Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 1: Ôn tập một số bài hát đã học
I/ Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
+ Biết hát kết hợp vận động theo bài hát.
- GDHS có ý thức khi hát đúng lời ca.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ Các tranh minh họa của các bài hát đã học ở lớp 4.
+ Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
+ Máy cát sét, đĩa hát - nhạc lớp 5.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Ôn tập một số bài hát đã học.
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát:
- Cho HS luyện thanh
+ Em hãy nêu tên các bài hát đã học ở lớp 4? ( HSTL)
+ Hãy nêu tên tác giả một số bài hát vừa nêu ? ( HSTL)
+ Bức tranh 1 vẽ gì, minh họa cho bài hát nào?
( Em yêu hòa bình.)
- Mở nhạc cho HS hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân, kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo bài
hát.
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Bức tranh 2 vẽ gì, minh họa cho bài hát nào?
(Chúc mừng ).
- Mở nhạc cho HS hát đồng thanh kết hợp vỗ tay theo nhịp 3/4.
- HS hát theo tốp nhóm, cá nhân trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Bức tranh 3 vẽ gì, minh họa cho bài hát nào?
( Thiếu nhi thế giới liên hoan ).
- Mở nhạc cho HS hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo nhịp, phần điệp khúc gõ
đệm theo phách.
Giáo viên : Mai Thị Chung
1
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
- Hát theo tốp nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2:
- Chọn 1 em làm MC giới thiệu các nhóm thi hát trước lớp.
- Cho lớp chia 3 nhóm.
- Mỗi nhóm tự chọn 1 trong 3 bài vừa ôn để thi đua hát biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3 :
- Mở nhạc cho lớp hát đồng thanh một trong số bài vừa ôn.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem trước bài tiết 2: Reo vang bình minh và đọc thêm bài : Bác Hồ với
bài hát Kết đoàn.
- Bài tập: Về nhà kẻ khuông nhạc, đọc tên nốt và chép lại BT ở SGK trang 4.
Rút kinh
nghiệm: ......................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............
Giáo viên : Mai Thị Chung
2
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 2: Học hát : Bài Reo vang bình minh
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước.
I/ Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
+ Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt
trong bài hát.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh họa bài hát.
+ Máy cát sét, đĩa hát - nhạc lớp 5 .
+Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
+Tài liệu thông tin về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
III/ Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Học hát bài : Reo vang bình minh.
* Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Treo tranh và hỏi. HSTL
- Ghi tựa bài. HS nhắc lại tựa bài.
- Tác giả Lưu Hữu Phước sinh năm 1921, mất năm 1989, quê ông ở Ô Môn
Cần Thơ, ông là một trong số nhạc sĩ nổi tiếng ở nước ta…Ở Cần Thơ có một công
viên và một trường PTTH được mang tên ông…
- Bài hát Reo vang bình minh ra đời năm 1947 trích trong vở ca kịch Thiếu nhi
Diệt Sói lang. Giai điệu bài hát như bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc
rực rỡ và âm thanh lôi cuốn, hấp dẫn.
- GV mở máy cho HS nghe hát mẫu. (Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe ).
- HDHS đọc từng câu lời ca theo tiết tấu.
- Cho HS luyện thanh. HS thực hiện.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hát bài (HDHS cách lấy hơi đúng chỗ)
- HS hát theo HD của GV.
- HS hát cả bài 1 lần đồng thanh.
- HS hát theo dãy bàn , tổ nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, tuyên dương.
Giáo viên : Mai Thị Chung
3
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
* Hoạt động 2:
- HDHS hát kết hợp vỗ tay ( gõ ) đệm theo phách, nhịp:
Reo vang reo ca vang ca cất tiếng hát vang đồng xanh vang lừng…
+ Phách : x x x xx x x xx x
+ Nhịp : x x x x x
- HS thực hiện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân .
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS hát vận động theo nhạc ( GV mở nhạc ): HS đứng 2 tay chống ngang
hông nghiêng đầu sang trái, rồi sang phải, lúc vung nhẹ tay ra phía trước, phía sau,
nhún chân nhịp nhàng theo nhạc.
* Hoạt động 3:
+ Em biết bài hát nào nói về phong cảnh buổi sáng hoặc về thiên nhiên nói
chung ?
( GV minh họa một vài câu hát cho HS đoán tên bài hát: Trời đã sáng rồi, Gà
gáy, Nắng sớm, Ai dậy sớm,…)
- Mở nhạc cho lớp hát ĐT 1 lần.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lời ca, hát theo giai điệu của bài và hát đúng giai điệu bài
hát.
