Trường Đại học Thương Mại
BÁO CÁO THẢO LUẬN
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận
dụng tư tưởng đó của sinh viên trường Đại học Thương mại vào việc
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay.
Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mã lớp HP:
Nhóm thảo luận số
tháng
Page
Hà Nội, ngày
1
Giáo viên hướng dẫn:
năm 2019
1|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
MỤC LỤC:
A. MỞ ĐẦU:……………………………………………………………………………...5
B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dại đoàn kết dân tộc:
I. Cơ sở lý luận:
1. Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam:
2. Chủ nghĩa Mác – Lênin:
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam
2. Thực tiễn cách mạng thế giới
Chương 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
I. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
cách mạng:
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
II. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
1. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
2. Điều kiện thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.
III. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
1. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất:
2.Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống
nhất:
Chương 3: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Thương
Mại vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc:………………………………………19
I. Thực trạng của khối đại đoàn kết của nước ta hiện nay:
1.
Ưu điểm:
3. Giải pháp:
2
2. Nhược điểm:
Page
II. Sinh viên đại học Thương Mại đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng
khối đại đoàn kết ở nước ta hiện nay:
2|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:…………………………………………………………………….22
3. Giải pháp:………………………………………………………………………..23
C. KẾT LUẬN: ………………………………………………………………………...27
Page
3
A. MỞ ĐẦU:
3|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa: là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện cụ thể của
nước, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người” theo các nhà khoa học nhận định.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại doàn kết dân tộc là những luận điểm, nguyên tắc,
phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức
cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố,
mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người.
Page
4
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất
của dân tộc ta và của cả nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một
hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó, tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng
nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân
loại. Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động
thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền
với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Chính vì vậy chúng ta cần giữ gìn, phát huy hơn
nữa trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết được 54 dân tộc anh em
cùng với nhân dân thế giới để giúp cho dất nước ngày càng phát triển hơn. Sinh viên Đại
học Thương Mại đã và đang đoàn kết với nhau để góp phần vào công cuộc xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt hơn như theo mong ước của Chủ tịch Hồ Chí
Minh căn dặn trước khi đi xa.
4|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dại đoàn kết dân tộc:
I. Cơ sở lý luận:
1. Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam:
Dân tộc ta hình thành, tồn tại và phát triển suốt 4000 năm lịch sử, gắn liền với yếu tố
dựng nước và giữ nước. Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống thiên tai thường xuyên
và liên tục, trị thuỷ các con sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước. Văn
minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hoá tạo ra sự đoàn kết cộng đồng của
những người cùng sống trên một dải đất, có chung một kiểu sinh hoạt kinh tế, cùng tâm
lý. Nghĩa là đoàn kết thành dân tộc. Mặt khác dân ta phải thường xuyên đương đầu với
các thế lực ngoại bang hung bạo. Để chiến thắng dân ta phải đoàn kết muôn người như
một, chống xâm lược tạo nên truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc. Yêu nước, nhân
nghĩa, trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với xã hội, lấy dân làm
gốc, coi trọng lòng khoan dung độ lượng, hoà hiếu, không gây thù oán, đoàn kết cộng
đồng đã trở thành tình cảm tư nhiên của mỗi con người Việt Nam. Khái quát tình cảm tự
nhiên, ca dao viết:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hay:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Truyền thống đó được nhân lên thành triết lý nhân sinh:
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Chủ nghĩa yêu nước đoàn kết cộng đồng và triết lý nhân sinh, được khái quát thành tư
duy chính trị, phép ứng xử của con người trong tình làng nghĩa nước:
“Tình làng, nghĩa nước”
“Nước mất thì nhà tan”
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
Page
5
Từ tư duy chính trị nâng thành phép trị nước:
“Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ giữ nước”
5|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Trần Hưng Đạo)
Tất cả ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng
chặt chẽ: gia đình – làng xã – quốc gia và cũng đã trở thành sợi dây liên kết các dân tộc,
các giai tầng xã hội Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã sớm hấp thu được truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của
dân tộc. Người đã viết: ”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hoá nhân loại. Bác gạn
đục khơi trong, tiếp thu tư tưởng đại đồng nhân ái, thương người như thương mình, nhân
nghĩa, trọng học thuyết Nho giáo.
Bác tiếp thu tư tưởng lục hoà, cư xử hoà hợp giữa người với người, cá nhân với cộng
đồng, con người với môi trường tự nhiên của Phật giáo (năm điều cấm: nói dối, sát sinh,
tà dâm, uống rượu, trộm cướp). Bác tiếp thu tư tưởng đoàn kết của Tôn Trung Sơn, nhất
là chủ nghĩa Tam dân, chủ trương đoàn kết 400 dòng họ người Trung Quốc, không phân
biệt giàu nghèo, chống thực dân Anh, chủ trương liên Nga, dung Cộng, ủng hộ công
nông.
2. Chủ nghĩa Mác – Lênin:
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân
sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở
thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng.
Lênin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân là hết sức
cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình
và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản,
thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Page
6
Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học
trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản
truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối
và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc.
6|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam:
Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh
thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với
tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân
để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền
thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh
mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành
tư tưởng của mình.
Hồ Chí Minh đã cảm nhận được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng
của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch
sử trong giai đọan này. Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyết tâm ra
đi tìm đường cứu nước nơi bến cảng Nhà Rồng.
2. Thực tiễn cách mạng thế giới:
Đi khắp các thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc nhưng chưa thấy dân tộc nào làm cách
mạng giải phóng thành công vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự
liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và
chưa biết tổ chức, do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn.
Bên cạnh đó, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng
tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại
cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là bài học cho sự huy động, tập hợp, đoàn kết
lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng. Điều
này giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh
đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau này.
Chương 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc:
I. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng:
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công
của cách mạng:
Page
7
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh
thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập
hợp đươc tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc
7|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.
Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải có chính sách
và phương pháp phù hợp với từng đối tượng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách
mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp
có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, đoàn kết
dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách
mạng.
Chính sách mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là để thực hiện
đoàn kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn, Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng
Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh Viết: “Đoàn kết trong mặt trận
Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà.
