu thích hợp cho việc khai thác các
hoạt động kinh tế biển và thềm lục địa:
Tính đến năm 2017, tổng số tàu cá (không kể bè mảng) trên toàn quốc là
110.950 tàu, trong đó tàu khai thác có 108.619 chiếc (chiếm 97,89%), tàu dịch vụ

hậu cần 2.331 (chiếm 2,11%). Số tàu thuyền đánh cá này thường chịu tác động của
các cơn bão, đặc biệt là đối với số tàu thuyền đánh cá ở vùng biển miền Trung. Các
tàu thuyền không những bị tổn thất khi đang hoạt động trên biển mà cả khi đã vào
nơi trú ẩn ở trong các đảo hoặc ở vùng bờ biển.
Các khu vực nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây đang được phát
triển mạnh ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Tính đến hết tháng 5 năm 2017, cả
nước có hơn 1.863 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (trong đó 1.297 cơ sở sản xuất
giống tôm sú và 566 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng); khoảng 230 cơ sở
sản xuất giống cá tra, trên 4.000 hộ ương dưỡng cá giống với diện tích hơn 2.250
ha; 236 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá rô phi; hình thành lên vùng nuôi cá ven
biển cung cấp thực phẩm cho một số thành phố lớn, khu công nghiệp và xuất khẩu.
Một số địa phương đã có các dự án liên doanh với nước ngoài. Tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản là 1.300.000 ; trong đó có trên 700.000 ha tôm nước lợ.
Số liệu thiệt hại về thủy sản do thiên tai (2010-2016)
2010
Tàu, thuyền
chìm đắm, mất
tích, hư hại
Lồng, bè nuôi
thủy sản hải sản
bị thiệt hại
Diện tích nuôi
trông thủy, hải
sản bị thiệt hại
Số lượng thủy,
hải sản bị mất

2011

2012


2013

2014

2015

2016

Cái

521

202

530

792

256

436

1.459

Cái

57

6.631


161

1.323

1.228

1.583

3.016

ha
tấn

28.481 14.714
995

b. Thiệt hại về nông nghiệp

6.999

36.339

106.016 24.867 5.765 39.034

324

3.485
253
367

104
Nguồn: Tổng cục Thống kê


19
Đơn vị: ha
Lúa ngập, hư
Hoa màu ngập,
Lúa mất trắng
hỏng
hư hỏng
2010
134,647
14,832
100,821
2011
241,165
37,681
89,341
2012
181,516
41,837
115,408
2013
114,844
17,482
155,708
2014
240,365
57,926

133,093
2015
260,506
12,403
186,823
2016
509,513
223,321
150,459
c. Thiệt hại cho các công trình giao thông vận tải:

Năm

Màu mất
trắng
15,430
16,141
45,428
20,876
28,970
22,534
53,408

Các hệ thống giao thông sắt, bộ nối hai miền kinh tế trù phú của đất nước
đều chạy qua các tỉnh miền Trung, chính những con đường này lại cắt ngang các
hướng chảy của nước lũ từ phía Trường Sơn đổ ra biển, vì vậy cứ sau mỗi đợt lũ,
bão tại các tỉnh miền Trung thường gây ra sự ách tắc giao thông do các nguyên
nhân:
• Ngập sâu một số tuyến đường sắt, bộ tại các khu vực thấp trũng hoặc tại
các khu vực tập trung các dòng lũ.

• Mưa lớn gây ra sạt lở lớn các vách núi tại các khu vực đèo, dốc hiểm trở.
• Mưa lũ lớn làm trôi các cầu hoặc đường do không đủ khẩu diện thoát lũ.
• Làm ách tắc giao thông tại các khu vực bến phà do nước lũ chảy xiết.
Những nguyên nhân trên thường gây ra những đợt ách tắc giao thông có khi
kéo dài hàng tuần lễ làm thiệt hại lớn về kinh tế và ngừng trệ và sản xuất. Mấy năm
gần, Nhà nước ta đã xây dựng một số công trình giao thông quan trọng. Nếu các dự
án này được thực thi sẽ cải thiện đáng kể về giao thông trên đất nước ta. Tuy nhiên
về cơ bản vẫn chưa khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến những ách tắc mỗi
khi có thiên tai xảy ra. Để giải quyết dứt điểm, cần phải có quy hoạch tổng thể về
cầu và nền đường sao cho vừa thoát lũ tốt lại không bị ngập khi có lũ, đó mới là
biện pháp hữu hiệu.
Năm

Khối lượng đất

Khối lượng đá

Số cầu, cống

sạt, trôi, bồi lấp

sạt, trôi

sập, trôi

Chiều dài
đường bị
hư hại



×