- Chuẩn bị trước một vài động tác minh họa cho bài Reo vang bình minh ở tiết ôn
tập sau, đọc trước bài TĐN số 1.
Rút kinh
nghiệm: ......................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............
Giáo viên : Mai Thị Chung
4
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 3 : - Ôn tập bài hát : Reo vang bình minh
- Tập đọc nhạc : TĐN số 1
I / Mục tiêu , yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
+ Biết đọc bài TĐN số 1
II / Đồ dùng dạy học :
+ Tranh bài TĐN số 1
+ Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
+ Máy cát sét, đĩa nhạc .
+ Vài động tác vận động phụ họa đơn giản.
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
- Ôn tập bài hát : Reo vang bình minh.
- TĐN số 1
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Reo vang bình minh
- Tiết trước các em vừa học bài hát nào ?
( Bài Reo vang bình minh, nhạc và lời : Lưu Hữu Phước )
- Hôm nay chúng ta ôn tập bài hát : Reo vang bình minh và TĐN số 1 .
- GV ghi tựa. HS nhắc lại tựa bài.
- Cho HS luyện thanh.
- GV mở nhạc cho HS nghe và hát lại bài hát ĐT 1 lần.
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm theo cách hát đối đáp.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS hát có lĩnh xướng :
+ Đoạn 1 : Từ Reo vang reo đến Sáng ngập hồn ta : một em hát.
+ Đoạn 2 : Từ Líu líu lo lo đến Sáng muôn năm : Cả lớp hòa giọng
- Mời 2 HS lên trước lớp tự sáng tạo động tác minh họa .GV mở nhạc HS vừa
hát vừa biểu diễn .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa. Cả lớp thực hiện theo.
* Hoạt động 2 : Tập đọc nhạc số 1.
- Giới thiệu bài TĐN . Treo tranh bài TĐN số 1.
+ Bài gồm những hình nốt nào?
Giáo viên : Mai Thị Chung
5
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
( Hình nốt Đen, Móc đơn, trắng)
+ Bài có những nốt nhạc nào ? Nốt nào cao nhất, nốt nào thấp nhất ?
( Đồ, Rê, Mi, Son – Nốt Son cao nhất, nốt Đồ thấp nhất)
- Cho HS luyện tập cao độ theo thang âm đi lên, đi xuống : Đồ, Rê, Mi, Son.
- Cho HS luyện tập tiết tấu :
2 ……………………………………………………………………………….
4 ……………………………………………………………………………….
- GV miệng đọc, tay gõ TT làm mẫu.
- HS làm theo 2 lần. . HS vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu .
( Thay đơn = tùng, thay đen = cheng, thay trắng = xòa ).
- GVHD TĐN số 1 : Cùng vui chơi
+ GV đọc mẫu cả bài 1 lần.
( Bước 1 : Đọc chậm từng câu nhạc
Bước 2 : Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách
Bước 3 : Đọc và gõ với tốc độ nhanh hơn
Bước 4 : Ghép lời ca TĐN số 1.)
+ GV đọc chậm, chỉ từng nốt cho HS đọc ĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho HS đọc lại cả câu, cả bài.
( Lần 1 đọc nhạc, lần 2 ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách )
+ Kiểm tra từng nhóm, cá nhân .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động cuối :
- Cho HS hát lại bài hát ĐT cả bài 1 lần kết hợp vận động phụ họa.
- HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 1 hai lần kết hợp gõ đệm theo phách
- HDHS tập chép bài TĐN số 1 vào vở bài tập.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát , hát theo giai điệu, hát đúng giai điệu của
bài Reo vang bình minh.
TĐN số 1, hát lời bài Cùng vui chơi kết hợp gõ đệm theo phách.
Tập chép bài TĐN số 1 vào vở .
Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Giáo viên : Mai Thị Chung
6
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 4 : Học hát : Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Nhạc và lời : Huy Trân.
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca .
- Qua bài hát giáo dục HS yêu cuộc sống hòa bình.
II / Chuẩn bị :
+ Tranh minh họa cho bài hát.
+ Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
+ Máy cát sét, đĩa hát nhạc lớp 5.
+ Bảng phụ chép lời ca.
III / Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Học hát : Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh
* Hoạt động 1 : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dạy hát .
- Treo tranh và hỏi, HSTL.
- Ghi tựa bài . HS nhắc lại tựa bài.
- GV mở máy cho HS nghe hát mẫu .( Hoặc GV hát mẫu)
- HDHS đọc từng câu theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS luyện thanh.
- GV dạy từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
- HS học từng câu theo GVHD.
- HS hát đồng thanh cả bài.