Đoàn kết trong Mặt trân Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hoà
bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong
cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc”.
Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối
đại đoàn kết:
Đoàn kết làm ra sức mạnh. Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này.
Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất
định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân
dân giao phó”; “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn,
giành lấy thắng lợi’’; ‘’Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi’’: ‘’Đoàn kết là sức
mạnh, là then chốt của thành công’’…
“Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt
thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết’’.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”*’…
8
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
Page
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết là sức mạnh, là mạch
nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là mục tiêu,
8|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường
lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời kết thúc buổi ra
mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên
bố trước toàn thể dân tộc: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8
chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ
hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường
lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành
những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử
để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối
đại đoàn kết dân tộc.
Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của
Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức
tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan,
tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong
khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân
tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
II. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc:
1. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:
Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã
đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục, thu
phục lòng người. Khái niệm dân và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu
với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng
nhân dân, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không tín
ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện. Với những mối liên hệ cả
quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc
thực chất là đại đoàn kết toàn dân.
Page
9
Nói đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào
một khối trong cuộc đấu tranh chung. Đại đoàn kết dân tộc bao gồm nhiều tầng nấc,
nhiều cấp độ các quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng
xã hội của dân lộc từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới...
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết
lâu dài… Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải
đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và
9|Page
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Từ “ta” vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói
riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung.
Người còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng
vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc
để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó
có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là Việt gian, không phản bội lại
quyền lợi của dân chúng là được. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi như vậy, Hồ Chí Minh
đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách
mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ
cách mạng dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Điều kiện thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân
nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển
trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, trở thành giá trị
bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được
lưu truyền qua các thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc
chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản
sắc dân tộc được giữ vững.
Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá
nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điêm, mặt tốt, mặt xấu...
Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung, độ lượng, trân trọng cái
phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực
lượng. Người lấy hình tượng năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng cả năm ngón
đều thuộc về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết. Người cho
rằng: “ Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế
khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng
đã là con cháu Lạc Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc
lối, lầm đường, ta phải dùng tình nhân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết,
có đại đoàn kết chắc chắn sẽ vẻ vang”.
Page
10
Lòng khoan dung độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời,
một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của
dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời theo đuổi. Đó là một
tư tưởng nhất quán được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những
người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc biết hối cải. Người tha
thiết kêu gọi tất cả những ai có lòng yêu nước, không phân biệt tầng lớp, tín ngưỡng,
chính kiến và trước đây đã từng đứng về phe nào, hãy cùng nhau đoàn kết vì nước, vì
10 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
dân. Để thực hiện được đoàn kết, cần xoá bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà hợp tác
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người cho rằng, trong mỗi con người Việt Nam “ai cũng
có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước đó có khi bị
bụi bặm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương chi con người thì lòng yêu nước đó lại bộc
lộ. Với niềm tin vào sự hướng thiện của con người vì lợi ích tối cao của dân tộc, Hồ Chí
Minh đã chân thành lôi kéo, tập hợp được xung quanh mình nhiều người trước đây vốn là
quan đại thần của triều đại cũ, như: Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Khâm sai đại thần Phan
Kế Toại… vào khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện để họ có đóng góp vào sự nghiệp
kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.
Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu
dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối
cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc "nước lấy dân làm gốc", "chở
thuyền và làm lật thuyền cũng là dân", đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý mácxít
"cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Theo Người, dân là chỗ dựa vững chắc của
Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi
của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận. Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là
trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông
dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng
như cái nền nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng
lớp nhân dân khác”.
III. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
1. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống
nhất:
Vẫn theo phong cách “nói đi đôi với làm”, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết
dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, lời kêu gọi mà phải thật sự được triển khai
trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành hành động của toàn Đảng toàn dân, phải
biến những tư tưởng đó thành sức mạnh hiện thực, thông qua lực lượng vật chất có tổ
chức là mặt trận dân tộc thống nhất.
11
Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo
vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, được
giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng
đắn. Nếu không được như vậy thì quần chúng nhân dân dù có đông tới hàng triệu, hàng
trăm triệu con người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh. Thất bại của các phong
trào yêu nước và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi Đảng ta ra đời đã chứng minh
rõ điều này.
Page
Mặt trận dân tộc thống nhất là một hình thức tập hợp quần chúng rộng rãi, đại diện
cho đại đa số quần chúng, đại diện cho quyền lợi dân tộc, không có sự phân biệt đối xử,
11 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc,
vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.. Là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, nơi
tập hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cả người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào nếu tấm lòng vẫn hướng về quê
hương, đất nước, về Tổ quốc Việt Nam, đều được coi là thành viên của mặt trận. Có
nghĩa rằng quần chúng dù có to lớn, chỉ có tình yêu nước đơn thuần mà không được tập
hợp lại thành một khối vững chắc, không được giác ngộ để có chung mục tiêu chiến đấu,
hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn thì đám đông quần chúng ấy cũng khó
có được sức mạnh để giải phóng chính mình, giải phóng dân tộc. Trong hàng chục triệu
con người, để phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa tuổi, từng
tôn giáo, từng giai đoạn của cách mạng,…là những tổ chức yêu nước như hội ái hữu hay
tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi
đồng hay hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay những nghiệp
đoàn…nhưng đều được bao trùm bởi mặt trận dân tộc thống nhất.
Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và
điều lệ của mặt trận dân tộc thống nhất có thể có những nét khác nhau, tên gọi của mặt
trận dân tộc thống nhất theo đó, cũng có thể khác nhau: Hội phản đế đồng minh (1930),
Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận nhân dân phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941),
Mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt
trận Tổ Quốc Việt Nam (1955,1976). Song thực chất chỉ là một, đó là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng
lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước,
phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh
phúc của nhân dân.
Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức tổ chức của Mặt trận Dân tộc
Thống nhất Việt Nam, dưới sự chủ xướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất ý
chí của tất cả các tổ chức của các giai tầng trong xã hội, các cá nhân tiêu biểu của các dân
tộc, tôn giáo, tầng lớp, các vị lãnh đạo tiêu biểu cho ý chí đoàn kết của dân tộc, đã và
luôn phấn đấu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh thực hiện lời dạy của Hồ
Chí Minh, vị lãnh tụ của toàn dân tộc: "Mục đích phấn đấu của Mặt trận Dân tộc thống
nhất là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh".
