Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài thu hoạch mô đun 33 đánh giá trong giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.69 KB, 5 trang )

Mô đun 33: Đánh giá trong giáo dục mầm non
Ngày 12 tháng 12 năm 2019
1. Mục đích đánh giá trong giáo dục mầm non.
Đánh giá trong GDMN là một bộ phận quan trọng của công tác
quản lý GDMN. Triển khai đánh giá trong GDMN là điều kiện cần phải
có của việc tăng cường thể chế quản lí và chỉ đạo đối với các cơ sỏ
GDMN nhằm kiểm soát một cách tốt nhất chất lượng của quá trình
giáo dục, mà mục tiêu chủ yếu là giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể
chất, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.
Quản lí chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN
là hạt nhân cốt lõi của công tác quản lí GDMN. Chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN là kết quả tổng hợp của nhiều yếu
tố như chất lượng cơ sở GDMN, tổ chức quản lí GDMN, đội ngũ,
chương trình GDMN
Việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu
dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh so
với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân
dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập
của mình.
- Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của
mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự
đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động
viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn.
- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh,
điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu
không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Như vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm:
- Nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập
của học sinh.


- Tạo điều kiện nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt
động giảng dạy của giáo viên.


Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
được thực hiện thông qua việc kiểm tra và thi theo những yêu cầu chặt
chẽ.
Vì thế kiểm tra và đánh giá là hai việc luôn đi kèm với nhau tuy
rằng không phải mọi việc kiểm tra đều nhằm mục đích đánh giá.
2. Các loại đánh giá trong giáo dục mầm non
- Đánh giá chất lượng cơ sở GDMN
- Đánh giá nghề nghiệp giáo viên mầm non
- Đánh giá sự phát triển của trẻ.
Căn cứ vào mục tiêu GDMN thì nội dung đánh giá sự phát triển
của trẻ được coi là trọng tâm, các nội dung đánh giá khác được coi là
điều kiện tạo nên chất lượng phát triển của trẻ.
*. Đánh giá chất lượng cơ sở GDMN:
- Đánh giá chất lượng cơ sở GDMN nhằm giúp nhà trường xác
định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây
dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
đồng thời thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước đánh
giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chất
lượng cơ sở GDMN được đánh giá theo các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng GD trường MN được quy định tại thông tư số 07/2011/TTBGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường MN: Bao gồm 5 tiêu
chuẩn, 31 tiêu chí và 93 chỉ số
+ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường: gồm 9 tiêu chí và
27 chỉ số.
+ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên: gồm 9 tiêu
chí và 27 chỉ số.

+ Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị: gồm 9 tiêu chí và
27 chỉ số.
+ Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: gồm
9 tiêu chí và 27 chỉ số.
+ Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ: gồm 9 tiêu chí và
27 chỉ số.
- Hình thức đánh giá: Có 2 hình thức đánh giá


+ Tự đánh giá: Là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của
trường mầm non theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
Quy trình tự đánh giá:
1, Thành lập Hội đồng tự đánh giá
2, Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
3, Thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, minh chứng.
4, Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
5, Viết báo cáo tự đánh giá
6, Công bố báo cáo tự đánh giá.
+ Đánh giá ngoài (theo thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11
tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT): Là hoạt động đánh giá
của cơ quan quản lí nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường mầm non
Quy trình đánh giá ngoài:
1, Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
2, Khảo sát sơ bộ tại trường mầm non
3, Khảo sát chính thức tại trường mầm non
4, Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
5, Lấy ý kiến phản hồi của trường mầm non về báo cáo đánh giá
ngoài.
6, Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.

* Đánh giá nghề nghiệp giáo viên mầm non: Theo Chuẩn nghề
nghiệp GVMN, gồm 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống; Kiến thức; Kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu.
* Đánh giá sự phát triển của trẻ:
- Đánh giá sự phát triển của trẻ là nội dug độc lập trong chương
trình GDMN mới. Đây là quá trình theo dõi, thu thập thông tin một
cách chủ động, có hệ thống, đáng tin cậy về sự tiến bộ của trẻ và phân
tích các dữ liệu thu thập được để làm cơ sở đưa ra các quyết định hành
động thích hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Ngày 08 tháng 01 năm 2020


3. Phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non
- Phương pháp quan sát: Trong đánh giá giáo dục, phương pháp
quan sát hành vi, việc làm, hiện trạng của đối tượng được đánh giá giữ
vai trò quan trọng. Thường người ta dùng phương pháp này khi đánh
giá về cơ sở vật chất của trường, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo
dục của giáo viên, đánh giá sự phát triển tâm lí của trẻ…
- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện: Được sử dụng trong các
trường hợp cần tìm hiểu cụ thể ý kiến của người được đánh giá về một
vấn đề nào đó, chẳng hạn như phỏng vấn để biết được việc thực hiện
chính sách đối với đội ngũ giáo viên, phỏng vấn cha mẹ trẻ để biết
được sự hài lòng của họ đối với cơ sở GDMN, trò chuyện với trẻ để
xác định mức độ phát triển về một lĩnh vực nào đó của trẻ (ngôn ngữ,
nhận thức, tình cảm, kĩ năng xã hội )… Các câu hỏi, nội dung đàm
thoại, phỏng vấn cần chuẩn bị kĩ càng. Câu trả lời của đối tượng phải
được ghi lại một cách nguyên văn.
- Phương pháp sử dụng bài tập trắc nghiệm: Phương pháp này
được sử dụng chủ yếu để đánh giá mức độ, khả năng thể hiện những
hiểu biết, hành vi trong một lĩnh vực nào đó của một người cụ thể. Đây

là dạng bài tập tiêu chuẩn, ngắn gọn để xác định điểm hay mức độ phát
triển của đối tượng. Ví dụ: Sử dụng bài tập/ trắc nghiệm trong đánh
giá chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, đánh giá kiến thức, thái độ,
hành vi của trẻ…
- Phương pháp sử dụng tình huống: Phương pháp này thường được
sử dụng để đánh giá nghiệp vụ của giáo viên trong các tình huôngs cụ
thể thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá thái độ, hành vi xã hội,
kĩ năng giải quyết vấn đề… của trẻ trong tình huống thực xảy ra hoặc
tình huống giả định.
- Phương pháp phân tích sản phẩm: Phương pháp này được dùng
để đánh giá kết quả sản phẩm của giáo viên hoặc của trẻ. Ví dụ: Phân
tích kế hoạch, giáo án của giáo viên; phân tích các sản phẩm tạo hình
của trẻ (vẽ, nặn, xé, dán…).
- Phương pháp trao đổi với phụ huynh: PP này thường được sử
dụng để thu thập ý kiến đánh giá, nhận định về chất lượng cơ sở
GDMN, về đội ngũ GV hoặc về sự phát triển của trẻ.
4. Thực hành đánh giá trong giáo dục mầm non
Thực hành về đánh giá sự phát triển của trẻ.


4.1. Mục đích đánh giá
Nhằm xác định những nhu cầu, hứng thú, khả năng và sự tiến bộ
của từng trẻ để có thể lựa chọn những nội dung, thiết kế hoạt động
giáo dục phù hợp.
4.2. Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi gồm các nội
dung sau:
- Đánh giá sự phát triển thể chất
- Đánh giá sự phát triển nhận thức
- Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ
- Đánh giá sự phát triển TC-KNXH

- Đánh giá sự phát triển thẩm mỹ.
4.3. Hình thức đánh giá: Có 3 hình thức
- Đánh giá tình hình của trẻ hàng ngày
- Đánh giá sự phát triển của trẻ theo chủ đề.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi.



×