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 :
- HDHS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca( Đoạn a)
- Cho HS hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, đơn ca.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc :
HS thực hiện chơi theo sự HD của GV.
* Hoạt động cuối :
+ Hãy kể tên những bài hát viết về chủ đề hòa bình ?
Giáo viên : Mai Thị Chung
7
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
( HSTL : Bầu trời xanh của Nguyễn Văn Quỳ, Hòa bình cho bé của Huy
Trân, Trái đất này là của chúng em , Tiếng chuông và ngọn cờ …)
- GDHS về lòng yêu cuộc sống hòa bình .
- GV mở nhạc cho HS hát lại bài hát ĐT 1 lần.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc bài hát , hát theo giai điệu của bài, hát kết hợp gõ đệm
theo bài hát hoặc vận động phụ họa .
- Chuẩn bị trước vài động tác vận động phụ họa phù hợp với ND bài hát .
Xem trước bài TĐN số 2.
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Giáo viên : Mai Thị Chung
8
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 5 : - Ôn tập bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- Tập đọc nhạc : TĐN Số 2
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
+ Biết hát đối đáp.
+ Biết đọc bài TĐN số 2.
II / Chuẩn bị :
+ Máy cát sét, đĩa hát nhạc lớp 5.
+ Tranh TĐN số 2
+ Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
- Ôn tập bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- Tập đọc nhạc : TĐN số 2.
* Hoạt động 1 : Ôn bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh .
- Cho HS luyện thanh.
- GV mở nhạc cho HS ôn hát lại bài hát .Chú ý ngân đủ số phách ở cuối mỗi câu hát .
- HS hát đối đáp từng nhóm :
( Đoạn a) Lớp chia nhóm hát :
+ Nhóm 1 : Hát câu 1 : Hãy xua tan những mây mù đen tối ( 2- 3 )
+ Nhóm 2: Hát câu 2 : Để bầu trời tươi mãi một màu xanh ( 2 – 3)
+ Nhóm 3 : Hát câu 3 : Hãy bay lên chim bồ câu trắng ( 2- 3)
+ Nhóm 4 : Hát câu 4 : Cho bầy em ca hát dưới trời xanh ( 2 – 3)
( Đoạn b) cả lớp hòa giọng : Lá lá lá la la …
(Đoạn a) Lời 2 :
+ Câu 1 : Một em lĩnh xướng : Hãy chặn tay lũ điên cuồng hiếu chiến .
+ Nhóm 2 câu 2 : Cho bầy em cắp sách tới trường vui.
+ Câu 3 : Một em lĩnh xướng : Hãy bay lên chim bồ câu trắng.
+ Nhóm 2 : Cho trẻ thơ ca hát khắp hành tinh.
( Đoạn b) : Cả lớp hòa giọng.
- Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa.
* Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 2 : Mặt trời lên.
- GV giới thiệu bài TĐN :
+ Bài TĐN số 2 có tên : Mặt trời lên. Do các tác giả SGK biên soạn.
- GV treo bài TĐN số 2 lên bảng.
+ Hãy nêu tên nốt nhạc có trong bài TĐN số 2?( 1,2 em TL )
- GV chỉ từng nốt cho HS tập nói tên nốt nhạc ( ĐT) : Đồ đen, Mi trắng, Son đen, La đen,
Son trắng chấm dôi, La đen, Rê trắng, Son đen, Mi đen, Rê đen, …)
+Bài có những nốt nhạc nào? Nốt nào thấp nhất, nốt nào cao nhất ?
( Đồ, Rê, Mi, Son, La. Nốt Đồ thấp nhất, nốt La cao nhất)
- GV treo bài luyện tập cao độ:
Giáo viên : Mai Thị Chung
9
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
- Cho HS luyện tập cao độ theo thang âm đi lên đi xuống theo tay GV chỉ.
- Cho HS đọc ĐT , tổ nhóm, cá nhân.
+ Bài gồm những hình nốt nào? ( Đen, trắng)
- GV treo bài Luyện tập tiết tấu :
3/4 ………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
- GV gõ tiết tấu . HS nghe và thực hiện theo: miệng đọc, tay vỗ tiết tấu.
- HS nói tên nốt theo tiết tấu, kết hợp vỗ tiết tấu vừa tập.
- Treo bài TĐN số 2 : Mặt trời lên.
+ Trong bài có những nốt nhạc nào?
( ĐÔ, RÊ, MI, SON, LA)
+ Trong bài có những hình nốt nào?
(Đen trắng)
- GV giảng về giá trị của mỗi loại nốt :
( Nốt trắng ngân dài bằng 2 nốt đen ( tương đương 2 phách) : ! = ! !