2.Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc
thống nhất:
Page
12
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ các nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động
của Mặt trận dân tộc thống nhất, đó là: phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh
công - nông - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi
ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân; phải hoạt động
theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi, bền vững và
đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
12 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh
công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Mặt trận dân tộc thống nhất là thực thể của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, nơi quy tụ
mọi con dân nước Việt. Song, đó không phải là một tập hợp lỏng lẻo, ngẫu nhiên, tự phát
của quần chúng nhân dân, mà là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ chức trên nền tảng
khối liên minh công – nông – trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đây là “nguyên tắc
cốt lõi” trong chiến lược đoàn kết của Hồ Chí Minh, nó hoàn toàn khác với tư tưởng đoàn
kết, tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam trong lịch sử. Trên thực tế và theo
Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không chỉ là tình cảm “người trong một nước phải thương
nhau cùng” nữa, mà được xây dựng trên cơ sở lý luận vững chắc.
Theo Hồ Chí Minh: “Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là công
nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất” cho
nhân dân,... Sở dĩ lấy liên minh công nông làm nền tảng “Vì họ là người trực tiếp sản
xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc
lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp
khác”. Tuy nhiên, Người cũng chú ý tới việc chống lại khuynh hướng chỉ coi trọng củng
cố khối liên minh công nông mà không thấy vai trò và sự cần thiết mở rộng mối quan hệ
với các tầng lớp khác, nhất là với tầng lớp tri thức. Làm cách mạng phải có trí thức và
tầng lớp trí thức rất quan trọng đối với cách mạng. Người nói, “Muốn đoàn kết rộng rãi
thì cái gốc phải vững, tức là công nông liên minh có vững chắc mới đoàn kết được các
giai cấp khác”, “…trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ
nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần đoàn
kết chặt chẽ thành một khối”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc thống nhất và liên minh công - nông
luôn được Người xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Mặt
trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi, sức mạnh của khối liên minh công - nông - trí thức
càng được tăng cường; ngược lại, liên minh công - nông - trí thức càng được tăng cường,
Mặt trận dân tộc thống nhất càng vững chắc, càng có sức mạnh mà không kẻ thù nào có
thể phá nổi.
Page
13
Theo Người, muốn đoàn kết toàn dân, cần phải có một đoàn thể rộng lớn, rất độ
lượng thì mới có thể thu hút được mọi đoàn thể và cá nhân có lòng thiết tha yêu nước,
không. Từ đó, Người khẳng định, đại đoàn kết dân tộc phải đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Bởi chỉ có Đảng của giai cấp công nhân mới có mục đích tiêu biểu cho
những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân cả nước, được các tổ chức, đảng phái và toàn
dân tin tưởng, ủng hộ, để có thể “đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là
công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”. Sự lãnh đạo của Đảng đối
với mặt trận vừa phân biệt tuổi tác, gái trai, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp, đảng phái”. là
vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu bảo đảm cho mặt trận tồn tại, phát triển
và có hiệu lực trong thực tiễn. Bởi vì, chỉ có chính Đảng của giai cấp công nhân được vũ
trang bởi chủ nghĩa Mác – Lênin mới đánh giá đúng được vai trò của quần chúng nhân
13 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
dân trong lịch sử, mới vạch ra được đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn để lôi
kéo, tập hợp quần chúng vào khối đại đôàn kết trong mặt trận, biến tiến trình cách mạng
trở thành ngày hội thực sự của quần chúng.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn xác định, mối quan hệ giữa Đảng và mặt trận là mối
quan hệ máu thịt. Không có mặt trận, Đảng không có lực lượng, không thể thực hiện
được những nhiệm vụ cách mạng; không có sự lãnh đạo của Đảng, mặt trận không thể
hình thành , phát triển và không có phương hướng hoạt động đúng đắn. Do vậy, Đảng
Cộng sản Việt Nam vừa là một thành viên của mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực
lượng lãnh đạo mặt trận.
Hồ Chí Minh còn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận vừa là một tất yếu,
vừa phải có điều kiện. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát hiện ra các
quy luật khách quan của sự vận động lịch sử để vạch ra đường lối và phương pháp cách
mạng phù hợp, lãnh đạo mặt trận thực hiện thành công các nhiệm và cách mạng mà
không một lực lượng nào, một tổ chức chính trị nào trong mặt trận có thể làm được. Mục
tiêu của Đảng là đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội. Ngoài lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc, Đảng không có
lợi ích nào khác. Mặc dù vậy, quyền lãnh đạo mặt trận của Đảng không phải do Đảng tự
phong cho mình, mà phải được nhân dân thừa nhận.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, khi chưa giành được chính quyền, “Đảng không thể đòi hỏi Mặt
trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất,
hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và coogn tác hàng ngày, khi quần
chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng
mới giành được địa vị lãnh đạo”.
Để lãnh đạo mặt trận, Đảng phải có chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng
giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của đại đa số
nhân dân. Người viết: “Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác
Mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”. Trong quá
trình lãnh đạo mặt trận, Đảng phải đi đúng đường lối quần chúng, không được quan liêu,
mệnh lệnh và gò ép các thành viên trong mặt trận; phải dùng phương pháp “vận động,
giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hoá, khơi gợi tinh
thần tự giác, tự nguyện”, tuyệt đối không được lấy quyền uy của mình để buộc các thành
viên khác trong mặt trận phải tuân theo.
Page
14
Tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận, Bác căn dặn “Phải thành thật lắng
nghe ý kiến của người ngoài Đảng. Cán bộ và đảng viên không được tự cao, tự đại, cho
mình là tài giỏi hơn mọi người, trái lại phải học hỏi điều hay, điều tốt ở mọi người...phải
tích cực và phải chủ động...làm việc phải kiên nhẫn, phải thiết tha với công tác mặt trận.