Nốt trắng chấm dôi ngân dài bằng 3 nốt đen( tương đương 3 phách):
! = ! ! !
- GV gọi HS đọc tên nốt của từng khuông nhạc .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- GV mở đĩa cho HS nghe bài TĐN số 2.( 2 lần) cho HS nghe và nhẩm theo
- GV đọc từng câu ngắn cho HS đọc theo
- GV chỉ từng nốt nhạc . HS đọc ĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân:
- Lần 1 : HS đọc nhạc vỗ tay (gõ) tiết tấu
- Lần 2 : HS ráp lời kết hợp gõ đệm theo pkách .
- HS xung phong đọc cả bài .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động cuối :
-GV mở nhạc cho lớp hát ĐT 1 lần.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà hát thuộc lời ca hát theo giai điệu , hát đúng giai điệu của bài, hoặc hát kết
hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
TĐNhạc và tập chép bài TĐN số 2 vào vở.
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...
Giáo viên : Mai Thị Chung
10
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng naăm 20
Âm nhạc
Tiết 6 : Học hát : Bài Con chim hay hót
Nhạc : Phan Huỳnh Điểu
Lời : Theo đồng dao
I/ Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ Biết đây là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác nhạc, lời theo
đồng dao.
+ Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
II / Chuẩn bị :
- Tranh minh họa. Bảng phụ chép lời ca.
- Máy cát sét, đĩa hát nhạc lớp 5.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Sưu tầm các bài đồng dao : Bắc kim thang, Nu na nu nống, …
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Học bài hát : Con chim hay hót .
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài hát .
- GV treo tranh minh họa và hỏi. HSTL.
- GV treo bài hát lên bảng :
- GV : Dựa trên lời đồng dao, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã sáng tác bài hát với nét
nhạc giản dị, thật dễ thương . Bài hát vui, sinh động, rất gần gũi tình cảm với các
em nhỏ. Đó là bài hát : Con chim hay hót chúng ta học hôm nay.
- Ghi tựa bài, HS nhắc lại tựa bài.
- GV mở nhạc cho HS nghe hát mẫu . Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe.
- HDHS đọc lời ca từng câu theo tiết tấu . HS thực hiện đọc theo HD.
- HS thực hiện luyện thanh.
- GV dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài. HS thực hiện hát
theo HD.
- HS hát lại ĐT cả bài.
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
- Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : HDHS hát kết hợp gõ đệm theo :
Con chim hay hót.Nó đứng nó hót cành đa. Nó ra cành trúc nó rúc…
- Phách : x x x x x x xx x x x x
- Nhịp : x x x x x x
Giáo viên : Mai Thị Chung
11
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- HS hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, đơn ca, kết hợp vỗ tay (gõ) đệm
theo bài hát.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện chơi theo sự HD của GV.
* Hoạt động cuối :
+ Em cảm nhận được gì qua bài hát vừa học ?
(Bài hát vui, sinh động, thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương. Không phá tổ chim)
+ Em hãy nêu những bài hát nói về loài vật mà em biết ?
( Chú Ếch con - của Phan Nhân, Chim chích bông - của Văn Dung, Chú voi con ở
Bản Đôn - của Phạm Tuyên, Gà gáy - Dân ca Cống, Chị Ong Nâu và em bé - của
Tân Huyền, Mèo đi câu cá - của Phạm Tuyên,…)
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà học thuộc lời bài hát vừa học kết hợp vỗ tay ( gõ) đệm theo bài
hát,(Theo phách, theo nhịp) . Chuẩn bị một vài động tác vận động phụ họa cho bài
hát . Có băng đĩa hát nhạc lớp 5 mở nghe và hát múa theo.
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
12
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngà y tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 7 : - Ôn tập bài : Con chim hay hót
- Ôn tập : TĐN số 1, số 2.
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
+ Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 1, số 2.
II / Chuẩn bị :
- Máy cát sét, đĩa hát nhạc lớp 5.
- Tranh bài TĐN số 1, số 2.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Vài động tác vận động phụ họa.
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
- Ôn tập bài hát : Con chim hay hót.
- Ôn tập TĐN số 1, số 2.
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Con chim hay hót.
- Cho HS luyện thanh.
- GV mở nhạc cho lớp hát ĐT cả bài .
- HS hát có lĩnh xướng :
+ Đồng ca : Hai câu đầu từ Con chim đến … cành tre .
+ Lĩnh xướng : Từ câu Nó hót le te đến … vô nhà.
+ Đồng ca : Từ câu Ấy nó ra đến …ơi chim ơi.
- HS hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, song ca, đơn ca.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi : Tập làm dàn nhạc đệm :
- Chia lớp làm 2 nhóm : Nhóm 1 : Giả làm tiếng thanh la
Nhóm 2 : Giả làm tiếng trống.
- Thực hiện tiết tấu sau :
2/4 : ! ! ! ! ! !
Nhóm 1 : cheng cheng cheng
2/4 : ! ! ! ! ! !
Nhóm 2 : Tùng Tùng Tùng
- HS gõ thuần thục tiết tấu trên . Sau đó nửa lớp hát, nửa lớp gõ đệm Tùng-
Cheng như HD ở trên .
Giáo viên : Mai Thị Chung
13
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
* Hoạt động 2 : Ôn tập : TĐN số 1 .
- GV mở nhạc bài TĐN số 1 . HS lắng nghe và nhẩm đọc theo.
- GV mở nhạc lần 2, HS đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu, hát lời gõ phách .
- GV HD HS làm quen cách đánh nhịp 2/4:
+ Sơ đồ đánh nhịp : + Đường nét thực tế :
HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 1 kết hợp tập đánh nhịp 2/4 :
* Hoạt động 3 : Ôn tập TĐN số 2 : ( Trình tự như ôn TĐN số 1)
- HDHS cách đánh nhịp 3/4 : - HS làm quen cách đánh nhịp 3/4 :
+ Sơ đồ đánh nhịp : + Đường nét thực tế :
- HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 2 kết hợp đánh nhịp 3/4 .
* Hoạt động cuối :
- GV mở nhạc bài :(Con chim hay hót), HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS về nhà hát thuộc lời ca, hát kết hợp vận động phụ họa .
Thuộc 2 bài TĐN vừa ôn, kết hợp đánh nhịp 2/4 ; 3/4
- Chuẩn bị :- Ôn tập 2 bài hát : Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Nghe nhạc.
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
14
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 8 : - Ôn tập 2 bài hát :
+ Reo vang bình minh,
+ Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Nghe nhạc
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
+ Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca
+ nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
II/ Chuẩn bị :
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ .
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 5
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
- Ôn tập2 bài hát : Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- Nghe nhạc
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Reo vang bình minh
- Cho HS luyện thanh
- GV gõ tiết tấu câu đầu của bài hát để HS nghe và đoán tên bài hát , tác giả
bài hát .
- GV mở nhạc cho lớp hát ĐT 1 lần.
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân. Kết hợp vỗ tay (gõ) đệm theo
bài hát .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
+ Em hãy kể vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ?( HSTL)
+ Cảm nhận của em về bài hát Reo vang bình minh ? ( HSTL)
* Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- GV gõ tiết tấu câu đầu của bài hát để HS nghe và đoán tên bài hát , tác giả
bài hát .
- GV mở nhạc cho lớp hát ĐT 1 lần .
- Cho HS hát theo lối hát có lĩnh xướng .
Giáo viên : Mai Thị Chung
15
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
- Tập biểu diễn bài hát theo tốp ca, song ca, đơn ca kết hợp vận động phụ
họa theo bài hát .
+ Cho nhận xét, tuyên dương
+ Trong bài hát hình ảnh nào tượng trưng cho hòa bình ? (HSTL)
- Hãy hát 1 câu trong bài khác về chủ đề hòa bình ? (HS hát …)
* Hoạt động 3 : Nghe nhạc
- GV mở đĩa bài hát Lý cây bông 1, 2 câu đầu và hỏi :
+ Các em có biết đó là bài hát nào không ?
+ Trong lớp mình có ai thuộc bài hát Lý cây bông , có thể hát cho các bạn
nghe được không ?
- GV giới thiệu : Bài Lý cây bông dân ca Nam Bộ có giai điệu thật giản dị
mà dễ thương . Bài hát hình thành từ câu lục bát :
Bông xanh bông trắng bông vàng
Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông
Bài Lý cây bông có thể phù hợp vời hình thức trình bày đơn ca, song ca và
tốp ca …Bài hát thể hiện niềm lạc quan , tin yêu trong cuộc sống .
- GV mở đĩa bài Lý cây bông
+ Nhịp điệu của bài hát thế nào ?
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì ?
- GDHS có thái độ chăm chú , tập trung khi nghe nhạc
+ Các em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát Lý cây bông?
( HS nêu lên cảm nhận của mình)
- GV cho HS cùng nghe lại bài Lý cây bông 1 lần nữa. HS có thể nghe và
hát hòa theo .