Cán bộ và đảng viên có quyết tâm làm như thế thì công tác mặt trận nhất định sẽ tiến bộ
14 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
nhiều”. Ngày nay, dù còn nhiều bất cập, song Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định sự phù hợp
của mình, chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng
Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2. Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao
của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân:
Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất là để thực hiện đại đoàn kết toàn dân, song
khối đại đoàn kết chỉ có thể thực hiện bền chặt và lâu dài khi có sự thống nhất cao độ
mục tiêu và lợi ích. Ngay từ năm 1925, khi nói về chiến lược đại đoàn kết, Hồ Chí Minh
đã chỉ ra rằng, chỉ có thể thực hiện đoàn kết khi có chung một mục đích, một số phận.
Nếu không suy nghĩ như nhau, nếu không có chung một mục đích, chung một số phận thì
có kêu gọi đoàn kết thế nào đi nữa, đoàn kết vẫn không thể nào có được.
Mục đích chung của Mặt trận dân tộc thống nhất được Hồ Chí Minh xác định cụ thể
phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc
vào khối đại đoàn kết. Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích
tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người.
Bởi vì trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc bao giờ cũng tồn tại những tầng lớp, giai cấp khác
nhau. Rằng quyền lợi của các tầng lớp, giai cấp có thực hiện được hay không còn phụ
thuộc vào dân tộc đó có được độc lập tự do, có đoàn kết hay không và việc nhận thức,
giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích đó như thế nào. Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh là tìm kiếm, trân trọng và phát huy những yếu tố tương đồng, thu hẹp đến
mức thấp nhất những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn. Theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao của
dân tộc là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là bình đẳng, dân chủ, tự do. Lợi ích
tối cao này là ngọn cờ đoàn kết, là sức mạnh dân tộc và là nguyên tắc bất di bất dịch của
cách mạng Việt Nam. Đó cũng là nguyên tắc bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh để
Người và Đảng tìm ra những phương pháp để thực hiện nguyên tắc đó trong chiến lược
đại đoàn kết dân tộc của mình cụ thể trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội… phù hợp với mọi tầng lớp, từng đối tượng và thời điểm lịch sử.
2.3. Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân
chủ bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
Page
15
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân tộc, bao
gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo khác nhau với nhiều lợi ích
khác nhau. Do vậy, hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất phải theo nguyên tắc hiệp
thương dân chủ. Có nghĩa rằng tất cả mọi vấn đề của mặt trận đều phải được đưa ra để tất
cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi áp đặt
hoặc dân chủ hình thức. Đảng có trách nhiệm trình bày mọi chủ trương, chính sách của
mình trước mặt trận để tìm kiếm các giải pháp tích cực, thông nhất hành động, hướng
phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
15 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phải đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp,
lợi ích chung và lơi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt… Phải làm cho tất cả
các thành viên trong mặt trận thấm nhuần lợi ích chung, lợi ích tối cao của dân tộc, phải
đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết. Những lợi ích riêng chính đáng phù hợp với lợi
ích chung của đất nước và dân tộc phải được tôn trọng. Ngược lại, những lợi ích bộ phận
không phù hợp sẽ dần dần được giải quyết cùng với tiến trình chung của cách mạng,
thông qua lợi ích chung, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn của mỗi người, mỗi
bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Trong quá trình hoạt động,
mặt trận cần quan tâm xem xét, giải quyết thảo đáng, thấu tình đạt lý mối quan hệ lợi ích
giữa các thành viên bằng việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Chỉ có thông qua hiệp thương dân chủ, trên tinh thần thực sự cầu thị, cởi mở và tin
cậy lẫn nhau, thì mới có thể tập hợp đoàn kết được ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân
dân trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất, khắc phục được thiếu sót, nhất là trong những
lĩnh vực quan trọng và có tính đặc thù. Để xây dựng sự đồng thuận xã hội, Hồ Chí Minh
rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động, giáo dục để các giai cấp, tầng lớp tự nguyện
thống nhất với nhau. Người nói: “Phải đi đúng đường lối quần chúng, biến những nghị
quyết của Đảng thành quyết tâm của quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò
ép nhân dân”. Với Người, đồng thuận không có nghĩa là không còn đấu tranh, mà vẫn
phải đấu tranh với tất cả tính phức tạp, uyển chuyển của nó. Trong Báo cáo tại Hội nghị
Trung ương III (khóa II), Người đã phê bình tình trạng thiên về đoàn kết một chiều, kém
đấu tranh, giúp đỡ, phê bình, giáo dục. Người còn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: Chống
khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức. Vậy là
cần đấu tranh chống cả sự đồng thuận theo kiểu “bằng mặt mà không bằng lòng”, đó là sự
đồng thuận một cách hình thức, không bền vững cần phải loại bỏ. Chỉ đoàn kết mà không
đấu tranh thẳng thắn thì sẽ nuôi dưỡng những mầm mống cơ hội, bè phái làm suy yếu sự
đoàn kết và đồng thuận, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng để phá hoại khối đoàn
kết dân tộc.
2.4. Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ lâu dài, đoàn kết thật sự,
chân thành, thân ái giúp đỡ cùng nhau tiến bộ
Page
16
Là một tập hợp nhiều giai tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, giữa các bộ phận của
khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những điểm tương đồng còn có những điểm khác
nhau cần phải giải quyết theo con đường đối thoại, bàn bạc để đi đến sự nhất trí; bên cạnh
những nhân tố tích cực vẫn có những tiêu cực cần phải khắc phục. Để giải quyết vấn đề
này, một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm: "cầu đồng tồn dị" - lấy cái chung
để hạn chế cái riêng, cái khác biệt, mặt khác, Người nêu rõ: "Đoàn kết phải gắn với đấu
tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết". Người luôn căn dặn mọi người cần phải khắc
phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, đồng thời phải có tấm lòng nhân ái, khoan dung độ
16 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
lượng, khắc phục thiên kiến, hẹp hòi, thiển cận, phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê
bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, củng cố mở rộng khối đại đoàn kết
trong mặt trận. Người khẳng đinh: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và
lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học
hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường
thân ái, vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì toàn dân cần đoàn kết
lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ”.
Vậy nên khi thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng, củng cố và
phát triển mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng ta luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô
độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả mọi lực lượng có thể tranh thủ được vào mặt
trận, đồng thời luôn đề phòng, đấu tranh chống mọi biểu hiện của khuynh hướng đoàn kết
một chiều, vô nguyên tắc, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộ mặt
trận, bài trừ những nhóm lợi ích, bè phái có hại cho đất nước.
2.5. Kết quả của việc sử dụng các nguyên tắc trong việc xây dựng và hoạt động của
Mặt trận thống nhất:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân
dân Việt Nam đã đập tan được ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và
của phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế đã từng ngự trị ngót
một nghìn năm trên đất Việt Nam, lập ra một nhà nước thực sự "của dân, do dân, vì dân".
Con đường cứu nước theo cách mạng vô sản đã tập hợp mọi lực lượng của nhân dân
trong nước và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, xây dựng được khối đoàn kết trong Mặt
trận dân tộc thống nhất và Mặt trận đoàn kết quốc tế. Sự đoàn kết trong nước của Mặt
trận dân tộc thống nhất, được xây dựng trên cơ sở công nông liên minh, dưới sự lãnh đạo
của Đảng của giai cấp công nhân sẽ tạo nên sức mạnh để chiến thắng kẻ địch. Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế được thể hiện qua việc thành lập và
hoạt động của các hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất và là một nhân tố quan
trọng đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ngay từ đầu những năm bốn mươi của thế kỷ trước, nhận định Chiến tranh thế giới
thứ hai nổ ra là thời cơ thuận lợi để cách mạng giải phóng dân tộc thành công, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Page
17
Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (ngày 10 đến 19/5/1941) đã quyết định nhiều vấn
đề quan trọng. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương VIII về đoàn kết toàn dân
và xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ chuẩn bị lực lượng, tiến tới Tổng
khởi nghĩa, Hội Việt Nam độc lập đồng minh, viết tắt là Việt Minh, được thành lập ở Pác
17 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bó (Cao Bằng) ngày 19/5/1941. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh là sự kế tục các hình
thức tổ chức của mặt trận dân tộc thống nhất trước đó - Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Việc Mặt trận Việt Minh được thành lập thể hiện tư tưởng đoàn kết dân tộc của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc.
Ngay từ khi về nước, Người đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ và "tổ
chức thí điểm Việt Minh ở ba châu Hòa An, Hà Quảng và Nguyên Bình (từ tháng 2 đến
tháng 4 năm 1941), các tổ chức cứu quốc đầu tiên đã ra đời thu hút hơn 2000 hội viên,
gồm đủ các thành phần, đủ các lứa tuổi, các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông... tham
gia". Mặt trận Việt Minh được tổ chức khắp cả nước, từ khu giải phóng Cao Bằng đến
hầu hết các địa phương. Sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân được thể hiện trong Mặt
trận dân tộc thống nhất là các thành viên của Mặt trận: Hội công nhân cứu quốc, Hội
nông dân cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Học sinh cứu quốc
đoàn... Sức mạnh của tất cả các tầng lớp nhân dân, giai cấp xã hội được huy động, không
phân biệt nam, nữ, già, trẻ, dân tộc, tôn giáo, được tập hợp trong một tổ chức rộng lớn và
các đoàn thể quần chúng cùng một một mục tiêu là cứu nước, giải phóng dân tộc. Đây là
mục tiêu cấp bách lúc đó và đã có sức thu hút mọi người dân tham gia.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 bắt nguồn từ sức mạnh của quần
chúng nhân dân, đoàn kết thành một khối vững chắc, tập hợp trong Mặt trận Việt Minh,
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, sức mạnh của nhân dân trong Cách mạng tháng Tám
chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh giáo dục, tổ chức và rèn luyện. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
"Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng
lực lượng đoàn kết của nhân dân"; "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân
chúng không ủng hộ, việc gì cũng không nên".
Chương 3. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học
Thương Mại vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc:
I. Thực trạng của khối đại đoàn kết của nước ta hiện nay:
1.
Ưu điểm:
Page
18
Trải qua bao năm kháng kiến giải phóng dân tộc, nhân dân ta luôn phát huy truyền
thống đoàn kết, yêu nước của cả dân tộc đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Đất
nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và bước vào hàng ngũ những nước đang phát
triển có mức thu nhập trung bình “Giai cấp công nhân Việt Nam: Phát triển nhanh về số
lượng, đa dạng hóa về ngành nghề. Với 11 triệu người, chiếm hơn 25,8% lực lượng lao
động xã hội, giai cấp công nhân có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, giữ vai trò
nòng cốt trong việc tiếp thu và làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, góp
18 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
phần quan trọng vào việc hình thành các ngành công nghiệp hiện đại và sự tăng trưởng
của nền kinh tế”.
Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhờ có đoàn kết dân tộc trong việc nâng
cao hiệu quả năng suất lao động, chung tay xây dựng phát triển tăng năng suất trong các
ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…đời sống vật chất và tinh thần của người dân
đổi mới hoàn toàn khác: các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao tinh
thần đoàn kết của cả dân tộc được phát huy một cách tích cực đến người dân, cuộc vận
động về đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lá
lành đùm lá rách, các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư... có tác dụng thiết thực, tạo
nên sự gắn kết cộng đồng, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường, chủ
quyền quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.
2. Nhược điểm:
Còn có đại bộ phận cán bộ thao túng, nắm quyền làm mất lòng tin của dân chúng gây
rạn nứt mối quan hệ dân tộc mất tinh thần đoàn kết.
Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích
hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa được kịp thời thể chế hóa, hoặc đã thể
chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc. Vẫn còn đại bộ phận quần chúng nhân
dân chưa có hướng tiếp cận để nêu nên tâm tư nguyện vọng bản thân. Cán bộ các địa
phương chưa sát sao quan tâm đến nhân dân.