* Hoạt động cuối :
- GV mở nhạc bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh cho HS hát ĐT 1 lần
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà có băng đĩa nhạc lớp 5 mở nghe và hát múa theo .
Học thuộc 2 bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo 3 cách đã học .
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Giáo viên : Mai Thị Chung
16
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 9 : Học hát : Bài Những bông hoa những bài ca.
Nhạc và lời : Hoàng Long.
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
+ Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Long.
+ Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp .
- Qua bài hát giáo dục HS thêm kính trọng và biết ơn thầy cô giáo .
II/ Chuẩn bị :
- Tranh minh họa cho bài hát.
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 5.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Bảng phụ chép lời ca .
II/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Học hát : Bài Những bông hoa những bài ca.
* Hoạt động 1 :
Giới thiệu bài hát, dạy hát :
- GV treo tranh. HS quan sát tranh và TLCH của GV .
+Trong tháng 11 hàng năm, chúng ta nhớ đến ngày kỷ niệm nào nhất ?
( HSTL : Ngày 20/11)
- GV : Hàng năm chúng ta đều nhớ đến ngày hội tưng bừng của các thầy cô
giáo. Đó là ngày 20 / 11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam .
Nhạc sĩ Hoàng Long đã thể hiện lòng kính yêu và tình cảm biết ơn đối với những
người dạy dỗ, chăm sóc các em trong bài hát Những bông hoa những bài ca…
- GV ghi tựa bài . HS nhắc lại tựa bài .
- GV mở nhạc cho HS nghe hát mẫu. Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe.
- HDHS đọc từng câu lời ca theo tiết tấu. HS thực hiện theo.
- HS thực hiện luyện thanh.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài . HS thực hiện theo HD.
- HS hát lại cả bài ĐT.
- HS luyện hát theo dãy bàn , tổ nhóm, cá nhân.
Giáo viên : Mai Thị Chung
17
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 :
- HD HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo :
2/4 : ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! !
Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô Lời hát
Phách : x x x x x x x x x x …
Nhịp : x x x x x ...
-HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm.
- HS hát kết hợp vận động nhún chân nhịp nhàng tại chỗ.
- HS hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, đơn ca.
- Cho nhận xét, tuyên dương
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện chơi theo HD của GV.
- GV ra ngón tay làm ký hiệu A, I, U, O để HS hát theo giai điệu của bài hát
* Hoạt động cuối :
+Hãy nêu cảm nghĩ của em khi hát bài Những bông hoa những bài ca ?
( HS nêu cảm nghĩ)
- GV mở nhạc cho HS hát ĐT 1 lần lại bài hát.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc bài hát, hát kết hợp một vài động tác tự tìm để
phụ họa khi hát, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập .
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
18
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 10 : - Ôn tập bài hát : Những bông hoa những bài ca.
- Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
+ Nhận biết một số nhạc cụ nước ngoài : Sắc-xô-phôn, tờ-rôm-pét, phơ-luýt,
cờ-la-ri-nét.
- Giáo dục HS say mê hát nhạc.
II/ Chuẩn bị :
- Vài động tác vận động phụ họa cho bài hát .
- Tranh ảnh 4 loại nhạc cụ trên.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 5.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
- Ôn tập bài hát : Những bông hoa những bài ca.
- Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Những bông hoa những bài ca.
- HS thực hiện luyện thanh
- GV mở nhạc cho HS hát ĐT bài hát 1 lần.
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân kết hợp vỗ tay(gõ) đệm theo
nhịp.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Luyện hát kết hợp vận động phụ họa :
- Cho HS tự thể hiện hát kết hợp một vài động tác vận động phụ họa theo tốp
ca, đơn ca.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- GVHD cho HS một số động tác vận động phụ họa. Cả lớp thực hiện theo.
- Cho HS xung phong hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, đơn ca.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3 : Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài .
- B1 : GV giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ :
+ Cho HS xem tranh phóng to, HS quan sát tranh các nhạc cụ .
Giáo viên : Mai Thị Chung
19
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
- GV vừa chỉ cho HS xem vừa giới thiệu 4 loại nhạc cụ ở SGK phóng to:
+ Kèn Sắc – xô – phôn ( Saxophone) : Có nhiều loại khác nhau, rất quan
trọng trong dàn nhạc Zan. Tính chất âm thanh hơi kích động, phát âm ngân vang,
trữ tình, trong sáng. Người ta thường đứng khi sử dụng kèn này.
+ Kèn Tờ-rôm-pét (Trompette ): Có nhiều loại, loại kèn giọng Si giáng.