Sự phát triển không đồng đều của các vùng, nhóm dân tộc làm cho đời sống kinh tế xã hội giữa các dân tộc chênh lệch nhau, họ không được tiếp xúc với những điều kiện tốt
để cống hiến cho đất nước gây nên sự mặc cảm, tự ti, làm giảm yếu tố động lực phát triển
ở các dân tộc. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Vẫn còn sự không coi trọng khả năng lãnh đạo, làm việc của phụ nữ ngày nay. Sự mất
cân bằng giới tính trong công việc, tỷ lệ phụ nữ được giữ chức vụ cao khá thấp trong xã
hội. có một số ít quần chúng nhân dân còn miệt thị cộng đồng người chuyển giới, xúc
phạm không tôn trọng họ…, tất cả những điều đó đang làm mất đi tính đoàn kết của cả
dân tộc…
3. Giải pháp:
19
Đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành, lực lượng nhận thức sâu sắc về sự cần thiết
phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay. Để tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, cần phát huy những yếu tố tương đồng, cố gắng tìm ra điểm chung của mọi
giai cấp, tầng lớp mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, nhận thức rõ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm mọi người dân Việt Nam.
Page
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tiếp tục thể chế hóa các
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là vấn đề
19 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc tăng cường, củng cố, phát huy vai trò của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Có những chính sách cụ thể, quan tâm mọi mặt đối với các tầng lớp, giai cấp trong xã
hội, nhất là chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng,
tạo điều kiện để họ khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, tích cực tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, … Thực sự tôn trọng và tạo điều kiện, cơ hội để nhân dân tham gia
thảo luận, góp ý những vấn đề quan trọng của đất nước; phổ biến sâu rộng và giải quyết
tốt những vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải thường
xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và
yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân và tôn trọng dân.
Giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; kết hợp hài hòa lợi
ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng
căn cứ kháng chiến cũ, các vùng chiến lược, vùng tôn giáo. Tôn vinh những đóng góp,
cống hiến của nhân dân; có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài của đất nước.
Tôn vinh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập,
nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực để cống hiến cho đất
nước.
Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng;
hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
Tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Là tổ chức đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận
động nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động, sâu sát quần chúng, cơ sở, quan tâm hơn nữa đến quyền lợi chính đáng của
người dân và là “cầu nối” giữa Đảng với dân, góp phần làm cho mối liên hệ giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân ngày càng khăng khít.
Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị,
tinh thần tự lực tự cường, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước
và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của mọi người dân. Phát huy vai trò của nhân
dân trong việc xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, tạo sự đồng thuận xã hội, vận
động các tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn, kiên định với đường lối đổi mới do
Đảng lãnh đạo, đưa đất nước phát triển.
Page
20
Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành
viên cần tham gia tuyên truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm mưu
thâm độc của các thế lực thù địch đang lợi dụng những khuyết điểm, hạn chế, sơ hở của
20 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
các cấp chính quyền, của Đảng, Nhà nước và vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
II. Sinh viên đại học Thương Mại đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng
khối đại đoàn kết ở nước ta hiện nay:
1. Ưu điểm:
Sinh viên tham gia vào các nhóm “SINH VIÊN TÌNH NGHUYỆN” rất năng động,
nhiệt tình, hòa đồng, sáng tạo trong hoạt động công tác của nhà trường tổ chức cũng như
các hoạt động khác ngoài xã hội. Đối với nhà trường tích cực tham gia các chương trình
của nhà tường tổ chức như lễ khai giảng, ngày hội hiến máu nhân đạo, ngày hội nhập học
của tân sinh viên,… . Đối với xã hội luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, năng nổ
trong hoạt động giúp đỡ người khó khăn, trao các phần quà ủng hộ đến làng trẻ em SOS
trong các ngày trung thu. Thay vì dùng phương tiện xe máy để đến những nơi làm từ
thiện thì các bạn sinh viên cùng nhau đạp xe trên mọi nẻo đường để trao các phần quà
đến người có hoàn cảnh khó khăn. Với hành động đạp xe các bạn tăng sự đoàn kết tập thể
cũng như giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường. Các bạn đã và đang thực hiện phương
châm “LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH, LÁ RÁCH ÍT ĐÙM LÁ RÁCH NHIỀU” để trao
đến những tình thương và xây dựng sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.
Mỗi khoa ở trong trường đều thành lập những nhóm tình nguyện, đội bóng đá, bóng
chuyền, bóng ném,… các bạn tham gia rất nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động. Cùng
tổ chức các buổi tập thưởng xuyên để nâng cao tính đoàn kết, tạo dựng mối quan hệ bạn
bè. Trong mỗi cuộc thi do khoa, trường tổ chức, các đội chơi hết mình cùng nhau phấn
đấu giật giải. Bên cạnh đó, còn các bạn khác không tham gia vào đội thì luôn ở ngoài cổ
vũ đội mình hết sức. Những hoạt động trên nhằm giúp các bạn thể hiện được khả năng
bản thân và tăng tình gắn bó với đồng đội, ngoài ra còn phục vụ lợi ích chung của nhà
trường. Qua đó chúng ta thấy được môi trường đại học là “HỌC HẾT SỨC, CHƠI HẾT
MÌNH”.
Sinh viên học tập và rèn luyện tốt để được kết nạp vào Đảng. Để được tham gia vào
hàng ngũ của Đảng thì các bạn sinh viên phải là những sinh viên ưu tú về học tập, năng
nổ trong các hoạt động của trường. Và một nhóm các bạn sinh viên đã và đang làm rất tốt
điều này. Như vậy các bạn sinh viên rất mong muốn được có mặt trong hàng ngũ của
Đảng để được trực tiếp tham gia vào công tác quản lí về mọi mặt của đất nước.
Page
21
Sinh viên tham gia đầy đủ các khóa học quân sự để rèn luyện về thể chất và trau dồi
hiểu biết về quân sự nước nhà. Mỗi sinh viên tham gia kì học nghiêm túc, thực hiện tốt
các tác phong của một người lính. Bên cạnh học lí thuyết, các thầy cô giáo dạy thực hành
bắn súng để có thể biết sử dụng vào trường hợp khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Từ môn
21 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
học này, thấy được sự đoàn kết trong một tập thể nhỏ để đóng góp vào đại tập thể khi
nước nhà có “BIẾN”.
Trong kì học, có những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế hoặc bị tai
nạn giao thông. Các khoa trong nhà trường đã tổ chức các hoạt động từ thiện cho các lớp
để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh. Và các bạn sinh viên Thương Mại rất nhiệt tình ủng hộ
và trao tặng phần tiền tuy nhỏ nhưng góp vào thì trở thành một món quà lớn. Từ đó tạo
nên sự bao dung, đoàn kết trong một tập thể nhà trường. Ngoài ra, trong các năm nhà
trường và các tổ chức bên ngoài luôn dành tặng học bổng cho những bạn sinh viên giỏi,
xuất sắc về đạo đức và học tập. Do vậy, sinh viên Thương Mại luôn phấn đấu học tập
chăm chỉ và rèn luyện tốt để giành được những suất học bổng của nhà trường.
Nhận thấy hội “Đức thánh chúa trời” là một tôn giáo tự nổi lên ở Việt Nam và đi
ngược với thuần phong mĩ tục, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, tính dân tộc, lừa đảo và lôi
kéo nhân dân. Vì thế, sinh viên Thương Mại nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn
kết lên án những hành vi của hội “ Đức thánh chúa trời” . Và cùng nhau bài trừ và tẩy
chay ra khỏi đất nước.
Trong trường, các du học sinh các nước tham gia học tâp, các bạn sinh viên Thương
Mại rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn khi khó khăn về giao tiếp và trong học tập để cùng
nhau phát triển và tạo quan hệ gắn bó với sinh viên các nước.
Sinh viên Thương Mại có đa dạng dân tộc cùng học tập trong trường. Nhưng các bạn
không hề tỏ ra xa lánh hay kì thị bất kì dân tộc nào. Dân tộc thiều số hay dân tộc đa số
luôn hòa đồng, thân thiện, gắn bó, cùng nhau phấn đấu học tập trong cùng một tập thể.
Thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng một đất nước.
Trong trận đấu bóng đá quốc gia, sinh viên Thương Mại ủng hộ đội bóng nhiệt tình.
Trong các quả sút mang tính lịch sử mang chiến thắng lấy lừng là vô vàn những khung
bậc cảm xúc là khóc, là cười, là những cái ôm hạnh phúc, là tiếng hò vang Việt Nam. Và
trong những trận thua thì các bạn vẫn vui mừng và không tỏ ra bức xúc hay phàn nàn gì
về đội bóng. Cùng hòa mình vào những trận “ĐI BÃO” lịch sử. Qua đó thể hiện tính
đoàn kết dân tộc và luôn sẵn sàng cổ vũ cho đội bóng trong các hành trình sắp tới.
Page
22
Các nhóm bạn sinh viên rất năng động, sáng tạo, chịu tìm tòi và học hỏi người đi
trước. Hay tự nghiên cứu ra các sản phẩm đề tài mang tính khoa học và áp dụng ra thực
tiễn. Trong những bài khảo sát thực tế của toàn sinh viên Thương Mại, các bạn luôn ủng
hộ giúp đỡ các hình thức như trả lời phỏng vấn hay điền vào các lá phiếu với tinh thần
hợp tác, tự nguyện, vui vẻ,…
22 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Nhược điểm:
Trong một tập thể lớp cũng là sự tập hợp của những sinh viên đến từ những vùng
miền khác nhau, có hoàn cảnh gia đình, xuất thân, đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, sở
thích và xu hướng khác nhau. Mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh khác nhau, mỗi vùng
miền sẽ có mặt thuận lợi hay khó khăn về kinh tế, văn hóa. Nên về tính cách, sở thích, sự
tự tin, hòa đồng cũng có điểm khác biệt. Vậy nên làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết giữa
các bạn trong một lớp .
Vẫn còn tồn tại các bạn sinh viên lười học, bỏ học để làm những sở thích cá nhân.
Chạy theo những thói hư, dễ bị dụ dỗ bởi những cái tiêu cực như nghiện các chất kích
thích, đua đòi,… và khi một sinh viên mắc phải sẽ lôi kéo cả một nhóm ở phía sau. Như
vậy sẽ ảnh hưởng tới tập thể lớp về tính đoàn kết, mất niềm tin, và nhà trường khó khăn
quản lí.
Không có trách nhiệm với bản thân, đi học chỉ để điểm danh chống đối. Trong lớp,
sinh viên không học mà chơi game theo nhóm. Sinh viên thuộc nhóm “sành điệu”, hay
đơn giản chỉ là nhóm của những người luôn “phản đối” việc chung, có khi đó là sự lầm lì,
vô cảm đáng sợ của một số cá biệt thờ ơ trước hoạt động của lớp… Các biểu hiện đó đưa
đến một hậu quả chung là tình cảm, sự gắn kết, sức học của lớp đi xuống và nếu không
khéo nó sẽ là một “phân tử” làm cho “nguyên tử” Đoàn trường yếu đi.
Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên nhập học tại trường và có hàng nghìn sinh viên cũ.
Chỉ một số lượng nhỏ sinh viên tích cực, năng nổ trong các phong trào, hoạt động của
nhà trường, đoàn thanh niên,… do đó việc được chọn để đi học cảm tình đảng để tham
gia vào hàng ngũ của Đảng rất ít.
Thiều sự đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một lớp học.
Trong các hoạt động của khoa như thi bóng đá giữa các khoa, thi cầu lông hay bóng
ném,… chỉ có một lượng nhỏ các bạn sinh viên đến tham gia cổ vũ, còn lại thì biết nhưng
lại thờ ơ không quan tâm vì không phải việc của mình nên không cần cổ vũ.
3. Giải pháp:
Page
23
Trong các bài thảo luận lớn của các bộ môn học phần được phân các nhóm riêng làm
bài thảo luận. Nhóm trưởng của các nhóm sẽ đưa ra nhiệm vụ công việc để các thành
viên trong nhóm cùng làm. Có nhiều bạn rất tích cực tham gia đưa ý kiến về bài thảo
luận, nhưng có những bạn không tham gia phát biểu ý kiến. Và nhiệm vụ được giao để
tìm tài liệu cho bài thảo luận và nộp lại cho nhóm trưởng thì có những bạn nộp bài rất tốt
nhưng có những bài làm sơ sài, làm qua loa cho có, cóp nhặt trên mạng bừa bãi. Khi
nhóm trưởng yêu cầu làm lại thì không làm, cũng không ý kiến gì về phần bài làm của
mình.