Được dùng nhiều trong dàn nhạc giao hưởng. kèn có âm vực cao, âm thanh sáng
chói, rực rỡ. có thể diễn tả được những nét nhạc trữ tình, say đắm. Thường đứng
khi sử dụng loại kèn này.
+ Phơ-luyt (Flute) : Là loại sáo thuộc bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng. Có
nhiều dạng khác nhau, Flute giọng Đô là loại thông dụng trong dàn nhạc giao
hưởng. âm thanh dịu dàng mềm mại, gợi cảm giác khoáng đạt, bình yên của cảnh
đồng quê.
+ Kèn Cờ-la-ri-nét (Clarinette) : Thuộc bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng.
Thường sử dụng ở giọng Si giáng. Là nhạc cụ có tính năng linh hoạt, âm thanh
mềm mại, thuần khiết, tạo hiệu quả phong phú trong dàn nhạc.
- B2 : Cho HS nghe âm sắc từng loại nhạc cụ trong đĩa.
- B3 : Cho HS xem tranh và nhắc lại tên từng nhạc cụ.( Có thể cho HS chơi
trò chơi : nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ ).
*Hoạt động cuối :
+ Em hãy kể tên một vài nhạc cụ khác của nước ngoài mà em biết ?
( HS kể : Pi-a-nô, Vi-ô-lông, Ghi-ta, …)
- Cho HS hát đồng thanh bài hát một lần.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà có băng đĩa hát nhạc lớp 5 mở nghe và hát theo thuộc bài hát, hát
kết hợp vận động phụ họa theo bài hát hoặc vỗ tay ( gõ ) đệm theo bài hát.
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
20
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 11 : - Tập đọc nhạc : TĐN số 3.
- Nghe nhạc.
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời cacủa một số bài hát đã học .
- Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3
- Nghe một bài dân ca hoặc trích đoạn nhạc không lời.
- Giáo dục HS say mê âm nhạc và yêu thích nghe, hát dân ca
II/ Chuẩn bị :
- Tranh bài TĐN số 3
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Bài hát dân ca.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
- Tập đọc nhạc : TĐN số 3.
- Nghe nhạc
*Hoạt động 1 : Tập đọc nhạc số 3 : Tôi hát Son La Son.
Giới thiệu bài TĐN :
Hôm nay chúng ta học bài TĐN số 3 : Tôi hát Son La Son
- GV treo bài TĐN số 3 lên bảng.
Cho HS xác định tên nốt trong bài TĐN :
+ Trong bài có những tên nốt nhạc nào ?
( HS nói tên nốt : Đô, Rê, Mi, Son, La)
+ Nốt nào cao nhất, nốt nào thấp nhất ?
(Nốt La cao nhất, nốt Đô thấp nhất)
+ GV chỉ từng nốt nhạc trong bài để HS tập nói tên nốt nhạc (đt)
Cho HS luyện tập tiết tấu : GV treo bài luyện tập tiết tấu :
2/4 : ……………………………………………….............
Đen đen, trắng, đơn đơn đơn đơn, trắng .
+ Trong bài có những hình nốt nào ?
( Hình nốt Đơn, đen, trắng)
- GV chỉ bảng, HS nói tên hình nốt: Đen đen, trắng, đơn đơn đơn đơn, trắng)
Giáo viên : Mai Thị Chung
21
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
- GV miệng đọc tay gõ tiết tấu. HS nghe và thực hiện lại.
- GV hướng dẫn HS cả lớp nhìn vào bài TĐN , nói tên nốt nhạc trong bài kết hợp
gõ tiết tấu vừa tập . HS thực hiện .
Cho HS luyện tập cao độ :
+ Hãy nói tên nốt nhạc có trong bài theo thứ tự từ thấp lên cao ?
( HSTL : Đô, Rê, Mi, Son, La)
- GV treo bài luyện tập cao độ lên bảng :
( Hoặc viết 5 nốt nhạc lên khuông nhạc trên bảng) :
- Cho HS luyện đọc cao độ : Đô, Rê, Mi, Son, La , theo thứ tự từ thấp lên cao và
ngược lại
- HS đọc cao độ theo cặp 2 âm : Đô Rê, Rê Mi, Mi Son, Son La, đi lên rồi đi
xuống.
HDHS tập đọc nhạc từng câu :
- Bài TĐN số 3 gồm có 4 câu hát .
- GV đọc từng chuỗi âm thanh ngắn , HS đọc theo vài lần ĐT
- GV chỉ định 1,2 HS đọc lại . GV sửa sai.