23 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
3.1. Về phía khoa quản lí và nhà trường:
Sát sao hơn trong việc giám sát tình hình học tập và hoạt động của các lớp. Quán triệt
sinh viên có những hành vi, tư tưởng hay thái độ không tốt ảnh hưởng đến môi trường
giáo dục và tránh dụ dỗ sang các bạn sinh viên khác. Nếu không đạt hiệu quả cần đưa ra
các hình thức như đình chỉ học, đuổi học đối với sinh viên vi phạm.
3.2. Về phía Giáo viên chủ nhiệm và Giáo viên học phần:
Đoàn kết lớp bằng tình yêu thương, lòng độ lượng và lời nói chân thành với sinh viên.
Giáo viên chủ nhiệm thông qua những buổi sinh hoạt, những câu chuyện kể, để cho sinh
viên thấy sự cần thiết phải đoàn kết nhằm xây dựng một tập thể lớp vững mạnh trong học
tập và phong trào. Việc sinh viên đoàn kết tham gia các phong trào chung của trường,
khoa giúp sinh viên trưởng thành hơn, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và tạo được những
kỷ niệm đẹp về nhau về thời sinh viên - chặng đường đẹp nhất của cuộc đời.
Đoàn kết lớp thông qua việc phát huy vai trò của lực lượng nồng cốt. Lực lượng nồng
cốt ở đây chính là Ban cán sự lớp, Ban chấp hành Chi đoàn, các cá nhân sống hoà đồng,
có “uy tín” với tập thể lớp. Lực lượng này chính là “cầu nối” giữa các thành viên trong
lớp, là sợi dây liên kết để tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên. Giáo viên chủ nhiệm là
người bám sát lớp nên biết rõ hơn ai hết khả năng của mỗi sinh viên, nên phải phát hiện,
trao đổi, động viên, quán triệt lực lượng nòng cốt hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tác dụng của
tinh thần đoàn kết trong lớp.
Chăm lo lợi ích cho lực lượng nồng cốt, gắn liền với lợi ích của tập thể lớp. Con
người ta hành động thường hướng đến lợi ích, đó là lợi ích về mặt vật chất hay về mặt
tinh thần. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với Đoàn trường để tổ chức các lớp tập huấn
cho đội ngũ ban cán sự, ban chấp hành Chi đoàn, để đội ngũ này thành thạo về các kỹ
năng thực hành xã hội, kỹ năng hoạt động tập thể… nhằm tăng cường khả năng tập hợp,
thu hút, quản lý và nắm bắt diễn biến, tư tưởng, tình cảm, tâm lý của các thành viên trong
lớp. Đồng thời qua quá trình hoạt động của lực lượng nòng cốt, giáo viên chủ nhiệm nên
phát hiện những cá nhân tiêu biểu giới thiệu với Đoàn trường xem xét, thử thách để kết
nạp Đảng. Làm tốt vấn đề này, đây chính là xử lý tốt mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và
tập thể.
3.3. Về phía ban cán sự lớp và ban chấp hành Chi đoàn:
Page
24
Trước hết, ban cán sự và ban chấp hành Chi đoàn cần có sự thống nhất, nhiệt tình, đi
đầu trong mọi việc. Thống nhất trong mọi hoạt động của khoa, trường nhiệt tình để tạo
nên “ngọn lửa” trong mỗi thành viên của lớp và đi đầu để tạo nên một tấm gương cho
mọi người. Lớp trưởng, Bí thư phải hoạt động “đều tay”, không làm thay nhau, phối hợp
nhịp nhàng để đề ra cách thức hoạt động hay cho lớp.
24 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cuối cùng, để thực sự tạo nên sự gắn kết các thành viên của lớp, ban cán sự và ban
chấp hành Chi đoàn nên cùng cả lớp tổ chức những buổi sinh hoạt với nhau như: ca hát,
đi thăm quan, tổ chức các trò chơi nhỏ, những cuộc thi hay những buổi sinh nhật cho các
bạn trong lớp… Qua đó, mỗi thành viên của lớp sẽ cảm nhận được sự quan tâm, thái độ
ân cần và sự ấm áp của tình bạn nên sẽ gắn bó hơn.
Đối với cá nhân trong một tập thể:
Cần có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với nhà trưởng. Cần nêu cao vai trò
của việc học là chính, không được theo những tiêu cực của xã hội. Tích cực đưa ra quan
điểm cá nhân và biết sửa lỗi khi mắc lỗi. Tích cực tham gia các phong trào hoạt động của
trường, khoa, lớp để tao nên nhiều mối quan hệ, và được giao lưu với các thành viên
trong lớp, tăng tính hòa đồng, đoàn kết.
Sức sống diệu kỳ của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được chứng minh trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam. Phương pháp đại đoàn kết của Người thực sự là một khoa
học, nghệ thuật của sự cảm hoá, thu phục lòng người. Đó là nghệ thuật khơi dậy và nhân
lên những điều tốt đẹp, nhân bản trong mỗi con người dù cho nó đã bùng cháy như ngọn
lửa hay đang âm ủ như hòn than trong đống tro tàn, để nhằm mục đích cuối cùng là phát
huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, học sinh - sinh viên là “rường cột” của nước nhà, là
tương lai của đất nước phải biết vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống. Mà
thực tiễn trước hết, gần gũi nhất, thiết thực nhất là xây dựng khối đoàn kết trong tập thể
lớp học của mình. Hãy luôn nhớ lời Bác dạy: “Năm ngón tay cũng có ngón dài, ngón
ngắn. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau nơi bàn tay”, mỗi thành viên trong lớp có một cuộc
đời riêng, nhưng tất cả các cuộc đời đều chung sống trong ngôi nhà tập thể lớp.
C. KẾT LUẬN:
Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất
sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình Cách mạng Việt Nam, là cội nguồn
sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào
lý luận Cách mạng thế giới.
Page
25
Thực tiễn Cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kì diệu của tư tưởng
đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ đại đoàn kết Hồ Chí
Minh, nghiên cứu để kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết của
Người là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử
25 | P a g e
Nhóm 3 – Tư tưởng Hồ Chí Minh