- Đọc chuỗi tiếp theo tương tự
- HS đọc lại cả bài ĐT (2, 3 lần) kết hợp miệng đọc tay vỗ(gõ) tiết tấu
- GV chỉ định một vài em học khá giỏi đọc lại cả bài cho cả lớp nghe và
nhẩm theo
HS ghép lời bài TĐN :
- GV cho HS nghe giai điệu cả bài lại 2 lần.:
+ Lần thứ nhất : HS đọc nhạc
+ Lần thứ hai : HS tự ghép lời ca, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
- HS luyện đọc nhạc và ghép lời ca theo dãy bàn : Dãy A đọc nhạc, dãy B hát
lời ca và ngược lại.
HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm :
- Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách
- HS luyện đọc theo tổ nhóm, cá nhân kết hợp gõ đệm theo phách
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Nghe nhạc :
- GV mở bài nhạc Đi cấy cho HS nghe
+ Trong lớp mình có ai hát được bài hát Đi cấy này không ?
Có thể hát cho các bạn nghe được không ?
Giáo viên : Mai Thị Chung
22
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
- GV giới thiệu : Bài Đi cấy là bài hát dân ca Thanh Hóa, có giai điệu thật giản dị
mà dễ thương. Bài hát hình thành từ câu lục bát :
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng …
Bài Đi cấy có thể phù hợp với hình thức trình bày đơn ca, song ca, tốp ca …Bài hát
thể hiện niềm lạc quan, tin yêu trong cuộc sống.
- Giáo dục các em có thái độ chăm chú, tập trung khi nghe nhạc.
+ Các em có cảm nhận gì khi nghe bài hát Đi cấy ?
( HS nói lên cảm nhận về bài hát: Giai điệu của bài …)
- GV mở nhạc cho HS nghe lại bài Đi cấy một lần nữa và có thể hòa giọng hát theo
(Nếu còn thời gian).
* Hoạt động cuối :
- GV mở nhạc cho HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3 , vừa đọc vừa gõ đệm theo
phách.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà TĐN bài số 3 kết hợp gõ đệm theo phách và tự tập đọc bài tập 2 (Trang
22 SGK)
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
23
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 12 : Học hát : Bài Ước mơ
Nhạc Trung Quốc
Lời Việt : An Hòa
I/ Mục tiêu :
- Biết đây là bài hát nước ngoài
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
+ Biết đây là bài hát nhạc Trung Quốc, do An Hòa viết lời Việt
+ Biết gõ đệm theo phách
II/ Chuẩn bị :
- Tranh minh họa cho bài hát.
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 5.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Bảng phụ chép lời ca .
II/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Học hát: Bài ƯỚC MƠ
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát, dạy hát :
- GV treo tranh . HS xem tranh và TLCH.
-GV : Bài hát Ước mơ , nhạc Trung Quốc do nhạc sĩ An Hòa viết lời Việt.
Bài hát với giai điệu nhẹ nhàng, tươi vui, nói lên ước mơ của các bạn nhỏ mong
muốn nhiều điều tốt đẹp đến với mọi người.
- GV treo bản đồ (hoặc quả địa cầu) và chỉ vị trí Trung Quốc trên bản đồ
(quả địa cầu) để HS nhận biết .
- GV ghi tựa bài . HS nhắc lại tựa bài .
- GV mở nhạc cho HS nghe hát mẫu. Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe.
- HDHS đọc từng câu lời ca theo tiết tấu. HS thực hiện theo.
- HS thực hiện luyện thanh.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài . HS thực hiện theo HD.
- HS hát lại cả bài ĐT.
- HS luyện hát theo dãy bàn , tổ nhóm, cá nhân.
Giáo viên : Mai Thị Chung
24
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 5
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 :
- HD HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo :
Gió vờn cánh hoa bay dưới trời. Đàn bướm xinh dạo chơi…
Phách : x x x x x x xx x x x x xxxx …
-HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm.
- HS hát kết hợp vận động nhún chân nhịp nhàng tại chỗ.
- HS hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, đơn ca.
- Cho nhận xét, tuyên dương
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện chơi theo HD của GV.
- GV ra ngón tay làm ký hiệu A, I, U, O để HS hát theo giai điệu của bài hát
* Hoạt động cuối :
+Hãy nêu cảm nghĩ của em khi hát bài Ước mơ?
( HS nêu cảm nghĩ)
- GV mở nhạc cho HS hát ĐT 1 lần lại bài hát.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc bài hát, hát kết hợp một vài động tác tự tìm để
phụ họa khi hát, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập .
Có băng đĩa hát nhạc lớp 5 mở nghe và hát theo .
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
25